Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Ngày nhận bài: 15/4/2017; Ngày phản biện: 15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 25/5/2017 (1) Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Nguyên; e-mail: nguyenlanbtg@gmai.com. Số 18 - Tháng 6 năm 2017 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Lan(1) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè của các hộ nông dân tại thành phố Thái Nguyên. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được điều tra thực tế từ 150 hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chè của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn, sự tham gia các tổ chức xã hội, tổng diện tích đất sản xuất của hộ, vay vốn sản xuất, cơ sở hạ t...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Ngày nhận bài: 15/4/2017; Ngày phản biện: 15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 25/5/2017 (1) Tuyên giáo tỉnh ủy Thái Nguyên; e-mail: nguyenlanbtg@gmai.com. Số 18 - Tháng 6 năm 2017 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT CHÈ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Lan(1) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất chè của các hộ nông dân tại thành phố Thái Nguyên. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được điều tra thực tế từ 150 hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chè của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn, sự tham gia các tổ chức xã hội, tổng diện tích đất sản xuất của hộ, vay vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẽ tương quan thuận với quyết định ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của nông hộ. Từ khóa: Tiến bộ khoa học và công nghệ; sản xuất chè; nông hộ; thành phố Thái Nguyên của tỉnh Thái Nguyên. 1. Đặt vấn đề nghiên cứu Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất là xu thế của các nhà sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế. Kết quả của sự ứng dụng là năng suất sản xuất được nâng cao cũng như chất lượng sản phẩm được cải tiến. Tại Việt Nam cho đến nay, nhiều ý kiến cho rằng sự đóng góp của KH&CN vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp là khoảng 30%. Trong thực tế việc áp dụng các mô hình tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng không những giúp bà con nông dân tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận mà còn góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Thành phố Thái Nguyên là thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với vùng trọng điểm là 6 xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà và Quyết Thắng. Hiện nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong những năm qua, để phát triển bền vững ngành chè, thành phố Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm ưu tiên phát triển cây chè, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất được coi là khâu đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác; năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được cải thiện theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng trên địa bàn Thành phố còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc khuyến nghị nông dân không canh tác chè theo thói quen và lối cảm tính mà thay bằng các biện pháp canh tác khoa học. Thực tế, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến những khó khăn trên. Vì thế, nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của nông hộ thành phố Thái Nguyên, đề xuất giải pháp đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN trong thời gian tới, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho ngành nông nghiệp thành phố Thái Nguyên để triển khai hiệu quả chương trình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất chè nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 113Số 18 - Tháng 6 năm 2017 (1) Các báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông: Báo cáo kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên hằng năm; Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN hằng năm; Báo cáo tổng kết hằng năm của Phòng Kinh tế; Báo cáo các mô hình khuyến nông trên địa bàn thành phố và một số tài liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu; (2) Các trường Đại học/ Viện nghiên cứu, các tổ chức khác: các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất chè; (3) Các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Để đảm bảo tính khoa học, tính đại diện của số liệu sơ cấp, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được sử dụng để tiến hành thu thập số liệu. Bước 1: Liên hệ địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu. Sau khi xin ý kiến và được tư vấn, tác giả quyết định chọn địa bàn nghiên cứu cụ thể 03 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu. Theo ý kiến tư vấn, 3 xã này nằm trong vùng chè trọng điểm của thành phố Thái Nguyên, tập trung nhiều diện tích sản xuất chè của thành phố cũng như nông hộ có tham gia ứng dụng KH&CN đa dạng và điển hình. Vì thế, việc chọn 3 địa bàn trên có khả năng đại diện cho việc nghiên cứu. Bước 2: Sau khi đã có phiếu điều tra soạn sẵn, tác giả tiến hành điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của phiếu điều tra, đồng thời hiệu chỉnh phiếu điều tra phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu. Bước 3: Tiến hành điều tra chính thức. Cỡ mẫu theo từng địa bàn cụ thể như sau: 2.2. Phương pháp phân tích Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: (1) Thống kê mô tả với các chỉ tiêu nghiên cứu như: số trung bình, tỉ lệ, tần suất để phân tích thực trạng ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên; (2) Mô hình Binary Logistic được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất chè của nông hộ ở thành phố Thái Nguyên. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Nguồn lực của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu Nguồn lực của nông hộ được mô tả qua các chỉ tiêu như: diện tích canh tác, lực lượng lao động, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất chè, Bảng 2: Đặc điểm về nguồn lực sản xuất của nông hộ Stt Chỉ tiêu ĐVT Tân Cương (n = 50) Phúc Xuân (n = 50) Phúc Trìu (n = 50) 1 Diện tích đất 1000m2/ hộ 1,95 2,11 2,23 2 Diện tích chè 1000m2/ hộ 1,86 1,88 1,9 3 Thành viên gia đình người/hộ 5,31 5,04 5,26 4 Lao động gia đình người/hộ 2,92 2,92 2,94 5 Trình độ học vấn Lớp 7,3 6,92 6,5 6 Kinh nghiệm sản xuất chè năm 36,66 25,66 27,68 7 Tỷ lệ nông hộ thiếu vốn % 56 34 34 Nguồn: Kết quả khảo sát 150 hộ tại vùng nghiên cứu - Kinh nghiệm sản xuất: Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết nông hộ sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên đều có thời gian sống tại địa phương tương đối lâu. Ngoài kiến thức sản xuất, hoạt động sản xuất, canh tác chè đòi hỏi người trực tiếp sản xuất phải nắm được những kỹ năng cơ bản để nhận diện các loại bệnh cũng như từng thời kỳ tăng trưởng của cây chè để phun các loại thuốc, bón các loại phân thích hợp, đúng thời gian, đúng liều lượng nên kinh nghiệm là một trong những yếu tố khá quan trọng. Stt Tên xã Tên xóm được chọn Số mẫu được chọn Tỷ trọng (%) Thông tin thu thập 1 Tân Cương Hồng Thái II 25 16,67 Đặc điểm chung, nguồn lực của nông hộ sản xuất chè, khả năng tiếp cận thông tin, tập huấn tiến bộ KH&CN, Đội Cấn 25 16,67 2 Phúc Xuân Cây Thị 25 16,67 Xóm Giữa II 25 16,67 3 Phúc Trìu Khuôn I 25 16,67 Đồng Nội 25 16,67 Tổng 150 100 Bảng 1: Cỡ mẫu điều tra theo địa bàn khảo sát Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 114 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Nhìn chung, nông hộ được phỏng vấn đều có kinh nghiệm lâu năm, trung bình 30 năm tham gia canh tác chè, đây là một yếu tố thuận lợi trong quá trình sản xuất chè. Đặc biệt, số năm kinh nghiêm cao nhất của hộ là 66 năm và thấp nhất 1 năm, đây là yếu tố quan trọng giúp cho nông hộ có thể tiếp cận và áp dụng kỹ thuật thuận lợi hơn. Ngoài sản xuất chè thì nông hộ còn tham gia vào một số hoạt động tạo thu nhập khác như: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hoạt động phi nông nghiệp. - Nguồn lao động: Nguồn lao động sản xuất chè của các nông hộ hầu hết là lao động sẵn có trong gia đình. Nhìn chung, trung bình mỗi hộ trong vùng nghiên cứu có tổng số nhân khẩu khoảng 5 người thì có 2 - 3 người tham gia sản xuất chè, các thành viên còn lại là những người sống phụ thuộc như người cao tuổi, trẻ nhỏ còn đi học. Phần lớn các hộ ít sử dụng lao động thuê vì tốn kém chi phí, chỉ những hộ có diện tích sản xuất lớn thì mới thuê mướn nhiều lao động theo ngày để hái chè, chăm sóc. Như vậy, có thể thấy rằng, nếu việc sản xuất chè của nông hộ đạt hiệu quả thì không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trong gia đình. - Trình độ học vấn: Nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của các hộ sản xuất chè trong vùng nghiên cứu là không cao. Trình độ học vấn là nhân tố quan trọng góp phần giúp nông hộ tiếp thu và vận dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Qua nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn trung bình của chủ hộ tham gia sản xuất chè tại các địa bàn nghiên cứu từ lớp 6 đến lớp 7. Số chủ hộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều kiện được nâng cao đã giúp nông hộ nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy hơn, họ mạnh dạn hơn trong việc thử nghiệm ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè. - Diện tích canh tác: Với nguồn thu nhập chính chỉ từ sản xuất chè nên hầu hết nông hộ ở các xã sử dụng hầu hết toàn bộ diện tích đất sản xuất hiện có của gia đình để trồng chè. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất sản xuất trung bình/hộ trên 2.000m2, trong đó diện tích đất trung bình mà nông hộ trong vùng nghiên cứu dùng để sản xuất chè là trên 1.800m2. Diện tích đất sản xuất của các nông hộ tương đối ổn định trong vòng 5 năm trở lại đây, một số ít nông hộ có tăng diện tích đất sản xuất nhưng chủ yếu là do nông hộ mua đất sản xuất để tích lũy thêm tài sản hoặc mở rộng quy mô sản xuất bằng hình thức thuê mướn thêm đất. - Nguồn vốn sản xuất: Thực tế cho thấy, có 58,7 % nông hộ sử dụng vốn tự có trong gia đình để sản xuất chè, 41,3 % nông hộ còn lại là thiếu vốn. Các nông hộ mua vật tư, phân bón chịu lãi, cuối vụ thanh toán, 6% nông hộ vay qua kênh chính thức (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đối với những hộ vay từ nguồn vay chính thức để sản xuất nông nghiệp, họ phải thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản. - Tham gia hoạt động xã hội: Ngoài thời gian tham gia sản xuất thì thành viên của nông hộ còn tham gia hoạt động của các tổ chức chính quyền, đoàn thể và xã hội tại địa phương. Theo kết quả điều tra 150 hộ cho thấy trong số 68 hộ có tham gia các tổ chức xã hội (45,3%), như: chính quyền địa phương, hội nông dân, hợp tác xã, hoặc tổ hợp tác, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên Khi được hỏi về lợi ích khi tham gia các tổ chức trên họ cho rằng tổ chức là nơi để trao đổi thông tin sản xuất, thị trường đối với thành viên hội nông dân, hoặc giúp họ có thể tiếp cận nguồn tín dụng, đối với những thành viên tham gia tổ chức chính quyền giúp cho họ có thể tiếp cận thông tin sớm hơn so với nông dân bình thường bởi vì thông tin được truyền đạt theo chiều dọc của hệ thống quản lý. 3.2. Thực trạng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất chè của nông hộ Qua khảo sát, số nông hộ sản xuất chè trong vùng nghiên cứu có ứng dụng tiến bộ KH&CN chiếm 57,3 % số nông hộ được khảo sát. Nhóm đối tượng này bao gồm những hộ sản xuất chè có ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chè như: van phun tưới, máy vò chè, sao chè, VietGap, UTZ Certified, Nhóm đối tượng còn lại chủ yếu sản xuất chè theo phương pháp truyền thống, ngoài việc sử dụng giống mới trong canh Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 115Số 18 - Tháng 6 năm 2017 tác thì hầu như nhóm hộ này không ứng dụng bất cứ mô hình tiến bộ kỹ thuật nào (số này chiếm 42,7 % số nông hộ được khảo sát). Bảng 3: Tình hình ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ sản xuất chè Địa bàn nghiên cứu Tổng số hộ Có ứng dụng Không ứng dụng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tân Cương 50 33 66 17 34 Phúc Xuân 50 27 54 23 46 Phúc Trìu 50 26 52 24 48 Tổng 150 86 57,3 64 42,7 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát năm 2017 - Nguồn thông tin tiến bộ KH&CN: Nông hộ trong vùng nghiên cứu tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất bằng nhiều hình thức đa dạng. Nông hộ sản xuất chè tại vùng nghiên cứu chủ yếu biết đến thông tin tiến bộ kỹ thuật chủ yếu từ các chương trình khuyến nông trên phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài, báo), cán bộ khuyến nông và nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật. Các phương tiện thông tin truyền thông phổ biến trên phạm vi rộng, kiến thức trình bày dễ hiểu, phù hợp với mọi trình độ, thuận tiện về thời gian. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông cũng là đầu mối thông tin quan trọng, tỷ lệ nông dân tiếp xúc được những kiến thức tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè từ đối tượng này là khá nhiều. Ngoài ra, nông hộ còn tiếp cận tiến bộ kỹ thuật thông qua người quen, nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ hội nông dân, các viện trường - Tình hình tập huấn tiến bộ KH&CN: Mục tiêu và nội dung chủ yếu của chính sách khuyến nông là truyền bá kiến thức cho nông dân ngay tại địa bàn sản xuất của họ, giúp họ đưa ra những quyết định để xử lý đúng đắn trước những tình huống liên tiếp nảy sinh trong quá trình sản xuất mà không cần qua các lớp đào tạo tập trung ở trường học. Hình thức phổ biến nhất hiện nay là tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, xây dựng mô hình trình diễn “mắt thấy tai nghe”, để tăng cường khả năng tiếp cận của nông dân đối với kỹ thuật mới bằng những cách tiếp cận sinh động, gây ấn tượng, phù hợp với cách tiếp thu mang tính thực tiễn của nông dân. Bảng 4: Hình thức tiếp cận nguồn thông tin tiến bộ kỹ thuật của nông hộ Vùng nghiên cứu Tân Cương Phúc Xuân Phúc Trìu Nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Phương tiện thông tin đại chúng 30 90,91 25 92,6 11 42,31 Cán bộ khuyến nông 25 75,76 24 72,72 13 50 Nhân viên công ty thuốc BVTV 31 93,94 23 85,19 10 38,46 Người quen, hàng xóm 23 69,7 22 81,48 7 26,92 Cán bộ hội nông dân 18 45,45 13 39,4 5 19,23 Cán bộ các Trường/Viện 3 9,1 2 7,41 8 30,77 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát năm 2017 Kết quả khảo sát tại vùng nghiên cứu cũng cho thấy, phần lớn nông dân tham gia tập huấn chủ yếu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ khuyến nông. Bên cạnh đó, nhân viên các công ty thuốc bảo vệ thực vật cũng là một trong những lực lượng nòng cốt trong phong trào phổ biến kỹ thuật mới và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc mới đến nông dân. Đây là hoạt động có lợi cho cả hai bên, công ty thuốc bảo vệ thực vật có thể giới thiệu, quảng cáo được các loại phân bón, thuốc họ sản xuất còn nông dân tham gia tập huấn thì được hỗ trợ các loại phân bón, thuốc từ công ty về áp dụng thử nghiệm trong sản xuất. Ngoài ra, nông dân còn được các tổ chức khác chuyển giao kỹ thuật như Đại học Thái Nguyên, hội nông dân địa phương, chủ yếu những buổi tập huấn này được diễn ra trên đồng ruộng mang tính thực nghiệm hơn là truyền đạt thông tin. 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chè của hộ nông dân ở thành phố Thái Nguyên Mô hình Binary Logistic được áp dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 116 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 nông hộ ở thành phố Thái Nguyên. Trong nghiên cứu này, mô hình Binary Logistic được xây dựng như sau: log e [ P(Y = 1) ] = Bo + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7 P(Y = 0) Trong đó: Y là biến nhị phân, thể hiện ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ vào sản xuất chè và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là nông hộ có ứng dụng ít nhất một mô hình TBKT, 0 là nông hộ không ứng dụng ứng dụng tiến bộ KH &CN hay gọi là nông hộ sản xuất chè theo truyền thống). Các biến X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập (biến giải thích). Bảng 5: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình Binary Logistic Biến số Diễn giải X1: Số lao động trong nông hộ Tổng số người trong tuổi lao động trong gia đình của nông hộ sản xuất chè. X2: Trình độ học vấn chủ hộ Lớp mà chủ hộ đã học tính đến thời điểm nghiên cứu. X3: Kinh nghiệm của chủ hộ Số năm nông hộ tham gia sản xuất chè tính đến thời điểm nghiên cứu. X4: Tham gia tổ chức xã hội Biến giả, nhận giá trị 1 nếu nông hộ có tham gia tổ chức xã hội, nhận giá trị 0 tức là nông tham gia bất kỳ tổ chức nào. X5: Diện tích đất sản xuất Tổng diện tích đất sản xuất (1.000 m2) mà hộ đang sử dụng X6: Vay vốn sản xuất Biến giả, nhận giá trị 1 tức là nông hộ có vay vốn và giá trị 0 tức là nông hộ không vay vốn. X7: Cơ sở hạ tầng nông nghiệp Đánh giá của nông hộ đối với cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp (1= kém, 4 = tốt) Sử dụng phần mềm SPSS để chạy mô hình Binary Logistic cho kết quả như sau: (1) Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,00 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng không. (2) Mức độ dự báo trúng của toàn bộ mô hình là 97,3 %. Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic Nhân tố B S.E. Wald df Sig. Exp(B) X1: Số lao động trong nông hộ -1.867 0.997 3.508 1 0.061 0.155 X2: Trình độ học vấn của chủ hộ 2.404 1.089 4.871 1 0.027 11.067 X3: Kinh nghiệm của chủ hộ -0.070 0.062 1.263 1 0.261 0.933 X4: Tham gia tổ chức xã hội 7.775 3.059 6.462 1 0.011 2.381 X5: Diện tích đất sản xuất 3.186 1.380 5.327 1 0.021 24.194 X6: Vay vốn sản xuất 3.848 2.395 2.582 1 0.018 46.883 X7: Cơ sở hạ tầng nông nghiệp 2.251 1.236 3.318 1 0.029 9.493 Hằng số -22.980 11.283 4.148 1 0.042 0.000 Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2017 Mức ý nghĩa thống kê của các biến X2 (trình độ học vấn), X4 (tham gia tổ chức xã hội), X5 (diện tích đất sản xuất), X6 (vay vốn sản xuất), X7 (cơ sở hạ tầng nông nghiệp) đều có sig. nhỏ hơn 0,05. Như vậy, các hệ số hồi quy tìm được có ý nghĩa và mô hình của chúng ta sử dụng tốt. Từ các hệ Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 117Số 18 - Tháng 6 năm 2017 số hồi quy này ta viết được phương trình: Dựa vào phương trình trên cho thấy, cả 5 biến đều tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. log e [ P(Y = 1) ] = -22,980 + 2,404X2 + 7,775X4 + 3,186X5 + 3,848X6 + 2,251X7 P(Y = 0) Các biến trình độ học vấn, tham gia các tổ chức xã hội, tổng diện tích đất sản xuất của hộ, vay vốn sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp sẽ tương quan thuận với quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ, hay nói cách khác là khi tăng trình độ học vấn chủ hộ, diện tích đất sản xuất của nông hộ, nông hộ có tham gia các tổ chức xã hội, có vay vốn sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp địa phương tốt sẽ làm tăng khả năng ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ. Cụ thể, từng biến tác động đến quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN được giải thích như sau: Hai biến định lượng trình độ học vấn (X2) và diện tích đất sản xuất (X5) có mối quan hệ thuận chiều với biến quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ. Giá trị 2 biến này càng tăng thì giá trị của biến Y càng gần 1. Lý do là trình độ học vấn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tiếp thu thông tin tiến bộ KH&CN và ứng dụng tiến bộ KH&CN vào thực tế sản xuất; trong khi đó, diện tích đất sản xuất càng lớn thì càng tạo động lực cho nông hộ ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm làm giảm chi phí, sức lao động, thời gian chăm sóc đến mức tối thiểu. Biến tham gia tổ chức xã hội (X4) có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN vào trong sản xuất chè của nông hộ. Do biến X4 là một biến định danh nhận 2 giá trị đại diện (0: không tham gia tổ chức, 1: có tham gia tổ chức) nên xác suất biến Y nhận giá trị 1 (có ứng dụng tiến bộ KH&CN) là rất lớn nếu biến X4 bằng 1. Nói cách khác, khả năng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất đối với nông hộ có tham gia tổ chức và đoàn thể xã hội là rất cao. Điều này hoàn toàn hợp lý với thực tế, bởi vì thông qua hoạt động đoàn hội như: hội cựu chiến binh, hội nông dân, phụ nữ, tổ hợp tác, hợp tác xã, nông dân sẽ thường xuyên tiếp nhận thông tin khoa học cũng như là tham gia các lớp tập huấn đầy đủ, hiệu quả hơn. Nếu chính quyền địa phương có biện pháp phổ biến thông tin, mô hình tiến bộ kỹ thuật tiên tiến nhanh chóng, kịp thời thì sẽ sớm giúp cho nông dân thay đổi nhận thức sản xuất, chuyển từ trồng chè truyền thống sang áp dụng mô hình kỹ thuật mới. Biến vay vốn (X6) cũng là một biến định danh nhận 2 giá trị đại diện (0: không có vay, 1: có vay). Ta giải thích mối quan hệ giữa biến Y và X6 tương tự như biến Y và X4. Như vậy, khả năng ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ sẽ rất cao nếu hộ có vay vốn để hỗ trợ sản xuất. Mục đích của việc đi vay là đầu tư trang thiết bị, máy móc, để phục vụ phát triển sản xuất. Thường thì nông hộ phải bỏ ra số vốn cơ bản trong vài năm đầu hoặc cập nhật thông tin kỹ thuật mới. Việc này chỉ tốn kém trong ngắn hạn, xét về dài hạn thì có lợi ích rất lớn do tiết kiệm được chi phí vật tư nông nghiệp, chi phí lao động, chi phí thuê mướn, cơ giới hóa, cho từng vụ tiếp theo. Đối với biến X7 (đánh giá cơ sở hạ tầng địa phương), khi biến này tiến gần về giá trị lớn nhất của chính nó (là 4) thì Y sẽ dần tiến về giá trị lớn nhất là 1. Có nghĩa là khi điều kiện cơ sở hạ tầng địa phương thuận lợi sẽ góp phần thúc đẩy nông dân ứng dụng tiến bộ KH&CN. Trong quá trình khảo sát, một số nông dân cho rằng lý do họ không ứng dụng tiến bộ KH&CN nhiều là do: cán bộ khuyến nông không tiếp xúc nhiều với dân, ít xuống tập huấn và chỉ sản xuất mô hình thí nghiệm ở những nơi có điều kiện thuận lợi hơn; nông dân tại các cơ sở hạ tầng không thuận lợi cũng không có nhiều điều kiện ứng dụng tiến bộ KH&CN hoặc áp dụng mô hình không đồng bộ, không đúng cách nên dẫn đến hiệu quả không cao. Vì vậy, biến yếu tố cơ sở hạ tầng là nhân tố khách quan có ảnh hưởng quan trọng tới quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông dân thành phố Thái Nguyên. Các biến X1 (lao động) và X3 (kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ) có quan hệ nghịch chiều với việc ứng dụng tiến bộ KH&CN. Hộ có số lao động càng lớn, kinh nghiệm sản xuất chè càng lâu năm thì xu hướng ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất càng ít. 4. Kết luận Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 118 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Qua nghiên cứu thực trạng ứng dụng tiến bộ KH&CN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tác giả rút ra một số kết luận như sau: (1) Nông hộ tiếp cận tiến bộ KH&CN chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ khuyến nông, công ty thuốc bảo vệ thực vật. Phần lớn nông hộ hài lòng về các khóa tập huấn tiến bộ KH&CN và đánh giá cao khả năng triển khai ứng dụng. Khá nhiều nông hộ sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên đã và đang ứng dụng các mô hình tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè (chiếm tỷ lệ 57,3%). Nông hộ ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè chủ yếu là: Giống mới, thâm canh chè, sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGap, UTZ, tưới van xoay, chế biến bằng tôn sao inox,. (2) Quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chính: Lao động gia đình, Trình độ học vấn; Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ; Tham gia tổ chức xã hội, Diện tích đất, Vay vốn; Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp tốt. Kết quả của nghiên cứu đã xác định được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ trong sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên. Hạn chế của nghiên cứu là chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất chè của nông hộ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và so sánh sự khác biệt về hiệu quả sản xuất chè giữa các nhóm hộ có mức độ ứng dụng tiến bộ KH&CN khác nhau, các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trên phạm vi rộng hơn và tiếp cận theo hướng giải quyết hạn chế này./. Tài liệu tham khảo [1] Phạm Văn Việt Hà (2007), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế; [2] Hà Thị Bích Hồng (2011), Nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất của thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế; [3] Huỳnh Thanh Chí (2004). “Vai trò của tiến bộ kỹ thuật trong nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ tại xã Viên An, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ; [4] Phan Văn Hùng (2009), Một số vấn đề về chuyển giao KH&CN vào vùng dân tộc thiểu số, NXB. Lý luận Chính trị, Hành chính; [5] Nguyễn Công Sự (2014), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế; [6] PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ (2009), Cây chè và kỹ thuật chế biến; [7] Tổng quan phát triển chè Việt Nam 2001- 2010, Bùi Quang Toản, Nguyễn Cảnh Khâm, Vụ QHKH - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; [8] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS”, tập 2. NXB. Hồng Đức, Hà Nội; [9] Đinh Phi Hổ và Đoàn Ngọc Phả, (2009) “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tập huấn công nghệ mới cho nông dân ở An Giang”, Tạp chí Quản lý Kinh tế. FACTORS AFFECTING THE APPLICATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ADVANCES IN TEA PRODUCTION IN THAI NGUYEN CITY, THAI NGUYEN PROVINCE Abstract: This study was conducted to determine the factors that affect the application of scientific and technological advances in tea production of farmer households in Thai Nguyen city. Data used for the study was actually surveyed by 150 tea farmers in Thai Nguyen city. Binary logistic regression analysis is used to determine the factors influencing the decision to apply advanced science and technology to tea production of the household. The results showed thateducation level, participation in social organizations, total production land area of household, loan for production, and agricultural infrastructure positively correlated with farmer’s decision of application of advanced techniques. Keywords: Advances in science and technology; tea production; farmers; Thai Nguyen city

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf228_967_1_pb_5676_2152015.pdf
Tài liệu liên quan