Tài liệu Những tiến bộ mới trong đánh giá chức năng thần kinh trẻ em bằng mri sọ não sức căng khuếch tán: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017148
NHỮNG TIẾN BỘ MỚI TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẦN
KINH TRẺ EM BẰNG MRI SỌ NÃO SỨC CĂNG KHUẾCH TÁN
Nguyễn Văn Tùng¹*, Lâm Khánh¹, Cao Minh Châu²,
Trịnh Quang Dũng³, Trương Thị Mai Hồng³
¹Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ²Trường Đại học Y Hà Nội,
³Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.
Cộng hưởng từ khuếch tán (DTI) sọ não là một dạng hình ảnh tương đối mới, bằng cách đo lường sự
khuếch tán phân tử nước của sợi trục thần kinh. Do quá trình myelin hoá, các sợi trục thần kinh dày lên,
và/hoặc sự tổ chức sắp xếp của các sợi tăng, qúa trình khuếch tán bình thường trở nên dị hướng hơn khi
não trưởng thành. Bản đồ đường dẫn truyền thần kinh được mã hoá màu từ chụp DTI cho phép các nhà
nghiên cứu xác định được khẳ năng tổ chức sắp xếp và mức độ không cùng hướng ở các vùng não khác
nhau. DTI là một công nghệ đặc biệt hữu ích để nghiên cứu cấu trúc não đang phát triển vì nó có thể phân
biệt giữa chất xám và chất trắng ngay tro...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tiến bộ mới trong đánh giá chức năng thần kinh trẻ em bằng mri sọ não sức căng khuếch tán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017148
NHỮNG TIẾN BỘ MỚI TRONG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẦN
KINH TRẺ EM BẰNG MRI SỌ NÃO SỨC CĂNG KHUẾCH TÁN
Nguyễn Văn Tùng¹*, Lâm Khánh¹, Cao Minh Châu²,
Trịnh Quang Dũng³, Trương Thị Mai Hồng³
¹Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ²Trường Đại học Y Hà Nội,
³Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội.
Cộng hưởng từ khuếch tán (DTI) sọ não là một dạng hình ảnh tương đối mới, bằng cách đo lường sự
khuếch tán phân tử nước của sợi trục thần kinh. Do quá trình myelin hoá, các sợi trục thần kinh dày lên,
và/hoặc sự tổ chức sắp xếp của các sợi tăng, qúa trình khuếch tán bình thường trở nên dị hướng hơn khi
não trưởng thành. Bản đồ đường dẫn truyền thần kinh được mã hoá màu từ chụp DTI cho phép các nhà
nghiên cứu xác định được khẳ năng tổ chức sắp xếp và mức độ không cùng hướng ở các vùng não khác
nhau. DTI là một công nghệ đặc biệt hữu ích để nghiên cứu cấu trúc não đang phát triển vì nó có thể phân
biệt giữa chất xám và chất trắng ngay trong hai năm đầu đời - một khả năng mà MRI thường quy còn thiếu.
Công cụ mới này có thể làm sáng tỏ mối liên quan giữa sự toàn vẹn của đường dẫn truyền với một loạt các
rối chức năng thần kinh trung ương như bại não, rối loạn nhận thức và tâm thần, tăng động - giảm chú ý.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Hình ảnh sức căng khuếch tán, bại não trẻ em
MRI thường quy đóng một vai trò quan
trọng trong nghiên cứu, chẩn đoán nhiều bệnh
lý thần kinh ở trẻ em trong hàng thập kỷ qua.
Tuy nhiên, đánh giá giải phẫu nhu mô não
trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển là
một thách thức lớn với MRI thường quy. Cộng
hưởng từ sức căng khuếch tán (Diffusion
tensor magnetic resonance imaging - DTI hoặc
DTMRI: cộng hưởng từ sức căng khuếch tán)
được chứng minh là công cụ bổ sung hoàn hảo
cho MRI thường quy để đánh giá sự trưởng
thành của não nhờ khả năng cung cấp các
thông tin về những thay đổi vi cấu trúc của
não [1]. DTI cho thấy sự tương phản ổn định
hơn giữa chất trắng và chất xám trong suốt
quá trình phát triển não ở trẻ em. DTI có thể
lập bản đồ và tái cấu trúc chức năng không
gian ba chiều khuếch tán của nước trong các
đường dẫn truyền chất trắng, cho phép đánh
giá quá trình trưởng thành và kết nối giữa các
thành phần cấu trúc não. DTI có khả năng đưa
ra tiên lượng dài hạn về sự phát triển của hệ
thần kinh trung ương [2]. Vì vậy, DTI là một
công cụ hiệu quả để mô tả đặc điểm của giải
phẫu bình thường và bất bình thường các cấu
trúc não trẻ em trong quá trình phát triển. Từ
đó làm sáng tỏ hơn về mối liên quan giữa tính
toàn vẹn của đường dẫn truyền với một loạt
các rối chức năng thần kinh trung ương như
rối loạn vận động ở trẻ bại não, rối loạn nhận
thức và tâm thần, tăng động - giảm chú ý [3; 4].
Trên thế giới, DTI là lĩnh vực được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm và ứng dụng trong
Địa chỉ liên hệ: Trịnh Quang Dũng, Bệnh viện Nhi
Trung Ương
Email: quangdzungnip@gmail.com
Ngày nhận: 25/5/2017
Ngày được chấp nhận: 26/6/2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 149
các chuyên ngành như giải phẫu, phẫu thuật
thần kinh, tâm thần kinh... Tuy nhiên, ở Việt
Nam, DTI còn là một kỹ thuật khá mới mẻ và
hầu như chưa có nghiên cứu nào về sử dụng
kỹ thuật này trong Nhi khoa. Chính vì vậy bài
báo này nhằm tổng quan những tiến bộ mới
ứng dụng DTI trong đánh giá vi cấu trúc thần
kinh và những rối loạn chức năng liên quan
trong lĩnh vực thần kinh trẻ em.
II. NỘI DUNG
Năm 1990, Micheal Mosely phát hiện sự
khuếch tán không cùng hướng của nước trong
chất trắng, ông cũng chỉ ra rằng phương pháp
tốt nhất để miêu tả khuếch tán không cùng
hướng là sử dụng sức căng (tensor) [5]. Năm
1991, Aron Filler và cộng sự thành công trong
việc tạo ảnh các bó sợi thần kinh trong não
từ dữ liệu khuếch tán sức không cùng hướng,
mở đầu cho kỷ nguyên tạo ảnh cộng hưởng từ
khuếch tán sức căng [6]. Năm 1993, Michael
Moseley và cộng sự công bố ảnh chụp đường
dẫn truyền thần kinh đầu tiên [7].
Hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán là một
phương pháp đầy hứa hẹn cho việc nghiên cứu
cấu trúc não bộ, cũng như việc mô tả đánh giá
những thay đổi vi cấu trúc trong các bệnh học
thần kinh. DTI thu nhận hình ảnh giải phẫu của
các sợi trục thần kinh bằng cách đo sự khuếch
tán của các phân tử nước [3]. Sự khuếch tán
của các phân tử nước có thể là đẳng hướng
(isotropy: tự do và như nhau ở tất cả các
hướng) hoặc không cùng hướng (anisotropy:
theo một hướng nhất định) [8]. Do các đặc tính
về cấu trúc và sự phân cách của bao myelin
ở các bó sợi thần kinh, nên các phân tử nước
trong những bó sợi này bị giới hạn khuếch tán
dọc theo chiều sợi trục. DTI có thể cung cấp
các thông tin về thuộc tính của các đường kết
nối trong não bộ. Những con đường kết nối
này là nền tảng cho đánh giá chức năng liên
kết từ vùng não này đến vùng não khác.
Sử dụng DTI để đo sự toàn vẹn những
“con đường thông tin” này là một bước đột phá
quan trọng vì nó cung cấp một liên kết giữa giải
phẫu và hình ảnh thần kinh chức năng.
Hai chỉ số đánh giá: FA và ADC
Phân số không cùng hướng (Fractional
anisotropy - FA: phân số không cùng hướng)
có giá trị dao động từ 0 (cùng hướng) tới 1
(không cùng hướng) có được khi chụp DTI cho
phép các nhà nghiên cứu có thể định lượng
mức độ không cùng hướng khi so sánh. Trong
hình ảnh DTI cho phép lập bản đồ FA mã hoá
màu theo sáu hướng, trong đó các đường màu
đỏ chỉ ra hướng khuếch tán của phân tử nước
theo chiều trái - phải, màu xanh dương chỉ
hướng khuếch tán theo chiều trên - dưới, và
mầu xanh lá cây chỉ hướng khuếch tán trước -
sau [1]. Các màu sáng hơn biểu hiện giá trị FA
cao hơn. Mặc dù vậy, một hạn chế của DTI là
nó không thể phân biệt được sự kết nối giữa
đường ly tâm và đường hướng tâm dọc theo
ba hướng này, tuy nhiên kỹ thuật tái dựng hình
ảnh đường dẫn truyền theo 3 chiều không gian
có thể được sử dụng để xác định các sợi khác
biệt trong cùng một đường dẫn [9].
Một chỉ số DTI được sử dụng khá phổ biến
đó là hệ số khuếch tán biểu kiến (apparent
diffusion coefficient - ADC: hệ số khuếch tán
biểu kiến), ADC cho biết “khoảng cách mà phân
tử nước có thể khuếch tán tự do”. Tăng ADC
được cho là liên quan đến tổn thương myelin
như thoái hoá myelin, phù nề khu trú hoặc các
tổn thương khác [10]. Tuy nhiên, ở tình trạng
bình thường giá trị ADC (không giống như FA)
hầu như tăng từ khi sinh cho đến tuổi trưởng
thành và ngày càng trở nên đồng nhất qua
suốt thời gian này [1]. Trái lại, giá trị FA giảm
từ lúc sinh cho đến tuổi trưởng thành và khá
không đồng nhất ở não người trưởng thành -
cao nhất ở thể trai và thấp nhất ở vùng ngoại vi
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017150
của chất trắng dưới vỏ [1; 11]. Điều này có thể
giải thích tại sao hầu hết các nghiên cứu phân
tích các giá trị của FA thu được nhiều thông tin
hơn từ phân tích các giá trị ADC.
Tại sao sử dụng công nghệ DTI?
Các phương pháp hình ảnh thông dụng khác
bao gồm điện não đồ (Electroencephalogram
- EEG), chụp cắt lớp phát xạ (Positron emission
tomography - computed tomography - PET/
CT) và cộng hưởng từ chức năng (Functional
magnetic resonance imaging - fMRI). EEG sử
dụng các điện cực trên bề mặt của da đầu để
phát hiện các hoạt động thần kinh và áp dụng
tốt nhất trong các tình huống mà tốc độ đáp
ứng chứ không phải vị trí đặc hiệu là quan
trọng nhất với nhà nghiên cứu. Một phương
pháp khác, chụp PET, biện pháp ghi lại hình
ảnh thông qua dược chất đánh dấu phóng xạ
cho phép thu nhận các thông tin từ những biến
đổi trong các nơron. Phương pháp thứ ba,
fMRI, theo dõi dòng máu trong não như là một
thước đo của hoạt động các nơron thần kinh.
Mặc dù fMRI có thể đánh giá gián tiếp mức
độ myelin hoá thông qua những thay đổi hàm
lượng sắt. DTI là phương pháp hình ảnh cấu
trúc, cho phép đo lường trực tiếp các đặc điểm
của myelin có liên quan chức năng [12].
Trong khi PET, fMRI, và thậm chí EEG chỉ
có thể gợi ý về mối liên hệ giữa các vùng não
và quá trình tâm thần kinh bởi điện thế hoạt
động của các vùng chất xám trong não có thể
bị ảnh hưởng bởi chất lượng và sự toàn vẹn
của các đường dẫn truyền thần kinh. DTI có
thể xác định, lượng hoá những tổn thương vi
cấu trúc và tính toàn vẹn của những đường
dẫn truyền thần kinh này. Hơn nữa, DTI là kỹ
thuật hình ảnh không xâm lấn duy nhất để đánh
giá đường dẫn truyền thần kinh trong thời gian
5 đến 10 phút, và có độ phân giải đủ để phát
hiện những bất thường trong nhiều đường dẫn
truyền khác nhau của não [13]. DTI giúp làm
sáng tỏ về cơ chế bệnh sinh và có thể giúp
đưa ra dự báo kết quả lâm sàng, tiên lượng
hiệu quả điều trị của nhiều bệnh lý thần kinh
trẻ em như bại não, rối loạn tăng động - giảm
chú ý, tự kỷ...
DTI trong nghiên cứu quá trình phát
triển não
Những lợi thế của DTI vượt xa thế
hệ trước của chúng trong nghiên cứu sự phát
triển của não là rất rõ ràng. Trong hai năm đầu
đời, các thông số MRI để phân biệt chất xám
và chất trắng bị đảo ngược. Trong quá trình
chuyển đổi này, MRI thường quy không thể chỉ
ra sự tương phản chính xác, nhưng DTI, hình
ảnh dựa trên cấu trúc liên kết của não là đáng
tin cậy hơn nhiều [11]. Mặc dù DTI là một công
nghệ tương đối mới, nhưng những nghiên cứu
DTI trên trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu
niên đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trên
thế giới, những kết quả nghiên cứu cung cấp
những hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình phát
triển não mà các phương pháp hình ảnh khác
không thể mang lại [1; 2]. Trong một nghiên
cứu theo dõi dọc trên 30 trẻ sơ sinh đủ tháng
để sàng lọc những phát triển bất thường của
não kết luận rằng hầu hết tăng chỉ số FA xảy ra
ở 3 giai đoạn: sự thay đổi nhanh xảy ra trong
3 - 6 tháng đầu, sau đó chậm hơn cho đến
tháng thứ 24, và gần như ổn định sau đó [11].
Các nghiên cứu khác cho thấy rằng “hầu hết
sự thay đổi hướng khuếch tán xảy ra trong 4
năm đầu của cuộc đời” [1]. Các nghiên cứu
khác thấy rằng giá trị FA ở trẻ sơ sinh cao nhất
ở vùng thể trai và thấp nhất ở vùng liên hợp
của chất trắng sâu. Nghiên cứu trên trẻ từ 8
- 12 tuổi cho thấy có thay đổi không đáng kể
khuếch tánkhông cùng hướng ở chất trắng
thuỳ trán khi so với người trưởng thành tuổi từ
20 - 31 tuổi. Sự khác nhau này gợi ý quá trình
myelin hoá diễn ra liên tục cho đến ngoài tuổi
20 [1; 14].
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 151
Nghiên cứu DTI khác về quá trình myelin
hoá của não đang phát triển, khi so sánh giữa
hai nhóm khoẻ mạnh có độ tuổi 8 - 12 và 21 -
27 tuổi đã cho kết quả thống nhất với các nhận
định trước đây về quá trình myelin hoá bắt đầu
từ những vùng sau của não tới các vùng phía
trước của não bộ [12; 14]. Các nghiên cứu này
cũng cho thấy có nhiều vùng não tăng giá trị FA
và giảm giá trị ADC trong những nhóm thanh
thiếu niên từ 13 - 19 tuổi hơn nhóm từ 8 - 12
tuổi. Hơn nữa, khi nghiên cứu mối tương quan
giữa giá trị FA và chức năng nhận thức (đo
bằng chỉ số IQ), mối tương quan dương tính
được tìm thấy ở nhiều vùng của não, hầu hết
thấy ở các sợi liên hợp hai bên, tăng theo tuổi
và vì vậy gợi ý rằng qúa trình phát triển bình
thường của đường dẫn truyền chất trắng phụ
thuộc vào vùng hoặc tổ chức sắp xếp sợi.
Cuối cùng, như đã đề cập ở trên, nhiều
nghiên cứu DTI đã phát hiện xu hướng chung
là giảm giá trị ADC và tăng giá trị FA khi não
phát triển.
Nghiên cứu rối loạn chức năng vận động
ở trẻ bại não
Bại não được định nghĩa là “một nhóm các
rối loạn vĩnh viễn của quá trình phát triển vận
động và tư thế, gây ra các hạn chế vận động
do những tổn thương không tiến triển xảy ra
trong quá trình phát triển của não ở thời kỳ
bào thai và trẻ nhỏ” [15]. Hình ảnh T1W và
T2W trên MRI thường quy được sử dụng để
đánh giá các tổn thương cấu trúc nhu mô não
ở trẻ bại não và có thể được sử dụng để lý
giải nguyên nhân hay cơ chế bệnh sinh của
bại não [16]. Tuy nhiên, rất khó để thiết lập mối
liên quan giữa tổn thương cấu trúc và mức độ
rối loạn chức năng của não [17]. Trong khi các
tổn thương não càng lớn chỉ ra mức suy giảm
chức năng càng nặng, trái lại suy giảm chức
năng nặng có thể được quan sát thấy ở trẻ có
các tổn thương nhỏ liên quan đến các vùng
não chức năng hay thậm chí ở cả những trẻ
có cấu trúc não bình thường trên MRI thông
thường [15; 18].
DTI tạo ảnh dựa trên cơ sở của sự khuếch
tán không cùng hướng (anisotropy) các phân
tử nước trong các sợi trục [8]. Sự thay đổi
khuếch tán của các phân tử nước có sự kết
hợp với sự thay đổi của myeline, đường kính,
chiều dài và sự liên tục của các sợi trục [19].
Điều này cho phép có những hiểu biết cụ thể
về giải phẫu học chất trắng, và xác định những
vùng có tính toàn vẹn thay đổi so với những trẻ
có não bộ phát triển bình thường. Sự toàn vẹn
vi cấu trúc nhu mô chất trắng của não được
đánh giá qua các thông số DTI gồm số lượng
sợi, phân số không cùng hướng (FA), và hệ số
khuếch tán biểu kiến (ADC) [19; 20]. DTI là một
phương pháp mới để có những hiểu biết sâu
hơn về bệnh sinh của bại não.
Đánh giá sự toàn vẹn bó vỏ - tuỷ (bó
tháp) ở trẻ bại não thể co cứng
Bại não liệt co cứng là thể lâm sàng hay
gặp nhất (70 - 80%), với các biểu hiện rối loạn
chức năng thần kinh trung ương do hậu quả
tổn thương tế bào vận động trên (tổn thương
hệ tháp). Bó vỏ - tuỷ (bó tháp) gồm các sợi xuất
phát từ vỏ não vận động tới tuỷ sống, chi phối
vận động chủ động các cơ chi và thân mình.
Ngay từ đầu những năm 1960, bó vỏ - tuỷ được
cho là có liên quan chính đến suy giảm chức
năng vận động ở trẻ bại não liệt cứng [21; 22].
Scheck, S.M và cộng sự khi phân tích tổng hợp
22 nghiên cứu của về bệnh lý các đường dẫn
truyền chất trắng ở trẻ bại não bằng DTI, kết
quả cho thấy bó vỏ-tuỷ (bó tháp) được nghiên
cứu chi tiết nhất (18/22) [23]. Tất cả các nghiên
cứu đều cho thấy có tổn thương bó vỏ - tuỷ so
với nhóm chứng. Mười hai nghiên cứu đánh
giá tổn thương bó vỏ - tuỷ dựa trên đánh giá
phân tích phân số không cùng hướng (FA) và
hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC) [24; 25], kết
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017152
quả mười nghiên cứu cho thấy giảm rõ rệt giá
trị FA và tăng ADC của bó vỏ - tuỷ (bó tháp) ở
trẻ bại não [23]. Nghiên cứu dựa trên phân tích
các ROI (Region of interest - ROI: vùng quan
tâm) ở một hoặc nhiều vị trí của bó vỏ - tuỷ ở
trẻ bại não cho thấy giảm chỉ số FA một cách
rõ rệt. Không có nghiên cứu nào cho thấy có
tăng chỉ số FA của bó vỏ - tuỷ ở trẻ bại não
[10; 26]. Thể tích hay số lượng sợi (Lines: số
lượng sợi) của bó vỏ - tuỷ cũng thường giảm
ở nhóm trẻ bại não khi phân tích hình ảnh DTI
bởi nhiều tác giả [26; 27]. Những kết quả như
vậy cho thấy luôn có giảm tính toàn vẹn của bó
vỏ - tuỷ (bó tháp) ở trẻ bại não so với trẻ phát
triển bình thường.
Các đường vận động khác như bó vỏ -
nhân cũng bị ảnh hưởng ở trẻ bại não, DTI
biểu hiện giảm chỉ số FA, tăng hệ số ADC phù
hợp với các biểu hiện trên lâm sàng như khiếm
khuyết về thị giác, thính giác, bất thường về
ngôn ngữ[3; 28]. Các chứng cứ của các thuỳ
mép và các đường liên hợp liên quan đến rối
loạn vận động trong bại não còn nhiều tranh
cãi [29].
Đánh giá mối tương quan giữa mức độ
tổn thương đường vận động với biểu hiện
lâm sàng
Việc chẩn đoán chính xác thể bại não và
bệnh nguyên có ý nghĩa then chốt để đưa ra
chiến lược điều trị phù hợp cho bệnh nhân,
cũng như tiên lượng kết quả điều trị. Chang
MC và cộng sự cho thấy có sự khác nhau rõ
rệt của các chỉ số FA, ADC giữa các thể lâm
sàng khác nhau, bại não thể liệt cứng tứ chi có
chỉ số FA thấp và hệ số ADC cao hơn thể bại
não liệt cứng hai chi [30]. Sự bất cân xứng về
phân số không cùng hướng (FA), độ khuếch
tán trung bình (MD) và số lượng sợi bó tháp
giữa bên lành và bên tổn thương cũng được
chứng minh ở bại não trẻ co cứng liệt nửa
người (Hình 1) [30; 31]. Sự bất cân xứng giá trị
FA của bó vỏ - tuỷ (bó tháp) có mối liên quan
với suy giảm khả năng chức năng vận động,
cảm giác trên lâm sàng [31].
Sử dụng các chỉ số DTI của bó vỏ - tuỷ như phân số không cùng hướng (FA); hệ số khuếch
tán biểu kiến (ADC); số lượng sợi (Lines) kết hợp với thang điểm GMFCS (Gross Motor Function
Classification System - GMFCS: thang đánh giá chức năng vận động thô) để tìm mối tương quan
giữa tổn thương bó vỏ - tuỷ và mức độ nặng rối loạn chức năng vận động, so sánh giữa các thể lâm
sàng (liệt nửa người, liệt hai chi và liệt tứ chi) từ các nguyên nhân khác nhau [24; 32]. Lee DJ và
Bán cầu não FA
ADC
(0,001 mm2/s)
Lines FL (mm)
Bó tháp phải 0,389 1,053 286 108,33
Bó tháp trái 0,357 1,213 83 57,98
Hình 1: Hình ảnh MRI sọ não khuếch tán của bệnh nhân Bại
não liệt cứng nửa người phải
Bó tháp trái (màu đỏ) bị cắt cụt từ vùng vỏ vận động 4, 6 tới cánh tay
sau bao trong. Số lượng sợi, chiều dài sợi bên trái giảm, chỉ số FA
giảm và ADC tăng so với bên phải (màu vàng).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 153
cộng sự, Trivedi R và cộng sự cho thấy có mối
liên quan chặt chẽ giữa FA của bó vỏ - tuỷ với
GMFCS ở những trẻ bại não thể liệt co cứng
hai chi dưới với P < 0,03 [32], bại não liệt co
cứng tứ chi với P < 0,001 [28], cũng như bại
não liệt cứng nửa người [33].
Đánh giá hiệu quả điều trị và tiên lượng
lâm sàng
Rất nhiều nghiên cứu còn cho thấy các chỉ
số DTI có thể được sử dụng như một chỉ số
sinh học để dự đoán kết quả lâm sàng và đánh
giá hiệu quả điều trị ở trẻ bại não [2; 34; 35].
Các nghiên cứu còn cho thấy có sự giảm giá
trị không cùng hướng (FA) và số lượng sợi bó
vỏ - tuỷ ở thời kỳ đầu thơ ấu trước khi các triệu
chứng lâm sàng biểu hiện. Khi phân tích so
sánh giữa bên bị ảnh hưởng nặng hơn và bên
ít ảnh hưởng ở trẻ bại não thể liệt nửa người
cho thấy giảm rõ rệt số lượng sợi và FA, tăng
chỉ số ADC bên bị ảnh hưởng nặng so với bên
ít ảnh hưởng ở cả hai thời điểm bắt đầu đánh
giá và sau thời gian theo dõi (P < 0,05).
Các tác giả sử dụng thang điểm GMFCS
và các chỉ số DTI ( FA và ADC) của toàn bộ bó
vỏ-tuỷ (bó tháp) để phân tích so sánh sự tiến
bộ lâm sàng sau can thiệp Phục hồi chức năng
[10]. Trievdi R và cộng sự khi nghiên cứu hiệu
quả điều trị kết hợp tiêm Botulinum toxin nhóm
A với phục hồi chức năng cho trẻ bại não thể
liệt tứ chi cho thấy chỉ số FA của bó vỏ - tuỷ
tăng sau điều trị [10]. Holmstrom L, và cộng sự
sử dụng chỉ số FA của bó tháp và chỉ số vận
động của chi trên để đánh giá hiệu quả điều trị,
tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa sự tiến
bộ sau điều trị và chỉ số FA bên bị ảnh hưởng
và bên đối diện ở trẻ bại não liệt co cứng nửa
người [36].
III. KẾT LUẬN
DTI sọ não trong Nhi khoa là chủ đề nghiên
cứu rất tích cực trên thế giới. Hơn nữa, xác
định đường đi của các sợi thần kinh bằng
phương pháp DTI cho phép chúng ta có thêm
những kiến thức về giải phẫu thần kinh của
chất trắng và cách lập lên các bản đồ về các
đường dẫn truyền thần kinh ở não bộ người.
Những kiến thức thu được từ những nỗ lực
nghiên cứu sẽ giúp chúng ta nâng cao hiểu
biết về sự phát triển của não bình thường,
cũng như những bất thường của não và cho
phép chúng ta khám phá cơ sở sinh lý bệnh
hình thành các bệnh lý thần kinh. Do vậy, DTI
có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực chẩn đoán
và nghiên cứu, tìm ra mối tương quan giữa tổn
thương cấu trúc đặc hiệu và các rối loạn chức
năng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Snook, L., et al (2005). Diffusion tensor
imaging of neurodevelopment in children and
young adults. Neuroimage. 26, 1164 - 1173.
2. Roze, E., et al (2015). Neonatal DTI early
after birth predicts motor outcome in preterm
infants with periventricular hemorrhagic
infarction. Pediatr Res. 78.
3. Wakana, S., et al (2004). Fiber tract-
based atlas of human white matter anatomy.
Radiology. 230, 77 - 87.
4. Ashtari, M., et al (2005). Attention-
deficit/hyperactivity disorder: a preliminary
diffusion tensor imaging study. Biol Psychiatry.
57, 448 - 455.
5. Moseley, M.E., et al (1990). Diffusion-
weighted MR imaging of anisotropic water
diffusion in cat central nervous system.
Radiology. 176, 439 - 445.
6. Filler, A (2009). Magnetic resonance
neurography and diffusion tensor imaging:
origins, history, and clinical impact of the first
50,000 cases with an assessment of efficacy
and utility in a prospective 5000-patient study
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017154
group. Neurosurgery. 65, A29 - 43.
7. Crespigny, A.J., et al (1993). Rapid
MR imaging of a vascular challenge to focal
ischemia in cat brain. J Magn Reson Imaging.
3, 475 - 481.
8. Cascio, C.J., G. Gerig, and J. Piven
(2007). Diffusion tensor imaging: Application to
the study of the developing brain. J Am Acad
Child Adolesc Psychiatry. 46, 213 - 223.
9. Mukherjee, P. and R.C. McKinstry
(2006). Diffusion tensor imaging and
tractography of human brain development.
Neuroimaging Clin N Am. 16, 19 - 43, vii.
10. Trivedi, R., et al (2008). Treatment-
induced plasticity in cerebral palsy: a diffusion
tensor imaging study. Pediatr Neurol. 39, 341
- 349.
11. Mukherjee, P., et al (2001). Normal brain
maturation during childhood: developmental
trends characterized with diffusion-tensor MR
imaging. Radiology. 221.
12. Klingberg, T., et al (1999). Myelination
and organization of the frontal white matter
in children: a diffusion tensor MRI study.
Neuroreport. 10, 2817 - 2821.
13. Huppi, P.S., et al (2001). Microstructural
brain development after perinatal cerebral
white matter injury assessed by diffusion tensor
magnetic resonance imaging. Pediatrics. 107.
14. Yoshida, S., et al (2013). Diffusion
tensor imaging of normal brain development.
Pediatr Radiol. 43, 15 - 27.
15. Rosenbaum, P., et al (2007). A report:
the definition and classification of cerebral
palsy April 2006. Dev Med Child Neurol Suppl.
109, 8 - 14.
16. Krageloh-Mann, I. and V. Horber
(2007). The role of magnetic resonance
imaging in elucidating the pathogenesis of
cerebral palsy: a systematic review. Dev Med
Child Neurol. 49, 144 - 151.
17. Arnfield, E., A. Guzzetta, and R. Boyd
(2013). Relationship between brain structure
on magnetic resonance imaging and motor
outcomes in children with cerebral palsy: a
systematic review. Res Dev Disabil. 34, 2234
- 2250.
18. Miller, J.H., et al (2003). Diffusion-
tensor MR imaging of normal brain maturation:
a guide to structural development and
myelination. AJR Am J Roentgenol. 180.
19. Pannek, K., et al (2014). Assessment
of the structural brain network reveals altered
connectivity in children with unilateral cerebral
palsy due to periventricular white matter
lesions. Neuroimage Clin. 5, 84-92.
20. Basser, P.J. and C. Pierpaoli (1996).
Microstructural and physiological features of
tissues elucidated by quantitative-diffusion-
tensor MRI. J Magn Reson B, 1996. 111, 209
- 219.
21. Banker, B.Q. and J.C. Larroche
(1962). Periventricular leukomalacia of infancy.
A form of neonatal anoxic encephalopathy.
Arch Neurol. 7, 386 - 410.
22. Hoon, A.H., Jr., et al (2002). Diffusion
tensor imaging of periventricular leukomalacia
shows affected sensory cortex white matter
pathways. Neurology. 59, 752 - 756.
23. Scheck, S.M., R.N. Boyd, and S.E.
Rose (2012). New insights into the pathology
of white matter tracts in cerebral palsy from
diffusion magnetic resonance imaging: a
systematic review. Dev Med Child Neurol. 54,
684 - 496.
24. Glenn, O.A., et al (2007). Diffusion
tensor MR imaging tractography of the
pyramidal tracts correlates with clinical motor
function in children with congenital hemiparesis.
AJNR Am J Neuroradiol. 28, 1796 - 1802.
25. Koerte, I., et al (2011). Anisotropy of
transcallosal motor fibers indicates functional
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
TCNCYH 108 (3) - 2017 155
impairment in children with periventricular
leukomalacia. Dev Med Child Neurol. 53, 179
- 186.
26. Yoshida, S., et al (2010). Quantitative
diffusion tensor tractography of the motor and
sensory tract in children with cerebral palsy.
Dev Med Child Neurol. 52, 935 - 940.
27. Son, S.M., et al (2007). Diffusion tensor
imaging demonstrates focal lesions of the
corticospinal tract in hemiparetic patients with
cerebral palsy. Neurosci Lett. 420, 34 - 38.
28. Trivedi, R., et al (2010). Correlation
of quantitative sensorimotor tractography with
clinical grade of cerebral palsy. Neuroradiology.
52, 759 - 765.
29. Rose, S., et al (2011). MRI structural
connectivity, disruption of primary sensorimotor
pathways, and hand function in cerebral palsy.
Brain Connect. 1, 309 - 316.
30. Chang, M.C., et al (2012). Diffusion
tensor imaging demonstrated radiologic
differences between diplegic and quadriplegic
cerebral palsy. Neurosci Lett. 512, 53 - 58.
31. Bleyenheuft, Y., et al (2007).
Corticospinal dysgenesis and upper-limb
deficits in congenital hemiplegia: a diffusion
tensor imaging study. Pediatrics. 120, e1502 -
1511.
32. Lee, J.D., et al (2011). Motor
pathway injury in patients with periventricular
leucomalacia and spastic diplegia. Brain. 134,
1199 - 1210.
33. Partridge, S.C., et al (2004). Diffusion
tensor imaging: serial quantitation of white
matter tract maturity in premature newborns.
Neuroimage. 22.
34. Son, S.M., et al (2009). Diffusion tensor
tractography can predict hemiparesis in infants
with high risk factors. Neurosci Lett. 451, 94 -
97.
35. Jaspers, E., et al (2015). The
Corticospinal Tract: A Biomarker to Categorize
Upper Limb Functional Potential in Unilateral
Cerebral Palsy. Front Pediatr.3, 112.
36. Holmstrom, L., et al (2011). Diffusion
MRI in corticofugal fibers correlates with hand
function in unilateral cerebral palsy. Neurology.
77, 775 - 778.
Summary
NEW INSIGHTS INTO THE FUNCTION OF THE BRAIN IN
CHILDREN WITH DIFFUSION TENSOR IMAGING
Diffusion Tensor Imaging (DTI) is a relatively new form of brain imaging to measure the diffusion
of water molecules within white matter tracts (axons) in the brain. Due to myelination, axonal
thickening, and/or increased fiber organization, this diffusion normally becomes more anisotropic
(restricted to one directional axis) as the brain matures. Color - coded brain tractography maps
produced with DTI enable researchers to study tract organization and quantify levels of anisotropy
in different brain regions. DTI is a particularly useful technology for studying the developing brain,
as it can distinguish between gray and white matter in the first two years of life-a capacity which
traditional MRI lacks. This new tool may shed light on neural tract involvement in a variety of cognitive
and psychiatric disorders, such as cerebral palsy, and Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder.
Key words: Diffusion tensor imaging, crebral palsy in children.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 928_1999_1_sm_2347_2185860.pdf