Những nhân tố thành công trong dự án hợp tác quốc tế của một số trường Đại học tại Việt Nam

Tài liệu Những nhân tố thành công trong dự án hợp tác quốc tế của một số trường Đại học tại Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 55 NHỮNG NHÂN TỐ THÀNH CÔNG TRONG DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Success factors in the international cooperation project of some universities in Vietnam ThS. Lê Văn Hinh(1), TS. Đỗ Đình Thái(2) (1)Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM (2)Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Quốc tế hoá giáo dục là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế trí thức của thế kỷ 21. Nhiều nhân tố như đa dạng hoá, mở rộng quy mô, tư nhân hoá tác động không nhỏ đến giáo dục đại học trong làn sóng quốc tế hoá. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học cần xem xét lại các mối quan hệ hợp tác quốc tế của mình và cần có những chiến lược cần thiết đế thích ứng với tình hình hình mới. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả tập tru...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nhân tố thành công trong dự án hợp tác quốc tế của một số trường Đại học tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 55 NHỮNG NHÂN TỐ THÀNH CÔNG TRONG DỰ ÁN HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Success factors in the international cooperation project of some universities in Vietnam ThS. Lê Văn Hinh(1), TS. Đỗ Đình Thái(2) (1)Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐHQG TP.HCM (2)Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Quốc tế hoá giáo dục là điều không thể tránh khỏi trong nền kinh tế trí thức của thế kỷ 21. Nhiều nhân tố như đa dạng hoá, mở rộng quy mô, tư nhân hoá tác động không nhỏ đến giáo dục đại học trong làn sóng quốc tế hoá. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đào tạo đại học cần xem xét lại các mối quan hệ hợp tác quốc tế của mình và cần có những chiến lược cần thiết đế thích ứng với tình hình hình mới. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm tác giả tập trung khai thác các khía cạnh thành công trong mối quan hệ hợp tác giữa 2 cơ sở giáo dục đào tạo trong quá trình quốc tế hoá giáo dục và qua đó đưa ra các giải pháp cho một mối quan hệ hợp tác thành công. Từ khóa: dự án, giáo dục đại học, hợp tác, quốc tế hoá ABSTRACT Internationalization in higher education is an inevitable result of the globalized and knowledge-based economy of the 21st century. Other trends affecting the universities, including diversification, expansion, privatization, and so on, have a significant impact on the international role of academic institutions. Therefore, the intersection of the logic of globalization and other pressures facing universities makes a reconsideration of international programs and strategies necessary. In this article, the authors focus on exploiting the successful aspects of the cooperation in terms of internationalization in higher education between two educational institutions and thereby devising solutions for a successful cooperative relationship. Keywords: project, higher education, cooperation, internationalization 1. Mở đầu Trong trào lưu quốc tế hoá giáo dục, các cơ sở giáo dục (CSGD) đào tạo phải nỗ lực nhằm tìm kiếm, thiết lập và triển khai các mối quan hệ với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện khả năng nghiên cứu, tìm kiếm nguồn tài trợ và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thông qua nhiều dạng hợp tác khác nhau. Trong quá trình triển khai quan hệ hợp tác giữa 2 CSGD đào tạo, quan hệ tốt sẽ giúp nâng tầm hai bên và ngày càng giúp hai đơn vị thắt chặt mối quan hệ và phát triển trên nhiều khía cạnh khác nhau. Và đôi khi, không phải hợp tác nào cũng đi đến thành công như mong đợi. Email: thaidd@sgu.edu.vn SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 56 Các trường đại học (ĐH) của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế quốc tế hoá giáo dục này. Minh chứng là các hoạt động quốc tế hoá giáo dục giữa các trường ĐH tại Việt Nam và trên thế giới diễn ra rất sôi động thông qua nhiều dạng hợp tác quốc tế khác nhau. Hợp tác giữa ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) và ĐH California tại Fullerton vào năm 2008 trong việc đào tạo quản trị ĐH cho các cán bộ nguồn của ĐHQG-HCM; năm 2012, Trường ĐH Kinh tế - Luật (UEL) và Trường ĐH Paris 1 và ĐH Paris 2 đã triển khai việc mở các chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ luật dân sự và luật kinh doanh quốc tế; Cũng trong năm 2018, hợp tác giữa UEL và Trường ĐH Dublin City với sự tài trợ kinh phí Đại sứ quán Ireland trong việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi cán bộ giảng viên giữa 2 trường. Ngoài khuôn khổ hợp tác của ĐHQG-HCM, hợp tác giữa Trường ĐH Sài Gòn và Trường ĐH khoa học ứng dụng IMC Krems trong việc mở chương trình liên kết giữa hai bên. Hình thức hợp tác thứ hai chúng ta có thể thấy là tài trợ học bổng để trao đổi giảng viên giữa hai nước hoặc trao học bổng cho sinh viên, hợp tác giữa UEL và Quỹ Phát triển Châu Á (ADF) trong việc tài trợ học bổng 10.000 USD/năm cho sinh viên giỏi của UEL cũng trong năm 2018. Ngoài ra, hợp tác còn diễn ra dưới hình thức là tài trợ kinh phí để xây dựng phòng thí nghiệm như hợp tác giữa ĐHQG-HCM và ĐH California at Los Angeles (UCLA) trong việc xây dựng Phòng thí nghiệm vật liệu khung cơ kim, mạng lưới các trường ĐH kỹ thuật (RESCIF) tài trợ cho ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Phòng thí nghiệm nghiên cứu về nước ở Châu Á, năm 2011, Trường ĐH Concordia, Canada đã hợp tác và tài trợ cho ĐHQG- HCM 20.000 cuốn sách trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau cùng là hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị: ĐHQG-HCM hợp tác với Viện Bách khoa Quốc gia Grenoble (Grenoble INP) trong việc trao đổi giảng viên, sinh viên, hỗ trợ các trang thiết bị và xin nguồn tài trợ của 2 chính phủ để triển khai các nghiên cứu chung của hai bên. Như vậy, quốc tế hoá GDĐH diễn ra dưới nhiều hình thức: (1) trao đổi giảng viên và sinh viên, trao đổi cán bộ; (2) hợp tác nghiên cứu khoa học; (3) xây dựng dự án; (4) trao học bổng; (5) tài trợ các trang thiết bị và các tài liệu nghiên cứu; (6) đào tạo các bộ nguồn; (7) mở chương trình liên kết đào tạo; (8) và các hình thức hợp tác khác. Các hình thức hợp tác này diễn ra dưới một tên chung là dự án hợp tác giữa hai CSGD giáo dục ĐH. Để đánh giá một mối quan hệ hợp tác, nhóm tác giả đã đưa ra các khái niệm dự án, hợp tác và đánh giá và lấy ý kiến các đối tượng có liên quan làm việc tại các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để rút ra được các yếu tố đóng góp cho một mối quan hệ hợp tác thành công. 2. Nội dung nghiên cứu Như đã nêu trong phần một, tất cả các hình thức hợp tác trên đây đều diễn ra dưới dạng dự án. Khái niệm về dự án luôn xuất hiện trong các tổ chức kinh tế, giáo dục, xã hội và điều đó cho thấy được tầm quan trọng của khái niệm này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích các khái niệm có liên quan đến việc đánh giá sự thành công của một dự án, đặc biệt sự hợp tác thành công của các CSGD ĐH. 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Dự án Tự điển Larousse1 định nghĩa: LÊ VĂN HINH và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 57 - Dự án bao gồm các mục đích mà chúng ta cố gắng đạt đến, là mục tiêu hàng đầu để nghiên cứu và chỉnh sửa; Trung tâm quốc gia về ngữ vựng của Pháp cho rằng dự án là điều mà chúng ta dự kiến làm và cần các phương tiện cần thiết để thực hiện, mục tiêu hàng đầu để nghiên cứu và chỉnh sửa. Theo lesdefinitions.fr cho thấy nghĩa của từ dự án có rất nhiều nội dung khác nhau: - Dự án là tập hợp các hoạt động được điều phối và hoàn thành một mục tiêu chính xác, và được hoàn thành trong một khoảng thời gian xác định cùng với kinh phí được bố trí cho nó. Dự án được đánh giá như kế hoạch, chương trình hoặc ý tưởng. - Ngoài ra, dự án là việc ứng dụng các kiến thức, phương tiện kỹ thuật vào các hoạt động của dự án. Một dự án trải qua nhiều hoạt động: từ ý tưởng ban đầu, nảy sinh nhu cầu và cơ hội dành cho dự án. Kế tiếp là thiết kế dự án và đưa ra các kế hoạch và chiến lược để thực hiện và có mục tiêu thực hiện. Và sau cùng, sau khi hoàn thành dự án phải có đánh giá. Theo tổ chức ISO, tiêu chí 10006, dự án bao gồm ngày bắt đầu, ngày kết thúc và nhằm đạt được một mục đích cụ thể ứng với một mục tiêu, thời gian và chi phí nguồn lực cụ thể. Để một dự án thành công, dự án bao gồm 2 yếu tố và 4 giai đoạn. Yếu tố thức nhất, ý tưởng ban đầu nhằm xây dựng kế hoạch, dự đoán các tình huống trong tương lai mà người tham gia chưa nghĩ đến và yếu tố thứ hai, ý tưởng để thúc đẩy một trường hợp thông qua tính tự nguyện của con người. Giai đoạn thứ nhất, nhận diện việc phải thay đổi thông qua dự án; giai đoạn thứ hai, lựa chọn chiến lược hợp lý nhất: xây dựng được các hành động để vượt qua khó khăn; giai đoạn thứ ba, thực hiện chương trình: triển khai chiến lược đã lựa chọn để đạt được các mục tiêu đề ra, mục tiêu ấn định và sự thay đổi mong muốn và giai đoạn thứ tư, đánh giá kết quả đạt được. (Paturet, 2003) Hầu hết hợp tác nào cũng đều diễn ra dưới hình thức dự án. Để một dự án thành công cần đòi hỏi bốn yếu tố: (1) yếu tố thời gian, (2) yếu tố con người, (3) yếu tố kinh tế và (4) yếu tố phương pháp (Paturet, 2003). Các CSGD ĐH cần xác định rõ trong mỗi giai đoạn, mục tiêu cần đạt được là gì. Bên cạnh đó, cần phải có đánh giá nghiên cứu tiền khả thi (Feasibility Study) về khả năng tài chính cung cấp cho dự án trước khi dự án được bắt đầu nhằm đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu đối với những dự án được nhìn dưới góc độ tài chính. Dự án thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào phương pháp quản trị mà hai bên áp dụng cho dự án của mình và một yếu tố cực kỳ quan trọng là con người. Một dự án thành công hay không nhờ vào sự đóng góp của nhân lực tham gia dự án đó. Sự thành công của dự án góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác và tạo cơ hội mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Để một dự án thành công, hai CSGD đào tạo cần thiết lập một mối quan hệ hợp tác. 2.1.2. Hợp tác Theo tự điển Larousse2 định nghĩa hợp tác bao gồm các đối tác kinh tế, xã hội nhằm hướng tới việc thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ. Hợp tác có những mối quan hệ xen kẽ nhau. Theo Trung tâm quốc gia về ngữ vựng của Pháp, hợp tác chủ yếu dành cho con người và xã hội: hợp tác là một hành động chung giữa các cơ quan khác nhau trong cùng một mục đích cụ thể; Dhume (2006) hợp tác là một trong các dạng làm việc cùng nhau; trong quá trình làm việc SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 58 triển khai hợp tác, có thể có xảy ra xung đột; hợp tác thường là một phi vụ có thương lượng giữa các đơn vị; giữa các đối tác, mối quan hệ có thể không bình đẳng. Hợp tác có thể do mục đích kinh tế, tài chính, nghiên cứu khoa học, văn hoá và nghệ thuật v.v Hợp tác để tạo ra sức mạnh cộng hưởng, tạo ra nguồn lực chung và có được lợi ích bổ sung cho mỗi bên và hạng mục công việc. Hợp tác giữa các đối tác được công nhận thông qua hợp đồng mà trong đó nêu lên trách nhiệm cụ thể của mỗi bên về tài chính. Vì vậy, thương lượng giữa các đối tác là điều không thể tránh khỏi nhằm có được những lợi ích chung. Theo Fabrice Dhume (2006), trong một dự án hợp tác luôn luôn tồn tại những quyền lợi khác nhau, thậm chí có xung đột khi dự án đang diễn ra. Các mối quan hệ hợp tác không thể công bằng đối với các cơ sở đào tạo khi cùng triển khai một dự án, đôi khi hai bên phải cùng thay đổi để đạt được những lợi ích chung. Zay và Gonnin- Bolo (1995) cho rằng, hợp tác thành công hay không tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các đối tác có bền chặt hay không và được dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá sau mỗi giai đoạn. 2.1.3. Đánh giá Theo Rangeon (1993), đánh giá được thiết kế như một phương pháp nhằm đo các kết quả của một hoạt động và tăng tính hiệu quả. Đánh giá là một khái niệm đo lường năng suất lao động, Theo tự điển Larousse, đánh giá nhằm xác định được giá trị của một sự việc, đo chất lượng và giá trị; Trung tâm quốc gia về ngữ vựng của Pháp cho rằng đánh giá nhằm đưa ra các nhận định tốt về giá trị của một sự vật. Đánh giá là đưa ra một nhận định và đưa ra quyết định. Trong mọi đánh giá, sự vật được đánh giá là định lượng được cho trước và không có gì thay đổi. Đánh giá được thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau và mỗi thời điểm mang một mục đích khác nhau như đánh giá khi bắt đầu của hành động, đánh giá trong quá trình diễn ra hành động và đánh giá cuối hành động 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thông tin khảo sát Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi gồm 18 câu tập trung vào những nhân tố thành công cũng như thất bại của 1 dự án, thời gian lý tưởng dành cho 1 dự án, những dự án mà đối tượng phỏng vấn đã tham gia, những kinh nghiệm rút ra, các khó khăn, yếu tố nhân sự khi tham gia dự án, các yếu tố để bắt đầu 1 dự án và triển khai dự án đó thành công, sự cần thiết để triển khai các dự án mới, các điều kiện cần để triển khai dự án và sau cùng là các lưu ý trong quá trình triển khai dự án với các đối tác và mỗi câu hỏi có 4 câu trả lời và một câu ý kiến khác nhằm tạo điều kiện cho người phỏng vấn trả lời các câu hỏi ngoài mong muốn của nhóm tác giả. Tổng số người tham dự trả lời là 300, bao gồm nhân sự các phòng ban tại nơi công tác, phòng ban của ĐHQG-HCM và khoa của các trường ĐH tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhân sự này chịu trách nhiệm triển khai một trong các loại hình hợp tác như phụ trách trao học bổng, phụ trách triển khai dự án, phụ trách các chương trình đào tạo liên kết, phụ trách hợp tác quan hệ với các nước, phụ trách việc tuyển chọn nhân sự để đưa đi đào tạo tại các trường đối tác, phụ trách việc tuyển chọn sinh viên và giảng viên đến học tập tại trường hoặc gửi ứng viên từ trường đi đến các trường đối tác. Các câu hỏi tập trung vào ba khái niệm trong một LÊ VĂN HINH và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 59 mối quan hệ hợp tác thành công là dự án, hợp tác và đánh giá trong mối quan hệ hợp tác giữa hai cơ sở đào tạo. Thời gian thực hiện bảng khảo sát này vào năm 2014 dành cho các trường thành viên của ĐHQG- HCM như Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế - Luật và tại Hà Nội là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bảng hỏi được gửi đến từng cá nhân, sau đó nhóm tác giả nhận lại bảng hỏi, đánh mã cho từng bảng hỏi và tiến hành phân tích những điểm chung, điểm riêng của từng bảng trả lời, các ý kiến khác của nhóm khảo sát. Ngoài ra, tác giả phỏng vấn hai nhân sự là quản lý cấp cao: Giám đốc ĐHQG- HCM và Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa (thuộc ĐHQG-HCM). Cả hai nhân sự đã tham gia vào nhiều loại hình hợp tác trong quan hệ quốc tế và điều hành, triển khai ứng dụng các loại dự án khác nhau tại đơn vị mình. Hai cuộc phỏng vấn tập trung vào những nhân tố đóng góp cho những dự án mà hai nhân sự tham gia điều hành như dự án RESCIF, dự án CARE, dự án PUF, dự án Manar. Hai cuộc phỏng vấn này cần có các nội dung như cần phải làm gì để cải thiện cho các dự án không đạt được mục đích, lý do nào để một mối quan hệ đi đến thành công và thời gian dành cho 1 dự án là bao lâu, dự án ban đầu có phải làm nền tảng mở rộng cho các mối quan hệ hợp tác khác, trong quan hệ hợp tác có sự không cân bằng giữa các nước phát triển và kém phát triển và làm thế nào để thu hẹp sự mất cân bằng đó. 2.2.2. Kết quả khảo sát Sau khi phân tích các câu trả lời, nhóm tác giả rút ra những nhân tố thành công của một dự án hợp tác như sau: - Về mặt thời gian: để thành công, một mối quan hệ của hai cơ sở đào tạo thành công cần thời gian từ ba đến năm năm. Trong khoảng thời gian đó, hai đối tác đã hiểu hơn và sự tin cậy càng nhiều thì việc triển khai mối quan hệ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, thời gian thành công của dự án tuỳ thuộc vào bản chất của dự án và các mục tiêu của dự án đặt ra trước khi triển khai. - Về mặt tài chính: phân tích cho thấy rõ hai CSGD đào tạo cần có những lợi ích chung về mặt tài chính, điều đó giúp mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị mới đi đến cuối cùng. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 60 Biểu đồ 1 về số liệu chi tiết về mặt thời gian Biểu đồ 2 về số liệu chi tiết về mặt tài chính - Về mặt quản trị dự án: Dự án cần xác định rõ được những mục tiêu trước khi được triển khai, xác định rõ chất lượng của sản phẩm sau khi dự án kết thúc và sau cùng tính thực tiễn của dự án, dự án có những đóng góp gì cho xã hội. - Về mặt con người: khi một dự án được triển khai cần có sự hợp tác, cùng tham gia của tất cả các phòng ban, các nhân sự chính của dự án. Biểu đồ 3 về số liệu chi tiết về mặt quản trị dự án Biểu đồ 4 về số liệu chi tiết về mặt con người Sau khi phỏng vấn, nhóm tác giả rút ra được những nhân tố thành công của một dự án hợp tác: - Về mặt thời gian: một dự án, hai đối tác cần nhiều thời gian để tìm hiểu xây dựng một mối quan hệ thành công. Một mối quan hệ bền vững cần có thời gian đủ dài để hai bên cùng tin tưởng và triển khai trên nhiều mặt. Sự thành công của dự án này là tiền đề để triển khai một dự án khác. LÊ VĂN HINH và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 61 - Về mặt quyền lợi: hai bên đều có những mục đích riêng cho chính mình. Các trường Việt Nam có thể gửi ứng viên đi học ở những nước phát triển, ngược lại, các nước phát triển có thể nhận những ứng viên nghiên cứu chất lượng cho các công trình của mình. Quan hệ hợp tác có thể không bình đẳng trong thời gian đầu như các nước phát triển cho học bổng, tài trợ máy móc, tài trợ kinh phí xây dựng chương trình nhưng về sau, mối quan hệ này là cùng có lợi trên nền tảng trao đổi giảng viên, sinh viên, cùng làm dự án, v.v 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác Có nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến sự hợp tác của một dự án: - Mục tiêu của dự án không được xác định rõ ràng trước khi được bắt đầu và dự án không có được một kết quả rõ ràng hay không có một tầm nhìn dài hạn trong tương lai; - Ngoài ra, việc quản trị dự án sẽ gặp nhiều khó khăn khi các thủ tục hành chính chưa được giải quyết hết; - Nguồn tài chính dành cho dự án không được bảo đảm cũng là một nhân tố dẫn đến sự thất bại của dự án hợp tác giữa hai CSGD đào tạo. - Một khi dự án đi vào vận hành, kỹ năng và khả năng của nguồn nhân lực không bảo đảm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề của dự án. - Tình trạng không kiểm soát được thời gian triển khai dự án làm cho dự án không đạt được những kết quả như mong muốn. - Sau khi dự án kết thúc, hai bên không đạt được kết quả như mình mong muốn. - Khi dự án đang vận hành, một trong 2 bên đối tác không mong muốn tiếp tục dự án cũng là một nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự hợp tác của 2 bên. - Ngân sách dự án không được giải ngân đúng hạn. - Và sau cùng, hai bên có những bất đồng khi tiến hành làm dự án. 2.3. So sánh vấn đề hợp tác giữa Việt Nam và thế giới Quốc tế hoá giáo dục và hợp tác trong GDĐH là một trong những nhân tố cách tân của GDĐH thế kỷ 21 và là tương lai của GDĐH (Altbach & Teichler, 2011). Mối quan hệ giữa 2 CSGD đào tạo luôn có sự bất bình đẳng: nguồn nhân lực các nước đang phát triển luôn sang các nước phát triển để học dẫn đến vấn đề chảy máu chất xám, tốn kém về kinh phí và ngày càng làm giàu cho các nước phát triển. Nước đang chiếm đầu xu thế trong việc tiếp đón sinh viên sang học là Hoa Kỳ. Hàng năm, Hoa kỳ thu được số tiền khoảng 12 tỉ USD trong việc tuyển sinh viên quốc tế sang học (Altbach & Knight, 2007). Tuy nhiên, xu hướng này đang có chiều hướng giảm khi Úc, Canada, Nhật Bản và thậm chí Ấn Độ cũng mở rộng chính sách để thu hút sinh viên quốc tế (Altbach & Teichler, 2011). Theo thống kê của Bộ Giáo dục Đào tạo, hàng năm Việt Nam gửi đi khoảng 60.000 người sang các nước phát triển, trong đó 60% - 70% ở lại để học tiếp, để định cư và tìm một công việc tại nước sở tại. Và sau cùng là việc đầu tư tài chính cho các trường họp tự túc sang nước ngoài học, điều này dẫn đến nước một bên có lợi về mặt tài chính và một bên bị thiệt hại. Hệ thống giáo dục Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, mối quan hệ này hiện nay ngày càng được cân bằng hơn khi Việt Nam đã không còn là một nước kém phát triển, sẵn sàng đầu tư để mời giáo sư sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu và có trả lương. Đặc biệt các tổ chức giáo dục như Cơ quan Hàn lâm Đức SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 62 (DAAD), Viện Giáo dục Quốc tế (IIE), Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF), Hội Đồng Anh (British Council) đã có cơ quan đại diện tại Việt Nam và tạo cơ hội cho du học sinh Việt Nam đi du học. Từ năm 2012 đến 2017, AUF đã tài trợ tiền là 8.835.336 Euro cho 87 dự án tại Việt Nam thông qua 28 trường ĐH tại Việt Nam và 87 dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau: học bổng, nghiên cứu3. Hơn nữa, Hội đồng Anh hàng năm tài trợ cho các dự án giữa các CSGD đào tạo của Việt Nam và Vương Quốc Anh thông qua chương trình nghiên cứu Newton4. Và sau cùng, hàng năm các tổ chức giáo dục đều tổ chức các triển lãm giáo dục để phỏng vấn ứng viên Việt Nam trong việc cho học bổng ứng viên Việt Nam sang các nước phát triển du học. Riêng đối với DAAD, trong năm 2018, Việt Nam đã gửi 270 ứng viêng sang Đức học từ cử nhân cho đến tiến sỹ. Ngược lại, các trường ĐH của Đức cũng cấp cho các trường ĐH Việt Nam là 74 suất học bổng. Việt Nam đã gửi đi 54 ứng viên và nhận về 24 ứng viên trong khuôn chương trình học bổng Erasmus dành riêng cho nước Đức5. 3. Kết luận Trên cơ sở phân tích nguồn dữ liệu tham khảo, nhóm tác giả rút ra được những nhân tố thành công dành cho một dự án: - Một là, thời gian thông thường từ ba đến năm năm. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào loại dự án và mục tiêu mà dự án đề ra. - Hai là, nguồn tài chính phải được bảo đảm trong suốt quá trình thực hiện dự án và cả hai CSGD đào tạo phải thấy được những lợi ích chung khi tham gia dự án. - Ba là, tất cả các nguồn nhân lực phải tham gia vào tiến trình thực hiện dự án và sự đồng thuận của nguồn nhân lực đóng vai trò rất lớn - Sau cùng, cần xác định rõ mục tiêu của dự án và những đóng góp cho xã hội trước khi dự án được bắt đầu. Trong tình hình của hệ thống ĐH Việt Nam hiện nay, việc hợp tác với các ĐH trong Việt Nam, giữa các hệ thống, các trường ĐH diễn ra rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nhiều dự án hợp tác thành công cũng không ít dự án thất bại. Hệ thống GDĐH Việt Nam không thể đứng ngoài guồng quay phát triển của GDĐH thế giới. Do đó, để khai thác một mối quan hệ hợp tác, các hệ thống ĐH, các trường ĐH cần đầu tư nhiều về nhân sự, chi phí và có chiến lược cụ thể cho việc này. Chú thích 1 truy xuất từ https://larousse.fr/dictionnaires/francais/projet/64232?q=projet#63510 2 truy xuất từ https://larousse.fr/dictionnaires/francais/coop%c3%a9ration/19056?q= cooperation#18946 3 truy xuất từ https://www.auf.org 4 truy xuất từ https://www.bristishcouncil.vn 5 truy xuất từ Báo cáo của Văn phòng đại diện DAAD 2018 LÊ VĂN HINH và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO Altbach, P. G. & Knight, J. (2007). The Internationalization of Higher Education:Motivation and Realities. Journal of Studies in International Education, 11(3-4), 290-305. Altbach, P. G. & Teichler, U. (2011). Internationalization and Exchange in a Globalized University. Journal of Studies in International Education, 5(1), 5-25. Dhume, F. (2006). Qu’est ce que le partenariat ? Contribution à la construction d’un espace de sens. Journal de l’insertion des CEMEA de Basse Normandie (No 4, May 2002) Dupont, N. (2013). Evaluer des activités, des acteurs, des pratiques, des performances, des partenariats. Journal des Sciences de l’éducation 2010/4 (Vol 43, pages 95 à 121) Mazereau, P. (2013). Le projet ou comment fabriquer du pouvoir d’agir. Journal des Sciences de l’éducation 2013/2 (Vol 46, pages 7 à 19) Merini, C. (2001). Acte de la Journée nationale de l’OZP, 5 mai 2001, le partenariat: histoire et essai de définition: Merini, C. (1999). Le Partenariat en formation. De la modélisation à une application. Paris, L’Harmattan – 1999, 223 p Paturet J. B. (2003). Le projet comme "fiction commune". Empan 2003/1 (No 45), Page 63 à 68 Qiang Z. (2003). Internationalization of Higher Education: Towards a conceptual framework. Policy Futures in Education, 1(2), 248-270. Rangeon, F. (1993). La Notion d’Evaluation. L’évaluation dans l’administration. in CURAPP, PUF, 11-33. Zay D. & Gonnin-Bolo A. (1995). Établissements et partenariats: stratégies pour des projets communs. Actes du colloque des 14, 15, 16 janvier 1993, Paris INRP, 457. Ngày nhận bài: 10/10/2018 Biên tập xong: 15/6/2019 Duyệt đăng: 20/6/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf9_2757_2214914.pdf