Nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến

Tài liệu Nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học 33 NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN Nguyễn Tâm Anh*, Lê Ngọc Diệp** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh vảy nến liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tim mạch. Giống như bệnh vảy nến, sự phát triển của dịch tễ học đã ghi nhận axit uric có liên quan chặt với các rối loạn chuyển hóa, tình trạng tăng axit uric là yếu tố tiên lượng nặng và tử vong trong các bệnh lý tim mạch. Nồng độ axit uric huyết thanh được ghi nhận có tăng trên bệnh nhân vảy nến và những nghiên cứu gần đây còn ghi nhận mối liên quan giữa mức độ nặng của vảy nến và nồng độ axit uric trong máu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ axit uric trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM và phân tích mối liên quan giữa nồng độ axit uric và một số đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang phân tích trên 104 bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Kết quả: Kh...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học 33 NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN Nguyễn Tâm Anh*, Lê Ngọc Diệp** TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh vảy nến liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tim mạch. Giống như bệnh vảy nến, sự phát triển của dịch tễ học đã ghi nhận axit uric có liên quan chặt với các rối loạn chuyển hóa, tình trạng tăng axit uric là yếu tố tiên lượng nặng và tử vong trong các bệnh lý tim mạch. Nồng độ axit uric huyết thanh được ghi nhận có tăng trên bệnh nhân vảy nến và những nghiên cứu gần đây còn ghi nhận mối liên quan giữa mức độ nặng của vảy nến và nồng độ axit uric trong máu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ axit uric trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM và phân tích mối liên quan giữa nồng độ axit uric và một số đặc điểm lâm sàng của bệnh vảy nến. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang phân tích trên 104 bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Kết quả: Khi so sánh với nhóm người bình thường, nhóm bệnh nhân vảy nến có nồng độ axit uric cao hơn hẳn (5,55 + 1,59 vs 4,41 + 1,17 mg/dl, p<0,001) và tỷ lệ phần trăm số ca có nồng độ axit uric huyết thanh tăng trong nhóm bệnh vảy nến cao hơn hẳn với nhóm người bình thường (24,04% và 5,71%, p<0,001). Phân tích hồi quy logistic 3 yếu tố có thể gây tăng axit uric huyết thanh là giới tính, BMI và PASI cho kết quả chỉ có yếu tố PASI là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến (p<0,05 và OR= 1,09). Không có mối liên quan giữa tuổi khởi phát, thời gian bệnh với nồng độ axit uric huyết thanh. Kết luận: Tình trạng tăng axit uric huyết thanh thường gặp ở bệnh nhân vảy nến. Chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa nồng độ axit uric huyết thanh và chỉ số PASI. Từ khóa: Bệnh vảy nến, vảy nến khớp, axit uric. ABSTRACT SERUM URID ACID CONCENTRATION IN PSORIASIS PATIENTS Nguyen Tam Anh, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 2 - 2016: 33 - 39 Background: Psoriasis is closely associated with features of the metabolic syndrome and cardiovascular disease. Similarly to psoriasis, growing epidemiologic evidence suggests that elevated levels of serum uric acid concentration (SUAC) are strongly associated with features of the metabolic syndrome and predict increased risk of cardiovascular mortality and morbidity. Hyperuricaemia is a common finding in patients with psoriasis and previous studies have reported inconsistent results about the association between serum uric acid concentration and severity of the disease. Objective: To define SUAC in psoriasis patients at Dermato-venereological hospital and assess any association between SUAC and clinical features of psoriasis. Method: Cross-sectional data from 104 patients with psoriasis who visited our clinic were analysed. Results: Compared with control subjects, psoriatic patients had higher SUA levels (5.55 + 1.59 vs 4.41 + 1.17 mg/dl, p<0.001) and a remarkably greater prevalence of asymptomatic hyperuricemia ((24.04% vs 5.71%, p<0.001). Multivariate logistic regression analysis revealed that PASI was the predictor of hyperuricemia (p<0.05 và OR= 1.09).There was no association with age of disease onset, duration of disease and SUAC. * Bộ môn Da Liễu, Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT 0938106969 Email drlengocdiep@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 34 Conclusions: Hyperuricemia is a common finding in psoriatic patients. SUAC in patients with psoriasis is positively associated with PASI. Key words: psoriasis; psoriatic arthritis; uric acid ĐẶT VẤN ĐỀ Vảy nến là một bệnh lý thường gặp, đây là một bệnh da mãn tính do viêm. Ngày nay, vảy nến được xem như một bệnh lý hệ thống vì bệnh không chỉ ảnh hưởng đến da, mà còn liên quan đến khớp, các rối loạn chuyển hóa và bệnh lý tim mạch. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã ghi nhận sự gia tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến. Việc gia tăng chuyển hóa purine do tăng chu trình của tế bào biểu bì được cho là nguyên nhân gây tăng axit uric ở bệnh nhân vảy nến. Nhiều nghiên cứu cho thấy axit uric có liên quan với các rối loạn chuyển hóa như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường... Vì vậy mối liên quan giữa mức độ nặng của vảy nến và nồng độ axit uric trong máu là một vấn đề đáng được quan tâm. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các rối loạn chuyển hóa trong bệnh vảy nến nhưng có rất ít công trình nghiên cứu về nồng độ axit uric ở bệnh nhân vảy nến cũng như mối liên quan giữa nồng độ axit uric và mức độ nặng của bệnh vảy nến. Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu “Nồng độ axit uric huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh”. Mục tiêu nghiên cứu Định lượng nồng độ axit uric trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến. So sánh sự khác biệt về nồng độ axit uric trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ axit uric và một số đặc điểm lâm sàng như: tuổi, giới tính, thời điểm khởi phát bệnh, biểu hiện lâm sàng và độ nặng của bệnh nhân vảy nến. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dân số đích Tất cả các bệnh nhân vảy nến tại khu vực miền Nam. Dân số nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh từ tháng 07/2014 đến tháng 04/2015. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.Hồ Chí Minh. Tuổi > 15. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân đã được điều trị các thuốc được biết là ảnh hưởng đến nồng độ axit uric huyết thanh trong vòng 6 tháng trước khi nhập viện: Cyclosporin, Isotretinoin, lợi tiểu Furosemide và Thiazide, Ketoconazole, Theophylline, Salicylate, Ethambutol. Bệnh nhân mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến nồng độ axit uric huyết thanh như: Gout, thiếu máu tán huyết, suy thận mạn, suy giáp, cường tuyến cận giáp. Bệnh nhân béo phì với BMI > 30 hoặc nghiện rượu nặng với mức tiêu thụ >75 ml ethanol/ ngày. Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhóm người bình thường Tuổi > 15. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Những người khỏe mạnh hiện tại không mắc vảy nến và không có các tiêu chuẩn lọai trừ. Có độ tuổi và giới tính tương đồng với nhóm bệnh nhân vảy nến. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học 35 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện, liên tục. Xử lý số liệu Số liệu được lưu trữ và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ Tổng số mẫu là 104 bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị tại BV Da Liễu TP.HCM. Một số đặc điểm dịch tễ Giới tính Nam chiếm 55,8 % (58 người) và nữ chiếm 44,2 % (46 người). Tuổi Tuổi trung bình của các đối tượng là 44,43+15,81 tuổi và dao động từ 15 đến 87. Tuổi khởi phát Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 35.37 + 16 tuổi. Trong đó, khởi phát sớm nhất là 0 tuổi và muộn nhất là 73 tuổi. Thời gian mắc bệnh Thời gian bệnh kéo dài trung bình là 9,06 + 9,29 năm. Đặc điểm lâm sàng Biểu hiện của bệnh vảy nến Vảy nến mảng chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,18%. Đứng thứ hai là vảy nến mảng biến chứng đỏ da toàn thân 15,4% và vảy nến có biểu hiện khớp 15,4 %, tiếp theo là vảy nến mủ với 11,5%. Đặc điểm tổn thương khớp Trong 104 bệnh nhân có 23 bệnh nhân có tổn thương khớp. Trong số bệnh nhân tổn thương khớp có 16 bệnh nhân tổn thương khớp ngoại biên (15,4%), 4 bệnh nhân có tổn thương khớp ngoại biên và khớp trục (3,8%), 3 bệnh nhân chỉ có tổn thương khớp trục đơn thuần (2,9%). Đặc điểm tổn thương móng Đa số bệnh nhân đều bị tổn thương móng, tỷ lệ tổn thương móng là 75,96 % với số lượng móng tổn thương trung bình là 16,37 + 5,04 móng. Các dạng tổn thương thường gặp nhất là rỗ móng chiếm 82,69%, giọt dầu chiếm 78,85% và tăng sừng dưới móng chiếm 69,23%. Chỉ số PASI Chỉ số PASI trung bình ở bệnh nhân vảy nến mảng là 10,2 + 8,7 điểm, cao nhất là 32,9 điểm và thấp nhất là 0,4 điểm. Chúng tôi cũng tiến hành phân nhóm bệnh nhân vảy nến mảng theo chỉ số PASI [10]. Đa số bệnh nhân ở mức độ nhẹ (45,7%). Chỉ số BMI Chỉ số BMI trung bình là 21,14 + 3,02 điểm. Nồng độ axit uric huyết thanh So sánh nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân vảy nến và người bình thường Bảng 1: So sánh nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân vảy nến và người bình thường. Nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl) P Nhóm vảy nến Nhóm bình thường 5,55 + 1,59 (N= 104) 4,41 + 1,17 (N= 70) <0,0001* Nồng độ huyết thanh trung bình của nhóm bệnh nhân vảy nến là 5,55 + 1,59, nhóm bình thường là 4,41 + 1,17 với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Tỷ lệ phần trăm tăng axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường Với tiêu chuẩn xác định có tăng axit uric là nồng độ axit uric huyết thanh của nam trên 7 mg/dl và nữ trên 6mg/dl, tỷ lệ phần trăm số ca có nồng độ axit uric huyết thanh tăng trong nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn 4 lần so với nhóm người bình thường (24,04% và 5,71%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,0001. Sự khác biệt về nồng độ axit huyết thanh theo giới tính Sự khác biệt về nồng độ axit uric giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 36 Bảng 2: Sự khác biệt về nồng độ axit huyết thanh theo giới tính. Nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl) P Nhóm vảy nến nữ Nhóm vảy nến nam 4,79 +1,37 (N= 46) 6,14 + 1,51 (N= 58) <0,000 1* Sự khác biệt về nồng độ axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân khởi phát sớm và khởi phát muộn Chúng tôi thấy không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân khởi phát sớm và nhóm khởi phát muộn (p = 0,413). Tương quan giữa nồng độ axit uric huyết thanh với tuổi khởi phát và thời gian bệnh Kết quả của chúng tôi ghi nhận không có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ axit uric huyết thanh với tuổi khởi phát (p=0,125) và thời gian bệnh (p=0,198). Sự khác biệt giữa nồng độ axit uric huyết thanh với mức độ nặng của bệnh nhân vảy nến Nồng độ axit uric huyết thanh bệnh nhân của nhóm bệnh nhân vảy nến mảng mức độ nặng có giá trị cao nhất (5,99 + 3,16 mg/dl) và nồng độ axit uric huyết thanh của nhóm bệnh nhân vảy nến mảng mức độ nhẹ có giá trị thấp nhất (5,01 + 0,23 mg/dl). Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng (p = 0,034). Tương quan giữa nồng độ axit uric huyết thanh với chỉ số PASI của bệnh nhân vảy nến mảng Phân tích hồi quy logistic đa biến 3 yếu tố nguy cơ độc lập có thể gây tăng axit uric huyết thanh là giới tính, BMI và PASI, kết quả cho thấy chỉ có yếu tố PASI là yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến với p < 0,05 và OR là 1,09. BÀN LUẬN Một số đặc điểm dịch tễ Giới tính Nhóm bệnh nhân vảy nến nam chiếm 55,8% cao hơn nữ (chiếm 44,2%). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tất Thắng(9), Mai Phi Long(8). Tỉ lệ nam nhiều hơn có thể do lối sống của nam giới ở Việt Nam tồn tại những thói quen không tốt như hút thuốc lá và uống rượu bia, đây là yếu tố khởi phát và làm bệnh vảy nến nặng hơn. Hơn nữa nam giới thường có xu hướng lo lắng kinh tế gia đình hơn, tham gia công việc xã hội nhiều hơn, vì vậy khả năng bị căng thẳng tinh thần nhiều hơn. Tuổi Kết quả của nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình của các đối tượng là 44,43 + 15,81 tuổi. Kết quả này so với các tác giả trong nước và nước ngoài đều tương đương như nghiên cứu của Trương Lê Anh Tuấn(12), Phạm Thúy Ngà(11), Phạm Ngọc Trâm(9), H. Takahashi và các cộng sự(12), H. H. Kwon và các cộng sự(5). Tuổi khởi phát Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 35,37 +16 tuổi, phù hợp với nghiên cứu của Trương Lê Anh Tuấn(12) và Phạm Ngọc Trâm(9). Thời gian mắc bệnh Thời gian bệnh kéo dài trung bình là 9,06 +9,29 năm, tương tự với nghiên cứu của H. H. Kwon(5) và Trương Lê Anh Tuấn(12), Phạm Ngọc Trâm(9). Đặc điểm lâm sàng Biểu hiện của bệnh vảy nến Kết quả vảy nến mảng chiếm ưu thế, phù hợp theo Fitzpatrick(4). Tỷ lệ vảy nến có biểu hiện khớp và vảy nến biến chứng đỏ da toàn thân trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với y văn, tỷ lệ này khá cao có thể do nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Da Liễu TP. HCM là tuyến chuyên khoa cuối cùng nên tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học 37 Đặc điểm tổn thương khớp Trong 104 bệnh nhân có 23 bệnh nhân có tổn thương khớp. Kết quả này khá phù hợp với y văn, tỉ lệ vảy nến khớp chiếm từ 10 đến 15% bệnh nhân vảy nến. Đặc điểm tổn thương móng Đa số bệnh nhân đều bị tổn thương móng, tỷ lệ tổn thương móng là 75,96 %. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Trâm(9) cho kết quả 89,09% bệnh nhân có tổn thương móng (89,09%) và số bệnh nhân tổn thương dạng rỗ móng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (87,76%). Theo Fitzpatrick(4) tổn thương móng thường gặp trên 40% bệnh nhân vảy nến nói chung. Số lượng bệnh nhân bị tổn thương móng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn những ghi chép trong y văn có thể do vảy nến là bệnh diễn tiến mạn tính nên các đối tượng nghiên cứu có thể có thời gian bệnh thay đổi, diễn tiến càng lâu, càng dai dẳng thì tổn thương móng càng nhiều. Chỉ số PASI Chỉ số PASI trung bình là 10,2 + 8,7 điểm. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Paolo Gisondi và các cộng sự với chỉ số PASI trung bình là 11,2 + 9(2). Chỉ số BMI Chỉ số BMI trung bình ở bệnh nhân vảy nến mảng là 21,14 + 3,02 điểm, tương đương với nghiên cứu của H. H. Kwon và cộng sự(5), Phạm Thị Dung(10). Nồng độ axit uric huyết thanh So sánh nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân vảy nến và người bình thường Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ axit uric huyết thanh của nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn có so với nhóm người bình thường (p<0,0001), tương tự với nghiên cứu của Gisondi(2). Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu chưa tìm thấy sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân vảy nến với nhóm người bình thường, nguyên nhân có thể do cách chọn mẫu hay cỡ mẫu không đủ lớn để tìm ra sự khác biệt này. Bảng 3: So sánh nồng độ axit uric huyết thanh giữa bệnh nhân vảy nến và người bình thường. Tác giả Nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl) P Nhóm vảy nến Nhóm bình thường Chúng tôi 5,55 +1,59 (N= 104) 4,41 + 1,17 (N= 70) <0,000 1* Paolo Gisondi 5,61 + 1,6 (N= 119) 4,87 + 1,4 (N= 119) <0,05* Andrea Peserico 5,53 + 1,3 5,0 + 1,2 <0,05** Robert R. Baumann 5,01 +0,01 (N= 76) 4,17 +0,86 (N= 68) <0,05* H. K. Kwon 5,1 + 1,5 (N= 189) 5,2 + 1,4 (N= 20000) 5,2 + 1,4 (N= 6461) 0,38* Walker A. Lea 4,75 + 1,18 (N =20) 3,97 + 1,35 (N= 24) >0,05* Ghi chú: * phép kiểm Mann – Witney, ** phép kiểm t Tỷ lệ phần trăm tăng axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm người bình thường Tỷ lệ phần trăm số ca có nồng độ axit uric huyết thanh tăng trong nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn 4 lần so với nhóm người bình thường, tương tự với nghiên cứu của Gisondi và cộng sự(2) với tỷ lệ phần trăm số ca có nồng độ axit uric huyết thanh tăng trong nhóm bệnh nhân vảy nến cao gấp 3 lần so với nhóm người bình thường (19% và 7%). Nghiên cứu của H. H. Kwon và cộng sự(5) cho kết quả có 19,8% bệnh nhân tăng axit uric máu với tiêu chuẩn nồng độ axit uric huyết thanh nam trên 6,8 mg/dl và nữ trên 6mg/dl. Sự khác biệt về nồng độ axit huyết thanh theo giới tính Bình thường nồng độ axit uric huyết thanh ở nữ bao giờ cũng thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân vảy nến nam có nồng độ axit uric huyết thanh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân vảy nến nữ với p<0,0001. Kết quả này tương tự với nhiều nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của H. Kwon(5), Gisondi(2). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 38 Bảng 4: Sự khác biệt về nồng độ axit huyết thanh theo giới tính Tác giả Nồng độ axit uric huyết thanh (mg/dl) P Nhóm vảy nến nữ Nhóm vảy nến nam Chúng tôi 4,79 + 1,37 (N= 46) 6,14 + 1,51 (N= 58) <0,0001* Andrea Peserico 4,9 + 1,3 (N= 96) 6,1 + 1,3 (N= 107) <0,01** H. K. Kwon 4,4 + 1,3 (N= 88) 5,8 + 1,3 (N= 110) <0,01* Robert R. Baumann 4,42 + 0,01 (N= 42) 5,73 + 1,25 (N= 34) <0,05* Paolo Gisondi 4,47 + 1,4 (N= 31) 6,01 + 1,6 (N= 88) < 0,01* Ghi chú: * phép kiểm Mann – Witney, ** phép kiểm t Sự khác biệt giữa nồng độ axit uric huyết thanh với mức độ nặng của bệnh nhân vảy nến Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng (p= 0,034). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của H. H. Kwon và các cộng sự(5), Gisondi và các cộng sự(2). Tương quan giữa nồng độ axit uric huyết thanh với chỉ số PASI của bệnh nhân vảy nến mảng Kết quả của chúng tôi cho thấy chỉ có yếu tố PASI là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến với p< 0,05 và OR là 1,09. Nghiên cứu của Gisondi và các cộng sự(2)cũng ghi nhận PASI là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric, nghiên cứu của H. H. Kwon và các cộng sự(5)kết luận rằng PASI và BMI là hai yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric ở bệnh nhân vảy nến. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu nồng độ axit uric trong huyết thanh 104 bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da Liễu TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 07/2014 đến tháng 04/2015 và so sánh với 70 người bình thường, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ bệnh nhân nữ (44,2 %) thấp hơn bệnh nhân nam (56,8%). Phân loại biểu hiện của bệnh vảy nến: vảy nến mảng chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,1%. Nồng độ axit uric trong huyết thanh trung bình ở bệnh nhân vảy nến là 5,55 + 1,59 mg/dl. Nồng độ axit uric huyết thanh trung bình nhóm người bình thường 4,41 + 1,17 mg/dl. Trong đó tỉ lệ phần trăm số ca có nồng độ axit uric huyết thanh tăng trong nhóm bệnh nhân vảy nến cao hơn 4 lần so với nhóm người bình thường (24,04% và 5,71%). Khi so sánh giữa nhóm vảy nến với nhóm người bình thường, nồng độ axit uric huyết thanh trung bình của bệnh nhân vảy nến cao hơn so với nhóm người bình thường (p<0,0001). Nồng độ axit uric huyết thanh trung bình của bệnh nhân vảy nến cao hơn so với nhóm người bình thường trong từng giới (p<0,0001). Chúng tôi không ghi nhận có khác biệt về nồng độ axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân khởi phát sớm và nhóm khởi phát muộn (p= 0,413). Khi xem xét về mối liên quan giữa nồng độ axit uric và các đặc điểm của bệnh vảy nến, chúng tôi thấy không có sự tương quan giữa nồng độ axit uric huyết thanh với thời gian bệnh (p= 0,125) cũng như tuổi khởi phát (p= 0,198). So sánh nồng độ axit uric giữa 3 nhóm mức độ nặng của bệnh cho thấy có khác biệt về nồng độ axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng (p= 0,034). Chúng tôi cũng ghi nhận có sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân có tăng axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng (p= 0,026). Chúng tôi tiến hành phân tích hồi quy logistic 3 yếu tố có thể gây tăng axit uric huyết thanh là giới tính, BMI và PASI cho kết quả chỉ có yếu tố PASI là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến (p<0,05 và OR= 1,09). Qua kết quả nghiên cứu thu nhận được chúng tôi có những kiến nghị như sau: định Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học 39 lượng axit uric huyết thanh là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh chóng, chính xác và chi phí khá thấp. Do đó, nồng độ axit uric huyết thanh có thể được khuyến cáo sử dụng như một công cụ hỗ trợ trong việc đánh giá độ nặng của bệnh vảy nến cũng như theo dõi và điều trị. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu lớn hơn, chuyên sâu hơn về axit uric cũng như các rối loạn về chuyển hóa trên bệnh vảy nến trong tương lai, và có thể sử dụng axit uric như một yếu tố tiên lượng độ nặng của bệnh vảy nến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdel-Hafez K, Abdel-Aty MA, Hofny ER (2003) "Prevalence of skin diseases in rural areas of Assiut Governorate, Upper Egypt". International journal of dermatology, 42 (11), 887-92. 2. Arican O, Aral M, Sasmaz S, Ciragil P (2005), "Serum Levels of TNF-α, IFN-γ, IL-6, IL-8, IL-12, IL-17, and IL-18 in Patients With Active Psoriasis and Correlation With Disease Severity", Mediators Inflamm, 2005(5), pp.273-279. 3. Gisondi P, Tessari G, Conti A, et al (2007). Prevalence of metabolic syndrome in patients with psoriasis: a hospital- based casecontrol study. Br J Dermatol; 157: 68–73 4. GudjonssonEJ, Elder TJ (2012), "Psoriasis", Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine, McGraw-Hill, 7, 1, pp. 197- 231. 5. Kwon HH, KwonHI, Choi WJ and YounIJ (2010). “Cross- sectional study on the correlation of serum uric acid with disease severity in Korean patients with psoriasis”, Seoul National University College of Medicine, Seoul, Korea. 6. Mai Phi Long (2013). “Nồng độ Interleukin 6 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013”, Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành da liễu, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Đạt Anh (2012). Axit uric, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, nhà xuất bản Y Học, tr. 56-60. 8. Nguyễn Tất Thắng (2003). "Nghiên cứu điều trị bệnh vảy nến chưa biến chứng bằng kẽm và DDS", Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành bệnh học nội khoa, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 9. Phạm Ngọc Trâm (2013). “Nồng độ Interleukin 7 trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2013”, Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành da liễu, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 10. Phạm Thị Dung (2014). “Nghiên cứu tình trạng tăng axit uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn ở người 30 tuổi trở lên tại cộng đồng nông thôn Thái Bình”, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 11. Phạm Thúy Ngà (2011). “Nồng độ homocysteine và acid folic huyết tương ở bệnh nhân vảy nến mảng tại bệnh viên da liễu TP Hồ Chí Minh”, Luận án bác sĩ chuyên khoa 2 y học chuyên ngành da liễu, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 12. Takahashi H, Tsuji H, Hashimoto Y, Ishida-Yamamoto A, Iizuka H (2010), "Serum cytokines and growth factor levels in Japanese patients with psoriasis", Clin Exp Dermatol, 35(6), pp.645-9. 13. Trương Lê Anh Tuấn (2011). “Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa”, Luận văn thạc sĩ y học chuyên ngành da liễu, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí MinhAli, Tariq Abd Al Hassan (2011) "The pattern of skin diseases in Karbala city: A retrospective study". QMJ, 7 (12), 117-12 Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_do_axit_uric_huyet_thanh_tren_benh_nhan_vay_nen.pdf