Những rào cản chính cản trở nông dân qui mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả ôn đới

Tài liệu Những rào cản chính cản trở nông dân qui mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả ôn đới: Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 189 Những rào cản chính cản trở nông dân qui mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả ôn đới Nguyễn Duy Phượng1, Vũ Hoàng Lâm1, Lưu Ngọc Quyến1, Nguyễn Văn Chung1, Lê Thị Hằng Nga1, Hà Tiết Cung1, Le Thi Hoa Sen2, Nguyễn Nam Hải3, Nguyễn Văn Chí3, Phạm Thị Sến1, Oleg Nicetic4 Cơ quan 1 Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc 2 Trường Đại học Nông lâm Huế 3 Viện Bảo vệ thực vật 4 Trường Đại học Queensland (Úc) Tác giả đại diện Phamthisenprc@gmail.com Từ khóa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cây ăn quả ôn đới, kế hoạch chiến lược Đặt vấn đề Cây ăn quả ôn đới là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nông hộ vùng Tây Bắc. Đặc biệt, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1980 tới những năm đầu của thế kỷ 20, đào, mơ và đặc biệt là mận đã mang lại nguồn thu lớn, chính cho nhiều gia đình ở Sơn La và Là...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những rào cản chính cản trở nông dân qui mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả ôn đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 189 Những rào cản chính cản trở nông dân qui mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả ôn đới Nguyễn Duy Phượng1, Vũ Hoàng Lâm1, Lưu Ngọc Quyến1, Nguyễn Văn Chung1, Lê Thị Hằng Nga1, Hà Tiết Cung1, Le Thi Hoa Sen2, Nguyễn Nam Hải3, Nguyễn Văn Chí3, Phạm Thị Sến1, Oleg Nicetic4 Cơ quan 1 Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc 2 Trường Đại học Nông lâm Huế 3 Viện Bảo vệ thực vật 4 Trường Đại học Queensland (Úc) Tác giả đại diện Phamthisenprc@gmail.com Từ khóa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cây ăn quả ôn đới, kế hoạch chiến lược Đặt vấn đề Cây ăn quả ôn đới là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nông hộ vùng Tây Bắc. Đặc biệt, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1980 tới những năm đầu của thế kỷ 20, đào, mơ và đặc biệt là mận đã mang lại nguồn thu lớn, chính cho nhiều gia đình ở Sơn La và Lào Cai. Cũng chính vì thế trong thời gian này diện tích các cây này được mở rộng ồ ạt, trong khi năng suất và chất lượng quả lại thấp do các vườn quả không được chăm sóc, quản lý tốt. Điều này dẫn tới khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá quả giảm mạnh, nhiều nông dân đã chặt, phá bỏ vườn quả (theo số liệu của các sở NN&PTNT Lào Cai và Sơn La). Nhằm khắc phục vấn đề, cải thiện năng suất và tăng đa dạng chủng loại quả ôn đới, chính phủ Việt Nam và một số nhà tài trợ quốc tế đã hỗ trợ thực hiện tất cả trên 40 đề tài, dự án, đồng thời cũng tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) phục vụ ngành quả ôn đới ở Tây Bắc. Tuy vậy, cũng mới chỉ một số rất ít giống cây ăn quả cải tiến được phổ biến và sử dụng trồng trong khu vực, trong khi năng suất và chất lượng quả đều chưa được cải thiện đáng kể, do nông dân còn ít ứng dụng TBKT trong việc chăm sóc và quản lý vườn quả. Trong khuôn khổ Dự án AGB/2012/60 do ACIAR tài trợ một nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về các rào cản cản trở nông dân ứng dụng TBKT, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các phương pháp tiếp cận phù hợp trong nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 190 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu bao gồm một đánh giá tổng quan về các chính sách, chương trình và kế hoạch của Việt Nam và các tỉnh Tây Bắc về cây ăn quả ôn đới, cả trong quá khứ, hiện tại và định hướng tương lai, và một phân tích so sánh 5 dự án điển hình về cây ăn quả ôn đới đã được thực hiện trong khu vực. Thông tin được thu thập từ tài liệu của các dự án và từ một số cá nhân, nông dân thông qua phỏng vấn hoặc thảo luận nhóm. Năm dự án được lựa chọn để thực hiện phân tích so sánh điển hình khác nhau về đơn vị thực hiện, TBKT chuyển giao và địa bàn hoạt động. Các cá nhân cung cấp thông tin bao gồm chủ nhiệm, điều phối và cán bộ nghiên cứu chính của 5 dự án, cán bộ nông nghiệp địa phương tham gia thực hiện dự án, và đại diện chính quyền và cán bộ khuyên nông các xã, thôn của dự án. Thông tin từ nông dân được thu thập thông qua các buổi thảo luận nhóm, được tổ chức ở cả các thôn tham gia dự án và thôn không tham gia dự án. Đối với mỗi dự án 3-5 buổi thảo luận nhóm nông dân được tổ chức, mỗi nhóm 5-6 nông dân. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả nghiên cứu cho thấy những khó khăn, rào cản để nông dân đón nhận và ứng dụng TBKT trong sản xuất cây ăn quả ôn đới liên quan tới các yếu tố sau: (i) thiếu sự tham vấn các bên liên quan, nhất là các đơn vị và cá nhân địa phương, trong việc xây dựng đề xuất dự án, (ii) thiếu phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong việc huy động các bên liên quan, nhất là nông dân, cán bộ khuyến nông và chính quyền địa phương tham gia vào việc thực hiện dự án, (iii) thiếu các chiến lược truyền thông và chuyển giao thích hợp, (iv) thiếu sự kết hợp chặt chẽ với các hoạt động phát triển cây ăn quả ôn đới của địa phương và không có những hoạt động hỗ trợ nông dân sau khi dự án kết thúc, (v) TBKT không phù hợp cho nông dân ứng dụng trong điều kiện cụ thể của địa phương, và (vi) không có chuỗi liên kết bền vững để tiêu thụ sản phẩm. Rào cản chính cản trở việc nông dân tiếp nhận và sử dụng giống mới là việc kém phát triển của hệ thống vườn ươm để sản xuất và cung ứng cây giống chất lượng. Nguyên nhân là do các viện, cơ quan nhà nước chưa hoạt động tự chủ, còn phụ thuộc quá nhiều vào các dự án hỗ trợ, trong khi đó lại thiếu các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực này, và cũng chưa có các mối liên hệ với các tổ chức nước ngoài, cũng như không đủ khả năng chi trả tiền bản quyền tác giả để có thể nhập giống cây mới. Thiếu sự tham gia của các đơn vị và cá nhân liên quan tại địa phương, gồm nông dân, một số cơ quan nhà nước, các cơ sở kinh doanh vật tư sản xuất và những người thu mua, buôn bán quả là nguyên nhân chủ yếu Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 191 dẫn tới việc nông dân ít tiếp nhận và ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án. Do hoạt động riêng rẽ, không gắn kết với các chương trình, hoạt động của địa phương và ít có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân địa phương, nhiều dự án thường sai lầm trong việc lựa chọn điểm và hộ tham gia, cũng như trong việc xác định ưu tiên, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện các hoạt động. Điều này dẫn tới nhiều TBKT do dự án chuyển giao có thể không phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương. Sau khi dự án kết thúc, những đơn vị địa phương (do họ đã không tham gia đáng kể vào quá trình thực hiện dự án) không có đủ nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân duy trì và mở rộng ứng dụng TBKT, như tổ chức tập huấn và tăng cường năng lực và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Họ cũng không có khả năng giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn để đầu tư cho việc ứng dụng TBKT; Thiếu vốn đầu tư là cản trở chính khiến nhiều nông dân Tây Bắc không thể ứng dụng ngay cả khi họ nắm vững và mong muốn ứng dụng TBKT. Kết luận Để thúc đẩy, hỗ trợ nông dân Tây Bắc ứng dụng TBKT trong sản xuất cây ăn quả ôn đới, các ưu tiên nghiên cứu, đầu tư cần được xác định dựa trên những kế hoạch chiến lược của quốc gia và của các tỉnh. Các đề tài, dự án cần được xây dựng với sự tham gia, tư vấn của đông đảo các bên liên quan, và phải được gắn kết với các kế hoạch, ưu tiên của các địa phương. Việc giám sát và đánh giá quá trình thực hiện dự án cần có sự tham gia của nông dân, các đơn vị liên quan ở địa phương và cả khối tư nhân. Việc xây dựng các cơ chế hỗ trợ nông dân ứng dụng những TBKT do dự án chuyển giao cần được tiến hành trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo các cơ chế này phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của địa phương. Nhằm góp phần thúc đẩy mở rộng ứng dụng TBKT trong ngành quả ôn đới ở Tây Bắc, dự án AGB/2012/060 đã và đang tổ chức các diễn đàn cấp tỉnh và liên tỉnh để các bên liên quan cùng tham gia thảo luận, đồng thời Dự án cũng hỗ trợ Sơn La và Lào Cai xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành quả ôn đới của hai tỉnh này phù hợp với điều kiện và tiềm năng của mỗi tỉnh và như cầu thị trường. Các kế hoạch chiến lược này sẽ bao gồm cả những ưu tiên nghiên cứu và nhu cầu tăng cường năng lực của các đối tác địa phương, các đơn vị tư nhân và nông dân tham gia sản xuất và kinh doanh quả ôn đới. Tài liệu tham khảo Các báo cáo của sở nông nghiệp Sơn La và Lào Cai về sản xuất quả và đề xuất phát triển cây ăn quả các năm 2005 – 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs34_9709_2207195.pdf
Tài liệu liên quan