Nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong chương trình Tiểu học tiếng Việt và tiếng Lào qua cái nhìn so sánh - Đặng Thị Lệ Tâm

Tài liệu Nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong chương trình Tiểu học tiếng Việt và tiếng Lào qua cái nhìn so sánh - Đặng Thị Lệ Tâm: Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 111 - 115 111 NỘI DUNG DẠY HỌC RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC TIẾNGVIỆT VÀ TIẾNG LÀO QUA CÁI NHÌN SO SÁNH Đặng Thị Lệ Tâm* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hội thoại là hoạt động thường xuyên và phổ biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ. Muốn dạy sử dụng một thứ tiếng nói có kết quả cao trong giao tiếp phải dạy hội thoại.Thông qua việc rèn kĩ năng hội thoại, người học mới thực sự học sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng. Bài viết tìm hiểu vấn đề nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học của hai nước Lào và Việt Nam, từ đó có cái nhìn đối chiếu vấn đề dạy học hội thoại trong nhà trường tiểu học của hai quốc gia. Từ khoá: Hội thoại, chương trình, giao tiếp, tiểu học, kĩ năng... ĐẶT VẤN ĐỀ* Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tạ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong chương trình Tiểu học tiếng Việt và tiếng Lào qua cái nhìn so sánh - Đặng Thị Lệ Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 111 - 115 111 NỘI DUNG DẠY HỌC RÈN KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC TIẾNGVIỆT VÀ TIẾNG LÀO QUA CÁI NHÌN SO SÁNH Đặng Thị Lệ Tâm* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Hội thoại là hoạt động thường xuyên và phổ biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ. Muốn dạy sử dụng một thứ tiếng nói có kết quả cao trong giao tiếp phải dạy hội thoại.Thông qua việc rèn kĩ năng hội thoại, người học mới thực sự học sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng. Bài viết tìm hiểu vấn đề nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học của hai nước Lào và Việt Nam, từ đó có cái nhìn đối chiếu vấn đề dạy học hội thoại trong nhà trường tiểu học của hai quốc gia. Từ khoá: Hội thoại, chương trình, giao tiếp, tiểu học, kĩ năng... ĐẶT VẤN ĐỀ* Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Trong đó, “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (V.I.Lênin) (dẫn theo [1.19]). Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn đề giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học đến đại học. Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới là hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho học sinh, trong đó giao tiếp là một năng lực quan trọng. Hội thoại là hoạt động thường xuyên và phổ biến của loài người khi sử dụng ngôn ngữ. Muốn dạy sử dụng một thứ tiếng nói có kết quả cao trong giao tiếp phải dạy hội thoại. Thông qua việc học hội thoại, người học mới thực sự học sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng, gắn với cuộc sống, học tiếng nói trong giao tiếp và để giao tiếp. Hơn nữa, dạy hội thoại là dạy văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Các hàm lượng văn hóa của mỗi dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ (như các nghi thức lời nói, các cách sử dụng tu từ về từ, câu) khi được tích cực hóa sẽ trở thành vốn riêng của từng người. * Tel: 0912 454828, Email: letamsptn79@gmail.com Quan niệm này đã làm thay đổi diện mạo chương trình và sách giáo khoa dạy tiếng mẹ đẻ và dạy tiếng nước ngoài của các nước trên thế giới. Hiện nay, trong chương trình giáo dục phổ thông của nhiều nước trên thế giới, kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) được coi là mục tiêu chiến lược trong giáo dục, đặc biệt là việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe và nói (hội thoại). Bài viết này tìm hiểu vấn đề dạy học hội thoại trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học của hai nước Việt Nam và Lào - là hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, cùng có nền giáo dục đã và đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Văn bản Chương trình của hai nước trên bao gồm: - Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học của Việt Nam: do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006. Chương trình được áp dụng từ khi ban hành đến nay. - Chương trình giáo dục cấp Tiểu học của Lào: do Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo Lào ban hành năm 2010, đăng tải trên trang Moes.edu.la. Chương trình được áp dụng từ khi ban hành (2010) đến nay. Nội dung dạy học hội thoại của Việt Nam và Lào không tách ra mà được trình bày trong chương trình dạy tiếng mẹ đẻ dành cho Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 111 - 115 112 trường phổ thông, nằm trong hoặc bên cạnh các mạch nội dung khác (như đọc, nghe, viết,...). Vì thế, trong khuôn khổ bài báo này, tác giả sẽ xem xét chung về các chương trình nhưng tập trung chủ yếu vào sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, đối chiếu về phương diện nội dung dạy học nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt. NỘI DUNG DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO Mô tả Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học của Việt Nam Trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học môn Tiếng Việt của Việt Nam, nội dung dạy học hội thoại được cụ thể qua kĩ năng nói trong bảng 1 như sau: Bảng 1. Nội dung dạy học hội thoại trong chương trình môn Tiếng Việt Lớp Kĩ năng nói 1 - Nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học. - Trả lời câu hỏi; đặt câu hỏi (theo mẫu). - Kể lại những câu chuyện được nghe kể trên lớp (kết hợp nhìn tranh minh họa và đọc lời gợi ý dưới tranh). - Nói về mình và người thân bằng một vài câu 2 - Biết nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, tự giới thiệu; đáp lời cảm ơn, xin lỗi, lời mời...trong các tình huống giao tiếp ở trường học, gia đình, nơi công cộng. - Trả lời và đặt câu hỏi đơn giản. - Kể một mẩu chuyện hoặc một đoạn của câu chuyện được nghe. - Nói lời giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, bạn bè, trường lớp theo gợi ý. 3 - Dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội. - Đặt câu hỏi về vấn đề chưa biết, trả lời câu hỏi của người đối thoại. - Kể từng đoạn hoặc kể toàn bộ câu chuyện đơn giản đã được nghe. - Phát biểu ý kiến trong cuộc họp; giới thiệu hoạt động của tổ, lớp, chi đội; trình bày miệng báo cáo ngắn (đã viết theo mẫu) về hoạt động của tổ, lớp, chi đội. 4 - Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. Kể chuyện bằng lời của nhân vật. - Bày tỏ ý kiến riêng khi trao đổi, thảo luận về vấn đề gần gũi. Đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi làm rõ vấn đề trong trao đổi thảo luận. - Giới thiệu về con người, lịch sử, văn hóa, địa phương. 5 - Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. - Trao đổi, thảo luận về đề tài phù hợp với lứa tuổi; bày tỏ ý kiến, thái độ về vấn đề đang trao đổi, thảo luận. - Giới thiệu lịch sử, văn hóa, các nhân vật tiêu biểu của địa phương. * Chương trình giáo dục cấp Tiểu học của Lào Nội dung hội thoại qua kĩ năng nghe và nói được thể hiện trong Bảng 2. Nhận xét Điểm tương đồng Nội dung dạy học hội thoại trong chương trình tiểu học của hai nước đều hết sức đa dạng, phong phú, có khả năng giúp các em giao tiếp phù hợp với mọi hoàn cảnh của cộng đồng. Với cách nhìn nhận toàn diện về nguyên tắc giao tiếp, cả hai chương trình đã chú trọng xây dựng các nội dung dạy học để rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh bên cạnh các nội dung dạy học đọc, viết và phù hợp với việc giao tiếp của học sinh từ 6-11 tuổi. Nhìn vào bảng thống kê, các kĩ năng hội thoại ở các lớp của hai chương trình đã có sự lặp lại và nâng cao, đã thể hiện tính hệ thống trong nội dung học tập, giúp học sinh từng bước rèn luyện kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói trong từng năm học. Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 111 - 115 113 Bảng 2. Nội dung dạy học hội thoại trong chương trình môn Tiếng Lào Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 1.Nói để gửi thông tin như: Chào mừng, giới thiệu tên của bản thân và người khác. 2. Nói để thông báo với giáo viên và bạn thân trong chủ đề ngắn và phù hợp. Như: hai học sinh hội thoại cùng nhau. 3. Trình bày nhóm: tranh vẽ và một cái gì đó mà giáo viên giúp đỡ. 1.Tham gia và lắng nghe, biết dùng lời nói để đề xuất ý kiến, miêu tả đặc điểm cử chỉ, tính tính 2.Thông tin với giáo viên,bạn cùng lớp,trường và khách đã đến thăm. Thảo luận theo đôi, theo nhóm và trình bày trước lớp về chủ đề đơn giản, nghe – hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên 3. Trình bày thành tích của mình và của nhóm, có giáo viên giúp đỡ. 1.Báo cáo, nói chính xác về mục tiêu, tình hình sự việc, biết miêu tả phải có mở đầu, nội dung, kết luận câu chuyện hợp với chủ đề. 2.Thông tin với những người chung quanh về các mục tiêu của công việc và mục đích, phạm vi, chủ đề cũ và chủ đề mới bằng câu hỏi và câu từ chối. 3. Trình bày thành tích của mình và của nhóm trên bảng có giáo viên giúp đỡ. 1.Báo cáo được những sự kiện, kể lại kinh nghiệm đã trải qua.Nói năng đúng đắn, hợp lý chuẩn mực với các tình huống và người nghe. Biết giao tiếp với cộng đồng. 2.Trình bày những khó khăn của đề tài mà bản thân đang nghiên cứu. 3.Giới thiệu thành tích cá nhân hay của nhóm với các bạn cùng lớp đúng với mục tiêu. 1.Biết thuyết phục người khác, biết nói mở đầu,trình bày nội dung thông tin chính xác và biết kết luận phù hợp chủ đề liên quan. 2.Thông tin với cộng đồng về mục tiêu, chủ đề của vấn đề đang nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực. 3. Đóng góp ý kiến và giới thiệu chi tiết rõ ràng cho khán giả và người nghe. Bên cạnh đó, nội dung dạy học hội thoại trong chương trình của hai nước đều chú trọng mọi hình thức hội thoại: đơn thoại, song thoại, đa thoại. Chương trình được sắp xếp theo trật tự kĩ năng từ dễ đến khó, từ đối thoại, dạng lời nói các em thường sử dụng hàng ngày đến đơn thoại, dạng lời nói yêu cầu HS phải tự mình sáng tạo cả nội dung lẫn cấu trúc hình thức và phương thức liên kết. Cách sắp xếp chương trình này phù hợp với đặc điểm tâm lí ngôn ngữ của HS lứa tuổi tiểu học. Vì học sinh tiểu học chưa quen nói trước đông người, vốn từ và khả năng ứng xử ngôn ngữ còn hạn chế. Việc rèn luyện kỹ năng nói lời hội thoại ở mức đơn giản trong quan hệ hoà hợp có tác dụng giúp học sinh sớm có khả năng hoà nhập với xã hội rộng lớn. Hơn nữa, nó còn tạo tiền đề để sau này các em nói lời hội thoại phức tạp ở các mức độ, yêu cầu khác nhau trong các cuộc giao tiếp chính thức. Có thể nói, với các đề tài, nội dung hội thoại đã được đưa vào dạy học trong chương trình Tiếng Việt mới đã tạo ra được nhu cầu, hứng thú luyện nói cho học sinh. Nhất quán với cách viết chung của chương trình cấp học, nội dung dạy học hội thoại của cả hai chương trình cũng không đưa ra các quy định về thời lượng, cách sắp xếp, tổ chức cụ thể cho mỗi nội dung học tập, rèn luyện. Việc làm này sẽ do các nhà soạn sách, các giáo viên căn cứ vào trình độ của học sinh, đối chiếu với yêu cầu kiến thức và kĩ năng để tự quy định. Cách làm mềm dẻo đó sẽ tạo ra nhiều phương án thực hiện chương trình thích hợp với thực tiễn giáo dục đa dạng ở mỗi quốc gia. Sự khác biệt giữa hai chương trình Thông qua việc khảo sát chương trình Tiếng Việt tiểu học, chúng ta có thể thấy nội dung dạy học hội thoại được chia làm hai giai đoạn. Nếu như ở giai đoạn đầu (lớp 1, 2), học sinh chỉ được làm quen và học các nghi thức giao tiếp đơn giản, thông thường như chào hỏi, xin lỗi, giới thiệu về bản thân thì lên các lớp trên, hội thoại có tính chất nghi thức hơn như hội họp (tổ chức, xây dựng chương trình, điều khiển và phát biểu trong cuộc họp), giới thiệu các hoạt động của trường, địa phương, tập nói lời giải thích, tán thành hay bác bỏ một vấn đềNếu như việc rèn kĩ năng giao tiếp với các nghi thức lời nói tối thiểu, đơn giản cho học sinh đặt nền móng văn hóa và cách ứng Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 111 - 115 114 xử văn hóa cho học sinh (từ bậc Tiểu học) thì việc rèn kĩ năng giao tiếp chính thức phục vụ đời sống và học tập sẽ giúp các em tự thích ứng được với công việc học tập, với cuộc sống hàng ngày. Đây là những đóng góp rất lớn của môn Tiếng Việt trong việc hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học. Mặt khác, trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, các chủ đề hội thoại được trình bày cụ thể, chi tiết; mỗi một kĩ năng, chiến lược, thái độ và hành vi giao tiếp đều được người thiết kế “động từ hóa” thành những thao tác cụ thể nên người thực hiện biết phải làm gì khi thực hiện nội dung này. Các đề tài luyện nói đều gần gũi, quen thuộc với đặc điểm tâm lý, tư duy của các em. Đó là những nghi thức giao tiếp như: cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, gọi điện, chia buồn, an ủi, ngạc nhiên, thán phục...và lời đáp tương ứng là những nghi thức giao tiếp tối thiểu, cần thiết cho mỗi con người. Trong khi chương trình hội thoại của Lào được nêu một cách khái quát, chủ yếu nêu lên các yêu cầu chung phù hợp với độ tuổi từng lớp. Nếu so sánh ở yêu cầu cần đạt về khả năng sử dụng kĩ năng hội thoại thì chúng tôi thấy, chương trình của Lào yêu cầu học sinh cao hơn, học sinh cần “Thông tin với những người chung quanh về các mục tiêu của công việc (lớp 3) Trình bày những khó khăn của đề tài mà bản thân đang nghiên cứu (lớp 4)”. Một điều nhận thấy rất rõ trong nội dung nghe - nói của Lào có đưa thêm các hình thức dạy học đa dạng, hoạt động đánh giá nhóm đồng đẳng đã được chú ý, nội dung thảo luận nhóm và cách thức tổ chức thảo luận đã được nêu chi tiết, rõ ràng. Ví dụ: “Thảo luận theo đôi, theo nhóm và trình bày trước lớp về chủ đề đơn giản, nghe – hiểu và thực hiện yêu cầu của giáo viên (lớp 2) hay Thông tin với cộng đồng về mục tiêu, chủ đề của vấn đề đang nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực (lớp 5)”. Các hình thức, nội dung đánh giá đã ghi rõ yêu cầu về chuẩn bị và sản phẩm đối với học sinh trong bài thực hành. KẾT LUẬN Chương trình giáo dục phổ thông của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến việc hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh thông qua 4 kĩ năng cơ bản, gồm: nghe (listening), nói (speaking), đọc (reading), viết (writing). Một số nước còn chú ý thêm kĩ năng quan sát (viewing) và trình bày (presenting). Các kĩ năng trên là cơ sở quan trọng để hình thành và rèn luyện cho HS năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ với nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, kĩ năng nghe – nói, đặc biệt là kĩ năng hội thoại được chú ý nhiều hơn cả. Vì thế, đối với việc xây dựng chương trình môn học tiếng mẹ đẻ cho nhà trường phổ thông của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, rèn kĩ năng hội thoại không thể không được quan tâm từ mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng đến nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá... Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, “Trong bối cảnh đổi mới giáo dục của Việt Nam, vốn bị tách biệt quá lâu với những thành tựu giáo dục trên thế giới, nghiên cứu giáo dục chưa phát triển đủ mạnh để dẫn đường cho đổi mới giáo dục, việc tham khảo kinh nghiệm giáo dục quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm về xây dựng chương trình để nắm bắt được tinh thần của nền giáo dục hiện đại là vấn đề sống còn và cấp bách” [4]. Sau khi so sánh vấn đề nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong môn Tiếng Việt của Việt Nam và môn Tiếng Lào của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, chúng tôi nhận thấy, mặc dù có một vài khác biệt, nhưng nhìn chung dạy học hội thoại của Lào và Việt Nam có nhiều điểm giống nhau do những tương đồng về văn hoá, lịch sử và giáo dục, đặt trọng tâm vào giáo dục và mang tính xã hội, coi giáo dục là mục đích lớn nhất cho việc đào tạo nhân tài. Chúng ta vẫn biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng, nhất là đối tượng so sánh bao giờ cũng có tính lịch sử của nó. Nhưng để có cơ sở đổi mới vấn đề nội dung dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong chương trình dạy tiếng Đặng Thị Lệ Tâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 111 - 115 115 mẹ đẻ cho học sinh tiểu học, cần đối chiếu chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam và một số nước trong trong khu vực và trên thế giới, từ đó phát huy những việc đã làm tốt; đồng thời tiếp thu, điều chỉnh lại những gì còn bất cập, góp phần đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông ở nước ta, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và hội nhập với xu thế quốc tế về giáo dục phổ thông TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Ngọc Chừ (CB), Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007), Nhập môn Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 2.Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và đào tạo - Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục (2010), Chương trình giáo dục cấp Tiểu học ( Moes.edu.la). 4. Bùi Mạnh Hùng (2013), Về định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn ở trường phổ thông, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm. SUMMARY THE CONTENT TEACHING CONVERSATIONS IN PRIMARY CURRICULUM IN VIETNAMESE AND LAO LANGUAGE THROUGH A COMPARATIVE GLANCE Dang Thi Le Tam * University of Education - TNU Conversation is a frequent and popular activity of the human race when they use languages. To teach learners how to use a languageeffectively it is necessary to teach conversations. Only through conversations, learners can learn a language in a varied, abundant way. The paperinvestigates the issue of teaching conversations in the mother tongue teaching curriculumfor primary pupils in Laos and Vietnam, from which the teaching of conversationsin primary schools in the two countries is compared and contrasted. Key words: Conversation, curriculum, communication, primary schools, skills Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 14/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0912 454828, Email: letamsptn79@gmail.com 116

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf453_503_1_pb_356_2127126.pdf
Tài liệu liên quan