Tài liệu Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và phần trăm hồng cầu nhược sắc trong máu ngoại vi trên bệnh nhân thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 232
NỒNG ĐỘ HUYẾT SẮC TỐ HỒNG CẦU LƯỚI
VÀ PHẦN TRĂM HỒNG CẦU NHƯỢC SẮC TRONG MÁU NGOẠI VI
TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU MÁU BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
Đinh Hiếu Nhân *, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha **, Trần Thị Ánh Loan ***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối là vấn đề quan trọng trong thực hành lâm sàng.
Xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và tỉ lệ phần trăm hồng cầu nhược sắc giúp chẩn đoán tình trạng
thiếu máu thiếu sắttrên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và tỉ lệ phần trăm hồng cầu
nhược sắc trong chẩn đoán bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả, 93 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn
giai đoạn cuối có thiếu máu.
Kết quả: Giá trị trung bình của nồng độ huyết sắc tố hồng c...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và phần trăm hồng cầu nhược sắc trong máu ngoại vi trên bệnh nhân thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 232
NỒNG ĐỘ HUYẾT SẮC TỐ HỒNG CẦU LƯỚI
VÀ PHẦN TRĂM HỒNG CẦU NHƯỢC SẮC TRONG MÁU NGOẠI VI
TRÊN BỆNH NHÂN THIẾU MÁU BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
Đinh Hiếu Nhân *, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha **, Trần Thị Ánh Loan ***
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối là vấn đề quan trọng trong thực hành lâm sàng.
Xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và tỉ lệ phần trăm hồng cầu nhược sắc giúp chẩn đoán tình trạng
thiếu máu thiếu sắttrên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và tỉ lệ phần trăm hồng cầu
nhược sắc trong chẩn đoán bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả, 93 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn
giai đoạn cuối có thiếu máu.
Kết quả: Giá trị trung bình của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới là 29,54 ± 2,51 pg và tỉ lệ phần trăm
hồng cầu nhược sắc là 8,55% ở nhóm bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt. Xét
nghiệm CHr, %HYPO một mình không có vai trò trong chẩn đoán thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối do
thiếu sắt. Khi phối hợp cả hai xét nghiệm với nhau có giá trị trong chẩn đoán thiếu máu do bệnh thận mạn giai
đoạn cuối có thiếu sắt với giá trị ngưỡng CHr < 29 pg và %HYPO ≥ 10 hoặc %HYPO ≥ 8; và giúp phân biệt với
bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối không có thiếu sắt.
Kết luận: Xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới kết hợp với tỉ lệphần trăm hồng cầu nhược sắc có
thể giúp xác định thiếu máu liên quan đến thiếu sắt trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
Từ khóa: nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới, tỉ lệ phần trăm hồng cầu lưới, thiếu máu thiếu sắt
ABSTRACT
RETICULOCYTE HEMOGLOBIN CONTENT AND PERCENTAGE OF HYPOCHROMIC RED BLOOD
CELLS IN PATIENTS WITH ANEMIA AND END STAGE CHRONIC KIDNEY DISEASE
Dinh Hieu Nhan, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha, Tran Thi Anh Loan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 232 - 236
Background: Diagnosis of anemia related to end stage chronic kidney disease has an important problem in
clinical practice. Reticulocyte hemoglobin content and percentage of hypochromic red blood cell tests help to
diagnose iron deficiency anemia in patients with end stage chronic kidney disease.
Objectives: Estimation of reticulocyte hemoglobin content and percentage of hypochromic red blood cell
tests in diagnosis of iron deficiency anemia in patients with end stage chronic kidney disease.
Materials and methods: Cross-sectional descriptive study, 93 patients were diagnosed anemia with end
stage chronic kidney disease.
Results: Mean value of reticulocyte hemoglobin content and percentage of hypochromic red blood cells in
patients with anemia and end stage chronic kidney disease were 29.54 ± 2.51 pg and 8.55%, respectively.
*Bộ môn Nội Tổng quát, Bộ môn Dược lý - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bộ môn Huyết Học – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
***Khoa Xét Nghiệm Huyết Học – Bệnh Viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BS. Đinh Hiếu Nhân ĐT: 0903649222 Email: dinhhieunhan@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 233
Separately reticulocyte hemoglobin content or percentage of hypochromic red blood cell test has no diagnosing role
of iron deficiency anemia. Combination of both tests with the cut-off value CHr < 29 pg and %HYPO ≥ 10 or
%HYPO ≥ 8 can diagnose exactly iron deficiency anemia in patients with end stage chronic kidney disease.
Conclusions: Combination of both tests of reticulocyte hemoglobin content and percentage of hypochromic
red blood cells can diagnose exactly iron deficiency anemia in patients with end stage chronic kidney disease.
Keywords: reticulocyte hemoglobin content, percentage of hypochromic red blood cells, iron deficiency anemia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là một trong những biến chứng
có thể gây tử vong cho bệnh nhân bệnh thận
mạn giai đoạn cuối(7,9). Thiếu hụt erythropoietin
và nhiều yếu tố liên quan đến sắt như do điều
kiện dinh dưỡng, khả năng hấp thu, trị liệu như
thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo,
truyền máu v.vảnh hưởng đến chuyển hoá
của sắt cũng là một trong các nguyên nhân gây
thiếu máu cho bệnh nhân bệnh thận mạn(1,3).
Xác định được nguyên nhân thiếu máu có thể
giúp quản lý tốt bệnh nhân trong quá trình điều
trị, giúp giảm chi phí điều trị và cải thiện chất
lượng sống của nguời bệnh. Khác với các xét
nghiệm giúp đánh giá tình trạng sắt của cơ thể
như ferritin, transferrin, độ bão hoà transferrin
chưa thực hiện được ở tất cả các bệnh viện và
gây tốn thêm chi phí cho bệnh nhân, xét nghiệm
nồng độ huyết sắc tố của hồng cầu lưới (CHr) và
tỉ lệ phần trăm hồng cầu nhược sắc (%HYPO) là
những xét nghiệm sẵn có trong bộ xét nghiệm
công thức máu nên không cần phải chi trả thêm
phí xét nghiệm, nhưng lại hữu ích giúp chẩn
đoán thiếu máu do thiếu sắt ở bệnh nhân bệnh
thận mạn giai đoạn cuối(6,10).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định giá trị trung bình và vai trò của
CHr và % HYPO trong chẩn đoán bệnh nhân
thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối có
thiếu sắt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện tại Chợ Rẫy từ
tháng 9/2016 đến tháng 3/2017.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân thiếu máu được
chẩn đoán và bệnh thận mạn giai đoạn cuốitheo
KDIGO 2012(6) tại phòng khám, khoa Nội thận,
khoa Thận nhân tạo.
Cỡ mẫu
93 trường hợp thiếu máu do bệnh thận mạn
giai đoạn cuối.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Phương tiện nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên máy phân
tích huyết học tự động ADVIA 2120i. Mẫu máu:
2ml máu kháng đông EDTA.
Các thông số nghiên cứu
Hemoglobin, Ferritin, transferrin, độ bảo hòa
transferrin, eGFR, CHr, %Hypo.
KẾT QUẢ
Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Tuổi trung bình là 54 tuổi, phân bố nhiều
nhất là nhóm trên 50 tuổi chiếm 57% (53/93
bệnh nhân). Tỉ lệ nam: nữ = 1,58. Nhóm bệnh
nhân thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cưới
không thiếu sắt (TM BTM GĐC KTS) chiếm
48,4%, và nhóm bệnh nhân thiếu máu bệnh
thận mạn giai đoạn cưới không thiếu sắt (TM
BTM GĐC + TS) chiếm 51,6%.
Giá trị trung bình của CHr và %HYPO
Giá trị tham chiếu của CHr là 31,21 ±
1,21pg(5), trung bình của CHr ở nhóm bệnh
nhân thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối
không thiếu sắt là 31,62pg (± 2,11pg) và nhóm
bệnh nhân thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn
cuối có thiếu sắtlà 29,54 pg (± 2,51pg).Trung
bình của %HYPO nhóm tham chiếu là 2,56% (±
1,63%). So với nhóm bệnh thận mạn giai đoạn
cuối không thiếu sắt là 4,1% (3,69-7,52 %) và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 234
nhóm bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu
sắt là 8,55 (10,40-17,98%) (Bảng 1).
Bảng 1. Kết quả xét nghiệm
XÉT NGHIỆM
(TB ± ĐLC)
TM BTM GĐC KTS
TM BTM
GĐC+TS
Hb **(g/l) 94 (83,9 - 111) 96 (84 - 108)
MCV** (fl) 94,4 (91,3 - 97,3) 90,15 (85 - 94,6)
eGFR*
(ml/phút/1,73m
2
)
9,9 (± 2,74)
9,7 (± 3,11)
Ferritin** (ng/ml) 491,9 (319 - 951)
311,7
(109,25 - 610,55)
Độ bão hòa
transferrin** (%)
29,82 (25,49 - 35,73)
9,93
(5,37 - 15,98)
Transferrin** (ng/ml) 164 (142,6 - 188,9)
170,35
(143,25 - 198,55)
CHr* (pg) 31,62 (± 2,1) 29,54 (± 2,5)
HYPO** (%) 4,1 (3,69 - 7,52)
8,55
(10,40 - 17,98)
*: TB ± SD; **: Trung vị (khoảng tứ phân vị)
Giá trị chẩn đoán của chr và %Hypo trong
thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
Nhóm thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn
cuối không thiếu sắt
Khi khảo sát đường cong ROC của CHr và
%HYPO ở nhóm thiếu máu bệnh thận mạn giai
đoạn cuối không thiếu sắt cho thấy:
CHr: Diện tích dưới đường cong là 0,735;
độ tin cậy 95% là 0,656 - 0,815(p<0,05; p< 0,001).
CHr ≥31,55pg là giá trị ngưỡng cho nhóm
thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối với
độ nhạy 66,7% và độ đặc hiệu là 76%. Xét
nghiệm CHr trong nhóm này có có giá trị chẩn
đoán TMBTMGĐCKTS khá tốt.
%HYPO: Diện tích dưới đường cong là
0,559; độ tin cậy 95% là0,473 - 0,646 (p>0,05; p =
0,2). Xét nghiệm không có giá trị cho chẩn
đoán TMBTMGĐCKTS.
Nhóm thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn
cuối có thiếu sắt
Khi khảo sát đường cong ROC của CHr và
%HYPO ở nhóm thiếu máu bệnh thận mạn giai
đoạn cuối có thiếu sắt cho thấy:
CHr: Diện tích dưới đường cong là 0,549;
độ tin cậy 95% là 0,468 - 0,630 (p>0,05; p = 0,2).
CHr = 30,85pg là giá trị xác ngưỡng cho nhóm
TMBTMGĐC+TS với độ nhạy 66,7% và độ đặc
hiệu là 47,8%. Xét nghiệm CHr không có giá trị
cho chẩn đoán TMBTMGĐC+TS.
%HYPO: Diện tích dưới đường cong là
0,559; độ tin cậy 95% là 0,605 - 0,758
(p<0,05;p<0,001). %HYPO = 3,6 là giá trị xác
định chẩn đoán cho nhóm TMBTMGĐC+TS
với độ nhạy là 83,3% và độ đặc hiệu là 53%.Xét
nghiệm %HYPO có giá trị chẩn đoán trung
bình trong TMBTMGĐC+TS.
Sự khác biệt CHr giữa hai nhóm thiếu máu do
bệnh thận mạn giai đoạn cuối
Trung bình CHr của nhóm TMBTMGĐC
KTS là 31,62pg (± 2,11 pg). CHr≥ 29pg chiếm 93,4%.
Xét nghiệm CHr (CHr < 29 pg) có giá trị chẩn
đoán phân biệt TMBTMGĐC KTS với nhóm
TMBTMGĐC+TS (p < 0,05) (Biểu đồ 1).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 235
Biểu đồ 1: Phân bố CHr của các nhóm thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
Sự khác biệt %HYPO giữa hai nhóm thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối
Biểu đồ 2: Phân bố %HYPO của các nhóm thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối
Nhóm TMBTMGĐC+TS có trung vị %HYPO
là 8,55 (10,40-17,98%). HYPO > 8 chiếm 88,5%.
HYPO ≥ 10%, chiếm 80,3%.
Xét nghiệm %HYPO (%HYPO ≥8 hoặc
%HYPO ≥ 10) có thể phân biệt được nhóm
TMBTMGĐC KTS với nhóm TMBTMGĐC+TS
(p < 0,05) (Biểu đồ 2).
BÀN LUẬN
Trung bình của nồng độ huyết sắc tố hồng
cầu lưới (CHr) và tỉ lệ phần trăm hồng cầu
nhược sắc (%HYPO)
Sự thay đổi của CHr so với giá trị tham
chiếu(4) ở nhóm thiếu máu bệnh thận mạn giai
đoạn cuối có thiếu sắt đã cho thấy sự thay đổi
của CHr bị ảnh hưởng bởi lượng sắt trong cơ
thể. Tương tự tỉ lệ phần trăm hồng cầu nhược
sắc (%HYPO) tăng cao ở nhóm thiếu máu bệnh
thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt cho thấy
đáp ứng của cơ thể gia tăng sự tạo hồng cầu(8).
Cả hai giá trị trung bình CHr và %HYPO thay
đổi ngược chiều nhau trong nhóm thiếu máu
bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt gợi ý
cho sự hữu ích khi áp dụng 2 thông số này trong
chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân bệnh
thận mạn giai đoạn cuối.
Giá trị của CHr và %HYPO trong chẩn đoán
thiếu máu do bệnh thận mạn giai đoạn cuối có
thiếu sắt.
Cả hai xét nghiệm CHr và %HYPO có độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 236
nhạy và độ đặc hiệu không cao trong chẩn đoán
thiếu máu bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu
sắt. Xét nghiệm CHr cho thấy có giá trị chẩn
đoán khá tốt trong bệnh nhân thiếu máu do
bệnh thận mạn giai đoạn cuối không có thiếu sắt
nhưng lại không có ý nghĩa trong trường hợp
bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn giai
đoạn cuối có thiếu sắt. Ngược lại xét nghiệm
%HYPO lại không có giá trị trong chẩn đoán
bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn giai
đoạn cuối không có thiếu sắt nhưng lại có giá trị
ở mức trung bình ở nhóm bệnh nhân thiếu máu
do bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt.
Điều này cho thấy 2 xét nghiệm CHr và %HYPO
có giá trị hỗ trợ nhau trong các bước chẩn đoán
phân biệt thiếu máu có hay không có thiếu sắt.
Khi xác định được bệnh nhân có bệnh lý bệnh
thận mạn thì sử dụng phối hợp cả hai xét
nghiệm có khả năng chẩn đoán phân biệt được
nhóm TM BTM GĐC+TS so với nhóm TM BTM
GĐC KTS và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p<0,005).
Chúng tôi nhận thấy rằng giá trị
ngưỡngCHr < 29pg và HYPO ≥ 10% hoặc HYPO
≥ 8% có giá trị chẩn đoán bệnh nhân TM BTM
GĐC+TS. Kết quả này phù hợp Karagulle,
Mustafa và cộng sự(10) khi cho rằngCHr < 28 pg
là giá trị ngưỡng giúp chẩn đoán phân biệt
nhóm bệnh nhân thiếu máu do bệnh thận mạn
giai đoạn cuối có thiếu sắt và không có thiếu sắt.
KẾT LUẬN
Phối hợp cả hai xét nghiệm CHr,
%HYPOcho thấy vai trò trong chẩn đoán thiếu
máu trên bệnh thận mạn giai đoạn cuối do thiếu
sắt. Giá trị ngưỡng CHr < 29 pg và %HYPO ≥ 10
hoặc %HYPO ≥ 8 giúpchẩn đoán thiếu máu do
bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thiếu sắt,
vàphân biệt với bệnh nhân thiếu máu do bệnh
thận mạn giai đoạn cuối không có thiếu sắt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alan EM, Morey AB, Qing Lu, Sherri F and Dennis JD
(2002). “Clinical utility of the reticulocyte hemoglobin
content in the diagnosis of iron deficiency”. Blood, 99:1489-
1491
2. Alison UK (2017).”Interpreting iron studies”. BMJ, 357:j2513
3. Andrew FG, Martin WJ (2011). “Guidelines for the
management of iron deficiency anaemia”. Gut, 60:1309e1316.
4. Elisa P, et al (2015). “Evaluation of erythrocyte and
reticulocyte parameters as indicative of iron deficiency in
patients with anemia of chronic disease". Rev bras hematol
hemoter, 37(2):73–76.
5. Cappellini MD, Motta I, et al (2015). “Anemia in Clinical
Practice-Definition and Classification: Does Hemoglobin
Change With Aging?”. Semin Hematol, 52(4):261-9.
6. KDIGO (2012). “Clinical practice guideline for the
evaluation and management of chronic kidney disease”.
Kidney Int Supl, 3;19-62.
7. Locatelli F, Aljama P, et al (2004). « Revised European best
practice guidelines for the management of anaemia in
patients with chronic renal failure”. Nephrology Dialysis
Transplantation, vol. 19, supplement 2, pp. ii1–ii47.
8. Mauro B, Salvatore C, et al (2010). “Diagnosis of Iron
Deficiency in Patients Undergoing Hemodialysis”. Am J Clin
Pathol, 133:949-954.
9. Mast AE, Blinder MA, Dietzen DJ (2008). “Reticulocyte
hemoglobin content”. Am J Hematol, 83(4):307-10.
10. Mustafa K, Gündüz E, Fezan ŞM, and Meltem OA (2013).
“Clinical Significance of Reticulocyte Hemoglobin Content
in the Diagnosis of Iron Deficiency Anemia”. Turk J
Haematol, 30(2): 153–156.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_do_huyet_sac_to_hong_cau_luoi_va_phan_tram_hong_cau_nhu.pdf