Những vấn đề cơ bản về tài chính

Tài liệu Những vấn đề cơ bản về tài chính: chương 1 những vấn đề cơ bản về tài chính 1.1/ Sự ra đời của tài chính Tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế lịch sử nhất định khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại và cũng có thể xem những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như tiền đề quyết định ra đời,tồn tại và phát triển của tài chính với một tư cách là một phạm trù kinh tế - xã hội. Vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, sự phân công lao đỗng xã hội bắt đầu phát triển chế độ tư hữu xuất hiện sản xuất và trao đổi hàng hoá và theo đó tiền tệ đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội . sản xuất hàng hoá là sản xuất ra để trao đổi mua bán trứ không phải để tiêu dùng. Trong nền kinh tế hàng hoá sự phát triển của sản xuất xã hội cũng đi từ đơn giản đến phức tạp . Trong nền kinh tế hàng hoá , việc trao đổi hàng hoá có thể tiến hành trực tiếp hàng đổi hàng hoặc thông qua trung gian là tiền tệ. Chủ nghĩa tư bản văn minh hơn chế độ phong ...

doc145 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những vấn đề cơ bản về tài chính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương 1 những vấn đề cơ bản về tài chính 1.1/ Sự ra đời của tài chính Tài chính ra đời và tồn tại trong điều kiện kinh tế lịch sử nhất định khi mà ở đó có những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại và cũng có thể xem những hiện tượng kinh tế xã hội khách quan đó như tiền đề quyết định ra đời,tồn tại và phát triển của tài chính với một tư cách là một phạm trù kinh tế - xã hội. Vào cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ, sự phân công lao đỗng xã hội bắt đầu phát triển chế độ tư hữu xuất hiện sản xuất và trao đổi hàng hoá và theo đó tiền tệ đã xuất hiện như một đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội . sản xuất hàng hoá là sản xuất ra để trao đổi mua bán trứ không phải để tiêu dùng. Trong nền kinh tế hàng hoá sự phát triển của sản xuất xã hội cũng đi từ đơn giản đến phức tạp . Trong nền kinh tế hàng hoá , việc trao đổi hàng hoá có thể tiến hành trực tiếp hàng đổi hàng hoặc thông qua trung gian là tiền tệ. Chủ nghĩa tư bản văn minh hơn chế độ phong kiến là nhờ đã phát triển mạnh kinh tế hàng hoá đưa nó lên mức kinh tế thị trường. Chính trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá với việc sử dụng tiền tệ đã nảy sinh ra phạm trù tài chính. Lịch sử loài người cũng đã cho biết rằng, khi chế độ tư hữu xuất hiện thì xã hội loài người cũng được phân chia thành các giai cấp và có su hướng đấu tranh giai cấp. trong điều kiện lịch sử đó, Nhà nước đã xuất hiện và tác động chủ quancho nhà nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hoá tiền tệ . Nhà nước đã nắm lấy việc đúc tiền, sau đó là việc in tiền và lưu thông đồng tiền. Để duy trì quyền lực của nhà nước cần phải có sự đóng góp của các công dân dưới hình thức thuế và trong điều kinh tế hàng hoá tiền tệ . Nhà nước đã sử dụng mạnh mẽ hình thức tiền tệ trong việc phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân như thuế bằng tiền,công trái để tạo lập ra quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động của mình , hình thành lĩnh vực tài chính Nhà nước. Sự vận động độc lập của tiền tệ trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ không chỉ là đạc trưng cho hoạt động của nhà nước mà là của tất cả các chủ thể trong xã hội , các tổ chức xã hội, các gia đình dân cư. Các quỹ tiền tệ chẳng những được hình thành và còn sử dụng cho những mục đích trực tiếp, sản xuất hoặc tiêu dùng, mà còn được hình thành như những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp. Nhà nước chẳng những tác động trực tiếp đến sự vận độnh độc lập của tiền tệ, trên phương diện ấn hành hiệu lực của đồng tiền mà còn tạo ra môi trường pháp lý cho sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trung gian và ngân sách nhà nước. Chính trong điều kiện đó , phạm chù tài chính nảy sinh và tồn tại , và người ta coi sản xuất hàng hoá . Tiền tệ và nhà nước là những tiền đề phát sinhvà phát triển của tài chính . Tuy nhiên trong tiến hànhlịch sử của xã hội loài người ta cũng thấy rõ rằng Nhà nước trong đất nước nhất định có lúc thì thúc đẩy thêm có lúc lại tác động kìm hãm sự phát triển của tìa chính thông qua cơ chế quản lý kinh tế nhưng sự phát triển khách quan của nền kinh tế thế giới cũng buộc nhà nước trong một nước nhất định đi theo hướng phát triển của sản xuất hàng hoá -tiền tệ và sử dụng mạnh mẽ hệ quả tất yếu của nó là tài chính . Vì thế có thể coi tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của tài chính là sản xuất hàng hoá và tiền tệ. Chính trong điều liện lịch sử của xã hội vào cuối phương thức sản xuất phong kiến , đặc biệt trong giai đoạnphát triển tư bản xã hội chủ nghĩa , sản xuất hàng hoá và tiền đề với sự phát triển tài chính và đến lượt mình, sự phá triển đó làm cho kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển ở một mức cao . Ngày nay trong thập niên cuối thế kỷ 20 , Việt nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tếthị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa , nhưng tiền đề tồn tại và phát triển của tài chính trong xã hội loài người cũng đang hiện có ở Việt Nam . Sản xuất kinh tế hàng hoá tiền tệ với kinh tế nhiều thành phần là vấn đề lâu dài. Nhà nước đang phát huy vai trò quản lý đối với sự phát triển kinh tế xã hội như đã được ghi trong các văn kiện của Đảng và Quốc hội. Vì thế tài chính với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan đang tồn tại và được sử dụng mạnh mẽ trong sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh. 1.2. khái niệm, bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.2.1 khái niệm về doanh nghiệp Từ trước đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp nhất là khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường : Có nhiều quan điểm cho rằng : Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh thành lập vứi mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Quan điểm khác cho rằng: Doanh nghiệp là một cộng đồng người được liên kết với nhau tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm mục đích chung hưởng những thành quả so việc sử dụng những tài nguyên hiện có của doanh nghiệp. Cả hai quan điểm được thể hiện trên phương diện kinh tế còn dưới góc độ pháp luật : Doanh nghiệp được hiểu là một đơn vị kinh doanh do có cá nhân hoặc một tổ chức có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định hiện hành của pháp luật quy định , được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thể hiện các hoạt động kinh doanh . Trong đó kinh doanh được hiểu là việc thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời . Luật doanh nghiệp Quốc hội thông qua ngày 21 - 12 - 1990 cho rằng : Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện một hoặc một số , hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời. 1.2.2 Khái niệm Tài chính Doanh Nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trong của hệ thống tài chính. Phạm trù tài chính doanh nghiệp trên cảm nhận trực quan bề ngoài được quan niệm tương đồng với các quỹ tiền tệ và các loại vốn kinh doanh. Xong các quỹ tiền tệ là kết quả của dịch chuyển của các nguồn tài chính thành các quỹ tiền tệ và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường sự vận động và chuyển hoá qua lại giữa các nguồn tài chính, nơi hình thành nên sức mua tài chính như lãi suất tín dụng, thị giá cổ phiếu, cổ tức, giá cả tiền tệ và các hình thức phân chia lợi nhuận khác trong lĩnh vực góp vốn, liên doanh, đầu tư. Quá trình vận động và chuyển hoá các nguồn tài chính nêu trên là chính là kết quả của việc thực hiện hàng loạt các quan hệ tài chính doanh nghiệp. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, thị trường vốn càng trở lên sôi động thì các quan hệ tài chính doanh nghiệp càng trở nên phong phú và đa dạng thêm. - Xét phạm vi hoạt động, các quan hệ tài chính doanh nghiệp có thể xẩy ra các phạm vi sau: + Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước : Đó là quan hệ về cấp phát vốn với các doanh nghiệp nhà nước, các khoản thuế, lệ phí phải nộp với các loại hình doanh nghiệp, các quan hệ này được giới hạn trong khuân khổ luật định. + Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với thị trường : Quan hệ này bao gồm: Thị trường hành hoá, thị trường sức lao động, thị trường tài chính ... đây là những quan hệ mua bán trao đổi các yếu tố phục vụ cho quá trình sản suất kinh doanhvà tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, khác với thời kì bao cấp, trong nền kinh tế thị trường loại hình quan hệ này được phất triển hết sức mạnh (đặc biệt là quan hệ cung ứng, giao lưu vốn...). + Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Đó là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu, thành phần vốn kinh doanh phân thu nhập giữ các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với công nhân viên chức trong doanh nghiệp đó ... - Nếu xét về nội dung kinh tế, các quan hệ về tài chính doanh nghiệp có thể được chia theo 3 nhóm sau: + Nhóm các quan hệ tài chính nhằm mục đích khai thác, thu hút vốn. Đó là các quan hệ về vay vốn hùn vốn, phát hành cổ phiếu và trá phiếu ...nhằm thu hút tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp. + Nhóm các quan hệ tài chính về đầu tư, sử dụng vốn kih doanh, phần lớn quá trình này được diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là việc phân phối để hình thành cơ cấu vốn kinh doanhthích hợpvà sử dụng quản lý nhỏ : Vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính ... nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể góp vốn liên doanh mua trái phiếu, của công ty khá, đây cũng là một hình thức đầu tư quan trọng mà các doanh nghiệp thường áp dùng nhằm mục đích kiếm lợi nhuân và đảm bảo an toàn vốn, đề phòng rủi ro bất trắc. + Nhóm các quan hệ tài chính về phân phối thu nhập và lợi nhuận: Nhóm quan hệ này có liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng phân phối như: Liên quan đến nhà trong việc nộp thuế, kiên quan đến ngân hàng trong việc thanh toán lãi suất tín dụng, liên quan đến cổ đông, các thành viên góp vốn trong việc thanh toán cổ tức, lãi liên doanh, liên quan đến nội bộ doanh nghiệp khi bù đắp, trong các chi phí đầu vào, phân phối các quỹ danh nghiệp... Các quan hệ tài chính diến ra trên các phạm vi khác nhau , chứa đựng các nội dung kinh tế khác nhau, song tất cả các mối quan hệ đó đều có những điểm chung giống nhau là: . Phản ánh luồng dịch chuyển giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nẩy sinh và gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. . Sự vận động và chuyển hoá của các nguồn tài lực trong kinh doanh không phải là hỗn loạn mà được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ, cac loại vốn kinh doanh nhất là trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Động lực của sự vận động, chuyển hoá các nguồn tài lực là nhằm mục tiêu doanh lợi trong phạm vi cho phép của luật định. 1.2.2.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp: -Tài chính doanh nghiệp nó chính là tài chính của các pháp nhân kinh tế tức là các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ. -Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính kinh tế quốc dân và tài chính tồn tại và phát triển dựa trên hai tiên đề: + Sự tồn tại của nhà nước . + Sự tồn tại của nền sản xuất và tiền tệ Nó phát sinh các mối quan hệ kinh tế có thể biểu hiện được bằng tiền - Việc giải quyết các quan hệ kinh tế tức là chúng ta đã thực hiện các hoạt động tài chính -Với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được tính toán, đánh giá thông qua hình thái giá trị là dùng thước do tiền tệ -Hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng giao thông cũng giống như các doanh nghiệp khác là dùng tiền để mua sắm các yếu tố đầu vào. Vòng tuần hoàn vốn cũng phải trải qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn I: (chuẩn bị sản xuất): Dùng tiền để mua các yếu tố đầu vào T-H nhưng hàng hoá ở đây là các yếu tố đầu vào là vật tư thiết bị. + Giai đoạn II: (giai đoạn sản xuất): Từ hàng Sản phẩm dở dang Sản phẩm hoàn thành chờ bàn giao thanh toán. + Giai đoạn III: Những hình thái sảm phẩm tiêu thụ biến thành tiền tệ T’>T đảm bảo tái sản xuất . Vì vậy các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp giao thông nói riêng không thể tồn tại một cách độc lập mà phải có sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau cùng phát triển. -Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhaudẫn đến giảm được giá bán sản phẩm . Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm cách giảm các chi phí và trong các yếu tố là sử dụng đồng vốn có hiệu quả, điều đó giúp các doanh nghiệp có khả năng bảo toàn và phát triển vốn. 1.2.3 Bản chất của tài chính : Trên bề mặt của hiện tượng xã hội, tài chính được cảm nhận như những nguồn lực tài chính, những quỹ tiền tệ khác nhau, đại diện cho nhưng sức mua nhất địnhở các chủ thể trong xã hội . Hơn thế nữa nói đến tài chính người ta không chỉ thấy tiền ở trạng thái tĩnh mà thấy những lượng tiền nhất định đang vận động để tạo nên những thế năng về sức mua, hay chuyển thế năng đó thành hiên thực. Có thể thấy rõ những biểu hiện bề ngoài của tài chính liên quan đến dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nhà nước. Doanh nghiệp nộp thuế cho nhà nước, dân cư mua cổ phiếu, trái phiếu tín phiếu của các doanh nghiệp của ngân hàng, của kho bạc nhà nước, người làm công và các doanh nghiệp nộp tiền vào quỹ Bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm rủi ro (nộp phí bảo hiểm). Nhà nước cấp phát từ ngân sách của mình cho việc xây dựng giao thông, tài trợ các trường học, bệnh viện, tài trợ cho việc nghiên cứu khoa học , các doanh nghiệp sử dụng vốn để mua sắm vật tư , thiết bị kinh doanh, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền, các công ty bảo hiểm đền bù thiệt hại cho dân cư khi mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn ( từ quỹ bảo hiểm xã hội), hay khi bị tai nạn rủi ro ( từ quỹ bảo hiểm rủi ro ). Những hiện tượng trên, có thể thấy tiền tệ xuất hiện trước hết vời thước đo giá trị mà trước hết ở chức năng phương tiện thanh toán chi trả và phương tiện cất trữ tiền tệ xuất hiện đại diện cho một giá trị đặc cho một thế năng có sức mua nhất định. Như vậy trong các hiện tượng gọi là tài chính có thể thấy sự xuất hiện của những nguồn lực ( ngòn tài chính). Trong xã hội có sản xuất hàng hoá, các chủ thể trong xã hội luôn luôn gặp những vấn đề sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực, tài lựchiện có trong tay mình một cách có hiệu quả cao. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi chủ thể trong xã hội khi nắm trong tay những nguồn tài lực nhất định là đã nắm trong tay một sưcs mua để có thể nắm được những nguồn vật lực hay sử dụng được những nguồn lực nhất định để sử dungj cho mục đích tích luỹ hay tiêu dùng. Với sự phân tích trên có thể xác định bản chất tài chính qua các khía cạnh sau: -Sự vận động tương đối cuả các nguồn tài chính để trực tiếp ( hay thông qua thị trường) tạo lập hoạc sử dụng các quỹ tiền tệ như mặt trực quan của tài chính . -Đằng sau những hiện tượng bề mặt đó là các quan hệ kinh tế trong phân phối của cải vật chất xã hội duươí hình thức phân phối các nguồn tài chính. -Việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ là phương thức phân phối đặc thù, giúp phân biệt phân phối tài chính với các phạm trù phân phối khácnhư giá cả, tiền lương... Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện mục đích của nguồn tài chính. Đây là tiêu thức chính của các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định nguồn lực tài chính được dùng cho một mục đích nhất định. Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên tức là chúng luôn luôn được tạo lập ( hoặc được bổ sung )và được sử dụng. Là một dạng khác của sự vận động đó và nhằm mục đích cụ thể nào đó, các quỹ lớn được chia thành các quỹ nhỏ hoặc các quỹ nhỏ được khuyếch trương nhờ tập chung các quỹ nhỏ tương ứng . -Từ đó có thể xác định nội dung kinh tế của phạm trù tài chính như sau: Tài chính được bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình sử dụng hay tạo lập các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế xã hội. Tài chính phản ánh tổng thể các mối quan hệ trong phân phối nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm mục đích đáp ứng tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Sự khác nhau giữa tài chính và tiền tệ là: Tài chính không phải là tiền tệ với chức năng và bản chất như vậy mà là phương vận động độc lập tuương đối của tiền tệ với chức năng và phương tiện cất trữ của nó, mà tính đặc trưng của nó trong lĩnh vực phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau cho mục đích tích luỹ và tiêu dùng khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tài chính chịu sự chi phối của các quy luật thị trường và có liên hệ chặt chẽ với thị trương tài chính. -Tài chính là những quan hệ kinh tế mà trên cơ sở nhưng quan hệ kinh tế này thì những quỹ tiền tệ ddược hình thành và sử dụng. Tài chính là sự vận động của giá trị gắn liền với sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Hiện nay người ta chia quan hệ kinh tế thành 4 nhóm : + Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân sách nhà nước ( doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp khác). nếu là doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước cung cấp vốn ban đầu cho doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và sử dụng số vốn được giao đồng thời doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp vào ngân sách cac khoản thu theo luật định, mối quan hệ này mang tính chất hai chiều. Đối với các doanh nghiệp khác: Các doanh nghiệp này không được nhà nước cấp vốn nên các doanh nghiệp phải tụe xoay vốn để hoạt động nhưng vẫn phải có trách nhiệm với nhà nước. đây là mối quan hệ một chiều. + Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với hệ thống tín dụng ngân hàng . Nó được thể hiện rõ trong mối quan hệ vay vốn và trả vốn (cả gốc và lãi) giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng ngân hàng. + Mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp mối thị trường: Doanh nghiệp là người mua: Mối quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp trả tiền các vật liệu, máy móc, mua sức lao động.. Khi doanh nghiệp là người bán: Nó thể hiện khi doanh nghiệp bàn giao tiêu thụ sản phẩm và nhận tiền về, ở đây doanh nghiệp đóng vai trò là người tạo lập quỹ tiền tệ. + Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ doanh nghiệp, nó thể hiện ở: Lương và các quỹ phúc lợi... 1.2.4 Chức năng của tài chính doanh nghiệp Bản chất của tài chính doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các quan hệ tài chính trong quá trình tái sản xuất và biểu hiện ngay trong các chức năng vốn có của chúng. Tài chính doanh nghiệp có hai chức năng: - Phân phối dưới hình thức giá trị của cải xã hội. - Giám đốc bằng đồng tiền mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.4.1 Chức năng phân phối : Chức năng phân phối là chức năng vốn có khách quan của tài chính doanh nghiệp nó thể hiện công dụng và khả năng của tài chính trong việc phân phối dưới hình thức giá trị của cải xã hội trên các khâu của quá trình tái sản xuất và cần làm rõ 2 vấn đề sau: - Tại sao chức năng phân phối lại được coi là chức năng vốn có của phạm trù tài chính ? - Quan niệm về đối tượng phân phối và phân phối . Trong nền sản xuất hàng hoá, sự xuất hiện của phạm trù tài chính doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu. Để tiến hành sản xuất kinh doanh cần phải có một lượng vốn ban đầu nhất định. Lượng vốn này được phân chia thành những lượng vốn nhỏ hơn ( vốn cố định, vốn lưu động...) tương ứng với các quá trình sản xuất kinh doanh. Khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, thu nhập tiền tệ sẽ được trang trải các chi phí ban đầu đã bỏ ra và tiếp tục cho chu kỳ mới ... Như vậy, phân phối đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Tính vì vậy chức năng phân phối có thể coi là thuộc tính khách quan của phạm trù tái chính doanh nghiệp. Cũng từ đó ta thấy, chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp được quan niệm cả về phương thức phân phối và đối tượng phân phối. Tài chính ở doanh nghiệp có thể diễn ra trong từng khâu của quá trình tái sản xuất, trong sản xuất, trong trao đổi và cũng có thể diễn ra trong một phạm vi cùng một hình thức sở hữu hoặc nhiều hình thức sở hữu. Mặt khác, đối tượng phân phối của tài chính doanh nghiệp diễn ra ở nhiềukhâu trên phạm vi toàn xã hội. Thể hiện ở các nguồn vốn dùng trong sản xuất kinh doanh đã được đa dạng hoá. Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp được biểu hiện trước ở việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp. Thu nhập của doanh nghiệp trước hết được phân phối để bù đắp các yếu tố vật chất bị tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí vật tư, nhiên liệu, khấu hao máy móc thiết bị, trả công lao động, chi phí marketing, trả lãi vay....phần còn lại của thu nhập sau khu bù đắp này lại tiếp tục được phân phối : một phần nộp cho nhà nước ( thuế thu nhập doanh nghiệp )phần còn lại trích lập các quỹ của doanh nghiệp và chia lợi tức cổ phần. Chức năng tài chính doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở phân phối “ thu nhập và lợi nhuận” mà nó còn hiện diện ở tất cả các khâu của quá trình tuần hoàn vốn kinh doanh. Như điều chỉnh từ vốn ccố định sang vốn lưu động, thu hút các nguồn tài trợ tử bên ngoài doanh nghiệp. Như vậy, nhờ chức chức năng phân phối mà các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được tạo lập và linh hoạt trong việc huy động và sủ dụng vốn để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn 1.2.4.2 Chức năng giám đốc: Chức năng giám đốc cũng là một thuộc tính vốn có khách quan của phạm trù tài chính doanh nghiệp. Nó biểu hiện trong việc giám sát tạo lập và sử dụng các quỹ, mục đích sử dụng và tính hiệu quả trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Tính khách quan của chức năng giám đốc xuất phát từ mục đích doanh nghiệp là nhằm bỏ vốn kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận càng cao càng tốt và vì vậy phải giám sát quá trình chi tiêu, quá trình đầu tư sao cho có hiệu quả tốt nhất. Chức năng giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính. Bởi các chỉ tiêu tài chính phản ánh trung thực và toàn diện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đánh giá được thực trạng về năng lực tài chính của doanh nghiệp tại các kỳ nhất định, giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp tăng cường quản lý, điều chỉnh hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Biểu hiện tập chung nhất của chức năng giám đốc tài chính là giám đốc quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Quá trình phân phối sẽ tạo ra hàng loạt các quỹ tiền tệcủa doanh nghiệp, nhưng các quỹ này phải được hình thành từ các nguồn tài chính hợp lý và sử dụng phải có hiệu quả do vậy đây chính là công việc của chức năng giám sát. Ví như: Vốn doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác và trong quá trình sản xuất kinh doanh nó thường xuyên biến động và được bổ sung như vốn vay, phát hành trái phiếu, cổ phần hoặc có thể điều chỉnh từ nguồn vốn cố định sang nguồn vốn lưu động trong nội bộ...Khả năng giám đốc tài chính cho phép người quản lý lựa chọn những quyết định tài chính đúng đắn trong việc hình thành và sử dụng các nguồn tài trợ và các quỹ của doanh nghiệp. Cho phép lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Chức năng giám đốc tài chính trong doanh nghiệp còn giúp cho các nhà quản lý ở các cấp có biện pháp làm lành mạnh hoá quan hệ tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hai chức năng tài chính doanh nghiệp là phân phối và giám đốc có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nhờ có phân phối mà tài chính phải có giám đốc và ngược lại nhờ có giám đốc thì phân phối mới đúng hướng và có hiệu quả và cũng nhò hai chức năng sẽ làm lạnh mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3. Vai trò và vị trí của tài chính doanh nghiệp: 1.3.1 Vai trò của tài chính doanh nghiệp : Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp phải tự lo nguồn lực tài chính của mình và phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình và phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính đã huy động. Vì vậy tài chính của doanh nghiệp có các Vai trò sau đây: - Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp . Để thực hiện mọi quá trình sản xuất kinh doanh trước hết mọi doanh nghiệp phải có một yếu tố tiên đề đó là vốn kinh doanh. Trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trước đây, vốn của doanh nghiệp nhà nước được nhà nước đầu tư gần như toàn bộ vì lí do này vai trò của khai thác thu hút vốn khoong được đặt ra như một nhu cầu cấp bách có tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc thu hút, khai thác đảm bảo vốn cho kinh doanh đối với doanh nghiệp trở lên hết sút thụ động. Cơ chế phân bổ bao cấp vốn của nhà nước chỉ được thu hẹp trên 2 kênhlà ngân sách và ngan hàng nhà nước. Điều này đã thủ tiêu tính chủ động của doanh nghiệp mặt khác lại tạo ra sự cân đối giả tạo về cung cầu trong nền kinh tế. Đây là lý do chủ yếu giải thích tại sao trong thời kỳ bao cấp lại vắng mặt thị trường vốn. Chuyển sang nền kinh tế thị trường đa thành phần các doanh nghiệp chỉ còn là một bộ phận cùng song song tồn tại trong cạnh tranh cho việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới nhằm thu được lợi nhuận cao, đã trở thành động lực và là một đòi hỏi bức bách đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. -Tài chính doanh nghiệp có vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Vai trò kích thích hoặc điều tiết của tái chính doanh nghiệp được thể hiện đậm nét nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đồng thời cũng phải xác định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, bán hàng hoá, dich vụ. Bằng việc xây dựng giá mua, giá bán hợp lý sẽ có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, vốn được quay vòng nhanh, khả năng sinh lời lớn. Khả năng kích thích sản xuất và điều tiết sản xuất kinh doanh của tài chính doanh nghiệp cũng có thể phát huy tác dụngngay trong quá trình điều hành sản xuất thông qua các hoạt động phân phối thu nhập giữa các hội viên góp vốn kinh doanh, phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng thực hiện các hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá hoặc thanh toán với bạn hàng. - Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tits kiệm và có hiệu quả. Việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các quy luật kinh tế đã đặt ra trước mắt của mỗi doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe. Sản xuất với , phải bán những sản phẩm mà thị trường cần và chấp nhận chứ không được bán cái mình có, để đáp ứng nhu cầu này người quản lý doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả. - Tài chính doanh nghiệp là công cụ hiệu quả để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải phản ánh thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu như: hệ số nợ, hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu thành phần vốn. Thông qua tất cả những thứ đó có thể biết được tình trạng tốt hay xấu của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác hoạch toán kế toán, xây dựng các chỉ tiêu thích hợp, duy trì nề nếp chế độ phân tích tài chính của doanh nghiệp. 1.3.2 Vị trí của tài chính doanh nghiệp : - Nếu xét trên phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh thì tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng nhất để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài chính có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trinh sản xuất, vì vậy nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy quả trình sản xuất phát triển. - Nếu xết trên một góc độ hệ thồng tài chính của nền kinh tế quốc dân thì tài chính doanh nghiệp được coi là một bộ phận của hệ thồng tài chính. Nó có tính cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước.Thông qua mạng lưới tài chính doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện các chức năng quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế bằng hệ thông pháp luật. 1.4. Nội dung tổ chức tài chính doanh nghiệp : Tổ chức cônt tác tài chính trong doanh nghiệp chính là xây dựng nội dung của công tác tài chính, hình thức và phương pháp thực hiện. Đâylà vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp gồm những nội dung sau : 1.4.1 Tham gia thẩm định, dưới góc độ phân tích kinh tế và tài chính những dự án về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển người quản ký cần phải vạch ra những định hướng trước mắt và lâu dài cho sự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những định hướng chủ yếu la: - Quy mô và tốc độ phát triển của doanh nghiệp. - Phương hướng quy mô của doanh nghiệp. - Vấn đề quảng cáo tiếp thị. - Vấn đề trang thiết bị kỹ thuật... 1.4.2 Xây dựng những luận cứ để giám đốc hoặc hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định về tài chính. - Thực chất của các quyết định tài chính là hệ thống các biên pháp tài chính nhằm để thực hiện phương hướng và mục tiêu đã định . Những quyết định về tài chính thường là: - Các quyết định về tài trợ cho phương án kinh doanh ngắn hạn - Các quyết định về tài trợ cho đầu tư dài hạn - Các quyết định về điều chỉnh quy mô, kết cấu của doanh nghiệp - Các quyết định về phân phối lợi nhuận, tạolập và sử dụng các quỹ của Việc xác định những kuận cứ chính xác cho các quy định tài chính được coi là một nhiệm vụ then chốt để giúp đỡ quản lý doanh nghiệp có được những quyết định tài chính đúng dắn thì bộ phận tc phải có đầy đủ các dữ kiện về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động tài chính doanh nghiệp. 1.4.3 xây dựng hệ thống kế hoạch tài chính và tổ chức các biện pháp thực hiện kế hoạch. Hệ thống kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp bao gồm kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp. -Kế hoạch ngắn hạn :(Hàng quý , năm )gồm việc xác định kế hoạch vốn và nguồn vốn lưu động , lợi nhuận và phân phối lợi nhuận , sử dụng các quỹ của doanh nghiệp , lập bảng tổng hợp và cân đối các nguồn ngân quỹ . -Kế hoạch dài hạn : Xác định chủ yếu các nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn , khả năng trả nợ và lợi nhuận dự kiến. Hệ thống kế hoạch tài chính của doanh nghiệp phản ánh một cách cụ thể các quyết định về tài chính của doanh nghiệp và đưa ra những phương án để thực hiện các quyết định đó . Việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm là khâu cơ bản của công tác kế hoạch hoá tài chính doanh nghiệp. 1.4.4 Phân tích , Kiểm tra và đánh giá kết quả tài chính. Qua từng thời kỳ phải tổ chức phân tích , kiểm tra và đánh giá kết quả tài chính của doanh nghiệp . Thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính như : Hệ thống thống thanh toán , Hệ số sinh lời ....cho phép những nhà quản lý doanh nghiệp thấy toàn cảnh bức tranh về tài chính của doanh nghiệp mình trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của doanh nghiệp và qua việc phân tích , kiểm tra , các nhà quản lý tìm thấy những biện pháp hữu hiệu để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng thông qua việc phan tích , kiểm tra , lãnh đạo doanh nghiệp có những căn cứ chính xácđể xây dựng các dự án về sản xuất kinh donh cũng như các quyết định tài chính . 1.5. Những nguyên tắc tổ chức hoạt động tài chính doanh nghiệp Để sử dụng tốt các công cụ tài chính , phat huy vai trò tích cực của chúng trong sản xuất kinh doanh , cần thiết phải tổ chức tài chính . Tổ chức tài chính là việc hoạch định chiến lược về sử dụng tài chính và hệ thống các biện pháp đẻe thực hiện chiến lược đó nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cuả doanh nghiệp trong thừi kỳ nhất định . Tổ chức tài chính doanh nghiệp phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây: Thứ nhất , Nguyên tắc tôn trọng pháp luật Trong nền kinh tế hàng hoá , mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều hướng đến lợi nhuận tối đa . Lợi nhuận tối đa , một mặt, là mmột động lực mạnh mẽ để thúc đẩy cạnh tranh tăng trưởng kinh tế . Mặt khác , để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp cố thể không từ bỏ bất kỳ một điiêù kiện gì , kể cả điều đó có hại đến lợi ích quốc gia, đến lợi ích của cả doanh nghiệp khác . Từ đó sẽ dẫn đến sự hỗn loạn trật tự xã hội và đó cũng chính là dấu hiệu của sự suy thái kinh tế. Vì vậy, song song với bàn tay vô hình của nền kinh tế thi trường , dứt khoát phải có “một bàn tay vô hình” của nhà nước để điều chỉnh nền kinh tế . Một nền kinh tế thi trường hoàn hảo cần thiết phải tồn tại cả hai cơ chế: Thị trường và sự quản lý của nhà nước , cũng ví như để có tiếng vỗ tay thì không thể thiếu một bàn tay. Những phân tích trên đây cho thấy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay không thể vắng mặt sự quản lý của nhà nước. Để quản lý thị trường nói chung, các doanh nghiệp nói riêng, nhà nước phải sử dụng các công cụ vĩ mô như luật pháp, các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả....Các cồn cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, một mặt tạo điều kiện kích mở rộng đầu tư, tạo môi trường kinh doanh, mặt khác tạo ra khuân khổ luật pháp kinh doanh rất chặt chẽ. Vì vậy, nguyên tắc hàng đầu của tổ chức tài chính doanh nghiệp là phải tôn trọng pháp luật. Người cán bộ tài chính cần phải hiểu luật để làm đúng pháp luật, đồng thời hiểu luật để hướng kinh doanh đầu tư vào những nơi được nhà nước khuyến khích ( như giảm thuế, có tài trợ tín dụng...). Đó chính là một hướng đi khôn ngoan của các nhà doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Thứ hai, tài chính tài chính doanh nghiệp phải tôn trọng nguyên tắc hoạch toán kinh doanh: Hoạch toán kinh doanh là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định tới sự sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế bao cấp cũ ở nước ta, vấn đề hoạch toán kinh tế đã được đề cập rất nhiều và được coi là một phương thức quản lý quan trọng. Tuy nhiên do khuân khổ chật hẹp, cứng nhắc của cơ chế bao cấp đẫ không tạo ra môi trường cũng như nhu cầu cấp bách để các dn, cứng nhắc của cơ chế bao cấp đẫ không tạo ra môi trường cũng như nhu cầu cấp bách để các doanh nghiệp thực hiện nguyên tắc này. Vì vậy, trên thực tế, hoạch toán kinh doanh ở thời kỳ bao cấp chỉ mang tính hình thức. Hoạch toán kinh doanh chỉ có thể được phát huy tác dụng trong môi trường đích thực của nó là nền sản xuất hàng hoá thực thụ, mà đỉnh cao của nó là cơ chế thị trường. Sở dĩ như vậy là do: Yêu cầu tối cao của nguyên tắc này ( lấy thu bù chi, có doanh lợi) đã hoàn toàn trùng hợp với mục tiêu của các doanh nghiệp là kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa. Do có sự thống nhất đó, nên trong nền kinh tế thị trường, hoạch toán kinh doanh không chỉ có điều kiện thực hiện, mà còn là một nhu cầu bát buộc các doanh nghiệp phải thực hiện, nếu như không muốn doanh nghiệp của mình bị phá sản. Để thực hiện được nhu cầu lấy thu bù chi, có doanh lợi của nguyên tắc hoạch toán kinh doanh, việc tổ chức công tác tài chính và doanh nghiệp phải hướng vào hàng loạt các biện pháp như: chủ động tận dụng khai thác các nguồn vốn; bảo toàn và phát huy hiệu quả đồng vốn; việc đầu tư vốn phải bám sát những yêu cầu của thị trường....tất cả các biện pháp trên đây đều nhằm thực hiện một mục đích là kinh doanh phải có hiệu quả. Đó là mục tiêu số một bao trùm và chi phối toàn bộ hoạt động tài chính của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ba là, công tác tổ chức tài chính phải luôn luôn giữ chữ tín: Giữ chữ tín không phải là một tiêu chuẩn đạo đức trong đời thường, mà còn là một nguyên tắc nghiêm ngặt trong kinh doanh nói chung, trong tổ chức tài chính doanh nghiệp nói chung. Trong các hợp đồng kinh tế, các quan hệ tài chính, nếu vì một lời hứa nà chúng ta bị thô lỗ thì tốt nhất là chúng ta chịu mất tiền, còn hơn là mất danh dự, mất uy tín để làm ăn. Trong thực tế kinh doanh đã cho thấy: kể làm mất chữ tín, chỉ tham lợi trước mắt sẽ bị bạn hàng xa lánh. Đó là một nguy cơ dẫn đến phá sản. Trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp, để giữ gìn chữ tín, cần nghiên túc tôn trọng kỷ luật thanh toán, các điều khoản trong hợp đồng kinh tế, các cam kết trong liên doanh, góp vốn, hùn vốn, đầu tư và phân chia lợi nhuận. Trong kinh doanh, đi đôi với việc giữ gìn chữ tín cũng phần phải tỉnh táo, đề phòng sự bội tín của đối phương để đảm bảo an toàn về vốn kinh doanh. Bốn là, công tác tổ chức tài chính cần phải giữ nguyên tắc an toàn, phòng ngừa những rủi ro bất trắc: Đảm bảo an toàn, đề phòng rủi ro bất trắc cũng được coi là một trong những nguyên tắc kinh doanh nói chung, trong tổ chức tài chính doanh nghiệp nói riêng. Đảm bảo an toàn là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nguyên tắc an toàn cần được quán triệt trong mọi khâu của nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp: an toàn trong việc chon nguồn vốn, an toàn trong việc góp vốn đầu tư liên doanh, an toàn trong sử dụng vốn....Để đảm bảo được an toàn, trước khi ra một quyết đinh tài chính, cần cân nhắc, xem xét trên nhiều phương án, nhiều góc độ khác nhau. Có thể chấp nhận một phương án đầu tư mang lại mức lợi nhuận vừa phải còn hơn là một phương án có lợi nhuận cao nhưng lại phưu lưu, mạo hiểm. Ngoài biện pháp lựa chọn các phương án, để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, cần thiết phải tạo lập các quỹ dự phòng ( quỹ dự trữ tài chính ) hoặc mua bảo hiểm. Trong việc thành lập công ty, hình thức phát hành cổ phiếu cũng là một biện pháp vừa để tập chung vốn, vùi để san sẻ tủi ro cho nhiều cổ đông, nhằm làm tăng độ an toàn cho vốn kinh doanh . Trên đây là những nguyên tắc hết sức cơ bản cần được quán triệt trong công tác tổ chức tài chính doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công cụ tài chính doanh nghiệp, điều cần thiết tiếp theo là phải ỳim hiểu những nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp. chương 2 Những vấn đề chung về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp xây dựng giao thông 2.2/ý nghĩa, mục đích của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn liền với việc tổ chức, huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hoạt động tài chính có quan hệ trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu sau: - Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như ngân hàng, các dơn vị khác... Mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng, mặt chất và thời gian. - Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc này đòi hỏi phải tối thiểu hoá được việc sử dụng các nguồn vốn, nhưng vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường và mang lại hiệu quả cao. - Hoạt động tài chính phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụđóng góp, kỷ luật thanh toán với các đơn vị và tổ chức có liên quan. 2.1.1 ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đoói chiếu so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản , vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu với những người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó.. 2.1.2 Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Mục đích chính của việc phân tích hoạt động tài chính là giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vì vậy phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như ban giám đốc ( hội đồng quản trị ), các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng chính, các nhà cho vay tín dụng, các nhà bảo hiểm, các đại lý...kể cả các cơ quan chính phủ và người lao động. Mỗi một nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một công ty. Mặc dù mục đích của họ khác nhau nhưng thường liên quan với nhau, do vậy họ thường sử dụng các công cụ và kỹ thuật cơ bản để phân tích hoạt động tài chính. Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm dến nhiều mục tiêu khác như công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được các mục tiêu nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản là kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp sẽ bị lỗ liên tục rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, mếu doanh nghiệp không có khẳ năng thanh toán nợ đến hạn cũng buộc phải ngừng hoạt động và đống cửa. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, hướng quan tâm chủ yếu của họ hường chủ yếu vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh: Từ đó, so sánh với số nợ gắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu: bởi vì số vốn của chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Đối với các nhà cung cấp vật tư hàng hoá địch vụ....họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, nhóm người này cũng như chủ ngân hàng, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và thời gian sắp tới. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn ....Vì vậy, họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động về kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. Bên cạnh các chủ doanh nghiệp (chủ sở hưu ) các nhà quản lý, đầu tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp còn còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động....Những người này có cos nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các nhà ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp... Bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. Như vậy có thể nói mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp người ra quyết định lựa chọnphương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng, itềm năng của doanh nghiệp 2.2. Các bước tiến hành phân tích tình hình tài chính 2.2.1 Thu thập thông tin: Phân tích tình hình tài chính cần sử dụng mọi nguồn thông tin có khẳ năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phân tích để phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả nghững thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài. Trong đó chủ yếu là các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nguồn thông tin quản lý tài chính quan trọng bao gồm các thông tin sau: - Thông tin tài chính lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng giap thông, kết quả phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp xây dựng giao thông nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người sử dụng. Đối với các nhà doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp xây dựng giao thông, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm tới nhiều mục tiêu khác. Từ các thông tin tài chính cần thiết do báo cáo phân tích hoạt động tài chính cung cấp, sẽ giúp cho người lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng giao thông có được quyết định tài chính đúng đắn, kịp thời để có thể thực hiện được các mục tiêu trên. - Thông tin tài chính với việc quyết định tài trợ tài chính của các tổ chức tài trợ cho doanh nghiệp xây dựng giao thông: Đối với các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, hướng quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền. Từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bên cạnh đó các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụn còn chú ý tới số lượng vốn chủ sở hữu, bởi vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó có thể được thanh toán ngay khi đến hạn. Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp xây dựng giao thông hướng quan tâm của hướng vào các yếu tố chủ yếu như: sự rủi ro, thời gian hoàn vốn ....Vì vậy họ cần những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời các nhà đầu tư cungc rất quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà cung cấp vật tư hàng hoá....họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không? nhóm người này cũng như chủ ngân hàng, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của khách hàng (doanh nghiệp xây dựng giao thông ) hiện tại và thời gian sắp tới. Bên cạnh các chủ doanh nghiệp ( chủ sở hưu ), các nhà quản lý, đầu tư, các chủ ngân hàng, các nhà cung cấp còn còn có nhiều nhóm người khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính thuế, thống kê, chủ quản của doanh nghiệp xây dựng giao thông, các nhà phân tích tài chính, những người lao động....Những người này có coa nhu cầu thông tin về cơ bản giống như các nhà ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp... Bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. 2.2.2 Sử lý thông tin Phân tích tình hình tài chính là quá trình sử lý thông tin đã thu thập được trong giai đoạn người sử lý thông tin ở các góc độ nghiên cứu ứng dụng khác nhau sẽ có phương pháp sử lý thông tin khác là quá trình sắp xếp các thông tin theo các mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã thu được phục vụ cho quá trịnh dự đoán và quyết định 2.2.3 Dự đoán và quyết định Thu thập và sử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để sử dụng thông tin, dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định về tài chính liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Đối với cho vay là đầu tư vào doanh nghiệp thì là các quyết định về tài chính đầu tư. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là phát triển, tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận hay tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Đối với ngườ cho vay và đầu tư thì đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lý doanh nghiệp. 2.3. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính Phương pháp phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp là sự nghiên cứu một cách tổng hợp và toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình diễn biến và kết quả của chúng nhằm đánh giá đúng đắn và khách quan kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khái quát chung các hiện tượng và quá trình kinh tế không những cần thiết phải phân tích về mặt chất lượng mà còn phải phân tích chính xác về mặt số lượng, do đó phương pháp phân tích có thể chia làm hai loại: - Các phương pháp phân tích định tính ( phân tích về mặt chất lượng ) nhằm xác định mối quan hệ bản chất, tính quy luật, xu hướng phát triển của hiện tượng quá trình kinh tế - Các phương pháp phân tích định lượng ( phân tích về mặt lượng ) nhằm xác định liên hệ về mặt số lượng và ghi chép về mặt toán học các hiện tượng và quá trình kinh tế 2.3.1 Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các phân tích kinh tế để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. - So sánh chỉ tiêu thực tế ( thực hiện ) với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hay định mức, đây là phương pháp quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra. - So sánh chỉ tiêu thực tế của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc doanh nghiệp cạnh tranh - So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm, cho thấy xự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo caca điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu nhưng thống nhất về nội dung, phương pháp thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh. - Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng - Khi so sánh các chỉ tiêu các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thông nhất về nội dung và cơ cấu các chỉ tiêu. - Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính các chỉ tiêu này băng đơn vị tính đổi nhất định. - Khi so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối thì phải so sánh bằng chỉ tiêu tương đối 2.3.2Phương pháp chi tiết 2.3.2.1Chi tiết theo thời gian: Chỉ tiêu theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh được chính xác. Tìm được hiểu quả trong công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ theo đian diểm quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo từng nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích có thể kựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu chi tiết khác nhau. 2.3.2.2 Chi tiết theo địa điểm: Khi phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ cần chi tiết theo các của phân xưởng, đội sản xuất, mục đích của việc chi tiết này là: - Đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ - Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh Khai thác các khẳ năng tiềm tàng và sử dụng vật tư, lao động tiền vốn. 2.3.2.3. Phương pháp loại trừ: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng đến từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích, gọi là phương pháp loại trừ vì để nghiên cứu ảnh hưởng một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác, phương pháp loại trừ gồm có hai phương pháp: thay thế liên hoàn và thay thế số chênh lệch trong đó phương pháp thay thế số chênh lệch được áp dụng nhiều hơn. Phương pháp thay thế chênh lệch được áp dụng trong trường hợp số lượng các nhân tố ảnh ít ( hai hoặc ba nhân tố ). Trình tự sắp xếp các nhân tố cũng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn đó là: Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn. a. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn cho phép xác định ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt đang nghiên cưú với điều kiện của nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ tích số với nhau đối với nhân tố mà ta đang nghiên cứu. Khi nghiên cứu các tích số phải để nhân tố số lượng số lượng đứng trước và nhân tố chất lượng đứng sau, các nhân tố có tính chất số lượng mạnh nhất thì đứng trước. Cách thực hiện: - Khi xem xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì ta cố định các nhân tố khác tức là xem chúng không thay đổi Nội dung phương pháp được thể hiện như sau: Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là số chênh lệch giữa kết quả vừa thay thế với kết quả liền trước đó. Tổng các trị số ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng số chêng lệch giữa thực tế báo cáo với kế hoạch và kỳ gốc của chỉ tiêu cần phân tích + Phương trình kinh tế: L = a.b.c....n. Trong đó a0, b0, c0 .....n0 ký hiệu là các nhân tố tính theo giá trị của kỳ phân tích, thường là số thực tế của thời kỳ phân tích hoặc là số thực tế của kỳ năm trước. a1, b1, c0 .....n0 ký hiệu là các nhân tố tính theo giá trị của kỳ phân tích, thường là số thực tế của thời kỳ phân tích hoặc là số thực tế của kỳ năm sau. + Phương trình cơ sở: L0 = a0.b0.c0 ......n0 ( L1 = a1.b1.c1 ......n1 ) phương trình giá trị hiện thực. Xác định tích số trung gian L1 = a1.b1.c1 ......n1 tích số của lần thay thế thứ nhất L1 = a2.b2.c2 ......n2 tích số của lần thay thế thứ hai ......................................................................................... Ln = an.bn.cn ......nn tích số của lần thay thế cuối cùng Xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố - Mức ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất. La = L1 - L0. - Mức ảnh hưởng của nhân tố thứ hai. Lb = L2 - L1. - Mức ảnh hưởng của nhân tố cuối cùng. Lb = Ln - Ln-1 Xác nhận tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố L = La + Lb + Lc + .......... Ln = L1 - L0 Khi thay đổi trình tự sắp xếp các nhân tố tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố không thay đổi nhưng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ có sự thay đổi Ưu nhược điểm của phương pháp liên hoàn: Ưu điểm: Phương pháp thay thế liên hoàn đơn giản, dễ tính toán, dễ hiểu so với phương pháp xác định nhân tố ảnh hưởng khác Phương pháp này xác định nhân tố ảnh hưởng tới từng đối tượng phân tích, chúng có mối quan hệ với chỉ tiêu có thể bằng, tổng, hiệu, tích, thương có khi bằng cả % xác định được Nhược điểm: Các mối quan hệ giữa các nhân tố phải được có mối liên hệ theo mô hình tích số. Trong thực tế các nhân tố có thể có những mối liên hệ khác theo các mo hình khác. Khi giả định các nhân tố không biến đổi, nhưng trong thực tế các nhân tố luôn biến đổi b. Phương pháp thay thế số chênh lệch Phương páhp thay thế số chênh lệch là một trường hợp đặc biệy của phương pháp liên hoàn, điều kiện vận dụng của phương pháp này giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác ở chỗ chỉ xác địmh mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số số chênh lệch về gia trị kỳ báo cáo so với kỳ gốc của nhân tố đó. Trình tự của phương pháp này là. Trường hợp có hai nhân tố ảnh hưởng Phương trình kinh tế : L = a.b - Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất: Được xác định bằng số số chênh lệch của nhân tố thứ nhất nhân với số kế hoạch của nhân tố thứ hai La = ( a1 - a0 ). b0 - Xác định mức ảnh hưởng của nhân tố thứ hai: Mức ảnh hưởng của nhân tố thứ hai bằng số số chênh lệch của nhân tố thứ hai nhân với số thực hiện hoặc số của kỳ phân tích của nhân tố thứ nhất Lb = ( b1 - b0 ). a1 - Tổng mức độ ảnh hưởng của nhân tố bằng mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất cộng với mức độ ảnh hưởng của nhân tố của nhân tố thứ hai L = La + Lb = L1 - L0 Trường hợp có ba nhân tố Phương trình kinh tế: L = a.b.c - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất: La = ( a1 - a0 ).b0.c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ hai: Lb = ( b1 - b0 ).a1.c0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ ba: Lc = ( c1 - c0 ).a1.b1 - Tổng mức độ mức độ ảnh hưởng của nhân tố : La = La + Lb + Lc 2.3.2.4. Phương pháp liên hệ: Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, giữa các mặt, các bộ phận....Để lượng hoá các mối quan hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu trong phân tích kinh doanh còn phổ biến cách nghiên cứu liên hệ phổ biến như: Liên hệ cân đối, liên hệ thuận nghịch, liên hệ tương quan. a. Liên hệ cân đối: Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện dưới hình thức phương trình kinh tế hoặc bảng cân đối kinh tế Nội dung chủ yếu của bảng cân đối kinh tế gồm hai hệ thống chỉ tiêu có quan hệ trực tiếp với nhau về mặt chỉ tiêu. Khi thay đổi một thành phần hệ thống chỉ tiêu đó sẽ dãn tới sự thay đổi của một hoặc một số thành phần khác nhưng sự thay đổi nhưng sự thay đổi đó vẫn đảm bảo sự cân bằng của bảng cân đôí kinh tế Khi phân tích thường dùng để kiểm tra việc ghi chép hoặc để tính toán các chỉ tiêu. Để tính mức độ ảnh hưởng của nhiều nhân tố một cách đồng thời đến một chỉ tiêu nào đó: Tổng = b. Liên hệ thuận nghịch Phương pháp này tính bằng số tương đối Ta có công thức c = Trong đó: C - Chỉ tiêu cá biệt mà ta đang nghiên cứu T - Chỉ tiêu trực tiếp hoặc chỉ tiêu thuận nghịch N - Chỉ tiêu ngược chiều Khi phân tích ta làm theo từng bước sau: -Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp (T) đến chỉ tiêu nghiên cứu (C ) CT = ( % ) -Mức độ ảnh hưởng của nhân tố trực tiếp (T) đến chỉ tiêu nghiên cứu (C ) CN = CT + CN = (%) Trong đó: N : Số số chênh lệch tương đối của chỉ tiêu T và N CT, CN, C : Mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu T, N và của 2 chỉ tiêu T, N đến chỉ tiêu cá biệt đang nghiên cứu c. Liên hệ tương quan Gồm các phần sau: * Phân tích tương quan nhằm xác định sự tồn tại và sử dụng của mối liên hệ giữa các đại lượng ngẫu nhiên cho phép đánh giá mức độ chặt chẽ giữa mối quan hệ đó. * Tài liệu sử dụng: Phân tích trên cơ sở quan sát một số lượng lớn các biểu hiện của các mối quan hệ giữa các đại lượng. Sau khi xác định dạng tương quan kiểm tra mức độ tương quan. * Trình tự tiến hành: Theo các bước sau: - Phân tích lý luận để giải thích sự tồn tại và bản chất của mối liên hệ - Thăm dò các mối quan hệ đó - Lập phương trình hồi quy: căn cứ vào số tiêu thức, số lần quan sát - Tính toán các tham số của phân tích 2.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Tình hình tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác ( quỹ xí nghiệp, vốn xây dựng cơ bản....). Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước. Việc thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoatj động tài chính xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nội dung của phân tích tình hình tài chính bao gồm: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính + Phân tích về quy mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ và khẳ năng huy động vốn của doanh nghiệp + Phân tích mức độ tự chủ về mặt tài chính + Phân tích khẳ năng thanh toán tài chính + Phân tích hiệu quả sản xếp kinh doanh + Phân tích độ tăng trưởng Phân tích chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp + Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh + Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản + Phân tích tình hình biến động và phân bổ nguồn vốn + Phân tích tình hình công nợ và khẳ năng thanh toán + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn + Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh + Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định, vốn cố định + Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động, vốn lưu động Việc phân tích phải được tiến hành từ khái quát đến phân tích chi tiết, như vậy mới giúp được cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để năng cao chất lượng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.5.Tài liệu để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ta dùng các tài liệu và chủ yếu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2.5.1 Khái niệm báo cáo: Báo cáo tài chính là báo cáo được lập trên phương pháp kế toán tổng hợp từ các sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc những thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của doanh nghiệp, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận xét được các thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định cho phù hợp. Các báo cáo tài chính chủ yếu dùng để phân tích hoạt động tài chính gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Bảng thuyết minh báo cáo tài chính + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2.5.1.1 Vai trò và tác dụng của báo cáo tài chính: * Vai trò - Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. - Cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết để phân tích đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp * Tác dụng Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Dựa vào các báo cáo tài chính để nhận biết và đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn công nợ, thu chi ngân sách ....để đưa ra các quyết định cần thiết, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của dn Đối với các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, chủ nợ ngân hàng, các đối tác kinh doanh ....dựa váo các báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh thực trạng kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để quyết định phương hướng và quy mô đầu tư, khả năng hợp tác, kinh doanh, cho vay hay thu hồi vốn Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nướcdựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp có đúng chính sách, chế độ và luật pháp không, tình hình hoạt toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và khách hàng 2.5.2 Nội dung bảng cân đối kế toán 2.5.2.1 Khái niệm và kết cấu bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định Kết cấu bảng được chia làm hai phần: tài sản và nguồn vốn được trình bầy dưới dạng một phía hoặc hai phía. Mỗi phần được bố trí các cột “ mã sô “ của các chỉ tiêu bảng cân đối kế toán, cột “ Số đầu năm “ và “ Số cuối kỳ “ để ghi giá trị từng tài sản, nguồn vốn tại các thời điểm đầu năm hoặc cuối kỳ báo cáo. Cả hai phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từng nội dung tài sản và nguồn vốn. Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo một trật tự logíc khoa học, phù hợp với nhu cầu quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp 2.5.2.2 Giải thích khái quát nội dung các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán * Phần nguồn vốn: Phần bên phải của bảng cân đối kế toán là nguồn vốn. Phần này phản ánh cơ cấu nguồn vốn được huy động và sản xuất kinh doanh. Toàn bộ nguồn vốn chia thành: - Nợ phải trả: gồm + Nợ ngắn hạn là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm + Nợ dài hạn là các khoản nợ dài hạn hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích cho vay. Tại mục “ nợ dài hạn và thuế mua tài sản cố định “ là tổng số tiền phải tră nợ trong thời gian thuê, phần trả rồi được trừ đi. + Nguồn vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các thành viên trong công ty cổ phần. Có ba nguồn tạo lên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( lãi chia phân phối ) và chênh lệch đánh giá lại tài sản + Vốn kinh doanh gồm vốn góp ( nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp ) và phần lãi chia phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh + Chênh lệch đánh giá lại tài sản ( chủ yếu là tài sản cố định ) khi nhà nước cho phép hoặc các thành viên quyết định + Các quỹ của doanh nghiệp hình thanh từ kết quả sản xuất kinh doanh: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp ( khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp páht không hoàn lại, giao cho doanh nghiệp chỉ tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội....) * Phần tài sản: Phần tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản của doanh nghiệp. Toàn bộ tài sản gồm hai loại: - Tài sản lưu động: Là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng thu hồi, luân chuyển thường là dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động bao gồm: + Vốn bằng tiền: Gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển, các mục này dùng một dơn vị tiền tệ thống nhất là “ đồng “ ngân hàng Việt nam. Tài sản “ tiền mặt “ bao gồm tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ, vàng bạc đá quý và suất quỹ. + Đầu tư ngắn hạn: Là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có giá trị hoặc vốn góp liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi kịp thời, trong một chu kỳ kinh doanh hoặc một thời hạn không thể quá một năm và các loại đầu tư khác không thể quá một năm + Các khoản thu gồm: - Phải thu từ khách hàng - Phải thu nội bộ - Thế chấp, ký quỹ, ký cược - Dự phòng phải thu khó đòi - Tạm ứng và chi phí trả trước - Vật tư hàng hoá tồn kho Ngoài ra tài sản lưu động còn bao gồm các khoản chi phí sự nghiệp dở dang hoặc đã kết thúc, nhưng đang trờ quyết toán. Chi phí sự nghiệp là nghững khoản chi của doanh nghiệp cho những công việc, những hoạt động được trang trải bằng nguồn kinh phí nhà nước, cấp trên cấp phát - Tài sản lưu động: Phản ánh ba giá trị của tài sản cố định đó là : Nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Tài sản cố định không những bao gồm toàn bộ tài sản cố định hiện có thuộc sở hữu doanh nghiệp, hình thành từ các nguồn vốn khác nhau mà còn bao gồm các tài sản cố định doanh nghiệp đi thuê dài hạn từ bên ngoài + Tài sản cố định đi thuê dài hạn: Tài sản được ghi vào loại nâng theo hợp đồng thuê, quyền sở hữu tài sản cố định được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng thuê hoặc bên đi thuê có thể mua tài sản cố định với giá thấp hơn giá trị tài sản cố định thuê tại một thời điẻm nào đó hoặc vào lúc kết thúc hợp đồng + Tài sản cố định vô hình là tài sản cố định không có hình thái vật chất, là những giá trị biểu hiện những quyền của doanh nghiệp như quyền đặc nhượng, quyền sử dụng, giá trị bằng phát minh sáng chế lợi thuế thương mại. Ngoài ra phần này cũng gồm những giá trị đã được đầu tư những chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí chuẩn bị sản xuất kinh doanh, chi phí nghiên cứu + Hao mòn luỹ kế tài sản cố định: Giá trị hao mòn luỹ kế của ba loại tài sản cố định kể trên được ghi ở khoản nào hình thái nào ( hiện vật hay tiền ) “ đầu tư chứng khoán dài hạn “ ( cố phiếu trái phiếu ) và đầu tư dài hạn khác. 2.5.3 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.5.3.1 Bản chất và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo coá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và các khoản phải nộp khác Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm hai phần chính Phần một: Báo cáo lãi, lỗ Phản ánh tình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này được tính bằng số liệu kỳ trước. Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo để so sánh và số luỹ kế từ đầu năm đến cuói kỳ báo cáo Phần hai: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sáh nhà nước Phản ánh tình hình thực hiện với ngân sách nhà nước về tình hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác Nguồn gốc số liệu để lập náo cáo Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước căn cứ vào số liệu kế toán trong kỳ và các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 2.5.3.2 nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu báo cáo kết quả kinh doanh Phần I: Lãi, lỗ a. Tổng doanh thu: Phản ánh tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế, số phát sinh có TK 511 và TK 512 b. Các khoản giảm trừ: Phản ánh tổng hợp các khoản giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ bao gồm: Bao gồm các khoản triết khấu, giảm giá hàng hoá, bị trả lại và thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu phải nộp tương ứng với số được xác định là doanh thu trong kỳ báo cáo - Triết khấu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp chỉ số triết khấu bán hàng và triết khấu đã trả cho khách theo số lượng hàng hoá thành phẩm, dịch vụ đã bán - Giá trị hàng hoá bị trả lại: Chi tiêu này phản ánh tổng số giá bán của hàng hoá bị trả lại trong kỳ báo cáo - Xuất khẩu phải nộp: Phản ánh tổng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp cho ngân sách nhà nước, theo số doanh thu phát sinh trong kỳ báo cáo 2.5.3.3 Doanh thu thuần: Phản ánh số doanh thu bán hàng hoá thành phẩm đă trừ thuế và các khoản giảm trừ 2.5.3.4 Giá vốn hàng bán: Phản ánh tổng giá trị mua của hàng hoá, giá trị thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo 2.5.3.5 Lợi tức gộp: Phản ánh số số chênh lệch giữa doanh thu thuần với vốn hàng hoá 2.5.3.6 Chi phí bán hàng Phản ánh tổng số chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng bán trong kỳ 2.5.3.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hoá thành phẩm dịch vụ đã bán trong kỳ 2.5.3.8 Lợi tức thuần hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu phản ánh kết quả tài chính trước thuế lợi tức của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo - Thu nhập hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính 2.5.3.9 Lợi tức hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh số số số chênh lệch giữa thu nhập với cho phí hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo - Các khoản thu nhập bất thường: Phản ánh các khoản thu nhập bất thường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo - Chi phí bất thường 2.5.3.10 Tổng lợi tức bất thường: Phản ánh số số chênh lệch giữa các khoản thu nhập bất thường với các khoản chi phí bất thường 2.5.3.11 Tổng lợi tức trước thuế: Phản ánh tổng số lợi tức trước khi trừ thuế lợi tức từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các khoản bất thường khác phát sinh trong kỳ báo cáo 2.5.3.12 Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phản ánh số thuế mà doanh nghiệp phải nộp tính trên lợi tức chịu thuế 2.5.3.13 Lợi tức sau thuế: Là phần giá trị còn lại của tổng số lợi tức thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế lợi tức Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Phần này gồm các chỉ tiêu, các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp mà doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp đến cuối kỳ báo cáo. Mục I: Thuế là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số tiền thuế phải nộp, còn phải nộp theo từng loại thuế sau: Thuế VAT Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế suất khẩu Thuế lợi tức Thuế tài nguyên Thuế nhà đất Tiền thuê đất Các loại thuế khác Mục II: Bảo hiểm kinh phí công đoàn Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số tiền phải nộp, đã nộp, còn phải nộp về các khoản khác theo quy định của nhà nước. 2.5.4 Thuyết minh báo cáo tài chính Bản thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu, một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác. Thuyết minh bổ sung báo cáo gồm các thông tin chính như nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp đặec biệt chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp và chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo kế toán ( tăng giảm tài sản cố định, tăng giảm đầu tư ngắn hạn, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước...) các chỉ tiêu này được phản ánh cả tình hình đầu kỳ, tăng giảm trong kỳ và tình hình cuối kỳ 2.5.5 báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính phản ánh các khoản thu và các khoản chi trong kỳ của doanh nghiệp theo từng hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nhằm trình bầy cho người sử dụng biết tiền tệ được sinh ra băngf cách nào và doanh nghiệp đã sử dụng chúng như thế nào trong kỳ báo cáo Người sử dụng báo cáo lưu chuyển sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và dự báo các mặt chính sau: - Dự báo lượng tiền mang lại từ các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp thông qua xem xét việc thu và chi trong quá khứ - Đánh giá khẳ năng thanh toán của doanh nghiệp - Chỉ ra mối liên hệ giữa lãi ( lỗ ) ròng và luồng chảy tiền tệ bởi vì doanh nghiệp sẽ không thu được lợi nhuận nếu hoạt động kinh doanh của họ thiếu tiền - Xác định những nhu cầu tài chính cần thiết trong tương lai của doanh nghiệp như nhu cầu đầu tư tài sản cố định, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đánh giá khẳ năng sinh lời ...... Chương 3 Phân tích chung tình hình tài chính của công ty cầu 3 thăng long 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cầu 3 Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước hạng nhất trực thuộc tổng công ty xây dựng cầu Thăng Tong-Bộ Giao Thông vận tải. Tiền thân của công ty cầu 3, thành lập ngày 15 tháng 9 năm 1969 thuộc tổng cục đường sắt làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông tuyến đường sắt phía nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Sau chiến tranh phá hoại, công ty được giao nhiệm vụ mới là xây dựng 3 cầu lớn là: Cầu Hàm Rồng, cầu Đò Lèn và cầu Ninh Bình. Được nhà nước tặng thưởng 3 huân chương lao động. Từ năm 1973 đến năm 1985 được giao nhiệm vụ thi công cầu Thăng Long thuộc tổng công ty xây dựng cầu thăng long-bộ giao thông vận tải. Năm 1993 thực hiện nghị định 388/HĐBT về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà Nước. Bộ giao thông vận tải có quyết định 505 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27 tháng 3 năm 1993 và đổi tên là công ty cầu 3 thăng long tên cũ trước kia là xí nghiệp xây dựng cầu 3 Quyết định thành lập số 505 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27 tháng 3 năm 1993-bộ giao thông vận tải. Mã số: 25. Địa chỉ: Xâ Hải Bối-Huyện Đông Anh-Thành Phố Hà Nội. Số tài khoản: 7301-0010 tại ngân hàng đầu tư phát triển thăng long Điện thoại: 04.8.810.143-8.810.270 fax: 04.8.810.401 là đơn vị chuyên ngành xây dựng cầu và các công trình giao thông, có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề có truyền thống liên tục hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Công ty cầu 3 Thăng Long đã đóng góp thành tích xuất sắc trong xây dựng thắng lợi cây cầu lớn thăng long. Được nhà nước tuyên dương là đơn vị ạnh hùng và được tặng thưởng nhiều huân huy chương từ hạng nhất đến hạng 3. Từ những năm 1985 đến nay sau khi hoàn thành xây dựng cầu Thăng Long lịch sử, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả của cơ chế bao cấp, tình trạng thiếu công ăn việc làm, thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Song công ty đã chủ động tháo gỡ khó khăn, tìm được hướng đi đúng đắn không những duy trì được sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống mà công ty ngày càng phát triển. Trong quá trình đó công ty đã tham gia thắng lợi nhiều công trình mới như: cầu Bến Thuỷ-Nghệ An, cầu Yên Bái, cầu Phong Châu, cầu Treo Dùng, cầu Bình, cầu Lai Vu, cảng Lotus, cảng Phú Mỹ-Vũng Tàu, cảng Cát Lái-Thành Phố Hồ Chí Minh, Cầu Mỹ Thuận, và hiện nay đang thi công nhiều công trình cầu khác trên phạm vi cả nước. Đặc biệt từ khi bước vào cơ chế thị trường đến nay được sự hỗ trợ giúp đỡ của cấp trên với sự năng động sáng tạo, nắm bắt thời cơ, công ty đã nhanh chóng tiếp cận với cơ chế mới, mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị, tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng công ty phát triển và vững mạnh về mọi mặt, có đủ năng lực đảm nhận thi công nhiều công trình lớn và phức tạp, liên tục được Bộ Giao Thông vận tải xếp hạng là doanh nghiệp hạng nhất. Phạm vi hoạt động của công ty là mở rộng trong toàn quốc. Với phương pháp quản sản xuất lý kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, mỹ quan luôn được khách hàng tín nhiệm. Những năm qua công ty cầu 3 Thăng Long đã phát huy cao độ tính năng động sáng tạo, chủ động tìm kiếm thị ttrường, tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, liên kết liên doanh, có biện pháp tăng cường hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công nhân lành nghề, đã tự tham gia đấu thầu và đã thắng thầu (hoặc được chọn thầu) ở nhiều công trường lớn. Với sự ổn định và phát triển trong sản xuất kinh doanh và sự đoàn kết nhất trí trong tập thể người lao động. Những năm qua công ty cầu 3 Thăng Long luôn đảm bảo sự tăng trưởng và nhịp độ phát triển nhanh về mọi mặt, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, các công trình thi công đều đạt và vượt tiến độ, chất lượng tổt, mỹ quan và an toàn, không ngừng nâng cao uy tín trên thị trường và là một trong số những đơn vị thành viên hàng đầu của tổng công ty xây dựng cầu thăng long. Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước, bảo tồn và phát triển vốn, bảo đảm đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng lên 3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban 3.1.1.1 Giám đốc công ty Phụ trách chung, chịu trách nhiệm pháp nhân trước tổng giám đốc và nhà nước, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chỉ đạo trực tiếp các phòng Kế Hoạch, Tài Vụ, Nhân chính và công trường. 3.1.1.2. Phó giám đốc công ty Thực hiện nhiệm vụ giám sát công trường theo nhiệm vụ của Giám Đốc công ty giao. Trực tiếp chỉ đạo phòng Kỹ Thuật, Vật Tư Thiết Bị, ký duyệt các phương án thi công, tiên lượng vật tư phục vụ thi công công trình. Trực tiếp chỉ đạo chỉ huy trưởng công trường thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công. Quan hệ với chủ đầu tư và tư vấn tiết kế, với kỹ sư giám sát, giải đáp các vướng mắc nếu cần và trực tiếp ký các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo từng hạng mục công việc cho công trường. 3.1.1.3. Các phòng ban: Giúp giám đốc công ty các công việc: Phòng Kế Hoạch: Chuẩn bị đầy đủ các chi tiết các văn bản, giấy tờ theo thủ tục đấu thầu và hợp đồng kinh tế sau khi thắng thầu. Phân tích chi tiết về đơn giá thực hiện sản phẩm đúng, đủ để có kết quả chính xác về tổng giá ứng thầu và theo dõi công việc trên cơ sở giá đã được bỏ thắng thầu, thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh lý hợp đồng khi kết thúc. Giao khoán cho các công trường khi trúng thầu theo cơ chế của công ty và trả lương cho cán bộ công nhân viên. Theo dõi và đôn đốc các phòng ban trong việc thực hiện nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu của công trường và việc thực hiện hế hoạch, tiến độ của công trường. Phòng Kỹ Thuật: Thiết kế các phương án tổ chức thi công hợp lý, tiết kiệm, an toàn, đảm bảo tiến độ thi công công trình theo các yêu cầu kỹ thuật của chủ đầu tư. Giám sát công trường thi công về chất lượng, ký nghiệm thu và thanh toán khối lượng với kỹ sư giám sát theo khối lượng hoàn thành, kiểm tra việc ghi chép nhật ký công trình, các số liệu công trình và hồ sơ hoàn công. Chuẩn bị trước một bước các giải pháp kỹ thuật và khối lượng vật tư cho công trường, điều động thiết bị hợp lý, kịp thời cho từng thời điểm thi công. Phòng Vật Tư-Thiết Bị: Quản lý vật tư thiết bị trong toàn công ty, đảm bảo thiết bị luôn trong trạng thái tốt, đáp ứng yêu cầu xây lắp của các công trường. Cung ứng các nguồn vật tư chủ yếu là xi măng, sắt thép, các loại vật tư luân chuyển bảo đảm cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản suất tháng, quý của công ty và các công trường lập kế hoạch mua sắm và cung cấp đảm bảo đúng, đủ , kịp thời về số lượng, chất lương trong mọi điều kiện để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Phòng Tài Vụ: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty có kế hoạch tạo nguồn vốn để đảm bảo việc cung cấp vốn theo yêu cầu sản xuất của các công trường. Kịp thời thanh toán các khối lượng hoàn thành với chủ đầu tư để quay vòng vốn nhanh. Hướng dẫn các công tường ghi chép sổ sách chi và nhập xuất vật tư. Hạch toán kinh tế lỗ, lãi, thực hiện chế độ chính sách đối với Nhà Nước và người lao động. Phòng tổ chức cán bộ: Tiếp nhận, quản lý, điều đông lao động, bố trí, sắp xếp cán bộ cho các công trường và các phòng ban trong công ty. Làm công tác đào tạo, giáo dục nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Làm công tác bảo hộ lao động, thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Làm công tạc hành chính quản trị và vông tác xã hội. 3.1.2. Mô tả (cơ cấu quán lý và quan hệ) giữa trụ sở chính và quản lý ngoài công trường. Cơ cấu quản lý và quan hệ giữa công ty và công trường là quan hệ trực tuyến. Giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp tới chỉ huy trưởng công trường và được phân công trách nhiệm cụ thể như sau: 3.1.2.1. Các công trường. Trưởng ban chỉ huy công trường: ông chỉ huy trưởng công trường được quyền chủ động về tài chính và điều hành sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc khai thác quản lý nguồn vật tư, thiết bị có tại công trường đêr phục vụ sản xuất. Tổ chức sản xuất bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, làm các thí nghiệm theo quy trình và giá thành công trình. Được tham vấn bởi các phòng ban nghiệp vụ của công ty và thưc hiện đúng các giải pháp đề ra cho công trường. + Phương án thi công công trình. + Công tác khoán, định mức lao động, tiền lương. Điều phối nhân sự, vật tư thiết bị cho các hạng mục công việc một cách hợp lý. Mua sắm vật tư cho các hạng mục theo từng thời điểm cụ thể. Nghiệm thu thanh toán khối lượng và phân phối tiền lươngcho người lao động thuộc công trường. Chịu sự giám sát chất lượng kỹ thuật của kỹ sư tư vấn giám sát. Được vay vốn của công ty để đầu tư cho sản xuất theo kế hoạch, tiến độ của hợp đồng đã ký kết và được giảm nợ theo khối lượng hoàn thành được nghiệm thu. Không được tự ý huy động vốn ở bất kỳ nguồn nào (không bao gồm nguồn vốn nợ do mua vật tư). Các ông trợ lý chuyên môn tại công trường: Các ông trợ lý chuyênmôn tại công trường là những tham mưu giúp việc và chịu sự lãnh đạo của ông chỉ huy trưởng công trường. Cụ thể + Quản lý kinh tế Là người phụ trách thực hiện kế hoạch, tiến độ, giúp chỉhuy trưởng công trường trong việc tác nghiệp công việc hàng ngày, điều phối lao động hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất, theo dõi, trả lương và thực hiện chính sách xã hội. Có quan hệ chặt chẽ vỡi địa phương để giải quyết các vấn đề xã hội. + Quản lý kỹ thuật Quản lý tổng thể về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng và tiến độ xây lắp công trình. Lập các phương án thi công, các giải pháp kỹ thuật và các yêu cầu về hồ sơ kỹ thuật, nhật ký công trình, chất lượng vật liệu, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thiết kế. Trực tiếp quan hệ với tư vấn giám sát để giải quyêt các khó khăn vướng mắc trong thi công và các giải pháp kỹ thuật, các vấn đề cần bàn bạc và các khối lượng phát sinh nếu có. + Giám sát hiện trường: Theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn tổ, đội thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, thiết bị và thí nghiệm. Kiểm tra nhật ký công trình và thường xuyên có ý kiến về các mặt kỹ thuật, chất lượng, an toàn, yêu cầu tổ đội thực hiện đúng yêu cầu thiết kế. Ký xác nhận các khối lượng hoàn thành cho tổ, đội. Quan hệ trực tiếp với tư vấn tại hiện trường để giải quyết các yêu cầu kỹ thuật va các yêu cầu của tư vấn cếu có. + Quản lý các công việc khác: Gồm các cán bộ quản lý vật tư, thiết bị. Có nhiệm vụ Căn cứ vào kế hoạch tiến độ sản xuất để cung ứng vật tư, thiết bị kịp thời, bảo đảm số lượng, chất lượng. Kịp thời khắc phục, sửa chữa mọi hư hỏng của thiết bị đáp ứng yêu cầu sản xuất. Theo dõi nhập, xuất và quản lý vật tư thiết bị, chống hao hụt, mất mát. Đưa các vật tư, vật liệu, tổ mẫu đi thí nghiệm tại trung tâm đo lường. Với những nhiệm vụ trên, từng thành viên thực hiện nhiệm vụ theo chức năng được phân công theo sơ đồ tổ chức hiện trường. 3.2.1.2. Công ty: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban bảo đảm kịp thời về yêu cầu sản xuất công trường. Thường xuyên có cán bộ giám sátvà quản lý các mặt kỹ thuật, vật tư , thiết bị, lao động và an toàn để giúp và giải quyết kịp thời mọi khó khăn của công trường để công trường hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên có quan hệ với chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có và các mối quan hệ trong quá trình thực hiện hợp đồng, thực hiện công tác thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành. Cung cấp đầy đủ nguồn vốn vay cho công trường để bảo đảm sản xuất và trả lương cho người lao động an tâm phấn khởi trong sản xuất. Giải quyết kịp thời cho đơn vị mọi khó khăn trong xử lý kỹ thuật, thiết bị,bảo đảm cho quá trình xây lắp công trình luôn bình hành, hợp lý và đạt hiệu quả cao. 3.2/ Phân tích khái quát tình hình tài chính trong công ty cầu 3 TL Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho chúng ta những thông tin khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong Kì nội dung phân tích gồm: 1. Phân tích quy mô của công ty sử dụng trong kỳ và khả năng huy động vốn của công ty trong năm 2001. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty, trước tiên ta phải so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối năm và đầu năm. Qua việc so sánh này có thể thấy được sự biến động về quy mô vốn và khả năng huy động vốn của công ty, và cho pháp chúng ta đánh giá thực chất quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào cuối kỳ so với đầu năm Tình hình và sự biến động tổng số tài sản và nguồn vốn được thể hiện thông qua bảng sau: Đơn vị : Đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối kỳ Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm A- TSĐ và ĐTNH 27.883.993.968 37.883.993.968 A- Nợ phải trả 33.373.807.502 45.484.582.648 B- TSCĐ và ĐTDH 21.002.052.155 23.870.024.090 B- Vốn CSH 15.512.238.621 16.373.921.895 Tổng số 48.886.046.123 61.858.504.543 Tổng số 48.886.046.123 61.858.504.543 Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số cuối kỳ với đầu năm Số tiền % Tổng tài sản 48.886.046.123 61.858.504.543 12.972.458.420 126.5 Tổng nguồn vốn 48.886.046.123 61.858.504.543 12.972.458.420 126.5 Với số liệu bảng trên cho ta thấy được tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của công ty tăng cả về số tương đối ( 126.5 % ) và số tuyệt đối ( 12.972.458.420 đ ) Điều này chứng tỏ rằng quy mô vốn của doanh nghiệp đã mở rộng, công ty chú trọng đến việc đầu tư tài sản nói chung và máy móc thiết bị nói riêng, đồng thời khả năng huy dộng vốn của doanh nghiệp trong thời kỳ cũng tăng lên. Như vậy có nghĩa là hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có chiều hướng đi lê. Tuy nhiên cũng chư thể có kết luận cụ thể gì được về tình tài chính của công ty. Vậy cần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đôi kế toán. 3.2.1/Phân tích khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty cầu 3 Thăng Long Bên việc xem xét quy mô vốn và tình hình huy động vốn thì việc đánh giá khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp, cũng thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách khái quát. áp dụng phương pháp tính toán chỉ tiêu tỉ suất tài trợ và nợ phải trả, số liệu và kết quả tính toán các khoản mục này chủ yếu của nguồn vốn được tập hợp trong bảng sau, chỉ tiêu này giữa cuối năm và đầu năm cho ta thấy: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A-Nợ phải trả 33.373.807.502 68.3 45.484.582.648 73.5 12.110.775.146 5.2 B-NVCSH 15.512.238.621 31.7 16.373.921.895 26.5 861.683.274 -5.2 Tổng 48.886.046.123 100 61.858.504.543 100 12.972.458.420 Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn ( cả số tuyệt đối và tương đối ) thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Điều này được thể hiện thông qua tỉ suất tài trợ. Tỉ suất tài trợ phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn CSH ( loại B- NV ) Tỉ suất tài trợ = Tổng số nguồn vốn Chi tiêu này càng cao, càng chứng tỏ mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty bởi vì hầu hết tài sản của công ty hiện có đều được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng giao thông hiện nay đều đều là các doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước đầu tư vốn, hiện tại tỉ trọng vốn này không cao. Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, yêu cầu cạnh tranh...Nên việc đổi mới máy móc thiết bị là tất yếu của mọi doanh nghiệp Trong thực tế, tỉ suất tài trợ của công ty cầu 3 Thăng Long * Đầu năm: 15.512.238.621 Tỉ suất tài trợ = x 100% = 31.73 % 48.886.046.123 *Cuối năm: 16.373.921.895 Tỉ suất tài trợ = x 100% = 26.47 % 61.858.504.543 Tỉ suất tài trợ ( hay tỉ trọng của nguồn vốn CSH. Trong tổng số nguồn vốn ) cuuôí kỳ giảm đi so với đầu năm là 5.26% ( từ 31.73% xuống 26.47% ). Điều này chứng tỏ mức tự chủ về tài chính của doanh nghiệp giảm đi. Đồng thời ta cũng nhận thấy cả đầu năm và cuối năm tỉ suất tài trợ đều không cao. Xem xét cụ thể hơn ta thấy được nguyên nhân làm cho tỉ suất tài trợ giảm ta thấy: Nợ phải trả của công ty tăng từ 33.373.807.502 đồng lên 45.484.582.648 đồng. Như vậylà tăng một lượng tiền khá lớn làm cho tỷ lệ của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn đã tăng lên. Nợ phải trả Tỉ suất nợ = Tổng nguồn vốn * Đầu năm: 33.373.807.502 Tỉ suất nợ = = 0.68% 48.886.046.123 * Cuối năm: 45.484.582.648 Tỉ suất nợ = = 0.74% 61.858.504.543 Ta thấy tỉ suất nợ cuối kỳ là 0.74% so với đầu năm là 0.68% tăng 0.06%. Vốn chủ sở hưu cung tăng từ 33.373.807.502 đồng lên 45.484.582.648 đồng, lượng tăng lên của chủ sở hữu cũng đáng kể. Nhưng tỷ suất tài trợ vốn bị giảm đi. Đây là một dấu hiệu không khả quan về mặt tài chính, công ty cần cố gắng hơn nữa nhằn nâng cao tỷ suất tài trợ nhất là về cuối năm. 3.2.2/ Phân tích khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của doanh nghiệp xây dựng giao thông được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại. Do vậy, khi đánh giá khái quát tình tài chính của doanh nghiệp xây dựng giao thông không thể không xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán là đối tượng quan tâm của các chủ nợ. Ngân hàng quan tâm đến khả năng thanh toán để quyết định cho doanh nghiệp vay vốn hây không. Các nhà đầu tư xem xét để có quyết định đầu tư hay không, cũng như các khách hàng thì khả năng thanh toán thể hiện uy tín trong kinh doanh của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán và các khoản nợ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nhgiệp phải huy động tài sản của mình để trả các khoản nợ tới hạn. Có nhiều chỉ tiêu để phân tích khả năng thanh toán như khả năng thanh toán hiện hành ( ngắn hạn ), khả năng thanh toán tức thời. Mỗi chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán trên các góc độ khác nhau: ở phần này ta chỉ xem xét một chỉ tiêu điển hình là hệ số thanh toán hiện hành ( còn các chỉ tiêu khác được đề cập trong phần chi tiết ). Tổng số TSLD ( loại A: Tài sản) Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng số nợ ngắn hạn (loại A: mụcI: nguồn vốn) Tỉ xuất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn ( phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khẳ năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Cụ thể ta xem xét chỉ này của công ty cầu 3 Thăng Long * Đầu năm: 27.883.993.968 Hệ số thanh toán hiện hành = = 1.11 24.946.511.026 * Cuối năm: 37.988.480.453 Hệ số thanh toán hiện hành = = 1.06 35.842.861.428 Như vậy tại thời điểm đầu năm và cuối kỳ thì khả năng thanh toán hiện hành (ngắn hạn ) của công ty là khả quan vì các hệ số này đều lớn hơn 1. Cho thấy công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn. So sánh đầu năm và cuối năm thì thấy hệ số này giảm đi 0,05 ( từ 1.11 xuống 1.06 ) cho thấy mức độ đảm bảo của tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn đã giảm đi. Hệ số thanh toán xấp xỉ bằng 1 là tốt còn nếu quá cao thì chưa chắc chắn tốt Bởi vì trong tổng số tài sản cố định mà tỉ trọng tiền là cao thì tốt, còn nếu tỉ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho cao thì lại không tốt, nó làm giảm hiệu quả của đồng vốn. 3.2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải xác định các yếu tố đầu vào hợp lýđể kinh doanh có hiệu quả. tức là các kết quả đâù ra là mục đích của kinh doanh ở đây kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như giá trị : Tổng sản lượng , doanh thu thuần , lợi nhuận thuần , lợi tức gộp. Còn các yếu tố đâù vào bao gồm : Lao động , Tư liệu lao động, Vốn chủ sở hữu, vốn vay, Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất, Để đạt được kết quả cao nhất thì lại là một vấn đề rất phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan . Do đó các chủ doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần sử dụng hợp lý tất cả các yếu tố đầu vào. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát (khaí quát) và các chỉ tiêu chi tiết ( cụ thể ) . Các chỉ tiêu đó phản ánh được hiệu xuất , xuất hao phí cũng như hiệu quả của từng yếu tố từng loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng) và phải thống nhất với công thức hiệu quả chung. Kết quả đầu ra Hiệu quả sản xuất kinh doanh = ( 1 ) Yếu tố đầu ra hoặc: Yếu tố đầu vào Hiệu quả sản xuất kinh doanh = ( 2 ) Kết quả đầu ra Công thức (1) phản ánh hiệu xuất (hiệu quả) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. Công thức (2) phản ánh hiệu xuất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết mấy đơn vị chi phí (vốn) ở đầu vào. Đánh giá khái quát hiệu quả sản xuát kinh doanh ta chỉ sử dụng một chỉ tiêu là : Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ( doanh lợi doanh thu thuần ) ta có: Lợi nhuận trước thuế Tỉ xuất lợi nhuận trên doanh thu thuần = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ doanh thu thuần. Căn cứ vào số liệu trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cầu 3 Thăng Long trong hai năm 2000 và năm 2001. Ta tính được chỉ tiêu như sau : * Năm 2000 1005305907 =0,022 tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = 45481003832 * Năm 2001 230644238 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = = 0,004 53.805 752. 151 Như vậy chỉ tiêu này cho thấy năm 2001 giảm đi 0.012 đồng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giảm đi so với năm trước đây là một dấu hiệu xấu. Cụ thể là với một đồng doanh thu thuần năm 2001 chỉ thu được 0,004 đồng lợi nhuận , công ty cần cố gắng hơn nâng cao chỉ tiêu này để hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, lợi nhuận càng nhiều sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung vào các quỹ, vào nguồn vốn kinh doanh. 3.2.4. Phân tích tốc độ tăng trưởng. Tốc độ phát triển phản ánh su hướng của công ty trong thời gian qua. Qua việc phân tích ta hiểu rõ hơn về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Việc phân tích phải được tién hành xem xét cho một khoảng thời gian tương đối dài số liệu để phân tích càng nhiều càng tốt , ở đây việc phân tích tốc độ phát triển của công ty cầu 3 Thăng Long sẽ được xem xét trong khoảng thời gian 5 năm qua 2 chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn của doanh thu và lợi nhuận . Doanh thu và lợi nhuận thể hiện kết quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp một cách rõ nét nhất. Trong sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận được coi là mục tiêu (cái đích) cuối cùng của kinh doanh . Doanh thu và lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ sự hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. Việc phân tích tốc độ phát triẻn cho biết một cách chung nhất về tình hình của doanh nghiệp trong quá khứ giúp cho nhà quản lýnắm bắt được thực trạng và đề ra được mục tiêu đúng đắn. -Tốc độ phát triển liên hoàn nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng theo thời gian liền nhau và được xác định bằng công thức: fi ti = x 100% fi-1 - Tốc độ phát triển định gốc nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng so với cột mốc nào đó được lâý làm gốc so sánh và được tính bằng công thức: yi Ti = x 100% y1 Thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cầu 3 Thăng Long trong 5 năm qua cho ta bảng phân tích 2 chỉ tiêu Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế như sau: Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế 1997 38.721.061.870 392.216.197 1998 40.037.891.064 410.235.721 1999 43.526.375.123 560.237.674 2000 45.481.003.832 751.565.915 2001 53.805.752.151 172.436.484 * Tốc độ phát triển định gốc ( %), lấy năm 1997làm gốc so sánh: - Doanh thu thuần 1998 40.037.891.064 Năm = x 100% = 103,4% 1997 38.721.061.870 1999 43.526.375.123 Năm = x 100% = 112,4% 1997 38.721.061.870 2000 45.481.003.832 Năm = x 100% = 117,5% 1997 38.721.061.870 2001 53.805.752.151 Năm = x 100% = 138,9% 1997 38.721.061.870 -Lợi nhuận sau thuế: 1998 410.235.721 Năm = x 100% = 104.6% 1997 392.216.197 1999 560.237.674 Năm = x 100% = 142,8% 1997 392.216.197 2000 751.565.915 Năm = x 100% = 191,6% 1997 392.216.197 2001 172.436.484 Năm = x 100% = 43,6% 1997 392.216.197 *Tốc độ phát triển liên hoàn: - Doanh thu thuần: 1998 40.037.891.064 Năm = x 100% = 104,6% 1997 38.721.061.870 1999 43.526.375.123 Năm = x 100% = 108,7% 1998 40.037.891.064 2000 45.481.003.832 Năm = x 100% = 104,5% 1999 43.526.375.123 2001 53.805.752.151 Năm = x 100% = 118,4% 2000 45.481.003.832 - Lợi nhuận sau thuế 1998 410.235.721 Năm = x 100% = 104,6% 1997 392.216.197 1999 560.237.674 Năm = x 100% = 136,6% 1998 410.235.721 2000 751.565.915 Năm = x 100% = 134,2% 1999 560.237.674 2001 172.436.484 Năm = x 100% = 229,3% 2000 751.565.915 Qua các số liệu đã tính ở trên ta có bảng sau: Chỉ tiêu Doanh thu thuần(%) Lợi nhuận sau thuế(%) Tốc độ phát triển liên hoàn 98/97 103.4 104,6 99/98 108,7 136,6 00/99 104,5 134,2 01/00 118,4 229,3 Tốc độ phát triển định gốc 98/97 103,4 104,6 99/97 112,4 142,8 00/97 117,5 191,6 01/97 138,9 43,9 Căn cứ vào bảng tổng hợp trên ta có một số nhận xét sau: Trước hết chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc của doanh thu thuần ta thấy so với mốc năm 1997 thì tốc độ phát triển không ngừng tăng, so với năm 1997 cụ thể là năm 1998 tăng 3,4%, năm 1999 tăng 12,4%, năm 2000 tăng 17,5%, năm 2001tăng 38,9%. Tình hình trên cho thấy tốc đọ phát triển của công ty là rất tốt . Tốc độ phát triển liên hoàn cũng tăng nhưng không ổn định như năm 1998 tăng 3,4%, năm 1999tăng 8,7%, năm 2000 tăng4,7%, năm 2001tăng 18,4%. Tình hình của côg ty tăng nhưng không ổn định qua đây ta thấy mức độ phát triển là rất tốt . Xét về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế ta thấy lợi nhuận của công ty tăng mạnh nhưng không ổn định có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24147.DOC
Tài liệu liên quan