Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa thiên - Huế

Tài liệu Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa thiên - Huế: Xó hội học, số 1(113), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 77Sự kiện - Nhận định Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa thiên - Huế1 Vũ Mạnh Lợi* Đánh giá cao vị trí và vai trò của Thừa Thiên - Huế trong lịch sử và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ấn t−ợng của tỉnh trong hơn 20 năm Đổi Mới, ngày 25/5/2009 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Kết luận số 48-KL/TƯ, trong đó nhấn mạnh: Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung −ơng trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả n−ớc về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất l−ợng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả n−ớc và khu vực các n−ớc Đông N...

pdf7 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 1(113), 2011 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 77Sự kiện - Nhận định Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa thiên - Huế1 Vũ Mạnh Lợi* Đánh giá cao vị trí và vai trò của Thừa Thiên - Huế trong lịch sử và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ấn t−ợng của tỉnh trong hơn 20 năm Đổi Mới, ngày 25/5/2009 Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Kết luận số 48-KL/TƯ, trong đó nhấn mạnh: Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung −ơng trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả n−ớc về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất l−ợng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả n−ớc và khu vực các n−ớc Đông Nam Châu á; có quốc phòng, an ninh đ−ợc tăng c−ờng, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc, có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đ−ợc nâng cao rõ rệt, có đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đ−ợc cải thiện. Kết luận này cũng phản ánh nguyện vọng của nhân dân và cán bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế trong b−ớc đ−ờng phát triển tiếp theo. Thừa Thiên - Huế có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc biến tầm nhìn nói trên thành hiện thực. Đồng thời, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn cần phải v−ợt qua để thực hiện thành công chủ tr−ơng này. Trong bối cảnh đó, việc xác định rõ các vấn đề xã hội và việc tìm kiếm giải pháp đột phá giúp giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội trong mối quan hệ hữu cơ với các vấn đề kinh tế, văn hóa, và môi tr−ờng của Thừa Thiên - Huế là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt. Bài viết này trình bày một số yếu tố thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững, để Thừa Thiên - Huế đóng vai trò ngày càng to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của khu vực miền Trung và trở thành thành phố trực thuộc trung −ơng. I. Những yếu tố thuận lợi Thừa Thiên - Huế có nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và văn hóa thuận lợi, tạo nền tảng cho sự thúc đẩy phát triển xã hội của địa ph−ơng một cách bền vững theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Những yếu tố thuận lợi cơ bản về mặt xã hội bao gồm: 1. ý chí chính trị thống nhất ý chí chính trị thống nhất giữa lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh với ý chí chính ∗ PGS.TS. Viện Xã hội học 1 Bài viết dựa trên kết quả của Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà n−ớc "Luận cứ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2011-2020 theo h−ớng phát triển bền vững" do Viện Khoa học xã hội Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp thực hiện trong 2 năm 2009-2010. Những thuận lợi và thách thức trong phát triển... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 78 trị của cấp của Trung −ơng Đảng và Chính phủ là điều kiện rất thuận lợi đầu tiên đối với Thừa Thiên - Huế nh− đã nêu trong Kết luận 48-KL/TƯ của Bộ Chính trị. Trong Kết luận đó đã nhấn mạnh tới mục tiêu đ−a Thừa Thiên - Huế trở thành "trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả n−ớc về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất l−ợng cao" (Kết luận 48-KL/TƯ). 2. Thành tựu của 20 năm Đổi Mới Nhờ những thành tựu của hơn 20 năm Đổi Mới, môi tr−ờng kinh tế - xã hội hiện nay đang rất thuận lợi cho sự phát triển cất cánh của Thừa Thiên - Huế. Tăng tr−ởng kinh tế trong giai đoạn 1991 - 2005 trung bình đạt 8,4%/năm, đặc biệt những năm gần đây mức tăng tr−ởng còn cao hơn (năm 2006 là 13,4% và năm 2007 là 13,6%)(Viện CLPT, Bộ KHĐT, Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, trang 331). Trong 10 năm từ 1999 đến 2008, tốc độ đô thị hóa ở Thừa Thiên - Huế diễn ra khá nhanh, tỷ lệ dân c− đô thị tăng từ 28,5% năm 1999 lên 35% vào năm 2008 (NGTK Thừa Thiên - Huế 2008: 57), cao hơn khá nhiều tỷ lệ dân c− đô thị của vùng (theo số liệu năm 2007, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung có tỷ lệ dân c− đô thị là 21,9% trong khi Thừa Thiên - Huế có tỷ lệ này là 31,43%). Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội ở cả khu vực đô thị và nông thôn đ−ợc cải thiện rất nhiều. TT Huế cũng có nhiều thành tựu trong xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 12% năm 2008, và 16 xã nghèo đã đ−ợc chuyển khỏi danh sách thuộc Ch−ơng trình 135 (www.vtv.vn). Đời sống của nhân dân trong tỉnh nhìn chung đ−ợc nâng cao đáng kể trong 10 năm qua. Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội này đã tạo ra môi tr−ờng rất thuận lợi cho sự phát triển tiếp theo của tỉnh. 3. Đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân đã tích lũy đ−ợc nhiều kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội qua 20 năm Đổi Mới Những thành tựu nêu trên là kết quả của những nỗ lực của cán bộ chính quyền, các cơ quan Đảng, các ban ngành, đoàn thể, và của toàn dân trong tỉnh. Cũng nh− ở các địa ph−ơng khác Việt Nam, sự phát triển của Thừa Thiên - Huế trong những năm qua không phải chỉ có những câu chuyện thành công. Đằng sau bức tranh chung về phát triển kinh tế - xã hội nêu trên là rất nhiều khó khăn, thách thức, cả chủ quan lẫn khách quan, mà cán bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế đã và đang phải tìm cách khắc phục. Trong quá trình đó, đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, các đoàn thể, và nhân dân đã tích lũy đ−ợc những kinh nghiệm cả trong quản lý lẫn trong các hoạt động thực tiễn. Đây là vốn tri thức rất quan trọng cho sự phát triển tiếp theo trong t−ơng lai của Thừa Thiên - Huế. 4. Truyền thống văn hóa đặc sắc Truyền thống lâu đời của văn hóa địa ph−ơng, đặc biệt là văn hóa Huế, là chất kết dính sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân và các dân tộc trong tỉnh. Đặc biệt ng−ời dân Thừa Thiên - Huế có lối sống thanh tao, lịch sự, mang đậm nét đặc tr−ng của văn hóa Huế. Sự đoàn kết về mặt văn hóa là tiền đề rất quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững về mặt xã hội. Tuy nhiên, việc phát huy các mặt tích cực Vũ Mạnh Lợi 79 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn của truyền thống văn hóa trong điều kiện mới đòi hỏi t− duy và cách làm năng động, sáng tạo, và sự hiểu biết sâu sắc bối cảnh phát triển chung rộng lớn hơn của khu vực Trung Bộ, của cả n−ớc, vùng Đông Nam á, và thế giới. 5. Truyền thống cách mạng vẻ vang Truyền thống cách mạng vẻ vang là niềm tự hào của các thế hệ nhân dân trong tỉnh, và cũng là nguồn lực phi vật chất quý báu mà nếu biết khai thác có thể đem lại những lợi ích kinh tế và xã hội không nhỏ. Nhân dân Thừa Thiên - Huế đã chịu nhiều hy sinh, mất mát, và đã lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Truyền thống cách mạng vẻ vang này là mẫu số chung đóng góp vào sự đoàn kết xã hội - điều kiện cần thiết đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Những di tích cách mạng ở khắp nơi trong tỉnh có thể là nền móng cho sự phát triển ngành du lịch về lịch sử và truyền thống cách mạng. Hoạt động này vừa có thể đóng góp thực tế cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, vừa góp phần giáo dục thế hệ trẻ trong n−ớc và giới thiệu về lịch sử của địa ph−ơng với các du khách gần xa. 6. Nhân dân cần cù lao động, có truyền thống hiếu học, và có nhiều kinh nghiệm trong giao l−u quốc tế cả trong lịch sử lẫn trong thời kỳ Đổi Mới Đây là tiền đề rất quan trọng cho sự phát triển nguồn lực con ng−ời với chất l−ợng cao, đủ sức cạnh tranh thành công trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 7. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa, và di tích cách mạng, nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên Thừa Thiên - Huế có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, và di tích cách mạng, trong đó có 2 di sản văn hóa thế giới đ−ợc UNESCO công nhận là quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Ng−ời dân Thừa Thiên - Huế còn là chủ nhân của nhiều sản di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nh− các cung điện, lăng tẩm, đền chùa, nhà r−ờng, nghệ thuật ẩm thực, cây cảnh, nghi lễ, lễ hội, nghệ thuật dân gian, nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ tinh xảo. Thừa Thiên - Huế có nhiều bãi biển và danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp. Đó là những tài sản vô giá tạo cơ sở rất thuận lợi cho công nghiệp du lịch, thúc đẩy giao l−u quốc tế. 8. Tính đa dạng về đặc điểm địa lý và sinh thái Thừa Thiên - Huế có đặc điểm địa lý và sinh thái phong phú, nếu khéo khai thác cho phát triển thì đây là nguồn lực tự nhiên rất quan trọng cho phát triển nói chung, và phát triển xã hội nói riêng. II. Thách thức Sự phát triển bền vững về xã hội của Thừa Thiên - Huế hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh sự phát triển bền vững về xã hội của Việt Nam nói chung, hiện nay và trong t−ơng lai gần Thừa Thiên - Huế đang phải đối mặt với những thách thức lớn về xã hội sau: Những thuận lợi và thách thức trong phát triển... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 80 1. Sự tụt hậu về chất l−ợng cuộc sống so với các n−ớc khác trên thế giới ở cấp độ quốc gia, sự tụt hậu này có thể nhận thấy ngay khi so sánh với các quốc gia ở Đông Nam á và Đông á. Về mặt xã hội, sự tụt hậu này là nguyên nhân dân đến việc nhiều hệ lụy xã hội nh−: chảy máu chất xám, chảy máu nguồn lực, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, hiện t−ợng lấy chồng ng−ời n−ớc ngoài, hoặc tâm lý chuộng ngoại, gia tăng sự không hài lòng về mức độ phát triển kinh tế trong n−ớc (mặc dù tốc độ phát triển kinh tế có thể nhanh), làm tăng thêm nguy cơ mất lòng tin, mất đoàn kết xã hội. ở Thừa Thiên - Huế, nơi có mức độ giao l−u quốc tế rất cao, sự tụt hậu về chất l−ợng cuộc sống của ng−ời dân trong tỉnh trong so sánh với những du khách đến từ n−ớc khác (th−ờng là những ng−ời khá giả ở n−ớc họ) lại càng khiến cho các tác động về tâm lý đến ng−ời dân mạnh mẽ thêm. Nâng cao chất l−ợng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách về chất l−ợng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh trong t−ơng quan với cả n−ớc và các n−ớc khác trong khu vực có tầm quan trọng chiến l−ợc trong việc bảo đảm tính bền vững của phát triển ở Thừa Thiên - Huế. 2. Di sản chiến tranh nặng nề Trong chiến tranh, Thừa Thiên - Huế đã cống hiến cho dân tộc rất nhiều anh hùng, liệt sỹ và cũng chịu rất nhiều tổn thất lớn lao về ng−ời, tài sản, và môi tr−ờng. Ngày nay, hơn 30 năm sau chiến tranh song những tàn tích của chiến tranh vẫn tác động đến nhiều gia đình và cộng đồng ở Thừa Thiên - Huế (gia đình các mẹ liệt sỹ, nguời già cô đơn do con tử nạn trong chiến tranh, ng−ời tàn tật là nạn nhân chiến tranh hay bom mìn còn sót lại, các chất độc hại của chiến tranh, v.v), vẫn tiếp tục tạo ra những khó khăn cho công cuộc phát triển xã hội ở địa ph−ơng. Theo số liệu của Sở LĐ-TB-XH năm 2008, Thừa Thiên - Huế có 28.559 ng−ời có công với n−ớc và thân nhân của ng−ời có công, và 20.496 ng−ời thuộc diện h−ởng trợ cấp xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP. Bảo đảm an sinh xã hội cho số l−ợng lớn ng−ời dân trong bối cảnh nguồn lực của tỉnh hạn chế là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển xã hội của địa ph−ơng. 3. Khác biệt xã hội và khác biệt giàu nghèo Đối với Thừa Thiên - Huế, khoảng cách về chất l−ợng cuộc sống giữa các vùng trong tỉnh trong quá trình phát triển có thể dẫn đến làn sóng di c− lớn khó kiểm soát khỏi các khu vực nghèo, sự chảy máu chất xám sang các vùng phát triển hơn khác trong n−ớc và n−ớc ngoài, sự đô thị hóa quá mức trong thời gian ngắn, sự phá hoại tài nguyên rừng, nguồn n−ớc, và các tài nguyên thiên nhiên khác. Tất cả những điều này có thể dẫn đến xói mòn sự đồng thuận xã hội có đ−ợc từ truyền thống lịch sử văn hóa chung của các tầng lớp nhân dân và các dân tộc trong tỉnh, gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Ngoài ra, còn có những khác biệt xã hội quan trọng nh− phân hóa giàu - nghèo, khác biệt giữa miền núi - nông thôn và đô thị, và giữa ng−ời dân tộc thiểu số và ng−ời Kinh. Tuy Thừa Thiên - Huế có những thành tựu không thể phủ nhận trong những năm Đổi Mới, song về cơ bản vẫn là tỉnh có nhiều ng−ời nghèo. Toàn tỉnh có 119 xã nông thôn (24 ph−ờng, 9 thị trấn) thì có đến 55 xã nghèo thuộc Ch−ơng trình 135 (16 xã) hoặc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, nghĩa là có đến gần một nửa số xã nông thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chênh lệch giàu - nghèo của Thừa Thiên - Huế cũng rất lớn. Theo Vũ Mạnh Lợi 81 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Điều tra Mức sống Hộ gia đình 2006, mức sống của 20% hộ giàu nhất cao gấp 6,42 lần mức sống của 20% hộ nghèo nhất. Khoảng cách này thuộc loại cao nhất vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (12 tỉnh), còn cao hơn khoảng cách giàu - nghèo ở Đà Nẵng (và cả TP HCM), nơi khoảng cách này chỉ là 5,58 lần, trong khi thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng của Đà Nẵng cao hơn Thừa Thiên-Huế đến 1,6 lần (853 nghìn đồng/ng−ời/tháng ở Đà Nẵng so với 517 nghìn đồng/ng−ời/tháng ở Thừa Thiên - Huế). Những con số này cho thấy việc thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, xóa đói giảm nghèo tiếp tục là thách thức nghiêm trọng đối với Thừa Thiên - Huế trong sự nghiệp xây dựng con đ−ờng phát triển bền vững về kinh tế và xã hội. Khác biệt xã hội giữa nông thôn và đô thị có thể khoét sâu thêm khoảng cách phát triển giữa hai vùng trong quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa. Đây là thách thức chung của các xã hội đang ở b−ớc đầu của quá trình hiện đại hóa. Thừa Thiên - Huế cần có b−ớc đi phù hợp, đảm bảo phát triển hài hòa khu vực nông thôn và đô thị, đặc biệt là ở hai huyện miền núi là Nam Đông và A L−ới, làm điều kiện cần thiết cho sự phát triển bền vững chung của tỉnh. Khác biệt giữa ng−ời Kinh và các dân tộc thiểu số cũng là yếu tố quan trọng cần tính tới trong bài toán phát triển bền vững Thừa Thiên - Huế. Theo số liệu thống kê năm 2007 (Viện CLPT, Bộ KHĐT, Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, trang 330) Thừa Thiên - Huế có tổng dân số là 1.150,9 nghìn ng−ời, trong đó ng−ời dân tộc thiểu số chỉ chiếm 3,9%, bao gồm các nhóm dân tộc chính nh− Cơ tu, Tà ôi, Pa hy, Pa cô, và Vân Kiều. Tuy nhiên, đại đa số ng−ời DTTS sống ở các xã nghèo vùng cao và vùng biên giới của tỉnh. Ng−ời DTTS chiếm đến 90% số hộ ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc Ch−ơng trình 135 (Tổng Điều tra Nông nghiệp và nông thôn 2006). Khoảng cách phát triển quá lớn giữa ng−ời Kinh và ng−ời DTTS trong tỉnh cũng là trở ngại rất lớn cho phát triển bền vững Thừa Thiên - Huế. Nếu không giải quyết tốt việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa ng−ời Kinh và ng−ời DTTS, chẳng những mục tiêu phát triển theo định h−ớng XHCN để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho tất cả các dân tộc trong n−ớc không đạt đ−ợc, mà yếu tố dân tộc còn có thể bị kẻ xấu lợi dụng phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, gây bất ổn định an ninh trật tự xã hội, đặc biệt là an ninh vùng biên giới của tỉnh, đe doạ sự phát triển bền vững của tỉnh nói riêng, và của Việt Nam nói chung. Những khác biệt xã hội giữa các nhóm nêu trên có thể có hàm ý quan trọng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa. Nếu không thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nhóm theo các chiều cạnh nêu trên, chẳng những các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh không đạt đ−ợc, mà còn có thể khiến tỉnh Thừa Thiên - Huế có thể phải đối mặt với những bất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 4. Hạn chế của nguồn nhân lực (nhất là cán bộ quản lý các cấp) so với yêu cầu phát triển Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chất l−ợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công của ch−ơng trình quốc gia về phát triển bền vững (bên Những thuận lợi và thách thức trong phát triển... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 82 cạnh các yếu tố khác nh− vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng, v.v..). Sự yếu kém của nguồn nhân lực, vì vậy, là thách thức rất lớn cho Việt Nam nói chung, và cho Thừa Thiên - Huế nói riêng. Các báo cáo tổng kết của các sở/ban/ngành của tỉnh đều cho thấy năng lực cán bộ thấp chính là rào cản lớn cho sự phát triển của ngành. ở Thừa Thiên - Huế, trong khi Huế là trung tâm văn hóa lớn của cả n−ớc, hội tụ nhiều chuyên gia giỏi ở nhiều ngành thì ở các vùng nông thôn rộng lớn vẫn còn tới 20% cán bộ chủ chốt cấp xã (Bí th− Đảng ủy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã) chỉ có trình độ học vấn THCS hoặc tiểu học, con số này ở các xã thuộc Ch−ơng trình 135 lên đến 45%. 45% cán bộ chủ chốt cấp xã ở nông thôn trong toàn tỉnh ch−a qua bất cứ một lớp đào tạo về chuyên môn kỹ thuật nào ngoài tr−ờng phổ thông (Tổng Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản 2006). Số l−ợng nữ làm cán bộ chủ chốt ở cấp xã chỉ có 3,57%. Hộp 1. Hạn chế về nguồn nhân lực ở Thừa Thiên Huế Công tá c bổ nhiệm cán bộ còn nhiều thiếu sót, chất l−ợng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn ch−a đáp ứng yêu cầu. Một bộ phận cán bộ, công chức buông lỏng trá ch nhiệm, suy tho iá phẩm chất, đạo đức, lối sống. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ch−a ngang tầm với nhiệm vụ; chất l−ợng công chức ch−a đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cán bộ, công chức xã, ph−ờng, thị trấn ch−a đạt yêu cầu về trình độ theo quy định, có 581/1132 cán bộ (chiếm 51,3%) công chức cấp xã ch−a đạt chuẩn. Nhiều chế độ, chính sá ch đối với công chức ch−a phù hợp, ch−a tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc cải cách. Việc nhận xét, đánh giá cán bộ để phục vụ cho công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại còn nhiều bất cập. Trích "Những chuyển biến tích cực về cải cách hành chính ở Thừa Thiên - Huế" của tác giả La Đình Mão, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, 2008, caicachhanhchinh.gov.vn/Uploads/News/2555/attachs/vi.bai%205.doc 5. Những vấn đề xã hội và môi tr−ờng Việc giải quyết các vấn đề xã hội - con ng−ời trong mối quan hệ hài hòa với phát triển kinh tế và bảo vệ môi tr−ờng là điều có tính quyết định đối với sự phát triển bền vững Thừa Thiên - Huế. Đói nghèo, thiếu việc làm, quản lý yếu kém, nền đạo đức xuống cấp, ý thức về trách nhiệm xã hội suy giảm th−ờng là bạn đồng hành của nạn khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tận diện. Hiện nay nguồn lực tài nguyên thiên nhiên hạn chế của Thừa Thiên - Huế ch−a đ−ợc bảo vệ và sử dụng theo cách thúc đẩy phát triển bền vững. Nhiều vụ phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, khai thác cát bừa bãi trên các con sông, sự ganh đua nhau xây dựng lăng mộ to, chiếm nhiều tài nguyên đất và sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên, việc th−ơng mại hóa quá mức các di tích lịch sử và văn hóa... là những thí dụ cho thấy những tác động qua lại giữa vấn đề phát triển kinh tế với các khía cạnh xã hội, môi tr−ờng, và văn hóa. 6. Những biến đổi của hệ thống giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa Những biến đổi của hệ thống giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập, công nghiệp hóa có thể làm xói mòn sự đoàn kết xã hội và sự đồng thuận xã hội vốn dựa Vũ Mạnh Lợi 83 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn trên hệ thống giá trị đề cao lợi ích cộng đồng, tập thể, hệ thống giá trị trọng nghĩa, trọng sỉ, các giá trị hôn nhân và gia đình gia tr−ởng. Trong khi có nhiều giá trị mới tiến bộ nảy sinh và phát triển, nh− các giá trị về dân chủ, bình đẳng và bình đẳng giới... thì cũng có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp có nguy cơ bị mai một. Các loại hình hoạt động văn hóa và nghệ thuật truyền thống có nguy cơ không hấp dẫn đ−ợc giới trẻ tr−ớc sự xâm lấn mạnh mẽ của văn hóa fast food (thức ăn nhanh), MTV và nhạc rock, phim hành động, các sản phẩm văn hóa tình dục ph−ơng Tây... Tinh thần thực dụng và chủ nghĩa cá nhân đi kèm với kinh tế thị tr−ờng đang thách thức nhiều quan niệm về giá trị truyền thống. Xung đột về giá trị giữa các thế hệ, trong và ngoài gia đình, nhất là giữa thế hệ trẻ và các thế hệ lớn tuổi hơn, có thể gây trở ngại trong nỗ lực kế thừa và phát triển các tinh hoa của văn hóa dân tộc. Tài liệu tham khảo 1. Viện CLPT, Bộ KHĐT, Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, trang 331 2. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. Niên Giám Thống kê Thừa Thiên - Huế 2008. Huế. www.vtv.vn 3. Sở LĐ-TB-XH. 2008. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008, Dự kiến kế hoạch phát triển về lao động - th−ơng binh và xã hội năm 2009. Huế, Số 758/BC- LĐTBXH 11 tháng 7 năm 2008. 4. Tổng cục Thống kê. 2006. Tổng Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản 2006. Đĩa số liệu tổng hợp. 5. La Đình Mão, Giám đốc sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế. 2008. Những chuyển biến tích cực về cải cách hành chính ở Thừa Thiên - Huế. caicachhanhchinh.gov.vn/Uploads/News/2555/attachs/vi.bai%205.doc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_1_2011_vumanhloi_7859.pdf