Nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Tài liệu Nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp: Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2018 [31] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp là nội dung quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kết quả sản xuất nông nghiệp cao và bền vững sẽ đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển tốt, từ đó nâng cao đời sống người nông dân và tăng cường cơ sở vật chất, thay đổi bộ mặt nông thôn. Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, thời gian qua, tỉnh ta đã áp dụng đồng bộ nhiều nội dung và giải pháp như sau: Thứ nhất, về công tác quy hoạch: Xét cả về lý luận và thực tiễn thì quy hoạch là nội dung quan trọng để định hướng cho sản xuất phát triển tốt và hiệu quả. Những năm qua, ngành nông nghiệp Nghệ An rất quan tâm đến công tác tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch. Bao gồm cả quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm và cả quy hoạch cụ n Nguyễn Văn Lập PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An NỘI DUNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2018 [31] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp là nội dung quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kết quả sản xuất nông nghiệp cao và bền vững sẽ đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển tốt, từ đó nâng cao đời sống người nông dân và tăng cường cơ sở vật chất, thay đổi bộ mặt nông thôn. Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, thời gian qua, tỉnh ta đã áp dụng đồng bộ nhiều nội dung và giải pháp như sau: Thứ nhất, về công tác quy hoạch: Xét cả về lý luận và thực tiễn thì quy hoạch là nội dung quan trọng để định hướng cho sản xuất phát triển tốt và hiệu quả. Những năm qua, ngành nông nghiệp Nghệ An rất quan tâm đến công tác tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch. Bao gồm cả quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm và cả quy hoạch cụ n Nguyễn Văn Lập PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An NỘI DUNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, dưới sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An; sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp, Nghệ An đã đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ nêu một số nội dung xung quanh vấn đề: nội dung và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2018 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI thể cho từng dự án. Ngoài ra, để phù hợp với việc triển khai công nghệ mới vào sản xuất, ngành còn xây dựng quy hoạch các vùng, khu nông nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cùng với việc xây dựng triển khai các quy hoạch, công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể cũng được quan tâm thực hiện. Do công tác quy hoạch và điều chỉnh bổ sung quy hoạch được thực hiện bài bản, cụ thể, kịp thời, chúng ta đã định hướng rõ xu thế phát triển của toàn ngành nông nghiệp, từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Đã hình thành rõ các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến (chè, mía, sắn, chanh leo, cây thức ăn chăn nuôi, cây nguyên liệu gỗ...); đồng thời đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, vùng chuyên sản xuất giống, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Thứ hai, về ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN): Tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Đây là nội dung được quan tâm triển khai thực hiện khá mạnh mẽ trong thời gian qua. - Về nghiên cứu khoa học: Tuy nguồn lực của tỉnh có hạn, nhưng trong giai đoạn 2011-2018, từ nguồn KH&CN của tỉnh đã triển khai thực hiện 95 đề tài, dự án về lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, đã hoàn thành 78 đề tài, đã và đang thực hiện 17 đề tài. Số đề tài được ứng dụng vào sản xuất là 57 đề tài/78 đề tài (73,08%), trong đó ứng dụng toàn phần là 49 đề tài, ứng dụng một phần là 8 đề tài (Lĩnh vực trồng trọt: có 25/34 đề tài, dự án được đưa vào thực hiện mô hình chiếm 73,52%; Lĩnh vực chăn nuôi: có 5/10 đề tài, dự án được ứng dụng vào xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với điều kiện địa phương; Lĩnh vực lâm nghiệp: có 2/5 đề tài, dự án được ứng dụng đưa vào xây dựng mô hình và phát triển có hiệu quả; Lĩnh vực thủy sản: có 26/29 đề tài, dự án được đưa vào thực hiện mô hình chiếm 89,66%). Ngoài các đề tài, dự án từ nguồn ngân sách KH&CN của tỉnh, chúng ta còn nhận được công nghệ, kỹ thuật từ kết quả nghiên cứu của các viện, trường và doanh nghiệp. - Về xây dựng và nhân rộng mô hình: Đây là cầu nối để đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào phục vụ sản xuất, chính vì thế những năm qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình. Giai đoạn 2011-2018, Nghệ An đã xây dựng 5.369 mô hình thuộc 9 lĩnh vực. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đơn vị xây dựng là 1.371 mô hình, chiếm 25,54% (riêng thông qua hệ thống khuyến nông là 890 mô hình, chiếm 16,58%); các tổ chức chính trị - xã hội xây dựng 1.423 mô hình, chiếm 26,5%; doanh nghiệp và dự án hỗ trợ xây dựng là 598 mô hình, chiếm gần 11,14%; nông dân tự đầu tư kinh phí với sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật từ các đơn vị chuyên môn xây dựng 1.977 mô hình, chiếm gần 38%. Tổng kinh phí xây dựng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 560,375 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ gần 107,342 tỷ đồng, chiếm 19,17 %; các doanh nghiệp và tổ chức, dự án hỗ trợ 76.423 tỷ đồng, chiếm 13,66%; nông dân tự đầu tư kinh phí thông qua các trang trại, gia trại 376,31 tỷ đồng, chiếm gần 67,17%. Số lượng mô hình được nhân rộng là 4.245 mô hình, chiếm gần 80% tổng số mô hình xây dựng (thông qua nguồn ngân sách nhà nước đạt 79,58%; thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đạt 72,94%; thông qua các dự án chính phủ, phi chính phủ: 80,66%; thông qua sự phối hợp với các doanh nghiệp: 85,75%; các trạng trại, gia trại: 81,63%). Cùng với việc xây dựng, nhân rộng mô hình, chúng ta cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đến cuối năm 2017, tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 9.502ha, chiếm 3,1% diện tích canh tác nông nghiệp. Giá trị sản xuất bình quân từ 200-250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 5-10% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Có 12 doanh nghiệp hoạt động KH&CN và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Kết quả của công tác nghiên cứu khoa học, ứng Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2018 [33] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI dụng và nhân rộng các mô hình vào sản xuất, kể cả việc ứng dụng công nghệ cao đã có tác động lớn đến sản xuất trong thời gian qua, điều đó được thể hiện trên các mặt sau: - Về cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho từng vùng, từng thời vụ đã được khẳng định rõ, với phương châm “đất nào cây ấy”, cây con cụ thể cho từng tiểu vùng sinh thái (mía ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Thái Hòa, Tân Kỳ, Anh Sơn Con Cuông; chè công nghiệp ở Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông; chè đặc sản ở Kỳ Sơn; chanh leo ở Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn; cam ở Quỳ Hợp, Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Con Cuông; cao su ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Quế Phong; lạc tập trung chủ yếu ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn; vùng sản xuất giống lúa tại các huyện: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn). - Về cơ cấu giống cho các cây trồng chủ lực đã được khẳng định và có thay đổi cho phù hợp với mục tiêu sản xuất của từng thời kỳ: giống chè LDP1, LDP2, PH1 cho vùng chè công nghiệp; giống Tuyết Shan cho vùng chè đặc sản; sử dụng cơ bản các giống ngô lai đơn kể cả sản xuất lấy hạt và lấy thân, lá làm thức ăn gia súc. Về giống lúa: giai đoạn trước 2015, với mục tiêu nâng cao sản lượng, chúng ta tập trung đưa nhanh các giống lúa lai Trung Quốc, thậm chí còn ưu tiên các giống có năng suất cao, nhưng chất lượng không cao như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 986... Từ 2015 đến nay, khi sản lượng đã thỏa mãn nhu cầu, chúng ta chuyển sang các giống chất lượng có giá trị cao hơn, nhất là các giống vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt như: AC5, Hương thơm 1, Bắc thơm 7, Thái xuyên 111, Nghi hương 2038, Japonica, BC 15, TBR 225, VTNA6, VTNA2... Về cây lâm nghiệp, đã đưa nhanh giống keo lai năng suất bình quân 18-20m3/ha/năm vào sản xuất. Chuyển đổi lợn nái nội sang lợn ngoại. - Các tiến bộ kỹ thuật cũng được chuyển giao nhanh vào sản xuất như: sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng VietGAP; thâm canh lúa cải tiến SRI; Kỹ thuật nhân giống chè bằng giâm hom; kỹ thuật nhân giống chanh leo; nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc, tăng thu nhập cho bà con vùng miền núi; sản xuất rau các loại, nấm ăn theo hướng VietGAP như dưa chuột, dưa hấu, bí xanh, đậu co ve, dưa bở, dưa lê; ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong thâm canh các giống mía mới năng suất cao nhân rộng gần; thâm canh cam theo hướng VietGAP; áp dụng biện pháp tưới nhỏ giọt trên cây mía, cam. Chăn nuôi an toàn sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường; vỗ béo trâu, bò hàng hóa; ứng dụng máy dò cá, ra đa hàng hải, thông tin tầm xa trong khai thác thủy hải sản; nuôi tôm thẻ VietGAP; nuôi cá lồng trên sông, hồ đập; ương nuôi các giống cấp 2 miền núi. Thứ ba, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất: Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp đã được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Đến nay, các công ty lâm nghiệp đã chuyển đổi xong; các công ty nông nghiệp đã và đang thực hiện. Kết quả nổi bật nhất trong nội dung này là thông qua rà soát, Vùng chè nguyên liệu ở Thanh Chương Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2018 [34] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI sắp xếp lại, dự kiến sẽ chuyển về địa phương trên 14.000ha đất, trong đó đã lập xong thủ tục chuyển về địa phương quản lý trên 10.000ha đất của các công ty nông, lâm nghiệp, từ đó để nâng cao hiệu quả sử dụng đất kể cả tập thể và hộ gia đình. Đồng thời, thay đổi phương án sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp. Về tổ chức lại hợp tác xã nông nghiệp theo Luật hợp tác xã 2012, đến nay cơ bản Nghệ An đã thực hiện xong, hiện toàn tỉnh có 503 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 178 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả (35,38%) và 180 hợp tác xã trung bình (35,78%). Hệ thống hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần tích cực cho các việc cung ứng đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, thời vụ và một phần đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngường nông dân. Về phát triển trang trại và gia trại, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 912 trang trại, đang quản lý sử dụng 6.776,16ha đất, với 3.063 lao động, tổng doanh thu dự kiến 1.753 tỷ đồng và 4.744 gia trại, quản lý sử dụng 12.365ha đất, với 9.412 lao động, với doanh thu năm 2018 dự kiến 980 tỷ đồng. Đây là hướng tổ chức sản xuất vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai và nâng cao thu nhập cho người lao động, đồng thời thuận lợi hơn trong việc xử lý môi trường và tạo ra sản phẩm an toàn. Thứ tư, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất: Giai đoạn 2008-2017, Nghệ An đã thu hút được 56 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp với số vốn đăng ký hơn 46.000 tỷ đồng. Một số dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn điển hình đã được triển khai: Dự án chăn nuôi bò sữa theo quy mô công nghiệp; Dự án trồng rau và hoa trong nhà kính tại vùng Phủ Quỳ; Dự án Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn; Dự án Nhà máy chế biến gỗ tại Nghệ An; Dự án bảo tồn dược liệu và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển bền vững tại Nghệ An; Dự án xây dựng vườn ươm giống chanh leo công nghệ cao cung cấp giống, phát triển vùng chanh leo. Đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 467 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, tăng 94 doanh nghiệp so với năm 2008. Các dự án trên đã có đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng của tỉnh, tạo việc làm cho lao động nông thôn (hàng năm giải quyết việc làm ổn định cho 11.500-12.500 lao động), nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Cùng với việc tổ chức sản xuất, ứng dụng KH&CN để nâng cao thu nhập cho đơn vị, các doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng để thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm. Đến năm 2017, toàn tỉnh đã xây dựng thành công 55 “cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa, ngô, lạc, chè, mía... đạt năng suất, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%. Các doanh nghiệp chế biến (chè, cao su, sắn, mía, gỗ, sữa...) đã trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm hàng chục ngàn ha cây nguyên liệu; cùng với việc ký hợp đồng tiêu thụ, các doanh nghiệp còn có chính sách cho nông dân ứng vốn, vật tư, trực tiếp chuyển giao giống mới và tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp người sản xuất đạt được hiệu quả cao. Thứ năm, tập trung tích thụ đất đai, đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất: Về tập trung, tích tụ đất đai, thời gian qua, Nghệ An là địa phương cũng rất sôi động. Đến nay, chúng ta đã cho 63 doanh nghiệp tích tụ đất để sản xuất nông lâm ngư nghiệp với tổng diện tích 20.742,77ha. Các trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh cũng đã tập trung được 19.141,16ha. Ngoài ra còn có 7.959 hộ nông dân tích tụ ruộng đất được từ 2ha trở lên, với tổng diện tích 28.435,44ha. Như vậy, toàn tỉnh có 68.319,27ha đất sản xuất nông nghiệp có quy mô tập trung trên 2ha lên, trong đó có gần 6.118ha ứng dụng công nghệ cao (chiếm 64,38% diện tích sản xuất nông nghiệp công Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2018 [35] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI nghệ cao). Những hình thức này tuy còn nhiều vấn đề vướng mắc, nhưng nó là khởi đầu cho việc tập trung đất đai sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao. Xác định tập trung, tích tụ đất đai để giúp các doanh nghiệp tạo các vùng sản xuất quy mô lớn, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, chúng ta đang có số lượng nông dân rất lớn, nếu họ không có đất thì không thể nâng cao đời sống cho họ, nhưng nếu để sản xuất nhỏ lẻ quá thì hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, Chỉ thị 08 - CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp là bước chuyển lớn của Nghệ An. Thông qua thực hiện chủ trương này, đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã có 313/313 xã có khả năng dồn điền đổi thửa đã hoàn thành tại thực địa, có 357.937 hộ tham gia, với tổng diện tích đất thực hiện là 91.139,1ha. Kết quả: tổng số thửa trước dồn điền đổi thửa là 1.868.909 thửa, sau dồn điền đổi thửa là 691.717 thửa (giảm 2,7 lần); bình quân mỗi hộ từ 5,3 thửa giảm xuống 2,3 thửa (2,3 lần); diện tích bình quân 1 thửa tăng từ 982m2 lên 1.801m2 (1,83 lần). Từ việc tập trung, tích tụ đất đai và thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh có trên 55.323 máy nông nghiệp các loại (15.993 máy cày đa chức năng; 850 máy gặt đập liên hợp; 4.957 máy gặt rải hàng; 7.427 máy tuốt lúa có động cơ; 11.266 máy phun thuốc sâu có động cơ; 10.238 máy và thiết bị chế biến; 4.592 máy tàu thuyền khai thác thủy sản...), tăng 2,53 lần so với năm 2007. Các khâu sản xuất được cơ giới hóa nhanh như: làm đất (lúa 90%, cây hàng năm 92%, mía 100%), thu hoạch lúa 70%, vận chuyển ở nông thôn cho cây lúa, mía 95-100%, máy móc thiết bị phục vụ trong chăn nuôi, tàu thuyền khai thác thuỷ sản có động cơ trên 90CV... Thứ sáu, về chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp: Thời gian qua lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ được triển khai. Ngành nông nghiệp cùng các ngành đã tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, tuy nhiên nguồn lực cân đối của Trung ương có hạn nên kết quả đạt được còn hạn chế. Ngoài các chính sách của Trung ương, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách luôn được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, tính từ 2012 đến nay, chúng ta đã điều chỉnh bổ sung 3 lần (Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND, số 87/2014/QĐ-UBND, Quyết định 15/2018/QĐ- UBND). Tuy nguồn ngân sách tỉnh có hạn nhưng hàng năm đều bố trí khoảng trên dưới 80 tỷ để thực hiện các chính sách này. Kết quả nổi bật nhất của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp là: Góp phần phát triển bền vững các vùng nguyên liệu chè, cao su, mía, cây ăn quả; Chuyển giao nhanh giống mới vào sản xuất, nhất là ở các huyện miền núi; Đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; Một số cây trồng tăng nhanh năng suất, sản lượng, như: lạc nhờ chính sách hỗ trợ giống mới và nilon; lúa, ngô nhờ hỗ trợ giống; giảm công thu hoạch tăng cao hiệu quả cho người trồng chè nhờ chính sách hỗ trợ máy thu hoạch... Trên đây là một số nội dung, giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thời gian qua, đồng thời cũng là những định hướng tập trung chỉ đạo trong thời gian tới nhưng ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên, các giải pháp trên muốn phát huy tác dụng phải được ứng dụng một cách đồng bộ và phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, cụ thể và cần sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_hdkh_06_1727_2224608.pdf
Tài liệu liên quan