Nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và tình trạng sức khỏe nha chu

Tài liệu Nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và tình trạng sức khỏe nha chu: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 185 NỒNG ĐỘ BẠCH CẦU TRUNG TÍNH NƯỚC BỌT VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHA CHU Đỗ Thu Hằng*, Thị Hồng Tươi** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu đánh giá nồng độ bạch cầu trung tính (BCTT) nước bọt ở các tình trạng sức khỏe nha chu và mối liên quan giữa nồng độ BCTT nước bọt với các chỉ số nha chu lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả với cách chọn mẫu thuận tiện trên 60 đối tượng, chia thành 3 nhóm: nhóm mô nha chu khỏe mạnh, nhóm viêm nướu và nhóm viêm nha chu. Các đối tượng được đánh giá tình trạng sức khỏe nha chu qua các chỉ số PLI, GI, BOP và PPD; định lượng nồng độ BCTT nước bọt bằng cách cho đối tượng súc miệng trong 30 giây, nhuộm tế bào trong mẫu nước bọt bằng AO và đếm trực tiếp dưới kính hiển vi huỳnh quang. Kết quả: nghiên cứu cho thấy trung bình nồng độ BCTT nước bọt (của mẫu súc miệng 30 giây) ở mô nha chu khỏe m...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt và tình trạng sức khỏe nha chu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 185 NỒNG ĐỘ BẠCH CẦU TRUNG TÍNH NƯỚC BỌT VÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHA CHU Đỗ Thu Hằng*, Thị Hồng Tươi** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu đánh giá nồng độ bạch cầu trung tính (BCTT) nước bọt ở các tình trạng sức khỏe nha chu và mối liên quan giữa nồng độ BCTT nước bọt với các chỉ số nha chu lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả với cách chọn mẫu thuận tiện trên 60 đối tượng, chia thành 3 nhóm: nhóm mô nha chu khỏe mạnh, nhóm viêm nướu và nhóm viêm nha chu. Các đối tượng được đánh giá tình trạng sức khỏe nha chu qua các chỉ số PLI, GI, BOP và PPD; định lượng nồng độ BCTT nước bọt bằng cách cho đối tượng súc miệng trong 30 giây, nhuộm tế bào trong mẫu nước bọt bằng AO và đếm trực tiếp dưới kính hiển vi huỳnh quang. Kết quả: nghiên cứu cho thấy trung bình nồng độ BCTT nước bọt (của mẫu súc miệng 30 giây) ở mô nha chu khỏe mạnh, viêm nướu và viêm nha chu lần lượt là: 4,55x104; 1,89x105 và 4,01x106 tế bào/ml. Sự khác biệt giữa các nhóm rất có ý nghĩa thống kê. Nồng độ BCTT nước bọt có tương quan yếu với các chỉ số nha chu: PLI, GI và BOP nhưng có tương quan mạnh với PPD. Kết luận: Nghiên cứu đề nghị dùng nồng độ BCTT nước bọt như một dấu ấn đánh giá tình trạng nhiễm trùng mô nha chu. Từ khóa: nồng độ BCTT nước bọt; mô nha chu khỏe mạnh, viêm nướu, viêm nha chu, độ sâu túi nha chu. ABSTRACT THE ORAL NEUTROPHIL LEVEL AND PERIODONTAL HEALTH STATUS Do Thu Hang, Thi Hong Tuoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 185 - 189 Objects: The objectives of this study were to measure oral neutrophil level obtained in a standardized oral rinse from periodontally healthy and diseased subjects and to assess the association between the oral neutrophil level and the clinically periodontal parameters. Methods: 60 subjects were recruited. They were divided into three groups based on the Gingival Index (GI) and the probing pocket depth (PPD) as clinically healthy (group 1), gingivitis (group 2) and chronic periodontitis (group 3). The subjects were assessed for PLI (plaque index), GI, BOP (bleeding on probing), PPD. The rinse samples were collected by asking subjects to rinse with 15 ml of 0.9% saline for 30 seconds. Cells in the rinse samples were stained with acridine orange and neutrophil counts were carried out using a fluorescence microscope. Results: Average oral neutrophil levels of subjects with periodontally healthy, gingivitis and periodontitis were 4.55x104; 1.89x105 and 4.01x106 cell/ml, respectively. There was statistically significant difference between groups. The strength of association was the strongest between PPD and oral neutrophil level. Conclusion: the oral neutrophil level was a good marker of periodontal inflammation. Keywords: oral neutrophil level, periodontal healthy, gingivitis, periodontitis, probing pocket depth. *Bộ môn Nha Chu- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM **Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS. Đỗ Thu Hằng ĐT: 0938141091 Email: rhm.hang.do1@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 186 MỞ ĐẦU Dưới các chất kích thích là IL-8 và ICAM-1 (phân tử bám dính các tế bào), hàng ngày có khoảng 1-2% bạch cầu từ mạch máu nướu di chuyển qua lớp biểu mô kết nối đi vào khe nướu, trong đó BCTT chiếm đến 95%(4). Tại đây chúng tạo thành hàng rào chống sự hình thành màng bám vi khuẩn. Từ khe nướu, bạch cầu trung tính đi vào nước bọt và đa phần bạch cầu trong nước bọt đều có nguồn gốc từ khe nướu. Ở mô nha chu khỏe mạnh (không viêm) vẫn có sự hiện diện của BCTT trong khe nướu. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự di chuyển của bạch cầu vào khe nướu khỏe mạnh là quá trình sinh lý giúp duy trì sức khỏe chứ không phải là đáp ứng viêm thực sự. Tuy nhiên sự hiện của bạch cầu trung tính không phải lúc nào cũng có tính bảo vệ(1). Tốc độ di chuyển BCTT vào khoang miệng tăng theo mức độ nhiễm trùng của mô nha chu. Ở mô nha chu nhiễm trùng, sự gia tăng số lượng và chức năng hoạt động của BCTT tương ứng với mức độ phá hủy của sang thương(2,6). Có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ BCTT nước bọt giữa VNC trung bình và nặng so với mô nha chu khỏe mạnh Bender JS, 2006(6). Tuy nhiên số lượng nghiên cứu còn ít và ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đánh giá nồng độ BCTT nước bọt ở các tình trạng sức khỏe nha chu khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá: nồng độ bạch cầu trung tính nước bọt ở các tình trạng sức khỏe nha chu khác nhau; mối liên quan giữa nồng độ BCTT nước bọt và các chỉ số nha chu lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả với cách chọn mẫu thuận tiện Đối tượng nghiên cứu 60 đối tượng tham gia nghiên cứu từ các bệnh nhân đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, TP HCM, tuổi từ 18 đến 60, có sức khỏe toàn thân tốt, không có bệnh lý cấp tính. Tiêu chuẩn loại trừ Có bệnh toàn thân: đái tháo đường, bệnh hô hấp (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), viêm khớp dạng thấp, bệnh tim mạch. Tình trạng dinh dưỡng: suy dinh dưỡng (BMI 25) Còn ít hơn 20 răng. Chải răng hằng ngày: ít hơn 2 lần. Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, ức chế miễn dịch trong vòng 3 tháng trước đó. Điều trị nha chu trong vòng 6 tháng trước đó. Có tổn thương ở niêm mạc miệng như vết loét, áp-tơ, viêm lưỡi hay sâu răng nhiều. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi giải thích qui trình nghiên cứu. Bệnh nhân được khám toàn bộ miệng với các chỉ số nha chu: PLI, GI, BOP và PPD và chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 20 đối tượng, theo tiêu chuẩn sau: Nhóm mô nha chu khỏe mạnh: các vị trí có PPD <= 3mm và trung bình GI: 0-0,5 Nhóm viêm nướu: các vị trí có PPD <= 3mm, trung bình GI > 1 Nhóm viêm nha chu: có ít nhất 1 vị trí PPD >= 5mm kèm BOP (+) Các tiêu chí đánh giá lâm sàng Chỉ số mảng bám (PLI); Chỉ số viêm nướu (GI); Chỉ số chảy máu khi thăm dò (BOP); Độ sâu khe nướu/túi nha chu (PPD)(5). Thu thập nước bọt Việc rửa miệng được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân ngậm 15ml nước muối sinh lý trong miệng, đưa qua đưa lại như súc miệng trong vòng 30 giây rồi nhả vào ly nhựa vô trùng. Sau đó chuyển mẫu sang ống nhựa polypylene và đem lưu giữ ngay trong thùng đá (40C) cho đến khi xử lý. Việc đếm BCTT phải được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay trong buổi. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 187 Tất cả việc khám lâm sàng và điều trị nha khoa khác trong miệng đều thực hiện trước khi lấy mẫu ít nhất 1 ngày để tránh mẫu bị nhiễm máu. Bệnh nhân không được ăn hay uống trước lấy mẫu ít nhất 1 giờ để tránh loại bỏ BCTT trước khi lấy mẫu. Bệnh nhân súc miệng sơ qua với nước sạch để loại bỏ mảnh vụn thức ăn trước lấy mẫu 10 phút và ngay trước khi lấy mẫu yêu cầu bệnh nhân nuốt nước bọt. Qui trình xử lý mẫu và đếm tế bào Mẫu được quay ly tâm 3000 vòng/phút trong vòng 10 phút. Loại bỏ dịch nổi, thêm 10 ml nước muối sinh lý. Ly tâm lần 2: 3000 vòng/phút trong 10 phút. Loại bỏ dịch nổi, thêm 500µl nước muối sinh lý (bảo quản mẫu ở 40c). Nhuộm mẫu bằng Acrydin orange (AO) để đếm tế bào: 250 µl dung dịch mẫu + 4 µg AO trong tối 15 phút: đếm BCTT bằng buồng đếm thủy tinh Neubauer Improved, tráng bạc, V- Slash (bright line), mark CE, loại cải tiến của Marienfeld-Đức (code 650030) và sử dụng kính hiển vi huỳnh quang. Công thức đếm tế bào Nồng độ BCTT = N x V (pha loãng) x 104 (tế bào /ml). Trong đó, N là trung bình số lượng tế bào BCTT đếm được ở 4 khu vực trên buồng đếm. 104 là thể tích buồng đếm Neubauer Improved. Dưới kính hiển vi, mẫu nước bọt chứa đa số là BCTT, 1 ít tế bào biểu mô và vụn thức ăn. Huấn luyện định chuẩn Chỉ số Kappa đánh giá độ kiên định của người khám lâm sàng cho các chỉ số PLI, GI, BOP và PPD lần lượt là: 0,82; 0,74; 0,84 và 0,76; của người đếm BCTT nước bọt là 0,9. Xử lý – phân tích số liệu Các thông tin và số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. So sánh sự khác biệt các chỉ số PLI, GI, PPD và nồng độ BCTT nước bọt giữa từng cặp nhóm bằng kiểm định t. Xác định mối tương quan giữa nồng độ BCTT nước bọt với các chỉ số lâm sàng qua hệ số tương quan Pearson. KẾT QUẢ Phân bố tuổi, giới tính trong mẫu nghiên cứu Bảng 1. Số bệnh nhân và trung bình tuổi của từng nhóm Giới tính Trung bình tuổi- So sánh giữa các nhóm Nam Nữ Nhóm khỏe mạnh 7 13 24,63 ± 0,50 P=0,002 Nhóm viêm nướu 11 9 33,85 ± 11,32 P=0,000 Nhóm viêm nha chu 16 4 50 ± 7,8 Có sự khác biệt về sự phân bố giới tính giữa các nhóm Bảng 2. Trung bình, độ lệch chuẩn các chỉ số lâm sàng PLI, GI, BOP, PPD và nồng độ BCTT nước bọt ở từng nhóm Chỉ số lâm sàng Khỏe mạnh Viêm nướu Viêm nha chu PLI 0,39 ± 0,16 1,12 ± 0,28 1,03 ± 0,41 GI 0,27 ± 0,10 1,28 ± 0,13 1,05 ± 0,55 PPD 1,05 ± 0,04 1,47 ± 0,14 3,68 ± 0,55 %BOP 0 0,40 ± 0,09 0,44 ± 0,20 BCTT/nước bọt (tế bào/ml) 4,55 ± 1,92 (x10 4 ) 1,89 ± 1,00 (x10 5 ) 4,01 ± 4,02 (x10 6 ) Nhóm mô nha chu khỏe mạnh có tuổi trung bình ít hơn nhóm viêm nướu, nhóm viêm nướu có tuổi trung bình ít hơn nhóm viêm nha chu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 188 Trung bình nồng độ BCTT nước bọt ở nhóm khỏe mạnh, viêm nướu và viêm nha chu lần lượt là: 4,55 x104, 1,89x105 và 4, 01x106 tế bào/ml. Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe nha chu với chỉ số nha chu lâm sàng và nồng độ BCTT/nước bọt Bảng 3. So sánh tình trạng sức khỏe nha chu với chỉ số nha chu lâm sàng với nồng độ BCTT/nước bọt Giá trị P PLI GI %BOP PPD BCTT/nước bọt Khỏe mạnh/viêm nướu 0,00 ** 0,00 ** 0,00 ** 0,00 ** 0,00 ** Viêm nướu/Viêm nha chu 0,40 0,83 0,42 0,00 ** 0,00 ** P>0,05: không có sự khác biệt P<0,01: sự khác biệt rất có ý nghĩa (**) So với nhóm khỏe mạnh, nhóm viêm nướu có chỉ số mảng bám, viêm nướu, chảy máu khi thăm dò, độ sâu túi nha chu và nồng độ BCTT nước bọt cao hơn rất có ý nghĩa thống kê. So với nhóm viêm nướu, nhóm viêm nha chu có chỉ số mảng bám, viêm nướu và chảy máu khi thăm dò không khác biệt nhưng có độ sâu túi nha chu và nồng độ BCTT nước bọt cao hơn rất có ý nghĩa thống kê. Bảng 4. Mối tương quan giữa nồng độ BCTT/nước bọt với các chỉ số nha chu lâm sàng Hệ số tương quan Pearson PLI GI %BOP PPD BCTT/nước bọt 0,276* 0,269* 0,276* 0,673** Nồng độ BCTT nước bọt có liên quan với chỉ số mảng bám, viêm nướu và chảy máu khi thăm dò ở mức độ yếu nhưng liên quan mạnh với độ sâu túi nha chu. BÀN LUẬN Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệch về độ tuổi giữa các nhóm. Nhóm có mô nha chu khỏe mạnh có tuổi ít hơn nhóm bệnh; nhóm viêm nha chu có tuổi cao hơn nhóm viêm nướu. Tuy nhiên tuổi, giới tính không ảnh hưởng đến nồng độ BCTT nước bọt(2). Trong nghiên cứu này, trung bình nồng độ BCTT nước bọt của nhóm có mô nha chu khỏe mạnh là 4,55x104 tế bào/ml, thấp hơn rõ rệt so với nghiên cứu của Bender JS (2x106 tế bào/ml) và của Landzberg (6.78x105 tế bào/ml) (p<0,01). Ở cùng nhóm viêm nha chu, nồng độ BCTT nước bọt (4,01x106 tế bào/ml) thấp hơn so với 10x106 tế bào/ml trong nghiên cứu của Bender nhưng ngang mức 5,54x106 tế bào/ml trong nghiên cứu của Landzberg(7). Điều này có thể do sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu (người Việt và người Canada) giữa các nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối liên quan thuận giữa nồng độ BCTT nước bọt và mức độ nhiễm trùng ở mô nha chu (khỏe mạnh, viêm nướu và viêm nha chu), tương đồng với kết luận của các nghiên cứu khác(2,7). Tình trạng nhiễm trùng mô nha chu tương ứng với tốc độ di chuyển của BCTT vào xoang miệng(6). Trong mô nha chu nhiễm trùng, sự gia tăng số lượng và chức năng hoạt động của bạch cầu trung tính tương ứng với mức độ phá hủy của sang thương(8). Vì vậy có thể sử dụng nồng độ BCTT nước bọt để ước đoán tình trạng nhiễm trùng toàn bộ của mô nha chu. Nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ BCTT nước bọt với độ sâu túi nha chu với hệ số Pearson = 0,67, tương đồng với kết quả của Bender JS và Bhadbhade SJ(2,3). Tuy nhiên nồng độ BCTT nước bọt ở nhóm viêm nha chu trong nghiên cứu này cao gấp gần 100 lần so với nhóm khỏe mạnh, trong khi nghiên cứu của Bender JS cao gấp 5 lần, của Landzberg cao gấp 10 lần. Điều này có thể do tiêu chuẩn chọn mô nha chu khỏe mạnh và viêm nha chu khác nhau giữa các nghiên cứu. So với nghiên cứu của Landzberg, nhóm khỏe mạnh của chúng tôi có trung bình GI thấp hơn có ý nghĩa thống kê, nghĩa là mô nha chu ít viêm hơn. Ngoài ra tiêu chuẩn viêm nha chu trong các nghiên cứu trước là số vị trí túi nha chu. Có thể nhóm viêm nha chu trong nghiên cứu chúng tôi có mức độ phá hủy trầm trọng hơn, trung bình độ sâu túi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 189 nha chu cao hơn (trung bình độ sâu túi của nhóm viêm nha chu trong các nghiên cứu trước đây không được báo cáo). So với các nghiên cứu trước, dù có sự khác biệt về nồng độ BCTT nước bọt ở các tình trạng sức khỏe nha chu trong nghiên cứu chúng tôi nhưng có sự tương đồng về mối liên quan giữa nồng độ BCTT nước bọt và tình trạng nhiễm trùng nha chu. KẾT LUẬN - Nồng độ BCTT nước bọt ở nhóm mô nha chu khỏe mạnh, viêm nướu và viêm nha chu lần lượt là: 4,55 x104, 1,89x105 và 4,01x106 tế bào/ml - Có mối liên quan thuận giữa nồng độ BCTT nước bọt với mức độ nhiễm trùng phá hủy mô nha chu và liên quan mạnh nhất đối với độ sâu túi nha chu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barros SP, Williams R, Offenbacher S, Morelli T, (2016). “Gingival crevicular fluid as a source of biomarkers for periodontitis” Periodontol 2000; 70(1): 53-64. 2. Bender JS, (2006). “Novel rinse assay for the quantification of oral neutrophils and the monitoring of chronic periodontal disease”. J Periodontal Res; 41(3): 214-220. 3. Bhadbhade SJ, Acharya AB, Thakur S, (2012). “Correlation between probing pocket depth and neutrophil counts in dental plaque, saliva, and gingival crevicular fluid” Quintessence Int.; 43(2): 111-117. 4. Delima AJ, Van Dyke TE, (2003). “Origin and function of the cellular components in gingival crevice fluid”. Periodontol 2000; 31: 55-76. 5. Hujoel P (2015). Carranza’s Clinical Periodontology. Publishing company Saunders/Elservier, 12th edition, Chapter 4: page 68. 6. Klinkhamer JM, Zimmerman S, (1969). “The function and reliability of the orogranulocytic migratory rate as a measure of oral health”. J Dent Res; 5 (suppl.): 709–714. 7. Landzberg M, (2015). “Quantifying oral inflammatory load: oral neutrophil counts in periodontal health and disease” J Periodontal Res; 50(3): 330-336. 8. Nussbaum G, Shapira L, (2011). “How has neutrophil research improved our understanding of periodontal pathogenesis?” J Clin Periodontol; 38 (Suppl. 11): 49–59. Ngày nhận bài báo: 07/02/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_do_bach_cau_trung_tinh_nuoc_bot_va_tinh_trang_suc_khoe.pdf
Tài liệu liên quan