Tài liệu Nông dân có gặt hái được những gì họ gieo trồng? Ảnh hưởng của việc sản xuất rau nông hộ nhỏ đến dinh dưỡng của trẻ em ở nông thôn Việt Nam: H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
216
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
Nông dân có gặt hái được những gì họ gieo trồng?
Ảnh hưởng của việc sản xuất rau nông hộ nhỏ đến
dinh dưỡng của trẻ em ở nông thôn Việt Nam
Christian Genova1, Wendy Umberger1*, Suzie Newman1,2, Alexandra Per-
alta1, and Di Zeng1
Cơ quan
1Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học
Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia.
2Viện nghiên cứu Cây trồng và Lương thực, Đường 120 Mt Albert, Sandringham,
Auckland, 1025, New Zealand.
Tác giả đại diện
wendy.umberger@adelaide.edu.au
Từ khóa
Dinh dưỡng trẻ em, tiếp cận thị trường, tham gia thị trường, sản xuất rau
Giới thiệu
Bài nghiên cứu này xem xét mối liên quan giữa sản xuất rau nông hộ quy
mô nhỏ và kết quả dinh dưỡng của trẻ em. Chúng tôi sử dụng một bộ dữ
liệu duy nhất để nghiên cứu 223 trẻ em từ 6 đến 60 tháng từ 183 hộ nông
thôn ở T...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông dân có gặt hái được những gì họ gieo trồng? Ảnh hưởng của việc sản xuất rau nông hộ nhỏ đến dinh dưỡng của trẻ em ở nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
216
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
Nông dân có gặt hái được những gì họ gieo trồng?
Ảnh hưởng của việc sản xuất rau nông hộ nhỏ đến
dinh dưỡng của trẻ em ở nông thôn Việt Nam
Christian Genova1, Wendy Umberger1*, Suzie Newman1,2, Alexandra Per-
alta1, and Di Zeng1
Cơ quan
1Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học
Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia.
2Viện nghiên cứu Cây trồng và Lương thực, Đường 120 Mt Albert, Sandringham,
Auckland, 1025, New Zealand.
Tác giả đại diện
wendy.umberger@adelaide.edu.au
Từ khóa
Dinh dưỡng trẻ em, tiếp cận thị trường, tham gia thị trường, sản xuất rau
Giới thiệu
Bài nghiên cứu này xem xét mối liên quan giữa sản xuất rau nông hộ quy
mô nhỏ và kết quả dinh dưỡng của trẻ em. Chúng tôi sử dụng một bộ dữ
liệu duy nhất để nghiên cứu 223 trẻ em từ 6 đến 60 tháng từ 183 hộ nông
thôn ở Tây Bắc Việt Nam. Chúng tôi áp dụng khung khái niệm của UNICEF
thường được sử dụng để giải thích nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ
em. Trong đó, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và bệnh tật là những yếu
tố quyết định dẫn đến tình trạng trẻ trẻ suy dinh dưỡng. Những yếu tố
này thường xuất hiện cùng nhau và được gây ra bởi một số nguyên nhân
cơ bản như thiếu khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm xét về cả vật chất
lẫn kinh tế, thiếu kỹ năng chăm sóc cho bà mẹ và trẻ nhỏ và môi trường
không hợp vệ sinh, chủ yếu là do thu nhập thấp. Vì đa số các hộ điều tra
là hộ sản xuất rau quy mô nhỏ, và rau có hàm lượng vi chất cao nên chúng
tôi đưa ra giả thuyết về mối quan hệ tích cực này lên kết quả dinh dưỡng
của trẻ. Ở cấp hộ gia đình, mối liên hệ giữa sản xuất rau và kết quả dinh
dưỡng của trẻ có thể là kết quả của việc tăng lượng tiêu dùng thực phẩm
giàu dinh dưỡng do hộ sản xuất được, hoặc có nguồn thực phẩm dinh
dưỡng và đa dạng hơn từ việc nâng cao nguồn thu nhập nông nghiệp khi
tham gia thị trường hoặc tiếp cận gần hơn với nguồn cung cấp thực phẩm.
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
217
Hướng tiếp cận nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng số liệu từ cuộc điều tra hộ gia đình nông thôn được
thu thập vào tháng 7 và tháng 8 năm 2016. Các hộ nông dân quy mô nhỏ
được lựa chọn từ phương pháp lấy mẫu phân tầng nhiều lần. Tổng cộng,
chúng tôi có 183 hộ gia đình có trẻ em từ 6 đến 60 tháng tuổi. Sáu tiêu
chí đo lường về dinh dưỡng được sử dụng: chỉ số chiều cao theo tuổi với
z-scores của trẻ (HAZ), chỉ số cân nặng theo tuổi với z-scores (WAZ) và chỉ
số chiều cao theo cân nặng với z-scores (WHZ) và tỷ lệ còi cọc, thiếu cân
và gầy còm, theo từng mô hình riêng biệt. Các chỉ số HAZ, WAZ, và WHZ là
các biến liên tục và các biến tỷ lệ còi cọc, thiếu cân và gầy còm là biến nhị
phân dựa trên chỉ số z-scores với độ lệch chuẩn dưới -2. Sản xuất rau quy
mô nông hộ nhỏ được đo lường dựa trên bốn chỉ tiêu: độ đa dạng của sản
xuất rau, khả năng tiếp cận thị trường (thời gian đi tới chợ) và sự tham
gia thị trường (hai biến giả cho biết hộ gia đình bán sản phẩm cho các chợ
truyền thống, và các chợ hiện đại). Trước tiên, chúng tôi ước lượng mỗi
kết quả dinh dưỡng với một hàm của việc sản xuất rau quy mô nông hộ
nhỏ kiểm soát các biến số gây nhiễu sử dụng mô hình hồi quy ba giai đoạn
(3SLS) để ước lượng một hệ các phương trình đồng thời nhằm giải quyết
vấn đề biến nội sinh của hai biến là độ đa dạng trong sản xuất rau và sự
tham gia thị trường. Chúng tôi so sánh những kết quả này với phương
pháp hồi quy thông thường (OLS) với các chỉ số HAZ, WAZ, và WHZ, và
hàm logit cho tỷ lệ còi cọc, thiếu cân và gầy còm.
Kết quả
Kết quả của chúng tôi cho thấy sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ thông
qua sự tham gia thị trường (hoặc bán cho các chợ hiện đại hoặc các chợ
truyền thống) rất quan trọng trong việc cải thiện kết quả dinh dưỡng của
trẻ, cụ thể là với các chỉ số chiều cao theo tuổi của trẻ (HAZ) và chỉ số cân
nặng theo tuổi của trẻ (WAZ). Chúng tôi cũng thấy việc bán sản phẩm tại
các chợ hiện đại cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khả
năng của trẻ bị còi cọc và thiếu cân. Mối quan hệ nghịch đảo này có ý
nghĩa ở mức 1%, trong khi mô hình trẻ thiếu cân có mức ý nghĩa thống kê
là 10%. Kết quả của chúng tôi là chính xác khi sử dụng các phương pháp
ước lượng khác nhau. Kết quả của mô hình hồi quy 3 giai đoạn (3SLS) cho
thấy kết quả tương tự với hệ số lớn hơn, và có ý nghĩa thống kê hơn với
biến sự tham gia thị trường, đặc biệt nếu hộ gia đình bán hàng cho các
chợ hiện đại, với các biến HAZ và WAZ có ý nghĩa ở mức độ 1% và 5%.
Tương tự, chúng tôi cũng quan sát thấy tác động mạnh mẽ và tiêu cực của
sự tham gia thị trường đối với những kết quả còi cọc và suy dinh dưỡng.
Nhìn chung, sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ không có ảnh hưởng đáng
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
218
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
kể đến biến WHZ và gầy còm trong ước lượng của hàm hồi quy thường
(OLS), hàm Logit và hàm hồi quy 3 giai đoạn (3SLS). Mối liên hệ giữa sự
đa dạng của rau xanh và khả năng tiếp cận thị trường, và kết quả suy dinh
dưỡng của trẻ cũng không đáng kể trong tất cả các mô hình hồi quy.
Thảo luận và kết luận
Nghiên cứu này làm sáng tỏ mối liên hệ tích cực giữa sản xuất rau quy mô
nông hộ nhỏ và kết quả dinh dưỡng của trẻ em ở khu vực Tây Bắc Việt
Nam. Các phát hiện của chúng tôi gợi ý mối quan hệ tích cực giữa sự tham
gia thị trường, sự tăng trưởng tuyến tính và suy dinh dưỡng của trẻ như
đã được nêu ra ở giả thuyết ban đầu. Gầy còm (WHZ), một chỉ số về tình
trạng dinh dưỡng hiện tại do đói nghèo hoặc bệnh nặng, ít được kỳ vọng
hơn trong dữ liệu chéo do độ nhạy với các biến động theo mùa, điều mà
không được tính đến trong mô hình của chúng tôi. Điều này có thể giải
thích tại sao chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng gầy còm
với tất cả các chỉ số về sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ. Mặt khác, điều
này có thể được diễn tả bởi chỉ số thiếu cân (WAZ) là một chỉ số đo tổng
hợp phản ánh cả suy dinh dưỡng cấp tính (WHZ) và mãn tính (HAZ).
Mặc dù các loại rau có hàm lượng vi chất cao nhưng chúng tôi không tìm
thấy bằng chứng nào cho thấy nó đủ để cải thiện kết quả dinh dưỡng.
Tương tự, khoảng cách gần với chợ không cho thấy đứa trẻ khỏe mạnh
hơn so với ở những vùng sâu vùng xa. Điều quan trọng là sự tham gia thị
trường, nghĩa là các hộ gia đình có thu nhập cao hơn từ việc bán rau cho
các chợ truyền thống hoặc hiện đại và có thể mua nhiều thực phẩm dinh
dưỡng và đa dạng hơn, dẫn đến cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho
trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi về lâu dài. Sự can thiệp về nông nghiệp trong
tương lai hướng đến việc giải quyết suy dinh dưỡng của trẻ em có thể có
hiệu quả nếu nó kết hợp tạo ra mối liên kết giữa nông dân và thị trường.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc
tế Australia (ACIAR) thông qua dự án AGB/2012/059. Xin trân trọng cảm
ơn các Điều phối viên Quốc gia TS Phan Thuý Hiền và bà Nguyễn Thị Thu
Hiền, và các nhà nghiên cứu từ Hội Phụ nữ Việt Nam (VWU), Chi cục Bảo
vệ Thực vật Lào Cai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Viện Nghiên
cứu Rau quả (FAVRI), Viện Nghiên cứu Phát triển Mêkông (MDRI), Viện
Thổ nhưỡng Nông hóa (SFRI), Bà Lê Thị Nga (Quỹ HealthBridge), Tiến sĩ
Nicholas Minot (IFPRI), Tiến sĩ James Seale (Đại học Florida) và các đồng
nghiệp tại Đại học Adelaide.
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
219
Hình 1. Chỉ số HAZ, WAZ, và WHZ z-scores của trẻ em trong mẫu điều tra
ở tỉnh Lào Cai.
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
220
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
Bảng 1. Uớc lượng hồi quy 3 giai đoạn (3SLS) về tác động của việc sản
xuất rau quy mô nông hộ nhỏ với kết quả dinh dưỡng của trẻ (n = 223)
Z-score Tỷ lệ
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
BIẾN HAZ WAZ WHZ Còi cọc
Thiếu
Cân
Gầy
còm
VegDiversity -0.244 0.193 0.264 0.173 0.078 -0.103
(0.409) (0.253) (0.353) (0.134) (0.113) (0.077)
TimeMarket 0.065 0.276 0.253 0.053 -0.138 -0.053
(0.565) (0.344) (0.481) (0.177) (0.155) (0.102)
ModMarket 0.649** 0.387** 0.003 -0.249*** -0.137* -0.029
(0.273) (0.172) (0.241) (0.083) (0.078) (0.051)
TradMarket 0.700* 0.353 0.098 -0.211* -0.152 0.036
(0.388) (0.250) (0.348) (0.124) (0.112) (0.075)
Ghi chú: Sai số chuẩn được chỉ ra trong ngoặc và được nhóm lại ở cấp hộ
gia đình. *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1. Tất cả các mô hình bao gồm các
biến kiểm soát cho con, mẹ và đặc điểm hộ gia đình, chỉ số trao quyền cho
phụ nữ và phân loại địa lý.
VegDiversity, lượng rau được trồng trong chu kỳ sản xuất cuối cùng; Time-
Market, thời gian 1 lần đi đến chợ gần nhất; ModMarket, biến giả cho các
hộ gia đình để bán sản phẩm cho các chợ hiện đại; TradMarket, biến giả
cho các hộ gia đình để bán sản phẩm cho các chợ truyền thống.
Các biến công cụ cho mô hình hồi quy 3 giai đoạn (3SLS) là phần trăm các
hộ gia đình được khảo sát trong cùng một làng mà đã bán cho các chợ
truyền thống với biến TradMarket, và tổng diện tích canh tác trên ha với
biến ModMarket.
Nguồn: Khảo sát tự tiến hành (Tháng 7-Tháng 8 2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_5598_2207214.pdf