Tài liệu Những vấn đề kiến thức, tâm thế và thực hành về kế hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 (44), 1993 111
Những vấn đề kiến thức, tâm thế và
thực hành về kế hoạch hóa gia đình
qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam
VŨ TUẤN HUY
I- GIỚI THIỆU
Trong những giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, như Nghị quyết Hội
nghi lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 đã chỉ rõ, là vận động, tuyên truyền và giáo dục, gắn
liền với việc đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho
những cặp vợ chổng chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện hiệu quả
công tác kế hoạch hóa gia đình.
Cuộc điều tra về kiến thức, tâm thế và thực hành kế hoạch hóa gia đình (KAP) này trong khuôn khổ dự án
VIE/93/P08, do hai cơ quan Viện Xã hội học và Viện khoa học thống kê thực hiện nhằm cung cấp những thông
tin cơ bản để tiến hành một cách có hiệu quả và điều chỉnh chiến lược thông t...
11 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề kiến thức, tâm thế và thực hành về kế hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 (44), 1993 111
Những vấn đề kiến thức, tâm thế và
thực hành về kế hoạch hóa gia đình
qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam
VŨ TUẤN HUY
I- GIỚI THIỆU
Trong những giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, như Nghị quyết Hội
nghi lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 đã chỉ rõ, là vận động, tuyên truyền và giáo dục, gắn
liền với việc đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho
những cặp vợ chổng chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện hiệu quả
công tác kế hoạch hóa gia đình.
Cuộc điều tra về kiến thức, tâm thế và thực hành kế hoạch hóa gia đình (KAP) này trong khuôn khổ dự án
VIE/93/P08, do hai cơ quan Viện Xã hội học và Viện khoa học thống kê thực hiện nhằm cung cấp những thông
tin cơ bản để tiến hành một cách có hiệu quả và điều chỉnh chiến lược thông tin, giáo dục, truyền thông liên
quan đến kế hoạch hóa gia đình.
II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÂN KHẨU VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MẪU ĐIỀU TRA.
1. Những đặc điểm về nhân khẩu:
Cuộc điều tra KAP này được tiến hành trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên trong 7 tỉnh là Yên Bái, Hà Bắc,
Thái Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa và Sông Bé. Dung lượng mẫu gồm 4774 hộ gia đình,
trong đó 950 hộ gia đình ở khu vực đô thị và 3824 hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Quy mô bình quân mỗi hộ
gia đình là 4,84 người, trong đó quy mô bình quân hộ gia đình ở đô thị là 4,72 so với 4,84 ở nông thôn.
Trong mỗi hộ gia đình, một phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ được phỏng vấn.
Hơn 50% số hộ gia đình phỏng vấn cả vợ và chồng. Như vậy, tổng số mẫu điều tra chia theo giới tính gồm
4774 nữ và 2492 nam.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu đối với nữ là 21,31 (trong đó 22,55 ở đô thị so với 20,99 ở nông thôn); tuổi
kết hôn trung bình lần đầu đối với nam là 23,99 (trong đó 25,63 ở đô thị so với 23,58 ở nông thôn).
Cấu trúc tuổi của nữ trong mẫu có phân bố như sau: nhóm tuổi 30 - 34 chiếm tỷ trọng lớn nhất 26,3%.
Trong các nhóm tuổi 15 - 19, 20 - 24, 25 - 29 và 30 - 34 tỷ lệ phần trăm
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
112 Những vấn đề kiến thức ...
số phụ nữ trong mỗi nhóm tuổi tương ứng ở nông thôn cao hơn đô thị; ngược lại trong các nhóm tuổi từ 35 - 49,
40 - 44, 45 - 49 tỷ lệ phần trăm số phụ nữ trong mỗi nhóm tuổi tương ứng ỡ đô thị cao hơn ở nông thôn. Số liệu
chứng tỏ rằng tiềm năng sinh đẻ của phụ nữ ở nông thôn rất lớn so với đô thị.
2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội:
Theo giới tính, đặc điểm dân tộc có phân bố như sau: đối với nữ 91,3% là dân tộc Kinh; 1,2% là dân tộc
Hoa; 7,5% là các nhóm dân tộc thiểu số khác. Đối với nam 90,9% là dân tộc Kinh; 0,8% là dân tộc Hoa, các
nhóm dân tộc khác chiếm 8,2%.
Về đặc điểm tôn giáo, các tôn giáo chính thống như đạo Phật, Thiên chúa giáo người trả lời tương đối dễ xác
định. Nhưng giữa những người không theo tôn giáo nào và những người theo đạo thờ cúng tổ tiên là Lương thì
khó xác định hơn. Hơn 76% là Lương chung cho cả hai giới. 11% nữ và 10,5% nam không theo tôn giáo nào. Ở
thành thị, tỷ lệ những người theo đạo Phật và Thiên chúa giáo cao hơn ở nông thôn.
Gần đây, ở Việt Nam ngay cả đối với Thiên chúa giáo, các gia đình cũng được phép có bàn thờ tổ tiên. Số
hộ gia đình có bàn thờ hiện nay là 85,7% so với 78,1% của năm 1986, trong đó tỷ lệ tăng ở đô thị cao hơn ở
nông thôn. Đồng thời mức độ thờ cúng tăng lên; ngược lại số hộ có bàn thờ nhưng không hoặc ít thờ cúng giảm
xuống.
74,4% nữ và 64,9% nam giới có trình độ phổ thông cơ sở và dưới mức phổ thông cơ sờ 3,5% nữ và 1,4%
nam không đi học, trong số những người không đi học 85,1% nữ và 82,9% nam không biết đọc biết viết. 4,1%
nam so với 10,9% nữ có trình độ cao đẳng và đại học. Cơ cấu nghề nghiệp chỉ rõ đặc điểm của một nước đang
phát triển, tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn: 56,5% nữ và 58,7% nam làm nông nghiệp; chỉ có 11,1% nữ và
15,6% nam là cán bộ nhà nước. So với năm 1986, có những biến động về cơ cấu nghề nghiệp như sau: số người
làm trong khu vực nhà nước giảm, tỷ lệ nam giảm nhiều hơn nữ. Số buôn bán và thợ thủ công tăng lên. Số
người làm nông nghiệp tăng lên, nam tăng nhiều hơn nữ. Tỷ lệ không nghề nghiệp so với năm 1986 nam tăng
lên, nữ giảm xuống.
Bảng 1: Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp 1986 - 1993
%
Nghề nghiệp
Nam Nữ
1986 1993 1986 1993
Đi học 4,3 7,5
Nội trợ 0,3 0,2 8,8 12,5
Nông dân 48,3 58,7 52,7 56,5
Ngư dân 1,2 1,6 0,3 0,4
Buôn bán nhỏ, thợ công
10,2 31,8 12,1 17,2
Cán bộ nhà nước 27,4 35,8 15,8 11,1
Không nghề nghiệp 10 1,4 0,5 0,4
Khác 7,3 7,6 2,1 2,0
Không trả lời 0,1 -
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 113
III- KIẾN THỨC, TÂM THẾ VÀ THỰC HÀNH LIÊN QUAN ĐỀN KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH.
Kiến thức và tâm thế là những thành phần của hành vi con người. Trong quá trình hoạt động, hai yếu tố này
tác động qua lại với nhau. Những thay đổi trong định hướng tâm thế dẫn đến tìm hiểu kiến thức mới, mặt khác
nhờ kiến thức sẽ dẫn đến những định hướng mới. Toàn bộ quá trình này trong hoạt động của cá nhân - thu lượm
kiến thức và hình thành tâm thế là kết quả của sự tương tác xã hội. Trên phương diện đó ta quan tâm đến những
kiến thức của các cặp vợ chồng giúp cho việc định hướng tới và góp cho phần thực hiện có hiệu quả kế hoạch
hóa gia đình. Đó là những kiến thức về thai nghén, khoảng cách sinh con và nuôi con.
1. Kiến thức
a) Kiến thức về khả năng có thai trong chu kỳ kinh nguyệt:
Với mục đích giúp cho các cặp vợ chồng sử dụng phương pháp tính lịch có hiệu quả, nhiều tài liệu về kế
hoạch hóa gia đình đã giới thiệu kiến thức này. Tuy nhiên, chỉ có 59,7% nữ và 51,2% nam trả lời đúng khả năng
dễ có thai nhất là giữa chu kỳ. Chung cho cả hai giới tỷ lệ trả lời đúng ở thành thị cao hơn ở nông thôn. 0,6% nữ
và 1,1% nam cho rằng khả năng có thai trong lúc có kinh. 1,4% nữ và 1,1% nam cho rằng không có thời gian
đặc biệt. 19,9% nữ và 29,9% nam không biết gì về vấn đề này. So với số liệu DHS 1988, kiến thức này ở người
trả lời đã tăng lên rõ rệt. Câu trả lời đúng về vấn đề này trong DHS 1988 chỉ có 36,1% đối với phụ nữ có chồng.
b) Kiến thúc về khoảng cách giữa hai lần sinh:
Do định hướng đến kế hoạch hóa gia đình nên việc tăng khoảng cách giữa hai lần sinh được xem như một
chỉ báo về giảm số sinh. 61,4% nữ và 59,6% nam cho rằng khoảng cách sinh tốt nhất giữa hai lần sinh là 4 năm
trở lên. Phụ nữ có xu hướng tăng khoảng cách sinh nhiều hơn nam giới.
c) Kiến thức về cho con bú ngay sau khi mẹ có sữa:
87,8% nữ và 78,4% nam cho rằng nên cho con bú ngay sau khi mẹ có sữa. Qua số liệu chứng tỏ rằng do trực
tiếp phải nuôi con nên số phụ nữ có kiến thức về vấn đề này cao hơn nam giới.
d) Tự đánh giá về kiến thức kế hoạch hóa gia đình:
Theo số liệu, ở đô thị số người thỏa mãn với kiến thức về kế hoạch hóa gia đình cao hơn ở nông thôn. Tuy
nhiên 63,2% phụ nữ có mức độ thỏa mãn thấp hơn so với 64,3% nam giới. Điều đáng lưu ý là qua những phân
tích ở trên về những kiến thức liên quan đến kế hoạch hóa gia đình, phụ nữ nói chung hiểu biết hơn nam giới.
Vậy tại sao mức độ thỏa mãn của họ lại thấp hơn. Trong phần phân tích về tâm thế, chúng ta sẽ trả lời câu hỏi
này. Những thông tin mà người trả lời muốn biết thêm sẽ phần nào phản ánh mức độ kiến thức về kế hoạch hóa
gia đình. 29,5% nữ (trong đó thành thị 23,6% so với 30,9% ở nông thôn) và 29,5% nam (trong đó thành thị
23,3% so với 31,1% ở nông thôn) muốn biết thêm những thông tin liên quan đến kế hoạch hóa gia đình.
Trong số những người muốn biết thêm và những thông tin muốn biết thêm; 49,4% nữ (trong đó thành thị
37,9% so với 51,5%) và 42,7% nam (trong đó thành thị 25% so với 46%) muốn biết thêm về cách sử dụng các
biện pháp tránh thai; 34,7% (trong đó thành thị 29,9% so với 35,6% ở nông thôn) và 28,6% nam (trong đó
25,9% ở thành thị so với 29,1% ở nông thôn) muốn biết thêm những kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và
trẻ em. Điều đáng chú ý là nhu cầu về những thông tin cụ thể này ở nữ giới và ở nông thôn cao hơn ở nam giới
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
114 Những vấn đề kiến thức ...
và ở đô thị. Ngược lại, những thông tin về những vấn đề rộng hơn như chính sách dân số vai trò của nam giới và
nữ giới trong kế hoạch hóa gia đình, giáo dục chung về sinh đẻ, cách tìm được các biện pháp tránh thai v.v... thì
nhu cầu ở nam giới và ở thành thị cao hơn ở nữ giới và ở nông thôn. Điều này không chi phản ánh mức độ kiến
thức hiện nay của các cặp vợ chồng mà còn phản ánh định hướng của họ đến những vấn đề của kế hoạch hóa gia
đình. Nhu cầu kiến thức và những tâm thế này là kết quả của những giao tiếp xã hội. Trong môi trường mở của
xã hội đô thị đã dẫn đến nam giới quan tâm đến tất cả những vấn đề trên cao hơn ở nữ giới và ở nông thôn.
2. Tâm thế
Có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau đến tâm thế. Song phần lớn các nhà nghiên cứu đều nhất trí
rằng tâm thế là trạng thái sẵn sàng, một khuynh hướng hành động hoặc phản ứng khi có những kích thích nhất
định. Và theo quan điểm Xã hội học, tâm thế là sản phẩm của những tương tác xã hội. Chúng ta nghiên cứu tâm
thế hướng đến kế hoạch hóa gia đình từ quan điểm Xã hội học chứ không phải quan điểm tâm lý học hay tâm lý
học xã hội. Điều hiển nhiên là trong khi hầu hết chúng ta đều có những tâm thế chung, thì chỉ một số người có
những tâm thế nào đó mà những người khác không có. Do đó ta cần nhớ rằng, có một khả năng mà những tâm
thế chúng ta muốn nghiên cứu không có trong một bộ phận của mẫu điều tra.
Hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội là cơ sở để hình thành và củng cố những tâm thế, là phương tiện điều
chỉnh hành vi. Suy cho đến cùng, mọi điều trong cuộc sống phụ thuộc vào tâm thế của con người. Chính vì vậy,
để thực hiện kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả, chúng ta phải đo được độ mạnh cũng như tính phổ biến
của những tâm thế hướng đến những vấn đề của kế hoạch hóa gia đình. Qua đó, thay đổi những tâm thế bất lợi
củng cố những tâm thế tích cực qua các hoạt động truyền thông, giáo dục, cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như
các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình.
Trong phần này chúng ta sẽ phân tích những tâm thế có ảnh hưởng quyết định nhất đến kế hoạch hóa gia
đình. Đó là những tâm thế hướng đến hôn nhân, hướng đến số con mong muốn và tâm thế hướng đến các biện
pháp tránh thai.
a) Tâm thế hướng đến hôn nhân:
Những câu trả lời về tuổi kết hôn tất nhất là điều đáng quan tâm không chỉ vì tuổi kết hôn tạo nên những
giới hạn chung của việc sinh đê mà còn vì kết hôn sớm có thể chỉ ra tâm thế hướng đến gia đình đông con.
Theo số liệu, 35,8% nữ và 32,7% nam cho rằng tuổi kết hôn tốt nhất của nam giới là 25; trong độ tuổi này số
phần trăm người trả lời ở đô thị thấp hơn ở nông thôn. Một tỷ lệ đáng kể 11% nữ và 13,7% nam cho rằng tuổi
kết hôn tốt nhất của nam là 30; trong độ tuổi này, tỷ lệ phần trăm ở đô thị cao hơn ở nông thôn chung cho cả hai
giới.
Đối với tuổi kết hôn của nữ giới, có hai độ tuổi mà nữ cho rằng tốt nhất là 20 và 22 tuổi đều có giá trị phần
trăm bằng nhau là 28,1%. Tuy nhiên, ta thấy rằng đô thị nghiêng về độ tuổi 22 và nông thôn nghiêng về độ tuổi
20. Quan niệm của nam giới về tuổi kết hôn tốt nhất của nữ cũng có xu hướng tương tự. 25,1% cho rằng tuổi kế
hôn tốt nhất đối với nữ là 20 và 27,4% cho rằng tuổi kết hôn tốt nhất là 22. Khi xem xét tương quan giữa các
yếu tố đến tuổi kết hôn tốt nhất, ta thấy có sự liên kết giữa các biến số, những ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp
đến tuổi kết hôn là mạnh hơn cả: hệ số liên kết giữa nghề nghiệp của nữ và tuổi kết hôn tốt nhất của nữ là 0,37;
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 115
hệ số liên kết giữa nghề nghiệp của nam với ý kiến về tuổi kết hôn tốt nhất của nữ là 0,35 (nhưng hệ số này
không tính đến sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn). Nếu chỉ xét riêng ở đô thị. ánh hưởng của yếu tố nghề
nghiệp đến tuổi kết hôn tốt nhất của nam giới là mạnh nhất, hệ số liên kết giữa hai biến số này 0,52. Tiếp đó là
các yếu tố về số con hiện có và nhóm tuổi.
b) Tâm thế hướng đến số con:
Được đo bằng số con muốn có của người trả lời. Chỉ có 5,3% nữ (đô thị 10,8%; nông thôn 3,9%) và 4,9%
nam (đô thị 7,5%; nông thôn 4,2%) muốn có một con. Đa số người trả lời muốn có hai con: 67,4% nữ so với
66,4% nam. Số người muốn có từ ba con trở lên là 27,9% nam so với 26,5% nữ. Số con mong muốn bình quân
là 2,35 chung cho cả hai giới và ở đô thị thấp hơn so với ở nông thôn. Xu hướng chung là nữ chấp nhận gia đình
ít con manh hơn nam giới và ở đô thị mạnh hơn nông thôn.
Bảng 2: Số con muốn có theo giới tính
%
Số con
Nữ Nam
Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn
0 con 0,4 0,1 0,5 0,4 0,4 0,4
1 con 5,3 10,8 3,9 4,9 7,5 4,2
2 con 67,4 69,4 66,9 66,4 70,0 657
3 con 14,9 10,8 15,9 17,5 14,9 18,1
4 con 10,6 8,4 11,1 9,0 6,5 9,7
5 con 0,7 0,1 03 0,9 0,8 0,9
6 con + 0,5 0,4 05 0,5 - 0,6
Do trời quyết định - - - 0,1 - 0,2
Không biết 0,2 - 0,3 0,2 - 0,3
Không trả lời
c) Tâm thế về giới tính của con cái:
Theo hướng có ít nhất một trai và một gái, 99% trả lời muốn có ít nhất một con trai, so với 86% người trả lời
muốn có ít nhất một con gái. Định hướng đến đứa con khác giới khá rõ, đặc biệt là ở đô thị. Tuy nhiên định
hướng đến con trai có xu hướng mạnh hơn và phổ biến.
d) Tâm thế về giá trị của con cái:
Qua số liệu, ta thấy có sự chuyển đổi định hướng giá trị đến đứa con. Đặc điểm nổi trội của gia đình đông
con không còn là biểu tượng của sức mạnh về kinh tế. 85,9% nữ và 82,4% nam khẳng định rằng gia đình đông
con giàu hơn gia đình ít con là không đúng. Và đặc biệt khi gần 60% người trả lời là nông dân thì chính ở nông
thôn khẳng định rằng đông con không quyết định sự giàu có của gia đình. Hơn nữa khi xem xét chi phí để nuôi
dạy con cái thỉ gia đình đông con là một gánh nặng hơn là điều có lợi, 88,1% nữ và 85,9% nam không cho rằng
con cái trong gia đình đông con được nuôi dưỡng tốt hơn gia đình ít con. Sự chuyển đổi này ở nông thôn mạnh
hơn đô thị và ở nữ giới mạnh hơn nam giới.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
116 Những vấn đề kiến thức ...
Ngoài khía cạnh kinh tế, con cái còn được xem là một nguồn để chăm sóc bố mẹ khi tuổi già: 71% nữ và
65,8% nam nghĩ rằng khi già muốn sống chung với con cái, ở đô thị tỷ lệ này thấp hơn ở nông thôn.
e) Tâm thế hướng đến các biện pháp tránh thai:
Một khi các cặp vợ chồng hướng đến chấp nhận gia đình ít con, tâm thế hướng đến sử dụng một biện pháp
tránh thai nào đó sẽ xuất hiện. Độ mạnh của tâm thế này thay đổi theo chu kỳ sống, đặc biệt phụ thuộc vào số
con mong muốn và số con hiện có. Tâm thế hướng đến sử dụng một biện pháp tránh thai nào đó không chỉ phụ
thuộc vào kiến thức của họ mà còn phụ thuộc vào những đặc điểm thuận lợi của phương pháp đó. 63,9% nữ và
58,7% nam cho rằng vòng là phương pháp hiệu quả nhất. 23,2% nữ và 25,1% nam cho rằng phương pháp kém
hiệu quả nhất là tính lịch và 19,4% nữ so với 20,2% nam cho rằng phóng tinh ra ngoài cũng là phương pháp
kém hiệu quả.
Trong tổng số các cặp vợ chồng, có 43,3% phụ nữ hiện đang sử dụng vòng. Độ mạnh của tâm thế hướng đến
các biện pháp tránh thai hiện đang sử dụng do chính những đặc điểm thuận lợi (salient attribute) của phương
pháp này như ý kiến của người trả lời: thuận tiện 33,5% nữ và 35,5% nam: an toàn 33,5% nữ và 31% nam;
chồng (vợ) muốn 33,8% nữ và 33,5% nam.
Tâm thế hướng đến nạo thai: nạo thai là một biện pháp nhằm chấm dứt việc có thai ngoài ý muốn. Nhằm đo
được tâm thế này, chúng tôi đưa ra hai tình huống. Đối với trường hợp cô gái 17 tuổi, chưa chồng và có thai một
tháng, tỷ lệ cho rằng đẻ và nuôi khá cao 29% nữ và 28,6% nam. Tỷ lệ chấp nhận phương án này ở nông thôn
cao hơn ở đô thị chung cho cả hai giới. Mặc dù chấp nhận ở những điều kiện khác nhau 53,9% nữ và 53,6%
nam cho rằng phải nạo thai.
Trong trường hợp một phụ nữ 27 tuổi, có chồng, đã có hai con và đã có thai được một tháng, 33,1% nữ và
32,4% nam đưa ra ý kiến đẻ và nuôi, trong ý kiến này, tỷ lệ ở nông thôn cao hơn ở đô thị. 58,3% nữ và 58%
nam cho rằng nên nạo thai.
Từ những số liệu này, chung ta thấy rằng có sự chuyển đổi về chuẩn mực truyền thống trong quan niệm về
hôn nhân. Mặt khác nó cũng phản ánh rằng nạo thai là một biện pháp khó chấp nhận về mặt đạo đức. Ảnh
hưởng của yếu tố này sẽ có tác động tiêu cực đến chuyển đổi tâm thế về số con. Trên thực tế, tâm thế hướng đến
đông con còn khá dai dẳng. Những phân tích về tâm thế hướng đến kế hoạch hóa gia đình đã chỉ ra vì sao phụ
nữ ít thỏa mãn với kiến thức về kế hoạch hóa gia đình so với nam giới. Như đã chỉ ra ở trên, có một tâm thế
chung hướng đến gia đình ít con, nhưng ở phụ nữ, tâm thế này mạnh hơn nam giới. Mặt khác, tâm thế hướng
đến các biện pháp tránh thai phổ biến là sử dụng vòng. Trong tổng số các biện pháp tránh thai các cặp vợ chồng
hiện đang sử dụng, có 43,3% phụ nữ sử dụng vòng. Ngoài ra, sinh đẻ và nuôi con được quan niệm là trực tiếp
liên quan đến phụ nữ. Chính họ là những người bị sức ép của kế hoạch hóa gia đình từ nhiều phía. Do đó họ
cảm thấy ít thỏa mãn với kiến thức về kế hoạch hóa gia đình hơn nam giới.
3. Lịch sử sinh đẻ và thực hành các biện pháp tránh thai
a) Lịch sử sinh đẻ.
Theo số liệu: tuổi có thai bình quân lần đầu là 22,18, trong đó ở đô thị là 23,16 và ở nông thôn là 21,72.
Tuổi bình quân có con đầu là 22,63 trong đó ở đô thị là 23,72 nông thôn là 22,33.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 117
Giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lịch sử thai nghén. Trong những phụ nữ có thai từ hai lần trở
xuống, ở đô thị có tỷ lệ cao hơn nông thôn. Tỷ lệ có thai từ 3 lần trở lên ở nông thôn cao hơn đô thị. Số lần có
thai còn chịu ảnh hưởng của số con muốn có, định hướng đến giới tính của con cái và hiệu quả của việc sử dụng
các biện pháp tránh thai. Khi xem xét hệ số liên kết giữa số con trai còn sống và số con gái còn sống với số lần
có thai, ta thấy số con gái còn sống tác động đến số lần có thai mạnh hơn so với số con trai còn sống, hệ số liên
kết là 0,64 so với 0,61 một cách tương ứng theo ý kiến của nữ. Cũng xem xét tương quan này ở đô thị và nông
thôn, ta thấy có những biến thái đáng kể. Ở đô thị, ngược lại, số con trai còn sống tác động đến số lần có thai
mạnh hơn số con gái còn sống, hệ số liên kết là 0,63 so với 0,61 theo ý kiến của nữ. Còn ở nông thôn, số con gái
còn sống tác động đến số lần có thai mạnh hơn là số con trai còn sống hệ số liên kết là 0,66 so với 0 61 theo ý
kiến của nữ. Những tương quan này chỉ rõ rằng định hướng đến đứa con khác giới ở đô thị mạnh hơn ở nông
thôn và định hướng đến con trai còn phổ biến và khá mạnh, đặc biệt là ở nông thôn.
Từ năm 1992 đến nay, có 25,8% phụ nữ sinh con, trong đó ở đô thị có 21,6% so với 26,9% so với ở nông
thôn.
Trong số những người sinh con từ năm 1992 đến nay 66,2% sinh con thứ nhất và con thứ hai, trong đó ở đô
thị 78% so với 63,7% ở nông thôn. 23,9% sinh con thứ ba trở lên, trong đó ở đô thị 22,1% so với 26,2% ở nông
thôn.
Trong 54,3% đã có từ 1 đến 2 con, ở đô thị là 62,7% so với 52,2% ở nông thôn. Trong số 41,5% số phụ nữ
đã có từ 3 con trở lên, ở đô thị là 34,7% so với 43,4% ờ nông thôn. Số con bình quân còn sống trên mỗi phụ nữ
là 2,5 con trong đó ở đô thị là 2,26 so với 2,56 con ở nông thôn.
Khi được hỏi về số con muốn có thêm 35,1% nữ và 37,8% nam muốn có thêm con. Trong đó ở đô thị tỷ lệ
muốn có thêm con chung cho cà hai giới lớn hơn ở nông thôn: theo ý kiến của nữ, thành thị 35,5% so với
35,1%; theo ý kiến của nam, 39,6% ở thành thị so với 37,3% ở nông thôn. Tuy nhiên trên tổng số phụ nữ của
mẫu điều tra, có 14% số phụ nữ đã có hai con rồi muốn có thêm con.
b) Thực hành các biện pháp tránh thai:
Do định hướng đến các biện pháp tránh thai thay đổi theo chu kỳ sống, tương quan giữa số. Con hiện có và
số con muốn có, theo nghề nghiệp và đặc điểm của từng phương pháp, ta xem xét việc sử dụng các phương phá
tránh thai trên phương diện đã từng sử dụng và theo những phương pháp có tỷ lệ sử dụng cao nhất.
b.1) Những phương pháp đã từng sử dụng.
- Vòng tranh thai: là phương pháp có tỷ lệ đã từng sử dụng cao nhất trong tất cả các phương pháp. 55,8%
phụ nữ trong đó ở đô thị 52,2% so với 56,6% ở nông thôn sử dụng vòng.
- Tính lịch: 17,8% các cặp vợ chồng áp dụng phương pháp này, trong đó ở đô thị 23,4% so với 16,4% ở
nông thôn.
Theo nhóm tuổi, phụ nữ có chồng trong nhóm tuổi 35-39 và nam giới có vợ trong nhóm tuổi 45-49 có tỷ lệ
áp dụng phương pháp này cao nhất - 21,2% đối với nữ và 25,6% đối với nam.
- Phóng tinh ngoài: 16,9% phụ nữ có chồng áp dụng phương pháp này trong đó thành thị 18,9% so với nông
thôn 16,4%.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
118 Những vấn đề kiến thức ...
- Bao cao su: 9,9% phụ nữ có chồng áp dụng phương pháp này, trong đó ở đô thị 17,3% so với 8,1% ở nông
thôn.
- Điều hòa kinh nguyệt và nạo thai: 6,2% số phụ nữ có chồng áp dụng phương pháp này, trong đó ở đô thị là
7,4% so với 5,8% ở nông thôn.
Tỷ lệ nạo thai và điều hòa kinh nguyệt cao nhất 11,1% phụ nữ trong nhóm tuổi 40-44; 7,9% trong nhóm 35-
39; 6,5% trong nhóm 30-34. Khi nhóm tuổi của nữ tăng lên, tỷ lệ áp dụng phương pháp này cũng tăng lên.
Qua số liệu về các phương pháp tránh thai đã từng sử dụng, ta thấy rằng vào những năm cuối của chu kỳ
sinh đẻ của phụ nữ, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả cao như vòng và bao
cao su giảm xuống, tỷ lệ sử dụng các biện pháp kém hiệu quả do đòi hỏi về kiến thức và khả năng áp dụng như
tính lịch và phóng tinh ngoài tăng lên. Do đó các phương pháp điều hòa kinh nguyệt và nạo thai cũng tăng lên.
Nhóm nông dân có tỷ lệ sử dụng phương pháp tính lịch và phóng tinh ngoài thấp nhất nhưng tỷ lệ nạo thai và
điều hòa kinh nguyệt khá cao (6%) so với các nhóm nghề nghiệp khác.
b.2) Những biện pháp hiện đang sử dụng.
Có thể đưa ra những số liệu về số người không sử dụng một biện pháp tránh thai nào để so sánh, chỉ ra tình
hình hiện đang sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng
21,6% phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ (đô thị 12,9% so với 23,8% ở nông thôn) và 20,4% nam giới
có vợ (đô thị 12,6% so với 22,5% ở nông thôn) hiện đang không sử dụng bất cứ phương pháp nào. Điều đáng
lưu ý là các cặp vợ chồng ở trong nhóm tuổi có khả năng sinh đẻ mạnh nhất là 25-29; 30-34; 35-39 đồng thời
chiếm tỷ trọng lớn nhất có tỷ lệ không sử dụng biện pháp tránh thai nào tương ứng theo nhóm tuổi trên là
22,3%; 16,6%; 11,7% đối với nữ và 30,6%; 18%; 12,9% đối với nam.
Theo nhóm nghề nghiệp tỷ lệ không áp dụng là: nông dân 24,1%, ngư dân 35,7%, buôn bán nhỏ và thợ thủ
công 14,9% và cán bộ nhà nước 11,2% đối với nam giới có vợ. Trong khi đó đối với phụ nữ có chồng 24,3%
nông dân, 15,8% ngư dân, 16,2% buôn bán nhỏ và thợ thủ công, 11,3% cán bộ nhà nước.
- Các biện pháp tránh thai hiện đang sử dựng.
43,3% phụ nữ có chồng và 40,5% nam giới có vợ sử dụng vòng. Tỷ lệ sử dụng vòng ở đô thị thấp hơn nông
thôn chung cho ý kiến của cả hai giới. Theo nhóm nghề nghiệp, nông dân là nhóm có tỷ lệ sử dụng vòng cao
nhất 45,5% và cán bộ nhà nước có tỷ lệ sử dụng vòng thấp nhất 38,3% trong mỗi nhóm nghề nghiệp. Theo
nhóm tuổi tỷ lệ sử dụng vòng cao nhất là 25-29; 30-34; 35-39 xấp xỉ 44% trong từng nhóm tuổi.
- Tính lịch: 13,5% phụ nữ có chồng và 13,7% nam giới có vợ áp dụng phương pháp này. Tỷ lệ áp dụng ở đô
thị cao hơn ở nông thôn chung cho cả hai giới.
Theo nhóm tuổi tỷ lệ áp dụng tăng dần. Nhóm tuổi áp dụng phương pháp tính lịch cao nhất đổi với nữ là 35-
39 (15,8%), đối với nam là 45-49 (17,3%).
- Phóng tinh ngoài: 13,3% phụ nữ có chồng và 15,8% nam giới có vợ áp dụng phương pháp phóng tinh
ngoài. Đối với nữ các nhóm tuổi 30-34 và 35-39 có 13,8% và 13,2% tương ứng theo nhóm tuổi. Đối với nam tỷ
lệ áp dụng cao nhất trong nhóm tuổi 35-39 (17%).
- Bao cao su: 6,7% nữ và 8,8% nam hiện đang sử dụng bao cao su tránh thai. Tỷ lệ áp dụng ở đô thị cao hơn
ở nông thôn theo ý kiến của cả hai giới.
Theo nhóm nghề nghiệp, buôn bán nhỏ và thợ thủ công có tỷ lệ sử dụng cao nhất 10,4%, cán bộ nhà nước
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 119
7,1%, nội trợ 6,7% và thấp nhất là nông dân 4,7%.
- Thắt ống dẫn trứng: chỉ có 2,8% phụ nữ áp dụng phương pháp này. Tỷ lệ áp dụng tăng theo nhóm tuổi.
Cao nhất ở độ tuổi 45-49 (9,1%).
Theo nhóm nghề nghiệp, buôn bán nhỏ và thợ thủ công có tỷ lệ áp dụng là 4,4%; nội trợ 3,4%; nông dân
2,2% và cán bộ nhà nước 1,9%. Từ số liệu về tình hình hiện đang sử dụng các phương pháp tránh thai của các
cặp vợ chồng, chúng ta thấy rằng vòng vẫn là phương pháp có tỷ lệ áp dụng cao nhất. Tuy nhiên một xu hướng
khá rõ là tỷ lệ sử dụng phương pháp này đã giảm xuống, phương pháp tính lịch và phóng tinh ngoài tăng lên vào
những năm cuối trong chu kỳ sinh đẻ của phụ nữ.
b.3) Mức độ hài lòng với các phương pháp tránh thai hiện đang sử dụng: chỉ có 2,7% nữ và 2,4% nam
không hài lòng với các phương pháp tránh thai hiện đang dùng. Tỷ lệ hài lòng của các cặp vợ chồng khá cao.
Trong những nguyên nhân không hài lòng với các phương pháp tránh thai hiện đang sử dụng, 54,2% nữ và
56,8% nam cho rằng vì lý do sức khỏe. Ở nông thôn vì nguyên nhân này chiếm tỷ lệ cao hơn ở đô thị; 55,3% so
với 45,5% theo ý kiến của nữ. 24% nữ trong đó ở đô thị 27,3% so với 23,5% ở nông thôn và 19,6% nam giới
trong đó ở đô thị 80% so với 12,2% ở nông thôn cho rằng vì nguyên nhân này. 18,8% nữ và 23,9% nam cho
rằng vì không thoải mái.
IV- KẾT LUẬN:
Vấn đề trung tâm đối với kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả là một quan điểm có tầm bao quát rộng
vượt khỏi phạm vi của vấn đề. Kế hoạch nghĩa là nhìn về phía trước, định hướng đến tương lai, là sự ràng buộc
chính mình và với những người khác, là sự lựa chọn hành động một cách có ý thức và theo đuổi con đường đã
chọn một cách nhất quán. Một định hướng như vậy là rất quan trọng, rất cần thiết và cũng khó khăn biết bao cho
các cặp vợ chồng kế hoạch hóa một gia đình của họ. Và trên quan điểm đó, chúng ta đã phân tích số liệu về
những khía cạnh liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đó là kiến thức,
tâm thế và thực hành của các cặp vợ chồng về các vấn đề của kế hoạch hóa gia đình.
Kiến thức về kế hoạch hóa gia đình là một phạm vi khá rộng các vấn đề. Tuy nhiên, những kiến thức liên
quan trực tiếp nhất là kiến thức về sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng đang là một lỗ hổng
lớn làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng các phương pháp nay (49,4% nữ và 42,7% nam muốn biết thêm
những thông tin cách sử dụng các biện pháp tránh thai). Trong các phương pháp hiện đang sử dụng, vòng tránh
thai là phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, một xu hướng chung là tỷ lệ vòng đang giảm xuống
do hậu quả phụ, đặc biệt là những phụ nữ ở nông thôn. Rõ ràng vòng là một phương pháp thuận tiện, hiệu quả
song nó không đòi hỏi một kiến thức nào khi sử dụng. Hoặc giả người trả lời có biết được loại vòng này có tốt
hơn, phù hợp hơn loại vòng kia thì kiến thức này cũng không giúp ích nhiều lắm gì cho họ, bởi vì điều đó lại
phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các dịch vụ y tế hơn là bản thân họ. Ngược lại với những phương pháp
khác như tính lịch, phóng tinh ngoài hay bao cao su thì người sử dụng cần có những kiến thức tối thiểu. Tình
trạng kiến thức về kế hoạch hóa gia đình hiện nay đang đặt một bộ phận các cặp vợ chồng vào tình thế nan giải.
Không chỉ riêng ở đô thị, ngay ở nông thôn các cặp vợ chồng sử dụng các phương pháp tính lịch và phóng
tinh ngoài cũng tăng lên. Sự hạn chế về kiến thức để áp dụng hiệu quả các phương pháp này đã dẫn đến tỷ lệ
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
120 Những vấn đề kiến thức ...
áp dụng các biện pháp điều hòa kinh nguyệt và nạo thai tăng lên. Tuy nhiên, ở đô thị tỷ lệ phải áp dụng điều hòa
kinh nguyệt vá nạo thai cao hơn ở nông thôn. Chứng tỏ rằng ở đô thị, nhất là nhóm buôn bán nhỏ và thợ thủ
công, nội trợ và ngay cả một bộ phận cán bộ nhà nước cũng còn thiếu kiến thức để áp dụng hiệu quả các biện
pháp tránh thai đòi hỏi những hiểu biết nhất định của người sử dụng.
Một trong những mục tiêu của kế hoạch hóa gia đình là các cặp vợ chồng chấp nhận mô hình gia đình ít con.
Như đã chỉ ra, tâm thế chung là hướng đến gia đình có hai con. Nhưng vì sao các cặp vợ chồng có nhiều con
hơn họ muốn? Do không chỉ vì thiếu kiến thức trong việc áp dụng một cách có hiệu quả các biện pháp tránh thai
dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn, tâm thế tiêu cực hướng đến việc nạo thai do ảnh hưởng của những quan
niệm đạo đức dẫn đến có con ngoài ý muốn, tâm thế tiêu cực hướng đến các biện pháp mạnh như triệt sản do
tâm lý đề phòng muốn sinh thêm con, mà còn một bộ phận (27%) các cặp vợ chồng muốn có 3 con trở lên.
Những tâm thế hướng đến giới tính của con, đặc biệt là thích con trai, mong muốn được con cái chăm sóc khí
tuổi già là những yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận mô hình gia đình ít con.
Mặc dù tâm thế hướng đến gia đình ít con là phổ biến, song ở đây, nó biểu hiện ra như một giá trị xã hội,
một quá trình chuyển đổi của định hướng giá trị hớn là giá trị thực sự của các cá nhân trong một bộ phận nào đó
của xã hội. Sự phân tầng xã hội theo nhiều chiều đã tác động đến cá nhân theo những hệ thống giá trị riêng của
nó. Và chính ở điểm xung đột này của hai định hướng giá trị, giữa nhiều con và ít con, các cá nhân hay các cặp
vợ chồng đã không vượt qua được sức ép của nhóm xã hội mà họ là những thành viên của nhóm đó.
Tâm thế hướng đến các biện pháp tránh thai cũng là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia
đình của các cặp vợ chồng. Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào những đặc điểm của phương pháp đó
thỏa mãn đủ loại nhu cầu và tâm lý của cá nhân ở mức độ nào. Chính vì vậy, vòng tránh thai được áp dụng phổ
biến nhất, và cũng từ thực tế này hình thành nên tâm thế hướng đến tính luận tiện, chồng (vợ) muốn hơn là tính
hiệu quả của phương pháp sử dụng. Và khu có những vấn đề hậu quả phụ của việc sử dụng vòng phải chuyển
sang các phương pháp khác thì những đặc điểm trên vẫn ở vị trí ưu tiên hơn là tính hiệu quả.
Các phương pháp tránh thai mà các cặp vợ chồng hiên đang sử dụng như đã chỉ ra, tỷ lệ sử dụng vòng giảm
xuống, các phương pháp như tính lịch, phóng tinh ngoài, bao cao su tăng lên. Trong khi đó những phương pháp
đặc biệt hiệu quả như định sản tăng lên không đáng kể và chỉ áp dụng đối với những trường hợp đã có quá nhiều
con.
V- KIẾN NGHỊ:
Từ đặc điểm về kiến thức, tâm thế và thực hành liên quan đến kế hoạch hóa gia đình và những đặc điểm về
cơ cấu dân số nước ta hiền nay chúng tôi bước đầu kiến nghị một số điểm liên quan đến công tác truyền thông,
thông tin, giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình:
1- Tăng cường công tác giáo dục dân số để nâng cao kiến thức về kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt chú ý đến
khu vực nông thôn và một bộ phận những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công ở khu vực đô thị những kiến thức
về sinh đẻ và sử dụng các biện pháp tránh thai.
2- Công tác truyền thông, thông tin, giáo dục và hoạt động của các tổ chức quần chúng tập trung vào khu
vực nông thôn, nhóm buôn bán nhỏ và thợ thủ công, nội trợ, nam giới và lớp trẻ để chuyển đổi định hướng tâm
thế hướng đến chấp nhận gia đình ít con.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 121
3- Bên cạnh việc nâng cao kiến thức và cung cấp đá để các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích các
cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp từ tránh thai có hiệu quả, nhất là triệt sản đối với những cặp vợ chồng đã có
hai con.
4- Nâng cao địa vị của phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ và tham gia tích cực vào kế hoạch hóa gia
đình. Xem việc nâng cao mức sống và hạnh phúc gia đình là mục tiêu cao nhất của cuộc vận động.
Trên đây là những kiến nghị qua bước đầu phân tích số liệu của cuộc điều tra trong 7 tỉnh về thổn thức, tâm
thế, và thực hành kế hoạch hóa gia đình. Mặc dù số liệu chưa được khai thác hết, rất nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ
như vấn đề hôn nhân, sự biến đổi các chức năng của gia đình, vấn đề người già và quan hệ thân tộc có ảnh
hưởng như thế nào đến kế hoạch hóa gia đình đòi hỏi có những nghiên cứu sâu hơn từ quan điểm của Xã hội
học.
Trong cuộc hội thảo về người già và hệ thống an sinh xã hội tại Viện Xã hội học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_1993_vutuanhuy_6234.pdf