Nồng độ các nội tiết tố nền và sau kích thích trên bệnh nhân dậy thì sớm trung ương tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tài liệu Nồng độ các nội tiết tố nền và sau kích thích trên bệnh nhân dậy thì sớm trung ương tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 321 NỒNG ĐỘ CÁC NỘI TIẾT TỐ NỀN VÀ SAU KÍCH THÍCH TRÊN BỆNH NHÂN DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Huỳnh Thị Vũ Quỳnh*, Lê Minh Tường Vân*, Phạm Minh Thu** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định nồng độ LH, FSH, tỉ lệ LH/FSH, nồng độ Estradiol nền và sau khi làm nghiệm pháp kích thích ở các bệnh nhân dậy thì sớm trung ương tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/2010-12/2013. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: 159 trẻ dậy thì sớm trung ương được đưa vào lô nghiên cứu. Nồng độ LH trung bình là 1,979 ± 2,208 mUI/ml, giá trị điểm cắt LH nền là 0,1; 0,3; 0,6 và 1 lần lượt có độ nhạy 96,7%; 76,4%; 60,2% và 53,7% trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Nồng độ FSH trung bình là 4,224 ± 2,474 mUI/ml, Tỉ lệ LH nền / FSH nền trung bình là 0,447 ± 0,424, nồng độ LH đỉnh trung bình sau khi làm nghiệm pháp kích thích là 26,591 ± 22,68. Thời điểm LH≥5mUI/ml sau 30 phút để chẩn đoán DTS...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ các nội tiết tố nền và sau kích thích trên bệnh nhân dậy thì sớm trung ương tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 321 NỒNG ĐỘ CÁC NỘI TIẾT TỐ NỀN VÀ SAU KÍCH THÍCH TRÊN BỆNH NHÂN DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Huỳnh Thị Vũ Quỳnh*, Lê Minh Tường Vân*, Phạm Minh Thu** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định nồng độ LH, FSH, tỉ lệ LH/FSH, nồng độ Estradiol nền và sau khi làm nghiệm pháp kích thích ở các bệnh nhân dậy thì sớm trung ương tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/2010-12/2013. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Kết quả: 159 trẻ dậy thì sớm trung ương được đưa vào lô nghiên cứu. Nồng độ LH trung bình là 1,979 ± 2,208 mUI/ml, giá trị điểm cắt LH nền là 0,1; 0,3; 0,6 và 1 lần lượt có độ nhạy 96,7%; 76,4%; 60,2% và 53,7% trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Nồng độ FSH trung bình là 4,224 ± 2,474 mUI/ml, Tỉ lệ LH nền / FSH nền trung bình là 0,447 ± 0,424, nồng độ LH đỉnh trung bình sau khi làm nghiệm pháp kích thích là 26,591 ± 22,68. Thời điểm LH≥5mUI/ml sau 30 phút để chẩn đoán DTS trung ương có độ nhạy 87,7%. Tỉ lệ phần trăm tích lũy nồng độ LH LH≥5mUI/ml sau 60 phút, 120 phút lần lượt là 92,3% và 96,9%. Nồng độ Estradiol trung bình ở bé gái 37,285 ± 33,025 pg/ml, nồng độ Testosterone trung bình ở bé trai: 186,76 ± 103,941 ng/dl. 54,4% (81/149 trường hợp) bé gái có nồng độ Estradiol đạt mức dậy thì: 54,4% 87,5% (7/8 trường hợp) bé trai có nồng độ Testosterone đạt mức dậy thì. Kết luận: Giá trị của LH nền và giá trị của LH đỉnh sau kích thích thay đổi tùy theo ngưỡng chẩn đoán dậy thì sớm trung ương và thời điểm lấy máu khi làm nghiệm pháp kích thích. Nồng độ Estradiol trong máu có thể không tăng trong dậy thì sớm trung ương ở nữ. Hầu hết các trường hợp dậy thì sớm trung ương ở nam có nồng độ testosterone đạt được mức dậy thì. Từ khóa: Dậy thì sớm trung ương, gonadotropin, estradiol, testosterone. ABSTRACT BASAL AND STIMULATED LEVEL OF GONADOTROPIN AND STEROID HORMONE IN PRECOCIOUS PUBERTY PATIENTS AT CHILDREN’S HOSPITAL 2 Huynh Thi Vu Quynh, Le Minh Tuong Van, Pham Minh Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 321 - 326 Objectives: To determine the level of basal LH, FSH, LH/FSH ratio and level of LH, FSH, LH/FSH ration after GnRH stimulation test in central precocious puberty (CPP) patients at Children’s hospital 2 from 1/2010- 12/2013. Methods: Case-series study. Results: There were 159 precocious puberty cases.Mean basal LH: 1.979 mIU/Ml, the cut off 0.1; 0.3; 0.6 and 1of LH level had sensitivity 96.7%; 76.4%; 60.2% and 53.7%, respectively for CPP. Mean basal FSH: 4.224 ± 2.474 mUI/ml, Mean basal LH/FSH was 0.447 ± 0.424. After aGnRH stimulation test, mean peak LH was 26.591 ± 22.68. Time of LH ≥ 5mUI/ml at 30 minutes after aGnRH stimulaton test had sensitivity 87.7%. The * Đại học Y Dược, TPHCM, ** Bệnh viện Nhi đồng 2 Tác giả liên lạc: ThS. Huỳnh Thị Vũ Quỳnh ĐT: 0989350127 Email: huynhvuquynhnt@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 322 cumulative rate of LH ≥ 5mUI/ml at 60 minutes, 120 minutes was 92.3% and 96.9%, respectively. The mean level of estradiol in female was 37.285 ± 33.025 pg/ml, the mean level of testosterone was 186.76 ± 103.941 ng/dl. 54.4% (81/149 cases of female) had pubertal estradiol level. 87.5% (7/8 cases of male) had pubertal estosterone level. Conclusions: The value of basal LH and aGnRH stimulation LH depends on cut off and collection time of blood samples. The level of estradiol may not increase in female CPP. Most case of male CPP had pubertal level of testosterone. Keywords: Central precocious puberty, gonadotropin, Estradiol, Testosterone. ĐẶT VẤN ĐỀ Dậy thì sớm ngày càng phổ biến trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam. Tuổi khởi phát dậy thì có khuynh hướng ngày càng giảm(1,8). Dậy thì sớm dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, như các rối loạn về hành vi ứng xử, tâm lý, lạm dụng tình dục, có thai sớm, đặc biệt là ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành(12). Chẩn đoán dậy thì sớm trung ương khi chứng minh được sự hoạt hóa trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục sớm hơn tuổi dậy thì bình thường của trẻ. Quan trọng nhất là sự tăng nồng độ LH trong máu trên ngưỡng dậy thì. Nồng độ LH nền một thời điểm có thể thay đổi và có giá trị chẩn đoán khác nhau trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Tuy nhiên, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán dậy thì sớm trung ương nghiệm pháp kích thích Gonadotropin bằng GnRH hoặc đồng vận của GnRH. Ở Việt Nam, vấn đề dậy thì sớm vẫn còn ít nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát các nồng độ của các nội tiết tố Gonadotropin và các nội tiết tố sinh dục cũng như giá trị của nó trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Tất cả trẻ đã chẩn đoán dậy thì sớm tại bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM từ tháng 1/2010-12/2013. Phương pháp lấy mẫu Lấy trọn. Tiêu chí đưa vào Tất cả trẻ được chẩn đoán dậy thì sớm trung tương tại bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM từ tháng 1/2010-12/2013 với các tiêu chuẩn sau Tiêu chuẩn chẩn đoán dậy thì sớm trung ương: • Phát triển một trong các đặc tính sinh dục thứ phát trước 8 tuổi ở trẻ nữ và trước 9 tuổi ở trẻ nam. • Trẻ nữ có kinh nguyệt trước 10 tuổi. • Nồng độ LH nền ≥ 0,3 mIU/ml (độ đặc hiệu 100%). • Hoặc nghiệm pháp kích thích GnRH (+) (LH ≥ 5 mIU/ml) (tiêu chuẩn vàng). Tiêu chuẩn loại trừ Hồ sơ không làm đủ các xét nghiệm như bệnh án nghiên cứu. Thu thập dữ liệu Hồi cứu hồ sơ tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán dậy thì sớm, chọn ra các trường hợp dậy thì sớm trung ương thõa mãn nghiên cứu (theo tiêu chí chọn vào và tiêu chí loại ra). Ghi nhận các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng như tuổi, giới tính, tiền căn, cân nặng, chiều cao, BMI, lý do nhập viện, các triệu chứng lâm sàng (vú to, lông mu, lông nách, kinh nguyệt, huyết trắng, tinh hoàn lớn, dương vật lớn), các kết quả cận lâm sàng như nồng độ FSH, LH, Estradiol, Testosteron nền và nồng độ FSH, LH, tỉ lệ LH/FSH sau khi nghiệm pháp kích thích bằng GnRH sau 30 phút, 60 phút và 120 phút. Nồng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 323 độ các nội tiết tố được đo bằng kỹ thuật hóa phát quang (máy Architect thế hệ 3). Xử lý số liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. Các biến số định lượng trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến số định tính trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ %. KẾT QUẢ Từ 1/2010 đến 12/2013, tại bệnh viện Nhi Đồng 2 có 159 trường hợp được chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (N=159). Đặc điểm Kết quả Tỉ lệ Nam: nữ 18,875/1 Tuổi trung bình 7,17 Tuổi khởi phát trung bình 6,18 Tỉ lệ thừa cân, béo phì 60% Chiều cao lớn hơn so với tuổi 35,8% Nồng độ hormone sinh dục nền Nồng độ LH trung bình là 1,979 ± 2,208 mUI/ml (nhỏ nhất: 0,07 mUI/ml, lớn nhất là 12,93 mUI/ml. Nồng độ FSH trung bình là 4,224 ± 2,474 mUI/ml (nhỏ nhất 0,242 mUI/ml, lớn nhất 21,41 mUI/ml). Khi so sánh với nghiệm pháp kích thích Gonadotropin bằng aGnRH để chẩn đoán dậy thì sớm trung ương (LH đỉnh ≥ 5 mUI/ml), giá trị của ngưỡng của LH nền là 0,1; 0,3; 0,6;1 mUI/ml lần lượt có độ nhạy là 96,7%; 76,4%; 60,2% và 53,7%. Tỉ lệ LH nền/FSH nền. Tỉ lệ LH nền / FSH nền trung bình là 0,447 ± 0,424, nhỏ nhất là 0,013, lớn nhất là 2,241. Tỉ lệ bệnh nhân có LH/FSH nền ≥ 1 là 13%. Nghiệm pháp kích thích bằng aGnRH. Trong 159 bệnh nhân được chẩn đoán dậy thì sớm trung ương, có 130 bệnh nhân đượclàm nghiệm pháp kích thích Gonadotropin bằng aGnRH để chẩn đoán. Các bệnh nhân còn lại do có nồng độ LH nền đủ để chẩn đoán dậy thì sớm trung ương nên không được làm nghiệm pháp kích thích. Bảng 2: Nồng độ hormon hướng sinh dục và tỉ lệ LH/FSH trong nghiệm pháp kích thích bằng aGnRH (N=130). 0 phút(mUI/ml) 30 phút 60 phút 120 phút Nồng độ đỉnh LH 1,538 ± 1,469 22,066 ± 20,123 25,417 ± 21,99 22,269 ± 18,253 26,591 ± 22,68 FSH 3,828 ± 1,532 10,885 ± 6,759 14,255 ± 9,914 17,035 ± 12,242 17,282 ± 12,354 LH/FSH 0,386 ± 0,324 2,112 ± 1,462 1,939 ± 1,377 1,512 ± 1,129 2,168 ± 1,468 Hình 1: Diễn tiến nồng độ trung bình hormon hướng sinh dục trong nghiệm pháp kích thíchbằng aGnRH (N=130). Độ nhạy của LH ≥ 5 mIU/mL để chẩn đoán dậy thì sớm trung ương vào thời điểm 30 phút là 87,7%. Tỉ lệ phần trăm tích lũy của LH ≥ 5 mIU/mL ở thời điểm 60 phút là 92,3%, ở thời điểm 120 phút là 96,9%. Nồng độ hormon estradiol (bé gái) và testosterone (bé trai) Nồng độ Estradiol trung bình ở bé gái 37,285 ± 33,025 pg/ml (nhỏ nhất 5 pg/ml, lớn nhất 229 pg/ml). Nồng độ Testosterone trung bình ở bé trai: 186,76 ± 103,941 ng/dl (nhỏ nhất 2,5 ng/dl, lớn nhất 337,8 ng/dl). 54,4% (81/149 trường hợp) bé gái có nồng độ Estradiol đạt mức dậy thì. 87,5% (7/8 trường hợp) bé trai có nồng độ Testosterone đạt mức dậy thì. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 324 BÀN LUẬN Nồng độ LH, FSH nền trong máu: Điểm mấu chốt của dậy thì sớm trung ương là tăng nồng độ LH máu. Đây là xét nghiệm ban đầu để tầm soát dậy thì sớm cùng với FSH, estradiol máu ở nữ và testosterone máu ở nam(3). Tương tự các xét nghiệm đo nồng độ hormone sinh dục, các phương pháp định lượng LH cũng cần có độ nhạy, độ đặc hiệu cao và các phòng xét nghiệm cần thiết lập ngưỡng bình thường cho trẻ em vì mỗi phương pháp xét nghiệm sẽ cho kết quả định lượng LH khác nhau. Bảng 3: So sánh nồng độ hướng sinh dục nền giữa các nghiên cứu. Nghiên cứu Số trường hợp Nồng độ LH nền trung bình (mIU/mL) Nồng độ FSH nền trung bình (mIU/mL) Han Kyul Kim (9) 128 0,42 3,14 Yehonatan Pasternak (11) 42 0,87 3,5 Hyo-Kyoung Nam (9) 574 1,2 2,7 Huseyin Demirbilek (5) 142 1,2 _ Doosoo Kim (1) 148 1,8 2,6 Elena Chiocca (10) 17 1,9 4,1 Parvin Yazdani (13) 58 1,96 3,68 Chúng tôi 152 1,979 4,224 Như vậy, nồng độ LH nền thay đổi qua nhiều nghiên cứu khác nhau, có thể do sự khác nhau về thiết kế nghiên cứu, độ nhạy và độ chuyên của thiết bị phương pháp đo. Trong đó, nghiên cứu của chúng tôi có LH nền tương đương với nghiên cứu của Parvin Yazdani (p = 0,913); nghiên cứu của Elena Chiocca (p = 0,658) và nghiên cứu của Doosoo Kim (p = 0,318). Qua khảo sát các điểm cắt LH nền 1 mIU/mL; 0,6 mIU/mL; 0,3 mIU/mL; 0,1 mIU/mL, ta thấy rằng chọn điểm cắt LH nền càng thấp thì độ nhạy càng cao (càng ít bỏ sót các trường hợp dậy thì sớm trung ương thực sự - so với tiêu chuẩn vàng là nghiệm pháp kích thích bằng GnRH). Tuy nhiên, độ đặc hiệu sẽ càng thấp. Với điểm cắt LH nền 0,6 mIU/mL, theo nghiên cứu của Brito VN và cộng sự, có độ nhạy là 71% ở bé trai; 63% ở bé gái; độ đặc hiệu là 100% ở cả hai giới(7). Với điểm cắt LH nền 0,1 mIU/mL, theo nghiên cứu của Parvin Yazdani và cộng sự, độ nhạy ở bé trai là 100%, ở bé gái là 67%. Ngoài ra, nồng độ LH nền > 0,1 mIU/mL cũng có liên quan mạnh với nồng độ LH > 5 mIU/mL trong nghiệm pháp kích thích bằng GnRH (r = 0,842; p = 0,0001)(13). Trong khi đó, nghiên cứu của Neely EK và cộng sự cho thấy điểm cắt nồng độ LH nền > 0,1 mIU/mL có độ nhạy 94% và độ đặc hiệu 88% trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương(10). Theo Han Kyul Kim, nồng độ LH nền càng cao càng gợi ý nghiệm pháp kích thích bằng GnRH dương tính, tuy nhiên, nồng độ LH nền thấp lại không thể loại trừ dậy thì sớm trung ương. Do đó, nồng độ LH nền không nên là dấu chứng đơn độc cho chẩn đoán dậy thì sớm trung ương(9). Tỉ lệ LH nền/FSH nền Tương tự sự thay đổi của FSH và LH, tỉ lệ LH/FSH nền cũng có những thay đổi tương ứng. Tỉ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,447. Theo tác giả Han Kyul Kim, khi khảo sát trên 128 trường hợp dậy thì sớm trung ương, tỉ lệ LH/FSH nền là 0,14(9). Còn theo tác giả Yehonatan Pasternak, tỉ lệ này là 0,19(11). Điều này được lý giải là trong giai đoạn sớm của dậy thì FSH vẫn tăng trội hơn LH. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ tăng lên trong giai đoạn muộn của dậy thì hoặc khi làm nghiệm pháp kích thích. Nghiệm pháp kích thích bằng GnRH Nồng độ FSH, LH đỉnh Nồng độ LH đỉnh trung bình trong nghiệm pháp của chúng tôi (26,591 mIU/mL) tương đương với nghiên cứu của Elena Chiocca (25,7 mIU/mL)(p = 0,659)(10), cao hơn so với các nghiên cứu của Han Kyul Kim (8,82 mUI/ml), Doosoo Kim (10,8 mUI/L)(1, 9).Khác biệt này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi, nghiệm pháp kích thích bằng GnRH được thực hiện trên cả những bệnh nhi có LH nền ≥ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 325 0,3 mIU/mL, còn trong các nghiên cứu của Han Kyul Kim và Doosoo Kim, nghiệm pháp kích thích bằng GnRH chỉ được thực hiện khi LH nền thấp hơn điểm cắt chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Ngoài ra, sự khác biệt giữa nồng độ LH đỉnh còn tùy thuộc vào phương pháp đo và thời gian lấy máu trong nghiệm pháp trong các nghiên cứu khác nhau. Mặc dù nồng độ FSH có tăng lên trong nghiệm pháp kích thích bằng GnRH, nhưng nồng độ FSH đỉnh không có sự khác biệt giữa hai nhóm dậy thì sớm trung ương và phát triển sớm tuyến vú đơn độc (p = 0,748 theo nghiên cứu của Han Kyul Kim và cộng sự(9). Do đó, nồng độ FSH không có giá trị trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Khi đo nồng độ hormon sinh dục nền và trong nghiệm pháp kích thích bằng GnRH, các bác sĩ lâm sàng cũng như các nhà nghiên cứu chỉ chú trọng đến nồng độ LH. Thời điểm LH đạt nồng độ ≥ 5 mIU/mL Trong đa số các trường hợp, LH đạt nồng độ ≥ 5 mIU/mL sau nghiệm pháp 30 phút (87%). Nếu chỉ đo nồng độ LH ở thời điểm 30 phút và 60 phút sẽ bỏ sót 4,6% trường hợp dậy thì sớm trung ương, nếu chỉ đo nồng độ LH ở thời điểm 30 phút sẽ bỏ sót khoảng 9% trường hợp dậy thì sớm trung ương. Theo nghiên cứu của Han Kyul Kim và cộng sự, phần trăm tích lũy của nồng độ LH nền ≥ 5 mIU/mL ở thời điểm 30 phút và 45 phút là 100%; điểm cắt nồng độ LH 4,99 mIU/mL ở thời điểm 45 phút có độ nhạy 98,4% và độ đặc hiệu 100% trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, nồng độ LH trong nghiệm pháp kích thích bằng GnRH giữa hai thời điểm 30 phút và 60 phút đủ để chẩn đoán dậy thì sớm trung ương(9). Tuy nhiên, điểm cắt nồng độ LH và thời gian đạt điểm cắt đó trong nghiệm pháp còn tùy thuộc vào phương pháp và dụng cụ đo. Tại Việt Nam nói chung và bệnh viện Nhi Đồng 2 nói riêng nên có thêm nhiều nghiên cứu để có được điểm cắt và thời gian lấy máu tối ưu, nhằm làm giảm chi phí, thời gian và khó chịu cho bệnh nhi khi thực hiện nghiệm pháp kích thích bằng aGnRH. Tỉ lệ LH/FSH đỉnh Tỉ lệ LH/FSH đỉnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,168 cao hơn của tỉ lệ LH/FSH trong nghiên cứu của Han Kyul Kim (0,74)(9).Còn theo tác giả Doosoo Kim nghiên cứu trên 148 trường hợp dậy thì sớm trung ương, tỉ lệ này là 0,8(1). Do nồng độ LH nền và nồng độ LH đỉnh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối cao so với các nghiên cứu khác, như đã nói ở trên, nên tỉ lệ LH nền/FSH nền và tỉ lệ LH/FSH đỉnh của chúng tôi cũng cao hơn so với các nghiên cứu khác. Khác biệt này có thể do thiết kế nghiên cứu, cách thức và phương pháp đo nồng độ các hormon trong máu. Do vai trò của nồng độ LH nền, LH đỉnh ngày càng rõ rệt, trên lâm sàng ngày càng ít sử dụng giá trị LH/FSH trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 13% bệnh nhi có LH/FSH nền ≥ 1, từ đó có thể nhận thấy rằng, tỉ lệ LH/FSH nền không phải là dữ liệu đáng tin cậy để chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Han Kyul Kim và cộng sự, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ LH/FSH nền; tỉ lệ LH/FSH đỉnh ở hai nhóm dậy thì sớm trung ương và phát triển tiến vú sớm (p < 0,001). Với tỉ lệ LH nền/FSH nền > 0,2, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương lần lượt là 36,7% và 97,4%(9). Nồng độ hormon estradiol (bé gái) và testosterone (bé trai): Nồng độ Estradiol trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 37,285 pg/ml, thấp hơn nồng độ Estradiol trong nghiên cứu của Elana Chiocca(10), nhưng cao hơn nồng độ trong nghiên cứu của Doosoo Kim (12,2 pg/ml) và Han Kyul Kim (12,91 mUI/L)(1,9). Tương tự với tỉ lệ LH/FSH, nồng độ estradiol trong máu thường chỉ được dùng để đánh giá giai đoạn dậy thì, ít được sử dụng trong chẩn đoán phân biệt dậy thì sớm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 326 trung ương trên lâm sàng. Theo nghiên cứu của Doosoo Kim và cộng sự, nồng độ estradiol ở trẻ dậy thì sớm trung ương cao hơn so với trẻ phát triển tuyến vú sớm và nhóm chứng (p < 0,05); không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ estradiol ở hai nhóm phát triển tuyến vú sớm và nhóm chứng(1). Trong những bé gái dậy thì sớm trung ương trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 54,4% các trường hợp có nồng độ estradiol nền trong máu đạt mức dậy thì (≥ 25 pg/mL). Điều này có thể được giải thích do nồng độ estradiol trong máu thay đổi theo chu kì buồng trứng, nên khi đo nồng độ estradiol trong máu ở một thời điểm bất kì trong chu kì, có thể không đạt được nồng độ dậy thì. Do đó, nồng độ estradiol nền trong máu không phải là một dấu chứng nhạy để đánh giá dậy thì. Khác với bệnh nhân nữ, đa số các trẻ trai dậy thì sớm trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ testosterone tăng trên ngưỡng dậy thì. Điều này có thể là bệnh nhân dậy thì sớm trung ương đến với chúng tôi giai đoạn muộn hơn, khi mà đã có sự phát triển của nhiều đặc tính sinh dục thứ phát như tinh hoàn, dương vật, phát triển lông và thay đổi giọng nói. KẾT LUẬN Giá trị của ngưỡng của LH nền là 0,1; 0,3; 0,6;1 mUI/ml lần lượt có độ nhạy là 96,7%; 76,4%; 60,2% và 53,7% trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. 87% bệnh nhân có đạt được ngưỡng chẩn đoán vào thời điểm 30 phút. Các xét nghiệm nội tiết tố có vai trò quan trọng trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương trong đó quan trọng nhất là nồng độ LH trong máu. Tuy nhiên, giá trị ngưỡng LH nền và LH sau kích thích, cũng như thời điểm tối ưu để đạt được đỉnh LH vẫn còn thay đổi và có độ nhạy, độ đặc hiệu khác nhau trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. Cần có các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn và đa trung tâm để tìm được ngưỡng LH nền, LH đỉnh sau kích thích và thời điểm lấy máu thích để có giá trị cao và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân trong chẩn đoán dậy thì sớm trung ương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson SE, Dallal GE, Must A (2003), Relative weight and race influence average age at menarche: results from two nationally representative surveys of US girls studied 25 years apart. Pediatrics, 111: 844-850. 2. Anderson SE, Must A (2005). Interpreting the Continued Decline in the Average Age at Menarche: Results from Two Nationally Representative Surveys of U.S. Girls Studied 10 Years Apart. The Journal of pediatrics, 147: 753-760. 3. Brito VN, Batista CM, et al (1999), Diagnostic Value of Fluorometric Assays in the Evaluation of Precocious Puberty 1, The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 84: 3539- 3544. 4. Chiocca E, Dati E, Baroncelli GI, et al (2012), Central precocious puberty: treatment with triptorelin 11.25 mg. ScientificWorldJournal, 2012: 1-6. 5. Demirbilek H, Alikasifoglu A, Gonc NE, Ozon A, Kandemir N (2012), Assessment of gonadotrophin suppression in girls treated with GnRH analogue for central precocious puberty; validity of single luteinizing hormone measurement after leuprolide acetate injection. Clinical endocrinology, 76: 126-130. 6. Houk CP, Kunselman AR, Lee PA (2009), Adequacy of a single unstimulated luteinizing hormone level to diagnose central precocious puberty in girls. Pediatrics, 123: e1059-1063. 7. Kim D, Cho SY, Maeng SH, et al (2012), Diagnosis and constitutional and laboratory features of Korean girls referred for precocious puberty. Korean journal of pediatrics, 55: 481-486. 8. Kim HK, Cho, Kee SJ, Seo JY, Jang EM, Chae HJ, Kim CJ (2011), Gonadotropin-releasing hormone stimulation test for precocious puberty. The Korean journal of laboratory medicine, 31: 244-249. 9. Nam HK, Rhie YJ, Son CS, Park SH, Lee KH (2012). Factors to predict positive results of gonadotropin releasing hormone stimulation test in girls with suspected precocious puberty. J Korean Med Sci. 2012 Feb;27(2): 194-9. doi: 10.3346/jkms. 2012.27.2.194. 10. Neely EK, Wilson DM, Lee PA, Stene M, Hintz RL (1995), Spontaneous serum gonadotropin concentrations in the evaluation of precocious puberty. The Journal of pediatrics, 127: 47-52. 11. Pasternak Y, Friger M, Loewenthal N, Haim A, Hershkovitz E (2012), The utility of basal serum LH in prediction of central precocious puberty in girls. European Journal of Endocrinology, 166: 295-299. 12. Sun L, Guo X, Zhang J, et al (2016), Gender specific associations between early puberty and behavioral and emotional characteristics in children. Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi, 37: 35-39. 13. Yazdani P, Lin Y, Raman V, Haymond M (2012), A single sample GnRHa stimulation test in the diagnosis of precocious puberty. Int J Pediatr Endocrinol, 2012: 23. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2016 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_do_cac_noi_tiet_to_nen_va_sau_kich_thich_tren_benh_nhan.pdf
Tài liệu liên quan