Tài liệu Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội theo xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Xã hội học số 2 (94), 2006 13
Những vấn đề của gia đình việt nam
trong quá trình biến đổi xã hội
theo xu h−ớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Vũ Tuấn Huy
I. Quan điểm về gia đình
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu của 20 năm đổi mới, Hội nghị lần thứ
11 Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã đề ra mục tiêu
phát triển trong 15 năm tới của xã hội Việt Nam:” Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và
đồng bộ, phấn đấu đạt bằng đ−ợc mục tiêu đến năm 2010, sớm đ−a n−ớc ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, n−ớc ta cơ bản trở thành một n−ớc công nghiệp
theo h−ớng hiện đại”.
Định h−ớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đồng nghĩa với phát triển kinh
tế và những biến đổi trong các lĩnh vực xã hội khác nh− quá trình dân chủ hóa, thế
tục hóa, di động xã hội, nâng cao mức sống và chất l−ợng dân c−. Trong quá trình đó,
gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ b...
8 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội theo xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (94), 2006 13
Những vấn đề của gia đình việt nam
trong quá trình biến đổi xã hội
theo xu h−ớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Vũ Tuấn Huy
I. Quan điểm về gia đình
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu của 20 năm đổi mới, Hội nghị lần thứ
11 Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX đã đề ra mục tiêu
phát triển trong 15 năm tới của xã hội Việt Nam:” Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và
đồng bộ, phấn đấu đạt bằng đ−ợc mục tiêu đến năm 2010, sớm đ−a n−ớc ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, n−ớc ta cơ bản trở thành một n−ớc công nghiệp
theo h−ớng hiện đại”.
Định h−ớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đồng nghĩa với phát triển kinh
tế và những biến đổi trong các lĩnh vực xã hội khác nh− quá trình dân chủ hóa, thế
tục hóa, di động xã hội, nâng cao mức sống và chất l−ợng dân c−. Trong quá trình đó,
gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của
cá nhân và xã hội. Một mặt, những tác động của biến đổi xã hội dẫn đến những biến
đổi trong cơ cấu - chức năng của gia đình. Mặt khác, gia đình cũng là một tác nhân
quan trọng cho sự ổn định và phát triển của xã hội. Nghiên cứu gia đình ở n−ớc ta
trong giai đoạn hiện nay nhằm làm sáng tỏ quá trình biến đổi gia đình, trên cơ sở đó
đ−a ra những khuyến nghị chính sách nhằm duy trì bản sắc của gia đình Việt Nam,
tạo điều kiện cho gia đình thích nghi với những biến đổi xã hội, góp phần đẩy mạnh
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất n−ớc. (T−ơng Lai, 1996).
Từ khi đổi mới và đặc biệt trong hơn 10 năm trở lại đây, thành quả công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất n−ớc thể hiện ở tr−ớc hết ở trình độ phát triển kinh
tế. Thu nhập quốc dân tăng trung bình gần 9%/năm. Từ một n−ớc phải nhập khẩu
gạo trở thành n−ớc xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới, giảm đói nghèo và nâng cao
mức sống của ng−ời dân (Haughton, Haughton và Phong, 2001; Lamb, 2002). Đô thị
hóa và phát triển công nghiệp tạo ra nhiều cơ hội việc làm, di động xã hội tăng lên.
(Youssef and Hetler, 1983; Mencher and Okongwu, 1993; Vũ Mạnh Lợi, 1995).
Nhìn chung, đánh giá về mức độ hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay so với hơn
10 năm tr−ớc đây, đa số ý kiến (87%) cho rằng hiện nay xã hội Việt Nam hiện đại
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội... 14
hóa nhiều hơn. Sự khác nhau trong đánh giá về mức độ hiện đại hóa theo nhóm tuổi
nhìn chung cho thấy thanh niên có xu h−ớng mong muốn mức độ hiện đại hóa nhiều
hơn. Đánh giá về vai trò của hiện đại hóa đối với xã hội Việt Nam hiện nay, khoảng
2/3 số ng−ời trả lời cho rằng hiện đại hóa là rất tốt cho Việt Nam, gần 1/3 nhận định
rằng phần lớn là tốt và có khoảng 1% cho rằng không tốt chút nào (Viện Xã hội học
và Trung tâm Nghiên cứu Dân số Đại học Michigan - Nghiên cứu biến đổi gia đình,
2003-2004).
Những biến đổi xã hội ở n−ớc ta đã tác động nh− thế nào đến gia đình và
những xu h−ớng biến đổi ấy của gia đình đặt ra những vấn đề gì trong quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Phần d−ới đây đề cập đến một số vấn đề xã hội của
gia đình ở n−ớc ta hiện nay.
2. Những vấn đề xã hội của gia đình n−ớc ta hiện nay
2.1. Sự chuyển đổi ý nghĩa của hôn nhân và gia đình theo h−ớng chú ý đến
cá nhân
Nếu trong xã hội truyền thống, ý nghĩa và quyền lực của hôn nhân chủ yếu
xoay quanh các nghĩa vụ xã hội thì với những tác động của biến đổi xã hội theo xu
h−ớng hiện đại hóa, ý nghĩa của hôn nhân và gia đình Việt Nam vẫn đang trong quá
trình biến đổi theo xu h−ớng chú ý đến cá nhân. Sự biến đổi này trong ý nghĩa của
hôn nhân và gia đình đ−ợc xem là phù hợp với xu h−ớng của quá trình hiện đại hóa
Xu h−ớng biến đổi này của gia đình cũng đ−ợc phản ánh trong Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000 sửa đổi để phù hợp với thực tiễn xã hội. Ví dụ, điều 32
quy định ng−ời chồng và ng−ời vợ có quyền có tài sản riêng, điều 44 quy định con cái
có quyền có tài sản riêng. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 chú ý đến các quyền
cá nhân. Quyền của con cái trong quyết định hôn nhân, tài sản riêng và nơi ở sau khi
kết hôn. Những văn bản luật pháp này là cơ sở pháp lý để tạo ra sự biến đổi ý nghĩa
của hôn nhân: từ hôn nhân vì gia đình, dòng họ đến hôn nhân vì tình yêu, tự nguyện.
(Vũ Mạnh Lợi, 2003).
Sự chuyển đổi ý nghĩa của hôn nhân biểu hiện ở chỗ giảm vai trò của cha mẹ,
họ hàng và tăng vai trò của cá nhân trong việc tìm hiểu và quyết định hôn nhân. Các
yếu tố hoàn cảnh thay đổi theo các nhóm năm kết hôn đặc tr−ng cho các giai đoạn
thời kỳ chiến tranh, thời kỳ thống nhất đất n−ớc và thời kỳ đổi mới. Đặc tr−ng của sự
chuyển đổi này là chuyển từ những quan hệ tìm hiểu tr−ớc hôn nhân trong nhóm
chính thức nh− gia đình, họ hàng sang các nhóm không chính thức nh− bạn bè. Đặc
tr−ng của các quan hệ từ chỗ phụ thuộc, bị chi phối sang sự tự do lựa chọn và tự chủ.
(Viện Xã hội học và Trung tâm Nghiên cứu Dân số Đại học Michigan - Nghiên cứu
biến đổi gia đình, 2003-2004).
Giảm kiểm soát của gia đình và xã hội đối với hôn nhân có nghĩa là thanh
niên đ−ợc tự chủ nhiều hơn tr−ớc và trong hôn nhân. Mặt trái của xu h−ớng này là
hiện t−ợng quan hệ tình dục tr−ớc khi kết hôn, bạo lực gia đình và ly hôn có xu
h−ớng tăng lên (Sharon Ghuman, Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi, 2005). Phụ nữ kết
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 15
hôn với ng−ời n−ớc ngoài, sống chung của thanh niên, hoặc lựa chọn lối sống độc
thân mà thông tin đại chúng và một số nghiên cứu đề cập đến gần đây cũng là những
chỉ báo phản ánh sự biến đổi ý nghĩa của hôn nhân. Những hiện t−ợng này gia tăng ở
mức độ nào và những hậu quả của nó là những vấn đề đáng quan tâm nghiên cứu để
thấy đ−ợc tác động của hiện đại hóa.
2.2. Những biến đổi của hành vi gia đình theo xu h−ớng phục hồi những đặc
tr−ng truyền thống và bị tiền tệ hóa
Trong khi hoàn cảnh của việc tìm hiểu tr−ớc khi kết hôn và quyền quyết định
hôn nhân có xu h−ớng biến đổi theo h−ớng hiện đại hóa thì ng−ợc lại có những hành
vi gia đình có xu h−ớng biến đổi theo h−ớng ng−ợc lại. Đó là sự phục hồi của các mô
hình hành vi phổ biến trong xã hội truyền thống (Vũ Khiêu, 2000). Điều đáng ngạc
nhiên là trong rất nhiều những biến đổi theo xu h−ớng hiện đại hóa nh− trình độ học
vấn tăng lên, phong trào bài trừ mê tín, hủ tục do nhà n−ớc phát động thì việc xem
tử vi và chọn ngày c−ới có xu h−ớng tăng lên.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị tr−ờng, xu h−ớng tiền tệ hóa trong các
lễ nghi liên quan đến hôn nhân có xu h−ớng tăng lên (John Knodel, Rukmalie, Vũ
Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, 2004). Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các cặp vợ chồng không tổ
chức đám c−ới và có xu h−ớng giảm trong các nhóm kết hôn gần đây. Việc tổ chức
đám c−ới tại nhà hàng, khách sạn trong nhóm kết hôn sau đổi mới tăng lên so với các
giai đoạn tr−ớc. Quà mừng đám c−ới chủ yếu từ hiện vật sang chủ yếu bằng tiền,
nhất là giai đoạn sau đổi mới khi chuyển sang kinh tế thị tr−ờng. (Viện Xã hội học và
Trung tâm Nghiên cứu Dân số Đại học Michigan - Nghiên cứu biến đổi gia đình,
2003-2004). Mô hình tổ chức đám c−ới từ chủ yếu là tiệc ngọt sang chủ yếu là tiệc
mặn; đồ mừng đám c−ới chủ yếu là bằng hiện vật sang chủ yếu là bằng tiền; và trong
sự so sánh giữa chi phí và giá trị của quà mừng đám c−ới cho thấy xu h−ớng tiền tệ
hóa trong việc tổ chức các đám c−ới.
Những quy định của nhà n−ớc về tổ chức đám c−ới nh− thế nào hoặc những
phê phán trên báo chí cho thấy xu h−ớng và những hậu quả xã hội của hiện t−ợng
tiền tệ hóa trong việc tổ chức đám c−ới. Những hiện t−ợng này cho thấy tác động của
kinh tế thị tr−ờng khuyến khích hành vi tiêu dùng trong gia đình. Sự tăng lên về
mức sống nói chung không có nghĩa là đồng đều giữa các gia đình. Những chi phí phi
kinh tế gia tăng trong việc tổ chức đám c−ới có những hậu quả tiêu cực về nếp sống
văn hóa. Nó trở thành gánh nặng đối với những gia đình nghèo hoặc thu nhập thấp.
2.3. Cơ cấu gia đình biến đổi theo h−ớng thu nhỏ về quy mô và đa dạng
Thực trạng cơ cấu gia đình ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ theo kết quả nghiên
cứu cho thấy thấy loại hình gia đình hạt nhân là phổ biến: 83,2% là gia đình hạt
nhân so với 16,8% là gia đình mở rộng. Trong số gia đình mở rộng, chủ yếu là loại
hình gia đình gốc mở rông bao gồm bố mẹ sống cùng với con trai đã kết hôn. Tỷ lệ hộ
gia đình mở rộng ở đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn, t−ơng ứng là 20,8% so
với 16,8% (Tổng cục Thống kê, 1998).
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội... 16
Phân tích sự thay đổi số l−ợng hộ gia đình ở khu vực nông thôn của một số
tỉnh của đồng bằng sông Hồng cho thấy trong giai đoạn 1976-1980, số l−ợng hộ gia
đình tăng nhanh ở hầu hết các tỉnh và tốc độ tăng trong các giai đoạn sau đó đã
chậm lại. Nh− đã phân tích ở trên, ảnh h−ởng của giảm mức sinh đến quy mô hộ gia
đình chỉ tác động vào sau năm 1980 khi ch−ơng trình Dân số và Kế hoạch hóa gia
đình hoạt động mạnh. Trái lại, trong giai đoạn tr−ớc đó, mặc dù mức sinh cao nh−ng
quy mô gia đình trung bình cao hơn các giai đoạn sau không đáng kể cho thấy hiện
t−ợng tách hộ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quy mô hộ gia đình nhỏ. (Nguyễn
Sinh Cúc, 1991; Tổng cục Thống kê, 1989).
Việc thực hiện Chỉ thị 100 năm 1981 và Nghị quyết 10 năm 1988 trong sản
xuất nông nghiệp chính là những b−ớc tạo ra sự phù hợp giữa lực l−ợng sản xuất và
quan hệ sản xuất. Hộ gia đình trở thành một đơn vị sản xuất tự chủ trong sử dụng
ruộng đất, t− liệu sản xuất và bán sản phẩm. Tách hộ trở thành một ph−ơng tiện để
tăng sở hữu đất đai là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự biến đổi của cơ cấu
gia đình trong giai đoạn này. Sự biến đổi của cơ cấu gia đình theo h−ớng thu nhỏ về
quy mô không chỉ là kết quả của việc giảm mức sinh, mà còn là kết quả của những
tác động kinh tế - xã hội nh− chính sách đất đai ở nông thôn.
ở nhiều khu vực nông thôn hiện nay khi quỹ đất bị thu hẹp do quá trình đô
thị hóa và phát triển công nghiệp, giao thông, nhiều hộ gia đình không còn đất sản
xuất nông nghiệp và họ không có nghề nghiệp thích hợp để kiếm sống. Số lao động
đ−ợc tiếp nhận vào các khu công nghiệp tại địa bàn th−ờng hạn chế và chỉ ở nhóm
tuổi trẻ và có trình độ học vấn nhất định. Trên thực tế, cơ cấu gia đình ở khu vực
nông thôn còn thu nhỏ hơn nữa do ng−ời vợ hoặc ng−ời chồng th−ờng xuyên làm việc
ở xa nhà. Trái lại, ở khu vực đô thị, tỷ lệ gia đình mở rộng ở đô thị cao hơn ở nông
thôn. Những khó khăn về nhà ở là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng con cái khi
xây dựng gia đình không thể tách ra ở riêng.
Cùng với sự biến đổi ý nghĩa của hôn nhân và gia đình theo h−ớng chú ý đến
cá nhân, cơ cấu gia đình ở n−ớc ta cũng có sự biến đổi rõ rệt. Quy mô gia đình ngày
càng nhỏ và có nhiều loại hình gia đình (gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia
đình hạt nhân khuyết thiếu). Tuy nhiên, gia đình Việt Nam có biến đổi theo xu
h−ớng hạt nhân hóa hay chỉ là nửa hạt nhân hóa là vấn đề cần đ−ợc xem xét trong
những khía cạnh khác của lối sống gia đình. Nhìn chung, những đặc điểm biến đổi
của cơ cấu gia đình cho thấy một bộ phận gia đình ở nông thôn và đô thị rơi vào hoàn
cảnh không phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều vấn đề đặt
ra đối với bộ phận gia đình này nh− công ăn việc làm, bất bình đẳng giới trong phân
công lao động, an sinh của các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em và ng−ời già do
những biến đổi của cơ cấu gia đình.
2.4. Vấn đề bình đẳng giới
Gia đình là một thiết chế xã hội hóa duy trì những chuẩn mực về giới. Ví dụ,
thông qua giáo dục gia đình và phân công vai trò trong gia đình mà trẻ em tiếp thu
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 17
những chuẩn mực mới hoặc làm sống mãi những định kiến giới.
Quan sát những công việc nội trợ do ng−ời ng−ời vợ và ng−ời chồng thực hiện,
các nghiên cứu gần đây cho thấy phân công lao động trong gia đình giữa ng−ời vợ và
ng−ời chồng trong các hoạt động nội trợ không có sự thay đổi đáng kể: ng−ời vợ đảm
nhận các công việc trong gia đình, còn ng−ời chồng đại diện cho gia đình trong các
hoạt động bên ngoài gia đình (John Knodel, Rukmalie, Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy,
2004). Kết quả này cũng đ−ợc phản ánh trong nhận thức về việc chia sẻ công việc nội
trợ giữa ng−ời vợ và ng−òi chồng trong gia đình trong quan hệ với quá trình hiện đại
hóa. Đa số ý kiến cho rằng ng−ời chồng làm công việc nội trợ nhiều hơn sẽ kìm hãm
hiện đại hóa (70%) cho thấy một cách giải thích khác về hiện đại hóa từ nhận thức
của ng−ời dân.
Một chiều khác của vấn đề bình đẳng giới trong gia đình là quyền quyết định
các công việc trong gia đình. Những đặc điểm của phân công vai trò giới hình nh−
phù hợp với mô hình quyết định trong gia đình: ng−ời nào làm chủ yếu công việc gì
thì cũng th−ờng là ng−ời quyết định các công việc đó. Trong khi ng−ời vợ là ng−ời
làm và quyết định chủ yếu các công việc nội trợ thì trong các quyết định quan trọng
của gia đình nh− mua đồ đạc đắt tiền, vai trò của ng−ời chồng lại tăng lên. Mặt khác,
trong lĩnh vực giao tiếp giữa vợ và chồng, th−ờng ng−ời phụ nữ phải thay đổi thói
quen để làm hài lòng chồng nhiều hơn khi không có sự nhất trí giữa hai ng−ời cho
thấy những bất bình đẳng giới còn tồn tại trong đời sống gia đình.
Tuy nhiên, những biến đổi đang diễn ra do sự chuyển dịch cơ cấu của cả nền
kinh tế cũng nh− trong từng ngành theo xu h−ớng đa dạng hóa hình thức sở hữu, sự
tăng lên của sản xuất theo định h−ớng thị tr−ờng, tăng khu vực dịch vụ so với sản
xuất cũng nh− sự tăng lên của khu vực t− nhân. Một đặc điểm nổi bật sau khi đổi
mới là nền kinh tế chuyển mạnh sang thị tr−ờng, nhiều cơ hội việc làm đ−ợc tạo ra.
Sự tham gia lực l−ợng lao động xã hội của phụ nữ tăng lên đã dẫn đến tỷ lệ gia đình
có cả vợ chồng làm việc kiếm thu nhập tăng lên. Tuy nhiên, sự chênh lệch về thu
nhập giữa vợ và chồng là một hiện t−ợng phổ biến trong gia đình và ngoài xã hội do
nam giới phù hợp với những công việc có thu nhập cao, còn phụ nữ làm những công
việc có thu nhập thấp. (Nguyễn Hồng Quang, 2004).
Trong các hoạt động bên ngoài gia đình, sự tham gia của phụ nữ trong lực
l−ợng lao động xã hội tăng lên là một chỉ báo của quá trình hiện đại hóa. Tuy nhiên,
một tỷ lệ đáng kể ng−ời trả lời (25%) cho rằng phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo trong xã hội
không ảnh h−ởng đến hoặc kìm hãm hiện đại hóa là một vấn đề đáng quan tâm
trong quan niệm về bình đẳng giới.
2.5. Bạo lực trong gia đình và ly hôn
Phân tích số liệu nghiên cứu về đời sống gia đình trong thời gian gần đây, kết
quả cho thấy khả năng nảy sinh bất đồng giữa vợ và chồng có thể xảy ra hầu nh− ở
mọi lĩnh vực trong đời sống gia đình. Tuy nhiên, những vấn đề ứng xử giữa vợ và
chồng, nuôi dạy con cái và kinh tế gia đình là những lĩnh vực tiềm năng nhất xảy ra
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội... 18
mâu thuẫn vợ chồng.
Trong vấn đề kinh tế gia đình, mâu thuẫn vợ chồng xảy ra liên quan đến
quản lý chi tiêu nhiều hơn liên quan đến thu nhập của hộ gia đình và việc làm của
ng−ời vợ và ng−ời chồng. Mâu thuẫn vợ chồng trong quản lý chi tiêu có xu h−ớng
tăng lên trong những hộ gia đình có thu nhập thấp. Rõ ràng đây là một vấn đề mà
những hộ gia đình nghèo luôn phải đối mặt hàng ngày, gây ra sự căng thẳng trong
quan hệ khi những nhu cầu cơ bản của gia đình không đ−ợc đáp ứng.
Mâu thuẫn vợ chồng về vấn đề nghề nghiệp của ng−ời vợ hoặc ng−ời chồng
cũng là biểu hiện gián tiếp mâu thuẫn về thu nhập. Thu nhập là yếu tố cơ bản tạo
nên cân bằng quyền lực vợ chồng. Khi ng−ời chồng là ng−ời kiếm thu nhập chính và
muốn là ng−ời kiểm soát, quyết định chính các công việc trong gia đình cũng th−ờng
dẫn đến cuộc đấu tranh quyền lực giữa vợ và chồng. Trái lại, khi có sự đảo ng−ợc vai
trò, ng−ời vợ là ng−ời kiếm thu nhập chính, ng−ời chồng mặc cảm về vai trò của
mình cũng làm cho mâu thuẫn vợ chồng gia tăng.
Mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái là một trong những vấn đề làm nảy
sinh nhiều mâu thuẫn vợ chồng. Những mâu thuẫn này thể hiện sự khủng hoảng
của sự chuyển đổi vai trò do việc thiếu kiến thức khi gia đình chuyển từ giai đoạn
này đến giai đoạn khác trong các chu kỳ sống của gia đình. Hơn nữa, những giá trị
gắn với con cái ngày nay cũng có sự thay đổi đòi hỏi sự đầu t− nhiều hơn về nguồn
lực và thời gian dẫn đến sự căng thẳng vai trò của ng−ời bố và ng−ời mẹ trong chức
năng xã hội hóa cũng làm tăng khả năng mâu thuẫn vợ chồng.
Mâu thuẫn vợ chồng nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến họ hàng do ảnh
h−ởng của những quan niệm bất bình đẳng về vai trò giới truyền thống. Nhận thức
khác nhau giữa vợ và chồng về nghĩa vụ trong quan hệ đối với họ hàng do sự tồn tại
đồng thời của những chuẩn mực về ý nghĩa và quyền lực trong hôn nhân có thể là
nguồn gốc làm gia tăng mâu thuẫn vợ chồng.
Giao tiếp giữa vợ và chồng là lĩnh vực xảy ra nhiều mâu thuẫn nhất trong đời
sống hôn nhân vì nó vừa là ph−ơng tiện giải quyết các mâu thuẫn, đồng thời việc
thoả mãn những nhu cầu khác nhau trong giao tiếp vợ chồng cũng là những nguyên
nhân dẫn đến mâu thuẫn. Trong quá trình giao tiếp đó, thay cho việc giải quyết mâu
thuẫn vợ chồng th−ởng sử dụng chiến thuật lảng tránh và nêu ra một mâu thuẫn về
vấn đề khác nh− một sự biện minh, hoặc sử dụng trò chơi tâm lý trở thành khuôn
mẫu trong ứng xử thì mâu thuẫn vợ chồng xảy ra th−ờng xuyên và nghiêm trọng.
Khi những mâu thuẫn kéo dài không đ−ợc giải quyết, quan hệ có thể bị đẩy đến cuộc
đấu tranh quyền lực giữa ng−ời vợ và ng−ời chồng. Sự không cân đối trong các nhu
cầu của sự giao tiếp, quá thiên về những khía cạnh quyền lực và kiểm soát, hoặc sự
hạn chế trong giao tiếp của ng−ời vợ hoặc ng−ời chồng với ng−ời khác và xem đó nh−
một nhu cầu “sở hữu” thì mâu thuẫn trong ứng xử giữa vợ và chồng th−ờng gia tăng.
Những biến đổi xã hội trong những năm gần đây khi Việt Nam chuyển sang
kinh tế thị tr−ờng cũng có những tác động nhiều mặt đến đời sống gia đình. Gia đình
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Vũ Tuấn Huy 19
rơi vào khủng hoảng do nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ly hôn tăng lên. Liệu
quan niệm về ly hôn thay đổi nh− thế nào khi những chuẩn mực vai trò trong gia
đình bị vi phạm nh− tệ nạn xã hội (nghiện r−ợu, ma tuý), bạo lực trong gia đình và
ngoại tình (Đỗ Thái Đồng, 1990). Trong những nguyên nhân nêu trên, ngoại tình và
bạo lực của ng−ời chồng đối với ng−ời vợ là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly
hôn. Những nguyên nhân dẫn đến ly hôn cho thấy có sự khác nhau về vai trò của
ng−ời chồng và ng−ời vợ. Tuy nhiên, tâm thế chung h−ớng đến ly hôn là tiêu cực.
Điều này đ−ợc phản ánh trong nhận thức của ng−ời dân về tác động của ly hôn đến
hiện đại hóa: khoảng 20% số ng−ời trả lời cho rằng ly hôn không ảnh h−ởng và trên
40% cho rằng ly hôn kìm hãm hiện đại hóa. (Viện Xã hội học và Trung tâm Nghiên
cứu Dân số Đại học Michigan - Nghiên cứu biến đổi gia đình, 2003-2004).
2.6. Kiểm soát và đầu t− của cha mẹ đối với con cái
Nếu nh− xu h−ớng của cơ cấu gia đình thu nhỏ về quy mô và hạt nhân hóa
phù hợp với xu h−ớng của hiện đại hóa, quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình hình
nh− ch−a theo kịp với xu h−ớng này. Tâm l ý sống chung với con khi tuổi già còn phổ
biến do những điều kiện về an sinh và các dịch vụ xã hội ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu
của ng−ời cao tuổi có xu h−ớng ngày càng tăng. Đa số ý kiến (70%) cho rằng bố mẹ
sống riêng tách khỏi con cái ít ảnh h−ởng hoặc kìm hãm hiện đại hóa. T−ơng tự, có
đến gần 50% số ng−ời trả lời cho rằng việc bố mẹ kiểm soát con cái đã lớn nhiều hơn
sẽ thúc đẩy hiện đại hóa. Nhận thức nh− vậy về những vấn đề này cho thấy sự cản
trở của những hành vi gia đình đối với quá trình hiện đại hóa. (Nguyễn Khánh Bích
Trâm, 2004).
Vấn đề đầu t− cho con cái cả về nguồn lực và thời gian là một trong những
nan giải đối với các bậc cha mẹ hiện nay, không chỉ ở nông thôn và ng−ời nghèo mà
cả đối với những ng−ời ở đô thị cũng nh− những ng−ời có nguồn lực kinh tế cho thấy
những thay đổi trong giá trị của con cái (Hoàng Đốp, 2004). Đầu t− cho học hành của
con chiếm một phần khá lớn trong chi tiêu của các hộ gia đình. Mặt khác, những
hiện t−ợng thanh niên sử dụng thuốc lắc, ma túy gần đây phần lớn rơi vào con của
những gia đình khá giả về kinh tế nh−ng bố mẹ không kiểm soát đ−ợc con cái do quá
bận bịu với công việc làm ăn, là những vấn đề bức xúc đặt ra đối với chức năng kiểm
soát, giáo dục của gia đình.
3. Kết luận
Phân tích từ quan điểm hệ thống gợi ý rằng xã hội cũng nh− gia đình không
phải là một cấu trúc tĩnh mà biến đổi. Gia đình là một yếu tố của hệ thống xã hội và
vì vậy, gia đình cũng biến đổi d−ới tác động của biến đổi xã hội. Mặt khác, gia đình
cũng là một trong những tác nhân của của sự ổn định và biến đổi xã hội.
Sự biến đổi cơ cấu gia đình Việt Nam trong gần nửa thập kỷ qua cho thấy xu
h−ớng gia đình Việt Nam đang biến đổi theo xu h−ớng hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc
độ của sự biến đổi này diễn ra khác nhau ở từng thành phần của cơ cấu gia đình. Có
những yếu tố biến đổi phù hợp với quá trình hiện đại hóa nh− tuổi kết hôn, giảm
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội... 20
mức sinh. Trái lại, có những biến đổi đi ng−ợc với quá trình hiện đại hóa nh− việc
quay trở lại của các phong tục truyền thống.
Cơ cấu gia đình cũng trở nên đa dạng hơn về hình thức tổ chức, không chỉ có
gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Những thay đổi trong quan niệm về hôn
nhân, những điều kiện đặc thù của cấu trúc tuổi và giới tính trong dân số dẫn đến
khẳng định quyền sinh sản của phụ nữ và xuất hiện loại hình gia đình thiếu.
Mức độ mâu thuẫn giữa vợ và chồng trong đời sống gia đình cũng cho thấy
ảnh h−ởng khác nhau của các yếu tố nh− đặc điểm nguồn lực, mức độ tham gia thực
hiện của ng−ời vợ và ng−ời chồng trong công việc nội trợ, và những kỳ vọng về vai trò
giới. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ là việc cần
làm đồng thời để nâng cao quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình.
Trong xu h−ớng chung tiến đến bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời
sống, trong gia đình và ngoài xã hội, việc thực hiện lại tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể của mỗi gia đình để đảm bảo hạnh phúc trong hôn nhân là mục đích tối cao và
phù hợp với xu thế chung này. Có thể thấy rằng, việc thực hiện các chức năng kinh tế
và xã hội hóa đối với con cái là những lĩnh vực đặt ra nhiều vấn đề trong mâu thuẫn
giữa vợ và chồng. Việc thực hiện các vai trò gia đình giữa vợ và chồng mang tính chất
bổ sung, chia sẻ hơn là sự tách biệt nhằm giảm sự căng thẳng vai trò đối với cả ng−ời
vợ và ng−ời chồng. Trên hết, trong đời sống gia đình, nhu cầu tình cảm, sự th−ơng
yêu tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ giữa các thành viên phải trở thành mục tiêu
trong các hoạt động của gia đình và h−ớng tác động của các chính sách xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Barbiery Magali và Vũ Tuấn Huy: The impact of social-economic changes on some aspects of the
Family in Vietnam - a Case study in ThaiBinh province. National Political Publishing House. 1996.
2. Charles Hirchman và Vũ Mạnh Lợi: Gia đình và cơ cấu hộ gia đình - vài nét đại c−ơng từ cuộc khảo sát
xã hội học dân số gần đây. Tạp chí Xã hội học số 3/1994.
3. Đỗ Thái Đồng: Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học số
3/1990.
4. John Knodel, Rukmalie, Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy: Gender roles in the family: Change and stability
in Vietnam. Conference on “Asian Family Change” in Singarpor. 2004.
5. T−ơng Lai (chủ biên): Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã
hội. Hà Nội - 1996.
6. Vũ Khiêu: Gia đình Việt Nam trên con đ−ờng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tạp chí Xã hội học số
4/2000.
7. Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh: Việt Nam - Bạo lực trên cơ sở giới. Ngân hàng Thế
giới. 1999.
8. Vũ Tuấn Huy: Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh h−ởng. Nhà xuất bản Khoa học
xã hội. Hà Nội - 2003.
9. Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi, Hoàng Đốp, Nguyễn Hồng Quang, Nguyền Hồng Thái, Nguyễn Khánh
Bích Trâm: Xu h−ớng gia đình ngày nay - Một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại Hải D−ơng.
Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội - 2004.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học:www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so2_2006_vutuanhuy_9813.pdf