Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh

Tài liệu Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0138 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 10-15 This paper is available online at NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ KĨ NĂNG SỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỐT LÕI CHO HỌC SINH Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến những năng lực cần phát triển cho học sinh phổ thông trong đổi mới giáo dục sau 2015 dựa trên xu thế chung của thế giới và yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2015 ở Việt Nam; Từ đó xác định những năng lực mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) có ưu thế phát triển là: “Quản lí và phát triển bản thân”, “Giải quyết vấn đề”, “Hợp tác”, “Giao tiếp” và “Năng lực công dân”. Để phát triển những năng lực này, sự lựa chọn tiếp cận giá trị và kĩ năng sống (KNS) trong thiết kế nội dung chương trình HĐGDNGLL là phù hợp. Tiếp cận giá trị và KNS được hiểu là: (1) Đảm bảo cơ chế hình thành giá trị và nguyên tắc h...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0138 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 10-15 This paper is available online at NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ KĨ NĂNG SỐNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỐT LÕI CHO HỌC SINH Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến những năng lực cần phát triển cho học sinh phổ thông trong đổi mới giáo dục sau 2015 dựa trên xu thế chung của thế giới và yêu cầu đổi mới giáo dục sau 2015 ở Việt Nam; Từ đó xác định những năng lực mà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) có ưu thế phát triển là: “Quản lí và phát triển bản thân”, “Giải quyết vấn đề”, “Hợp tác”, “Giao tiếp” và “Năng lực công dân”. Để phát triển những năng lực này, sự lựa chọn tiếp cận giá trị và kĩ năng sống (KNS) trong thiết kế nội dung chương trình HĐGDNGLL là phù hợp. Tiếp cận giá trị và KNS được hiểu là: (1) Đảm bảo cơ chế hình thành giá trị và nguyên tắc hình thành KNS khi thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục; hoặc là (2) Sử dụng các chủ đề giáo dục giá trị, KNS có nội dung trực tiếp hình thành, phát triển những năng lực cốt lõi nói trên. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã xác định được nội dung chương trình HĐGDNGLL gồm các chủ đề giáo dục giá trị và KNS có mối quan hệ mật thiết với những năng lực cốt lõi cần phát triển. Từ khóa: Năng lực cốt lõi, nội dung chương trình hoạt động giáo dục, tiếp cận giá trị và kĩ năng sống, phát triển năng lực cốt lõi cho HSPT sau 2015. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam được định hướng đổi mới theo tiếp cận năng lực. Theo đó, chương trình nội dung giáo dục phổ thông được xây dựng theo định hướng hình thành và phát triển cho người học những năng lực chung và những năng lực đặc thù. Năng lực chung được xem là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kì một người nào cũng cần có để sống và làm việc. Năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành bởi ưu thế của một môn học, hay lĩnh vực hoạt động giáo dục nào đó. Trong những năng lực chung lại gồm những năng lực công cụ (như đọc, viết, tính toán, CNTT và những năng lực cốt lõi như giải quyết vấn đề, hợp tác, năng lực công dân, quản lí và phát triển bản thân. . . ). Để xây dựng được chương trình hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp), nói cách khác là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) chứa đựng những tiềm năng phát triển những năng lực cốt lõi cho HS cần phải có cách tiếp cận thích hợp. Ví dụ, trong đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015 đã sử dụng cách tiếp cận trải nghiệm sáng tạo trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục nên gọi tên hoạt động này là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận giá trị và KNS để thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục hướng đến phát triển những năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông (HSPT). Ngày nhận bài: 17/6/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Thanh Bình, e-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com 10 Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Xác định những năng lực cần có của học sinh phổ thông Việt Nam sau 2015 Năng lực cần có của HS Việt Nam sau 2015 được xác định trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của thế giới về năng lực của học sinh thế kỉ 21, và yêu cầu đổi mới giáo dục ở Việt Nam, cụ thể là: - Hệ thống kĩ năng của học sinh trong thế kỉ 21 của tổ chức Partnership (21st Century Student Outcomes and support Systems) đã được nhiều tổ chức ở nhiều quốc gia sử dụng nhất, gồm ba nhóm năng lực với 11 năng lực, cụ thể: Nhóm 1. Các kĩ năng học tập và đổi mới gồm: (1) Sáng tạo và đổi mới, (2) Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, (3) Giao tiếp và cộng tác. Nhóm 2. Kĩ năng thông tin, phương tiện truyền thông và công nghệ (CNTT) gồm: (4) Kĩ năng thông tin, (5) Phương tiện truyền thông, (6) ICT (Thông tin, truyền thông và công nghệ). Nhóm 3. Các kĩ năng cuộc sống và nghề nghiệp gồm: (7) Linh hoạt và thích ứng, (8) Sáng kiến và tự điều khiển, (9) Các năng lực xã hội và liên văn hóa, (10) Hiệu suất và trách nhiệm, (11) Lãnh đạo và trách nhiệm. - Dự án “Đánh giá và giảng dạy kĩ năng thế kỉ 21” (Assessment and teaching for 21st Century Skill) với 5 nước tham gia gồm Úc, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Singapore và Anh đã xác định mô hình KSAVE chứa đựng 4 nhóm năng lực của học sinh trong thế kỉ 21 là: Nhóm 1. Cách thức tư duy (Ways of thinking): (1) Sáng tạo và đổi mới; (2) Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định; (3) Học cách học, siêu nhận thức. Nhóm 2. Cách thức làm việc (Ways of working): (4) Giao tiếp; (5) Hợp tác (làm việc đồng đội). Nhóm 3. Công cụ làm việc (Tool of working): (6) Thông tin (information literacy); (7) ICT Nhóm 4. Sống trong thế giới (Living in the world): (8) Công dân – địa phương và toàn cầu; (9) Cuộc sống và nghề nghiệp; (10) Trách nhiệm cá nhân và xã hội. - Mô hình năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông theo OECD được xác định gồm 3 nhóm với 9 năng lực cốt lõi [5] dưới đây: Nhóm 1. Năng lực sử dụng công cụ tương tác gồm: (1) Sử dụng ngôn ngữ, biểu tượng và văn bản; (2) Sử dụng kiến thức và thông tin tương tác; (3) Sử dụng công cụ tương tác. Nhóm 2. Năng lực tương tác trong các nhóm không đồng nhất gồm: (4) Khả năng liên hệ tốt với người khác; (5) Khả năng hợp tác cao trong công việc; (6) Khả năng quản lí và giải quyết xung đột. Nhóm 3.Năng lực hành động tự chủ gồm: (7) Khả năng hành động trong bối cảnh lớn; (8) Khả năng tổ chức, thực hiện kế hoạch dự án cuộc sống; (9) Khả năng khẳng định quyền, lợi ích, phạm vi, nhu cầu. - Chương trình GDPT của Úc đã đưa ra 10 năng lực cốt lõi, đó là: 1) Đọc, viết; (2) Tính toán; (3) Công nghệ thông tin và truyền thông – ICT; (4) Năng lực tư duy; (5) Năng lực sáng tạo; (6) Năng lực tự quản lí; (7) Làm việc đồng đội; (8) Hiểu biết liên văn hóa; (9) Ứng xử đạo đức; (10) Năng lực xã hội [2]. - Để chuẩn bị cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông năm 2015, Bộ Giáo dục Singapore đã đưa ra khung năng lực HS cần đạt trong thế kỉ 21 gồm giá trị và hệ thống năng lực: Tự nhận thức và quản lí bản thân; nhận thức xã hội và quản lí các mối quan hệ; quyết định có trách nhiệm; năng lực công dân, nhận thức toàn cầu và các kĩ năng xuyên văn hóa... để trở thành con người tự tin, tự định hướng, đóng góp tích cực và công dân có trách nhiệm [3]. - Ở Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (NQ số 29-NQ/TW) về đổi mới 11 Nguyễn Thanh Bình căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. . . ” [4]. Do đó, chúng tôi xác định những năng lực cần có của HSPT Việt Nam sau 2015 là: Sơ đồ: Các năng lực chung cần có của HS phổ thông Việt Nam sau 2015 Trong những năng lực trên, nhóm năng lực công cụ là nền tảng để hình thành năng lực khác. Trong đó, HĐGDNGLL có ưu thế hình thành và phát triển nhóm năng lực cốt lõi. 2.2. Tiếp cận giá trị, kĩ năng sống trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để phát triển những năng lực cốt lõi cho học sinh phổ thông sau 2015 2.2.1. Khái niệm tiếp cận Theo từ điển Oxford, cách tiếp cận (approach) được hiểu theo các nghĩa sau đây: 1) Một cách, hoặc cách thức để xử lí vấn đề; 2) Một đề xuất, đề nghị ban đầu; 3) Hành động đến gần. Trong nghiên cứu này, tiếp cận được dùng theo nghĩa thứ nhất, nghĩa là cách thức để hình thành và phát triển năng lực chung, cốt lõi cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục chuyên biệt. 12 Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển... 2.2.2. Khái niệm tiếp cận giá trị và kĩ năng sống trong xây dựng chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Theo quan niệm của nhóm nghiên cứu, tiếp cận giá trị và KNS trong xây dựng chương trình HĐGD cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, khi thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cần phải đảm bảo cơ chế hình thành giá trị (hướng đến hình thành và phát triển niềm tin) và nguyên tắc hình thành KNS (hướng đến hình thành và phát triển hành vi, thói quen tích cực). Trong đó, cơ chế hình thành giá trị (GT) theo các bước cơ bản ở các cấp độ sau: a. Cấp độ nhận thức: - Mức độ biết: ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và thuật ngữ. - Mức độ hiểu: hiểu sâu bản chất của GT để có thể thể hiện bằng hành vi phù hợp. b. Cấp độ tình cảm: GT được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân. Ở đây, cần đảm bảo các giá trị được cá nhân đánh giá, lựa chọn tự nguyện qua kinh nghiệm, được suy ngẫm, và được khẳng định, được nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và lí tưởng của cuộc sống. c. Cấp độ hành động: - Các giá trị được nội tâm hóa phát huy vai trò định hướng cho hành vi; qua đó, giá trị được thể hiện qua hành vi của cá nhân. Đây chính là bước ứng dụng giá trị vào thực tế. Các bước như vậy đã giúp chuyển những hiểu biết của con người (qua cấp độ nhận thức) đến thái độ, giá trị (qua trải nghiệm, đánh giá,lựa chọn giá trị) và định hướng hành động thực tiễn (cần làm gì và làm như thế nào). Thứ hai, sử dụng các chủ đề giáo dục giá trị, KNS có nội dung trực tiếp hình thành, phát triển những năng lực cốt lõi cần có ở học sinh phổ thông sau 2015. Giữa giá trị và KNS có mối quan hệ biện chứng với nhau. Giá trị được xem là điểm cốt lõi, vì nó dẫn dắt, mang lại mục đích cho hành vi của một cá nhân. Hành động không dựa trên giá trị dẫn đến thiếu nhất quán trong mục đích, hành động. KNS chịu sự chi phối của hệ giá trị cá nhân, mặt khác KNS là hiện thực hóa hệ giá trị cá nhân qua biểu hiện của hành động, hành vi, cách ứng xử. Sự trải nghiệm những cảm xúc tích cực từ hành động và kết quả lại có tác dụng củng cố các giá trị [1]. Các chủ đề giáo dục giá trị giúp hình thành và phát triển niềm tin vào các chân giá trị, còn các chủ đề giáo dục KNS giúp hình thành và phát triển kĩ năng thích ứng một cách tích cực với các tình huống gặp phải trong bối cảnh sống thay đổi và thách thức. Việc lựa chọn chủ đề giá trị hay KNS nào phải đảm bảo chúng có nội dung liên quan mật thiết với nhau và cùng hướng đến phát triển năng lực cốt lõi tương ứng. 2.2.3. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống Trong số những năng lực cốt lõi được xác định ở mục 2.1 thì năng lực sáng tạo và tư duy phản biện có ưu thế được phát triển trong quá trình dạy học; mặt khác, sáng tạo và tư duy phản biện cũng là những kĩ năng hợp phần trong năng lực giải quyết vấn đề, cho nên khi xác định nội dung chương trình HĐGDNGLL chúng tôi gộp năng lực (4) và (5) thành năng lực “Giải quyết vấn đề”. Vì vậy, nội dung chương trình HĐGDNGLL theo tiếp cận giá trị và KNS sẽ bao gồm các chủ đề hướng tới hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi của HS theo 5 mạch chính sau: 13 Nguyễn Thanh Bình Năng lực cốt lõi Các chủ đề về giá trị Các chủ đề về kĩ năng sống 1.Quản lí và phát triển bản thân Hạnh phúc Trách nhiệm Giản dị Tự nhận thức Tự xác định giá trị Tự xác định mục tiêu Quản lí cảm xúc Quản lí thời gian 2.Giải quyết vấn đề Tư duy phê phán/ phản biện Sáng tạo Ra quyết định và giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề trong các ngữ cảnh khác nhau 3.Hợp tác Hợp tác Đoàn kết Tôn trọng Đảm nhận trách nhiệm Chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ Làm việc nhóm/phối hợp Tạo ảnh hưởng và tạo động lực Giải quyết mâu thuẫn 4.Giao tiếp Khoan dung Yêu thương, Khiêm tốn Giao tiếp hiệu quả Kiên định khi bị ép buộc Tôn trọng khi giao tiếp (Lắng nghe, Thừa nhận điểm tích cực, Nói theo cách khác) Thương lượng 5.Năng lực công dân Hòa bình Trung thực Tự do Tôn trọng đạo đức Tôn trọng kỉ cương, pháp luật Tôn trọng môi trường Giữ bản sắc văn hóa dân tộc Nhận thức toàn cầu và kĩ năng đa văn hóa - Ở mỗi năng lực cốt lõi đều có những chủ đề giáo dục giá trị làm nền tảng và những chủ đề giáo dục giá trị có mối liên hệ mật thiết với những chủ đề giáo dục KNS, chúng đều hướng đến năng lực cốt lõi cần phát triển. - Những chủ đề trong nhóm năng lực “Quản lí và phát triển bản thân”, “Giải quyết vấn đề”, “Hợp tác”, “Giao tiếp” có nội dung là những giá trị hay KNS trong đó chứa đựng những nguyên tắc thiết kế và tổ chức mang bản chất của nó. Còn những chủ đề trong nhóm “Năng lực công dân” như “Tôn trọng đạo đức”, “Tôn trọng kỉ cương, pháp luật”, “Tôn trọng môi trường”, “Giữ bản sắc văn hóa dân tộc”, “Nhận thức toàn cầu và kĩ năng đa văn hóa” sẽ được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc trải nghiệm để phát triển các kĩ năng, thói quen tích cực. - Nội dung chương trình HĐGDNGLL này được thiết kế đồng tâm xoáy trôn ốc phát triển từ đơn giản đến phức tạp từ Tiểu học đến THCS và lên THPT. 14 Nội dung chương trình hoạt động giáo dục theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống nhằm phát triển... 3. Kết luận Nội dung chương trình HĐGDNGLL được xác định theo tiếp cận giá trị và KNS để phát triển những năng lực cốt lõi cần giáo dục cho HSPT sau 2015 trên đây là một cách tiếp cận phù hợp. Bởi lẽ những năng lực cốt lõi đó mang bản chất tâm lí - xã hội chứa đựng những giá trị và kĩ năng hợp phần được hình thành và phát triển theo nguyên tắc trải nghiệm. Tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL theo tiếp cận giá trị và KNS sẽ giúp phát triển ở HS không chỉ niềm tin vững chắc vào các giá trị nền tảng mà còn phát triển ở các em những kĩ năng hành động, ứng xử, giải quyết các vấn đề gặp phải hiệu quả, tích cực, mang tính xây dựng. Nói cách khác, thực hiện chương trình HĐGDNGLL theo tiếp cận giá trị và KNS sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa niềm tin và hành động của học sinh trong mọi tình huống, có thói quen hành vi tích cực trong mọi ngữ cảnh của cuộc sống. Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tải: “Tiếp cận giá trị và kĩ năng sống trong xây dựng chương trình hoạt động giáo dục cho học sinh phổ thông trong đổi mới giáo dục sau 2015”. MS V12.1-2013.25. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình, 2013. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [2] Chương trình giáo dục phổ thông của Australia. [3] Mô hình năng lực học sinh Singapre sau 2015. [4] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [5] The Definition and selection of key competencies, 2005. www.oecd.org/edu/statistics/deseco [6] Partership for 21st century skills, 2009, P21 Framework definition. [7] P.Griffin, B.McGraw, E.Care, 2013. Assessment and teaching of 21st century skills. Springer. ABSTRACT An educational activities program that addresses values and a life-skills approach to the development of core skills This paper focuses on essential skills needed by students that should be a part of the educational innovation after 2015 based on international trends and the need for reform of Vietnamese education after 2015. Skills which could be developed through extra-curricular activities include personal management and development, problem solving, cooperation, communication and citizenship. Obviously, value and life-skills approach in designing the content of extra-curriculum could be considered as a suitable choice. A values and life-skills approach is known to provide a mechanism for values formation when it includes the principle of life-skills development in designing and organizing extra-curricular activities and apply values and life-skills education which has content to directly form and develop core skills. The content of extra-curricular activities which include topics that have a close relationship with essential core skills needed by students are identified. Keywords: Core skills, content of extra–curricular activities, values and life-skills approach, development of core skills for students after 2015. 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3599_ntbinh_5953_2178470.pdf
Tài liệu liên quan