Tài liệu Những vấn đề đặt ra để cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống: Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Những thuận lợi và sự cần
thiết của cuộc vận động
Việt Nam hiện có trên 89
triệu dân, ngoài ra còn có trên
4 triệu người Việt đang sinh
sống, làm ăn ở nước ngoài dưới
nhiều dạng khác nhau. Như
vậy, hơn 90 triệu người Việt
ta quả là một thị trường tiêu
thị trực tiếp và gián tiếp ngày
càng mở rộng cùng với sự phát
triển kinh tế nói chung và sự
cải thiện thu nhập của từng
người dân nói riêng. Hơn nữa,
thị trường này còn có ý nghĩa
hơn khi tính đến mức thu nhập
quốc dân trung bình hiện nay
là hơn 1000 USD/người/năm
của người dân trong nước, thì
có đến trên 2/3 là chi tiêu cho
các nhu cầu ăn uống, ở, mặc,
học tập, chữa bệnh, giải trí và
đi lại hoàn toàn có thể chỉ bằng
“hàng trong nước” nếu có đủ
hàng có sức cạnh tranh so với
hàng ngoại nhập (chỉ tính riêng
trong số 10 tỷ USD hàng cơ
kim khí mà Việt Nam hiện phải
nhập khẩu hàng năm, thì có tới
60% là hàng mà trong ...
42 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những vấn đề đặt ra để cuộc vận động “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thực sự đi vào cuộc sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Những thuận lợi và sự cần
thiết của cuộc vận động
Việt Nam hiện có trên 89
triệu dân, ngoài ra còn có trên
4 triệu người Việt đang sinh
sống, làm ăn ở nước ngoài dưới
nhiều dạng khác nhau. Như
vậy, hơn 90 triệu người Việt
ta quả là một thị trường tiêu
thị trực tiếp và gián tiếp ngày
càng mở rộng cùng với sự phát
triển kinh tế nói chung và sự
cải thiện thu nhập của từng
người dân nói riêng. Hơn nữa,
thị trường này còn có ý nghĩa
hơn khi tính đến mức thu nhập
quốc dân trung bình hiện nay
là hơn 1000 USD/người/năm
của người dân trong nước, thì
có đến trên 2/3 là chi tiêu cho
các nhu cầu ăn uống, ở, mặc,
học tập, chữa bệnh, giải trí và
đi lại hoàn toàn có thể chỉ bằng
“hàng trong nước” nếu có đủ
hàng có sức cạnh tranh so với
hàng ngoại nhập (chỉ tính riêng
trong số 10 tỷ USD hàng cơ
kim khí mà Việt Nam hiện phải
nhập khẩu hàng năm, thì có tới
60% là hàng mà trong nước có
thể sản xuất được). Còn trên 4
triệu người Việt hiện đang sinh
sống ở hơn 100 nước trên thế
giới với tổng thu nhập trên 40
tỷ USD/năm (trong đó hơn
50% số người và tài sản tập
trung ở Mỹ, Cana đa, Pháp,
LB.Nga), tức bằng gần ½ GDP
trong nước, thì nhu cầu hàng
Việt trong ăn uống và sinh hoạt
gia đình và cá nhân khác cũng
là phân khúc thị trường khổng
lồ xét cả về tiềm năng và hiện
thực trực tiếp tiêu thụ và giúp
tiêu thụ hàng Việt Nam ở nước
ngoàiĐặc biệt, với khẩu vị
và thói quen “gia truyền”, thì về
tâm linh và tính cấp thiết, hàng
Việt còn luôn được ưu tiên
trong danh mục mua sắm tổng
thể và cơ bản cho ăn uống hàng
ngày và nhất là đón Tết Cổ
truyền của tất cả những người
Việt, dù là đang sống trong
nước hay định cư ổn định ở
nước ngoài.
Thực tiễn trong nước và
thế giới đã, đang và sẽ còn tiếp
tục chứng tỏ, nền kinh tế hàng
hoá (nhất là đối với những hàng
hóa và dịch vụ thông thường)
luôn gắn chặt với sự phát triển
quy mô thị trường bản địa. Đa
phần các doanh nghiệp trong
nước sẽ khó kinh doanh một
cách hiệu quả hoặc mở rộng
năng lực sản xuất, kinh doanh
của mình nếu không bán được
hàng hoá và dịch vụ trước hết
cho người tiêu dùng trong
nước, trong địa phương nơi
đặt cơ sở doanh nghiệp... Thấm
hiểu điều này, từ trước đến
nay, cả Nhật Bản, Hàn Quốc,
Thái lan và hàng loạt quốc gia
dù đang phát triển hay đã phát
triển khác trên thế giới đều
không ngừng đề cao vai trò của
thị trường trong nước và không
ngừng cổ vũ cho chủ trương
sản xuất hàng trong nước chất
lượng cao phục vụ cho người
tiêu dùng trong nước. Họ cũng
không ngần ngại xây dựng và
triển khai nhiều chương trình
hành động quốc gia, sử dụng
nhiều hàng rào kỹ thuật và tổ
hợp các biện pháp đủ loại phục
vụ cho mục tiêu chung đặt ra
Với tinh thần đó, chủ
trương “người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” mà
BCT đã chính thức phát động
năm 2009 là hết sức đúng đắn,
kịp thời và có ý nghĩa chiến lược
lâu dài. Đặc biệt, chủ trương đó
có giá trị thực tiễn và có thể trở
thành động lực mới cho phát
triển đất nước trong bối cảnh
suy giảm kinh tế toàn cầu hiện
nay, một khi nó được cụ thể
hoá và thể chế hoá, đồng thời
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỂ CUỘC VẬN ĐỘNG
“NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”
THỰC SỰ ĐI VÀO CUỘC SỐNG
TS. Nguyễn Đình Dương - TS. Nguyễn Minh Phong
Viện nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội
2 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
tạo hợp lực cần thiết từ nhiều
phía theo tinh thần người Việt
Nam ưu tiên tiêu thụ hàng Việt
Nam cả ở trong nước, lẫn ở
nước ngoài
Những vấn đề đặt ra và giải
pháp cho cuộc vận động
Khẩu hiệu “người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” không thể có giá trị thực
tiễn và trở thành động lực
mới cho phát triển đất nước,
một khi nó không được cụ thể
hoá và thể chế hoá, cũng như
không thể dựa trên sự kéo dài
mãi những cố gắng và hy sinh
“đơn phương”, từ một phía
Thực tế cho thấy, để cuộc vận
động này thực sự đi vào cuộc
sống, cần chú ý giải quyết tốt
một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao chất
lượng và sự hấp dẫn của hàng
Việt
Trong bối cảnh mở cửa,
người tiêu dùng có quyền rộng
rãi hơn trong tiếp nhận thông
tin và cơ hội lựa chọn các hàng
hoá và nguồn cung cấp theo ý
mình. Vì vậy, sẽ thật khó thuyết
phục người tiêu dùng Việt Nam
mua hàng Việt Nam chỉ vì lòng
yêu nước thuần tuý, dù cao cả,
khi mà chất lượng hàng nội
quá kém, mẫu mã lại đơn điệu
và các dịch vụ hậu mãi dường
như không có, so với các hàng
ngọa nhập có mẫu mã bắt mắt,
với nhiều tiện ích gia tăng và
tính năng độc đáo, vượt trội, lại
được hỗ trợ bởi làn sóng quảng
cáo chuyên nghiệp, lợi hại,
công phu, tinh vi, có tổ chức.
Nói cách khác, hàng Việt
Nam sẽ thuyết phục được
người tiêu dùng Việt Nam
khi những người lao động và
quản lý doanh nghiệp Việt
Nam “trên dưới một lòng “tận
tâm hiệp lực sản xuất ra hàng
hoá một cách trân trọng, giá
cả cạnh tranh với hàng ngoại
nhập và với chất lượng “như là
làm cho mẹ mình dùng” - như
lời một doanh nghiệp thành
công với thị trường trong nước
khẳng định - chứ không chạy
theo lợi nhuận thuần tuý và
lợi ích ngắn hạn mà làm ăn tắc
trách, dối lừa. Hàng Việt Nam
chất lượng cao dễ đọng lạ trong
lòng người tiêu dùng Việt Nam
hiệu quả và nhân văn hơn hẳn
những clip quảng cáo đắt đỏ
trên các đài truyền hình vào
những giờ vàngHàng Việt
Nam sẽ chinh phục người tiêu
dùng Việt Nam và cả trên thị
trường nước ngoài tốt hơn khi
chúng ngày càng tiếp cận gần
hơn các tiêu chuẩn quốc tế,
đáp ứng ngày càng tốt hơn các
yêu cầu nghiêm ngặt nhất về
vệ sinh, an toàn thực phẩm và
các yêu cầu bảo vệ môi trường,
dịch vụ hậu mãi vì lợi ích người
tiêu dùng và cộng đồng v.v...
Thứ hai, quan tâm xây
dựng, quảng bá và bảo vệ
thương hiệu hàng Việt
Xây dựng và bảo vệ thương
hiệu là việc tạo dựng và bảo vệ
một biểu tượng, hình ảnh về
doanh nghiệp, cũng như về sản
phẩm của doanh nghiệp trong
tâm trí người tiêu dùng, làm
cho người tiêu dùng tin tưởng
hơn, yên tâm hơn và có mong
muốn được lựa chọn và tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp, còn các đối tác
khác chấp nhận đầu tư, hợp tác
làm ăn với doanh nghiệp lâu
dài
Thực tế cho thấy, việc xây
dựng và bảo vệ thương hiệu
có tác dụng tích cực trong việc
khuyến khích hợp tác, gắn kết
giữa các doanh nghiệp và thành
phần kinh tế. Một thương hiệu
mạnh tự thân có khả năng hấp
dẫn cao với hầu hết các doanh
nghiệp và người tiêu dùng.
Một doanh nghiệp sở hữu một
thương hiệu mạnh thường trở
thành một “địa chỉ đỏ” để các
doanh nghiệp khác tìm đến, ký
kết hợp tác, hoặc doanh nghiệp
có thể lấy thương hiệu đó như
là một tài sản để góp vốn vào
những doanh nghiệp cổ phần
mà họ muốn. Việc bảo vệ bản
quyền thương hiệu theo các
quy định pháp luật hiện hành
và phù hợp với thông lệ quốc tế
cũng là một điều kiện để đảm
bảo sự hợp tác, gắn kết kinh tế
ổn định và lành mạnh giữa các
doanh nghiệp và thành phần
kinh tế.
Vấn đề thương hiệu
nhiều khi được nhắc đến như
một “mốt thời thượng” của
người sính chữ, làm sang trong
giao tiếp, phát biểu, kiểu như
“hội nhập” và “phát triển bền
vững”. Từ thái cực dửng dưng
coi thường, hoặc đơn giản hoá,
xem việc xây dựng thương hiệu
cũng chỉ là tạo ra cho hàng
hoá của mình một cái tên gọi
riêng và tiến hành đăng ký bảo
hộ cái tên gọi đó ở những thị
trường đích, nhiều doanh
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
nghiệp lại chuyển sang thái
cực quá đề cao, khi cho rằng
chỉ cần một thương hiệu là có
thể kinh doanh và lao vào đầu
tư cho việc xây dựng thương
hiệu trong một thời gian nhất
thời và yên tâm với thành công,
bất kể sau đó thương hiệu này
nhanh chóng bị rơi vào quên
lãng, do nó không được chăm
sóc, duy trì và phát triển trong
chính hoạt động kinh doanh.
Thực tế trong nước và thế giới
ngày càng khẳng định, trong
điều kiện cạnh tranh quyết
liệt của nền kinh tế thị trường
và hội nhập kinh tế quốc tế,
thương hiệu là tài sản vô hình
rất có giá của doanh nghiệp,
tạo uy tín, danh dự, lợi thế
cạnh tranh và quyết định thành
công của doanh nghiệp trong
kinh doanh.
Xây dựng thương hiệu
phải tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định của các Công ước,
Thoả ước quốc tế và Luật quốc
gia về nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, tên gọi xuất xứ và
chỉ dẫn địa lý. Khi lựa chọn tạo
biểu trưng với tên gọi riêng,
những dấu hiệu phân biệt cần
đặc biệt lưu ý đến tính pháp lý,
không trùng với tên, logo, dấu
hiệu đã được người khác đăng
ký bảo hộ hoặc vi phạm những
trường hợp mà pháp luật quy
định.
Xây dựng thương hiệu cá
biệt cho từng loại sản phẩm
một mặt tạo ra sự đa dạng,
phong phú về thương hiệu của
doanh nghiệp, tạo cơ hội cao
hơn cho người tiêu dùng có thể
lựa chọn sản phẩm của doanh
nghiệp. Mặt khác, với nhiều
thương hiệu, sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ chiếm được
nhiều diện tích trưng bày hơn
trong các siêu thị, tạo ra một sự
cạnh tranh theo chủ định của
doanh nghiệp ngay trong các
sản phẩm của mình. Điều đó sẽ
hạn chế bớt rủi ro cho doanh
nghiệp. Một sản phẩm nào
đó không thành công trên thị
trường sẽ ít gây hại cho doanh
nghiệp vì bản thân doanh
nghiệp đã sở hữu nhiều thương
hiệu.
Xây dựng, phát triển và
bảo vệ thương hiệu là quá trình
đầu tư lâu dài, bền bỉ và liên
tục, đồng nghĩa với việc duy
trì và nâng cao chất lượng sản
phẩm, cung cấp những dịch vụ
tối ưu sau bán hàng, làm sao để
người tiêu dùng biết đến, chấp
nhận, tin tưởng và yên tâm khi
lựa chọn sản phẩm có thương
hiệu đó. Người tiêu dùng hoàn
toàn không lựa chọn hàng hoá
và dịch vụ vì hàng hoá và dịch
vụ đó có tên hay, logo đẹp, mà
chính là chất lượng, giá cả của
hàng hoá, dịch vụ đó, thái độ
ứng xử của doanh nghiệp.
Thương hiệu phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố. Trước hết,
nó phụ thuộc vào tầm quốc gia,
trình độ phát triển kinh tế - xã
hội và công nghệ của quốc gia.
Tiếp đến, nó phụ thuộc vào
chất lượng và mẫu mã cụ thể
của sản phẩm, trong đó chất
lượng nhiều khi rất đơn giản,
chỉ là nút thắt của khuy áo
được thít cẩn thận, không tuột
cho hết đời sản phẩm chiếc áo
sơmi. Chúng ta cần có một tư
duy mới về cách làm thương
hiệu. Thương hiệu Việt Nam
được định hình qua một chiếc
o to hay máy bay là không thực
tế và đắt đỏ; hãy bán một con
đinh ốc cho toàn thế giới thay
vì bán cả chiếc máy do gia công
lắp ráp chỉ ở một vài địa phương
nội địa nào đấy. Giờ đây, thay
vì làm thương hiệu cho cả một
sản phẩm hoàn chỉnh, chúng
ta nên chấp nhận làm thương
hiệu cho một chi tiết trong cả
tổng thể. Không nên dại dột
đuổi theo một thương hiệu lớn
có thể bị phá sản dễ dàng, mà
nên sản xuất những chi tiết nhỏ
bất kỳ ở đâu cũng có thể dùng,
với chất lượng tốt mà chúng ta
làm chủ được cả về công nghệ,
nguyên liệu và chất lượng sản
phẩm...Sản phẩm cần và có thể
đa dạng hóa, đổi mới mẫu mã
không ngừng theo nhu càu,
thị hiếu người tiêu dung và thị
trường, nhưng thương hiệu
nên có sự ổn định và tĩnh lặng
cần thiết để khắc sâu vào tâm
trí và lòng người, như tên một
người thân thiết trong gia đình,
người quen vậyMột thương
hiệu lạ cần nhiều thời gian và
tiền bạc để chinh phục và nằm
lại trong cộng đồng đối tác và
người tiêu dùng, khách hang;
Vì vậy hãy suy nghĩ kỹ hơn
trước khi thay đổi thương hiệu
nếu không có những thay đổi
lớn khác đi kèm.
Để thương hiệu nhanh
chóng đến được với người
tiêu, cần tăng cường các hoạt
động quảng cáo có tính chuyên
nghiệp cao cả trên truyền hình,
báo chí, trên làn sóng phát
4 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
thanh, trên các tờ rơi, tại các
hội chợ triển lãm. Lựa chọn
thông điệp trong quảng cáo sẽ
góp phần cực kỳ quan trọng
vào sự thành công của quảng
cáo. Thông điệp và nội dung
quảng cáo phải ngắn gọn, rõ
ràng và mang sắc thái riêng,
thể hiện ý tưởng của công ty và
của sản phẩm. Sự tham lam về
nội dung và thiếu chọn lọc về
từ ngữ, cũng như những giọng
đọc thô thiển sẽ mang lại cảm
giác khó chịu cho người tiếp
nhận thông điệp. Hoạt động
giao tiếp cộng đồng (Public Re-
lation - PR) bao gồm rất nhiều
các hoạt động cụ thể như tài trợ
cho các chương trình thể thao,
văn hoá, xã hội; hỗ trợ lũ lụt,
thiên tai; giao lưu trực tiếp với
khách hàng sẽ mang đến cho
người tiêu dùng nhiều thông
tin hơn về doanh nghiệp và về
hàng hoá của doanh nghiệp,
trong khi người tiêu dùng lại
có cảm giác ít bị “hội chứng”
quảng cáo hơn, các thông điệp
ít mang tính thương mại hơn
nên dễ được người tiêu dùng
chấp nhận trong khi chi phí lại
khá thấp.
Xây dựng và quảng bá
thương hiệu cần có vai trò của
hiệp hội, chứ không chỉ của
Nhà nước và của doanh nghiệp.
Thay vì cơ cấu như một bàn tay
nhà nước nối dài, hiệp hội phải
mang đúng nghĩa NGO của nó,
có tầm quốc tế và thực sự vỡ lợi
ích của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, quản lý Nhà nước cũng cần
quan tâm đến việc đảm bảo
sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các doanh nghiệp, thành phần
kinh tế, nhằm phòng tránh và
khắc phục những hệ quả tiêu
cực của lạm dụng danh nghĩa
hợp tác để tạo độc quyền, lũng
đoạn thị trường, triệt hạ các
doanh nghiệp đối thủ trên
thương trường, vì lợi ích cục
bộ và doanh nghiệp mà làm
tổn hại đến lợi ích xã hội, nhà
nước và quyền lợi của người
tiêu dùng. Hơn nữa, cũng cần
quan tâm bảo đảm quyền sở
hữu trí tuệ và thương hiệu sản
phẩm của doanh nghiệp chủ
sở hữu đích thực, ngăn chặn
và xử lý nghiêm khắc, kịp thời
hiện tượng gian dối, ăn cắp,
chiếm đoạt thương hiệu một
cách trắng trợn, bất hợp pháp,
hoặc một cách tinh vi trên cơ
sở dùng thủ đoạn và lách luật.
Thứ ba, tăng cường sự định
hướng và sự hỗ trợ của Nhà
nước, hiệp hội đối với sản xuất
và phân phối hàng Việt.
Khẩu hiệu “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”, đặc biệt khi mở rộng
theo nghĩa ưu tiên tiêu thụ và
bán hàng Việt Nam, sẽ không
dừng lại ở ý nghĩa cổ động
chính trị thuần tuý, mà ngày
càng trở thành thực tiễn kinh
tế-xã hội sinh động, mang lại
hiệu quả to lớn toàn diện cả cấp
vĩ mô, lẫn vi mô, trong nước và
ở nước ngoài, trước mắt, cũng
như lâu dài, khi có sự hỗ trợ có
tổ chức, thông minh và thực
chất của Nhà nước Việt Nam
nhăm tăng thuận lợi trong tiếp
cận, khả năng thanh toán và
nhận thức của người tiêu dùng
về hàng Việt
Trước hết, Nhà nước tạo
mọi cơ hội nhằm làm giảm
bớt các chi phí thực tế của các
doanh nghiệp Việt Nam trong
quá trình tổ chức sản xuất và
phân phối hàng hoá Việt Nam.
Trước mắt, trong thời gian tới,
cần mở rộng những hỗ trợ tài
chính Nhà nước như tinh thần
Thông tư số 207/2009/TT-BTC
ngày 28/10/2009, theo đó, từ
ngày 12/12/2009 các hoạt động
đưa hàng Việt về bán tại nông
thôn, các khu công nghiệp và
đô thị được NSNN hỗ trợ 70%
chi phí vận chuyển, quầy hàng
và nhân công phục vụ, và hỗ
trợ 100% kinh phí thực hiện
bài viết và các hoạt động truyền
thông tạo nhận thức chung cho
cộng đồng hướng về hàng Việt.
Đồng thời, các địa phương
cần vận động các ngành hàng,
quầy hàng, tiểu thương tại các
chợ và trung tâm thương mại
trên toàn quốc liên kết với
nhau và với các doanh nghiệp
cùng cam kết, đăng ký hộ kinh
doanh hàng Việt đảm bảo chất
lượng, giá cả và thực hiện các
nội dung cam kết bảo vệ người
tiêu dùng; Thực hiện chương
trình khuyến mãi đối với hoạt
động kinh doanh hàng Việt qua
các hình thức cụ thể, như giảm
giá trực tiếp qua các sản phẩm,
bán đúng giá các mặt hàng Việt
và các chương trình quà tặng
kèm khi mua hàng Việt
Nhà nước cũng cần tiếp tục
phát động và duy trì những cuộc
vận động cấp quốc gia, thực
hiện những biện pháp đồng bộ
và nhất quán cần thiết trong
khuôn khổ các cam kết hội
nhập đã ký, nhằm tăng cường
(Xem tiếp trang 18)
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Ngày 15/6/2009, Bộ Chính
trị BCH TƯ Đảng khoá X đã
có Thông báo Kết luận số
264-TB/TƯ về tổ chức Cuộc
vận động “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt
Nam” (dưói đây gọi tắt là
CVĐ)
Sự vào cuộc đồng bộ và tích
cực của các cấp ngành
Hà Nội là một trong
những địa phương đi đầu
hưởng ứng và tích cực triển
khai có hiệu quả CVĐ. Theo
Quyết định số1413-QĐ/TU
ngày 23/10/2009 cảu Thành ủy
Hà Nội, Ban Chỉ đạo CVĐ đã
được thành lập và chỉ đạo triển
khai đồng bộ các nội dung của
CVĐ theo 04 nhóm nhiệm
vụ và giải pháp cơ bản là: Thứ
nhất, đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền, vận động mọi
cơ quan, tổ chức, đơn vị, người
tiêu dùng nhận thức đúng khả
năng sản xuất-kinh doanh, chất
lượng sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ của doanh nghiệp Việt
Nam, vận động doanh nghiệp
nâng cao chất lượng sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, xây dựng
thương hiệu quốc gia, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng; Thứ
hai, rà soát, ban hành bổ sung
quy định pháp lý, cơ chế, chính
sách bảo vệ thị trường và bảo
vệ người tiêu dùng trong nước,
kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu
của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân sử dụng nguồn NSNN,
xử lý nghiêm cá nhân, đơn vị
không gương mẫu thực hành
tiết kiệm, chi tiêu lãng phí; Thứ
ba, hỗ trợ doanh nghiệp ở một
số hoạt động như tổ chức điều
tra, khảo sát thị trường, hội
thảo, hội trợ, triển lãm hàng
Việt Nam, đưa hàng Việt Nam
đến bán ở nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, khu công nghiệp,
khu chế xuất, xúc tiến thương
mại nội địa, mở rộng hệ thống
bán lẻ, sản xuất hàng hoá, dịch
vụ chất lượng cao, xây dựng
thương hiệu hàng Việt Nam;
Thứ tư, đổi mới, chấn chỉnh các
hoạt động quản lý thị trường,
hải quan, thuế, cập nhật
thông tin các tiêu chuẩn về chất
lượng, giá cả sản phẩm, hàng
hoá Việt Nam sản xuất và hàng
ngoại nhập trên các phương
tiện thông tin đại chúng, nhất
là hàng hoá trực tiếp phục vụ
dân sinh, xử lý nghiêm các vi
phạm về chất lượng sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ).
BCĐ Thành phố duy trì
tốt chế độ giao ban, sơ kết rút
kinh nghiệm với các thành viên
và với BCĐ CVĐ các quận,
huyện, thị xã. Ngày 10/3/2010
BCĐ Thành phố ban hành
Quyết định số 19/QĐ-MTHN-
BCĐTP thành lập Ban Tổ chức
cuộc bình chọn “Hàng Việt Nam
được người Thủ đô yêu thích”
do Đài PT&TH Hà Nội chủ trì
phối hợp với các cơ quan, đoàn
thể liên quan nhằm tăng cường
tuyên truyền, đánh giá các mặt
hàng Việt Nam được người tiêu
dùng ưa chuộng. Năm 2011,
BCĐ TP ban hành kế hoạch tổ
chức chương trình bình chọn
“Hàng Việt Nam được người
tiêu dùng ưa thích năm 2011”.
Thành phố đã ban hành cơ chế,
chính sách, xây dựng 45 chủng
loại sản phẩm chủ lực với hiệu
quả kinh tế tăng trưởng cao,
công nghệ tiên tiến, thu hút
nhiều lao động, nộp ngân sách
cao. Thành phố chỉ đạo các
lực lượng chức năng thường
xuyên tiến hành kiểm tra,
kiểm soát, ngăn chặn việc vận
chuyển hàng nhập lậu, sản xuất
và buôn bán hàng giả, hàng vi
phạm sở hữu trí tuệ, tính riêng
6 tháng đầu năm 2011 đã kiểm
tra 3598 vụ, xử lý vi phạm 3.388
vụ, thu phạt hơn 26,6 tỷ đồng.
Ban chỉ đạo CVĐ TP phối hợp
với Ban Tuyên giáo Thành uỷ
tổ chức Hội thảo chuyên đề
“Thực trạng và giải pháp đẩy
mạnh tuyên truyền thực hiện
cuộc vận độngNgười Việt Nam
HÀ NỘI VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG
“NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”
ThS. Phạm Xuân Tiên
Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
6 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
trên địa bàn thành phố Hà Nội
vào trung tuần tháng 12/2011.
Tại 29 quận, huyện, thị xã của
Hà Nội đều đã thành lập Ban
Chỉ đạo (do đồng chí cấp uỷ
hoặc Thường trực UB MTTQ
làm Trưởng ban), tiến hành
xây dựng kế hoạch và triển
khai CVĐ, thực hiện tới các
cấp, các ngành, các cơ quan, tổ
chức, đơn vị và rộng khắp tới
các tầng lớp nhân dân trên địa
bàn Thủ đô.
Uỷ ban MTTQ Thành phố
và các tổ chức thành viên đã
chủ động triển khai tổ chức
tuyên truyền sâu rộng đến
toàn thể hội viên, đoàn viên
về nội dung, ý nghĩa của CVĐ.
Trong đó, UB MTTQ từ Thành
phố đến quận, huyện, thị xã
phát huy tốt vai trò là cơ quan
Thừng trực CVĐ, tham mưu
chỉ đạo, triển khai kế hoạch,
tích cực vận động các tầng lớp
nhân dân hưởng ứng CVĐ;
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Thành phố Hà Nội triển khai
nhiều hoạt động khơi dậy trách
nhiệm tuổi trẻ với CVĐ (tổ
chức Festival Sáng tạo tuổi trẻ
Thủ đô lần thư VII năm 2010,
triển lãm Sức trẻ Thăng Long,
trưng bày sản phẩm sáng tạo
của tuổi trẻ và ý tưởng xuất sắc
trong cuộc thi Ý tưởng sáng tạo
vì Thủ đô ngàn năm văn hiến
và anh hùng, bình chọn Hàng
Việt Nam được tuổi trẻ Thủ đô
yêu thích, diễn đàn Niềm tin
Thương hiệu Việt;
Hội Cựu Chiến binh Thành
phố tuyên truyền, vận động
đến từng cơ sở hội, với trên
200.000 hội viên, trong số đó có
trên 200 hội viên là chủ doanh
nghiệp, thiết thực hưởng ứng
CVĐ trong sản xất, tiêu dùng
với trên 90 mặt hàng do CCB
sản xuất đều là hàng chất lượng
tốt, giá thành phù hợp;
Hội LH Phụ nữ Thành phố
chỉ đạo 29 Hội Phụ nữ quận,
huyện, thị xã vận động hội
viên tích cực sử dụng hàng hoá
trong nước sản xuất phục vụ
gia đình mình, cơ quan, đơn vị
mình, hăng hái tham gia cuộc
thi bình chọn những mặt hàng
Việt Nam được người Thủ đô
yêu thích.
Liên đoàn Lao động Thành
phố chỉ đạo tổ chức công đoàn
trong hệ thống gắn việc tham
gia CVĐ với phát động các
phong trào thi đua yêu nước
trong CNVCLĐ, chỉ đạo Báo
Lao động Thủ đô,trang Web
của ngành biên soạn tin bài cập
nhật thông tin tuyên truyền
những sản phẩm, hàng hoá
chất lượng tốt, giá cả phù hợp,
phê phán việc lợi dụng CVĐ
để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá kém chất lượng.
Ban tuyên giáo Thành uỷ
đã ban hành các văn bản chỉ
đạo hệ thống tuyên giáo các
cấp, các ngành, các cơ quan,
đơn vị tuyên truyền hưởng ứng
CVĐ, sử dụng đội ngũ báo cáo
viên, cung cấp tài liệu, định
hướng thông tin, tham gia xây
dựngcác kế hoạch, các chương
trình đua hàng Việt Nam tới
tay người tiêu dùng).
Sở TT-TT Sở Công Thương
năm 2010 tham mưu giúp
BCĐ TP tổ chức tốt Lễ phát
động hưởng ứng CVĐ gắn với
chương trình giới thiệu và bán
hàng Việt Nam tại huyện Thạch
Thất đã thu hút sự tham gia của
15 doanh nghiệp sản xuất và
thương mại có uy tín, đạt tổng
doanh thu 1.322,5 triệu đồng,
Sở TT-TT thường xuyên chỉ đạo
thông tin báo chí của Thành
phố và trực tiếp tổ chức tuyên
truyền về các hoạt động của
CVĐ trên “Cổng giao tiếp Điện
tử” của Thành phố, Sở Công
Thương thường xuyên thông tin
về hoạt động của những doanh
nghiệp công nghiệp trên địa
bàn Hà Nội có sản phẩm chất
lượng, uy tin, chỉ tính nửa đầu
năm 2011 sở đã tham mưu cho
UBND TP triển khai kế hoạch
đưa hàng đến nông thôn, khu
công nghiệp, khu chế xuất, tổ
chúc 14 phiên chợ bán hàng
Việt ở các huyện (Quốc Oai,
Chương Mỹ, Thanh Oai, Đan
Phượng, Mê Linh, Sóc Sơn),
Khu công nghiệp Phú Nghĩa, 08
chuyến bán hàng lưu động tới
các huyện Thanh Trì, Thường
Tín, Sóc Sơn, Từ Liêm, Đông
Anh, Gia Lâm, triển khai tốt
chương trình “Hành động vì
quyền lợi người tiêu dùng-năm
2011”, tổ chức “Tuần bán hàng
vì người tiêu dùng” với 35 điểm
bán hàng của 23 đơn vị là các
trung tâm mua sắm và siêu thị
lớn, mở 398 điểm bán hàng bình
ổn giá, hỗ trợ doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ thông tin trong
các hoạt động thương mại, sản
xuất và xuất khẩu;
Tổng công ty Thương mại
Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị
thành viên làm tốt công tác
tuyên truyền, quán triệt mục
đích, ý nghia và nội dung của
CVĐ, triển khai tốt chương
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 7
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
trình “Liên kết thị trường nội
bộ”, khuyến khích ưu tiên các
thành viên sử dụng dịch vụ,
tiêu thụ sản phẩm của nhau;
Các cơ quan báo chí, thông
tin, truyền thông của Thành phố
tăng tần suất và mở chuyên mục
tuyên truyền mục đích, ý nghĩa,
nội dung và các hoạt động tổ
chức triển khai thục hiện CVĐ
thông qua hệ thống thông tin
đại chúng như Đài PT&TH Hà
Nội tổ chức thành công 02 đợt
chương trình bình chọn “Hàng
Việt Nam được người tiêu dùng
Thủ đô yêu thích”-Thành phố
đã ra Quyết định công nhận 65
sản phẩm của 60 doanh nghiệp,
trong đó có Bồn nước INOX
Sơn Hà của Cty cổ phần quốc tế
Sơn Hà, Nhôm cao cấp của Cty
cổ phần cử sổ nhựa châu Âu,
Sữa mang thương hiệu IZZI,
Hanomilk của Cty cổ phần sữa
Hà Nội,Bóng đèn huỳnh quang
compact của Cty cổ phần phích
nước Rạng Đông, Xe đạp thống
nhất của Cty TNHH NN một
thành viên,Pin con thỏ của Cty
cổ phần Pin Hà Nội, Dây cáp
điện Trần Phú của Cty cổ phần
cơ điện Trần Phú, Bột gặt Đức
Giang của Cty cổ phần bột giặt
và hoá chất Đức Giang, Bánh
ga tô và bánh trung thu của
Cty TNHH Hải Hà-KOTOBU-
KI, Bánh mứt kẹo Hà Nội của
Cty bánh mứt kẹo Hà Nội, Mì
bò cao cấp Hanòiot của Cty
cổ phần chế biến kinh doanh
lương thực-thực phẩm Hà Nội,
Miến dong tương gạo nếp Cự
Đà của Hiệp hội làng nghề Cự
Đà
Thành phố cũng đã triển
khai nhiều hoạt động xúc tiến
thương mại, lồng ghép các
chương trình triển lãm hàng
Việt Nam, tôn vinh doanh
nghiệp trẻ sản xuất hàng Việt
Nam, tổ chức Câu lạc bộ hàng
Việt Nam chất lượng cao, tổ
chức tốt các hội chợ kích cầu
người tiêu dùng hàng Việt Nam,
đưa hàng đến tay người tiêu
dùng, tổ chức gian hàng Giới
thiệu doanh nghiệp và trưng
bày sản phẩm hàng Việt Nam
Kết quả bước đầu và giải pháp
cần có trong thời gian tới
Thực tế cho thấy, CVĐ
mang ý nghĩa quan trọng về
nhiều mặt, thể hiện lòng tự
hào, tự tôn dân tộc của mỗi
một người dân Hà Nội, phát
huy tinh thần yêu nước, ý thức
tự lực, tự cường trong lao động,
sản xuất, kinh doanh, phân
phối, tiêu dùng hàng hoá Việt
Nam của người Thủ đô ngàn
năm văn hiến. CVĐ được triển
khai ngày càng mở ra diện rộng
và đi vào chiều sâu vừa góp
phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của Hà Nội trong thời kỳ
CNH, HĐH và hội nhập kinh
tế quốc tế, vừa tích cực góp
phần thực hiện các giải pháp
khắc phục suy giảm kinh tế,
thúc đẩy sản xuất nội địa phát
triển, lựa chọn mặt hàng chủ
lực lợi thế để xuất khẩu, giảm
nhập khẩu, cân bằng cán cân
tthanh toán thương mại, bảo
đảm sự phát triển bền vững,
vượt qua tác động tiêu cực của
khủng hoảng kinh tế thế giới;
khẳng định chủ trương đúng
đắn của Đảng và nhà nước ta
nhằm điều chỉnh các giải pháp
kích cầu, định hướng thúc
đẩy doanh nghiệp trong nước
gồng mình vượt qua bối cảnh
suy thoái kinh tế để phát triển;
bằng việc tích cực tham gia
sản xuất, kinh doanh, phaqan
phối, sử dụng, tiêu dùng sản
phẩm, hàng hoá Việt Nam tạo
ra nguồn động lực to lớn làm ra
nhiều chủng loại hàng hoá có
chất lượng, có sức cạnh tranh
cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là
sản phẩm, hàng hoá thiết yếu
phục vụ dân sinh.
Về mặt xã hội: Việc sử dụng
và tiêu dùng hàng hoá Việt
Nam tăng mạnh làm mang lại
lợi ích to lớn đối với cả người
tiêu dùng và các doanh nghiệp
trong nước, cải thiện phúc lợi
xã hội, làm tăng nguồn thu
ngân sách, tạo điều kiện tăng
mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
y tế, giáo dục, hỗ trợ việc làm,
nâng cao chất lượng cuộc sống
của chính người dân. Sự tác
động qua lại biện chứng giữa
sản xuất và tiêu dùng góp phần
tích cực và chủ động nhằm
bình ổn giá cả, kiềm chế lạm
phát, ổn định tình hình xã hội.
Về mặt văn hoá: CVĐ góp
phần gìn giữ, đề cao giá trị văn
hoá tốt đẹp lưu lại dấu ấn trong
các sản phẩm hàng hoá của
Việt Nam, của Thủ đô Hà Nội,
nhất là những mặt hàng truyền
thống, khắc phục tâm lý “Sính”
hàng ngoại từ lâu vẫn tồn tại
trong một bộ phận người tiêu
dùng thủ đô và cả nước. Hơn
nữa còn thể hiện tính giáo dục
đạo đức và nhân văn cho mỗi
người dân và doanh nghiệp
trong quá trình trao đổi, giao
dịch, mua bán, sản xuất, phân
8 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
phối, sử dụng, tiêu dùng, qua
đó trân trọng và ý thức rõ hành
vi đối với sản xuất và mua sắm
hàng hoá Việt Nam. Tạo điều
kiện để mọi người dân tham gia
đấu tranh chóng sản xuất, vận
chuyển, buôn bán và tiêu thụ
hàng giả, hàng kém chất lượng.
Trong thời gian tới, Hà
Nội cần có các giải pháp nâng
cao chất lượng thực hiện CVĐ,
cụ thể:
- Tăng cường biểu dương
và phát huy mạnh mẽ những
kết quả đạt được vừa qua, tiếp
tục đảy mạnh và nâng cao chất
lượng CVĐ trong thời gian
tới, đòi hỏi BCĐ CVĐ TP tập
trung bám sát nội dung cơ bản,
thường xuyên chỉ đạo có trọng
tâm, trọng đểm nhằm thực
hiện đạt kết quả cao Kết luận
số o2-KL/TW ngày 16/3/2011
của Bộ chính trị về tình hình
KT-XH năm 2011, chương
trình thực hiện NQĐHXI của
Đảng và NQXV của Đảng bộ
Thành phố; tiếp tục rà soát tìm
các biện pháp tối ưu thực hiện
NQXI-CP và chương trình 33
của Thành phố về những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã
hội trên địa bàn Thủ đô. Tăng
cường tuyên truyền sâu, rộng
hơn, vận động toàn xã hội để
quán triệt sâu sắc và thực hiện
có kết quả cao 04 nhóm nhiệm
vụ và giải pháp cơ bản của
CVĐ trongThông báo Kết luận
số 264-TB/TW của Bộ Chính
trị áp dụng trên đia bàn thành
phố Hà Nội.
- Khắc phục sự quan tâm
chưa đúng mức việc lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện các hoạt
động hưởng ứng CVĐ tại địa
phương của một số cấo uỷ,
chính quyền, MTTQ và các
đoàn thể, nhất là bệnh hình
thức, lập BCĐ nhưng chưa
triển khai hoạt động cụ thể
hoặc nhận thức hời hợt nên chỉ
đạo thực hiện kém hiệu quả.
Có doanh nghiệp chưa đề cao
trách nhiệm, chưa ý thức quan
tâm thị trường trong nước để
xây dựng và bảo vệ thương
hiệu sản phẩm hang hoá Việt
Nam, nên làm ra sản phẩm chất
lượng chưa tốt, giá thành cao,
cạnh tranh yếu.
- Đề ra nhiều biện pháp
hỗ trợ doanh nghiệp: Rà soát
để sửa đổi, bổ sung, ban hành
một số cơ chế, chính sách
tạo điề kiện thuận lợi, hỗ trợ
doanh nghiệp tháo gỡ vướng
mắc về vốn; về phân phối, lưu
thông, bán lẻ; về đất và mặt
bằng sản xuất, kinh doanh; về
quảng bá sản phẩm, hàng hoá
chất lượng mà giá thành phù
hợp cùng với đó là quảng bá
thương hiệu, nhãn hiệu của các
doanh nghiệp đóLàm sao để
đưa được thật nhiều sản phẩm,
hàng hoá Việt Nam có chất
lượng, giá thành phù hợp đến
tay người tiêu dùng ở khắp mọi
nơi, nhất là vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, khu công
nghiệp, nơi tập trung đông dân
cư, nơi người dân gặp nhiều
khó khăn nhất.
- Cần thống nhất chỉ đạo
lồng ghép các nội dung tổ chức
thực hiện CVĐ gắn với phong
trào thi đua yêu nước ở từng cơ
quan, đơn vị, địa phương, nên
xây dựng thành tiêu chí cụ thể
để mỗi cơ quan, đơn vị, cá nhân
và cả mỗi gia đình thể hiện sự
hưởng ứng phấn đấu, được
khuyến khích cộng điểm khi
bình xét các danh hiệu thi đua.
- Đẩy mạnh, đấu tranh
quyết liệt (nhất là dịp tết
nguyên đán Nhâm Thìn 2012
đang đến gần) chống buôn
lậu, gian lận thương mại với
mọi hành vi, thủ đoạn, với
việc sản xuất hàng giả, hàng
nhái, hàng không đảm bảo sức
khoẻ, vệ sinh, hàng quá hạn sử
dụng, hàng kém chất lượng.
Nhân đây xin dẫn vài con
số trên vài lĩnh vực cần thiết
phải nhận diện, cảnh giác, đấu
tranh nhằm giảm thiểu tối đa
tác hại tiêu cực đến nền kinh
tế và đời sỗng xã hội, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, bảo
vệ thương hiệu, nhãn hiệu sản
phẩm, hàng hoá có uy tín, chất
lượng. Hiện nay ở Việt Nam
hàng giả chiếm từ 30-40% thị
phần hàng hoá, 60% người
Việt Nam dùng hàng giả, trong
khi đó có 99% doanh nghiệp
trong nước không quan tâm
tới quyền bảo vệ thương hiệu
của mình (Thời báo Kinh tế
Việt Nam ngày 98/12/2011).
Hiện nay cả nước có hơn
15.000 loại mỹ phẩm đã đăng
ký lưu hành, riêng ở Hà Nội
có 47% dược phẩm, mỹ phẩm
đang lưu hành là giả. Tại Hà
Nội qua kiểm tra 47 cửa hàng
và 17 điểm bán hàng mỹ phẩm
ở các chợ ghi là bán hàng chính
hãng, nhưng tất cả đều là các
cửa hàng và điểm bán hàng
giả mạo, không được phép của
chính hãng/.
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 9
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Những cú “sốc” kinh tế
năm 2011
1. Dồn dập điều chỉnh tỷ
giá và tăng giá xăng, dầu, điện..
“Mở hàng” đầu năm là
cú sốc điều chỉnh tỷ giá VND
với USD (tăng 9,3% từ ngày
11/2/2011). Tiếp ngay sau
đó là những cú sốc dồn dập
về tăng giá xăng- dầu (tăng
từ 17-24%) và giá điện (tăng
15,2% từ 1/3/2011). Sự hội tụ
tập trung trong thời gian ngắn
những cú sốc tăng giá “khủng”
sau thời gian dài cố nén trước
đó đã làm bùng phát các xung
lực tiêu cực dẫn đến hệ lụy
lạm phát cao kéo dài với mức
trên 1% so với tháng trước
suốt 3 quý đầu năm, khiến
3 lần Chính phủ phải chính
thức điều chỉnh mức CPI từ
mức kế hoạch đến cuối năm
2011 là 7,5% lên 15%, rồi phấn
đấu đạt chỉ 18%, bất chấp đã
có cải thiện rõ rệt so với mọi
năm về hạn mức tăng tín dụng
(chỉ còn khoảng 12% so với kế
hoạch dưới 20%) và thâm hụt
NSNN (chỉ còn 4,8% so với kế
hoạch 4,9%).
1- Hỗn chiến kiểm soát thị
trường ngoại hối, sự chênh lệch
kéo dài giá vàng trong và ngoài
nước, Thương hiệu vàng SJC
đột ngột chính thức lên ngôi
Thương hiệu Vàng Quốc gia
Năm 2011 cũng ghi nhận
những cú sốc mới, gây khá
nhiều tranh cãi cả trên nghị
trường, cũng như các phương
tiện thông tin đại chúng và
tạo lúng túng cho ngân hàng,
cũng như những nghi ngại cho
người dân về cố gắng kiểm
soát thị trường ngoại hối theo
tinh thần Nghị quyết 11/NQ-
-CP ngày 23/2/2011 của Chính
phủ; đặc biệt là các động thái
cố gắng không chế trần lãi suất
huy động và hạn mức tín dụng,
hạn chế đối tượng được tiếp
cận giao dịch tín dụng ngoại
tệ, thậm chí tịch thu ngoại
tệ buôn bán”ngoài luồng”;
lập rào cản hành chính „tiêu
chuẩn hóa” nhằm giảm thiểu
đối tượng đủ chuẩn được phép
thực hiện nhiệm vụ độc quyền
Nhà nước về nhập khẩu, sản
xuất và buôn bán vàng miếng.
Điều này cũng khiến chệnh
lệch giá vàng trong nước với
Việt Nam- NhữNg cú “sốc” kiNh tế
NăM 2011 & cảNH báo NăM 2012
TS. Vũ Thị Dậu
Đại học Kinh tế-Hà Nội
Bước vào năm 2011, khó khăn và thách thức trong và ngoài
nước đều lớn hơn so với dự báo.
Trên thị trường quốc tế, hợp lưu của cả 2 áp lực: áp lực gia
tăng về lạm phát cao (nhất là tăng giá lương thực thực phẩm, giá
xăng, dầu, đặc biệt là vàng và một số nguyên vật liệu nhậy cảm) và
khủng hoảng nợ công; cũng như áp lực sụt giảm mạnh thị trường
bất động sản, thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế thế
giới chậm lại tại hầu hết các quốc gia đã và đang làm gia tăng tác
động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta...
Ở trong nước, áp lực lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao;
dự trữ ngoại hối giảm mạnh, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó
khăn, nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn...
Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị
quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của về những giải pháp điều
hành phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, cùng với Bộ
Chính trị đã có Kết luận số 02. và Nghị quyết số 59 của Quốc hội về
điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội năm 2011. Đó là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, thể hiện
bước tiến mới trong tư duy phát triển và khả năng phản ứng chính
sách của Đảng và Nhà nước ta, được nhân dân đồng tình ủng hộ và
quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, năm 2011 vẫn ghi nhận những cú”sốc” kinh tế trên
nhiều lĩnh vực...
10 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
nước ngoài tăng vọt tới 3-5
tr.đ/lượng (so với tối đa 2 tr.đ/
lượng năm 2010) và kéo dài
khó hiểu hàng tháng trời, bất
chấp tuyên bố của Thống đốc
NHNN về mức chuẩn phải là
giá vàng trong nước chỉ chênh
tối đa 400.000 đ/lượng với giá
vàng thế giới. Kết cục cuộc
hỗn chiến này còn sốc hơn khi
„chốt hạ” là thương hiệu vàng
SJC của Công ty vàng bạc đá
quý Sài Gòn, doanh nghiệp
100% vốn nhà nước đang hoạt
động kinh doanh vị lợi nhuận
và trực thuộc UBNDTPHCM,
được lên ngôi chính thức trở
thành Thương hiệu Vàng Quốc
gia qua tuyên bố đột ngột của
Thống đốc NHNN trong một
buổi chất vấn tại kỳ họp 2
Quốc hội khóa 13 diễn ra cuối
tháng11/2011, mà không cần
qua một bất kỳ hành trình thủ
tục về lập và thông qua đề án
của một đại sự như vậy..!
2. Bùng nổ nợ khó đòi ngân
hàng & đổ vỡ tín dụng đen
Dù được tiên liệu từ đầu
năm, song dư luận cũng không
tránh khỏi sốc khi nghe tin
nợ xấu của khối ngân hàng
thương mại tăng vọt tính đến
cuối tháng 10/2011 lên 76000
tỷ đồng, tức tới trên 3,5% tổng
dư nợ (trong khi có tổ chức
nước ngoài cho rằng con số
thực là 13,5%), trong đó 47%
là nợ khó đòi. Đặc biệt, dư
luận càng sốc hơn khi biết các
DNNN chiếm tới 60% tổng dư
nợ và 70% nợ xấu của các ngân
hàng thương mại.
Hơn nữa, những vụ đổ
vỡ tín dụng đen bùng nổ trên
nhiều địa phương cả nước,
nhất là ở các đô thị lớn vào
những tháng cuối năm 2011,
với quy mô „khủng” hàng vài
trăm tỷ đồng, đã không chỉ tạo
sốc trong đời sống hàng trăm
ngàn hộ gia đình có liên quan
trực tiếp và gián tiếp, mà còn
làm tăng sự e ngại về độ lành
mạnh và nguy cơ tạo sốc đổ
vỡ đômino của thị trường tín
dụng trong nước...
3. Đại hạ giá trên thị
trường bất động sản & chứng
khoán
Năm 2011 lần đầu tiên gây
sốc cho nhà đầu tư khi bùng
nổ những đợt đại hạ giá các bất
động sản và chứng khoán vốn
trong tình trạng ế dài trước
đó. Không phải là việc đóng
băng rồi chờ giá ấm, nóng
trở lại như mọi năm, mà thực
sự là phải hạ giá từ 30-40%,
thậm chí 50% so với giá đỉnh
cao, nhưng vẫn khó tìm khách
hàng đến với những chung cư
cao cấp và nhà liền kề, biệt thự
vốn bị bỏ hoang cả năm nay.
Sốc giảm giá trên thị
trường chứng khoán còn thê
thảm hơn, khi mà có những
chứng khoán rớt giá thê thảm,
còn không đến 900 đ/cổ phiếu,
trong khi giá mỗi lần „tẩm
quất bình dân” vẫn giữ nguyên
mức 60.000đ/lượt/45 phút,
còn tuyệt đại đa số hàng hóa
và dịch vụ khác đều đồng loạt
tăng giá theo mức lạm phát....
4. Tăng vọt bất thường
lượng doanh nghiệp thua lỗ,
cuộc khẩu chiến bất phân thắng
bại về lỗ hay lãi của ngành xăng
dầu và mức lương đau lòng của
ngành điện.
Dư luận thật sự sốc khi
được biết, năm 2011 ở trong
nước xuất hiện tình trạng, cứ
10 doanh nghiệp đăng ký thành
lập mới, thì có tới 9 doanh
nghiệp cũ bị giải thể, sáp nhập
hoặc dừng hoạt động vì thua
lỗ và không có tiền nộp thuế...
Thậm chí, có tới 450/495 do-
anh nghiệp đang niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán tập
trung báo lỗ; khoảng 50% do-
anh nghiệp nhỏ và vừa, cùng
hơn nửa số làng nghề trên cả
nước hầu như bị tê liệt vì lãi
suất cao và khó tiếp cận nguồn
vốn ngân hàng.
Cuộc khẩu chiến về thực
sự lỗ hay lãi của ngành xăng
dầu và điện cũng chưa có hồi
kết dù có bộc lộ thêm nhiều
động thái phản ứng và thông
tin tạo sốc mới của nhiều quan
chức trong và ngoài ngành,
nhất là về cách tính lỗ và tuân
thủ các quy định quản lý có
liên quan.
Đặc biệt, dư luận quá sốc
trước tin mức lương trung
bình của ngành điện chỉ có 7,5
trđ/người dù ngành này đang
lỗ nặng (do không được tùy ý
tăng giá điện hay do đầu tư đa
ngành), cao hơn mức lương
tột đỉnh theo bảng lương Nhà
nước duyệt cho bất kỳ nhà giáo
hay nhà khoa học hàng đầu
nào của Việt Nam. Mức lương
này khiến quan chức ngành
điện „đau lòng” và cũng gây
đau lòng hơn cho các cán bộ,
công nhân viên nhiều ngành
khác khi nghĩ về mức lương
của mình...!
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 11
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
II. Những cảnh báo cho năm
2012
Theo nhiều dự báo của
các tổ chức chuyên nghiệp và
cá nhân uy tín trong và ngoài
nước, năm 2012, nhất là trong
nửa đầu năm, đặc biệt trong
quý 2/2011, nhìn chung sẽ có
nhiều tín hiệu màu xám hơn
năm 2011 xét cả về kinh tế
và xã hội, cả trên phạm vi thế
giới, cũng như quốc gia và mỗi
ngành...
Theo nhiều dự báo của
các tổ chức chuyên nghiệp và
cá nhân uy tín trong và ngoài
nước, năm 2012, nhất là trong
nửa đầu năm, đặc biệt trong
quý 2/2011, nhìn chung sẽ
có nhiều tín hiệu màu xám
hơn năm 2011 xét cả về kinh
tế và xã hội, cả trên phạm vi
thế giới, cũng như quốc gia và
mỗi ngành... Đặc biệt, giá vàng
sẽ tiếp tục biến động mạnh,
nhiều đồng tiền chủ chốt trên
thế giới tiếp tục xu hướng yếu
và yếu hơn, kể cả USD, Euro;
khả năng đồng Nhân dân tệ,
Yên Nhật và Rúp Nga sẽ tăng
giá chậm...
Ngày 20/9/2011, Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo
tăng trưởng kinh tế thế giới
xuống còn 4% cho 2 năm 2011
và 2012, thấp hơn 0,3% so với
dự báo đưa ra vào tháng 6.
Liên tiếp sau đó, Citigroup,
Fitch và Goldman Sachs cũng
điều chỉnh mức dự báo cho
tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Bộ phận nghiên cứu và
phân tích của Citigroup ngày
29/9/2011 dự báo tăng trưởng
GDP thế giới sẽ giảm xuống
3% trong năm nay và 2,9%
trong năm 2012. Đây là lần thứ
2 Citigroup hạ dự báo trong
chưa đầy một tháng.
Kém lạc quan hơn, hãng
xếp hạng tín nhiệm của Pháp,
Fitch dự báo tăng trưởng kinh
tế thế giới năm 2011 nhiều khả
năng sẽ chỉ ở mức 2,6%, thay
vì con số 3,1% do chính hãng
này đưa ra hồi đầu năm 2011.
Tuy nhiên, mức giảm mạnh
nhất sẽ đến vào năm 2012 khi
tốc độ tăng GDP toàn cầu chỉ
ở mức 2,7%, giảm tới 0,7% so
với dự báo trước đó.
Goldman Sachs là tổ chức
tiếp theo công bố dự báo tăng
trưởng tiêu cực cho nền kinh
tế thế giới với mức 3,8% trong
năm 2011 và 3,5% trong năm
2012. Đồng thời, hãng này
cũng dự báo giá dầu thế giới
cuối 2011 sẽ giảm 6% và giảm
12% vào năm 2012 do nhu cầu
nhiên liệu giảm trong hoàn
cảnh kinh tế thế giới lâm vào
suy thoái. Mức tăng trưởng
của các nền kinh tế chủ chốt
cũng được dự báo giảm.
Trong khi Fitch cho rằng
kinh tế Mỹ năm 2012 sẽ tăng
trưởng cao hơn với mức 1,8%,
thì Goldman Sachs lại dự báo
có 1,4% sau khi đã đạt 1,7%
trong năm nay. Lạc quan vào
nền kinh tế châu Âu, IMF đưa
ra dự báo tăng trưởng 1,1%,
cao hơn nhiều so với mức
0,8% của Fitch và 0,1% của
Goldman Sachs.
tháng 9/2011, IMF đã đưa
ra những dự báo khá lạc quan
cho Việt Nam, cụ thể: Việt
Nam sẽ đạt mức tăng trưởng
GDP năm 2012 là 6,3%, cao
hơn so với mức tăng chỉ 5,8%
năm 2011, và năm 2013 GDP
của Việt Nam sẽ tăng tới 7,5%;
còn mức lạm phát năm 2011 là
19%, những sẽ hạ thấp xuống
chỉ còn 8,1% mà thôi, dù vẫn
thuộc hàng cao trên thế giới...
Tuy nhiên, theo WB,lạm phát
Việt Nam năm 2012 sẽ là
10,5%...
Tóm lại, dù khác nhau về
chi tiết và con số cụ thể, nhưng
tinh thần chung của các dự
báo nêu trên đều thống nhất
cho rằng kinh tế thé giới và
của nhiều nước năm 2012 sẽ
tiêu cực hơn năm 2011
Ở trong nước, Việt Nam
tiếp tục phải xử lý các tồn tại
và vấn đề đã, đang và tiếp tục
đặt ra, mà nổi bật là:
Thứ nhất, Việt Nam tiếp
tục triển khai sâu rộng các cam
kết trong Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), khu vực mậu
dịch tự do ASEAN và ASE-
AN+, tạo ra những cơ hội to
lớn cho thu hút đầu tư và phát
triển xuất khẩu, nhưng cũng
đặt ra những thách thức gay gắt
đối với sức cạnh tranh của nền
kinh tế đang trong quá trình
chuyển đổi và khả năng phản
ứng chính sách, phản ứng thị
trường trước những diễn biến
phức tạp của thị trường.
Thứ hai, thành tựu phát
triển KT-XH đạt được chưa
tương xứng với tiềm năng.
Kinh tế phát triển thiếu bền
vững, chất lượng, hiệu quả, sức
cạnh tranh còn thấp; kinh tế vĩ
mô chưa vững chắc. Những
hạn chế, yếu kém trong các
12 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi
trường chậm được khắc phục.
Vẫn đang tiềm ẩn những nhân
tố đe dọa chủ quyền quốc gia
và gây mất an ninh trật tự;
nguy cơ bùng phát thiên tai,
dịch bệnh. Đặc biệt, lạm phát
và mặt bằng lãi suất có thể vẫn
khá cao; nợ xấu của hệ thống
ngân hàng tăng, thanh khoản
của một số ngân hàng thương
mại khó khăn; nhập siêu lớn,
cán cân thanh toán quốc tế
thâm hụt, dự trữ ngoại hối
khó cải thiện gây áp lực lên
thị trường tiền tệ và tỷ giá; giá
vàng trên thị trường có nhiều
khả năng vẫn biến động bất
thường. Sản xuất kinh doanh
gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ
mất ổn định kinh tế vĩ mô có
thể trở thành thách thức lớn
hơn nếu không có giải pháp
quyết liệt, hiệu quả. Ngoài ra,
những thách thức, yêu cầu tạo
đột phá về thể chế, cơ sở hạ
tầng, nhân lực (tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt trên 40% năm
2011) và cơ cấu kinh tế cũng
ngày càng đậm nét; thị trường
chứng khoán, thị trường bất
động sản chưa có nhiều triển
vọng bứt phá. Tham nhũng,
lãng phí chưa được đẩy lùi;
đình công xảy ra ở nhiều nơi;
tội phạm và tệ nạn xã hội chưa
giảm. Hệ số tín nhiệm quốc
gia thấp và chỉ số cạnh tranh
tụt bậc liên tiếp nhiều năm...
Thứ ba, kinh tế xã hội nước
ta tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu
cực từ khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế toàn cầu
và biến động chính trị ở nhiều
nước trên thế giới có thể đột
biến, kéo dài và nặng nề; Một
số khó khăn và thách thức thị
trường có thể lớn hơn và khó
lường hơn so với dự báo: Một
mặt, giá nhiều mặt hàng tiêu
dùng điện và điện tử sẽ có xu
hướng giảm, nhất là những
mặt hàng trong diện giảm thuế
theo lộ trình hội nhập của Việt
Nam trong khuôn khổ AFTA,
WTO và một số FTA, cũng
như thỏa thuận thương mại
đặc biệt khác...; Mặt khác, giá
lương thực thực phẩm, giá dầu
thô và nguyên vật liệu trên thị
trường quốc tế có thể tăng cao
dần; thị trường chứng khoán
tiếp tục trầm lắng, trì trệ;
khủng hoảng nợ công ở nhiều
nước tiếp tục nặng thêm; tăng
trưởng kinh tế thế giới chậm
lại, lạm phát cao tại nhiều
quốc gia cả phát triển, cũng
như đang phát triển và mới
nổi; khả năng tiếp tục đậm
hơn xu hướng bảo hộ kỹ thuật
các thị trường xuất khẩu quốc
tế quan trọng của Việt Nam... ;
Thứ tư, trước mắt, khả
năng tăng giá xăng, dầu,
điện và than kiểu sốc sẽ khó
có cơ hội phát tác như năm
2011. Tuy nhiên, những cú
sốc hạ giá trên thị trường bất
động sản và chứng khoán sẽ
còn tiếp diễn chưa có điểm
dừng, Đặc biệt, lạm phát và
mặt bằng lãi suất có thể vẫn
khá cao; nợ xấu của hệ thống
ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng
áp lực; thanh khoản của một
số ngân hàng thương mại sẽ
thêm khó khăn; nhập siêu,
cán cân thanh toán quốc tế,
dự trữ ngoại hối, tỷ giá, cũng
như giá vàng trên thị trường
có nhiều khả năng lớn là sẽ
vẫn biến động bất thường.
Sản xuất kinh doanh tiếp tục
gặp nhiều lực cản chưa dễ
tháo gỡ. Nguy cơ mất ổn định
kinh tế vĩ mô có thể trở thành
thách thức lớn hơn nếu không
có giải pháp quyết liệt, hiệu
quả...
Đặc biệt, tăng giá xăng,
dầu, điện và than kiểu sốc sẽ
khó có cơ hội phát tác như
năm 2011. Tuy nhiên, những
cú sốc hạ giá trên thị trường
bất động sản và chứng khoán
sẽ còn tiếp diễn chưa có điểm
dừng; lạm phát và mặt bằng
lãi suất có thể vẫn khá cao; nợ
xấu của hệ thống ngân hàng sẽ
tiếp tục gia tăng áp lực; thanh
khoản của một số ngân hàng
thương mại sẽ thêm khó khăn;
nhập siêu, cán cân thanh toán
quốc tế, dự trữ ngoại hối, tỷ
giá, cũng như giá vàng trên
thị trường có nhiều khả năng
lớn là sẽ vẫn biến động bất
thường. Sản xuất kinh doanh
tiếp tục gặp nhiều lực cản
chưa dễ tháo gỡ. Nguy cơ mất
ổn định kinh tế vĩ mô có thể
trở thành thách thức lớn hơn
nếu không có giải pháp quyết
liệt, hiệu quả...
Vì vậy, nhận diện những
bất cập và đặc biệt xử lý tốt
các hệ quả đã, đang và sẽ phát
sinh của những cú sốc kinh tế
nêu trên trở thành một trong
những yêu cầu bức thiết để
ngăn ngừa và kiểm soát tốt
hơn sự tái lặp các cú sốc đó
trong tương lai.../..
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 13
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Dù được khẳng định vẫn
trong giới hạn an toàn, song
đã có một số dấu hiệu cho
thấy “độ nóng”ngày càng
gia tăng của Nợ công trong
thời gian gần đây, cả về
định tính và định lượng, với
4 điểm nhấn đáng chú ý sau
đây:
1. Phác họa bức tranh Nợ công
Việt Nam
Thứ nhất, quy mô nợ tăng
nhanh vượt dự báo
Theo Bản tin nợ nước ngoài
-Bộ Tài chính, đến 31/12/2009,
tổng nợ nước ngoài của Việt
Nam (gồm nợ nước ngoài của
Chính phủ và nợ do Chính
phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ
USD, tương đương với khoảng
479,5 nghìn tỷ đồng; Trong
đó, nợ nước ngoài của Chính
phủ là trên 23,9 tỷ USD. Đến
31/12/2010, tổng nợ nước
ngoài của Việt Nam lên tới
hơn 32,5 tỷ USD, chiếm 42,2%
GDP (so với mức 38,8% GDP
mà Chính phủ dự kiến hồi cuối
năm 2010) và tăng 4,6 tỷ USD
so năm 2009, đạt mức nợ cao
nhất kể từ năm 2005; Trong
đó, 62% là nợ nước ngoài của
Chính phủ, 38% là nợ nước
ngoài của doanh nghiệp. Đối
với nợ của Chính phủ, 93% nợ
là vốn ODA và nợ ưu đãi (trong
đó 74% là vốn ODA). Đây là
các khoản nợ dài hạn và có lãi
suất thấp,chủ yếu có lãi suất cố
định từ 1 - 2,99%/năm.
Trước những quan ngại
của nhiều đại biểu về vấn đề nợ
công, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Vương Đình Huệ cho biết
thêm: tính đến 31/12/2010,
tỷ lệ nợ Chính phủ là 45,7%
GDP, nợ nước ngoài là 42,2%,
nợ công là 57,3%. Trong kế
hoạch trình Quốc hội, ước đến
31/12/2011, nợ công là 54,6%,
đến 31/12/2012 là 58,4% GDP.
Chỉ số này được tính trên cơ sở
dự kiến kịch bản tăng trưởng
6%, nếu như kịch bản tăng
trưởng đạt được mức 6,5%, tỷ
lệ nợ công sẽ thấp hơn đáng kể.
Về phương pháp tính cũng
có khác nhau, các nước phát
triển tính tỷ lệ theo giá trị
đồng tiền, Việt Nam tính theo
phương pháp giá trị danh nghĩa.
Nếu quy theo giá trị đồng tiền,
tỷ lệ nợ công của Việt Nam còn
thấp hơn. Tuy vậy, Chính phủ
cũng tính toán cơ cấu này đã
và sẽ có thay đổi khi mà khoản
ODA và ưu đãi đang trả dần,
khoản vay thương mại đang có
xu hướng tăng lên vì Việt Nam
đã được đưa vào danh sách là
nước có thu nhập trung bình.
Ngày 8/11/2011, Quốc hội
đã thông qua nâng trần Nợ
công của Việt Nam đến 2015
không quá 65% GDP, dư nợ
của Chính phủ không quá 50%
GDP và dư nợ quốc gia không
quá 50% GDP (so với mức đề
nghị của Chính phủ là nợ quốc
gia không quá 50%, nợ Chính
phủ không quá 53%, nợ công
khoảng 60-65% GDP).
Thứ hai, điều kiện nợ ngày
càng ngặt nghèo hơn
Cũng theo Bộ trưởng
Vương Đình Huệ, về cơ cấu
nợ công, trong tổng nợ công
của Việt Nam, nợ ODA chiếm
75%, vay ưu đãi khác 19%, vay
thương mại chỉ 7%. Vay ODA
có thời gian rất dài và lãi suất
ưu đãi. Khi so với các nước cần
chú ý cơ cấu này, nhất là đối với
những nước đang phát triển và
các nước đã thoát khỏi ngưỡng
nghèo, tỷ trọng nợ công phần
vay thương mại chiếm rất
nhiều.
Các khoản vay nước ngoài
của Việt Nam đa số có lãi
suất thấp, trong tổng nợ cuối
năm 2009 thì vay ODA chiếm
tỷ trọng 74,67%, vay ưu đãi
chiếm 5,41%, vay thương mại
19,92%...Sang năm 2010, vay
nợ với lãi suất thấp 1 - 2,99%/
năm chiếm khoảng 65,5% tổng
dư nợ. Đặc biệt, các khoản vay
có lãi suất cao từ 6 - 10%/ năm
trong năm 2010 cũng đã lên tới
1,89 tỷ USD, gấp hơn 2 lần năm
2009. Hiện các chủ nợ chính
của Việt Nam vẫn là Nhật Bản,
Pháp, ADB, WB... Các chủ nợ
này đã nâng lượng nắm giữ trái
phiếu Chính phủ Việt Nam lên
hơn 2 tỷ USD trong năm 2010
(so với con số hơn 1 tỷ USD
NỢ cÔNG cỦA VIỆT NAM cÓ THỰc SỰ AN ToÀN?!
TS. Nguyễn Minh Phong
Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
14 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
của năm 2009).
Thực tế cũng cho thấy, lãi
suất vay nợ của Việt Nam đang
có xu hướng tăng lên cả do Việt
Nam đã bị giảm mức nhận ưu
đãi vì gia nhập nhóm nước
có thu nhập trung bình, cũng
như do ít nhiều giảm cả mức
tín nhiệm quốc gia (theo một
vài đánh giá cá biệt là từ BB+
xuống BB) vì những e ngại bất
ổn của kinh tế vĩ mô và sự kiện
Vinashin
Thứ ba, dịch vụ nợ tăng
nhanh, hệ số an toàn nợ giảm
Theo Bản tin Nợ nước
ngoài của BTC, dịch vụ nợ
nước ngoài của Việt Nam trong
năm 2010 là 1,67 tỷ USD, trong
đó riêng tiền lãi và phí là hơn
616 triệu USD, tăng gần 30% so
với con số 1,29 tỷ USD của năm
2009
Theo đại biểu quốc hội
Trần Du Lịch, Nợ nước ngoài
của Việt Nam hiện tương
đương 50 tỉ USD, lớn gấp 3 lần
so với dự trữ ngoại hối (khoảng
14-15 tỉ USD). Năm 2011, dự
kiến trả nợ 86.000 tỉ đồng,
chiếm 12,5% tổng thu NSNN;
năm 2012 sẽ phải trả 100.000
tỉ đồng, chiếm 13,5% tổng thu
NSNN-Một con số không hề
nhỏ trong quy mô khiêm tốn
của NSNN hiện nay (trong
khi Nợ công của Thái Lan chỉ
có 44,1% GDP và dự trữ ngoại
hối là 176 tỉ USD; Indonesia,
Malaysia nợ công chỉ có 26,9%
GDP, Philippines 47,3%...).
Theo Bộ trưởng Tài chính
Vương Đình Huệ, hiện nay
tổng số dịch vụ nợ (trả nợ
cả gốc và lãi) của Chính phủ
chiếm khoảng 14% – 16% tổng
ngân sách nhà nước. Trong
khi đó, theo thông lệ quốc
tế, mức dịch vụ nợ an toàn là
không quá 30% tổng thu ngân
sách. Hơn nữa, trong 15% tổng
NSNN để chi trả cho nợ công
hàng năm này thì ngân sách
chỉ trả 13,5%; còn 1,5% là các
dự án và các nhà đầu tư phải
trả. Nợ công Việt Nam có một
điều rất khác với các nước khác
là chúng ta có việc cho vay về
cho vay lại, Nhà nước vừa là
chủ nợ, nhưng vừa là khách nợ.
Sau năm 2015 vấn đề trả nợ có
thể tương đương với vay hoặc
thấp hơn, tức là không vượt
quá 65% GDP.
Đặc biệt, theo cảnh bảo
của Bộ Tài chính, dự trữ ngoại
hối của Việt Nam trong năm
2010 chỉ còn tương đương
187% tổng dư nợ ngắn hạn,
giảm mạnh so với con số 290%
và 2.808% của các năm 2009 và
2008; trong khi mức khuyến
nghị của Ngân hàng thế giới
WB là trên 200%.
Cần nhấn mạnh rằng, việc
mua vào thêm 4-7 tỷ USD trong
những tháng đầu năm 2011 ít
nhiều đã cải thiện tỷ lệ an toàn
nợ/dự trữ ngoại hối của Việt
Nam. Song, việc mua vào này
không phải là giải pháp bền
vững xét dưới góc độ chống
lạm phát tiền tệ, vì nó dễ trở
thành nguồn xung lực làm tăng
lạm phát tiền tệ ở nước ta, nhất
là khi chậm thu hồi các khoản
tiền đã chi thông qua bán trái
phiếu Chính phủ.
Ngoài ra, cần thấy rằng
khả năng trả nợ từ nguồn thu
NSNN đang và sẽ có thể gặp
căng thẳng trong bối cảnh mà,
khác với thông lệ hằng năm
đều vượt thu, dự toán thu ngân
sách năm 2011 được Bộ trưởng
Bộ Tài chính đánh giá là “chưa
năm nào khả năng tăng thu
căng thẳng như năm nay và
có dấu hiệu chững lại từ tháng
7-2011”. Đặc biệt, nguồn thu
thuế từ doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) trong
quý II/2011 giảm 83% so với
quý I, quý III dự kiến giảm 40%
so với 6 tháng đầu nămvới
50% số doanh nghiệp khai lỗ.
Trong khi đó, theo Bộ KH&ĐT,
với khu vực kinh tế tư nhân
trong nước thì số doanh nghiệp
giải thể, phá sản và dừng hoạt
động không nộp thuế đã xấp
sỉ con số doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới trong năm
2011...
Thứ tư, đầu tư công chưa
hiệu quả là nguồn gốc lớn nhất
làm tăng nợ công
Ở nước ta hiện có 194
khu công nghiệp với tổng diện
tích gần 46.600 ha, cùng với
1.643 cụm công nghiệp với gần
73.000 ha do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch
đến năm 2020. Với tỷ lệ lấp đầy
diện tích các khu công nghiệp
hiện đạt 50-60% thì cần ít nhất
10-15 năm nữa và số vốn đầu
tư cần ít nhất là 50 tỷ USD để
lấp đầy 100% diện tích hiện có.
Chính phủ cũng đã phê duyệt
15 dự án khu kinh tế ven biển
với tổng diện tích 662 nghìn
ha (2% diện tích tự nhiên của
Việt Nam), ước tính cần 2.000
tỷ đôla (bằng toàn bộ đầu tư cả
nước trong 50 năm nữa) để đầu
tư. Ở bờ biển miền Trung, cứ
khoảng 30-40km lại có 1 cảng
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 15
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
biển. Tuy nhiên, các cảng biển
này lại không hoạt động hết
công suất, hiệu quả chỉ mới thể
hiện trên báo cáo nghiên cứu
khả thi. Năm 2011, cả nước
thực hiện xiết chặt đầu tư công
theo tinh thần Nghị quyết 11/
CP, nhưng vẫn “lọt lưới” 333
dự án mới sai đối tượng, không
thuộc danh mục sử dụng vốn
trái phiếu Chính phủ mà vẫn
được khởi côngNhìn tổng
quát, tốc độ tăng đầu tư công
trong mười năm qua cao hơn
tốc độ tăng trưởng GDP. Khu
vực DNNN (doanh nghiệp
nhà nước) được hưởng nhiều
nguồn lợi nhất và chiếm tỷ
trọng đầu tư xã hội cao nhất lại
có hiệu quả đẩu tư thấp nhất.
Đầu tư công cao và kém
hiệu quả trong bối cảnh tiết
kiệm của Việt Nam giảm là
một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến lạm phát tăng,
lãi suất thị trường tăng cao
và nhất là làm nợ công tăng
nhanh. Đặc biệt, nợ của DNNN
đang và sẽ gia tăng không chỉ
tạo hệ quả tăng nợ công, mà
còn làm tăng nợ xấu ngân hàng
và chuỗi nợ liên hoàn, cùng
tình trạng chiếm dụng vốn lẫn
nhau. Theo ông Deepak Mishra
– kinh tế trưởng ngân hàng
Thế giới (WB) hiện các DNNN
chiếm tới 60% tín dụng của
các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng. Đặc biệt, mức nợ của các
DNNN đang chiếm tới 70% nợ
xấu của các ngân hàng. Theo
Ủy ban giám sát tài chính quốc
gia, tính đến hết tháng 8.2011,
nợ xấu toàn ngành ngân hàng
ở mức trên 76.000 tỉ đồng và
đang có xu hướng tăng. Trong
đó, các tổ chức tín dụng có nguy
cơ mất trắng khoảng 37.000 tỉ
đồng (số này thuộc nợ nhóm
5 – nợ có khả năng mất vốn).
Một số đơn vị có nhiều nợ xấu
tăng là các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam Thương
Tín, Đệ Nhất, công ty tài chính
Dầu khí, ngân hàng liên doanh
Việt Thái, ngân hàng United
Overseas Bank Nợ xấu của
một số ngân hàng cao hơn mức
bình quân của toàn ngành là
3,21%/tổng dư nợ. Trong đó,
nợ xấu của Agribank là 6,67%,
Vietcombank là 3,47%. Báo
cáo của Đảng uỷ khối doanh
nghiệp Trung ương mới đây
cho thấy, tập đoàn Điện lực
hiện nợ gần 8.000 tỉ đồng; Tổng
công ty Xăng dầu khoảng 1.500
tỉ đồng, tổng công ty Hàng hải
nợ hơn 600 tỉ đồng
Điều đáng quan tâm là
trong lúc nợ xấu ngân hàng
tăng nhanh thì việc mua bán nợ
xấu theo quyết định 59/2006/
QĐ-NHNN chưa đáp ứng nhu
cầu, có nhiều công đoạn và mất
rất nhiều thời gian. Khi doanh
nghiệp mất khả năng trả nợ,
việc giải chấp các tài sản đảm
bảo cũng không đơn giản. Vì
thế, các định chế nước ngoài
rất ít hoặc chưa muốn tham gia
vào lĩnh vực này do e ngại rủi
ro mua tài sản rồi về sau không
bán được. Thực tế này không
chỉ gây khó cho các ngân hàng
mà nó còn là một dấu hiệu
đáng lo ngại cho cả nền kinh
tế. Bởi lẽ nợ xấu của hệ thống
ngân hàng tăng lên, tín nhiệm
quốc gia giảm xuống, định hạn
của các tổ chức tín dụng Việt
Nam hạ xuống sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến hình ảnh Việt
Nam trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc xử lý
nợ và tài sản công cần thu hồi
trong khu vực DNNN trên
thực tế chậm và kéo dài. Hiện
tại, việc mua và xử lý nợ công
tại Việt Nam chủ yếu dựa vào
công ty Mua bán nợ và tài sản
tồn đọng của doanh nghiệp
(DATC) – công ty 100% vốn
nhà nước thuộc bộ Tài chính,
được Chính phủ giao nhiệm
vụ chủ yếu là giải quyết nợ và
tài sản tồn đọng của DNNN,
hỗ trợ thúc đẩy quá trình sắp
xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN.
Tổng giá trị nợ và tài sản (bị
loại khi xác định giá trị doanh
nghiệp để cổ phần hoá) từ các
DNNN mà DATC đã tiếp nhận
tính theo giá trị sổ sách là 3.033
tỉ đồng, trong đó nợ là 1.314 tỉ
đồng, tài sản là 1.719 tỉ đồng.
Sau khi tiếp nhận, đối với các
khoản nợ, hiện DATC mới
chỉ thu hồi được 12,6 tỉ/556,2
tỉ đồng, chiếm 2,2% số nợ có
đủ hồ sơ. Số nợ không đủ hồ
sơ, không có khả năng thu hồi
vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt
điểm. Đối với tài sản, DATC đã
xử lý tài sản các doanh nghiệp
bàn giao, thu hồi được 363 tỉ
đồng, bằng 22% giá trị trên số
kế toán; xử lý tài sản bị mất,
thiếu hụt, thu hồi được 295
triệu/12,7 tỉ đồng. Hơn nữa, với
3/4 số vốn nhà nước cấp cho
DATC chưa được sử dụng vào
hoạt động kinh doanh, mà gửi
vào ngân hàng là một sự lãng
phí rất lớn (tổng số vốn đầu
tư của DATC hiện nay là 641
tỉ đồng, trong đó chuyển nợ
thành vốn góp là 382 tỉ đồng,
16 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
đầu tư trực tiếp bằng tiền là 259
tỉ tại 12 doanh nghiệp). Trong
khi vốn đầu tư chưa được sử
dụng triệt để, thì các hoạt động
đầu tư và cung cấp dịch vụ,
tư vấn là một phần trong hoạt
động kinh doanh của DATC
lại chậm được triển khai hoặc
chưa triển khai.
2. Để Nợ công Việt Nam thực
sự an toàn
Để nợ công thực sự an
toàn, tránh lặp lại những bài
học đắt giá từ cuộc khủng
hoảng nợ công đang đè nặng
ngay cả nhiều nước phát triển
nhất trên thế giới, Việt nam cần
chú ý những nguyên tăc sau:
Thứ nhất, chủ động tự cảnh
báo,” phòng bệnh hơn chữa
bệnh”
Thực tế cho thấy chiếc bẫy
nợ công diễn biến nhanh và
nặng nề hơn sự tính toán chủ
quan của bất kỳ Chính phủ và
quốc gia, tổ chức quốc tế nào,
thậm chí dễ vượt qua sự định
liệu và quản lý của cả chủ nợ và
con nợ. Hơn nữa, thực tế cũng
cho thấy, ngăn chặn và phòng
ngừa nợ công gia tăng từ đầu sẽ
rẻ và dễ hơn khi để bùng vỡ quả
bom nợ công.
Vì vậy, dù tự tin và thận
trọng, muốn hay không thì
cũng phải rung chuông tự cảnh
cảnh báo rằng mức nợ công,
nhất là nợ nước ngoài của Việt
Nam đã tiếp cận giới hạn chịu
đựng của nền kinh tế so với
khả năng trả nợ, vì rõ rằng đã
ở chấp chới dưới mức cảnh báo
an toàn của WB như trên đã
nêu; vấn đề càng nhậy cảm hơn
trong bối cảnh khủng hoảng
nợ công đang bao phủ toàn
cầu và đe dọa nhấn chìm nền
kinh tế thế giới vào vòng xoáy
khủng hoảng tồi tệ mới vô tiền
khoáng hậuCần tỉnh táo thấy
rõ sự thực trần trụi rằng, nếu
khủng hoảng nợ công xẩy ra,
Việt Nam sẽ phải “một mình
vượt cạn”, khó trông cậy vào sự
cứu trợ “giá rẻ “hay vô tư nào
từ các chủ nợ, các khối kinh tế
hay tổ chức tài chính khu vực
và quốc tế như chuyện của EU
hiện tại.
Thứ hai, tiếp tục khai thác
các nguồn vốn ưu đãi quốc tế để
tăng nguồn vốn rẻ và an toàn
cho Việt Nam.
Trong xu thế cần tiếp tục
gia tăng trần nợ công, trước
mắt, cần tiếp tục khai thác các
nguồn vốn ưu đãi quốc tế để
tăng nguồn vốn rẻ và an toàn
cho Việt Nam.
Tin mừng là, trong cuộc
gặp với TT.Nguyễn Tấn Dũng
sáng 4/11/2011 tại Hà Nội,
nhân dịp Hội nghị quan hệ hợp
tác giữa Việt Nam và WB, Phó
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới
(WB) James Adams đã khẳng
định, WB tiếp tục duy trì vốn
vay ưu đãi cũng như tăng hạn
mức tài trợ nguồn vốn IDA cho
Việt Nam trong đầu tư phát
triển hạ tầng, xóa đói giảm
nghèo và ứng phó với biến đổi
khí hậu và đề nghị Việt Nam
sớm xây dựng các dự án cụ thể
về ứng phó với biến đổi khí hậu
để WB tài trợ triển khai trong
năm 2012...Ngoài ra, nợ nước
ngoài đang có xu hướng giảm
và nợ trong nước tăng, đây là
xu hướng tốt để Việt Nam giảm
được sự phụ thuộc vào nước
ngoài, chủ động hơn trong việc
vay nợ. Chính phủ cũng chỉ
đạo hoàn thiện cơ chế công
khai minh bạch, tăng cường
công tác quản lý nợ. Hiện tình
hình nợ công được cập nhật 3-6
tháng/lần trên các bản tin quản
lý nợ. Bộ Tài chính đã thành
lập Cục quản lý nợ và tài chính
đối ngoại, giúp cho việc quản
lý tập trung thống nhất vấn đề
về nợ công; đồng thời đang chủ
trì xây dựng đề án xếp hạng tín
nhiệm quốc gia để nâng mức
xếp hạng tín nhiệm đảm bảo
cho việc vay nợ của Chính phủ
cũng như các doanh nghiệp
trong thời gian tới một cách
tổng thể nhất.
Thứ ba, cần phát triển thị
trường mua- bán nợ công
Trong thời gian tới, cần
phát triển thị trường mua-bán
nợ công có sự tham gia một số
công ty mua bán nợ của Nhà
nước và một số tổ chức kinh
tế ngoài Nhà nước. Trước mắt,
cần đảm bảo hành lang pháp
lý đầy đủ và thông thoáng cho
hoạt động của DATC (sửa đổi
Thông tư 39/2004/TT-BTC và
Thông tư 38/2006/TT-BTC có
liên quan đến nội dung này),
nâng cao tính chủ động trong
hoạt động kinh doanh của
DATC, đồng thời vẫn bảo đảm
sự giám sát của chủ sở hữu.
DATC cần mở rộng phạm vi
hoạt động xử lý nợ đúng với
tầm vóc của công ty xử lý nợ
quốc gia và cần đảm bảo lợi ích
của công ty khi phải thực hiện
nhiệm vụ công ích, mua bán nợ
theo chỉ định
Thứ tư, đổi mới mô hình
tăng trưởng, công tác kế hoạch,
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 17
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phân cấp, tăng cường tái cấu
trúc và quản lý hiệu quả đầu tư
công
Tại hội nghị ra mắt Hội
đồng lý luận TW mới (tháng
10/2011), TBT Nguyễn Phú
Trọng đã kêu gọi sự thay đổi
tư duy lý luận để phù hợp với
bối cảnh lịch sử mới, cũng như
không để các lợi ích nhóm và
cục bộ, nhiệm kỳ chi phối quá
trình phát triển đất nước
Theo tinh thần đó, trong
thời gian tới, Việt Nam cần đổi
mới và nâng cao chất lượng
công tác quy hoạch, cơ chế
phân cấp ngân sách, phân cấp
đầu tư theo hướng tôn trọng
tính năng động, trách nhiệm
và sáng tạo trong tự phát triển
của địa phương và sự phát
triển tổng thể nền kinh tế, tăng
cường hơn vai trò tổng cân đối
chung của Chính phủ; Đồng
thời, cùng với việc giảm thu,
giảm chi, tái cơ cấu thu chi
ngân sách theo hướng giảm
bớt chức năng “nhà nước kinh
doanh”, tăng cường chức năng
“nhà nước phúc lợi”, giảm quy
mô đầu tư và tỷ trọng đầu công
tư, chuyển mạnh từ mô hình
tăng trưởng “nóng”, dựa chủ
yếu vào tăng vốn đầu tư và gia
công sản xuất kiểu cũ sang mô
hình phát triển theo chiều sâu,
gắn tái cấu trúc nền kinh tế với
tái cấu trúc và nâng cao kỷ luật
tài khóa, nâng cao hiệu quả đầu
tư công
Trước mắt, cần thực hiện
tốt Chỉ thị 1792/CT-TTg Thủ
tướng Chính phủ về yêu cầu
các Bộ, ngành, địa phương
triển khai thực hiện một số
nguyên tắc và giải pháp tăng
cường quản lý đầu tư từ vốn
ngân sách nhà nước và vốn trái
phiếu Chính phủ. Theo đó, việc
xây dựng các quy hoạch, kế
hoạch, chương trình và dự án
đầu tư từ vốn ngân sách nhà
nước và vốn trái phiếu Chính
phủ phải bám sát mục tiêu và
định hướng Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm
2011-2020 và Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm
2011-2015 của cả nước và của
các ngành, các địa phương;
Từng bước điều chỉnh cơ cấu
đầu tư theo hướng giảm dần
đầu tư công; Tăng cường các
biện pháp huy động các nguồn
vốn của các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước để đầu tư
vào các dự án kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội có khả năng
thu hồi vốn. Trong khi chưa
sửa đổi phân cấp quản lý đầu
tư, các Bộ, ngành, địa phương
phải tuân thủ đúng quy chế
hiện hành về quyền quyết định
phê duyệt dự án đầu tư (kể cả
dự án mới và dự án điều chỉnh
quyết định đầu tư). Đồng thời,
các cấp có thẩm quyền chịu
trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ
phạm vi, quy mô của từng dự
án đầu tư theo đúng mục tiêu,
lĩnh vực, chương trình đã phê
duyệt, chỉ được quyết định đầu
tư khi đã xác định rõ nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn
ở từng cấp ngân sách. Những
dự án được quyết định đầu tư
mà không xác định rõ nguồn
vốn, mức vốn thuộc ngân sách
nhà nước, vốn trái phiếu Chính
phủ, làm cho dự án thi công
phải kéo dài, gây lãng phí thì
người ký quyết định phải chịu
trách nhiệm về những tổn thất
do việc kéo dài này gây ra. Đặc
biệt, từ năm 2012, tất cả các dự
án đã được quyết định đầu tư
phải thực hiện theo mức vốn kế
hoạch được giao để không gây
nên nợ đọng xây dựng cơ bản.
Việc bố trí vốn từ ngân sách
nhà nước và vốn trái phiếu
Chính phủ phải được lập theo
kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp
với kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội và được phân khai
ra kế hoạch đầu tư từng năm.
Riêng kế hoạch vốn đầu tư của
giai đoạn 2011 - 2015 thì lập
kế hoạch đầu tư hàng năm cho
năm 2011, 2012 và kế hoạch
đầu tư 3 năm (2013 - 2015).
Việc xây dựng kế hoạch đầu tư
vốn ngân sách nhà nước và vốn
trái phiếu Chính phủ năm 2012
phải tính đến cân đối chung
của cả giai đoạn 2011 - 2015.
Việc bố trí vốn NSNN
năm 2012 thực hiện theo thứ
tự ưu tiên như sau: Tập trung
bố trí vốn cho các dự án đã
hoàn thành và đã bàn giao,
đưa vào sử dụng trước ngày
31/12/2011 nhưng chưa bố trí
đủ vốn. Ưu tiên bố trí vốn cho
các dự án dự kiến cần phải hoàn
thành năm 2012 (theo tiến độ
trong quyết định đầu tư, khả
năng cân đối vốn và khả năng
thực hiện trong năm 2012)
và vốn đối ứng cho các dự án
ODA theo tiến độ thực hiện dự
án. Số vốn còn lại (nếu có) bố
trí cho một số dự án đang thực
hiện hoặc dự án mới nhưng
phải hạn chế tối đa. Dự án mới
phải là dự án thực sự cấp bách,
có quyết định đầu tư, thiết kế
cơ sở, tổng dự toán được duyệt
18 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trước ngày 25/10/2011. Đối với
các dự án đang được đầu tư từ
vốn ngân sách nhà nước nhưng
không bố trí được vốn kế hoạch
năm 2012 sẽ phân làm 2 nhóm:
Thứ nhất, nhóm các dự án có
khả năng chuyển đổi sang các
hình thức đầu tư khác (như
BOT, BT, PPP...); Thứ hai, nhóm
các dự án không thể chuyển đổi
được sang các hình thức đầu
tư khác thì các Bộ, ngành, địa
phương chủ động huy động các
nguồn vốn hợp pháp khác để
thực hiện. Trường hợp không
có nguồn vốn hợp pháp khác
thì phải tạm dừng thực hiện
năm 2012.
Trong giai đoạn 5 năm
2011 - 2015 và kế hoạch năm
2012, việc bố trí vốn trái phiếu
Chính phủ thực hiện nghiêm
túc chủ trương không bổ sung
thêm dự án mới và theo thứ tự
ưu tiên: Tập trung bố trí vốn
cho các dự án đã hoàn thành và
đã bàn giao, đưa vào sử dụng
trước ngày 31/12/2011 nhưng
chưa bố trí đủ vốn; Ưu tiên bố
trí vốn cho các dự án cần phải
hoàn thành năm 2012; nếu
còn nguồn vốn sẽ xem xét bố
trí cho các dự án có khả năng
hoàn thành năm 2013.
Đặc biệt, cần nhấn mạnh
rằng, đã chín muồi điều kiện và
đòi hỏi bức xúc về sự ra đời và
thực thi hiệu lực, hiệu quả trên
thực tế Một Luật đầu tư công
và Luật về Nợ nước ngoài, cũng
như Luật về khai thác và bảo
vệ tài nguyên-môi trường, bảo
vệ người hiền tài và các lợi ích
quốc gia khác của Việt Nam, để
góp phần phát triển bền vững
đất nước, bình ổn vững chắc
đời sống kinh tế -xã hội và con
cháu mai sau không phải chịu
cảnh “Đời cha ăn mặn, đời con
khát nước”/.
nhận thức, thói quen và thông
tin về quy mô, chất lượng, giá
cả và tính năng, cùng hệ thống
phân phối bán buôn và bán lẻ
rộng khắp, hiện đại và thuân
lợi, cùng các điều kiện cung ứng
và chăm sóc khách hàng khác
từ phía các doanh nghiệp Việt
Nam trên phạm vi toàn quốc,
cũng như trên thế giới, nhất là
những nước có đông đảo cộng
đồng kiều bào ta đang sinh sống
và kinh doanh
Đặc biệt, chính quyền các
cấp cần hỗ trợ, cùng hệ thống
phân phối bán buôn và bán lẻ
rộng khắp, hiện đại và thuân
lợi, cùng các điều kiện cung
ứng và chăm sóc khách hàng
khác từ phía các doanh nghiệp
Việt Nam phù hợp với đặc điểm
mỗi địa phương, khu vực dân
cư và chủng loại hàng hóa
Việc kiểm soát hải quan
và thị trường nhằm giảm thiểu
tình trạng cạnh tranh không
bình đẳng và các gian lận
thương mại khác từ các hàng
ngoại nhập chất ượng thấp, giá
rẻ và trốn thuế là cần thiết để
hàng Việt đứng vững và mở
rộng tiêu thụ trên thị trường
trong nước.
Người Việt Nam sẽ tăng
dùng hàng Việt Nam khi bản
thân họ có nhu cầu có khả
năng thanh toán trên thực tế
do tăng thu nhập từ lương và
các nguồn thu nhập khác; khi
họ có thông tin về nguồn hàng,
chất lượng và giá cả hàng hoá,
cũng như khi họ được tiếp cận
hệ thống dịch vụ phân phối
hàng thuận tiện và tốt nhất có
thể trong so sánh với các hàng
hoá ngoại nhập tương đương;
khi người dân ta được tuyên
truyền, giáo dục và tổ chức tốt
để trở thành cộng đồng những
người tiêu dùng thông minh, tự
trọng, biết phân biệt các giá trị
Chân, Thiện, Mỹ thực sự; nhất
là biết rõ công năng, lợi ích và
tác động xấu của hàng ngoại
phẩm cấp thấp, dù giá rẻ ;
Vì vậy, chính quyền các cấp và
các doanh nghiệp từ TW đến
địa phương cần tạo điều kiện
cải thiện thu nhập thực tế của
người dân; cũng như quan tâm
thực hiện quảng cáo và quảng
bá các thông tin hàng Việt với
giá rẻ hoặc miễn phí trên tất cả
các chương trình và phương
tiện thông tin đại chúng ở địa
phương, cũng như quốc gia,
nhất là trên hệ thông truyền
hình và đài phát thanh.
Nếu những điều trên được
thực hiện tốt, thì nhất định
hàng Việt Nam sẽ ngày càng là
sự lựa chọn đầu tiên và ổn định
dài lâu của người tiêu dùng, cả
ở thị trường Việt Nam và nước
ngoài/.
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ... (Tiếp theo trang 4)
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 19
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. Một số khó khăn trong xây
dựng tiêu chí hộ nghèo và chỉ
tiêu giảm nghèo
Xác định tiêu chí hộ nghèo
và đề xuất chỉ tiêu giảm nghèo
của cả nước nói chung, Hà Nội
nói riêng, là một vấn đề khó
khăn, phức tạp, đó là:
Thứ nhất, về mặt lý luận
và nhận thức còn tồn tại nhiều
quan điểm khác nhau. Một số
quan điểm đang được các nước
và các địa phương áp dụng là
phương pháp tiếp cận nghèo đơn
chiều, trong đó hai yếu tố được
xem xét là mức thu nhập bình
quân và mức chi tiêu tối thiểu
bình quân. Trong cơ cấu chi tiêu
tối thiểu, chi cho ăn uống được
tập trung cao nhất. Các quan
điểm này lập luận rằng, người
nghèo, hộ nghèo thoát nghèo
đồng nghĩa là đảm bảo cho họ
đủ ăn. Chính vì vậy, năm 2008
chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc (UNDP) đã công bố
tiêu chí đối với nhóm nghèo và
cận nghèo là những đối tượng
có mức thu nhập bình quân 1,25
USD/ngày/người (nghèo) và 2
USD/ngày/người (cận nghèo).
Từ quy đổi giá trị thu nhập bình
quân tương đương với quy đổi
ra khẩu phần ăn với mức đảm
bảo 2100 calo/người/ngày. Chỉ
số này chủ yếu áp dụng cho
các nước nghèo, còn đối với
các nước phát triển như Mỹ, hộ
nghèo xác định dưới 35 USD/
người/ngày; Đức dưới 40 USD;
Nhật Bản dưới 38 USD; Hàn
Quốc dưới 25 USD. Dựa vào căn
cứ này, phần lớn các quốc gia
nghèo, trong đó có Việt Nam,
căn cứ vào tốc độ tăng GDP, tỷ
lệ lạm phát và biến động của chỉ
số giá cả (CPI), cân đối nguồn
lực tài chính của chương trình
giảm nghèo xác lập mức chuẩn
nghèo cho từng giai đoạn, chủ
yếu là mức chuẩn nghèo trong
kỳ hạn 5 năm. Mặt khác, từ năm
2008 đến nay, có nhiều nước,
trong đó có Việt Nam, có quan
điểm mới cho rằng, việc tiếp cận
nghèo theo phương pháp đơn
chiều hiện nay không còn phù
hợp, mà phải chuyển sang tiếp
cận nghèo theo phương pháp
đa chiều, xem xét vấn đề nghèo
dưới góc độ kinh tế kết hợp
với góc độ xã hội. Theo UNDP,
phương pháp tiếp cận nghèo đa
chiều được thông qua bộ chỉ số
nghèo đa chiều (Muti - poor -
Index - MPI) bao gồm 8 chiều
như phần thực trạng đã đề cập.
Nếu sử dụng MPI để đánh giá
thực trạng hộ nghèo, từ đó xác
lập chuẩn nghèo sẽ thực chất và
đa dạng hơn tuy nhiên số lượng,
tỷ lệ hộ nghèo sẽ cao hơn so với
hiện nay.
Thứ hai, đối với nước ta,
những năm qua việc đánh giá
hộ nghèo và xác lập chuẩn
nghèo phải thống nhất theo
mức đánh giá chuẩn nghèo do
Tổng cục Thống kê xác lập. Tuy
nhiên, đối với các đô thị lớn,
trong đó có Hà Nội, Bộ LĐ - TB
- XH đồng ý cho các địa phương
này được điều chỉnh mức chuẩn
nghèo cao hơn cả nước với 3
điều kiện: tốc độ tăng GDP và
mức sống cao hơn, số lượng
và tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn và
có đủ khả năng cân đối nguồn
lực tài chính thực hiện chương
trình giảm nghèo so với các
tỉnh thành khác. Chính vì vậy,
UBND Hà Nội đã ban hành
quyết định chuẩn nghèo mới
áp dụng cho Hà Nội giai đoạn
2011-2015 thay cho mức chuẩn
nghèo giai đoạn 2009-2013.
Vấn đề đặt ra là, khi mức chuẩn
nghèo mới được xác lập, việc
đề xuất tiêu chí, chỉ tiêu giảm
nghèo mới sẽ làm tăng số lượng,
tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố
và sẽ tác động mạnh đến các
chỉ tiêu phát triển KT-XH. Đặc
biệt, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội
sẽ tăng rất cao, trong khi nguồn
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TIÊU cHÍ Xác ĐỊNH HỘ NGHÈo
VÀ cHỈ TIÊU GIảM NGHÈo cỦA HÀ NỘI
ĐẾN NĂM 2015 VÀ TIẾP THEO
PGS.TS. Hoa Hữu Lân - CN. Phan Quốc Khánh
Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
20 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
lực tài chính cho chương trình
giảm nghèo của Hà Nội có hạn.
2. Một số quan điểm cơ bản
xác lập tiêu chí và mức chuẩn
nghèo của Hà Nội
Để giải quyết những khó
khăn, phức tạp trên đây, chúng
tôi đề xuất một số quan điểm cơ
bản sau đây:
Một là, vấn đề nghèo và
giảm nghèo là hiện tượng thường
xuyên, lâu dài và không có hồi
kết: Đối với xã hội đa sở hữu,
đa thành phần KT-XH, vấn đề
phân tầng xã hội là một quy
luật tất yếu. Do đó việc phân
hóa giàu nghèo cũng nằm trong
phạm trù của quy luật này. Xác
định tiêu chí nghèo phải căn
cứ vào mặt bằng chất lượng
cuộc sống của từng giai đoạn
và điều kiện phát triển của từng
quốc gia, địa phương. Vì vậy,
tránh quan điểm ảo tưởng cho
rằng có thể triệt tiêu hết nghèo,
ngược lại các giải pháp hiện nay
chỉ có thể hạn chế và giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo, cải
thiện từng bước cuộc sống cho
các đối tượng nghèo. Mặt khác,
mức chuẩn nghèo không được
cố định trong một thời gian dài,
mà cần có những điều chỉnh
phù hợp với thực tế của cuộc
sống.
Hai là, xác định tiêu chí,
mức chuẩn nghèo và chỉ tiêu
giảm nghèo trước hết và quan
trọng nhất là phải căn cứ vào
mức sống tối thiểu: Trong điều
kiện kinh tế còn nhiều khó
khăn, mức sống tối thiểu trước
hết áp dụng phương pháp tiếp
cận truyền thống như hiện nay
là cân đối giữa thu nhập bình
quân và mức chi tiêu tối thiểu.
Tuy nhiên, cần áp dụng linh
hoạt biến động CPI cộng vào
vào mức chuẩn nghèo đã được
ban hành. Mặt khác, đối với hộ
nghèo thành thị, bên cạnh các
tiêu chí trên, dựa vào năng lực
của Thành phố có thể áp dụng
thêm một số chiều trong khung
MPI, trong đó 3 tiêu chí quan
trọng (nhà ở, giáo dục, y tế chăm
sóc sức khỏe) cần được sớm áp
dụng. Về lâu dài, khi điều kiện
kinh tế phát triển, chất lượng
cuộc sống cải thiện tốt hơn sẽ
vận dụng đủ 8 chiều đối với các
hộ nghèo thành thị.
Ba là, xác định tiêu chí và
chỉ tiêu giảm nghèo của Hà Nội
không chỉ đối với đối tượng nghèo
định cư, mà còn bao gồm cả đối
tượng nghèo di cư: trước hết là
đội ngũ lao động đang làm việc
tại các KCN của Hà Nội hiện
nay. Đây là lực lượng lao động
trên địa bàn tương đối ổn định
và lâu dài, có những đóng góp
quan trong đối với quá trình
tăng trưởng kinh tế của Thành
phố. Ngoài ra, đặc thù của Hà
Nội sau khi mở rộng có nhiều
vùng miền khác nhau với trình
độ không đồng đều. Do đó, khi
xác định tiêu chí và mức chuẩn
nghèo cũng cần quan tâm đến
yếu tố vùng, miền.
3. Đề xuất tiêu chí xác định hộ
nghèo và chuẩn nghèo của Hà
Nội đến năm 2015 và những
năm tiếp theo.
a. Một số tiêu chí chung xác
định hộ nghèo
Chúng tôi cho rằng, hộ
nghèo là hộ có: Mức thu nhập
bình quân/ người/ngày thấp
hơn 2 USD hoặc không đủ đảm
bảo 2100 calo/người/ngày; Mức
chi tiêu bình quân tối thiểu
cao hơn so với mức thu nhập
bình quân tối thiểu; Mức thu
nhập bình quân tối thiểu thấp
hơn mức sống tối thiểu; Việc
làm không ổn định, thu nhập
thấp hoặc không có việc làm;
Diện tích nhà ở dưới mức 7m2/
người, chất lượng nhà ở kém
hoặc không có nhà ở; Khả năng
tiếp cận giáo dục, y tế, chăm sóc
sức khỏe gặp nhiều khó khăn;
Không có khả năng tích lũy và
khả năng tài chính để đầu tư
sản xuất, kinh doanh; Gia đình
đông con nhỏ, lao động ít, thu
nhập không đảm bảo cuộc sống;
Các đối tượng chính sách không
có khả năng lao động, sống chủ
yếu bằng trợ cấp.
b. Một số tiêu chí cụ thể xác
định hộ nghèo theo MPI
- Tiêu chí định lượng: Một
trong những nhân tố phản ánh
khá rõ rệt đời sống của người
nghèo là tiêu chí về kinh tế được
thể hiện qua thu nhập từ các
việc làm chính, phụ và nhóm
tiêu chí về mức sống bao gồm
các loại chi tiêu trong đời sống
hằng ngày. Chi tiêu và thu nhập
là những chỉ số có liên quan đến
việc duy trì cuộc sống gia đình
có thể hỗ trợ tích cực cho việc
đo lường tình trạng nghèo khổ
và nhìn nhận một số đặc điểm
của nghèo đói.
+ Về thu nhập: Thu nhập
của người nghèo nhìn chung
rất thấp và không ổn định. Kết
quả điều tra cho thấy bình quân
thu nhập của người nghèo là
750.000đ/người/tháng và nông
thôn là 550.000đ/người/tháng
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 21
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
theo chuẩn nghèo thành phố đã
xác định (2011 - 2015) dù không
hợp lý. Mỗi hộ gia đình có thể
thu nhập từ một hoặc nhiều
nguồn như việc làm (việc làm
chính, việc làm phụ ở các lĩnh vực
nông nghiệp, phi nông nghiệp) và
ngoài việc làm (lương hưu, thân
nhân, giúp đỡ), nhưng chủ
yếu vẫn từ việc làm chính. Mặt
khác, ảnh hưởng đến thu nhập
bình quân nhân khẩu của các hộ
gia đình còn là hệ số phụ thuộc,
tức tỉ lệ phần trăm số người ăn
theo trên số người có thu nhập
(quy mô gia đình các hộ nghèo
được điều tra lớn hơn quy mô gia
đình bình quân thành phố, gia
đình còn có những quan hệ ngoài
vợ chồng, con cái). Thu nhập
chủ yếu của cư dân đô thị vẫn là
buôn bán nhỏ, dịch vụ nhỏ, làm
mướn, các khoản thu ngoài việc
làm không quan trọng lắm.
+ Về chi tiêu: Tổng chi tiêu
của các hộ gia đình nghèo toàn
thành phố chủ yếu từ 1-1,5 triệu
đồng/tháng. Các nhóm thu
nhập thấp thường có khuynh
hướng chi vượt khỏi thu. Lương
thực, thực phẩm chiếm từ 70
- 75% chi tiêu hàng tháng của
những gia đình nghèo, còn lại
để chi cho khám chữa bệnh,
hiếu hỉ... Riêng về học hành,
điều đặc biệt là các nhóm hộ gia
đình thấp hay cao đều không
ảnh hưởng gì mấy đến việc chi
cho học hành, chi cho học hành
của con cái chiếm một tỷ lệ nhất
định trong ngân sách gia đình.
- Tiêu chí định tính: Các
tiêu chí định tính được thể hiện
ở một vài khía cạnh như nhà ở,
giáo dục, chăm sóc sức khỏe,
việc làm (khả năng nắm bắt và
chuyển đổi), vốn xã hội (quan
hệ, thông tin).
+ Tình trạng nhà ở: Nhà ở
cho người nghèo là một trong
những mục tiêu căn bản đang
được quan tâm. Trong các địa
bàn điều tra, chỉ có 0,4% hộ
gia đình nghèo là mới chuyển
về trong 5 năm trở lại đây kể từ
thời điểm điều tra trên địa bàn
toàn thành phố và họ chuyển
từ một phường lân cận đó.
Tính di chuyển năng động của
người nghèo rất thấp. Thường
họ không có điều kiện chọn nơi
cư trú tốt hơn, và do đó khi đã
ở đâu thì ở đó lâu dài trừ khi
có một sự chuyển đổi bắt buộc.
Điều quan trọng ở đây là đa
số đều sở hữu nhà ở của mình
(91,6%) nhưng kết cấu nhà
tạm bợ và bán kiên cố là chính
và diện tích ở tương đối nhỏ,
không gian chật hẹp dưới 40m2
và có khoảng 12% nằm trong
diện quy hoạch phải giải tỏa di
dời. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật (đường sá, cấp điện, cấp và
thoát nước) của khu vực nhà ở
tương đối tốt, chỉ có khoảng 20-
30% than phiền là hệ thống giao
thông, thoát nước, vệ sinh môi
trường là không tốt. Hệ thống
công trình kỹ thuật hạ tầng tốt
góp phần nâng cao chất lượng
sống của người dân thành thị,
cao hơn đáng kể so với các vùng
lân cận và nông thôn. Điều này
thể hiện qua một số chỉ báo về
kiểu loại nhà vệ sinh, mức độ
sử dụng điện, nước sạch, tỉ lệ có
các thiết bị sinh hoạt gia đình
như ti vi, tủ lạnh. Các tiện nghi
sinh hoạt trong các hộ gia đình
nghèo đều có ở cấp độ cần thiết
như: tivi, đầu viđeo, bếp điện/
ga, tủ lạnh, xe máy. Tuy nhiên
chất lượng không tốt lắm. Về
điều kiện cấp điện, nước, nhà
vệ sinh thì 86,3% các hộ gia
đình nghèo toàn thành phố có
nhà vệ sinh riêng, 88,2% số hộ
gia đình nghèo có đồng hồ điện
riêng, 51,3% hộ gia đình nghèo
có đồng hồ nước riêng. Giá điện
câu nhờ với mức giá từ 1000 -
2000 đồng/1kwh. Giá nước câu
nhờ phải trả là từ 2000 – 5000
đồng/1m3.
+ Chăm sóc sức khoẻ: Trong
chương trình nghiên cứu này,
tỷ lệ người bệnh trong các hộ
gia đình không cao lắm chiếm
khoảng 12,5% tổng số người
trong các hộ nghèo, và thực
tế tuy không ghi nhận những
khoản chi lớn về y tế trong cơ
cấu tiêu dùng các hộ, nhưng tỷ lệ
chi cho y tế là 7,1% cao hơn mức
bình quân chung thành phố là
6%. Tuy mức chi tuyệt đối thấp
hơn (chỉ bằng 1/2 so với mức
chung thành phố, 20.000đồng/
người/ tháng so với 40.000 đồng/
người/tháng) nhưng điều này
không thể nói rằng người nghèo
không chi nhiều cho chăm sóc
sức khỏe mà vì họ cần chi vào
những khoản mục khác hơn,
một số người nghèo được giảm
một phần hay toàn bộ viện phí
và thường họ sử dụng nhiều
dịch vụ y tế cũng như thuốc
chữa bệnh rẻ tiền. Như vậy,
người nghèo khổ có thu nhập
thấp thường chịu thiệt thòi hơn
trong việc chăm sóc sức khoẻ.
+ Tính chất và quy mô hộ
gia đình: Trong tổng số hộ khảo
sát thì số lượng hộ nghèo ở mức
thấp nhất (dưới 4 triệu đồng)
còn chiếm một tỷ lệ khá cao
22 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
trên 40%, đặc biệt ở vùng nông
thôn thì tỷ lệ này cao hơn. Một
tỷ lệ đáng quan tâm là 17,1%
số hộ nghèo thuộc các gia đình
chính sách. Quy mô hộ gia
đình nghèo bình quân 6 người,
cao hơn mức bình quân chung
thành phố. Trong một số hộ, có
những người bà con thân thuộc
ở nhờ nhưng không có quan hệ
kinh tế với chủ hộ. Tỷ lệ dân số
phụ thuộc (<15 tuổi và trên 16
tuổi) chiếm 32,2%.
+ Trình độ học vấn và
chuyên môn: Trình độ học vấn
của người nghèo (từ 6 tuổi trở
lên) toàn thành phố nhìn chung
phổ biến ở cấp tiểu học chiếm
46,5%, kế đến là cấp trung học
cơ sở chiếm 33,6%; cấp trung
học phổ thông chỉ chiếm 19,9%,
và một tỷ lệ không nhỏ không
đến trường lớp và bỏ học trong
độ tuổi. Tỷ lệ cấp trung học
phổ thông thấp, đặc biệt ở các
nhóm thu nhập thấp. Điều này
cho thấy càng nghèo thì trình
độ học vấn càng thấp vì không
có điều kiện cho con em học
lên cao. Tỷ lệ trẻ em học không
đúng tuổi tăng dần ở những lớp
cao. 7,4% số người nghèo không
biết chữ (đặc biệt ở nhóm có mức
thu nhập thấp nhất < 4 triệu).
Người nghèo không có
trình độ chuyên môn chiếm tỉ
lệ gần như tuyệt đối, tới hơn
95,9% trong tổng số. Số người
này tập trung phần lớn trong
các hộ gia đình có thu nhập
dưới 4 triệu đồng hay nói cách
khác, hộ càng nghèo thì trình
độ học vấn và chuyên môn
càng kém. Số người có trình
độ đại học chỉ chiếm 2%, trung
học chuyên nghiệp là 1,4%
công nhân kỹ thuật 0,7%. Thực
tế cho thấy chính sách thu học
phí của nhà nước chỉ đóng một
vai trò thứ yếu trong việc xác
định toàn bộ mức chi phí mà
gia đình phải bỏ ra cho con em
họ đến trường. Toàn bộ mức chi
phí đó lớn hơn nhiều mức thu
học phí của nhà nước.Từ trình
độ học vấn và chuyên môn quá
thấp, dẫn đến tình trạng hoạt
động của người nghèo có phần
kém năng động, hiệu quả. Trên
toàn thành phố, tỉ trọng người
dân nghèo (từ 13 tuổi trở lên,
có 2286 người) có việc làm ổn
định chỉ chiếm 27,7%, việc làm
bấp bênh là 21%, không có việc
làm là 8,7%, đi học 14,6%, nội
trợ 8%, già mất sức là 10%. Tỷ
lệ thất nghiệp khá lớn trong
cộng đồng người nghèo, cao
hơn mức trung bình của thành
phố.
+ Việc làm - khả năng
nắm bắt và chuyển đổi: Hoạt
động nghề nghiệp phổ biến
nhất của người nghèo đô thị là
buôn bán dịch vụ nhỏ với quy
mô gia đình. Họ thường làm
việc trong khu vực kinh tế phi
chính thức (informal sector) với
những loại công việc không đòi
hỏi tay nghề, thu nhập thấp và
không ổn định. Có thể nói khu
vực kinh tế phi chính thức là
khu vực cần thiết cho sự tồn tại
và mưu sinh của đa số người
nghèo, đặc biệt đối với người
nghèo thành thị mà thành phố
Hồ Chí Minh là một điển hình
với khoảng 50% trong tổng
số lao động thu nhập thuộc về
khu vực kinh tế phi chính thức.
Điểm đáng báo động ở đây là
tỷ lệ thất nghiệp cao trên 10%
trong tổng số người trong độ
tuổi lao động và cứ 2 người có
việc làm thì một người ở tình
trạng việc làm bấp bênh. Thất
nghiệp và việc làm bấp bênh là
hai nguyên nhân dẫn đến tình
trạng nghèo cơ bản của một hộ
gia đình. Những nỗ lực có thể
cải thiện trong từng thời điểm
nhưng trong quá trình vượt
nghèo, những bước thụt lùi là
điều có thể xảy ra. Đó là cái mà
các nhà khoa học gọi là tính dễ
tổn thương của người nghèo.
+ Vốn xã hội của người
nghèo: Vốn xã hội, chẳng hạn
như các mối quan hệ gia đình,
cộng đồng và xã hội của một
cá nhân hay hộ gia đình có ý
nghĩa quan trọng giúp người
nghèo nâng cao cuộc sống của
mình. Bên cạnh các yếu tố đo
lường được, có ảnh hưởng đến
thu nhập của người lao động
như học vấn, tay nghề, vốn
thì còn có những yếu tố vô hình
nhưng đôi khi lại là yếu tố quyết
định đến thu nhập của người
nghèo. Các yếu tố vô hình đó
có thể là những quan hệ xã hội
mà một người có được từ vị
trí xã hội hoặc gia đình mình.
Mạng lưới xã hội đóng vai trò
đáng kể với sự định vị trong
phân tầng mức sống và thăng
tiến của cư dân đô thị. Như vậy,
mạng lưới xã hội cũng là một
yếu tố vô cùng quan trọng giúp
cho những nhóm nghèo thoát
ra khỏi tình trạng nghèo đói.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy vốn
xã hội của người nghèo còn rất
hạn chế. Họ cũng thường có họ
hàng nghèo, bạn bè nghèo vì
vậy khả năng giúp đỡ từ người
khác là rất ít. Tỷ lệ 76,9% chủ
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 23
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hộ không tham gia hoạt động
các đoàn thể, và 83,1% số hộ
không có thành viên tham gia
các hoạt động xã hội nói lên
mối quan hệ xã hội của các hộ
nghèo không rộng rãi lắm và
như vậy các cơ hội làm ăn cũng
có phần hạn chế.
c. Một số phương án xác
định tiêu chí hộ nghèo và mức
chuẩn nghèo cụ thể:
* Phương án 1: Căn cứ vào
mức chuẩn nghèo Thành phố
giai đoạn 2011-2015 đã được
xác lập; Căn cứ vào tốc độ lạm
phát trung bình giai đoạn 2011-
2015; Đề xuất mức chuẩn nghèo
và tiêu chí xác định hộ nghèo
phương án 1 như sau:
+ Đối với Thành thị:
750.000đ/người/tháng x 10%
lạm phát = 825.000đ/người/
tháng. Hoặc bằng mức lương tối
thiểu: 830.000đ.
+ Đối với Nông thôn:
550.000đ/người/tháng x 10%
lạm phát = 605.000đ/người/
tháng.
Ưu điểm của phương án 1:
Phù hợp với đặc điểm phát triển
KT-XH Hà Nội giai đoạn 2011-
2015; Phù hợp với năng lực cân
đối nguồn lực tài chính thực
hiện chương trình giảm nghèo
của Thành phố; Phù hợp với
mục tiêu giảm nghèo của Thành
phố đến năm 2015, giảm từ 1,5-
1,8%/năm.
Nhược điểm của phương
án 1: Còn thấp xa so với mức
sống tối thiểu của Hà Nội hiện
nay; Chất lượng của các hộ
nghèo cải thiện không đáng kể.
* Phương án 2: Căn cứ vào
đề xuất chuẩn nghèo cho đối
tượng cận nghèo Thành phố
giai đoạn 2011-2015. Theo báo
cáo chính thức kết quả tổng
điều tra xác định hộ nghèo, cận
nghèo theo chuẩn toàn quốc và
phục vụ xây dựng chuẩn nghèo
Thành phố giai đoạn 2011-
2015 của Ban chỉ đạo trợ giúp
người nghèo (UBND Thành
phố) số 2144/BC-BCĐ ngày
15/12/2010. Căn cứ vào điều tra
của dự án “Đánh giá nghèo đô thị
ở Hà Nội và Thành phố HCM”
do UNDP tiến hành năm 2009,
công bố kết quả tháng 12/2010.
Căn cứ vào tốc độ tăng GDP và
tốc độ lạm phát của Hà Nội giai
đoạn 2011-2015.
Phương án xác định cụ thể
như sau: Kết quả điều tra của
dự án đánh giá nghèo đô thị
ở Hà Nội và Thành phố HCM
do UNDP tiến hành năm 2009
công bố, mức thu nhập bình
quân của hộ nghèo đô thị Hà
Nội là 750.300đ/người/tháng,
mức chi tiêu bình quân tối
thiểu là 884.900đ/người/tháng.
So sánh hai tiêu chí này, mức
chênh lệch giữa chi tiêu và thu
nhập bình quân là 134.600đ/
người/tháng. Tương tự như
vậy, đối với hộ nghèo nông
thôn, mức thu nhập bình quân
là 550.600đ/người/tháng, mức
chi tiêu bình quân là 622.600đ/
người/tháng. Chênh lệch là
72.000.đ/người/tháng. Nếu căn
cứ vào tốc độ lạm phát tính
đến thời điểm 2011 so với thời
điểm điều tra năm 2009, trung
bình mỗi năm tăng khoảng 20%
(đây là mức tính bình quân, thực
tế còn cao hơn), sẽ cho kết quả
mức thu nhập bình quân tính
vào thời điểm năm 2011 cụ thể
như sau:
+ Đối với mức thu nhập
bình quân hộ nghèo Thành
thị: 750.000 x 20% lạm phát =
750.000 + 150.600 = 900.900đ/
người/tháng.
+ Đối với mức thu nhập
bình quân hộ nghèo Nông
thôn: 550.600 x 20% lạm phát =
550.600 + 110.120 = 660.720đ/
người/tháng.
Tuy nhiên, nếu so sánh
mức thâm hụt giữa mức chi tiêu
bình quân/thu nhập bình quân
của năm 2011 so với năm 2009
thì mức chênh lệch này rất lớn.
Nguyên tắc để đảm bảo mức
sống tối thiểu cho hộ nghèo là
mức thu nhập bình quân phải
bằng hoặc hơn mức chi tiêu
bình quân. Vì vậy, mức chuẩn
nghèo hiện nay tối thiểu phải
bằng mức chuẩn cận nghèo giai
đoạn 2011-2015.
Đề xuất mức chuẩn nghèo
và tiêu chí hộ nghèo phương án
2 như sau:
+ Đối với Thành thị:
1.000.000đ/người/tháng
+ Đối với Nông thôn:
750.000đ/người/tháng
Ưu điểm phương án 2 là:
Gần sát với mức sống tối thiểu
hiện nay. Đời sống của hộ nghèo
cải thiện được một bước; trước
hết gần sát với mục tiêu đạt tiêu
chuẩn 2100 calo/người/tháng.
Hạn chế của phương án
2: Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo
sẽ tăng gấp đôi (vì thực chất
nếu theo phương án này các đối
tượng cận nghèo trở thành đối
tượng nghèo). Mục tiêu giảm
nghèo của Thành phố đến năm
2015 không thể đạt được theo
mục tiêu đã được xác định. Cân
đối nguồn lực tài chính của
24 • Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Thành phố cho chương trình
giảm nghèo sẽ tăng từ 1,5-2 lần.
Về cơ bản người nghèo mới chỉ
tiếp cận được tiêu chí đảm bảo
nguồn lương thực theo chuẩn
của UNDP. Còn các khoản chi
tiêu cần thiết khác chưa được
tính đến.
* Phương án 3: Căn cứ vào
điều kiện thực tế khó khăn hiên
nay đối với các hộ nghèo do tác
động của lạm phát và giá cả,
sinh hoạt đắt đỏ của Thành phố.
Căn cứ vào một số chiều cơ bản
của MPI theo phương pháp tiếp
cận đa chiều (ngoài thu nhập
bình quân còn tính đến các yếu
tố cần thiết khác về nhà ở, giáo
dục đào tạo, y tế). Căn cứ vào
khảo sát điều tra của Viện Công
nhân Công đoàn – Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam đối
với người lao động trên địa bàn
Hà Nội tháng 10/2011.
Phương pháp xác định cụ
thể như sau: Theo kết quả điều
tra của Viện Công nhân Công
đoàn đối với người lao động
trên địa bàn Hà Nội từ tháng
4/2011 đến tháng 10/2011 cho
thấy:
+ Mức thu nhập bình quân
của 1 lao động trung bình từ
2.100.000đ - 2.300.000đ
+ Mức chi tiêu bình quân tối
thiểu đảm bảo 2100 calo/người/
ngày theo thời giá hiện nay là
35.300đ/người/ngày. Như vậy
riêng tiền ăn phải chi là: 35.300
x 30 ngày = 1059.000đ; tiền thuê
nhà ở là 200.000đ/tháng; tiền
điện nước là 150.000đ/tháng;
tiền đi lại là 70.000đ/tháng; tiền
khám bệnh là 50.000đ/tháng;
tiền nuôi con trung bình là
600.000đ/tháng. Như vậy tổng
cộng mức chi tiêu tối thiểu cần
thiết cho 1 người lao động là
2.629.000đ/người/tháng. Nếu
phải nuôi 2 con đi học, mức thu
nhập bình quân của 1 lao động
phải là 3.042.000đ/tháng.
Theo khảo sát điều tra xã
hội học của Viện nghiên cứu
phát triển KT-XH Hà Nội năm
2011 trên cơ sở khảo sát điểm
tại một số địa bàn Thành thị và
nông thôn cho biết, đối với hộ
nghèo Thành thị hiện nay phải
có mức thu nhập bình quân
khoảng 1.850.000đ/người/
tháng và khu vực nông thôn
khoảng 1.300.000đ/người/
tháng mới đảm bảo mức sống
tối thiểu (chủ yếu đảm bảo lương
thực, thực phẩm). Nếu căn cứ
vào 2 kết quả điều tra trên so
với mức chuẩn nghèo giai đoạn
2011-2015 của Thành phố mới
chỉ đáp ứng 40% mức sống tối
thiểu của các hộ nghèo.
Đề xuất mức chuẩn nghèo
và tiêu chí hộ nghèo phương án
3 như sau:
+ Đối với Thành thị:
1.850.000/người/tháng (tương
đương 90 USD/người/tháng)
+ Đối với Nông thôn:
1.300.000đ/người/tháng (tương
đương 65 USD/người/tháng).
Ưu điểm phương án 3 là:
Sát với mức sống tối thiểu hiện
nay; Đời sống của các hộ nghèo
tương đối bảo đảm; Phù hợp với
tốc độ lạm phát.
Hạn chế của phương án 3
là: Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo
của Hà Nội quá cao. Nguồn
lực tài chính của Thành phố
cho chương trình giàm nghèo
vượt quá khả năng. Chưa phù
hợp với tốc độ tăng GDP và
điều kiện phát triển KT-XH của
Thành phố hiện nay.
* Phương án 4: Căn cứ vào
mức thu nhập bình quân của Hà
Nội năm 2011 khoảng trên 2000
USD/người/năm; Căn cứ vào
mức chuẩn nghèo áp dụng cho
các nước nghèo do UNDP xác
định 5 USD/người/ngày; Căn
cứ vào tốc độ lạm phát của Việt
Nam năm 2012 khoảng dưới
10%/năm.
Đề xuất mức chuẩn nghèo
và tiêu chí hộ nghèo phương án
4 như sau:
+ Đối với Thành thị: 5
USD = 100.000đ x 30 ngày
=3.000.000đ/người/tháng
+ Đối với Nông thôn:
3 USD = 60.000đ x 30 ngày
=1.800.000đ/người/tháng
Ưu điểm phương án 4 là:
Sát với mức sống tối thiểu; Mức
sống của các hộ nghèo được cải
thiện căn bản.
Hạn chế của phương án 4
là: Tỷ lệ và số lượng hộ nghèo
quá cao; Khả năng cân đối tài
chính của Thành phố không có
khả năng đáp ứng.
* Đề xuất lựa chọn phương
án thực hiện
Với các phương án trên, để
phù hợp với tình hình chung
hiện nay của Thành phố, đề tài
đề xuất cụ thể như sau:
- Chọn phương án 1: Đề
nghị Thành phố xem xét và áp
dụng cho giai đoạn (2012-2013).
Phương án này mặc dù có một
số điều chỉnh về số lượng, tỷ
lệ hộ nghèo và chỉ tiêu giảm
nghèo, nhưng với điều kiện phát
triển KT-XH Hà Nội năm 2012
và khả năng kiềm chế lạm phát
xuống 1 con số, cân đối nguồn
Hà Nội Hội Nhập & Phát Triển - Tháng 12/2011 • 25
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
lực tài chính cho chương trình
giảm nghèo của Thành phố có
khả năng đáp ứng.
- Đối với phương án 2: Đề
nghị Thành phố xem xét và
áp dụng cho giai đoạn (2013-
2015). Phương án này mặc dù
có những xáo trộn lớn về số
lượng, tỷ lệ, chỉ tiêu giảm nghèo
của Thành phố, nhưng ngược
lại mức sống tối thiểu của các hộ
nghèo được cải thiện một bước
và gần sát với thực tiễn hơn.
- Đối với phương án 3: Mặc
dù đây là phương án khả thi
nhất, nhưng chỉ có tính chất
tham khảo và rất khó thực hiện
trong giai đoạn 2011-2015.
- Đối với phương án 4: Cần
xem xét lựa chọn giữa phương
án 3 và phương án 4 áp dụng
trong giai đoạn 2016-2020, phù
hợp với mức thu nhập bình
quân của Hà Nội đã được xác
định trong quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH Hà Nội đến
năm 2020 tầm nhìn 2030 đã
được Thủ tướng phê duyệt.
4. Đề xuất chỉ tiêu giảm nghèo
Thành phố đến năm 2015
Căn cứ vào 2 phương án
lựa chọn trên đây, phương án đề
xuất chỉ tiêu giảm nghèo Thành
phố đến năm 2015 như sau:
* Phương án 1:Nếu căn cứ
vào báo cáo của UBND Thành
phố, tính đến tháng11/2011,
toàn Thành phố đã giảm được
24.500 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ
nghèo xuống còn 5,72%. Như
vậy trong năm 2012, số hộ
nghèo của Thành phố Hà Nội
sẽ còn là 91.577 hộ. Nếu căn cứ
vào mức chuẩn nghèo Thành
phố giai đoạn 2011-2015 so với
mức chuẩn nghèo phương án 1
ta sẽ có mức chênh lệch cụ thể
như sau:
- Đối với hộ nghèo Thành
thị: 830.000 – 750.000 = 80.000đ
- Đối với hộ nghèo Nông
thôn: 605.000 – 550.000 =
55.000đ
- Mức chênh lệch trung
bình chuẩn nghèo Hà Nội sẽ
là: (80.000đ + 55.000đ)/2=
67.000đ/người/tháng
- Mức chênh lệch sẽ làm
tăng hộ nghèo thêm 5% tương
đương với 4578 hộ. Như vậy
số hộ nghèo Hà Nội năm 2012
sẽ là: 91.577 hộ + 4.578 hộ =
96.155 hộ, với tỷ lệ hộ nghèo sẽ
là 10,72% so với tổng số hộ toàn
Thành phố. Do đó mục tiêu
(2012-2015) mỗi năm Thành
phố giảm khoảng 2,5%/năm
cao hơn mục tiêu cũ từ 0,7 - 1%/
năm.
* Phương án 2:
Nếu đưa mức chuẩn nghèo
bằng mức chuẩn cận nghèo
theo chuẩn nghèo Thành phố
giai đoạn 2011-2015, so với mức
chuẩn nghèo tương ứng, sẽ có
sự chệnh lệch như sau:
- Đối với hộ nghèo Thành
thị: 1.000.000đ – 750.000đ =
250.000đ/người/tháng.
- Đối với hộ nghèo Nông
thôn: 750.000đ – 550.000đ =
200.000đ/người/tháng.
- Mức chênh trung bình của
phương án 2 sẽ là: (250.000đ +
200.000đ)/2= 225.000đ/người/
tháng
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012
sẽ tăng xấp xỉ 13%, cụ thể hộ
nghèo năm 2012 sẽ là 91.577 hộ
còn lại theo báo cáo + 12.176
hộ phát sinh theo đề xuất tăng
mức chuẩn nghèo của đề tài =
103.753 hộ, như vậy, tỷ lệ hộ
nghèo tính đến năm 2012 như
sau: 5,72% tỷ lệ hộ nghèo còn
lại theo báo cáo + 13% tỷ lệ hộ
nghèo phát sinh theo đề xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoinhap_122011_1169_2179497.pdf