Tài liệu Nồng độ homocysteine huyết tương trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin uống: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
66
NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE HUYẾT TƯƠNG
TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
BẰNG ISOTRETINOIN UỐNG
Trần Thị Thúy Phượng*, Lê Thái Vân Thanh*
TÓM TẮT
Mở đầu: Mụn trứng cá là một bệnh da phổ biến, việc sử dụng isotretinoin uống trong điều trị mụn trứng cá
cũng ngày một tăng dần vì đây có thể được xem là thuốc điều trị mụn hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên,
Isotretinoin cũng gây ra nhiều tác dụng phụ đáng kể. Một vài nghiên cứu trên thế giới đã kể đến tác dụng phụ
tăng nồng độ homocysteine máu trong thời gian điều trị isotretinoin ở bệnh nhân mụn trứng cá. Tăng
homocysteine máu là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch và huyết khối. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây
lại nhấn mạnh về tính an toàn và hiệu quả của việc điều trị với isotretinoin liều thấp. Hiện tại, chưa có dữ liệu về
tính an toàn và tác động của isotretinoin liều thấp lên nồng độ homocysteine huyết tương, đặc biệt trên đối tượng
dân...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ homocysteine huyết tương trên bệnh nhân mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin uống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
66
NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEINE HUYẾT TƯƠNG
TRÊN BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ
BẰNG ISOTRETINOIN UỐNG
Trần Thị Thúy Phượng*, Lê Thái Vân Thanh*
TÓM TẮT
Mở đầu: Mụn trứng cá là một bệnh da phổ biến, việc sử dụng isotretinoin uống trong điều trị mụn trứng cá
cũng ngày một tăng dần vì đây có thể được xem là thuốc điều trị mụn hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên,
Isotretinoin cũng gây ra nhiều tác dụng phụ đáng kể. Một vài nghiên cứu trên thế giới đã kể đến tác dụng phụ
tăng nồng độ homocysteine máu trong thời gian điều trị isotretinoin ở bệnh nhân mụn trứng cá. Tăng
homocysteine máu là yếu tố nguy cơ cho bệnh lý tim mạch và huyết khối. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây
lại nhấn mạnh về tính an toàn và hiệu quả của việc điều trị với isotretinoin liều thấp. Hiện tại, chưa có dữ liệu về
tính an toàn và tác động của isotretinoin liều thấp lên nồng độ homocysteine huyết tương, đặc biệt trên đối tượng
dân số Việt Nam.
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương ở bệnh nhân mụn trứng cá điều trị với
isotretinoin uống.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo dõi dọc trên 63 bệnh nhân mụn trứng cá điều trị
với isotretinoin uống tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nồng độ homocysteine huyết tương
được ghi nhận trước lúc điều trị và tại thời điểm sau 6-8 tuần và 10-12 tuần sau điều trị.
Kết quả: Liều isotretinoin uống trung bình là 0,373 ± 0,11 mg/kg/ngày (dưới 0,5 mg/kg/ngày). Nồng độ
homocysteine huyết tương sau điều trị tăng có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p = 0,021). Thời gian điều
trị càng dài, homocysteine càng tăng. Tuy nhiên sự tăng này không vượt quá giới hạn bình thường của
homocysteine trong máu. Sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết tương tương quan thuận với liều isotretinoin
trung bình (r = 0,431 và p = 0,008).
Kết luận: Điều trị với isotretinoin liều thấp (dưới 0,5 mg/kg/ngày) gây tăng nồng độ homocysteine huyết
tương nhưng không tăng vượt quá giới hạn bình thường để gây nên những biến đổi lâm sàng.
Key words: mụn trứng cá, nồng độ homocysteine huyết tương, isotretinoin liều thấp.
ABSTRACT
PLASMA HOMOCYSTEINE LEVELS IN PATIENTS ON ORAL ISOTRETINOIN THERAPY FOR
ACNE VULGARIS
Tran Thi Thuy Phuong, Le Thai Van Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 66 – 72
Background: Acne is a common disease. In the last two decades, there has been an increasing use of
isotretinoin for treatment of acne vulgaris. Isotretinoin has marked side effect. It has been shown in some previous
studies that the homocysteine level increases during the time of treatment acne with isotretinoin.
Hyperhomocysteinemia is a risk factor for cardiovascular disorder and venous thrombosis. However, some recent
studies emphasize the safety and efficacy of low dose isotretinoin therapy. Little data exists on the safety and effect
on plasma homocysteine levels of this strategy, especially on Vietnamese patients.
* Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. BS Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email: chamsocdadhyd@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
67
Objective: Evaluate plasma homocysteine level in acne patients with oral isotretinoin therapy
Method: Prospective case series study on 63 acne patients treated with oral isotretinoin at University
Medical Center Ho Chi Minh City. Plasma homocysteine concentration were measured at baseline and after 6-8
weeks of isotretinoin therapy.
Results: The mean isotretinoin dose was 0.373 ± 0.11 mg/kg/day, which less than 0.5 mg/kg/day. Plasma
homocysteine levels were significantly higher in acne patients on isotretinoin treatment (p = 0.021). But the mean
latter homocysteine level was 9.30 ± 2.28 mol/l, which was in the normal range. The increased degree of plasma
homocysteine had positive correlation with oral isotretinoin dose (r = 0.431 and p = 0.008).
Conclusion: low-dose isotretinoin (less than 0.5 mg/kg/day) therapy caused increasing the plasma
homocysteine levels but they did not exceed the normal range to make the clinical disorders.
Key words: acne vulgaris, plasma homocysteine levels, low dose isotretinoin
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mụn trứng cá là một bệnh da phổ biến, nhất
là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khả năng mắc
bệnh trong giai đoạn thanh thiếu niên có thể lên
đến 85-100%(2,3,8). Ở nước ta, tần suất mắc bệnh
mụn trứng cá cũng khá cao, bệnh chiếm 17,97%
tổng số bệnh da đến khám tại bệnh viện Da Liễu
thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, chỉ đứng sau
bệnh Chàm(14). Mụn trứng cá mức độ nặng chiếm
10%, mức độ trung bình chiếm 33%, trong đó
mụn mức độ trung bình dai dẳng, không đáp
ứng điều trị hoặc mụn nặng thường để lại di
chứng(23) làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân. Isotretinoin được sử dụng
trong điều trị mụn trứng cá nặng hoặc trung
bình không đáp ứng với điều trị thông thường.
Tỉ lệ đáp ứng với isotretinoin cao đi cùng với sự
giảm kích thước tuyến bã và giảm tiết bã nhờn
với trị liệu bằng isotretinoin vượt trội hơn so với
các phương pháp điều trị giảm tiết bã nhờn
khác(5). Tuy nhiên thuốc cũng có nhiều tác dụng
phụ trên da niêm, cơ xương, mắt, hệ thần kinh
trung ương và chuyển hóa. Gần đây, Trên thế
giới đã có một số nghiên cứu về nồng độ
homocysteine huyết tương sau điều trị
isotretinoin ở bệnh nhân mụn trứng cá. Việc gia
tăng homocysteine máu gây ra nhiều tác hại cho
cơ thể đã được ghi nhận trong y văn và trong các
nghiên cứu đã được công bố, trong đó tác hại nổi
bật là gây thuyên tắc mạch máu hoặc suy giảm
chức năng nhận thức và sa sút trí tuệ(6,7,9,26). Tuy
nhiên gần đây có một số nghiên cứu trong và
ngoài nước báo cáo về sự an toàn khi sử dụng
isotretinoin uống, theo đó, sử dụng isotretinoin
uống với liều thấp có thể để để lại tác dụng phụ
không đáng kể lên các rối loạn chuyển hóa(1,19,24)
đồng thời các nghiên cứu về sự tăng nồng độ
homocysteine máu ở bệnh nhân mụn trứng cá
điều trị isotretinoin chưa nhất quán cũng như
chưa có nghiên cứu nào trên bệnh nhân Việt
Nam. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nồng
độ homocysteine huyết tương trên bệnh nhân
mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin
uống”, nhằm đánh giá sự thay đổi nồng độ
homocysteine trong quá trình sử dụng
isotretinoin uống trong thực tế lâm sàng ở Việt
Nam đồng thời xem xét có cần thiết phải theo
dõi nồng độ homocysteine máu ở những bệnh
nhân được chỉ định isotretinoin uống hay không.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, điều trị
ở bệnh nhân mụn trứng cá trước điều trị
isotretinoin uống có nồng độ homocysteine
huyết tương trong giới hạn bình thường tại bệnh
viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng
9/2016 đến tháng 4/2017
Khảo sát nồng độ homocysteine huyết tương
ở bệnh nhân mụn trứng cá theo thời gian sử
dụng isotretinoin uống
Xác định mối liên quan giữa sự thay đổi
nồng độ homocysteine huyết tương với các đặc
điểm lâm sàng và liều thuốc điều trị ở bệnh nhân
mụn trứng cá điều trị bằng isotretinoin uống
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
68
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị mụn trứng cá điều trị với
isotretinoin uống tại Phòng khám chăm sóc da,
cơ sở 1, bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017.
Tiêu chuẩn nhận vào
Được chẩn đoán mụn trứng cá trên lâm sàng
Được chỉ định cho uống isotretinoin
Bệnh nhân 18 tuổi
Có xét nghiệm nồng độ homocysteine trong
giới hạn bình thường trước khi sử dụng
isotretinoin uống
Không uống isotretinoin trong vòng 6 tháng
trước thời điểm tham gia nghiên cứu
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và
chấp nhận quay lại tái khám ít nhất sau 6-8 tuần
kể từ khi bắt đầu dùng thuốc
Tiêu chuẩn loại trừ
Đang được điều trị phối hợp một bệnh lý
khác
Có các yếu tố làm thay đổi homocysteine
máu như suy thận, suy gan, đang sử dụng các
thuốc chống động kinh phenytoin, L-dopa,
methotrexate, theophylline, penicillamin,
vitamin B12, vitamin B6, acid folic
Bệnh nhân không tuân thủ nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hàng loạt ca, theo dõi dọc
(longitudinal study)
Phương pháp tiến hành
Đối tượng nghiên cứu thỏa mãn tiêu chuẩn
nhận bệnh thì sẽ được giải thích cặn kẽ về mục
tiêu, cách thức tiến hành nghiên cứu và ký vào
biên bản đồng ý tham gia nghiên cứu
Buổi gặp mặt đầu tiên: thu thập thông tin
chung về đối tượng nghiên cứu, đặc điểm lâm
sàng, cách sử dụng thuốc, kết quả xét nghiệm
trước điều trị
Buổi gặp thứ 2 và thứ 3, tại thời điểm 6-8
tuần và 10-12 tuần của điều trị: bệnh nhân được
khám và đánh giá độ nặng, ghi nhận liều thuốc
đang dùng (nếu có thay đổi), tính liều tích lũy và
định lượng homocysteine trong huyết tương lần
n
Xử lý số liệu
Số liệu được nhập mã hóa và xử lí bằng phần
mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 63 bệnh
nhân, sau 10-12 tuần theo dõi còn lại 38 bệnh
nhân. Tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn nhiều so với
bệnh nhân nam. Hầu hết các bệnh nhân đã từng
điều trị mụn trứng cá trước đó với các phương
pháp khác nhau kể cả isotretinoin uống (Bảng 1).
Phần lớn bệnh nhân có tình trạng mụn trứng
cá trung bình và nặng với da nhờn chiếm đa số
và sang thương thường gặp là ở mặt. Liều
isotretinoin trung bình trong nghiên cứu là 0,373
± 0,11 mg/kg/ngày, với liều dùng hằng ngày là
20mg chiếm đa số (Bảng 2).
Sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết
tương trước (8,76 ± 2,22 mol/l) và sau điều trị 6-
8 tuần (9,30 ± 2,28 mol/l) có ý nghĩa thống kê
với p=0,021 < 0,05.
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %
Giới tính
Nam 16 25,4
Nữ 47 74,6
Tuổi
Dưới 25 tuổi 46 73,0
Từ 25 tuổi 17 27,0
Trình độ học
vấn
Cấp 2 5 7,9
Cấp 3 33 52,4
Trên cấp 3 25 39,7
Tiền căn
điều trị mụn
trứng cá
Đã từng điều trị
isotretinoin uống
12 19,0
Đã điều trị phương pháp
khác ngoài isotretinoin
43 68,3
Chưa từng điều trị 20 31,7
Thời gian
bệnh
24 tháng 48 76,2
< 24 tháng 15 23,8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
69
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu
Đặc điểm lâm sàng Số lượng Tỉ lệ %
Loại da
Nhờn 58 92,1
Khô 0 0
Thường 1 1,6
Hỗn hợp 4 6,3
Triệu chứng
cơ năng
Đau và ngứa 9 14,3
Ngứa 7 11,1
Đau 6 9,5
Không 41 65,1
Các loại sang
thương mụn
trứng cá
Mụn đầu trắng 61 96,8
Mụn đầu đen 58 92,1
Sẩn 61 96,8
Mụn mủ 58 92,1
Nốt 48 76,2
Nang 25 39,7
Phân bố vị trí
các sang
thương mụn
trứng cá
Mặt 62 98,4
Ngực 21 33,3
Lưng 25 39,7
Cánh tay 2 3,2
Di chứng sẹo
Sẹo lõm 47 74,6
Sẹo lồi 1 1,6
Sẹo lõm và sẹo lồi 2 3,2
Không sẹo 13 20,6
Độ nặng
Nhẹ 6 9,5
Trung bình 42 66,7
Nặng 13 20,6
Rất nặng 2 3,2
Bảng 3: Liều Isotretinoin uống
Số lượng Tỉ lệ %
Liều hằng
ngày
10 mg 10 15,9
20 mg 48 76,2
30 mg 3 4,8
40 mg 2 3,1
Liều trung
bình hàng
ngày
≥ 0,5 mg/kg/ngày 5 7,9
< 0,5 mg/kg/ngày 58 92,1
Bảng 4: So sánh nồng độ homocysteine huyết tương
trước và sau điều trị 6 – 8 tuần
Trước điều trị Sau điều tri 6 – 8
tuần
P
8,76 ± 2,22
(µmol/L)
9,30 ± 2,28
(µmol/L)
0,021
(Pair Sample T
Test)
Sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết
tương sau điều trị 6-8 tuần (8,96 ± 1,99 mol/l) và
sau điều trị 10-12 tuần (9,94 ± 2,56 mol/l) có ý
nghĩa thống kê với p=0,002 < 0,05 (Bảng 5).
Sự thay đổi nồng độ homocysteine huyết
tương tương quan thuận với liều isotretinoin
trung bình, nghĩa là liều isotretinoin càng cao thì
sự thay đổi homocysteine càng lớn (Bảng 6).
Bảng 5: So sánh nồng độ homocysteine huyết tương
trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần đến 10-12 tuần
(n=38)
Sau điều tri 6 – 8
tuần
Sau điều tri 10 – 12
tuần
P
8,96 ±1,99
(µmol/L)
9,94 ± 2,56
(µmol/L)
0,002
(Pair Sample T
Test)
Bảng 6: Sự tương quan giữa liều điều trị isotretinoin
uống và mức tăng homocysteine huyết tương ở nhóm
tăng homocysteine sau 6 – 8 tuần
(H2-H1)
Liều
mg/kg/ngày
Hệ số tương
quan R
P
1,71 ± 1,28 0,36 ± 0,12 0,431
0,008
(Pearson Test)
Bảng 7: Mối liên quan giữa sự tăng homocysteine
huyết tương và liều isotretinoin
Liều nồng độ homocysteine
huyết tương sau 6 - 8 tuần
điều trị Tổng
OR: 4,15
(KTC 95%:
1,04 –
16,50)
p = 0,034
(2 Test)
Tăng Không tăng
Liều ≥ 0,44
mg/kg/ngày
13 3 16
81,2% 18,8% 100%
Liều < 0,44
mg/kg/ngày
24 23 47
51,1% 48,9% 100%
Bệnh nhân được điều trị với isotretinoin liều
≥ 0,44 mg/kg/ngày có nguy cơ tăng homocysteine
cao hơn bệnh nhân được điều trị với liều
Isotretinoin <0,44 mg/kg/ngày có OR là 4,15
(KTC 95%: 1,04 – 16,50) với p = 0,034.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi có bệnh nhân chủ
yếu là giới nữ vì đặc thù nơi thực hiện nghiên
cứu là Phòng khám chăm sóc da với bệnh nhân
đến khám chủ yếu là nữ. Đặc điểm về tuổi và
thời gian bệnh tương tự với các nghiên cứu trước
đây được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh
và một số nghiên cứu nước ngoài(13,16,21). Thời
gian mắc bệnh > 24 tháng chiếm đa số 76,2%.
Trong đó 19% bệnh nhân đã từng uống
isotretinoin trước khi tham gia nghiên cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
70
Chứng tỏ những bệnh nhân được chỉ định
isotretinoin trong mẫu nghiên cứu có tình trạng
bệnh dai dẳng, đã từng không đáp ứng với trị
liệu khác.
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng mụn trứng cá trong
nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với
các nghiên cứu trước. Tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân
có triệu chứng ngứa và đau thấp hơn trong khi
các tổn thương mụn trứng cá nặng như nang cục
và mức độ nặng tính theo thang điểm GAGs trên
bệnh nhân của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao
hơn(13,16,15,18).
Liều isotretinoin
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
được điều trị với liều isotretinoin trung bình là
0,373 ± 0,11 mg/kg/ngày, với mức liều dao động
từ 0,14 mg/kg/ngày đến 0,67 mg/kg/ngày. Mức
liều này tương tự như mức liều isotretinoin uống
bệnh nhân được sử dụng trong nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Thị Trà My(16). Trong đó chỉ có
7,9% bệnh nhân dùng liều 0,5 mg/kg/ngày.
Điều này cho thấy bệnh nhân chủ yếu được sử
dụng isotretinoin liều thấp. Liều khuyến cáo sử
dụng isotretinoin là liều 0,5-1mg/kg/ngày, với
liều này, hiệu quả điều trị cao nhưng tác dụng
phụ của thuốc rất nhiều(25). Bất lợi của việc sử
dụng liều cao còn là sự bùng phát mụn sau 3-6
tuần điều trị có thể do liên quan đến sự chết theo
chương trình của các tế bào tuyến bã. Dùng
isotretinoin liều dưới 0,2 mg/kg/ngày có thể
ngăn được hiện tượng này(19). Gần đây cũng có
nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng isotretinoin
liều thấp cũng đem lại hiệu quả điều trị và thời
gian tái phát lâu(1,19,24). Với xu hướng sử dụng liều
isotretinoin thấp như hiện nay, cần thiết phải có
các nghiên cứu theo dõi liệu sử dụng isotretinoin
liều thấp có gây ra những tác dụng phụ như khi
sử dụng liều cao hay không.
Liều 20 mg/ngày được sử dụng nhiều trong
nghiên cứu của chúng tôi sở dĩ vì khi quy đổi
theo cân nặng trung vị là 50 kg, liều 20mg/ngày
tương đương với liều trung bình trong ngày là
0,4 mg/kg/ngày, gần với liều khuyến cáo và
isotretinoin uống thường có chế phẩm viên 20
mg, thuốc được cho 1 lần/ ngày để bệnh nhân dễ
sử dụng, dễ tuân thủ, tiết kiệm chi phí. Đây là
cũng là liều được báo cáo có hiệu quả giảm tần
suất các tác dụng phụ nặng cũng như giảm chi
phí điều trị trong nhiều nghiên cứu(1,4,20,21).
So sánh nồng độ homocysteine trước và sau
điều trị 6-8 tuần
So với nồng độ homocysteine huyết tương
trước điều trị (8,76 ± 2,22 mol/l), nồng độ
homocysteine sau điều trị 6-8 tuần cao hơn có ý
nghĩa thống kê (9,30 ± 2,28 mol/l). Điều này phù
hợp với một số nghiên cứu trước đây trên thế
giới(22,17,10,11).
Tuy nhiên những giá trị homocysteine huyết
tương sau điều trị vẫn nằm trong giới hạn bình
thường. Khác với các nghiên cứu nước ngoài đã
thực hiện trước đây, hầu như đều được khảo sát
trên các đối tượng sử dụng isotretinoin uống liều
0,5 mg/kg/ngày, liều isotretinoin uống trung
bình của chúng tôi khá thấp 0,37 0,11
mg/kg/ngày. Điều này chứng tỏ sử dụng
isotretinoin liều thấp làm thay đổi nồng độ
homocysteine trong huyết tương tuy nhiên sự
thay đổi này không vượt quá giới hạn để gây ra
các biến đổi sinh học. Kết quả này tương tự như
các nghiên cứu sử dụng isotretinoin liều thấp
khác khi khảo sát về nồng độ men gan và mỡ
máu(16,12). Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên
cứu đầu tiên khảo sát tác dụng của isotretinoin
liều thấp lên nồng độ homocysteine huyết
tương.
So sánh nồng độ homocysteine huyết tương
trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần đến 10-12
tuần
Tại thời điểm 10-12 tuần, nồng độ
homocysteine huyết tương của nhóm 38 bệnh
nhân còn lại cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nồng độ homocysteine huyết tương của nhóm
này tại thời điểm 6-8 tuần và cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với thời điểm ban đầu. Điều này
chứng tỏ nếu được tiếp tục dùng isotretinoin thì
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
71
nồng độ homocysteine huyết tương tiếp tục
tăng. Thời gian dùng càng dài, nồng độ
homocysteine huyết tương càng tăng. Tuy thời
gian điều trị khuyến cáo là 6 tháng, bác sĩ thường
tiếp tục chỉ định isotretinoin cho đến khi bệnh
nhân sạch sang thương mụn với thời gian dùng
trong mụn trứng cá trên mặt là 4 tháng và lên
đến 18 tháng với các trường hợp mụn ở thân
mình(19). Mặc dù vậy, ở mốc 10-12 tuần, nồng độ
homocysteine huyết tương trung bình vẫn nằm
trong giới hạn bình thường.
Sự tương quan giữa liều điều trị isotretinoin
uống và mức tăng homocysteine huyết tương ở
nhóm tăng homocysteine sau 6 – 8 tuần
Trong những trường hợp tăng homocysteine
sau 6-8 tuần điều trị, chúng tôi ghi nhận mức độ
tăng homocysteine huyết tương có mối tương
quan với liều isotretinoin uống trung bình hằng
ngày (r = 0,431 và p = 0,008). Đây là tương quan
thuận, mức độ tương quan vừa và có ý nghĩa
thống kê, tức là khi liều isotretinoin uống trung
bình hằng ngày càng tăng thì nồng độ
homocysteine huyết tương tăng càng nhiều so
với giá trị trước điều trị. Mối tương quan này
được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến
tính y = 4.6178x - 0.0212. Hiện nay, nhiều nghiên
cứu cho thấy sử dụng isotretinoin liều thấp cũng
có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá, trong
khi chúng tôi nhận thấy sự tăng homocysteine
máu phụ thuộc liều isotretinoin, vậy nên vấn đề
sử dụng isotretinoin liều thấp trong điều trị mụn
trứng cá nên được đặt ra(1,19,24).
Mối liên quan giữa sự tăng homocysteine
huyết tương và liều isotretinoin
Bệnh nhân được điều trị với Isotretinoin liều
≥ 0,44 mg/kg/ngày có nguy cơ tăng homocysteine
cao hơn gấp 4,15 lần bệnh nhân được điều trị với
liều isotretinoin <0,44 mg/kg/ngày (KTC 95%:
1,04 – 16,50) với p = 0,034 (<0,05). Mức liều 0,44
mg/kg/ngày gần bằng 0,5 mg/kg/ngày là mức
liều gần với liều isotretinoin được khuyến cáo sử
dụng khởi đầu trên bệnh nhân mụn trứng cá
nặng. Nên chăng khi điều trị isotretinoin với liều
0,5 mg/kg/ngày cần lưu ý theo dõi nồng độ
homocysteine máu trong quá trình điều trị.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Qua thực hiện nghiên cứu trên 63 bệnh nhân
mụn trứng cá được điều trị bằng isotretinoin
uống, chúng tôi nhận thấy điều trị với liều thấp
isotretinoin, nồng độ homocysteine huyết tương
trung bình sau điều trị 6-8 tuần cao hơn nồng độ
homocysteine trung bình trước điều trị có ý
nghĩa thống kê và nồng độ này tiếp tục tăng có ý
nghĩa thống kê khi theo dõi đến 10-12 tuần, tuy
nhiên các các chỉ số này đều nằm trong giới hạn
bình thường. Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ
homocysteine huyết tương tương quan thuận
với liều isotretinoin trung bình. Bệnh nhân điều
trị với liều isotretinoin 0,44 mg/kg/ngày có
nguy cơ tăng homocysteine cao hơn gấp 4,15 lần
bệnh nhân được điều trị với liều < 0,44
mg/kg/ngày. Vậy nên dùng isotretinoin liều thấp
trong khoảng 6-8 tuần không làm tăng
homocysteine huyết tương, tuy nhiên việc sử
dụng với liều cao hơn hay trong khoảng thời
gian dài hơn cần phải lưu ý về vấn đề theo dõi
nồng độ homocysteine máu và cần được nghiên
cứu thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amichai B, Shemer A, Grunwald MH (2006), Low-dose
isotretinoin in the treatment of acne vulgaris. J Am Acad
Dermatol, 54 (4): 644-6.
2. Andrea LZ, Emmy MG, Diane MT (2012), Acne vulgaris and
acneiform eruption, Fitzpatrick's Dermatology in general
medicine. Mc Graw Hill. p. 897-917.
3. Bhate K, Williams HC (2013), Epidemiology of acne vulgaris.
Br J Dermatol, 168 (3): 474-85.
4. Brito Mde F, Sant'Anna IP, Galindo JC, Rosendo LH, Santos JB
(2010), Evaluation of clinical adverse effects and laboratory
alterations in patients with acne vulgaris treated with oral
isotretinoin. An Bras Dermatol, 85 (3): 331-7.
5. Charakida A, Mouser PE, Chu AC (2004), Safety and side
effects of the acne drug, oral isotretinoin. Expert Opin Drug Saf,
3 (2): 119-29.
6. Collaboration Homocysteine Studies (2002), Homocysteine
and risk of ischemic heart disease and stroke: a meta-analysis.
Jama, 288 (16): 2015-22.
7. den Heijer M, Rosendaal FR, Blom HJ, Gerrits WB, Bos GM
(1998), Hyperhomocysteinemia and venous thrombosis: a
meta-analysis. Thromb Haemost, 80 (6): 874-7.
8. Griffiths C, Barker J, Bleiker T, Chalmers R, Creamer D (2016),
"Rook's Textbook of Dermatology, 4 Volume Set", John Wiley &
Sons.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018
72
9. Hotoleanu C., Porojan-Iuga M., Rusu M. L., Andercou A.
(2007), Hyperhomocysteinemia: clinical and therapeutical
involvement in venous thrombosis. Rom J Intern Med, 45 (2):
159-64.
10. Kamal M, Polat M (2015), Effect of different doses of
isotretinoin treatment on the levels of serum homocysteine,
vitamin B 12 and folic acid in patients with acne vulgaris: A
prospective controlled study. J Pak Med Assoc, 65 (9): 950-3.
11. Karadag AS, Tutal E, Ertugrul DT, Akin KO (2011), Effect of
isotretinoin treatment on plasma holotranscobalamin, vitamin
B12, folic acid, and homocysteine levels: non-controlled study.
Int J Dermatol, 50 (12): 1564-9.
12. Lee YH, Scharnitz TP, Muscat J, Chen A, Gupta-Elera G, Kirby
JS (2016), Laboratory Monitoring During Isotretinoin Therapy
for Acne: A Systematic Review and Meta-analysis. JAMA
Dermatol, 152 (1): 35-44.
13. Nguyễn Thanh Hùng (2012), "Tỉ lệ hiện mắc
Propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với
kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại bệnh
viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012", Luận
án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược TP HCM.
14. Nguyễn Thanh Minh (2006), "Tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên
quan đến mụn trứng cá trên học sinh phổ thông trung học cơ
sở", Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh.
15. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), "Đặc điểm lâm sàng và chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn trứng cá tại bệnh viện
Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sĩ y học, Đại
Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thị Trà My (2016), "Nghiên cứu về tác dụng phụ của
isotretinoin uống trên bệnh nhân mụn trứng cá tại bệnh viện
đại học y dược thành phố hồ chí minh", Luận văn Thạc sỹ y
học, Đại học Y Dược Tp HCM.
17. Polat M, Lenk N, Bingol S, Oztas P, Ilhan MN, Artuz F, Alli N
(2008), Plasma homocysteine level is elevated in patients on
isotretinoin therapy for cystic acne: a prospective controlled
study. J Dermatolog Treat, 19 (4): 229-32.
18. Poli F, Dreno B, Verschoore M (2001), An epidemiological
study of acne in female adults: results of a survey conducted
in France. Journal of the European Academy of Dermatology and
Venereology, 15 (6): 541-545.
19. Rademaker M (2013), Isotretinoin: dose, duration and relapse.
What does 30 years of usage tell us? Australas J Dermatol, 54
(3): 157-62.
20. Rao PK, Bhat RM, Nandakishore B, Dandakeri S, Martis J,
Kamath GH (2014), Safety and efficacy of low-dose
isotretinoin in the treatment of moderate to severe acne
vulgaris. Indian J Dermatol, 59 (3): 316.
21. Rasi A, Behrangi E, Rohaninasab M, Nahad ZM (2014),
Efficacy of fixed daily 20 mg of isotretinoin in moderate to
severe scar prone acne. Adv Biomed Res, 3: 103.
22. Schulpis KH, Karikas GA, Georgala S, Michas T, Tsakiris S
(2001), Elevated plasma homocysteine levels in patients on
isotretinoin therapy for cystic acne. Int J Dermatol, 40 (1): 33-6.
23. Tan JK, Bhate K (2015), A global perspective on the
epidemiology of acne. Br J Dermatol, 172 Suppl 1: 3-12.
24. Yap FB (2016), Safety and efficacy of fixed-dose 10 mg daily
isotretinoin treatment for acne vulgaris in Malaysia. J Cosmet
Dermatol.
25. Zaenglein AL, Pathy AL, Schlosser BJ, Alikhan A, Baldwin
HE, Berson DS, Bowe WP, Graber EM, Harper JC, Kang S
(2016), Guidelines of care for the management of acne
vulgaris. Journal of the American Academy of Dermatology, 74 (5):
945-973. e33.
26. Zylberstein DE, Lissner L, Bjorkelund C, Mehlig K, Thelle DS,
Gustafson D, Ostling S, Waern M, Guo X, Skoog I (2011),
Midlife homocysteine and late-life dementia in women. A
prospective population study. Neurobiol Aging, 32 (3): 380-6.
Ngày nhận bài báo: 14/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_do_homocysteine_huyet_tuong_tren_benh_nhan_mun_trung_ca.pdf