Tài liệu Những tác động của taxol lên việc bảo quản lạnh tế bào trứng bò trưởng thành bằng phương pháp thủy tinh hóa - Nguyễn Thị Thương Huyền: TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 299-305
299
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TAXOL LÊN VIỆC BẢO QUẢN LẠNH TẾ BÀO
TRỨNG BÒ TRƯỞNG THÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY TINH HÓA
Nguyễn Thị Thương Huyền1,2, Nguyễn Thành Trung1, Nguyễn Vũ Hoàng Linh1,
Lê Thành Long3, Hoàng Nghĩa Sơn3, Phan Kim Ngọc1
(1)Đại học Khoa học tự nhiên tp. Hồ Chí Minh, (*)thuonghuyen78@yahoo.com
(2)Đại học Sư Phạm tp. Hồ Chí Minh
(3)Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT: Thí nghiệm được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Taxol lên sự bảo quản lạnh tế bào trứng
(TBT) bò trưởng thành MII bằng phương pháp thủy tinh hóa sử dụng cọng rạ làm vật mang. TBT ở bò
thành thục (sau 22-24h nuôi) được thủy tinh hóa trong các giọt chất bảo quản lạnh có hoặc không có 1 µM
Taxol (giọt 1: TCM-199, 10% FBS, 5% FCS, 10% ethylene glycol (EG), 10% dimethyl sulfoxide
(DMSO) trong 45 giây; giọt 2: TCM -199, 10% FBS, 5% FCS, 20% ethylene glycol (EG), 20% dimethyl
sulfoxide (DMSO), 0,5 M sucrose trong 25 ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tác động của taxol lên việc bảo quản lạnh tế bào trứng bò trưởng thành bằng phương pháp thủy tinh hóa - Nguyễn Thị Thương Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 299-305
299
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TAXOL LÊN VIỆC BẢO QUẢN LẠNH TẾ BÀO
TRỨNG BÒ TRƯỞNG THÀNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY TINH HÓA
Nguyễn Thị Thương Huyền1,2, Nguyễn Thành Trung1, Nguyễn Vũ Hoàng Linh1,
Lê Thành Long3, Hoàng Nghĩa Sơn3, Phan Kim Ngọc1
(1)Đại học Khoa học tự nhiên tp. Hồ Chí Minh, (*)thuonghuyen78@yahoo.com
(2)Đại học Sư Phạm tp. Hồ Chí Minh
(3)Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT: Thí nghiệm được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Taxol lên sự bảo quản lạnh tế bào trứng
(TBT) bò trưởng thành MII bằng phương pháp thủy tinh hóa sử dụng cọng rạ làm vật mang. TBT ở bò
thành thục (sau 22-24h nuôi) được thủy tinh hóa trong các giọt chất bảo quản lạnh có hoặc không có 1 µM
Taxol (giọt 1: TCM-199, 10% FBS, 5% FCS, 10% ethylene glycol (EG), 10% dimethyl sulfoxide
(DMSO) trong 45 giây; giọt 2: TCM -199, 10% FBS, 5% FCS, 20% ethylene glycol (EG), 20% dimethyl
sulfoxide (DMSO), 0,5 M sucrose trong 25 giây) trong các cọng rạ (0,25 ml, I.M.V, Pháp). Sau rã đông,
các TBT được tiếp tục nuôi ổn định thêm 2h và tiến hành đánh giá các chỉ tiêu về tỷ lệ TBT sống trên
TBT đông lạnh; tỷ lệ TBT sống trên TBT thu hồi và tỷ lệ TBT không bị tổn thương nhân. Kết quả thu
được: tỷ lệ TBT sống so với TBT đem đông lạnh và TBT sống so với TBT thu hồi ở mẫu có xử lý với
Taxol là cao hơn so với mẫu đối chứng (không xử lý với Taxol) (62,74 ± 2,74% so với 59,81 ± 1,75% và
70,65 ± 2,44% so với 67,66 ± 2,12%, P < 0,05), tỷ lệ TBT không bị tổn thương nhân ở cả hai mẫu xử lý
và không xử lý Taxol không có sự khác biệt (78,14 ± 4,01% so với 77,89 ± 2,13%, P > 0,05). Các kết quả
thu được trong thí nghiệm này cho thấy Taxol giúp tăng tỷ lệ sống của TBT bò MII sau khi đông lạnh và
giải đông, nhưng chưa có tác động rõ rệt lên việc hạn chế sự tổn thương nhân của quá trình bảo quản lạnh.
Từ khóa: bảo quản lạnh, thủy tinh hóa, tế bào trứng bò, Taxol.
MỞ ĐẦU
Phương pháp thủy tinh hóa đã thành công
và được ứng dụng trong công nghệ bảo quản tế
bào trứng (TBT) của động vật có vú như chuột,
bò, người và ngựa. Tuy nhiên, việc bảo quản
lạnh TBT hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Sự ổn định hệ thống bộ khung tế bào trong suốt
quá trình thủy tinh hóa giúp cải thiện sự sống
sót sau giải đông và phát triển tiếp theo. Taxol
là chất làm ổn định cấu trúc vi ống. Taxol ưu
tiên kết hợp với protein và có thể thay đổi nhiều
tiến trình tế bào trong cả cơ thể người và chuột.
Một trong những tiến trình này liên quan đến sự
tương tác với các vi ống. Taxol tương tác với
các vi ống một cách chuyên biệt so với
colchicine và vinca alkaloid. Trong khi các hợp
chất này làm giảm sự polyme hóa cấu trúc vi
ống và đẩy mạnh sự tháo xoắn của vi ống thì
Taxol làm tăng tỉ lệ polyme hóa bằng việc giảm
bớt sự tập trung của vi ống cần cho sự polyme
hóa [7]. Taxol được thêm vào dung dịch thủy
tinh hóa để cải thiện sự phát triển sau giải đông
của TBT chưa trưởng thành ở người [5], TBT
chuột trưởng thành [8] và lợn [10]. Gần đây, Shi
et al. (2006) [10] kết luận rằng việc xử lý trước
bằng Taxol giảm tác hại gây ra bởi quá trình
thủy tinh hóa đến cấu trúc thoi vô sắc ở thời kì
giảm phân, và vì thế mà cải thiện sự phát triển
TBT lợn sau khi thủy tinh hóa. Hơn nữa, nhóm
nghiên cứu của Morato et al. (2008) [7] chỉ ra
rằng việc xử lý với 1 µM Taxol trước và trong
suốt quá trình thủy tinh hóa giúp ổn định siêu
cấu trúc vi ống và định vị nhiễm sắc thể ở TBT
bò. Trước tình hình trên, nhóm nghiên cứu
chúng tôi tiến hành khảo sát những tác động của
Taxol lên sự thủy tinh hóa TBT bò đã được nuôi
trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm
(in vitro).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu nhận và nuôi chín trứng
Buồng trứng bò được thu nhận từ các lò giết
mổ, sau đó được bảo quản trong dung dịch nước
muối sinh lý (NaCl 0,9%) chứa 50 µg/ml
Gentamycin và chuyển vể phòng thí nghiệm
trong khoảng 3h với nhiệt độ được duy trì 33-
37oC. Tại phòng thí nghiệm, các buồng trứng
Nguyen Thi Thuong Huyen et al.
300
được rửa lại trong dung dịch PBS chứa 50
µg/ml Gentamycin đồng thời được cắt bỏ các
phần mỡ thừa. Các TBT sẽ được chọc hút từ các
nang có đường kính từ 3-6 mm bằng đầu kim
18G. Các TBT có từ 3 lớp tế bào cumulus dày
bao quanh được chọn cho quá trình nuôi thành
thục (IVM-In vitro maturation). Các TBT được
chọn sẽ được rửa hai lần trong dung dịch DBPS
0,1% penicillin/streptomycin và hai lần trong
môi trường nuôi chín trứng (C3) gồm TCM-199
(M5017, sigma), 10% FBS (sigma), 5% FCS
(sigma), 10 IU/ml hCG, 10 IU/ml EGF và
0,2mM Natripyruvate. Lấy khoảng 15-20 TBT
đem nuôi trong các vi giọt môi trường nuôi chín
trứng C3 (100 µl/giọt) được tạo sẵn trong đĩa 4
giếng có phủ dầu khoáng (ủ ở 38,5oC, 5% CO2,
độ ẩm 100% trong vòng 2h trước khi sử dụng)
trong tủ nuôi ở 38,5oC, 5% CO2, độ ẩm 100%
trong khoảng 22-24h. Sau thời gian nuôi thành
thục, các TBT sẽ được đánh giá sự trưởng thành
về nhân và trưởng thành về tế bào chất.
Nhuộm PI (propidium iodide) đánh giá kết
quả nuôi chín TBT
Các TBT sau khi được nuôi trong môi
trường nuôi thành thục sẽ được loại các tế bào
cumulus xung quanh, sử dụng pipette Pasteur
được kéo nhỏ ở đường kính khoảng 90-100 µm.
Các TBT đã được loại sạch các tế bào cumulus
được cố định trong paraformaldehyde 4% (1%
BSA, 100 mg/100 ml PVA) 40 phút, đặt trong
tối ở 4oC. Sau đó, rửa lại 2 lần bằng dung dịch
PBS (1% BSA, 100 mg/100 ml PVA) và ủ trong
dung dịch Triton X-100 0,1% qua đêm. Tiếp tục
rửa lại 2 lần bằng dung dịch PBS (1% BSA, 100
mg/100 ml PVA) cho sạch Triton X-100 và
nhuộm trong PI nồng độ 30 µg/ml trong 30 phút
ở nhiệt độ phòng. Rửa các TBT đã được nhuộm
2 lần trong PBS (1% BSA, 100 mg/100 ml
PVA) và cố định lên lame. Các TBT trưởng
thành sẽ bắt màu đỏ của thuốc nhuộm PI tại
vùng nhân và thể cực thứ nhất khi quan sát dưới
kính hiển vi huỳnh quang ở bước sóng 535 nm.
Đông lạnh và giải đông
Tiền xử lý TBT đã nuôi thành thục với Taxol
(Sigma)
Sau khi nuôi thành thục (22-24h), các TBT
được loại bỏ lớp tế bào cumulus bằng pipette
Pasteur, sau đó xử lý với 1 µM Taxol (Sigma)
trong 15 phút ở 38,5oC , 5% CO2, độ ẩm 100%
trước khi được thủy tinh hóa trong cọng rạ.
Ngoài ra, dung dịch thủy tinh hóa cũng chứa 1
µM Taxol.
Thủy tinh hóa
Sau khi tiền xử lý với dung dịch Taxol, các
TBT được chuyển vào đĩa nhựa Φ35 chứa môi
trường C3 (giữ TBT chuẩn bị cho đông lạnh).
Sau đó chuyển các TBT ở đĩa trên vào vi giọt
VS1 (TCM-199 + 10% FBS + 5% FCS + 10%
DMSO + 10% EG + 1 µM Taxol) giữ cân bằng
45 giây, tiếp theo chuyển các TBT sang môi
trường thủy tinh hóa trong vi giọt VS2 (TCM-
199 + 10% FBS + 5% FCS + 20% DMSO +
20% EG + 0,5M Sucrose + 1 µM Taxol) trong
25 giây, cuối cùng chuyển các TBT này vào
cọng rạ trong vòng 25 giây, hàn đầu cọng rạ
bằng máy ép nhựa sau đó đưa thẳng cọng rạ
chứa TBT vào bình nitơ lỏng để bảo quản.
Rã đông
Lấy cọng rạ chứa TBT ra khỏi bình nitơ
lỏng, để trong không khí 5 giây, nhúng vào
nước ấm 33-35oC, dùng bông gòn tẩm cồn lau
sạch cọng rạ, dùng kéo cắt một đầu, sau đó cắt
đầu còn lại, chuyển TBT vào đĩa nhựa Φ35
trống. Dùng mouth pipette và ống mao quản
thủy tinh hút TBT từ đĩa Φ35 chuyển qua môi
trường RĐ1 (TCM-199 + 10% FBS + 5% FCS +
0,25 M Sucrose) trong khoảng 1,5 phút ở nhiệt
độ phòng. Chuyển tiếp các TBT này sang môi
trường RĐ2 (TCM-199 + 10% FBS + 5% FCS +
0,15M Sucrose), giữ khoảng 1,5 phút ở nhiệt độ
phòng. Chuyển tiếp TBT qua môi trường RĐ3
(TCM-199 + 10% FBS + 5% FCS), giữ 5 phút ở
nhiệt độ phòng. Tiếp tục chuyển TBT vào môi
trường nuôi trứng C3, sau khoảng 3 phút ở nhiệt
độ phòng, rồi chuyển vào tủ nuôi khoảng 2h để
giúp TBT hồi phục hoàn toàn.
Đánh giá sự sống chết của TBT sau đông
lạnh và giải đông
Đánh giá sự sống chết của TBT bằng quan
sát hình thái TBT sống có tế bào chất đồng đều,
màu sáng, màng trong suốt nhìn rõ, dễ quan sát;
TBT chết có tế bào chất màu đen, không đều
hoặc co lại hay phân mảnh bên trong. Đồng thời
tiến hành nhuộm PI theo quy trình nhuộm như
trên để đánh giá sự tổn thương của nhân: TBT
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 299-305
301
bị tổn thương nhân có đặc điểm là nhân bắt màu
với thuốc nhuộm PI hoặc nhân bị phân mảnh
với các điểm bắt màu đỏ nằm phân tán; TBT có
nhân không bị tổn thương thì vùng nhân sẽ bắt
màu đỏ sáng đồng nhất của thuốc nhuộm PI.
Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu trong nghiên cứu được xử
lý bằng phần mềm Excel phiên bản 2003 ở độ
tin cậy 95%. Dùng hàm Descriptive Statistic, t-
Test Two-Sample Assuming Equal Variances.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nuôi thành thục TBT
Các TBT sau khi nuôi, được đánh giá theo
độ giãn nở của cumulus và sự xuất hiện thể cực
thứ I (hình 1). Kết quả thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả nuôi thành thục tế bào trứng
Số lần thí
nghiệm Số TBT nuôi
Tỷ lệ (%) TBT trưởng
thành (n)
Số TBT đánh
giá Tỷ lệ (%) MII (n)
6 586 82,07 ± 1,77 (481) 232
81,06 ± 2,34
(188)
P > 0,05
Hình 1. Tế bào trứng trước và sau khi nuôi (x20)
a. TBT chọn để nuôi; b. TBT trưởng thành qua giãn lớp cumulus; c. TBT trưởng thành, xuất hiện thể cực thứ
nhất; d. TBT không trưởng thành và chết
Qua 6 đợt thí nghiệm, tổng số TBT nuôi là
586, trong đó có 481 TBT đạt đến giai đoạn
trưởng thành theo độ giãn nở cumulus với tỷ lệ
là 82,07 ± 1,77%. Trong số những TBT được
cho là đã thành thục dựa vào độ giãn nở
cumulus, lấy 232 TBT đem đánh giá (loại bỏ
lớp cumulus) thì có 188 TBT xuất hiện thể cực
thứ nhất, chiếm tỷ lệ là 81,06 ± 2,34%. So sánh
hai tỷ lệ này cho thấy, không có sự khác biệt về
mặt thống kê (P > 0,05). Như vậy, kết quả đánh
a b
c d
Nguyen Thi Thuong Huyen et al.
302
giá tỷ lệ đạt thành thục của TBT theo độ giãn nở
cumulus và theo quan sát thể cực là tương
đương nhau. Hiện nay các phòng thí nghiệm trên
thế giới đều đạt tỷ lệ TBT bò đạt thành thục từ
70-90%. Kết quả trong thí nghiệm này tương
đối cao và có thể chấp nhận được.
Kết quả đông lạnh, giải đông
Những TBT sau khi IVM được bảo quản
bằng phương pháp thủy tinh hóa tối thiểu 48
giờ, sau đó giải đông, đánh giá sống chết bằng
cách quan sát hình thái dưới kính hiển vi. Những
TBT được cho là sống theo hình thái sau khi
giải đông sẽ đem khảo sát sự tổn thương về
nhân bằng phương pháp nhuộm PI. Trên hình
ảnh nhuộm, nhân còn nguyên vẹn là những
vùng có hình hoa thị, sáng đều và thường nhỏ
hơn thể cực (hình 2). Nếu nhân bị tổn thương
thì sẽ có hình ảnh các đốm sáng nằm rải rác
hoặc không có nhân (hình 3).
Hình 2. TBT có nhân không tổn thương Hình 3. TBT có nhân tổn thương
Mũi tên màu trắng là vùng nhân, mũi tên màu xanh là thể cực thứ nhất.
Tiến hành so sánh 4 chỉ tiêu (CT) sau giải
đông như sau: tỷ lệ thu hồi (CT1 - chỉ tiêu 1);
Tỷ lệ TBT sống so với tổng số TBT đem đông
lạnh (CT2); tỷ lệ TBT sống so với tổng số TBT
thu hồi (CT3); tỷ lệ TBT có nhân không bị tổn
thương (CT4). Kết quả thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. So sánh kết quả đông lạnh và giải đông giữa lô thí nghiệm xử lý Taxol và lô đối chứng
Lô thí
nghiệm
Số TBT
đông lạnh
(n)
Tỷ lệ (%) các chỉ tiêu so sánh
TC1 TC2 TC3 TC4
Không xử lý
Taxol 249
88,43 ± 2,04
(220 TBT)
59,81 ± 1,75
(149 TBT)
67,66 ± 2,12
(149 TBT)
77,89 ± 2,13
(116 TBT)
Xử lý Taxol 188 88,80 ± 1,91 (167 TBT)
62,74 ± 2,74
(118 TBT)
70,65 ± 2,44
(118 TBT)
78,14 ± 4,01
(92 TBT)
Mức ý nghĩa P > 0,05 P 0,05
Kết quả bảng 2 cho thấy, tỷ lệ thu hồi TBT
sau giải đông ở lô thí nghiệm và lô đối chứng là
tương đương nhau và đạt khoảng 88% (P >
0,05). Điều này cho phép khẳng định rằng sau
khi đông lạnh, khả năng thu hồi lại được số
lượng tế bào trứng là khá cao. Kết quả đạt được
ở cả lô thí nghiệm và lô đối chứng cũng là điều
tất yếu, vì cả 2 lô đều được bảo quản bằng
phương pháp thủy tinh hóa trong cọng rạ hở và
cùng quy trình như nhau. Kết quả này khẳng
định thêm về kỹ thuật thực hiện thí nghiệm
trong cả 2 lô không có khác biệt nhau, và không
x40 x40
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 299-305
303
gây ảnh hưởng đến kết quả chung của các chỉ
tiêu khác trong cả hai lô thí nghiệm. Tuy nhiên,
còn khoảng 12% lượng TBT bị thất thoát trong
quá trình thu hồi. Qua quá trình thực hiện thí
nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng, lượng TBT
bị mất chủ yếu ở giai đoạn giải đông: ngay khi
lấy cọng rạ ra khỏi bình nitơ lỏng, một số cọng
rạ thường bị nổ do thay đổi nhiệt độ và áp suất
một cách đột ngột, lúc này toàn bộ TBT trong
cọng rạ không thể thu hồi được. Ngoài ra, khi
chuyển TBT vào môi trường giải đông thường
có hiện tượng bọt khí tạo ra rất nhiều. Chính
những yếu tố này làm cản trở phần nào việc tìm
và thu nhận TBT. Đây là khó khăn về mặt kỹ
thuật cần phải khắc phục.
Tỷ lệ trung bình TBT sống so với tổng số
TBT đem đông lạnh của thí nghiệm đạt 62,74 ±
2,74% (mẫu đối chứng là 59,81 ± 1,75%), sự
khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (P <
0,05). Điều này chứng tỏ ở lô thí nghiệm không
xử lý Taxol cho kết quả tỷ lệ sống theo hình thái
thấp hơn so với nhóm có xử lý Taxol. Kết quả
này chứng tỏ Taxol có tác động lên khả năng
sống của TBT trong quá trình bảo quản lạnh.
Nhưng khi xét tỷ lệ các TBT sống so với
những TBT thu hồi được sau giải đông cho kết
quả là 70,65 ± 2,44% so với mẫu đối chứng là
67,66 ± 2,12% (P < 0,05). Điều này có nghĩa là ở
lô không xử lý Taxol cho tỷ lệ sống sau giải đông
thấp hơn so với lô có xử lý trước với Taxol. Kết
quả này một lần nữa chứng tỏ Taxol có tác động
lên khả năng sống của TBT bò trong quá trình
bảo quản lạnh. Kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu của Morato et al. (2008) [7] cho rằng,
Taxol có khả năng làm ổn định bộ khung TBT,
giảm thiểu sự tổn thương cũng như nâng cao khả
năng phát triển của TBT đông lạnh. Kết quả này
có phần cao hơn kết quả của Martino et al. (1996,
34%) [6]. Như vậy, tỷ lệ TBT sống sau giải đông
được quan sát bằng hình thái trong nghiên cứu là
có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, kết quả này
còn thấp hơn nhiều so với kết quả 83,7%, được
Booth et al. (1999) công bố [1]; 86% của Andras
Dinnyes et al. (2000) [3]; 89,1% của Morato et
al. (2008) [7] và đặc biệt là Chian et al. (2004)
[2] thu được tỷ lệ TBT bò sống sau giải đông đạt
92%.
Tỷ lệ nhân không tổn thương theo đánh giá
qua hình thái trên hình ảnh nhuộm nhân đạt
78,14 ± 4,01% (mẫu đối chứng là 77,89 ±
2,13%). Kết quả này cao hơn của Saunders và
Parks (1999; 31%) [9]; Morato et al. (2008;
46,6%) [7]. Tuy nhiên, kết quả này thấp hơn của
Eroglu et al. (1998; 86%) [4].
Tỷ lệ TBT bò có nhân không bị tổn thương
ở cả 2 lô thí nghiệm không có sự khác biệt về
mặt thống kê (P > 0,05). Tức là sự tổn thương
nhân của TBT bò sau khi bảo quản lạnh ở nhóm
không xử lý Taxol và nhóm xử lý Taxol là
tương đương nhau. Kết quả này chứng tỏ chưa
thấy hiệu quả của Taxol trong việc hạn chế tổn
thương về nhân của TBT bò trong quá trình bảo
quản bằng phương pháp thủy tinh hóa trong
cọng rạ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
nhóm tác giả Morato et al. (2008) [7] lại cho
rằng, nếu TBT bò được xử lý với Taxol trước
khi đem bảo quản bằng phương pháp thủy tinh
hóa có thể đạt được tỷ lệ về cấu trúc bình
thường của thoi vô sắc, vi ống, nhiễm sắc thể
tương đương với các TBT tươi. Như vậy, kết
quả của thí nghiệm này chưa thấy được vai trò
của Taxol đối với nhân TBT. Điều này có thể
được giải thích do việc khảo sát sự tổn thương
nhân chủ yếu thông qua hình ảnh chụp dưới
kính hiển vi huỳnh quang, dựa vào độ phát sáng
của thuốc nhuộm. Vì vậy, có thể kỹ thuật
nhuộm chưa thật chuẩn xác nên chưa cho kết
quả rõ ràng. Đây là một yếu tố cần khắc phục.
Hiện nay, trong nước chưa có công trình nào
công bố về sự tổn thương nhân do quá trình bảo
quản lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa.
KẾT LUẬN
Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy,
Taxol có tác dụng lên tỷ lệ sống của TBT bò
trưởng thành thành thục sau khi bảo quản lạnh,
nhưng chưa thấy được tác dụng của Taxol lên
việc hạn chế sự tổn thương của nhân. Vì vậy cần
khảo sát các phương pháp đánh giá sự tổn
thương của nhân ở TBT bò sau khi bảo quản lạnh
bằng các phương pháp nhuộm khác để có kết
luận chính xác hơn về vai trò của hóa chất này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Booth P.J., G. Vajta, A. Hoj, P. Holm, H.
Jacobsen, T. Greve, and H. Callesen, 1999.
Nguyen Thi Thuong Huyen et al.
304
Full-term development of nuclear transfer
calves produced from open-pulled straw
(OPS) vitrified cytoplasts: work in progress.
Theriogenology, 51(5): 999-1006.
2. Chian R.C., M. Kuwayama, L. Tan, J. Tan,
O. Kato, and T. Nagai, 2004. High survival
rate of bovine oocytes matured in vitro
following vitrification. J. Reprod. Dev.,
50(6): 685-696.
3. Dinnyes A., Y. Dai, S. Jiang, and X. Yang,
2000. High developmental rates of vitrified
bovine oocytes following parthenogenetic
activation, in vitro fertilization, and somatic
cell nuclear transfer. Biol. Reprod., 63(2):
513-518.
4. Eroglu A., M. Toner, L. Leykin, and T.L.
Toth, 1998. Cytoskeleton and polyploidy
after maturation and fertilization of
cryopreserved germinal vesicle-stage mouse
oocytes. J Assist Reprod Genet, 15(7): 447-
454.
5. Fuchinoue K., N. Fukunaga, S. Chiba, Y.
Nakajo, A. Yagi, and K. Kyono, 2004.
Freezing of human immature oocytes using
cryoloops with Taxol in the vitrification
solution. J Assist Reprod Genet, 21(8): 307-
309.
6. Martino A., N. Songsasen, S. P. Leibo,
1996. Development into blastocysts of
bovine oocytes cryopreserved by ultra-rapid
cooling. Biol Reprod, 54(5): 1059-1069.
7. Morato R., R., D. Izquierdo, J.L.
Albarracin, B. Anguita, M.J. Palomo, A.R.
Jimenez-Macedo, M.T. Paramio, and T.
Mogas, 2008. Effects of pre-treating in
vitro-matured bovine oocytes with the
cytoskeleton stabilizing agent taxol prior to
vitrification. Mol Reprod Dev, 75(1): 191-
201.
8. Park S.E., H.M. Chung, K.Y. Cha, W.S.
Hwang, E.S. Lee, and J.M. Lim, 2001.
Cryopreservation of ICR mouse oocytes:
improved post-thawed preimplantation
development after vitrification using Taxol,
a cytoskeleton stabilizer. Fertil Steril, 75(6):
p. 1177-84.
9. Saunders K. M., J. E. Parks, 1999. Effects
of cryopreservation procedures on the
cytology and fertilization rate of in vitro-
matured bovine oocytes. Biol Reprod,
61(1): 178-187.
10. Shi W.Q., S.E. Zhu, D. Zhang, W.H. Wang,
G.L. Tang, Y.P. Hou, and S.J. Tian, 2006.
Improved development by Taxol
pretreatment after vitrification of in vitro
matured porcine oocytes. Reproduction,
131(4): 795-804.
EFFECTS OF TAXOL ON IN-VITRO MATURED
BOVINE OOCYTE VITRIFICATION
Nguyễn Thị Thương Huyền1, 2, Nguyễn Thành Trung1, Nguyễn Vũ Hoàng Linh1,
Lê Thành Long3, Hoàng Nghĩa Sơn3, Phan Kim Ngọc1
(1)Ho Chi Minh city University of Science
(2) Ho Chi Minh city University of Pedagogy
(3)Intistute of Tropical Biology, VAST
SUMMARY
.The experiment was designed to assess the effectiveness of Taxol on cryopreserving bovine MII oocytes
using straws as the carrier system for vitrification. Bovine matured oocytes were vitrified in droplets of
cryoprotectants with or without 1 µM Taxol (droplet 1: TCM-199, 10% FBS, 5% FCS, 10% ethylene glycol
(EG), 10% dimethyl sulfoxide (DMSO) for 45s; droplet 2: TCM-199, 10% FBS, 5% FCS, 20% ethylene
glycol (EG), 20% dimethyl sulfoxide (DMSO), 0.5 M sucrose for 25s) on straws. After thawing, the oocytes
were cultured in IVM medium in 2 hours and oocytes were assessed by ratio of survival oocytes (SO) to
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 299-305
305
vitrified oocytes (VO); survival oocytes (SO) to colected oocytes (CO) and the proportion of normal nuclear
oocytes (NNO). The results showed that the ratio of SO to VO and SO to CO in Taxol groups were slightly
higher (62.74 ± 2.74% vs. 59.81 ± 1.75% and 70.65 ± 2.44% vs. 67.66 ± 2.12%, P < 0.05); the ratio of NNO
in both taxol-pretreatment groups and non-taxol-pretreatment groups (control) had no significant difference
(78.14 ± 4.01% vs. 77.89 ± 2.13%, P > 0.05). The results of this experiment indicated that taxol pretreatment
affects the survival ratio of vitrified bovine oocytes but there was no significant evidence on preventing
abnormal nuclear oocytes.
Keywords: Bovine oocyte, Taxol, cryopreservation, in vitro maturation, vitrification.
Ngày nhận bài: 21-6-2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1802_5778_1_pb_1684_2180567.pdf