Tài liệu Những rào cản ảnh hưởng đến công tác Báo cáo tự nguyện sự cố, sai sót của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khu vực Cai Lậy, năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 143
NHỮNG RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
BÁO CÁO TỰ NGUYỆN SỰ CỐ, SAI SÓT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHU VỰC CAI LẬY, NĂM 2017
Nguyễn Thị Mỹ Linh*
TÓM TẮT
Khuyến khích nhân viên y tế báo cáo tự nguyện sự cố, sai sót ngày càng được các nhà quản lý, lãnh đạo quan
tâm, góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường ít rủi ro, an toàn cho người bệnh, cho nhân viên y tế.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ những vấn đề ảnh hưởng đến công tác báo cáo tự nguyện sự cố,
sai sót của nhân viên y tế.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
đinh lượng. Nghiên cứu thu thập 204 NVYT vào tháng 7 năm 2017 qua thảo luận nhóm và phát phiếu tự điền.
Kết quả: Qua khảo sát 204 nhân viên y tế cho thấy có 7 lý do chính là rào cản ảnh hưởng đến việc báo cáo tự
nguyện của họ, chiếm tỷ lệ từ 20% đến gần 50%, ĐTB từ 2,83 đến...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những rào cản ảnh hưởng đến công tác Báo cáo tự nguyện sự cố, sai sót của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khu vực Cai Lậy, năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 143
NHỮNG RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
BÁO CÁO TỰ NGUYỆN SỰ CỐ, SAI SÓT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHU VỰC CAI LẬY, NĂM 2017
Nguyễn Thị Mỹ Linh*
TÓM TẮT
Khuyến khích nhân viên y tế báo cáo tự nguyện sự cố, sai sót ngày càng được các nhà quản lý, lãnh đạo quan
tâm, góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường ít rủi ro, an toàn cho người bệnh, cho nhân viên y tế.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ những vấn đề ảnh hưởng đến công tác báo cáo tự nguyện sự cố,
sai sót của nhân viên y tế.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
đinh lượng. Nghiên cứu thu thập 204 NVYT vào tháng 7 năm 2017 qua thảo luận nhóm và phát phiếu tự điền.
Kết quả: Qua khảo sát 204 nhân viên y tế cho thấy có 7 lý do chính là rào cản ảnh hưởng đến việc báo cáo tự
nguyện của họ, chiếm tỷ lệ từ 20% đến gần 50%, ĐTB từ 2,83 đến 3,26. Có 8 nguyên nhân chính của những rào
cản này, đồng thời đề xuất để nhân viên tự nguyện báo cáo cần được bảo vệ, khen thưởng động viên khi báo cáo
tự nguyện sự cố sai sót chiếm tỷ lệ từ 20% đến gần 48%, ĐTB từ 2,58 đến 3,26. Ý kiến đề xuất của NVYT để
tăng cường báo cáo tự nguyện SC-SS chính là cần có sự an toàn, cần được bảo vệ; được lời khen thưởng khi nhân
viên tự giác báo sự cố và đồng thời không bị nêu tên khi xảy ra sự cố, chiếm tỷ lệ Từ 20,6% đến 48,1%.
Kết luận: Để nhân viên y tế tự nguyện báo cáo sự cố, sai sót cần giải quyết nguyên nhân, tháo gỡ những rào
cản ảnh hưởng và những đề xuất từ sự cam kết của lãnh đạo.
Từ khóa: Sự cố, sai sót.
ABSTRACT
BARRIERS OF THE INCIDENTS AND ERRORS VOLUNTARY REPORTS OF MEDICAL STAFFS AT
CAI LAY GENERAL HOSPITAL IN 2017
Nguyen Thi My Linh* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 143 – 152
Encouraging the medical staffs to voluntarily report the incidents and errors are now being taken care of by
managers and leaders, making an important contribution to improve a low risk and safe environment for patients,
medical staffs.
Objectives: The study aims to determine the proportion of the problems affecting the incidents and errors
voluntary reports of the medical staffs.
Methods: Analytical cross-sectional study, qualitative and quantitative analysis combination. 204 medical
staffs are enrolled in July, 2017 through group discussions and self-report forms.
Results: Surveying 204 medical staffs shows that there are 7 main barriers affecting their voluntary reports,
ranging from 20% to nearly 50%, average score is from 2.83 to 3.26. There are 8 main reasons of these barriers,
medical staffs who report voluntarily need to be protected and rewarded ranging from 20% to nearly 48%,
average score is from 2.58 to 3.26. The recommendation of medical staffs to encourage the incidents and errors
reports making are to be safe and protected; be rewarded for voluntarily reporting incidents and not named while
the incident occurs ranging from 20.6% to 48.1%.
* BVĐK KV Cai Lậy
Tác giả liên lạc: CK1ĐD Nguyễn Thị Mỹ Linh, ĐT: 0973314032, Email: qlcl.cnmylinh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 144
Conclusions: Solving the reasons, removal of barriers and the commitment of leaders are needed in order for
medical staffs to make incidents and errors reports voluntarily.
Key words: Incidents, errors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường y tế là một môi trường nguy cơ
cao, nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm
nào từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị. Có thể
khẳng định rằng ở bất cứ công đoạn nào của mọi
quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng
các nguy cơ tiềm tàng cho NB.
Mục đích của việc xây dựng hệ thống báo
cáo SCYK (SCYK) là nhằm thống kê và phân tích
những nguyên nhân gốc để từ đó rút kinh
nghiệm và đưa ra các giải pháp can thiệp thích
hợp nhằm giảm thiểu SCYK.
Hiện nay, đa số các bệnh viện (BV) đều đã có
phòng hoặc tổ Quản lý chất lượng (QLCL) có
nhiệm vụ là đầu mối nhận báo cáo SCYK; thống
kê SCYK hàng quý và đưa ra cảnh báo. Có 2 loại
báo cáo đó là báo cáo tự nguyện (đối với những
sự cố suýt xảy ra, sự cố nhẹ và vừa) và báo cáo
bắt buộc đối với các sự cố nghiêm trọng.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đã ban
hành Thông tư 19 năm 2013 hướng dẫn quản lý
rủi ro và phòng ngừa SCYK trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư nhằm bảo đảm
an toàn cho NB (NB), hạn chế tối đa các SCYK có
thể phòng ngừa được, đồng thời tạo hành lang
pháp lý và thúc đẩy triển khai các hoạt động
phòng ngừa SCYK Song song đó, Bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng BV cũng bổ sung những
tiêu chí về an toàn NB nhằm đảm bảo NB luôn
được chăm sóc, điều trị an toàn, hiệu quả(2).
Từ thực trạng trên, một số câu hỏi được đặt
ra cho các đồng nghiệp đang công tác trong lĩnh
vực y tế, đặc biệt là đang nắm giữ vai trò quản
lý: Làm sao để quản lý sự cố và rủi ro tại các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế? Làm sao để sự cố – rủi
ro ít xảy ra nhất có thể? Làm sao để các sự cố đã
xảy ra sẽ được ngăn chặn để tránh sự lặp lại?
Làm sao để học hỏi từ chính các sự cố đã xảy ra,
ngay cả khi xảy ra ở một cơ sở cung cấp dịch vụ
y tế khác? Làm sao để giải quyết các nguy cơ
tiềm ẩn để các sự cố và rủi ro sẽ không xảy đến?
Câu trả lời là phải xây dựng hệ thống quản lý sự
cố – rủi ro tại cơ sở với đầy đủ các bước: nhận
diện sự cố – rủi ro; báo cáo sự cố rủi ro; phân tích
sự cố rủi ro, đề xuất kế hoạch khắc phục, giải
quyết; triển khai kế hoạch – theo dõi giám sát
việc hoàn tất các kế hoạch đã đề xuất và tổng kết,
nhận ra các khuynh hướng nguy cơ để can thiệp
kịp thời và loại bỏ các nguy cơ sớm nhất có thể.
Bằng nhiều hình thức khuyến khích động
viên, kêu gọi của Lãnh đạo BV nhưng tỉ lệ báo
cáo tự nguyện của nhân viên y tế (NVYT) còn rất
thấp kéo dài nhiều năm. Đi tìm nguyên nhân gốc
rễ của vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu “Những rào cản ảnh hưởng đến công tác
báo cáo tự nguyện sự cố, sai sót của NVYT tại BV
ĐKKV Cai Lậy năm 2017.
Mục tiêu
Xác định điểm trung bình các lý do rào cản
ảnh hưởng đến báo cáo tự nguyện sự cố, sai sót
(SC-SS) của NVYT.
Xác định điểm trung bình các nguyên nhân
dẫn đến SC-SS sót theo nhận định của NVYT.
Xác định điểm trung bình các nội dung đề
xuất của NVYT xây dựng văn hóa báo cáo rủi ro.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
NVYT đang công tác tại BV ĐKKV Cai Lậy
Đối tượng loại trừ
NVYT đang đi học, vắng mặt tại thời điểm
thu thập thông tin.
Địa điểm – Thời gian nghiên cứu
Tại các khoa lâm sàng.
Thời gian từ ngày tháng 7/2017 đến ngày
tháng 9/ 2017.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 145
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu
n =
Z2 x p(1-p)
d2
Trong đó:
n cỡ mẫu cần có
Z: là trị số tùy thuộc vào mức tin cậy mong
muốn của ước lượng; với mức tin cậy mong
muốn là 95% thì Z tương ứng là 1,96.
p: tỷ lệ sai sót ước đoán; p = 0,16 (Tỷ lệ báo
cáo sai sót sự cố).
d: sai số mong muốn (5%).
Vậy cỡ mẫu n= = 163.
Cỡ mẫu chúng tôi thu thập: 204.
Phương pháp lấy mẫu
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Phương pháp thu thập số liệu
Lấy mẫu ngẫu nhiên, theo hệ số k=3 trên
danh sách nhân viên sắp xếp theo thứ tự ABC
của họ tên.
Phân tầng đối tượng lấy mẫu
Bác sĩ, hệ điều dưỡng (Điều dưỡng, kỹ thuật
viên, nữ hộ sinh), khác (kế toán, dược sĩ, kỹ sư,
hộ lý).
Công cụ và phương pháp thu thập
Phương pháp định tính
Thảo luận 3 nhóm nhân viên về những rào
cản ảnh hưởng đến công tác báo cáo tự nguyện sự
cố, sai sót của nhân viên y tế trong BV. Gỡ bằng
mã hóa nội dung, xây dựng bộ câu hỏi
Phương pháp định lượng
Xây dựng bộ câu hỏi sau khi mã hóa nội
dung và phân nhóm.
Dùng thang điểm WHOQOL-BREF: Đánh
giá theo 5 mức độ (Rất ít - Ít - Trung bình - Nhiều
- Rất nhiều). Dựa theo thang điểm có 5 mức độ
để định lượng đối với mỗi phương án trả lời và
thông qua mô tả các giá trị trung bình đối với
từng nội dung trong mỗi nhóm:
Lý do khiến NVYT không muốn báo cáo tự
nguyện SC-SS.
Nhận định của NVYT về các nguyên nhân
xảy ra SC-SS.
Ý kiến đề xuất của NVYT khi báo cáo tự
nguyện SC-SS.
Bộ công cụ đo lường mức độ các rào cản sự
cố đã được thử nghiệm trên 20 NVYT, được
đánh giá mức độ tin cậy thông qua hệ số
Cronbach’s alpha, có giá trị Cronbach > 0,7 nên
bảng hỏi này đồng nhất và có thể sử dụng trong
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn đánh giá
Tỷ lệ mỗi phương án trả lời của NVYT trong
từng nội dung được xác định.
(a) Mức 4, 5: nhiều, rất nhiều; (b) Mức 3: trung
bình; (c) Mức 1, 2, 3: ít, rất ít. Trên cơ sở đó tính tỷ
lệ theo từng nội dung.
Dùng biểu đồ Pareto phân tích nhóm nội
dung ảnh hưởng nhiều nhất đến những rào cản
báo cáo sự cố của NVYT.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 18.0 và phần mềm Minitab.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sự cố y khoa (Medical Adverse Event): Là sự
cố đã xảy ra hoặc hầu như có thể xảy ra (suýt xảy
ra), mà những sự cố đó có thể phòng bằng các
kiến thức y học hiện nay. Chuyên gia cho rằng
70% các sai sót là do lỗi hệ thống “system
error”(1).
Y văn đã sử dụng các thuật ngữ khác nhau
để mô tả những rủi ro trong thực hành y khoa
như: bệnh do thầy thuốc gây nên, sai sót y khoa,
tai biến y khoa, an toàn người và hiện nay thuật
ngữ SCYK không mong muốn được sử dụng
ngày càng phổ biến(2).
1,962 x 0,12(1-0,12)
0,052
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 146
Ở nước ta, SCYK xảy ra gần đây gây sự quan
tâm theo dõi của toàn xã hội đối với ngành y tế.
Áp lực mà các BV và người hành nghề đang phải
đối mặt là một số người nhà NB và nhóm người
có toan tính lợi dụng SCYK để: (a) Gây rối loạn
trật tự xã hội (BV Nam Căn); (b) Lợi dụng gây áp
lực bồi thường tài chính (BVĐK Thành phố
Vinh, BV Thiệu Hóa); (c) Gây ảnh hưởng tới uy
tín, sức khỏe, tính mạng người hành nghề! Trong
thực tế, khi có SCYK không mong muốn xảy ra
không chỉ có NB, gia đình NB trở thành nạn
nhân mà các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới
SCYK cũng là nạn nhân và cũng cần được hỗ trợ
về tâm lý(5).
Tần suất SCYKKMM: BV là nơi có nhiều
SCYK từ 3,8% - 16,7% NB nhập viện. Nguyên
nhân của các sai sót SCYK chủ yếu do lỗi hệ
thống (70%) và chỉ có 30% sai sót và SCYK liên
quan tới cá nhân người hành nghề; Chiều hướng
SCYK trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI hầu như
chưa giảm. Xu hướng tranh chấp trong khám
chữa bệnh giữa một bên là người sử dụng dịch
vụ y tế và người cung cấp hoặc cơ sở cung cấp
dịch vụ y tế ngày càng gia tăng.
Các yếu tố liên quan đến sự cố(4)
KẾT QUẢ
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Một số đặc trưng dân số học của đối
tượng nghiên cứu (n=220)
Dân số học Phạm vi Số lượng %
Đối tượng
Bác sĩ 46 22,5
Hệ Điều dưỡng 126 61,8
Khác 32 15,7
Trình độ
Trung học, sơ học 80 39,2
Cao đẳng 16 7,8
Đại học và sau đại
học 108 52,9
Thâm niên
công tác
< 2 năm 18 8,8
2 – 5 năm 16 62,7
≥ 5 năm 170 83,3
Đối tượng đông nhất là hệ điều dưỡng
(bao gồm Điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ
sinh) chiếm gần 62%. Gần 53% đối tượng có
trình độ đại học, sau đại học. 83,3% thâm niên
công tác.
Lý do khiến NVYT không muốn báo cáo tự
nguyện SC-SS:
NVYT cho rằng thủ tục báo cáo SC-SS còn
rắc rối, phiền hà, tốn thời gian chiếm tỉ lệ cao
nhất 48,1%. Sợ bị ảnh hưởng cá nhân 45%. Đặc
biệt 39,2% sợ ảnh hưởng đồng nghiệp. 33,3%
cho chuyện nhỏ, không quan tâm. Gần 30%
NVYT cho rằng báo cáo xong rồi cũng không thấy
cải thiện, không mang lại lợi ích (Biểu đồ 1).
NVYT không báo cáo tự nguyện có 7 lý do.
Sợ ảnh hưởng cá nhân: mất điểm, bị phê bình,
bị nêu tên trên giao ban, bị kỳ thị có ĐTB cao
nhất 3,33 ± 1,47. Thấy việc báo cáo cũng không
đem lại ích lợi gì nhưng dễ bị đồng nghiệp xa
lánhĐiểm trung bình thấp nhất 2,58 ± 1,06
(Bảng 2).
Theo quy luật Pareto 80% lý do NVYT
không báo cáo sự cố là sợ thủ tục phiền hà; Sợ
ảnh hưởng cá nhân, mất điểm; Sợ ảnh hưởng
đồng nghiệp; Bao che lẫn nhau; Thấy chuyện
này nhỏ, không nghĩ là sai sót (Biểu đồ 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 147
48.1
45.1
39.2
35.3 33.3
29.4
20.6
0
10
20
30
40
50
60
Thủ tục Ah_đồng
nghiệp
Chuyện
nhỏ
Kg_ích
lợi
rất ít, ít Trung binh Nhiều, rất nhiều
Biểu đồ 1: Tỷ lệ lý do NVYT không muốn báo cáo tự nguyện SC-SS
Bảng 2: Điểm trung bình lý do NVYT không muốn báo cáo tự nguyện SC-SS
TT Nội dung Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
1
Thủ tục báo cáo phiền hà, mất thời gian, bị mời
tới, mời lui
1 5 3,32 1,25
2
Sợ ảnh hưởng cá nhân: mất điểm, bị phê bình, bị
nêu tên trên giao ban
1 5 3,33 1,47
3
Sợ bị ảnh hưởng tới đồng nghiệp, bị kỳ thị xa
lánh, không chơi chung
1 5 3,13 1,06
4 Báo rồi cũng không thấy cải thiện 1 5 2,93 1,42
5
Bao che nhau (Không báo cáo để lỡ lần sau bản
thân bị sai sót đồng nghiệp cũng không bị báo lại)
1 5 2,84 1,27
6
Thấy việc báo cáo cũng không đem lại ích lợi gì
nhưng dễ bị đồng nghiệp xa lánh
1 5 2,58 1,06
7
Thấy chuyện xảy ra nhỏ không đáng báo cáo
hoặc không nghĩ đó là sai sót
1 5 2,93 1,25
NHIEU 48.1 45.1 39.2 35.3 33.3 29.4 20.6
Percent 19.2 18.0 15.6 14.1 13.3 11.7 8.2
Cum % 19.2 37.1 52.7 66.8 80.1 91.8 100.0
ND
Th
ấy
b
áo
c
ũn
g
kh
ôn
g
ích
lợ
i g
ì
Bá
o
rồ
i c
ũn
g
kh
ôn
g
cả
i t
hiệ
n
Th
ấy
c
hu
yệ
n
nà
y
nh
ỏ,
kh
ôn
g
ng
hĩ
sa
i s
ót
Kh
ôn
g
nó
i đ
ể
lỡ
lầ
n
sa
u
m
ìn
h
bị
cũ
ng
đ
ỡ
Ản
h
hư
ởn
g
dồ
ng
n
gh
iệp
Sợ
m
ất
đ
iể
m
Th
ủ
tụ
c
ph
iề
n
hà
250
200
150
100
50
0
100
80
60
40
20
0
N
H
IE
U
P
e
rc
e
n
t
Pareto Chart of ND
Biểu đồ 2: Phân tích theo Quy luật Pareto các lý do NVYT không báo cáo SC-SS.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 148
Nội dung các nguyên nhân xảy ra SC-SS qua
nhận xét của NVYT
Nguyên nhân xảy ra SC-SS qua nhận xét
của NVYT chiếm tỷ lệ cao do hệ thống mạng
LAN không ổn định, nhiều thủ tục 48%; chiếm
tỷ lệ thấp do thuốc và vật tư y tế chiếm từ
28,4% (Biểu đồ 3).
Nguyên nhân xảy ra SC-SS qua nhận xét
của NVYT là điều kiện môi trường, cơ sở vật
chất, có ĐTB cao: 3,26 ± 1,30. Do thuốc, vật tư,
hóa chất thay đổi thường xuyên, thừa, thiếu có
ĐTB thấp: 2,87 ± 1,15 (Bảng 3).
Theo quy luật Pareto 80% những nguyên
nhân SC-SS theo NVYT nhận định do hệ thống
mạng LAN; Môi trường, cơ sở vật chất; Yếu tố
con người; Giao tiếp; Bố trí; Dụng cụ-Trang
thiết bị (Biểu đồ 4).
Các đề xuất của NVYT khi báo cáo tự nguyện
SC-SS
Tỷ lệ cao nhất là NVYT muốn được bảo vệ
khi báo cáo sự cố, sai sót (Biểu đồ 5).
NVYT mong muốn khi tự nguyện báo cáo
SC-SS sẽ được bảo vệ có ĐTB cao 3,68 ± 1,43,
được khen thưởng khi báo sự cố suýt xảy ra
(3,62 ± 1,41). Nếu xảy ra sai sót thì NVYT
không bị nêu tên (3,67 ± 1,47) (Bảng 4).
48
43.2 42.2
36.3 35.3 35.3 28.4
29.4
0
10
20
30
40
50
60
Mạng
LAN
Môi
trường
Ý thức Giao tiếp Dụng cụ-
TTB
sắp xếp Qui trình Thuốc-
VTYT
rất ít, ít Trung binh Nhiều, rất nhiều
Biểu đồ 3: Tỷ lệ các nguyên nhân xảy ra SC-SS qua nhận xét của NVYT
Bảng 3: Điểm trung bình các nguyên nhân xảy ra SC-SS qua nhận xét của NVYT
TT Nội dung Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
1 Mạng LAN không ổn định, nhiều thủ tục 1 5 3,23 1,34
2 Điều kiện môi trường, cơ sở vật chất 1 5 3,26 1,30
3
Yếu tố con người: ý thức trong công việc, bản tính,
trình độ chuyên môn, tay nghề
1 5 3,25 1,41
4
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống
chưa chuyên nghiệp
1 5 3,01 1,30
5 Yếu tố dụng cụ, thiết bị chưa đáp ứng tốt 1 5 2,98 1,25
6
Do bố trí, sắp xếp không phù hợp, thay đổi không
kịp thời
1 5 2,93 1,27
7 Phác đồ - Quy trình chưa đạt yêu cầu 1 5 2,87 1,24
8
Do thuốc, vật tư, hóa chất thay đổi thường xuyên,
thừa, thiếu
1 5 2,83 1,15
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 149
NHIỀU 48.0 43.1 42.2 36.3 35.3 35.3 29.4 28.4
Percent 16.1 14.5 14.2 12.2 11.8 11.8 9.9 9.5
Cum % 16.1 30.6 44.7 56.9 68.8 80.6 90.5 100.0
C1
Do
th
uố
c,
v
ật
tư
, h
óa
ch
ất
Ph
ác
đ
ồ
- Q
ui
tr
ình
Yế
u
tố
d
ụn
g
cụ
, t
hi
ết
b
ị
Do
b
ố
trí
, s
ắp
x
ếp
Kỹ
n
ăn
g
gia
o
tiế
p
Yế
u
tố
c
on
n
gư
ời
Yế
u
tố
m
ôi
tr
ườ
ng
, c
ơ
sở
v
ậ t
ch
ất
M
ạn
g
LA
N
300
250
200
150
100
50
0
100
80
60
40
20
0
N
H
IỀ
U
P
er
c
e
n
t
Pareto Chart of C1
Biểu đồ 4: Phân tích các nguyên nhân xảy ra SC-SS theo quy luật Pareto
62.8 61.8
58.8
0
10
20
30
40
50
60
70
Được bảo vệ Được khen Kg nêu tên khi sai
rất ít, ít
Trung binh
Nhiều, rất nhiều
Biểu đồ 5: Tỷ lệ các đề xuất của NVYT khi báo cáo tự nguyện SC-SS
Bảng 4: Điểm trung bình các ý kiến đề xuất của NVYT khi báo cáo sự cố, sai sót
TT Nội dung Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
1 Được lãnh đạo bảo vệ khi báo cáo SC -SS 1 5 3,68 1,43
2 Được lãnh đạo khen khi báo cáo SC - SS 1 5 3,62 1,41
3 Lãnh đạo không nêu tên khi làm sai 1 5 3,67 1,46
BÀN LUẬN
Những lý do khiến NVYT không muốn báo cáo
tự nguyện SC-SS:
NVYT không báo cáo tự nguyện có 8 lý do:
Thủ tục báo cáo phiền hà, mất thời gian, bị
mời tới, mời lui 48,1% (ĐTB 3,32); Sợ bị ảnh
hưởng cá nhân như bị trừ điểm thi đua, bị phê
bình, bị nêu tên trên giao ban, bị kỳ thị 45,1%
(ĐTB: 3.33); Sợ bị ảnh hưởng tới đồng nghiệp,
bị kỳ thị xa lánh, không chơi chung 39,2%
(ĐTB:3,13); Bao che nhau không báo cáo để lỡ
lần sau bản thân bị sai sót đồng nghiệp cũng
không bị báo lại 35,3% (ĐTB: 2,84); Thấy việc
báo cáo cũng không đem lại ích lợi gì nhưng
dễ bị đồng nghiệp xa lánh 25,8% (ĐTB: ); Thấy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 150
chuyện xảy ra nhỏ không đáng báo cáo hoặc
không nghĩ đó là sai sót 29,3% (ĐTB: 2,93).
Báo cáo SC-SS là một phần không thể thiếu
trong hoạt động quản lý nguy cơ. Các nghiên
cứu ghi nhận hầu hết các NVYT, đặc biệt là bác
sĩ hầu như rất e ngại trong việc báo cáo sai sót sự
cố cho cấp trên. Các kết quả khảo sát ghi nhận
rằng hầu hết các NVYT có xu hướng chia sẻ sai
sót sự cố với đồng nghiệp khi có một vấn đề
hoặc SC-SS y khoa nào xảy ra. Việc báo cáo SC-
SS trong môi trường BV hầu hết còn là vấn đề
gặp khá nhiều vướng mắc và rào cản. Một trong
những nguyên nhân trọng yếu đó chính là đặc
thù của công việc trong BV đòi hỏi tính tự chủ,
quyết đoán cá nhân, các quy tắc và kinh nghiệm
cá nhân được áp dụng trong thực hành y khoa,
cá tính mạnh mẽ, kể cả sự tự cao đây là
những nguyên nhân chính yếu khiến việc báo
cáo SC-SS y khoa chưa được đẩy mạnh và phổ
biến(5).
NVYT cho rằng báo cáo cũng không thấy cải
thiện (293 ± 1,43), sai sót là chuyện nhỏ, không
quan tâm (2,93 ± 1,25). Đây cũng một trong
những nội dung gợi ý cần thiết cho Phòng Quản
lý chất lượng xem xét lại phương pháp truyền
thông và xây dựng các kế hoạch hành động khắc
phục tốt hơn, giúp nhân viên thấy có hiệu quả và
niềm tin khi báo cáo SC-SS.
Qua phân tích theo Quy luật Pareto, xác định
6 nhóm lý do rào cản cần cải thiện đã gợi ý
Phòng Quản lý chất lượng BV, đặt ra mục tiêu
phù hợp cho từng giai đoạn quản lý rủi ro, vì
đây là quá trình thay đổi hành vi cá nhân. Cụ thể
muốn nâng lên 50%, BV cần ưu tiên cải tiến thủ
tục báo cáo đơn giản, không gây phiền phức và
không tốn thời gian người báo cáo. Xây dựng
văn hóa quản lý rủi ro không đổ lỗi, khuyến
khích mọi người báo cáo và học từ những SS-SC
của đồng nghiệp để phòng ngừa, mục đích an
toàn cho NB và NVYT.
Nhận định của NVYT về các nguyên nhân
xảy ra SC-SS
Tìm hiểu lý do cản trở làm cho người nhân
viên ngại báo cáo sự cố được NVYT liệt kê cụ
thể: Điều kiện môi trường, cơ sở vật chất chưa
nâng cấp, thiếu tiện ích 43,2% (ĐTB: 3,26). Hệ
thống phần mềm Bệnh viện không ổn định,
nhiều giao diện, thao tác 48% (ĐTB: 3,23); Do
yếu tố con người: ý thức trong công việc chưa
cao, bản tính, trình độ chuyên môn, tay nghề
chưa thành thạo 42,2% (ĐTB: 3,25); Kỹ năng
giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống chưa
chuyên nghiệp 36,3% (ĐTB: 3,01); Yếu tố dụng
cụ, thiết bị chưa đáp ứng tốt 33,3% (ĐTB: 2,98);
Do bố trí, sắp xếp không phù hợp, thay đổi
không kịp thời 35,3% (ĐTB: 2,93); Phác đồ-
Quy trình chưa đạt yêu cầu 29,4% (ĐTB: 2,87);
Do thuốc, vật tư, hóa chất thay đổi thường
xuyên, thừa, thiếu (ĐTB: 2,84). Qua nghiên
cứu cho thấy Hệ thống mạng LAN triển khai từ
năm 2012 đến nay không đáp kịp với những quy
định kiểm soát, thống kê của bảo hiểm y tế và
các yêu cầu khác đã làm tăng các thủ tục hành
chính, công đoạn thực hiện cho NVYT. Như
nhiều chuyên gia đã đúc kết một hệ thống càng
phức tạp thì nguy cơ sai sót càng cao. Hiện nay,
bệnh viện đang có những giải pháp ưu tiên
phát triển nguồn lực công nghệ thông tin để
có sản phẩm phần mềm thông minh, chủ động
kiểm soát quá trình, cảnh báo lỗi.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương
và cộng sự (2016) cho rằng, khi đề cập đến môi
trường và điều kiện làm việc, có 25,4% điều
dưỡng cho rằng an ninh, an toàn của bệnh
viện chưa đảm bảo cho công việc của mình.
Chỉ có 2,3% điều dưỡng cho rằng trang thiết bị
phục vụ công việc tại bệnh bệnh viện đã đầy
đủ nhưng chất lượng chưa tốt, 48,5% cho rằng
đầy đủ và chất lượng tốt, 49,2% cho rằng chưa
đầy đủ và chưa tốt(3).
Qua phân tích vấn đề trên biểu đồ Pereto,
để ngăn chặn > 50% SC-SS, bệnh viện cần tập
trung cải thiện các nhóm nguyên nhân: Xây
dựng phần mềm thông minh, Cải thiện điều
kiện môi trường; Nâng cao ý thức con người;
Kỹ năng giao tiếp tốt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 151
Ý kiến đề xuất của NVYT khi báo cáo tự
nguyện SC-SS
62,8% NVYT mong muốn khi tự nguyện
báo cáo sự cố, sai sót sẽ được bảo vệ (3,68); Có
61,8% NVYT cần có chính sách khen thưởng,
động viên của lãnh đạo phụ trách (ĐTB: 3,67).
Đặc biệt, 58,8% xin lãnh đạo không nêu tên
nhân viên khi xảy ra sự cố, sai sót (ĐTB: 3,67).
Xét về mặt lý thuyết hành vi, đây là nhu
cầu cơ bản của con người theo thang điểm
Maslow. Ông cho rằng con người mong muốn
và không bao giờ ngừng phấn đấu để đạt
được nhiều mục tiêu khác nhau. Những nhu
cầu ở các cấp độ thấp hơn cần phải được đáp
ứng một cách nhanh chóng, nếu các nhu cầu
này không được thỏa mãn, không được đáp
ứng thường sẽ tạo nên sự bất mãn ở các nhu
cầu bậc cao hơn, chúng sẽ chi phối lại toàn bộ
mục tiêu của con người.
Trong môi trường đầy thách thức này, công
việc Quản lý rủi ro không chỉ là trách nhiệm của
riêng Phòng Quản lý chất lượng hay của Ban
Giám Đốc. Trong tiếng Anh có câu thành ngữ:
"We are only as strong as our weakest link." (Sức
mạnh của chúng ta được tính bằng mắt xích yếu
nhất). Như sự cố Hoà Bình gần đây cho thấy,
chất lượng và danh tiếng của một BV không dựa
trên trình độ giải phẫu kỹ thuật cao của bác sĩ
giỏi nhất trong BV, mà là kết quả việc xục đường
ống nước của một kỹ thuật viên. Với sự tham gia
của mỗi nhân viên trong việc xác định rủi ro và
thực hiện cải tiến, chúng ta sẽ chiến thắng sự bất
định. Hệ thống y tế trở sẽ trở nên an toàn hơn,
cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế(6).
KẾT LUẬN
Khảo sát ngẫu nhiên 202 NVYT tại BV
ĐKKV Cai Lậy, chúng tôi ghi nhận:
Có 8 lý do chủ yếu làm cho NVYT ít tự
nguyện báo cáo SC-SS: Thủ tục báo cáo phiền
hà, tốn thời gian; Sợ mất điểm, bị phê bình, bị
nêu tên trên giao ban; Sợ bị ảnh hưởng đồng
nghiệp; Thấy báo cáo rồi cũng không cải thiện;
Bao che nhau (Không nói vì hôm nay là đồng
nghiệp sai sót, lỡ ngày mai tới mình); Báo cáo
cũng không thấy lợi ích gì; Thấy chuyện xảy ra
nhỏ, không nghĩ sai sót, không cần báo cáo,
chiếm tỷ lệ từ 20% đến gần 50%, ĐTB từ 2,83
đến 3,26.
Nhận định về nguyên nhân xảy ra sự cố,
sai sót, NVYT cho rằng xảy là do: Yếu tố điều
kiện môi trường, cơ sở vật chất; Ý thức con
người; Hệ thống mạng LAN; Giao tiếp của
NVYT. Chiếm tỷ lệ từ 20% đến gần 48%, ĐTB
từ 2,58 đến 3,26.
Ý kiến đề xuất của NVYT để tăng cường
báo cáo tự nguyện SC-SS chính là cần có sự an
toàn, cần được bảo vệ. Được lời khen thưởng
khi nhân viên tự giác báo sự cố và đồng thời
không bị nêu tên khi xảy ra sự cố, chiếm tỷ lệ
Từ 20,6% đến 48,1%.
Biểu đồ perato phân tích, xác định vấn đề,
những nguyên nhân ảnh hưởng đến báo cáo
sự cố sai sót để có những giải pháp phù hợp
để khuyên khích nhân viên báo cáo tự nguyện.
KIẾN NGHỊ
Bệnh viện cần xây dựng chính sách và cam
kết để nhân viên tự nguyện báo cáo sự cố, sai
sót cảm thấy an toàn.
Tạo các kênh thông tin tiện ích để nhân
viên thuận lợi khi báo cáo tự nguyện qua biểu
mẫu, sổ sách, online.
Tăng cường đào tạo, huấn luyện để nhân
viên nhận thấy lợi ích của báo cáo tự nguyện
là những bài học kinh nghiệm được học từ sự
thất bại của người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2013). Quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh tại Bệnh viện. Thông tư 19/ 2013/TT-BY.
2. Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2014). Tài liệu đào
tạo liên tục, Quản lý chất lượng Bệnh viện. Nhà xuất bản Y
học.
3. Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2016). Khảo sát thái
độ, kiến thức đối với sự cố y khoa không mong muốn của
điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên năm 2016.
4. Phạm Đức Mục (2013). Giảm thiểu SCYK trong các bệnh
viện, https://bacsinoitru.vn/f103/giam-thieu-su-co-y-khoa-
trong-cac-benh-vien-15607.html.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Nhi Khoa 152
5. Sở Y tế Tp Hồ Chí Minh (2015). Hướng dẫn triển khai hoạt
động an toàn NB tại Bệnh viện.
6. Trần Minh Trí (2017). Bản đồ chiến lược Cải tiến Y tế tinh
gọn, Hội thảo Nhi đồng Thành Phố.
bin/Document/Hoithao%2020170820%20-%20SM-Hoi-Thao-
Nhi-Dong-Thanh-Pho-PDF-Tran-Dang-Minh-Tri-082017.pdf.
Ngày nhận bài báo: 14/06/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_rao_can_anh_huong_den_cong_tac_bao_cao_tu_nguyen_su_co.pdf