Tài liệu Những tác động của AFTA với nền kinh tế ASEAN và Việt Nam: Những tác động của AFTA với nền kinh tế ASEAN và Việt Nam.
Đối với các nước ASEAN
Một nghiên cứu do nhóm chuyên gia được ủy ban thường trực ASEAN bổ nhiệm tiến hành đã chỉ ra rằng thậm chí nếu không có AFTA thì 50% số lượng thuế ưu đãi trong nội bộ ASEAN cũng sẽ làm lợi rất nhiều cho tất cả các thành viên ASEAN. Nhưng dù sao thì mọi thành quả và các ảnh hưởng tích cực sẽ tăng nhiều hơn khi tham gia vào chế độ AFTA-CEPT. Xuất nhập khẩu trong nội bộ ASEAN tăng rất nhanh và sự tăng trưởng trong buôn bán sẽ được phân phối đồng đều.
Theo như nghiên cứu này thì mức tăng trưởng nhập khẩu trong nội bộ ASEAN tăng khoảng từ 40% (đối với Malaysia) đến 70% (đối với Thái Lan). Nhập khẩu của Singapore tăng mạnh bởi vì Singapore đã có mức thuế ban đầu gần như là 0%. Trong khi đó một tỷ lệ đáng kể trong mức tăng trưởng này sẽ là từ việc buôn bán với các nước không thuộc khối ASEAN và một tỷ lệ lớn hơn sẽ xuất phát từ việc buôn bán do AFTA tạo ra.
Tổng số lượng xuất khẩu của ASEAN tăng khoảng từ 1,...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những tác động của AFTA với nền kinh tế ASEAN và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những tác động của AFTA với nền kinh tế ASEAN và Việt Nam.
Đối với các nước ASEAN
Một nghiên cứu do nhóm chuyên gia được ủy ban thường trực ASEAN bổ nhiệm tiến hành đã chỉ ra rằng thậm chí nếu không có AFTA thì 50% số lượng thuế ưu đãi trong nội bộ ASEAN cũng sẽ làm lợi rất nhiều cho tất cả các thành viên ASEAN. Nhưng dù sao thì mọi thành quả và các ảnh hưởng tích cực sẽ tăng nhiều hơn khi tham gia vào chế độ AFTA-CEPT. Xuất nhập khẩu trong nội bộ ASEAN tăng rất nhanh và sự tăng trưởng trong buôn bán sẽ được phân phối đồng đều.
Theo như nghiên cứu này thì mức tăng trưởng nhập khẩu trong nội bộ ASEAN tăng khoảng từ 40% (đối với Malaysia) đến 70% (đối với Thái Lan). Nhập khẩu của Singapore tăng mạnh bởi vì Singapore đã có mức thuế ban đầu gần như là 0%. Trong khi đó một tỷ lệ đáng kể trong mức tăng trưởng này sẽ là từ việc buôn bán với các nước không thuộc khối ASEAN và một tỷ lệ lớn hơn sẽ xuất phát từ việc buôn bán do AFTA tạo ra.
Tổng số lượng xuất khẩu của ASEAN tăng khoảng từ 1,5% (đối với Singapore) đến 5% (đối với Thái Lan) và tăng ít hơn đối với các nước thành viên khác, do khu vực tự do hóa mậu dịch tạo ra. Không giống như trường hợp nhập khẩu, mức tăng xuất khẩu sẽ không có hại cho việc xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới. Nói cách khác, các thành viên ASEAN sẽ tiếp tục xuất khẩu thêm nhiều sản phẩm sang EC, Mỹ, Nhật và các nước NICs.
Hơn nữa, một khu vực thương mại phát triển sẽ có ảnh hưởng tích cực tới việc phân bổ các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp giữa các nước thành viên ASEAN. Nhưng sẽ không có một nước nào bá chủ khu vực. Bản báo cáo đã chỉ ra những ảnh hưởng có khả năng xảy ra đối với mỗi nước thành viên ASEAN như sau:
Indonesia : Sự tăng trưởng sản xuất toàn diện đáng kể nhất diễn ra trong các ngành cần nhiều đến sức lao động và tài nguyên như ngành dệt, các sản phẩm gỗ, giấy và các sản phẩm chế tạo khác. Các ngành hàng suy giảm sẽ bao gồm: thực phẩm, các sản phẩm phi kim loại và các phương tiện giao thông.
Malaysia : Các thành tựu công nghiệp phần lớn tập trung vào các ngành cần nhiều sức lao động như may mặc, các sản phẩm gỗ và các ngành sản xuất máy móc cần nhiều vốn. Các ngành hàng suy giảm sẽ bao gồm : thực phẩm, kính và các sản phẩm kính và phi kim loại.
Philippines : Mức tăng sản lượng tập trung chủ yếu ở các loại sản phẩm cần nhiều vốn đầu tư như các sản phẩm chế tạo phi kim loại, các loại máy điện và phi điện. Các sản phẩm gỗ, hóa chất công nghiệp và các mặt hàng chế tạo sẽ có thể giảm đi đôi chút.
Singapore : Sản xuất tăng trong các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp hóa chất, sắt, thép, các phương tiện vận tải. Một vài ngành công nghiệp sử dụng nhiều sức lao động như dệt, may mặc sẽ giảm.
Thái Lan : Quy mô sản xuất sẽ được mở rộng trong các ngành chế biến thực phẩm, sản phẩm da, các sản phẩm kim loại và phi kim loại và các loại máy điện. Các sản phẩm gỗ, máy móc và các sản phẩm công nghiệp cao cấp sẽ giảm. Theo chương trình AFTA, một vài ngành hàng được dự đoán sẽ mang lại lợi nhuận, còn các ngành khác sẽ bị suy giảm. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu ngành và tính hiệu quả của từng ngành trong mỗi quốc gia.
Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam
Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể có của nó đối với các nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và tiến trình thực hiện AFTA của Việt Nam, AFTA có thể có những tác động trên các mặt chính sau:
Thương mại
Kể từ khi là thành viên chính thức của ASEAN, thương mại Việt Nam và ASEAN phát triển nhanh hơn so với thương mại giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và ASEAN tăng 20% ngay năm đầu tiên thực hiện CEPT (1996). Tổng kim ngạch thương mại đã tăng gấp 4,5 lần chỉ trong một thập niên, từ 8,9 tỉ USD năm 2003 lên 40 tỉ USD năm 2013, trong đó Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam và lớn nhất trong ASEAN với giá trị buôn bán hai chiều năm 2013 tăng hơn 20% lên 17 tỉ USD.
1.1. Nhập khẩu:
Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác động trực tiếp tới việc NK những mặt hàng này.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: trong các năm trước đây, hàng hoá mà các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ ASEAN chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như: xăng dầu các loại; nguyên phụ liệu dệt may da giày; chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng... Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, Việt Nam nhập thêm một số mặt hàng phục vụ gia công sản xuất xuất khẩu và hàng tiêu dùng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; điện thoại các loại & linh kiện; ô tô nguyên chiếc
ASEAN là đối tác lớn thứ hai (sau Trung Quốc) xuất khẩu hàng hoá có xuất xứ ASEAN sang Việt Nam trong nhiều năm qua. Nhiều nhóm hàng được nhập khẩu từ thị trường này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam bao gồm: xăng dầu, dầu thô, giấy các loại, chất dẻo nguyên liệu, dầu mỡ động thực vật, gỗ & sản phẩm gỗ
Trong nội khối ASEAN, Biểu đồ dưới cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất có xuất xứ từ Thái Lan và Singapore với tỷ trọng chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN; tiếp theo là Malaysia (20,9%), Singapore (18,9%),... .
Biểu đồ 1: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam các hàng hóa có xuất xứ từ ASEAN trong năm 2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Xuất khẩu:
a. Xuất khẩu sang các nước ASEAN khác:
Về lý thuyết và dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan.
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu (XK):
Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam. Đây là một con số đáng kể. Nhưng những mặt hàng được hưởng thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch XK sang ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch XK của Việt Nam năm 2001. Và mức tăng XK của những mặt hàng này sang các nước ASEAN khác cũng không lớn.
Biểu đồ 2: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN các năm 2011-2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 21,51 tỷ USD, tăng 23,9% (tương ứng tăng 4,15 tỷ USD về số tuyệt đối) so với năm 2016 và chiếm 10,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Nguyên nhân chính giải thích cho việc kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN tăng mạnh là do trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng cao như: điện thoại các loại & linh kiện tăng 948 triệu USD, sắt thép các loại tăng 722 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 488 triệu USD, dầu thô tăng 378 triệu USD, hàng dệt may tăng 181 triệu USD. Chỉ tính riêng 5 nhóm hàng này đã đóng góp gần 2,72 tỷ USD, chiếm gần 70% trong phần kim ngạch tăng thêm của xuất khẩu sang thị trường ASEAN năm nay.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ thị trường này là 28,02 tỷ USD, tăng 16,4% và chiếm tới 13,3% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam có xuất xứ từ ASEAN trong năm 2017 tăng so với năm trước, chủ yếu do nhập khẩu một số nhóm hàng chủ lực tăng cao như: xăng dầu các loại tăng 873 triệu USD, hàng rau quả tăng 464 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 313 triệu USD, ô tô nguyên chiếc các loại tăng 307 triệu USD, hàng rau quả tăng 464 triệu USD, kim loại thường tăng 269 triệu USD, than đá tăng 258 triệu USD
Về cán cân thương mại hàng hoá giữa Việt Nam với ASEAN : số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận trong năm 2017 mức thâm hụt cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về phía Việt Nam với 6,51 tỷ USD (giảm nhẹ so với mức thâm hụt trị giá 6,7 tỷ USD trong năm 2016), bằng 30,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Biểu đồ 3: Cán cân thương mại của các nước thành viên ASEAN với Việt Nam trong năm 2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu: ASEAN là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, chỉ đứng sau thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu xuất sang ASEAN các nhóm hàng chủ lực như: điện thoại các loại & linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện; sắt thép; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng; phương tiện vận tải & phụ tùng; hàng dệt may; dầu thô; xăng dầu
Biểu đồ dưới cho thấy các nước: Thái Lan, Singapore và Malaixia là 3 đối tác thương mại lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ASEAN, với tỷ trọng lần lượt là 21,5%; 19,6% và 13,8%.
Biểu đồ 4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong năm 2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đạt 56,5 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 24,8 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm 2017 và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN đạt 31,8 tỷ USD, tăng 12,2%. Như vậy, Việt Nam vẫn nhập siêu từ ASEAN trong năm 2018 khoảng 7 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2017. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Indonesia, Philippines và Singapore.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN trong năm 2018 đều tăng trưởng tốt trừ Malaysia, Myanmar và Brunei, cụ thể: Thái Lan (đạt 5,5 tỷ USD, tăng 14,3%), Malaysia (đạt 4 tỷ USD, giảm 3,9%), Campuchia (đạt 3,7 tỷ USD, tăng 35%), Indonesia (đạt 3,5 tỷ USD, tăng 23,5%), Philippines (đạt 3,46 tỷ USD, tăng 22,2%), Singapore (đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,1%), Myanmar (đạt 702 triệu USD, giảm 0,1%), Lào (đạt 594,6 triệu USD, tăng 14,3%), Brunei (đạt 18,5 triệu USD, giảm 14,4%).
Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu gồm: điện thoại các loại và linh kiện (đạt 2,9 tỷ USD, giảm 7,3%); sắt thép các loại (đạt 2,4 tỷ USD, tăng 39,8%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 2,2 tỷ USD, giảm 12,8%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (đạt 1,8 tỷ USD, tăng 13,7%); phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 1,34 tỷ USD, tăng 24,2%); hàng dệt may (đạt 1,2 tỷ USD, tăng 36,4%); gạo (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 118,5%).
Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, phần lớn thuế các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đã về 0%-5%. Một số mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây như gạo (chủ yếu do xuất sang Indonesia), cà phê, sắt thép các loại, clanke và xi măng, sản phẩm sắt thép. Một số sản phẩm có xu hướng chững hoặc giảm kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện, dầu thô, chất dẻo nguyên liệu, cao su, hạt tiêu, than đá, sắn và sản phẩm từ sắn.
b. Về phần XK sang các nước ngoài ASEAN:
Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của Việt Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất XK với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành viên của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan hệ thương mại với nước lớn.
Tuy vậy, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam. Và họ cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Do đó, tham gia AFTA, Việt Nam tiếp tục phải chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong hiệp hội không chỉ trên thị trường khu vực.
2. Đầu tư nước ngoài
2.1. Đầu tư từ các nước ASEAN khác
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12/2014, khu vực ASEAN có 8 nước đầu tư FDI tại Việt Nam bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Phillipines, Lào và Campuchia với 2.507 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 53 tỷ USD (chiếm 14% tổng số dự án và 20% tổng vốn đầu tư của cả nước).
Trong đó, Singapore đứng đầu khu vực ASEAN về đầu tư vào Việt Nam với 1.353 dự án và 32,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 53% tổng số dự án và 60% tổng vốnđầu tư của Asean tại Việt Nam).
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn FDI của Singapore tại Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Malaysia đứng thứ hai với 484 dự án và 10 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 19% tổng số dự án và 22% tổng vốn đầu tư của Asean tại Việt Nam). Thái Lan đứng thứ ba với 371 dự án và 6,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 14% tổng số dự án và 12% tổng vốn đầu tư của Asean tại Việt Nam).
Các nước còn lại như Brunei, Indonesia, Philipines, Lào, Campuchia có tỷ lệ vốn đầu tư vào Việt nam tương đối “khiêm tốn” trong khối Asean.
2.2. Đầu tư nước ngoài từ các nước khác
Về lý thuyết, một khu vực thương mại tự do sẽ làm tăng đầu tư từ ngoài khu vực. Đó là bởi các nhà đầu tư có thể sản xuất hàng hóa tại một hay một số nước và đưa ra tiêu thụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế thấp và hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước, họ sẽ có một thị trường tiềm năng rộng lớn hơn nhiều lần nước đó.
Áp dụng lý thuyết đó vào AFTA và Việt Nam, thì các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ không chỉ nghĩ đến một thị trường với 80 triệu dân, mà còn tính đến cả thị trường ASEAN với trên 500 triệu người.
Nhưng trên thực tế, thuế chỉ là một trong rất nhiều yếu tố được xem xét để đi đến quyết định đầu tư. Thuế thấp sẽ mất đi ý nghĩa thu hút đầu tư nước ngoài nếu không đi kèm với sự ổn định chính trị, xã hội, luật đầu tư nước ngoài thông thoáng, nguồn lao động giá rẻ và có tay nghề cao... Có thể lấy ví dụ đơn cử là Indonesia hiện nay. Mặc dù Indonesia đã hoàn thành AFTA, nhưng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhưSony , Matsushita... đã và đang rời bỏ nước này sang Trung Quốc, Malaysia hay Việt Nam vì lo ngại và thất vọng trước nạn khủng bố, mâu thuẫn sắc tộc, bất ổn quyền lực và tham nhũng...
Đó cũng thách thức chung cho tất cả các thành viên của AFTA. Vì nếu như trước đây, Indonesia hay Việt Nam không phải là thành viên của AFTA, để vượt qua hàng rào thuế quan và các hạn chế NK vào thị trường Indonesia hay Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư tại nước sở tại. Nhưng nay Việt Nam đã là thành viên AFTA, nếu môi trường đầu tư vào Việt Nam không hấp dẫn, thì thay vì đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ đầu tư vào các nước ASEAN khác, hoặc đơn giản hơn, chỉ cần mở rộng hoặc tăng thêm công suất của các nhà máy sẵn có tại các nước AFTA, đặc biệt là đối với các dây chuyền sản xuất đã gần hết khấu hao nhưng vẫn vận hành tốt, rồi từ đó bán hàng sang Việt Nam.
Như vậy, để tận dụng được những cơ hội thu hút đầu tư từ các nước khác mà AFTA đem lại, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện một cách đồng bộ và toàn diện môi trường đầu tư.
3. Công nghiệp
Về lâu dài, khi các ngành công nghiệp của những nước thành viên không còn được bảo hộ, AFTA sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp khu vực theo hướng chuyên môn hóa và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý hơn. Nhưng đây là sự thay đổi và phân bổ mang tính động và phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn và nỗ lực chủ quan của từng nước.
Singapore sẽ đẩy mạnh phát triển các ngành hóa chất, trang thiết bị vận tải và linh kiện điện tử, trong khi đó sẽ bỏ ngỏ các ngành cần nhiều lao động và khoáng sản. Malaysia thì có sự sắp xếp ngược lại. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu như công nghiệp giấy, chế biến gỗ, may mặc và dệt sẽ tăng nhanh. Trong khi đó, các ngành thiết bị vận tải, hóa chất, đồ gỗ, thực phẩm đã qua chế biến sẽ giảm mạnh.
4. Ngân sách nhà nước
Tham gia AFTA và thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan theo CEPT chắc chắn sẽ tác động tới nguồn thu cho ngân sách, ít nhất là trong giai đoạn đầu khi Việt Nam thực sự cắt giảm thuế quan, tức là từ 1/7 năm nay. Theo số liệu những năm gần đây, NK từ các nước ASEAN chiếm khoảng 20-23% kim ngạch NK của Việt Nam, trong khi đó, thuế NK (trừ dầu thô) đóng góp khoảng 25% tổng số thu ngân sách. Như vậy, về mặt số học đơn thuần, khi cắt giảm thuế quan, rõ ràng nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm.
Về dài hạn, AFTA sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất trong nước. Như vậy, cơ sở để tính toán rằng, về dài hạn, phần giảm của thuế NK do thực hiện CEPT sẽ được bù lại bằng tăng thu do kim ngạch buôn bán tăng và tăng thu từ các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập công ty...
Tóm lại, tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức đưa đến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_tac_dong_cua_afta_voi_nen_kinh_te_asean_va_viet_nam_9969_2199383.docx