Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành sư phạm hoá học ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - Nguyễn Trọng Tấn

Tài liệu Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành sư phạm hoá học ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - Nguyễn Trọng Tấn: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0081 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 163-173 This paper is available online at NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠMHOÁ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Trọng Tấn Trường Trung học Phổ thông Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên Tóm tắt. Trong các trường sư phạm, nhiệm vụ đào tạo giáo viên (GV) đang đứng trước thách thức cần phải đổi mới nhanh chóng để có thể đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục phổ thông. Từ năm 2014, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã chủ động đổi mới quá trình đào tạo, trong đó khâu đột phá chính là việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực. Mục tiêu đào tạo - mô hình người GV mới - được cụ thể hóa qua hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp, trong đó, khác với chương trình đào tạo truyền thống, năng lực ngôn ngữ không chỉ là phương pháp dạy học dù...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành sư phạm hoá học ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên - Nguyễn Trọng Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0081 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 163-173 This paper is available online at NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠMHOÁ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Trọng Tấn Trường Trung học Phổ thông Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên Tóm tắt. Trong các trường sư phạm, nhiệm vụ đào tạo giáo viên (GV) đang đứng trước thách thức cần phải đổi mới nhanh chóng để có thể đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục phổ thông. Từ năm 2014, Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã chủ động đổi mới quá trình đào tạo, trong đó khâu đột phá chính là việc xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực. Mục tiêu đào tạo - mô hình người GV mới - được cụ thể hóa qua hồ sơ năng lực của sinh viên tốt nghiệp, trong đó, khác với chương trình đào tạo truyền thống, năng lực ngôn ngữ không chỉ là phương pháp dạy học dùng lời mà được xác định là một trong những năng lực nền tảng của người GV. Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Đối với ngành Sư phạm Hóa học, cấu trúc thành phần của năng lực ngôn ngữ, ngoài các kĩ năng ngôn ngữ chung cho tất cả các ngành (nghe, nói, đọc viết. . . ) còn có phần đặc trưng riêng khác với các ngành khác, đó là kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học, vì ngoài ngôn ngữ thông thường, trong khoa học còn có hệ thống kiến thức về ngôn ngữ hoá học (thuật ngữ, biểu tượng, danh pháp . . . ) rất đặc thù. Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học ở trường ĐHSP - ĐHTN được thực hiện thông qua học phần Thực hành sư phạm Hóa học 1, thuộc khối kiến thức nghề nghiệp của chương trình. Từ khóa: Năng lực ngôn ngữ, thuyết trình, thuật ngữ hoá học, sinh viên ngành sư phạm hoá học. 1. Mở đầu Trong giai đoạn sau năm 2015, những yêu cầu về kinh tế, xã hội của thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục phổ thông, đó là phải hướng đến hình thành ở học sinh những năng lực cơ bản: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông [1]. Những năng lực cần hình thành ở học sinh cũng đặt ra yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo giáo viên một thách thức là người giáo viên (GV) tương lai khi ra trường cần được chuẩn bị những năng lực (NL) nào. Phát triển năng lực cho sinh viên (SV) sư phạm là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các chương trình đào tạo giáo viên, cụ thể: Xác định rằng môi trường giáo dục nước ta là đa dân Ngày nhận bài: 10/2/2016. Ngày nhận đăng: 10/7/2016. Liên hệ: Nguyễn Trọng Tấn, e-mail: nguyentrongtan522122@gmail.com 163 Nguyễn Trọng Tấn tộc, đa văn hoá nên cấu trúc NL của GV cần có những đặc thù riêng [2], qua việc khảo cứu và tổng hợp các chương trình đào tạo của một số nước trên thế giới đưa ra các giải pháp chung trong phát triển chương trình cho việc đào tạo GV theo hướng phát triển NL [3], đề xuất những giải pháp nhằm phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên [4]. Trong bối cảnh mới, theo hướng thay đổi tư duy về sứ mạng và tên gọi của môn học, chức năng của môn Hoá học phải được hiểu là có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục khoa học, giáo dục môi trường, giáo dục về ý thức, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục đạo đức khoa học. Từ đó là nhiệm vụ trang bị năng lực “chuyên gia giáo dục” sẽ cần đặt lên trên so với nhiệm vụ truyền đạt kiến thức của giáo viên. Cấu trúc năng lực của người giáo viên đa dạng hơn, đòi hỏi việc đào tạo sinh viên trường sư phạm cần theo định hướng phát triển năng lực, được đánh giá theo chuẩn năng lực mới, coi trọng các kĩ năng cụ thể, trong đó kĩ năng viết và nói (những biểu hiện cơ bản của năng lực sử dụng tiếng Việt) phải được coi là 2 kĩ năng cơ bản [5]. Đối với việc đào tạo GV hoá học, đã có một số nghiên cứu về những giải pháp cụ thể trong rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV như: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong rèn luyện NL nghề nghiệp cho SV [6], hình thành một số NL cho học sinh (HS) thông qua vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại . . . tuy nhiên việc rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ - tiếng Việt - thông qua kĩ năng viết và kĩ năng nói chưa được nghiên cứu. Đối với SV ngành Sư phạm hoá học, quá trình hình thành và rèn luyện các kĩ năng viết, nói cũng đồng thời là quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học. Các kĩ năng này cần được xây dựng thành nội dung quan trọng của chương trình đào tạo GV, là một học phần thực hành sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung năng lực sử dụng ngôn ngữ cần rèn luyện cho SV ngành sư phạm hóa học Năng lực sử dụng ngôn ngữ đối với SV ngành sư phạm Hóa học thể hiện ở các năng lực thành phần: năng lực sử dụng tiếng Việt - các kĩ năng ngôn ngữ chung và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Các năng lực thành phần này không tách rời nhau mà thống nhất với nhau tạo thành hệ thống kĩ năng ngôn ngữ của SV ngành Sư phạm Hóa học. 2.1.1. Các cơ sở để xây dựng nội dung năng lực ngôn ngữ cho SV ngành Sư phạm hóa học a. Rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng viết là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho SV: Các yêu cầu về biểu hiện năng lực giao tiếp, đặc biệt là kĩ năng sử dụng tiếng Việt của HS trung học phổ thông [1] đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho SV sư phạm. Các hoạt động giáo dục được thực hiện thông qua hoạt động ngôn ngữ, vì vậy có thể nói kĩ năng nói và kĩ năng viết là những hình thức cơ bản phản ánh kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của sinh viên. Trong hồ sơ năng lực của SV tốt nghiệp, các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm chung nhất được xác định bao gồm 3 nhóm kĩ năng: - Kĩ năng giao tiếp; - Kĩ năng thuyết trình; - Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm. Trong đó, kĩ năng thuyết trình là kĩ năng nghề nghiệp cơ bản của GV, được mô tả: 164 Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hoá học... - Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói trong giảng dạy và trong giao tiếp để thuyết phục người nghe, - Biết trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu, - Biết sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giảng dạy và giao tiếp một cách hợp lí. Kĩ năng giao tiếp vừa là kĩ năng nghề nghiệp, vừa là phẩm chất cá nhân quan trọng trong môi trường nhà trường và xã hội. Kĩ năng giao tiếp được mô tả: - Biết lắng nghe tiếp thu ý kiến nhận xét, phê bình, cầu thị học hỏi. - Biết xác định bối cảnh, đối tượng và cách thức giao tiếp cho phù hợp. - Có kĩ năng hỏi đáp trong giao tiếp. - Có kĩ năng thuyết phục trong giao tiếp. - Biết phối hợp giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt và truyền cảm. Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm là kĩ năng quan trọng của người GV, trong đó GV thực hiện hoạt động giáo dục thông qua sử dụng ngôn ngữ, thể hiện khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức về chuyên môn, tâm lí học, giáo dục học, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy logic để ứng xử linh hoạt, có hiệu ứng tốt những tình huống sư phạm giải quyết vấn đề giáo dục nói chung và tình huống sư phạm trong dạy học bộ môn. Trong quá trình học tập ở trường sư phạm, kĩ năng viết thường thể hiện ở các phạm vi: Báo cáo chuyên đề lí thuyết, Tổng hợp, tường thuật tài liệu; Báo cáo thực tiễn phát triển giáo dục; Bài kiểm tra, bài thi; Tiểu luận. Kĩ năng nói - trình bày thường thể hiện ở các phạm vi: Giao tiếp xã hội; Diễn thuyết chuyên đề; Thuyết phục HS; Trình bày; Hướng dẫn HS học; Xử lí tình huống giáo dục ... b. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học: Là năng lực chuyên biệt trong cấu trúc năng lực của SV ngành Sư phạm Hoá học: Khi xây dựng chương trình đào tạo GV ngành Sư phạm Hóa học theo định hướng năng lực, nhóm năng lực thực hành kiến thức hoá học được xác định là: có kiến thức và kĩ năng về thực hành và vận dụng kiến thức hoá học trong thực tiễn. Trong đó năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học được mô tả qua các biểu hiện: - Mô tả được thành phần của ngôn ngữ hoá học gồm: thuật ngữ, danh pháp, biểu tượng hoá học. - Nêu được mối liên hệ tương quan giữa hệ thống thuật ngữ hoá học và hệ thống các khái niệm hoá học. - Nêu được các quy tắc về danh pháp các chất hoá học. - Trình bày, mô tả, sử dụng được hệ thống kí hiệu, biểu tượng của hoá học như: kí hiệu hoá học, công thức hoá học, phương trình hoá học, các quy ước. . . - Nêu đúng và đầy đủ các kiến thức về các định nghĩa và khái niệm hoá học. - Nêu được các quy định chung của Việt Nam và Quốc tế về thuật ngữ và danh pháp hóa học. - Trình bày được ý nghĩa của hệ thống thuật ngữ hoá học cơ bản. - Gọi tên được các chất hoá học. - Mô tả được nội dung kiến thức về các nguyên tố hoá học, các chất, các phản ứng hoá học và những quá trình hoá học bằng hệ thống kí hiệu và biểu tượng hoá học. - Trình bày được mối liên hệ giữa các kí hiệu với thuật ngữ hoá học. - Đọc và sử dụng đúng các kí hiệu, biểu tượng hoá học. - Chuyển đổi được từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ hoá học và ngược lại. - Hướng dẫn được cho người khác hiểu và sử dụng đúng các kí hiệu, biểu tượng hoá học. 165 Nguyễn Trọng Tấn c. Vai trò của lời nói của giáo viên trong dạy học (nói chung) và trong dạy học hóa học: Lí luận dạy học đã phân loại phương pháp dạy học (PPDH) theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có nhóm các PPDH dùng lời (lời nói, văn bản viết), gồm các phương pháp (PP): thuyết trình, vấn đáp (đàm thoại) và dùng sách. Các PPDH dùng lời gồm nhiều dạng, kiểu khác nhau, khi triển khai phải tuân theo cấu trúc logic các bước của từng PP, tuy nhiên nền tảng chung của nhóm PPDH là kĩ năng nói và viết - phương pháp thuyết trình [7]. - Vai trò của lời nói của GV trong DH được coi là mẫu mực trong việc phát triển tư duy biện chứng, hình thành tư duy logic cho HS, vì vậy lời nói của GV phải đảm bảo những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật nói trong DH: Nội dung trình bày phải khoa học, logic chặt chẽ, lời nói phải trong sáng, rõ ràng, đảm bảo sự diễn cảm, có tính hình tượng, dễ hiểu, có khả năng thu hút được sự chú ý và tư duy của HS, thái độ, cử chỉ đúng mực. . . [7]. - Lí luận dạy học bộ môn hóa học xác định rằng lời nói là phương tiện cơ bản của người GV trong DH, đã cụ thể hóa những yêu cầu sư phạm khi sử dụng lời nói trong dạy học hóa học, yêu cầu GV cần luôn rèn luyện kĩ thuật nói, coi đó là một phần quan trọng của PPDH và nghệ thuật sư phạm của người GV [7]. 2.1.2. Nội dung năng lực ngôn ngữ cho SV ngành Sư phạm hóa học Từ các cơ sở trên, nội dung về năng lực ngôn ngữ của SV ngành SP hóa học được xây dựng thành các yêu cầu như sau: a. Nội dung kiến thức hóa học được trình bày phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, phong phú, có tính thực tiễn. Điều này đòi hỏi SV phải có những hiểu biết vững vàng, sâu, rộng về kiến thức cơ sở của hóa học, có vốn từ vựng phong phú, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau để diễn đạt những nội dung khoa học một cách ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và mạch lạc. b. Viết đúng và sáng tạo dạng văn bản khoa học về các chủ đề hóa học trong học tập và trong đời sống, kết hợp có hiệu quả ngôn ngữ với hình ảnh, đồ thị. . . minh họa nhằm làm sinh động hơn, tăng hiệu quả thuyết phục của nội dung văn bản. c. Kĩ thuật nói đảm bảo sự trong sáng của ngôn từ, đúng ngữ âm, ngữ pháp, nói rõ ràng, mạch lạc, chính xác, tự tin và phù hợp về ngữ điệu, kết hợp một cách hiệu quả lời nói với động tác cơ thể và các phương tiện hỗ trợ khác. . . d. Khi trình bày, thuyết trình, . . . một vấn đề phải làm sao cho HS hiểu được tư tưởng chủ đề của nội dung, bản chất lí thuyết và diễn biến của hiện tượng khoa học. Mặt khác, lời nói khi trình bày còn phải là mẫu mực của tư duy khoa học, cách lập luận khoa học, xem xét một sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ, chứng minh, tìm ra nguyên nhân của những biểu hiện bên ngoài của hiện tượng. e. Lời nói còn là sự diễn đạt chân lí, là mẫu mực của văn hóa ngôn ngữ nói, là nhân tố truyền tư tưởng, tình cảm đến HS. Lời nói là công cụ diễn đạt các khái niệm, học thuyết khi trình bày các nội dung các học thuyết, định luật, các nội dung lí thuyết của hóa học, phản ánh trạng thái tư tưởng, tình cảm của GV khi đề cập tới lịch sử của phát minh, tiểu sử của một danh nhân, nhà bác học, . . . g. Tóm tắt được nội dung của tài liệu học tập, những văn bản phức tạp thành tài liệu cá nhân và ngược lại, viết được các tài liệu học tập từ đề cương tóm tắt. h. Biết lắng nghe, hiểu và chắt lọc được thông tin quan trọng, bổ ích từ các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận, tranh luận phức tạp; có thái độ tích cực trong khi nghe; trao đổi có sức thuyết phục. 166 Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hoá học... 2.2. Phương pháp hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học ở trường ĐHSP - ĐHTN Từ định hướng coi trọng việc rèn luyện 2 kĩ năng nói và viết cho SV, khi xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực, tất cả các chương trình của các ngành của trường ĐHSP - ĐHTN đều đưa nội dung phát triển năng lực ngôn ngữ (trong đó 2 kĩ năng chủ yếu là nói và viết) trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo, xây dựng một học phần độc lập cho các kĩ năng này, gọi là Thực hành sư phạm 1. Nội dung học phần, việc xây dựng đề cương chi tiết và triển khai thực hiện học phần do các khoa phụ trách. Đối với ngành Sư phạm Hóa học, học phần được xây dựng là Thực hành sư phạm Hóa học 1, có thời lượng 2 tín chỉ, gồm 60 tiết thực hành. Ngoài việc xây dựng học phần Thực hành sư phạm 1, trong quá trình xây dựng và thực hiện các học phần khác, việc thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói trong các tình huống học tập được chú ý tăng cường, tạo điều kiện để SV được thảo luận thực hành trong tất cả các môn học, giảm tối đa việc học thụ động bằng nghe, ghi chép, tái hiện,. . . : Trong chương trình đào tạo của ngành, 100% các học phần đều đảm bảo tỉ lệ giờ thực hành, thảo luận, bài tập chiếm ít nhất 20%. Riêng đối với các học phần thuộc khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm (NVSP), các giờ thực hành chiếm ít nhất 30%. 2.2.1. Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ qua các dạng thuyết trình các nội dung kiến thức hóa học của chương trình phổ thông Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông thường được sử dụng ở một số dạng thuyết trình như: kể chuyện (trần thuật), giảng thuật, diễn giảng, . . . tùy theo nội dung kiến thức của chương trình. a. Thuyết trình các nội dung lí thuyết: - Truyền đạt được những nội dung lí thuyết trừu tượng, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin khó, . . . là ưu điểm quan trọng của thuyết trình trong DH [7]. Trong DHHH, đối với những vấn đề trừu tượng mà Chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ yêu cầu ở mức độ “biết” như: Quan điểm hiện đại về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, các định luật, lịch sử các phát minh, các sự kiện thực nghiệm. . . thường dùng PP “tiên đề” - diễn giảng, giảng giải - Với những nội dung này, yêu cầu đặt ra là SV sắp xếp lại các thông tin trong tài liệu, viết đúng và sáng tạo các chủ đề đã có sẵn nội dung trong tài liệu, sách giáo khoa thành nội dung của một vấn đề khoa học; trình bày các vấn đề đó một cách thuyết phục. Ví dụ: Tiến hành tổ chức cho SV thực hành thuyết trình các chủ đề lí thuyết thuộc chương 1, chương trình Hoá học lớp 10 nâng cao: 1. Kích thước và khối lượng của nguyên tử 2. Nguyên tố hoá học 3. Đồng vị và nguyên tử khối trung bình 4. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử 5. Những dữ kiện thực nghiệm xác định thành phần của nguyên tử 6. Sự phóng xạ 7. Ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong y học 8. Ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong công nghiệp và nghiên cứu khoa học 9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học b. Thuyết trình theo chủ đề về các nguyên tố và các chất: Một ưu điểm khác của thuyết trình là cho phép GV trình bày một mô hình mẫu của tư duy, 167 Nguyễn Trọng Tấn cách đề cập và lí giải một vấn đề hóa học, cách dùng ngôn ngữ tiếng Việt trong hóa học để diễn đạt một chủ đề hóa học sao cho chính xác, rõ ràng mà súc tích, qua đó giúp cho HS phát triển năng lực tư duy logic. Ưu điểm này thể hiện khi thuyết trình những chủ đề kiến thức về các nguyên tố và các chất hóa học. Các chủ đề về các nguyên tố và các chất hóa học là những kiến thức cơ bản của chương trình phổ thông. Khi thuyết trình về các nguyên tố và các chất, GV phải chuẩn bị kĩ về nội dung, sao cho nổi bất được mối liên hệ bản chất bên trong với những dấu hiệu bên ngoài (giữa cấu tạo và tính chất), vai trò của chúng trong đời sống thực tiễn. Việc chuẩn bị nội dung thuyết trình đòi hỏi SV phải nắm vững kiến thức chuyên môn, hiểu được mô hình “cây kiến thức” ở các mức độ: - Phải biết (bắt buộc), những kiến thức cơ bản, thường được trình bày trong sách giáo khoa; - Cần biết (cần được minh hoạ, giải thích thêm), những kiến thức bổ trợ, làm sâu sắc hơn các kiến thức cơ bản, - Nên biết, những thông tin bổ sung làm phong phú thêm kiến thức cơ bản trong mỗi chủ đề, từ đó sắp xếp cấu trúc bài thuyết trình, bổ sung thông tin, phương tiện trực quan, hình ảnh minh họa, . . . . thiết kế thành bài thuyết trình. Tùy thuộc đặc điểm nội dung mà thuyết trình về các chất và các nguyên tố hóa học được thực hiện chủ yếu dưới các dạng sau: 1) Rèn luyện cách trình bày vấn đề khoa học, có lập luận, dẫn chứng hoặc chứng minh một luận điểm, . . . trong các chủ đề VD: các vấn đề, luận điểm trong chủ đề: Axit sunfuric - lớp 10 - Những dẫn chứng chứng tỏ rằng axit sunfuric loãng là một axit mạnh giống axit clohiđric - Những dẫn chứng chứng tỏ rằng axit sunfuric có tính háo nước - Những dẫn chứng chứng tỏ rằng axit sunfuric đặc, nóng là chất oxi hoá mạnh - Oleum và những ứng dụng của lưu huỳnh trioxit - Tại sao nói rằng axit sunfuric là hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất? 2) Đối với những nội dung kiến thức cần biết và nên biết trong chủ đề: rèn luyện theo dạng kể chuyên. Các dạng nội dung thường được cấu trúc như kể lại một sự kiện trong đó phản ánh được mối liên hệ giữa tính chất, ứng dụng, vai trò của chất đối với thực tiễn, . . . của chất với cấu tạo của chúng. Ví dụ: Tìm thông tin bổ sung có nội dung liên quan đến chủ đề, viết thành một truyện kể, kể lại câu chuyện đó (thời lượng tối đa 5 phút kể) đối với các vấn đề sau: 1. Hiđro 2. Oxi - Ozon - Hiđropeoxit 3. Nước 4. Nitơ và hợp chất 5. Photpho 6. Kim loại 7. Hiđrocacbon - Nhiên liệu 8. Cacbohiđrat 9. Ancol (Etanol) - Axit cacboxylic - Este 10. Polime 3) Nhiều chủ đề về nguyên tố và chất trong chương trình có vai trò đặc biệt quan trọng cả về mặt nhận thức và ý nghĩa thực tiễn (các nguyên tố nhóm VIIA, VIA, VA, IA, nhôm, sắt,. . . và hợp chất của chúng). Đối với những chủ đề này, nội dung trình bày cần phản ánh rõ ràng mối liên hệ của tất cả các thành phần trong “cây kiến thức”, vì vậy đòi hỏi SV cần đạt được kĩ năng chuyển từ ngôn ngữ khoa học hoá học thành ngôn ngữ thông thường, dễ hiểu: chuyển được nội dung của một bài học về chất thành một bài thuyết trình tổng hợp, có bổ sung thêm các thông tin một cách sinh động, hấp dẫn, qua đó kiến thức cơ bản được làm sáng tỏ, hiểu sâu sắc, HS có thể vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. 168 Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hoá học... Việc trình bày nội dung các chủ đề này có thể được thực hiện không phải bằng trình bày đơn thuần mà dùng phương pháp đóng vai. Trong PP này, SV phải chủ động sử dụng vốn từ ngữ của mình để diễn đạt nội dung kiến thức một cách linh hoạt, viết kịch bản sư phạm của hoạt động và thực hiện theo kịch bản. SV cũng huy động hết khả năng sử dụng ngôn từ, điệu bộ, nét mặt, . . . để nhập vai thành “nhân vật hóa học” cụ thể. Ví dụ: Bằng phương pháp đóng vai, thuyết trình để làm nổi bật các mối liên hệ về đặc điểm cấu tạo, lịch sử tìm ra chất, tên gọi, tính chất (vật lí và hoá học), ứng dụng. . . của một chất trong các bài học cụ thể 1. Clo – HH10 2. Lưu huỳnh – HH10 3. Axit clohiđric – HH10 4. Axit sunfuric – HH10 5. Nhôm – HH12 6. Sắt – HH12 7. Axit nitric – HH11 8. Amoniac – HH11 9. Cacbon – HH11 10. Kim loại kiềm – HH12 2.2.2. Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ thông qua hệ thống bài tập về thuật ngữ hóa học: trình bày ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ hoá học Nội dung kiến thức về các chất, các khái niệm hóa học của chương trình được tìm hiểu thông qua việc diễn tả ý nghĩa khoa học của các thuật ngữ, trong bối cảnh nhất định, vận dụng trong thao tác thiết kế câu hỏi, sử dụng chúng trong dạy học. SV nghiên cứu chương trình Hoá học phổ thông (các bài về chất), đưa ra các thuật ngữ, tập hợp từ, nêu ý nghĩa của từ (trong bài học), đặt câu với nó. a. Dạng bài tập: 1) Hãy nêu ý nghĩa và đặt câu với từ khoá “. . . ” (trong chủ đề . . . ). 2) Cho 2 từ khoá: “. . . ” và “. . . ” trong chủ đề . . . . Hãy thiết kế câu hỏi để sử dụng trong hoạt động ngoại khoá hoá học với 2 từ này, gồm 1 câu gợi ý sử dụng trong giải ô chữ, 1 câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng lựa chọn. Ví dụ: 1) Từ khoá “điện phân” trong chủ đề: Kim loại kiềm - Ý nghĩa: Điện phân là phương pháp duy nhất để điều chế được kim loại kiềm. - Đặt câu: Trong công nghiệp, natri được điều chế bằng phương pháp điện phân muối NaCl nóng chảy. 2) Cho 2 từ khoá: “hiđrosunfua” và “lưu hoá cao su” trong chủ đề: Lưu huỳnh - HH10 - Câu gợi ý trong giải ô chữ với từ khoá “hiđro sunfua” được diễn đạt như sau: Cụm từ có 11 chữ cái, là tên gọi của một hợp chất của lưu huỳnh, là chất khí có mùi trứng thối. - Thiết kế câu hỏi TNKQ với đáp án là từ khoá “lưu hoá cao su” - là từ đáp án trong câu hỏi TNKQ: Câu hỏi: Một trong những ứng dụng quan trọng của lưu huỳnh trong công nghiệp là: A. tẩy trắng vải, sợi. B. khử trùng nước. C. lưu hoá cao su. D. bảo quản thuốc đông dược. b. Các từ khóa là những thuật ngữ, cụm từ được sử dụng trong các bài học. Ví dụ: 1) Chủ đề: Oxi (chương trình lớp 10) có các từ khóa sau: tan ít trong nước, kim loại, phi 169 Nguyễn Trọng Tấn kim, flo, halogen, màu xanh nhạt, bạc oxit, sự phóng điện, từ 20 – 30 km, oxi hoá mạnh, oxit, hợp chất giàu oxi, nhiệt độ –183◦C, hàng chục triệu tấn, 3,1ml, không khí lỏng, bình thép,... 2) Chủ đề: Axit nitric (chương trình lớp 11) có các từ khóa sau: Bốc khói, số oxi hoá +5, màu vàng, màu đỏ, màu nâu đỏ, nồng độ 68%, nitơ đioxit, oxi hoá mạnh, kim loại, muối nitrat, nitơ, nhôm, sắt, đặc nóng, đặc nguội, bốc cháy, thuốc nổ, ion nitrat, oxi,. . . 3) Chủ đề: Nhôm (lớp 12) gồm: gấp 3 lần sắt, màu trắng bạc, 660◦C, ion dương, ngọn lửa sáng chói, 0,01mm, thùng nhôm, lớp màng mỏng, dung dịch kiềm, bền đối với không khí và nước, hỗn hợp tecmit, oxi và silic, đất sét, quặng boxit, 2050◦C, than chì,. . . 2.2.3. Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ thông qua hoạt động giao tiếp giả định Giao tiếp là năng lực dạy học thuộc phẩm chất cá nhân trong môi trường nhà trường và xã hội. Yêu cầu chung về kĩ năng giao tiếp trong dạy học được mô tả: - Biết lắng nghe tiếp thu ý kiến nhận xét, phê bình, cầu thị học hỏi. - Biết xác định bối cảnh, đối tượng và cách thức giao tiếp cho phù hợp - Có kĩ năng hỏi đáp trong giao tiếp. - Có kĩ năng thuyết phục trong giao tiếp. - Biết phối hợp giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt và truyền cảm. Trong học phần Thực hành sư phạm Hóa học 1, kĩ năng giao tiếp được thực hiện trong các tình huống giao tiếp giả định giữa GV và phụ huynh HS (môi trường nhà trường). a. Thuyết trình thuyết phục (một nhiệm vụ của GV) Nội dung kĩ năng: Báo cáo tình hình HS trong hội nghị phụ huynh HS của lớp. Tình huống đặt ra: Bạn là GV chủ nhiệm hoặc là GV bộ môn của lớp. Trong hội nghị phụ huynh bạn cần phải báo cáo tình hình học tập chung hoặc tình hình học bộ môn với phụ huynh HS (chọn 1 trong 2 vai). Yêu cầu cụ thể: SV chuẩn bị được bản báo cáo theo cấu trúc: đặt vấn đề (lí do báo cáo), thực trạng tình hình học tập của HS (tuyên dương những thành tích đạt được dù nhỏ, thông báo những tồn tại . . . ), kế hoạch trao đổi với phụ huynh về nguyên nhân của sự tồn tại, sự phối hợp sau đó. b. Tình huống giao tiếp cá nhân: Thảo luận nhóm về việc xử lí một tình huống giáo dục: nói chuyện với phụ huynh 1 HS về một tình huống giáo dục. Tình huống: Bạn là GVCN lớp, có một tình huống giáo dục xảy ra đối với HS lớp bạn mà bạn cần trao đổi với phụ huynh. Yêu cầu cụ thể: SV thảo luận theo nhóm đề xuất tình huống giáo dục; phân công đóng vai, thống nhất kịch bản; tổ chức trình diễn tình huống trước lớp. Các thành viên khác quan sát và nhận xét, đánh giá hoạt động. 2.2.4. Rèn luyện kĩ năng viết qua việc lập kế hoạch tổ chức một hoạt động tập thể cho HS Đây là dạng bài tập nhóm, trong đó giảng viên hướng dẫn SV tổ chức thảo luận nhóm về kế hoạch thực hiện hoạt động, viết dưới dạng văn bản, trình bày bài viết trước lớp. Các hoạt động được gợi ý gồm: - Tổ chức trực tuần trong buổi chào cờ đầu tuần. - Tổ chức một buổi lao động. - Tổ chức hoạt động dã ngoại. - Tổ chức giao lưu văn nghệ. 170 Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hoá học... - Tổ chức 1 buổi ngoại khoá ở lớp trong giờ sinh hoạt (theo chủ đề cho trước, chuyên môn, văn nghệ. . . ). 2.2.5. Rèn luyện kĩ năng viết bảng Ngoài kĩ năng thuyết trình, SV được thực hành rèn kĩ năng viết bảng qua các nội dung trên. 2.3. Kết quả triển khai học phần Học phần Thực hành sư phạm (THSP) Hóa học 1 là học phần THSP đầu tiên trong trường được thực hiện trong học kì 3 của chương trình đào tạo, gồm 60 tiết thực hành. SV khóa 49 ngành SP hóa học (gồm 98 SV) được chia thành 7 nhóm (10 - 14 người), thực hành trong 12 tuần (mỗi buổi thực hành 5 tiết). Qua quá trình thực hiện, kết quả thu được như sau: 2.3.1. Kết quả rèn luyện kĩ năng viết Kết quả rèn luyện kĩ năng viết của SV được đánh giá qua các bài lưu lại dạng văn bản viết, được giảng viên đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng theo nhóm. a. Giảng viên đánh giá phần chuẩn bị nội dung thuyết trình trong các bài học hóa học: Mỗi SV trong các buổi học đều có các bài viết các nội dung đã nêu ở mục 2.2.1 (nội dung cụ thể được xác định bằng cách bốc thăm) được giảng viên đánh giá sau khi đã trình bày trước lớp, được nhận xét, góp ý, gồm: - 01 bài trình bày về nội dung lí thuyết. - 01 bài trình bày hoặc lập luận để chứng minh luận điểm theo chủ đề về chất hóa học. - 01 câu chuyện, tập hợp thông tin bổ sung về 1 nguyên tố, chất hóa học. - 01 bản đề cương chi tiết bài trình bày về 1 nguyên tố, chất hóa học theo phương pháp đóng vai. - Hệ thống bài tập về thuật ngữ hóa học cho 1 chủ đề. Các bài viết này được lưu trong vở bài tập - hồ sơ THSP hóa học1 của SV. b. Phần hồ sơ viết được đánh giá đồng đẳng theo nhóm: Mỗi nhóm có hồ sơ chung gồm các bài viết sau: - Tình huống được xây dựng và bản báo cáo tình hình trước hội nghị phụ huynh HS. - Tình huống giao tiếp với phụ huynh HS kèm theo kịch bản và bảng phân vai cho nhóm trong xử lí tình huống giao tiếp. - Bản kế hoạch tổ chức 01 buổi ngoại khóa hóa học (bắt buộc) và kế hoạch của 01 hoạt động tập thể khác (trong các hoạt động được gợi ý). c. SV còn được đánh giá kĩ năng trình bày bảng trên lớp qua từng buổi học 2.3.2. Kết quả rèn luyện kĩ năng nói: Mỗi SV được đánh giá việc rèn luyện kĩ năng nói thông qua các hoạt động trong các buổi học trên lớp 1) Trình bày các nội dung đã chuẩn bị qua bài viết: đánh giá qua nội dung trình bày, ngữ âm, tốc độ, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, . . . 2) Trình bày qua phương pháp đóng vai: đánh giá qua nghệ thuật sử dụng kết hợp ngôn từ với trang phục, cử chỉ. . . 3) Tham gia các vai diễn trong các tình huống giao tiếp theo phân công. 171 Nguyễn Trọng Tấn 3. Kết luận Sau khi kết thúc môn học, SV đã được làm quen và hình thành được các năng lực sử dụng ngôn ngữ qua kết quả hình thành các kĩ năng nói và viết, tạo cơ sở nền tảng để SV hình thành và phát triển những kĩ năng nghề nghiệp sau này. 1) Việc triển khai xây dựng và thực hiện học phần THSP hóa học 1 đã tạo được một sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các giảng viên và SV về vai trò của năng lực NVSP, các kĩ năng dạy học, vai trò của các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục nghề nghiệp, bước đầu tạo sự tự tin và hứng thú với công việc dạy học cho SV. 2) Sau khi kết thúc học phần, SV đã có được những thông tin, dữ liệu ban đầu trong bộ Hồ sơ nghiệp vụ sư phạm của mình, là những tài liệu do tự SV thiết kế, rất bổ ích đối với việc học tập và rèn luyện kĩ năng dạy học của SV, giúp cho SV hiểu biết sâu sắc về kiến thức hóa học của chương trình phổ thông: - Các SV đã biên soạn được hệ thống tư liệu, thông tin bổ sung và mô hình trình bày, sử dụng chúng trong dạy hóa học chương trình phổ thông. - Đã thiết kế được hệ thống bài tập về thuật ngữ hóa học có thể sử dụng được trong DH: đặt câu với từ cho trước, nêu ý nghĩa của thuật ngữ, thiết kế câu gợi ý trong ô chữ, thiết kế câu hỏi TNKQ với từ, . . . với hơn 250 thuật ngữ trong 15 chủ đề của chương trình hóa học phổ thông. 3) SV đã thảo luận và thiết kế được 28 tình huống sư phạm giao tiếp giữa GV và phụ huynh HS, lập được 18 bản kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa hóa học và hoạt động tập thể cho HS. 4) SV đã chủ động và bước đầu có kĩ năng nói trước đám đông, trình bày vấn đề theo văn phong khoa học, tự tin trong giao tiếp, có kĩ năng làm việc hợp tác trong nhóm và trong tập thể. 5) SV biết trình bày bảng cho hợp lí. SV cũng được giảng viên các môn học khác và GV phổ thông đánh giá cao về kĩ năng giao tiếp so với SV các khóa trước đây. Quy trình xây dựng và triển khai thực hiện học phần Thực hành Sư phạm Hóa học 1 cũng được nhiều ngành khác trong trường tham khảo và vận dụng để xây dựng và thực hiện học phần THSP của ngành mình. Các kết quả bước đầu đạt được trên đây cho thấy rằng nội dung và biện pháp rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho sinh viên sư phạm hoá học cần được trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự thảo). -tong-the.html. [2] Nguyễn Tiến Trung, 2016. Năng lực giáo viên và đào tạo giáo viên trong bối cảnh dạy học đa dân tộc, đa văn hoá. Tạp chí Giáo dục, Số 378 (Kì 2 - 3/2016), trang 16-18, 39. [3] Trương Thị Bích, 2015. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam về phát triển chương trình đào tạo giáo viên. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(6), trang 13 - 20. [4] Trịnh Thanh Hải, Trần Việt Cường, 2015. Phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên trong đào tạo ở trường sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60(8A), trang 161 - 168. 172 Nội dung và biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho sinh viên ngành Sư phạm Hoá học... [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016. Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên, Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo. [6] Đặng Thị Thuận An, 2016. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Hoá học, Tạp chí Giáo dục, Số 375 (Kì 1 - 2/2016), trang 43 - 47. [7] Nguyễn Cương (chủ biên), 2007. Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học. Một số vấn đề cơ bản. Nxb Giáo dục. ABSTRACT Methods to improve language acquisition for chemistry pedagogical students at the College of Education, Thai Nguyen University In pedagogical universities and colleges, teacher training faces the need to reform quickly in order to meet new general education requirements. Since 2014, the College of Education – Thai Nguyen University (TUE) has been renewing the training process. Their latest breakthrough is to build a teacher training program with a capacity-oriented approach. The aims of training program – the model of a new teacher - were specified in graduates’ capacity portfolio. In contrast to the traditional training program, the ability to use a language is not only a way of teaching using verbally, it is also identified as one of the basic capabilities of a teacher. Teaching language skills to students of the Chemistry faculty is quite important.. For Chemistry teachers, except for listening, speaking and reading, each language also has has specialized Chemical language (terms, symbols, nomenclatures, etc.). Therefore, pedagogical students of Chemistry at TUE are taught language use through the “Chemistry Pedagogical Practice 1” module which is to provide professional knowledge of the training program. Keywords: Language capacity, presentation, Chemical terms, pedagogical students of Chemistry faculty 173

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4301_nttan_0624_2132646.pdf
Tài liệu liên quan