Tài liệu Những thay đổi trong các cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay - Nguyễn Hoà Bình: Cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệpvà thuỷ sản (viết tắt là TĐTNTNN & TS) theoQuyết định số: 1785/QĐ - TTg ngày 27 tháng
9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ vào năm
2011 là cuộc Tổng điều tra lần thứ 4 được tổ chức
ở nước ta; các cuộc Tổng điều tra trước đó được tiến
hành vào các năm: 1994, 2001 và 2006. So với
TĐTNN ở nhiều nước cuộc TĐTNTNN & TS ở Việt
Nam không chỉ là cuộc điều tra chuyên ngành về
nông nghiệp, mà còn bao gồm cả lĩnh vực lâm
nghiệp và thuỷ sản; phạm vi, đơn vị điều tra không
những gồm các hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở
khu vực thành thị mà còn bao gồm toàn bộ các hộ
(nông nghiệp và phi nông nghiệp) ở khu vực nông
thôn. So sánh các cuộc TĐTNTNN & TS ở nước ta
trong 16 năm qua thì cuộc Tổng điều tra năm 1994
là cuộc điều tra đầu tiên nên khó khăn cũng nhiều
nhất, ngành Thống kê lúc đó còn hiểu biết rất ít về
cuộc điều tra này. Tuy vậy, với phương châm vừa
học, vừa làm, ngay từ năm 1990 Vụ Nông - Lâm
nghiệp - Thuỷ sản (nay là Vụ Thống kê Nông, Lâ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những thay đổi trong các cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản ở Việt Nam từ năm 1994 đến nay - Nguyễn Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệpvà thuỷ sản (viết tắt là TĐTNTNN & TS) theoQuyết định số: 1785/QĐ - TTg ngày 27 tháng
9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ vào năm
2011 là cuộc Tổng điều tra lần thứ 4 được tổ chức
ở nước ta; các cuộc Tổng điều tra trước đó được tiến
hành vào các năm: 1994, 2001 và 2006. So với
TĐTNN ở nhiều nước cuộc TĐTNTNN & TS ở Việt
Nam không chỉ là cuộc điều tra chuyên ngành về
nông nghiệp, mà còn bao gồm cả lĩnh vực lâm
nghiệp và thuỷ sản; phạm vi, đơn vị điều tra không
những gồm các hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở
khu vực thành thị mà còn bao gồm toàn bộ các hộ
(nông nghiệp và phi nông nghiệp) ở khu vực nông
thôn. So sánh các cuộc TĐTNTNN & TS ở nước ta
trong 16 năm qua thì cuộc Tổng điều tra năm 1994
là cuộc điều tra đầu tiên nên khó khăn cũng nhiều
nhất, ngành Thống kê lúc đó còn hiểu biết rất ít về
cuộc điều tra này. Tuy vậy, với phương châm vừa
học, vừa làm, ngay từ năm 1990 Vụ Nông - Lâm
nghiệp - Thuỷ sản (nay là Vụ Thống kê Nông, Lâm
nghiệp và Thuỷ sản) đã bắt đầu sưu tầm tài liệu,
nghiên cứu lý luận từ các tài liệu liên quan của ngoài
nước và thực tiễn 2 cuộc TĐTDS trong nước vào các
năm 1979 và 1989. Trong đó đáng chú ý nhất là
cuốn sách về chương trình Tổng điều tra nông
nghiệp thế giới năm 1990 (Programme for the 1990
world Census of Agriculture) của FAO (Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp Quốc) và
tài liệu TĐTNN một số nước (Thái Lan, Philippin,...).
Công tác nghiên cứu này đã giúp ích rất nhiều cho
việc xây dựng phương án, xác định mục tiêu, xây
dựng hệ thống chỉ tiêu cũng như các bước chỉ đạo
của cuộc Tổng điều tra,... Chính vì vậy, ngay khi
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số: 568/TTg
Ngày 19 - 11 - 1993 về việc tiến hành Tổng điều
tra nông thôn và nông nghiệp trên địa bàn cả nước
vào năm 1994, giai đoạn chuẩn bị cho cuộc Tổng
điều tra đã khởi động nhanh chóng và hiệu quả.
Tổng cục Thống kê theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ với vai trò thường trực cuộc Tổng điều tra
(không thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung
ương) đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan (Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Bộ
Thuỷ sản, Tổng cục Quản lý ruộng đất, Bộ Tài chính,
Ban kinh tế Trung ương) đề nghị cử cán bộ nghiệp
vụ cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều
tra. Theo quyết định số: 141 - TCTK/QĐ ngày 18 -
12 - 1993 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê
một tổ chuyên viên gồm 24 người (thuộc các Bộ
ngành Trung ương và TCTK) được thành lập. Trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ qui định, tổ chuyên viên
đã tiến hành dự thảo phương án, xây dựng các phiếu
điều tra và giải thích, dự thảo hệ thống biểu tổng
hợp nhanh và tổng hợp chính thức, Sau đó tổ chức
nhiều lần Hội thảo khoa học ở Trung ương và tiến
hành điều tra thử ở 4 tỉnh (Thái Bình, Nghệ An, Thái
36 CHUYÊN SAN TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011
Kinh nghiệm Tổng điều tra
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CÁC CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA
NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1994 ĐẾN NAY
Nguyễn Hoà Bình
Nguyên, Kiên Giang) đại diện cho 4 vùng kinh tế
khác nhau trong cả nước để xây dựng các định mức
giao khoán công việc, dự toán kinh phí và hoàn
thiện phương án, biểu mẫu Tổng điều tra. Dưới sự
hướng dẫn của Trung ương đến cuối năm 1993 Ban
chỉ đạo cấp dưới (Tỉnh, huyện, xã) được thành lập.
Các bước tiếp theo là: Tuyển chọn điều tra viên; mở
các lớp tập huấn ở nhiều cấp; lập bảng kê hộ theo
từng địa bàn (thôn, ấp, bản). Công tác tuyên truyền
cho cuộc Tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn
được tiến hành ở mọi cấp một cách hết sức linh
hoạt và sáng tạo bằng mọi phương tiện và hình thức
thích hợp. Công việc in ấn, phát hành và phân phối
một khối lượng rất lớn các tài liệu phục vụ cho cuộc
Tổng điều tra được thực hiện khẩn trương theo kế
hoạch chung. Mọi khoản kinh phí chi tiêu phục vụ
cho Tổng điều tra được dự toán thống nhất giữa Bộ
Tài chính và Tổng cục Thống kê và chuyển theo
tiến độ công việc cho các địa phương. Giai đoạn
chuẩn bị được hoàn tất vào cuối tháng 6 năm 1994
để chuyển sang giai đoạn Tổng điều tra bắt đầu vào
ngày 01 đến ngày 30/7/1994. Trong giai đoạn này,
công tác điều tra được tiến hành ở các địa phương
với sự giám sát chặt chẽ của các giám sát viên
Trung ương (mỗi người phụ trách từ 2 - 5 tỉnh) và
Ban chỉ đạo TĐT các cấp. Kết thúc quá trình điều
tra là công tác tổng hợp nhanh, sau đó chuyển sang
bước nghiệm thu các tài liệu Tổng điều tra ở từng
cấp. Giai đoạn bàn giao tổng hợp các phiếu điều tra
(hộ, xã và doanh nghiệp) được giao cho 3 Trung
tâm tính toán ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng thực hiện. Bước vào năm 1995 công tác điều
tra chọn mẫu với qui mô 45.000 hộ tiếp tục được
triển khai ở cả 2 khu vực (thành thị và nông thôn)
trong phạm vi cả nước. Đến cuối năm 1995 hầu
như toàn bộ công việc in ấn, công bố, xuất bản tài
liệu Tổng điều tra được hoàn thành, chia thành 3 tập
với 421 biểu, 2111 trang in; so với các nước Việt
Nam đã rút ngắn thời gian thực hiện Tổng điều tra
(không kể điều tra mẫu) trong khoảng một năm.
Kết quả điều tra cho thấy đây là cuộc Tổng điều tra
diễn ra trên qui mô rất lớn liên quan đến 9.616 xã,
71.952 thôn, ấp, bản và 11.974.515 hộ, 1.658 đơn
vị quốc doanh nông, lâm nghiệp, thuỷ sản với
57.088.078 nhân khẩu, 27.380.589 lao động.
Sau cuộc Tổng điều tra nông thôn và nông
nghiệp vào năm 1994, ngành Thống kê đã tiếp tục
chỉ đạo thắng lợi 2 cuộc TĐTNTNN & TS vào năm
2001, 2006 và đang bước vào cuộc TĐTNTNN & TS
năm 2011. Những kết quả tiến bộ và những bổ sung
thay đổi trong các cuộc TĐTNTNN & TS từ năm
1994 đến nay được thể hiện trên các mặt sau:
Về mục tiêu, phạm vi, đối tượng và đơn vị
Tổng điều tra:
Cho đến nay mục tiêu của TĐTNTNN & TS ở
nước ta đề ra ngay từ đầu đã sát đúng với chuẩn
mực quốc tế cũng như thực tiễn nông nghiệp, nông
thôn nước ta. Đối với điều tra toàn bộ mục đích thứ
nhất nhằm thu thập những thông tin cơ bản về nông
thôn, nông nghiệp và thuỷ sản phục vụ việc đánh
giá thực trạng và xu hướng phát triển, thiết lập căn
cứ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch, hoạch định
chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong
giai đoạn tiếp theo và xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy vậy để đạt được mục tiêu thứ
hai: Tạo lập dàn mẫu cho các cuộc điều tra thường
xuyên hàng năm giữa 2 cuộc Tổng điều tra và so
sánh quốc tế, theo chúng tôi thì đến cuộc Tổng điều
tra năm 2011 với cách thiết kế phiếu điều tra (phiếu
số 01/TĐTNN-HO - Tình hình cơ bản của hộ) thì mới
đảm bảo có đủ các dữ kiện (về số lao động trong
hộ chia theo từng ngành nghề hoạt động và diện
tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm chủ
yếu cũng như diện tích nuôi trồng thuỷ sản và số
lượng từng loại gia súc, gia cầm chủ yếu của hộ) để
xác lập được các bảng kê danh sách hộ trồng lúa,
hộ trồng cây hàng năm khác, hộ chăn nuôi phục vụ
cho các cuộc điều tra mẫu năng suất, sản lượng lúa,
cây, con khác. Cách thiết kế này cũng đủ căn cứ để
tổng hợp được số hộ chuyên ngành (hộ nông
37THÁNG 6 - 2011
Kinh nghiệm Tổng điều tra
nghiệp, hộ lâm nghiệp, hộ thuỷ sản, hộ công
nghiệp, hộ xây dựng,) theo cả 2 khái niệm sau:
- Một là đảm bảo tổng hợp được số hộ nông
nghiệp theo khái niệm của quốc tế, vì TĐTNN ở các
nước (là cuộc điều tra chuyên ngành về nông
nghiệp) nên khái niệm hộ nông nghiệp được qui
định là hộ có ít nhất 1 lao động tham gia hoạt động
sản xuất nông nghiệp trong năm điều tra.
- Hai là đảm bảo tổng hợp được số hộ nông
nghiệp (cũng như các hộ chuyên ngành khác) theo
khái niệm qui định trong TĐTNTNN & TS ở Việt
Nam là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động
của hộ tham gia hoạt động chuyên ngành đó trong
năm điều tra nhằm tránh tổng hợp trùng lắp hộ vượt
quá tổng số hộ trên địa bàn nông thôn.
Mặt khác, về phạm vi, đơn vị điều tra của cuộc
TĐTNT, NN ở nước ta ngay từ đầu (1994) đã qui
định: Điều tra toàn bộ các loại hộ (nông nghiệp và
phi nông nghiệp) trên địa bàn nông thôn (khác với
các nước là chỉ điều tra hộ nông nghiệp trong cả
nước). Cho đến nay phạm vi điều tra này vẫn được
kế thừa trong các cuộc TĐTNTNN & TS là phù hợp
với nhu cầu thực tiễn phục vụ đánh giá toàn diện về
nông thôn, nông nghiệp nước ta theo tinh thần các
Nghị quyết của Đảng (nhất là Nghị quyết TW 5,
Nghị quyết TW 7 về vấn đề nông nghiệp, nông dân
và nông thôn).
Một điểm khác nữa so với các nước kinh tế
trang trại phát triển với qui mô lớn khi điều tra
thường bỏ qua những nông hộ có qui mô sản xuất
nhỏ (như nuôi dưới 20 con gia cầm, dưới 3 con lợn,
trồng trọt dưới 0,1 ha,). Đối với Việt Nam từ cuộc
TĐTNT & NN đầu tiên 1994, căn cứ vào thực tiễn
sản xuất nông nghiệp trong nước (qui mô sản xuất
của hộ phổ biến còn nhỏ, phân tán) nên đã qui định
điều tra toàn bộ các hộ có hoạt động sản xuất nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản trong năm điều tra bất kể là
qui mô lớn hay nhỏ.
Về nội dung cuộc Tổng điều tra:
Vấn đề này liên quan nhiều đến việc nghiên
cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu cho mỗi cuộc Tổng
điều tra (điều tra toàn diện và điều tra mẫu), kể cả
việc chuẩn hoá các khái niệm, nội dung và phương
pháp tính chỉ tiêu, mã hoá chỉ tiêu, Ngay từ cuộc
Tổng điều tra năm 1994, nội dung điều tra toàn diện
đã tập trung vào những yếu tố cơ bản nhất của hộ
(gồm: Nhân khẩu, lao động; nhà ở và một số đồ
dùng; diện tích đất; diện tích gieo trồng; chăn nuôi
và các loại máy chủ yếu). Tuy vậy, trong Tổng điều
tra NN & NT năm 1994 ngành thuỷ sản với 3.260
km bờ biển, 112 cửa sông lạch, trên 1 triệu km2
vùng đặc quyền kinh tế biển, gần 2 triệu ha mặt
nước nội địa, có rất nhiều tiềm năng nhưng chưa
được quan tâm chú ý đầy đủ, ngoài chỉ tiêu về số
hộ, diện tích nuôi trồng thuỷ sản và số lượng tàu
thuyền đánh bắt thuỷ sản thì không còn chỉ tiêu nào
khác. Đồng thời, nội dung Tổng điều tra năm 1994
cũng thiếu những chỉ tiêu phản ánh về môi sinh,
môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững,... Mặt
khác, trong cuộc Tổng điều tra ở nước ta năm 1994
cũng không điều tra ở khu vực thành thị. Qui định
này, ngay trong quá trình điều tra không ít tỉnh (TP.
Hồ Chí Minh, Đồng Nai,) đã phải điều tra thêm
các hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khu vực thành
thị để có thể tổng thể chung hộ nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản toàn tỉnh. Quá trình tổng hợp số liệu chung
cũng cho thấy: qui định này đã làm thiếu đi bức
tranh chung về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả
nước và không đồng nhất khi so sánh kết quả
TĐTNN với các nước. Trong khi đó chỉ tiêu sản lượng
cây lâu năm được điều tra toàn bộ, tổng hợp kết
quả cho thấy chất lượng số liệu rất thấp, không sử
dụng được. Nội dung điều tra mẫu bên cạnh những
nội dung thiết thực (cơ cấu kinh tế nông thôn, hiệu
quả sản xuất cây trồng, con gia súc chủ yếu) cũng
có những nội dung (như: Thu nhập, chi tiêu và nhà
ở) của hộ nông thôn trùng lắp với điều tra toàn diện
và với cuộc điều tra về mức sống dân cư. Do đó, từ
cuộc TĐTNTNN & TS những năm 2001, 2006 để
khắc phục những nhược điểm nêu trên đã không
38 CHUYÊN SAN TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011
Kinh nghiệm Tổng điều tra
điều tra sản lượng cây lâu năm, không điều tra thu
nhập, chi tiêu và nhà ở của hộ. Đồng thời bổ sung
điều tra hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khu vực
thành thị và các chỉ tiêu điều tra về thuỷ sản, vốn
đầu tư phát triển của hộ nông thôn,
Trong nội dung TĐTNTNN & TS năm 2011 đã
có những cải tiến cơ bản sau:
- Khai thác nhiều nhất dữ kiện từ Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2009 (như: các bản vẽ sơ đồ
địa bàn, bảng kê hộ dân số, các khái niệm hộ, nhân
khẩu thường trú, 15% số địa bàn mẫu chủ,) để
làm căn cứ lập bảng kê danh sách các hộ tại địa
bàn thôn/xã điều tra và xây dựng qui trình điều tra
hộ mẫu.
- Cân đối nội dung TĐTNTNN & TS với các
cuộc điều tra khác trong chương trình điều tra thống
kê quốc gia của ngành Thống kê để giảm bớt những
nội dung đã được điều tra (như điều tra doanh
nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra lao động
- việc làm,). Từ đó tinh giản không điều tra các
doanh nghiệp, HTX nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vì
đã điều tra doanh nghiệp hàng năm; không điều tra
thu nhập, chi tiêu của hộ dân cư vì Vụ Thống kê Xã
hội - Môi trường đã điều tra theo chu kỳ 2 năm tổ
chức một lần vào các năm chẵn,...
- Bổ sung một thêm nhiều nội dung mới theo
khuyến nghị của FAO phục vụ yêu cầu đánh giá thực
hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) của Liên
Hợp Quốc (như: an ninh lương thực, bình đẳng giới,
bảo vệ môi trường, lao động việc làm, xoá đói giảm
nghèo,) cũng như bổ sung thêm yêu cầu mới của
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết
Trung ương lần thứ 7 về vấn đề nông nghiệp, nông
thôn và nông dân (như: phát triển nông nghiệp bền
vững; kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia về hỗ trợ người nghèo; đào tạo nghề cho
lao động nông thôn; vai trò phụ nữ trong sản xuất
nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; ảnh hưởng của sản
xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đến môi trường,).
Cùng với hoàn thiện nội dung điều tra, là việc
chuẩn hoá các khái niệm, nội dung và phương pháp
tính chỉ tiêu, mã hoá chỉ tiêu và chuẩn hoá con số
đáp ứng yêu cầu tổng hợp xử lý bằng kỹ thuật hiện
đại (Scanning).
Về phương pháp Tổng điều tra:
Cùng với việc bổ sung hoàn thiện nội dung
Tổng điều tra, phương pháp điều tra cũng được hoàn
thiện từng bước. Một thay đổi lớn so với cuộc Tổng
điều tra năm 1994 là đã xây dựng được 6 qui trình
thực hiện trong các cuộc Tổng điều tra từ năm 2001
đến nay (gồm: qui trình lập bảng kê, tập huấn
nghiệp vụ, thu thập và kiểm tra tại địa bàn, điều tra
mẫu, phúc tra, nghiệm thu). Các qui trình này được
coi như những chuẩn mực phải thực hiện nghiêm túc
trong Tổng điều tra, đây là một trong các yếu tố
quyết định giảm bớt sai số phi chọn mẫu, nâng cao
chất lượng số liệu Tổng điều tra. Ví dụ: Trong qui
trình thu thập và kiểm tra thu thập số liệu tại địa
bàn điều tra đã qui định rõ việc làm trong từng ngày
của điều tra viên và tổ trưởng điều tra; cách phỏng
vấn đối tượng điều tra, cách kiểm tra cân đối chỉ
tiêu trong từng phiếu điều tra và giữa các phiếu điều
tra; cách bàn giao tài liệu hàng ngày giữa tổ trưởng
và điều tra viên; cách kiểm tra ngẫu nhiên của tổ
trưởng với điều tra viên, Những bổ sung thay đổi
về qui trình điều tra nêu trên ngày càng hoàn thiện
hơn trong các cuộc TĐTNTNN & TS sau (xem bài
giới thiệu về các qui trình áp dụng trong TĐTNTNN
& TS năm 2011).
Phương pháp điều tra mẫu trong TĐTNTNN &
TS ngày càng được hoàn thiện theo hướng khách
quan, khoa học hơn trong từng bước phân tầng,
chọn mẫu theo khoảng cách, khắc phục cách chọn
chủ quan, tuỳ tiện. Nếu như năm 1994 phạm vi điều
tra còn bao gồm cả 2 khu vực nông thôn và thành
thị thì đến các cuộc Tổng điều tra từ năm 2001 đến
nay chỉ tập trung điều tra mẫu ở khu vực nông thôn,
phục vụ giải đáp các yêu cầu thiết thực những mục
tiêu quốc gia trong từng thời kỳ đối với nông nghiệp,
nông thôn và nông dân (xem bài nội dung và
39THÁNG 6 - 2011
Kinh nghiệm Tổng điều tra
phương pháp điều tra mẫu trong TĐTNTNN & TS
năm 2011).
Về thời điểm, thời kỳ trong Tổng điều tra:
Đối với nước ta, một cộng đồng 54 dân tộc,
diện tích tự nhiên trải dài hàng nghìn km từ Bắc
xuống Nam với địa hình phức tạp (miền núi, trung
du, đồng bằng, hải đảo), khí hậu, thời tiết đa dạng
biến đổi khác nhau theo từng vùng miền,... Điều đó
cho thấy: chọn được thời điểm Tổng điều tra thích
hợp cho tất cả các vùng, miền ở nước ta là rất khó.
Thực tế cuộc TĐTNT NN & TS năm 2001 chọn vào
tháng 10 (từ 01 - 30/10/2001), đối với Đồng bằng
sông Cửu long là vào mùa ngập lũ, nên đã gặp rất
nhiều khó khăn, tốn kém thêm kinh phí cho việc di
chuyển của điều tra viên và kiểm tra giám sát của
Tổ trưởng điều tra cũng như của BCĐTĐT các cấp.
Do vậy, các cuộc tổng điều tra TĐTNT NN & TS từ
năm 2006 đến nay đều được qui định sớm hơn vào
ngày 01/7. Tuy vậy, vào thời điểm này đối với các
tỉnh miền núi, Tây Nguyên ở một số huyện, xã thuộc
vùng sâu , vùng xa của tỉnh nếu mùa mưa đến sớm
cũng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra.
Trong cuộc TĐTNTNN năm 1994 (vào ngày
01/7/1994) đã cho phép những huyện, xã đặc thù
có thể triển khai điều tra sớm hơn (nhưng không
được sau ngày 01/7 làm ảnh hưởng tiến độ chung
của cuộc Tổng điều tra) và phải báo cáo và được sự
nhất trí của cơ quan thường trực Tổng điều tra (Tổng
cục Thống kê). Về thời kỳ trong TĐTNTNN & TS
cho đến nay đều lấy trong 12 tháng qua (tính từ
ngày 01/7 năm trước đến ngày 30 tháng 6 năm
Tổng điều tra).
Những bổ sung thay đổi khác trong Tổng
điều tra:
Có rất nhiều những bổ sung thay đổi khác trong
các bước tổ chức chỉ đạo thực hiện TĐTNTNN & TS
từ năm 1994 đến nay:
- Trước hết, rút kinh nghiệm từ việc không
thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương
năm 1994 khiến cho việc điều hành, phối hợp giữa
các Bộ ngành liên quan ở TW thiếu chặt chẽ. Từ
cuộc TĐTNTNN & TS năm 2001 đều thành lập Ban
chỉ đạo ở cả 4 cấp (TW, tỉnh, huyện, xã) để đảm
bảo tính hệ thống, hiệu lực và thông suốt từ TW
đến cơ sở.
- Đổi mới cách phân công, phân rõ trách
nhiệm của từng ngành, từng cấp, mở rộng thêm
quyền và trách nhiệm cho địa phương; cải tiến cách
phân công trong Tổ thường trực TW theo nhóm
chuyên trách (nhóm nghiệp vụ, nhóm biểu mẫu và
nhóm kinh phí) đã nâng cao tính chuyên nghiệp và
trách nhiệm cụ thể của từng nhóm.
- Công tác kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo
các cấp được tăng cường hơn trong mỗi cuộc
TĐTNTNN & TS đã góp phần nâng cao trách nhiệm
điều tra, nâng cao chất lượng số liệu điều tra.
- Để đảm bảo tiến độ thời gian, công việc, chất
lượng số liệu Tổng điều tra trong công tác tuyển
chọn điều tra viên đã bổ sung những tiêu chuẩn,
qui chế chặt chẽ. Rút kinh nghiệm từ cuộc TĐTNT,
NN năm 1994 không có tổ trưởng giám sát điều tra
tại địa bàn đã gây tốn kém thêm rất nhiều công
sức, kinh phí để làm sạch phiếu. Từ cuộc TĐTNTNN
& TS 2001 đến nay, tổ trưởng điều tra được tuyển
chọn kỹ càng với các tiêu chuẩn, chất lượng đòi hỏi
cao hơn điều tra viên./.
40 CHUYÊN SAN TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2011
Kinh nghiệm Tổng điều tra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- csnn_b5_7392_2214896.pdf