Tài liệu Những yếu tố cơ bản tạo nên sự sống động của phố đi bộ ở trung tâm đô thị: 126T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Những yếu tố cơ bản
tạo nên sự sống động của phố đi bộ ở trung tâm đô thị
Creating the Exciting Pedestrian Street in Urban Center - The Main Issues
Vũ An Khánh
Tóm tắt
Phát triển phố đi bộ ở khu vực trung tâm đô
thị là giải pháp hiệu quả nhiều mặt như hạn
chế giao thông cơ giới, giảm ô nhiễm không
khí, khôi phục không khí đô thị truyền thống,
tăng cường giao tiếp xã hội, tạo điều kiện
cho người dân hưởng thụ văn hóa và vui chơi,
giải trí, thể thao ngoài trời. Giải pháp cũng
góp phần bảo tồn những giá trị quy hoạch
kiến trúc của đô thị và thúc đẩy thương mại,
du lịch.
Bài viết trình bày những yếu tố cơ bản tạo
nên tính sống động cho phố đi bộ trên cơ sở
lý thuyết và thực tiễn, từ đó nhận xét về phố
đi bộ thí điểm khu vực hồ Hoàn Kiếm và đề
xuất một số hướng giải pháp.
Từ khóa: Phố đi bộ, sự sống động, trung tâm
đô thị, Hà Nội
Abstract
Pedestrial street in urban centers is a
multi-face...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố cơ bản tạo nên sự sống động của phố đi bộ ở trung tâm đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
126T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Những yếu tố cơ bản
tạo nên sự sống động của phố đi bộ ở trung tâm đô thị
Creating the Exciting Pedestrian Street in Urban Center - The Main Issues
Vũ An Khánh
Tóm tắt
Phát triển phố đi bộ ở khu vực trung tâm đô
thị là giải pháp hiệu quả nhiều mặt như hạn
chế giao thông cơ giới, giảm ô nhiễm không
khí, khôi phục không khí đô thị truyền thống,
tăng cường giao tiếp xã hội, tạo điều kiện
cho người dân hưởng thụ văn hóa và vui chơi,
giải trí, thể thao ngoài trời. Giải pháp cũng
góp phần bảo tồn những giá trị quy hoạch
kiến trúc của đô thị và thúc đẩy thương mại,
du lịch.
Bài viết trình bày những yếu tố cơ bản tạo
nên tính sống động cho phố đi bộ trên cơ sở
lý thuyết và thực tiễn, từ đó nhận xét về phố
đi bộ thí điểm khu vực hồ Hoàn Kiếm và đề
xuất một số hướng giải pháp.
Từ khóa: Phố đi bộ, sự sống động, trung tâm
đô thị, Hà Nội
Abstract
Pedestrial street in urban centers is a
multi-faceted solution, such as restricting
motorized traffic, reducing air pollution,
restoring traditional urban air, and
enhancing social interaction. conditions for
people to enjoy culture and entertainment,
entertainment, outdoor sports. The
solution also contributes to preserving the
architectural planning values of the city and
promoting trade and tourism.
The paper presents the main issues that
make the pedestrial street more lively,
based on theory and practice, from which
to comment on the pedestrial streets of the
Hoan Kiem Lake area and propose some
solutions.
Keywords: Pedestrian street, exciting, urban
center, Hanoi
TS. Vũ An Khánh
Khoa Kiến trúc, Phòng KHCN,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
ĐT: 0913.316.455
Email: vuankhanh2010@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Chất lượng môi trường ở các khu vực đô thị có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là một
trong những yếu tố chính xác định một đô thị có phải là nơi lành mạnh để sinh sống
và nuôi dạy con cái hay không.
Một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và cuộc
sống ở các đô thị là giao thông đường bộ. Giao thông cơ giới quá tải làm cho chất
lượng không khí suy giảm, gây ra tiếng ồn ở mức độ không thể chấp nhận và làm
suy giảm ý thức cộng đồng địa phương. Giao thông cơ giới quá tải cũng gây thiệt hại
cho nền kinh tế do làm tăng thời gian lưu thông và làm chậm trễ mọi công việc do tắc
nghẽn.
Theo thống kê, hàng năm số lượng xe ô tô tại Châu Âu gia tăng ba triệu chiếc và
tổng lưu lượng giao thông đường bộ trong khu vực đô thị sẽ tăng 40% trong khoảng
thời gian từ năm 1995 tới năm 2030. Do vậy, chính quyền các đô thị và người dân cần
phải xác định cách thức ứng phó với những áp lực này và quyết định các đô thị của
họ sẽ như thế nào trong tương lai. Một trong những lựa chọn là cố gắng loại trừ ách
tắc giao thông bằng cách xây dựng thêm nhiều con đường nhưng cái giá phải trả về
tài chính, xã hội và môi trường có thể rất cao và chỉ có tác dụng trong một khoảng thời
gian ngắn. Ngày càng có nhiều chính quyền đô thị lựa chọn một cách tiếp cận khác
qua việc cùng bàn thảo với người dân để đảm bảo họ có thế tiếp cận hàng hóa và dịch
vụ cần thiết mà không phụ thuộc vào giao thông đường bộ.
Có rất nhiều kỹ thuật và cách tiếp cận quản lý giao thông và mọi đô thị đều cần
phát triển một gói giải pháp để quản lý giao thông hiệu quả. Một trong những giải pháp
đó là phát triển phố đi bộ khu vực trung tâm.
2. Các yếu tố tạo nên sự sống động của phố đi bộ trung tâm đô thị
2.1. Kinh nghiệm tổ chức phố đi bộ với phương thức tiếp cận hiện đại
Ở một số đô thị, nơi có đủ không gian để tổ chức giao thông phi cơ giới như tổ
chức một số phố đi bộ hoặc phố hạn chế chỉ cho xe buýt, xe đạp và taxi hoạt động mà
không ảnh hưởng đến lượng không gian dành cho ô tô cá nhân. Giải pháp này cũng
có thể cân nhắc áp dụng ở những nơi tình trạng tắc nghẽn giao thông cơ giới không
trầm trọng và lượng không gian mà xe tư nhân chiếm chỗ không gây ảnh hưởng
nhiều tới lưu lượng thông trong giờ cao điểm.
Tuy nhiên, thách thức chính đối với hầu hết các đô thị lớn là tìm giải pháp tăng
công suất sử dụng đường. Người ta ngày càng nhận thấy là cần ưu tiên cho những
hình thức giao thông vận tải công cộng, sử dụng xe đạp và đi bộ.
Copenhagen ở Đan Mạnh là một trong những đô thị tiên phong thực thi chính sách
đó trong nhiều năm và đã đạt được những thành công lớn.
Thách thức lớn nhất là đối với các đô thị hoặc khu vực đô thị giao thông đã bị tắc
nghẽn, nhất là trong giờ cao điểm. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất
để có thêm không gian cho các phương tiện giao thông bền vững hơn là lấy đi không
gian của phương tiện tư nhân 24/24 giờ hoặc tạm thời trong một số giờ nhất định. Lấy
đi không gian phương tiện giao thông cá nhân là một quyết định dũng cảm của mọi
chính quyền đô thị. Logic cho thấy rằng nếu một mạng lưới giao thông đã bị tắc nghẽn
thì việc giảm năng lực giao thông (hạn chế phương tiện giao thông cá nhân) chỉ làm
trầm trọng thêm tình hình.
Người ta thường dự đoán sự hỗn loạn về giao thông và những hậu quả xấu về
kinh tế của giải pháp này. Khi đó, các cơ quan lập quy hoạch và chính quyền đô thị
có thể do dự và từ bỏ phương án tái phân bổ không gian giao thông đường bộ. Trong
hoàn cảnh đó, những ý tưởng mới, thí dụ như ý tưởng triệt tiêu giao thông cơ giới có
thể tạo điều kiện cho các giải pháp quản lý giao thông sáng tạo có tính khả thi về kỹ
thuật.
Trước năm 1962, mọi đường phố của đô thị trung cổ này ngập tràn ô tô và tất cả
các quảng trường được sử dụng làm nơi đỗ xe. Do giao thông cơ giới tăng mạnh,
127 S¬ 28 - 2017
các điều kiện cho người đi bộ bị xuống
cấp nghiêm trọng. Vào ngày 17 tháng
11 năm 1962, đường phố chính Stroget
của Copenhagen được quyết định dành
cho người đi bộ. Thời đó người ta tranh
luận rất kịch liệt về việc chuyển đổi này.
Người ta cho rằng không thể vận hành
phố đi bộ ở Đan Mạch. Tuy vậy, dù sự
hoài nghi ở mức rất cao thì ngay từ ngày
đầu tiên, cư dân địa phương đã ủng hộ
một môi trường không có xe ô tô. Điều
đó đánh dấu bước khởi đầu của một quá
trình chuyển đổi dần dần và tiếp diễn
không ngừng.
Ngày nay, Copenhagen có một trung
tâm đô thị sôi động thu hút khách quanh
năm. Hiện tại, Copenhagen có trên
96.000m2 diện tích không có giao thông
cơ giới (trong đó 33% là đường phố và
67% là quảng trường đô thị). Trong khi
mức độ giao thông bộ hành hầu như
không thay đổi trong vài thập kỷ thì số
lượng khách tham quan dừng chân hay
tạm trú đã tăng gấp bốn lần kể từ năm
1968. Trong những tháng mùa hè, nhiều
phố đi bộ đạt sức chứa hết công suất với
những người đến hưởng thụ các hoạt
động văn hóa và xã hội ngoài trời. Trong
các tháng mùa đông ở đây tổ chức các
lễ hội và trượt băng ngoài trời.
Các đường phố và quảng trường
ở trung tâm thành phố được dành cho
người đi bộ và được cải thiện, khu vực
này đã trở nên hấp dẫn hơn và xe hơi
cũng bị hạn chế. Chính quyền thành phố
đã thông qua một chiến lược quản lý
giao thông tích hợp ở khu vực trung tâm:
- Hạn chế số chỗ đậu xe (tăng khá
cao phí đỗ xe trên đường phố);
- Giảm số làn xe trên một số tuyến
đường chính vào thành phố và sử dụng
không gian đó cho xe buýt và xe đạp;
- Hạn chế giao thông quá cảnh;
- Kết hợp phát triển mạng lưới tàu
điện, xe buýt và xe đạp ngoại ô.
Ở trung tâm thành phố, 80% giao
thông là đi bộ và 14% bằng xe đạp. Giao
thông ô tô khu vực lõi đô thị giảm xuống
và không còn xảy ra tắc nghẽn. Chìa
khóa thành công của sự chuyển đổi nội
đô chính là phương thức chuyển biến
dần dần, không đột ngột. Phương thức
chuyển biến này tạo cho người dân thời
gian để thích nghi với thay đổi từ việc lái
và đỗ xe cá nhân tới việc đi bộ, sử dụng
xe đạp hay phương tiên giao thông công
cộng.
Delft là một thành phố tương đối nhỏ
của Hà Lan với mạng lưới đường phố
không có xe hơi ở trung tâm. Delft giống
như bất cứ thành phố nào khác trong
những năm 70, đó là không gian công
cộng ở trung tâm thành phố được dành
Hình 1. Sự phát triển
các phố đi bộ và quảng
trường ở trung tâm
Copenhagen giai đoạn
1962-1996
1962: 15.800m2
1996: 95.750m2
Hình 2. Một phần phố đi
bộ Stroget ở trung tâm
Copenhagen, Đan Mạch
Hình 3. Phố đi bộ ở trung tâm Delft, Hà Lan
128T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
làm bãi đậu xe. Ngày nay, người ta gọi trung tâm thành phố
là “công viên nhân dân”. Giao thông ô tô được loại trừ tác
động đáng kể đến cảm nhận về thành phố, ấn tượng nhất ở
đây là sự tĩnh lặng.
Delft đã có cách tiếp cận hơi khác để triệt tiêu xe hơi
trong khu vực trung tâm. Thành phố đã xây dựng một loạt
các công viên ở khu vực ngoại vi trung tâm. Người ta cũng
đầu tư lắp đặt các bảng chỉ dẫn tìm kiếm kỹ thuật số để
hướng mọi người đến bãi đỗ xe gần nhất và cũng có cả
thông tin về khoảng thời gian thực tế có thể đỗ xe. Các thông
tin số hóa cũng cho biết khoảng cách đi bộ từ bãi đỗ xe tới
trung tâm thành phố. Có thể đỗ xe trên đường phố nhưng phí
cao hơn đỗ xe trong bãi. Cuối cùng, yếu tố cốt lõi là người ta
chỉ mất tối đa là 10 phút hoặc 800m đi bộ từ bến tàu điện tới
phố đi bộ trung tâm.
Tất cả những giải pháp này làm cho người dân tốn ít thời
gian tìm chỗ đậu xe và tăng tối đa thời gian để mua sắm ở
phố đi bộ trung tâm. Trong khi lái xe ở khu phố trung tâm là
điều không được khuyến khích thì người ta vẫn được phép
lái xe vào phố đi bộ trung tâm vào buổi tối để giao và dọn
hàng với giấy phép thích hợp. Phố đi bộ trung tâm rất thuận
tiện cho người đi bộ và đi xe đạp, tuy vậy, người ta vẫn duy
trì lối ô tô cho những người cần đi xe.
Phố đi bộ trung tâm cũng được tổ chức ở nhiều thành
phố khác ở Châu Âu như Barcelona, Phần Lan, Anh và Châu
Mỹ như Hoa Kỳ, Canada và cho nhiều kinh nghiệm thành
công cũng như những bài học thất bại trong triển khai.
2.2. Các yếu tố tạo nên sự sống động của phố đi bộ
Kinh nghiệm triển khai phố đi bộ trung tâm đô thị cho
thấy không phải chỉ có một phương thức duy nhất để tạo ra
một con phố cho người đi bộ, tuy nhiên có những yếu tố rất
căn bản cần quan tâm. Điều quan trọng là duy trì được một
tốc độ di chuyển tiện nghi phù hợp với con người và môi
trường có tầm cỡ không gian thích hợp với con người cho
mọi phương thức tiếp cận. Có thể cho phép tiếp cận xe ô tô
ngoài giờ phục vụ hoặc vào ban đêm hoặc bằng các loại xe
nhỏ di chuyển với tốc độ người đi bộ, với cách thức thiết kế
đô thị, biển báo buộc người lái xe phải di chuyển với tốc
độ an toàn. Cấu kiện lát mặt đường phải có cấu trúc bề mặt
mịn, êm; các nhà mặt phố với mặt đứng nhiều cửa hàng bán
lẻ phong phú, náo nhiệt và chi tiết trang trí hấp dẫn. Việc bố
trí các cửa hiệu với hàng hóa tinh xảo là rất quan trọng để tạo
sự lôi cuốn cho khách tham quan.
Về phương thức triển khai phố đi bộ, cần phải áp dụng
giải pháp mở rộng dần dần, bắt đầu từ quy mô nhỏ, chỉ phục
vụ người đi bộ và đi xe đạp vào ban ngày hoặc chỉ tạo ra một
đoạn đường ngắn dành cho người đi bộ. Một phố đi bộ nhỏ
nhưng có chất lượng cao còn hiệu quả hơn nhiều là triển
khai cả một khu phố đi bộ rộng lớn mà kém sống động. Khu
phố đi bộ càng lớn thì càng phát sinh nhiều vấn đề phải giải
quyết, chẳng hạn như tổ chức chỗ đậu xe ô tô và phân phối
vận chuyển, cung cấp hàng hóa cho các cửa hiệu. Quy mô
ban đầu của phố đi bộ nhỏ hơn sẽ giảm bớt sự phức tạp
trong quản lý và chi phí tài chính. Ảnh hưởng tới giao thông
đô thị nói chung cũng ít hơn vì có nhiều tuyến đường thay
thế. Phố đi bộ nhỏ dường như cũng quyến rũ hơn là khu phố
đi bộ khổng lồ.
Các phố đi bộ cũng có thể triển khai với chi phí thấp như
một dự án thí điểm không cần đầu tư nhiều mà chỉ sử dụng
các rào chắn tạm thời để ngăn hoặc làm chậm tốc độ xe cộ
và tạo ra không gian hấp dẫn và tiện nghi. Sau khi thành
công, dự án có thể được mở rộng như tăng số giờ và tăng
số tuyến phố dành cho người đi bộ.
Nghiên cứu tổng kết cho thấy để tạo nên sự sống động,
lôi cuốn người dân tiếp cận phố đi bộ và tham gia vào các
hoạt động tại đó, những vấn đề sau là yếu tố quyết định:
- Vị trí, tiếp cận giao thông thuận tiện: Vị trí trung tâm, có
kết nối với các không gian chức năng đô thị quan trọng khác,
có tiếp cận giao thông thuận tiện
- Chức năng phong phú: Các chức năng của phố đi bộ
bao gồm: 1/ Chức năng thư giãn; 2/ Chức năng thương mại;
3/ Chức năng văn hóa; 4/ Chức năng bảo tồn
- Có giá trị lịch sử, nghệ thuật kiến trúc: Là địa danh lịch
sử nơi diễn ra các sự kiện gây dấu ấn của đô thị trong quá
khứ, có các không gian, công trình kiến trúc đặc trưng, có giá
trị về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc với một số lượng đủ để
cảm nhận được đặc trưng cho tuyến phố
- Có thiết kế đô thị chất lượng cao: Tổ chức không gian
tuyến phố tốt, có nhịp điệu, điểm nhấn, trục cảnh quan,
phông cảnh, viễn cảnh, mặt tiền công trình hai bên phố, thiết
kế mặt đường, chỗ ngồi nghỉ, quảng trường, nơi tổ chức sự
kiện, chiếu sáng ban đêm, trang trí tiểu cảnh, tổ chức âm
thanh, cây xanh, biển báo, biển hiệu, quảng cáo, triển lãm
ngoài trời
- Có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, phù hợp với chức
năng: Hệ thống mặt đường phù hợp, thoát nước mặt, chiếu
Hình 4. Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
129 S¬ 28 - 2017
sáng công năng và chiếu sáng nghệ thuật, lối tiếp cận cho xe
cấp hàng, thoát phế thải
- Có hệ thống tổ chức, quản lý tốt: Tổ chức các chương
trình, sự kiện, quản lý tốt chất lượng công trình, trang thiết bị,
thu gom rác thải, chăm sóc cây xanh, theo dõi, giám sát, trợ
giúp, cấp cứu, cứu hỏa
3. Nhận xét về phố đi bộ thí điểm của Hà Nội
Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội được thí điểm tổ
chức từ tháng 8.2016. Đến nay, phố đi bộ Hà Nội được đánh
giá là điểm đến hấp dẫn của người dân và khách du lịch. Tuy
có thành công nhiều mặt nhưng những bất cập cũng không
ít. Có thể đánh giá chung như sau:
Về vị trí: Đây là địa điểm có nhiều ưu điểm tại trung tâm
của đô thị Hà Nội, với các di tích lịch sử, công trình hành
chính, văn hóa, thương mại có giá trị nghệ thuật kiến trúc, có
mặt nước, cảnh quan, cây xanh... Vi trí này cũng có mối liên
hệ tiếp cận giao thông thuận lợi về khoảng cách đi bộ. Tuy
nhiên, tồn tại chính ở đây là quá tải, với diện tích khá hạn chế
khi có một lượng khách rất lớn tới trong mọi thời điểm. Khi
lượng người quá đông thì chất lượng không gian dành cho
nghỉ ngơi, thư giãn, suy tư trở nên thiếu hấp dẫn.
Về chức năng, tuyến phố đi bộ Hà Nội được nhiều người
nhận định thiên về vui chơi giải tri, thư giãn: Sân chơi lý
tưởng cho trẻ em; Không gian lãng mạn cho tuổi trẻ; Không
gian vàng cho người đứng tuổi và người già; Không gian
thân thiện cho toàn thể cộng đồng và du khách; Không gian
đi bộ rèn luyện sức khỏe... Chức năng kinh doanh thương
mại với những cửa hiệu, quán cà phê, hàng rong... đã được
tổ chức nhưng còn khiêm tốn và nhiều bất cập.
Về thiết kế đô thị: Thực chất đây là tuyền phố giao thông
cơ giới chỉ ngăn lại cho người đi bộ vào cuối tuần, do vậy,
hầu như thiết kế đô thị chưa có đầu tư nâng cấp gì đáng
kể. Các không gian chức năng cũ như khu vực Tràng Tiền
- Hàng Khay, khu vực trước vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực
đền Ngọc Sơn hay quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục...
là nơi có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hiện
vẫn là mặt đường nhựa thông thường. Trong thiết kế đô thị
phố đi bộ thì yêu cầu căn bản là mặt đường phải được lát
bằng vật liệu bền vững có cấu trúc trang trí, tạo được mối
liên kết giữa các mặt đứng nhà hai bên đường thì hiện chưa
làm được. Các trang thiết bị đô thị đã được bổ sung nhưng
còn nghèo nàn.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa có nâng cấp gì nhiều.
Nhược điểm cơ bản ở đây vẫn là sử dụng đường giao thông
cơ giới cho người đi bộ. Yêu cầu căn bản của mặt đường
phố đi bộ là không có giật cốt để đảm bảo an toàn cho người
đi bộ khi đang giao tiếp, thư giãn hay ngắm cảnh... vẫn không
được đảm bào.
Hệ thống giao thông thiếu chức năng, thiếu đồng bộ.
4. Kết luận
- Phát triển phố đi bộ ở khu vực trung tâm đô thị là giải
pháp hiệu quả nhiều mặt như hạn chế giao thông cơ giới,
giảm ô nhiễm không khí, khôi phục không khí đô thị truyền
thống, tăng cường giao tiếp xã hội, hưởng thụ văn hóa và vui
chơi, giải trí, thể thao ngoài trời. Giải pháp cũng góp phần
bảo tồn những giá trị quy hoạch kiến trúc của đô thị và thúc
đẩy hoạt động thương mại, du lịch...
- Để tạo tính sống động cho các phố đi bộ ở trung tâm
đô thị, những yêu cầu cơ bản bao gồm: 1/ Có vị trí trung tâm
thích hợp, tiếp cận giao thông công cộng và giao thông cơ
giới thuận tiện; 2/ Bản thân khu phố có giá trị lịch sử, quy
hoạch, kiến trúc, nghệ thuật; 3/ Tổ chức công năng phong
phú, đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó, quan
trọng nhất là chức năng thương mại; 4/ Có thiết kế đô thị chất
lượng cao: Tổ chức không gian tuyến phố tốt, có nhịp điệu,
điểm nhấn, trục cảnh quan, phông cảnh, viễn cảnh, mặt tiền
công trình hai bên phố, thiết kế mặt đường, chỗ ngồi nghỉ,
quảng trường, nơi tổ chức sự kiện, chiếu sáng ban đêm,
trang trí tiểu cảnh, tổ chức âm thanh, cây xanh, biển báo,
biển hiệu, quảng cáo, triển lãm ngoài trời; 5/ Có hệ thống
hạ tầng hoàn chỉnh; 6/ Được quản lý, duy trì, bảo dưỡng tốt.
- Tổ chức phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội là một
thử nghiệm ban đầu, tuy đã đạt được hiệu quả nhất định,
thu hút được sự quan tâm của người dân nhưng còn nhiều
khiếm khuyết về quy mô không gian với lượng người tham
quan, thiết kế đô thị chưa được nâng cấp phù hợp, cơ sở hạ
tầng thiếu thốn, hệ thống tổ chức sự kiện thiếu hoàn chỉnh.
- Vấn đề căn bản để tạo tuyến phố đi bộ sống động khu
vực hồ Hoàn Kiếm là có quy hoạch chức năng và không gian
cụ thể, lâu dài; nâng cấp thiết kế đô thị và hạ tầng kỹ thuật
để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tái tạo lại không khí đô
thị và tạo không gian hưởng thu văn hóa, nghệ thuật và tăng
cường giao tiếp xã hội, chỉnh trang kiến trúc công trình./.
Tài liệu tham khảo
1. Báo Xây dựng (2016), Tuyến phố đi bộ ở Hà Nội – điều tất
yếu cho chất lượng cuộc sống. https://www.tapchikientruc.
com.vn /chuyen-muc/tuyen-pho-di-bo-o-ha-noi-dieu-tat-yeu-
cho-chat-luong-cuoc-song.html.
2. Copenhagen Portal, The World’s longest Pedestrian Street
”Strøget”,
Pedestrian.asp
3. Darren Proulx and Samuel Baron, Critical Elements to
Make Pedestrian Streets Work, https://slowstreets.wordpress.
com/2015/10/26/critical-elements-to-make-pedestrian-streets-
work/
4. Đặng Tuấn Trung (2016), Phố đi bộ - Không gian đô thị quý
giá, https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/pho-di-
bo-khong-gian-thi-quy-gia.html.
5. Ivan Nikiforov (1987), Planirane na Selistata, Stroizdat,
Sophia.
6. Cao Anh Tuấn (2008), Tổ chức phố đi bộ tại trung tâm lịch
sử đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, /mag/
chuyenmuc/quy-hoch-o-th/326-to-chuc-pho-di-bo-tai-trung-
tam-lich-su-do-thi-tphcm.html.
7. Critical Elements to Make Pedestrian Streets Work, https://
slowstreets.wordpress.com/2015/10/26/critical-elements-to-
make-pedestrian-streets-work/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 85_3561_2163282.pdf