Tài liệu Nội soi nong bóng điều trị hẹp niệu quản phức tạp: Kết quả sớm qua 15 trường hợp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 126
NỘI SOI NONG BÓNG ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN PHỨC TẠP:
KẾT QUẢ SỚM QUA 15 TRƯỜNG HỢP
Võ Xuân Huy*, Đỗ Anh Toàn*,**, Ngô Xuân Thái*, Nguyễn Tuấn Vinh**, Nguyễn Ngọc Thái*,
Nguyễn Văn Khoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nội soi nong niệu quản bằng bóng trong điều trị hẹp niệu quản phức tạp là phương pháp dễ thực
hiện, đường cong học tập ngắn, chi phí thấp, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công cao và rất ít biến chứng.
Chúng tôi đã triển khai kỹ thuật này tại bệnh viện Bình Dân và báo cáo những kết quả ban đầu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân hẹp niệu quản phức tạp được nội soi nong bóng tại
bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2019. Nghiên cứu mô tả hàng loạt
trường hợp (case series).
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 15 trường hợp. Tuổi trung bình: 44,2 ± 17,07 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ = 8/7. Bệnh
nhân đều có tiền sử phẫu thuật trước...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội soi nong bóng điều trị hẹp niệu quản phức tạp: Kết quả sớm qua 15 trường hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 126
NỘI SOI NONG BÓNG ĐIỀU TRỊ HẸP NIỆU QUẢN PHỨC TẠP:
KẾT QUẢ SỚM QUA 15 TRƯỜNG HỢP
Võ Xuân Huy*, Đỗ Anh Toàn*,**, Ngô Xuân Thái*, Nguyễn Tuấn Vinh**, Nguyễn Ngọc Thái*,
Nguyễn Văn Khoa*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nội soi nong niệu quản bằng bóng trong điều trị hẹp niệu quản phức tạp là phương pháp dễ thực
hiện, đường cong học tập ngắn, chi phí thấp, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công cao và rất ít biến chứng.
Chúng tôi đã triển khai kỹ thuật này tại bệnh viện Bình Dân và báo cáo những kết quả ban đầu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân hẹp niệu quản phức tạp được nội soi nong bóng tại
bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2019. Nghiên cứu mô tả hàng loạt
trường hợp (case series).
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 15 trường hợp. Tuổi trung bình: 44,2 ± 17,07 tuổi. Tỷ lệ nam/ nữ = 8/7. Bệnh
nhân đều có tiền sử phẫu thuật trước đó. Trong đó số lượng bệnh nhân đã phẫu thuật trên đường tiết niệu nhiều
nhất 88,89%, 11,11% bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật sản phụ khoa. Có bệnh nhân đã phẫu thuật trên đường
tiết niệu nhiều lần. Bệnh nhân được tán sỏi nội soi chiếm tỷ lệ cao nhất 50%. Vị trí hẹp niệu quản chủ yếu là ở
1/3 giữa và 1/3 trên (87,5%). Hẹp ở 1/3 dưới là 12,5%. Chiều dài đoạn hẹp trung bình là 1,5 ±0,73cm, ngắn nhất
là 0,5cm, dài nhất là 3cm. Trong đó hẹp =2cm là 25%. Tất cả bệnh nhân đều phát hiện ứ nước
cùng bên tổn thương. Ứ nước độ II chiếm đa số 62,5%. Ứ nước độ III chiếm 25%, ứ nước độ I chiếm 12,5%.
Thời gian phẫu thuật trung bình là 66,93 ± 18,08 phút, ngắn nhất là 40 phút và dài nhất là 100 phút. Tỷ lệ thành
công về kỹ thuật: 100% (16/16). Tỷ lệ thành công sau rút thông JJ 1 tháng: 84,62% (11/13). Tỷ lệ thành công sau
rút thông JJ 3 tháng: 81,81% (9/11).
Kết luận: Điều trị hẹp niệu quản bằng phương pháp nội soi nong bóng có tỷ lệ thành công cao, dễ thực hiện,
đường cong học tập ngắn với ít biến chứng và chi phí điều trị thấp hơn. Đặc biệt trên những bệnh nhân có nhiều
nguy cơ phẫu thuật, tiên lượng cuộc mổ mở tạo hình khó khăn vì vết mổ cũ, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống
bị ảnh hưởng nặng nề vì hẹp niệu quản tái phát, phương pháp này sẽ là một cứu cánh và nên được cân nhắc là
phương pháp tiếp cận ban đầu.
Từ khoá: hẹp niệu quản, nội soi nong bóng
ABSTRACT
BALLOON DILATATION IN THE TREATMENT OF COMPLEX URETERAL STRICTURES: INITIAL
RESULTS OF 15 PATIENTS
Vo Xuan Huy, Do Anh Toan, Ngo Xuan Thai, Nguyen Tuan Vinh, Nguyen Ngoc Thai,
Nguyen Van Khoa
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 126 - 131
Objectives: Balloon dilation in treatment of complex ureteral strictures is easy to perform, has a short
learning curve with fewer complications, short hospitalization and lower cost. We report the initial results of this
technique at Binh Dan hospital.
Materials and methods: A case series was performed on patients with complex ureteral strictures who had
*Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh **Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: TS.BS. Đỗ Anh Toàn ĐT: 0983707036 Email: doanhtoan2004@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 127
undergone balloon dilation from April 2017 to April 2019 at Binh Dan hospital.
Results: Sixteen ureteral strictures in fifteen (8 male, 7 female) patients were consecutively treated by
balloon dilation. The mean age was 44.2 ± 17.07 years. All patients had developed strictures after a combination of
surgery: 14 strictures (88.89%) after urological surgery and 2 strictures (11.11%) after gynecological surgery.
Stricture after endoscopic lithotripsy had 50 % of all. The location of strictures was major in proximal and middle
ureter (87.5%). 12.5% stricture was distal ureter. The mean length of stricture was 1.5 ± 0.73cm. All patients
had ipsilateral hydronephrosis: 2 Grade I (12.5%), 10 Grade II (62.5%) and 4 Grade III (25%). The mean
procedural time was 66.93 ± 18.08 minutes (range, 40 - 100 minutes). The technical success rate was 100%. The
success rate after 1 month and 3 months withdrawing ureteral stent was 84.62 % and 81.81%, respectively.
Conclusions: Balloon dilation in treatment of complex ureteral strictures is easy to perform, has a short
learning curve with fewer complications, short hospitalization and lower cost. Especially for patients who
had serious combined morbidities, recurrent stricture, this procedure is recommended as an effective first line
treatment.
Key words: ureteral strictures, balloon dilation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hẹp niệu quản là tình trạng hẹp khẩu kính
của lòng niệu quản do nhiều bệnh khác nhau
gây ra và dẫn tới tắc nghẽn đường tiết niệu
trên(8,18). Những nguyên nhân phổ biến nhất của
hẹp niệu quản bao gồm thiếu máu nuôi niệu
quản, những chấn thương do phẫu thuật và
không do phẫu thuật, xơ hoá quanh niệu quản,
bệnh lý ác tính, và bẩm sinh(4). Mặc dù tỷ lệ mắc
của bệnh lý hẹp niệu quản trong dân số chung là
không rõ, nhưng rõ ràng sự hiện diện của sỏi
niệu quản và những can thiệp điều trị liên quan
đến sỏi là những yếu tố nguy cơ. Sự ra đời của
những thủ thuật nội soi niệu quản đã dẫn đến tỷ
lệ mắc bệnh hẹp niệu quản cao hơn(1,19).
Hẹp niệu quản làm cản trở sự lưu thông
bình thường của dòng nước tiểu từ thận xuống
bàng quang và gây nên nhiều biến chứng nguy
hiểm như đau mỏi thắt lưng kéo dài, thận ứ
nước, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm đài bể
thận, thận ứ mủ và cuối cùng là gây nên suy
thận. Do đó việc đánh giá và điều trị đúng là rất
quan trọng(4).
Mục tiêu của điều trị hẹp niệu quản là giải
phóng tắc nghẽn và bảo tồn chức năng thận(4).
Cho tới nay có nhiều phương pháp khác nhau
để điều trị hẹp niệu quản. Trong đó, mổ hở tạo
hình được xem là tiêu chuẩn vàng, nhưng nó là
phẫu thuật xâm lấn đáng kể, có thể gây ra nhiều
biến chứng, kéo dài thời gian nằm viện và tăng
chi phí điều trị(16,18). Ngày nay, sự ứng dụng rộng
rãi những kỹ thuật nội soi trong chuyên ngành
tiết niệu đã cho phép điều trị hẹp niệu quản
bằng các phương pháp xâm lấn tối thiểu như:
nội soi đặt thông niệu quản, nội soi nong bằng
bong bóng, nội soi xẻ hẹp niệu quản. Những kỹ
thuật nội soi đã mang đến những lựa chọn điều
trị hiệu quả và ít xâm lấn(4,16). Tuy nhiên, việc
điều trị hẹp niệu quản phức tạp vẫn đang là 1
thách thức lớn trên bệnh nhân đã phẫu thuật tiết
niệu nhiều lần, bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh
kèm theo có nguy cơ phẫu thuật cao, bệnh nhân
có chất lượng cuộc sống giảm nặng vì hẹp niệu
quản tái phát, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,...
Trong những trường hợp đó, nội soi nong niệu
quản bằng bóng so với các phương pháp khác là
dễ thực hiện, đường cong học tập ngắn, chi phí
thấp, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công
cao và rất ít biến chứng(12). Xuất phát từ thực tiễn
trên, chúng tôi đã triển khai kỹ thuật nội soi
nong bóng điều trị hẹp niệu quản phức tạp và
báo cáo những kết quả ban đầu.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân hẹp niệu quản được chẩn đoán,
điều trị và theo dõi tại bệnh viện Bình Dân
Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian
từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2019.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 128
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp niệu
quản lành tính hoặc mắc phải trước hoặc trong
mổ ở tất cả các vị trí niệu quản.
Tiêu chuẩn loại trừ
Ung thư niệu quản, ung thư xâm lấn niệu
quản gây các biến chứng hẹp niệu quản.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp
(case series).
Các bước thực hiện
Đánh giá trước mổ
Bệnh nhân được làm đầy đủ các xét nghiệm
cơ bản, đánh giá chức năng thận hai bên và tình
trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Siêu âm,
chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu để chẩn đoán xác
định, đặc điểm, nguyên nhân bệnh lý hẹp niệu
quản. Người bệnh được chuẩn bị trước phẫu
thuật theo quy trình thống nhất: nhịn ăn, vệ sinh
vùng phẫu thuật và toàn thân. Có thể dùng
kháng sinh dự phòng trước mổ hoặc không tùy
theo chỉ định.
Dụng cụ phẫu thuật
1 dây dẫn (guidewire) mềm hydrophylic, 2
guidewire cứng PTFE, 2 micro guidewire.
1 thông niệu quản 6Fr hoặc 7 Fr.
1 bóng nong mạch máu ngoại biên passeo 35.
2 thông double J 5Fr hoặc 6Fr.
1 thông Foley niệu đạo 16 Fr.
1 bộ bơm xả áp lực bóng.
Kỹ thuật mổ
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, nằm
tư thế sản phụ khoa. Đưa máy soi vào bàng
quang xác định vị trí 2 lỗ niệu quản. Đưa máy
soi lên niệu quản cần can thiệp dưới hướng dẫn
của guidewire mềm đến dưới đoạn hẹp. Chụp
niệu quản bể thận ngược dòng bằng thuốc cản
quang, quan sát trên màn hình C-arm xác định
vị trí, chiều dài đoạn hẹp. Đánh dấu đoạn hẹp
trên màn hình C-arm (Hình 1).
Hình 1: Hình ảnh chụp niệu quản bể thận ngược
dòng xác định chiều dài và vị trí hẹp niệu quản
Đưa bóng nong theo micro guidewire lên
niệu quản, qua chỗ hẹp sao cho đoạn hẹp đã
đánh dấu trên màn hình nằm giữa vị trí 2
marker của bóng. Sau đó bóng được bơm dưới
áp lực từ 10-14 Atm. Đoạn hẹp sẽ bung ra đều
theo chu vi niệu quản, quan sát thấy chỗ hẹp
‘thắt eo’ biến mất trên màn hình C-arm (Hình 2).
Hình 2: Hình ảnh chỗ hẹp “thắt eo” biến mất trên
màn hình C-arm
Khi đó, giữ áp lực bóng 5 phút rồi xả bóng.
Rút bóng ra ngoài cơ thể. Đặt 2 thông double J.
Kiểm tra thấy thông double J đúng vị trí (Hình 3).
Rút máy soi niệu quản. Đặt thông Foley niệu
đạo lưu. Kết thúc phẫu thuật.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 129
Hình 3: Hình ảnh đặt 2 thông double JJ sau nong
bóng
Điều trị và theo dõi sau mổ
Rút thông tiểu ở hậu phẫu ngày 1. Hậu phẫu
ngày 2 cho bệnh nhân xuất viện. Rút thông
double J sau 2 tháng. Tái khám sau rút thông
double J 1 tháng và 3 tháng. Xét nghiệm tổng
phân tích tế bào máu, urê, creatinin, tổng phân
tích nước tiểu. siêu âm bụng tổng quát, chụp cắt
lớp vi tính hệ tiết niệu (khi cần thiết) mỗi lần tái
khám. Đánh giá kết quả dựa vào triệu chứng
lâm sàng và cận lâm sàng.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Nhóm tuổi + giới
Tuổi Nam Nữ Tần suất Tỷ lệ
Dưới 30 tuổi 2 2 4 26,67%
30 – 60 tuổi 6 4 10 66,67 %
Trên 60 tuổi 0 1 1 6,66%
Tổng 8 7 15 100%
Tuổi trung bình: 44,2 ± 17,07 tuổi, nhỏ nhất
15 tuổi, lớn nhất 70 tuổi. Số lượng nam nhiều
hơn nữ, nam/ nữ = 8/7 Khi đó, giữ áp lực bóng 5
phút rồi xả bóng. Rút bóng ra ngoài cơ thể. Đặt 2
thông double J. Kiểm tra thấy thông double J
đúng vị trí (Bảng 1).
Bệnh nhân đều có tiền sử phẫu thuật trước
đó. Trong đó số lượng bệnh nhân đã phẫu thuật
trên đường tiết niệu nhiều nhất 88,89%. 11,11%
bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật sản phụ khoa.
Trong đó có bệnh nhân đã phẫu thuật trên
đường tiết niệu nhiều lần. Bệnh nhân được tán
sỏi nội soi chiếm tỷ lệ cao nhất 50% (Bảng 2).
Bảng 2: Tiền sử bệnh
Loại phẫu thuật cụ thể Tần suất Tỷ lệ
Tiết niệu
Nội soi tán sỏi niệu quản
ngược dòng
9
88,89%
Nội soi hông lưng lấy sỏi 2
Mổ hở tạo hình khúc nối bể
thận – niệu quản
1
Xẻ hẹp khúc nối bể thận –
niệu quản nội soi
1
Nội soi hông lưng tạo hình
khúc nối bể thận – niệu quản
1
Mổ mở lấy sỏi thận 2
Sản phụ
khoa
Mổ mở cắt tử cung + xạ trị 1 11,11%
Mổ mở thai ngoài tử cung 1
Bảng 3: Vị trí hẹp niệu quản
Vị trí Tần xuất Tỷ lệ
1/3 trên 7 43,75%
1/3 giữa 7 43,75%
1/3 dưới 2 12,5%
Tổng 16 100%
Có 1 bệnh nhân được can thiệp đồng thời ở 2
niệu quản. Vị trí hẹp niệu quản chủ yếu là ở 1/3
giữa và 1/3 trên (43,75%). Hẹp ở 1/3 dưới là 12,5%
(Bảng 3).
Bảng 4: Chiều dài đoạn hẹp
Chiều dài đoạn
hẹp
Tần suất Tỷ lệ
<2cm 12 75%
>=2cm 4 25%
Tổng 16 100%
Chiều dài đoạn hẹp trung bình là
1,5±0,73cm, ngắn nhất là 0,5cm, dài nhất là
3cm. Trong đó hẹp =2cm là 25%
(Bảng 4).
Bảng 5: Mức độ ứ nước của thận
Độ ứ nước Tần suất Tỷ lệ
Độ I 2 12,5%
Độ II 10 62,5%
Độ III 4 25%
Tổng 16 100%
Tất cả bệnh nhân đều phát hiện ứ nước
cùng bên tổn thương. Ứ nước độ II chiếm đa
số 62,5%. Ứ nước độ III chiếm 25%, ứ nước độ
I chiếm 12,5% (Bảng 5).
Kết quả phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình là
66,93±18,08 phút, ngắn nhất là 40 phút và dài
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 130
nhất là 100 phút.
Tỷ lệ thành công về kỹ thuật: 100% (16/16).
Tỷ lệ thành công sau rút thông JJ 1 tháng:
84,62% (11/13).
Tỷ lệ thành công sau rút thông JJ 3 tháng:
81,81% (9/11).
BÀN LUẬN
Hẹp niệu quản được chia làm các nguyên
nhân lành tính, ác tính, do điều trị và vô căn, với
nguyên nhân lành tính và do điều trị chiếm trên
1/3 số trường hợp(18). Tỷ lệ mắc hẹp niệu quản do
điều trị được báo cáo là 0,3- 1,5%, trong đó có tới
58% là do phẫu thuật nội soi(14). Tuy nhiên gần
đây, tỷ lệ hẹp niệu quản sau phẫu thuật đã tăng
lên 4% và đối với các trường hợp sỏi khảm có
thể tăng tới 7,8- 26,2%(2,6,9,17). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tất cả bệnh nhân đều đã được
phẫu thuật tiết niệu và sản phụ khoa. Trong đó
chủ yếu là do tán sỏi niệu quản nội soi ngược
dòng đến 50%. Điều đó cho thấy tỷ lệ hẹp niệu
quản sau các phẫu thuật trên niệu quản là rất
cao. Đây cũng là một thông tin quan trọng cho
các bác sĩ lâm sàng về việc theo dõi xa bệnh nhân
định kì sau các can thiệp đến niệu quản.
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong
nghiên cứu là 44,2 ± 17,07, tuổi nhỏ nhất là 15,
lớn nhất là 70. Đa số bệnh nhân nằm trong lứa
tuổi lao động, điều này làm giảm chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân và năng suất lao động
của xã hội.
Vị trí hẹp niệu quản thường gặp nhất trong
nghiên cứu của chúng tôi là ở 1/3 giữa và 1/3
trên với tỷ lệ 43,75%. Vị trí hẹp niệu quản ở 1/3
dưới ít gặp hơn chiếm tỷ lệ 12,5%. Đa số bệnh
nhân vào viện với thận đã bị ứ nước nặng. Thận
ứ nước độ II và độ III lần lượt là 62,5% và 25%.
Theo Byun và cs, các yếu tố tiên lượng như tuổi,
giới, vị trí hẹp, độ ứ nước đều không ảnh hưởng
đến tỷ lệ thành công(3). Tuy nhiên, nghiên cứu
khác cho thấy vị trí hẹp niệu quản 1/3 giữa có tỷ
lệ thất bại cao hơn. Nguyên nhân và chiều dài
đoạn hẹp là yếu tố tiên lượng quan trọng đến kết
quả điều trị cuối cùng(8). Tỷ lệ thành công vị trí
hẹp niệu quản đoạn xa cao hơn so với đoạn giữa
theo Bannakij Lojanapiwat và cs(11).
Điều trị hẹp niệu quản truyền thống bao
gồm những kỹ thuật mổ mở khác nhau tuỳ
thuộc vào vị trí, chiều dài, nguyên nhân của hẹp
niệu quản. Mổ mở tạo hình được xem là cách
tiếp cận cuối cùng để bảo toàn thành công chức
năng thận, nhưng là phương pháp xâm lấn đáng
kể, nhiều biến chứng, thời gian nằm viện kéo dài
dẫn đến chi phí điều trị cao. Ngay sau khi ra đời,
các kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu đã trở
thành phương pháp tiếp cận đầu tiên trong điều
trị hẹp niệu quản với tỷ lệ thành công và hiệu
quả cao, biến chứng thấp(5,13). Điều này đặc biệt
quan trọng và là cứu cánh cho những bệnh nhân
đã có tiền sử phẫu thuật nhiều lần trên đường
tiết niệu, những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh
kết hợp, những bệnh nhân phải mang ống dẫn
lưu đường tiết niệu thời gian dài, bị nhiễm
khuẩn đường tiết niệu tái phát
Thời gian phẫu thuật trung bình của chúng
tôi là 66,93 ± 18,08 phút, ngắn nhất là 40 phút và
dài nhất là 100 phút. Thời gian phẫu thuật ngày
càng ngắn lại cùng với sự quen thuộc và thao tác
thuần thục hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 15 bệnh
nhân, có 1 bệnh nhân được phẫu thuật nong
niệu quản ở cả 2 bên cùng 1 cuộc mổ. Có 3 bệnh
nhân còn đang đặt JJ chưa tới kỳ hạn rút, 2 bệnh
nhân được theo dõi tới tháng thứ 2 sau rút JJ.
Chúng tôi đạt tỷ lệ thành công về kỹ thuật là
100%, cao hơn Chaoyue Lu và cs thống kê là
89%(12). Goldficher and Gerber (1997) thành công
trong 50- 76% trường hợp hẹp đoạn ngắn và
không phải hẹp miệng nối niệu quản(7). Razdan
và cs báo cáo tỷ lệ thành công chung 74 % trên 50
bệnh nhân được theo dõi từ 0,5-9 năm(15). Byun
và cs đạt thành công 57% trong hẹp lành tính và
14% trong hẹp ác tính sau 36 tháng theo dõi và
không trường hợp nào thành công khi hẹp đoạn
dài hơn 2cm(3). Tỷ lệ thành công của chúng tôi
đạt được lần lượt 1 tháng và 3 tháng theo dõi sau
rút JJ là 84,62% và 81,81%, phù hợp với kết quả
của những tác giả khác. Có 2 trường hợp chúng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 131
tôi theo dõi tới tháng thứ 13 và tháng 21 sau rút
JJ và kết quả vẫn rất thành công. Trong nghiên
cứu này có 1 trường hợp thất bại: bệnh nhân
được can thiệp nong niệu quản 2 bên cùng 1
cuộc mổ với chiều dài đoạn hẹp lần lượt là 1,5cm
ở 1/3 trên bên phải và 3cm ở 1/3 giữa bên trái.
Sau khi rút JJ 1 ngày, bệnh nhân bị sốt, đau hông
lưng 2 bên nhiều và được xử trí đặt lại thông JJ 2
bên. Điều này tương đồng với nhận định của
nhiều tác giả: hẹp niệu quản < 2cm thành công
cao hơn so với > 2cm và hẹp ở 1/3 trên thành
công thấp hơn(3,12).
Năm 2002 Fromer và cs đã dùng 2 thông
đuôi lợn để điều trị tắc nghẽn niệu quản ác tính
và thấy rằng việc dùng 2 thông giúp chống lại sự
chèn ép lòng niệu quản tốt hơn. Năm 2014, Min
Hong Kao và cs sử dụng 3 thông niệu quản trên
7 bệnh nhân và tất cả đều có cải thiện độ ứ nước
với thời gian theo dõi 69,9 ngày(10). Các tác giả
cho rằng dùng 2 hoặc 3 thông niệu quản giúp
giảm xoắn và tăng không gian cần thiết giữa các
ống đảm bảo dòng chảy nước tiểu thuận lợi.
Trong nghiên cứu này, sau khi nội soi nong niệu
quản bằng bóng, chúng tôi đặt 2 thông JJ trong 2
tháng và không có khó khăn gì về mặt kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Điều trị hẹp niệu quản bằng phương pháp
nội soi nong bóng có tỷ lệ thành công cao, dễ
thực hiện, đường cong học tập ngắn với ít biến
chứng và chi phí điều trị thấp hơn. Đặc biệt trên
những bệnh nhân có nhiều nguy cơ phẫu thuật,
tiên lượng cuộc mổ mở tạo hình khó khăn vì vết
mổ cũ, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống bị
ảnh hưởng nặng nề vì hẹp niệu quản tái phát, ,
phương pháp này sẽ là một cứu cánh và nên
được cân nhắc là phương pháp tiếp cận ban đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Assimos DG, Patterson LC, Taylor CL (1994). ”Changing
incidence and etiology of iatrogenic ureteral injuries”. Journal of
Urology, 152:2240-6
2. Brito AH, Mitre AI, Srougi M (2006). “Ureteroscopic pneumatic
lithotripsy of impacted ureteral calculi”. Int Braz J Urol,
32(3):295-9.
3. Byun SS, Kim JH (2003). “Simple retrograde balloon dilation for
treatment of ureteral strictures: etiology-based analysis”. Yonsei
Med J, 44(2):273-8.
4. Campbell MF, Wein AJ, Kavoussi LR (2016). Campbell-Walsh
Urology, 11th ed, 4:1128–1129. Philadelphia: Saunders Elsevier.
5. Corcoran AT, Smaldone MC, Ricchiuti DD & Averch TD (2009).
“Management of Benign Ureteral Strictures in the Endoscopic
Era”. Journal of Endourology, 23(11):1909–1912.
6. Fam XI, Singam P, Ho CC (2015). “Ureteral stricture formation
after ureteroscope treatment of impacted calculi: a prospective
study”. Korean J Urol, 56(1):63-7.
7. Goldfischer ER, Gerber GS (1997). “Endoscopic management of
ureteral strictures”. J Urol, 157(3):770-5.
8. Hafez KS, & Wolf JS (2003). “Update On Minimally Invasive
Management of Ureteral Strictures”. Journal of Endourology,
17(7):453–464.
9. Johnson DB, Pearle MS (2004). “Complications of ureteroscopy”.
Urol Clin North Am, 31(1):157-71.
10. Kao MH & Wang CC (2015). “The efficacy and safety of ureteral
dilation and long-term type ureteral stent for patients with
ureteral obstruction”. Urological Science, 26(1):65–68.
11. Lojanapiwat B, Soonthonpun S & Wudhikarn S (2002).
”Endoscopic Treatment of Benign Ureteral Strictures”. Asian
Journal of Surgery, 25(2):130–133.
12. Lu C, Zhang W, Peng Y, Li L, et al (2019). “Endoscopic balloon
dilatation in the treatment of benign ureteral strictures: a meta-
analysis and systematic review”. Journal of Endourology,
https://doi.org/10.1089/end.2018.0797.
13. Lucas JW, Ghiraldi E, Ellis J, Friedlander JI (2018). “Endoscopic
Management of Ureteral Strictures: an Update”. Current Urology
Reports, 19:pp.24.
14. Parpala-Spårman T, Paananen I (2008). “Increasing numbers of
ureteric injuries after the introduction of laparoscopic surgery”.
Scand J Urol Nephrol, 42(5):422-7.
15. Razdan S, Silberstein IK, Bagley DH (2005). “Ureteroscopic
endoureterotomy”. BJU, 95(2):94–101.
16. Richter F, Irwin RJ, Watson RA & Lang, EK (2000).
”Endourologic management of benign ureteral strictures with
and without compromised vascular supply”. Urology, 55(5):652–656.
17. Roberts WW, Cadeddu JA, Micali S (1998). “Ureteral stricture
formation after removal of impacted calculi”. J Urol, 159(3):723-6.
18. Tyritzis SI, Wiklund NP (2015). ”Ureteral strictures revisited
trying to see the light at the end of the tunnel: a comprehensive
review”. Journal of Endourology, 29(2):124-136.
19. Weinberg IJ, Ansong K, Smith AD (1987). ”Complications of
ureteroscopy in relation to experience: Report of survey and
author experience”. Journal of Urology, 137:384-5.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_soi_nong_bong_dieu_tri_hep_nieu_quan_phuc_tap_ket_qua_so.pdf