Tài liệu Những nhân tố quyết định thắng lợi trong công tác giáo dưỡng ở các trường học sinh miền Nam trên hậu phương miền Bắc thời kỳ 1955 – 1975: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
62
NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI TRONG CÔNG TÁC
GIÁO DƯỠNG Ở CÁC TRƯỜNG HỌC SINH MIỀN NAM
TRÊN HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC THỜI KỲ 1955 – 1975
Decisive factors in educational success in the schools for Southern students on
the rear of North Vietnam period 1955 – 1975
TS. Phan Thị Xuân Yến
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Công tác giáo dưỡng ở các trường học sinh miền Nam trên hậu phương miền Bắc được đặt ra ngay khi
hoàn thành việc chuyển quân tập kết theo Hiệp định Giơnevơ. Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính
phủ và sự chăm sóc đặc biệt của Bác Hồ là nhân tố quyết định thắng lợi trong công tác giáo dưỡng của
hệ thống trường đặc biệt này. Để chuyển các nhân tố quyết định ấy thành động lực của hoạt động giáo
dưỡng, cùng với việc tổ chức thành...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nhân tố quyết định thắng lợi trong công tác giáo dưỡng ở các trường học sinh miền Nam trên hậu phương miền Bắc thời kỳ 1955 – 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
62
NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH THẮNG LỢI TRONG CÔNG TÁC
GIÁO DƯỠNG Ở CÁC TRƯỜNG HỌC SINH MIỀN NAM
TRÊN HẬU PHƯƠNG MIỀN BẮC THỜI KỲ 1955 – 1975
Decisive factors in educational success in the schools for Southern students on
the rear of North Vietnam period 1955 – 1975
TS. Phan Thị Xuân Yến
Trường Đại học Sài Gòn
Tóm tắt
Công tác giáo dưỡng ở các trường học sinh miền Nam trên hậu phương miền Bắc được đặt ra ngay khi
hoàn thành việc chuyển quân tập kết theo Hiệp định Giơnevơ. Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính
phủ và sự chăm sóc đặc biệt của Bác Hồ là nhân tố quyết định thắng lợi trong công tác giáo dưỡng của
hệ thống trường đặc biệt này. Để chuyển các nhân tố quyết định ấy thành động lực của hoạt động giáo
dưỡng, cùng với việc tổ chức thành công những mô hình giáo dưỡng, còn cần đến những nỗ lực chỉ đạo
thực tiễn của ngành giáo dục và đội ngũ những người thầy tận tâm vì học sinh – con em thân yêu. Đó
cũng là bài học thiết thực cho công tác giáo dục hiện nay.
Từ khóa: giáo dưỡng, hậu phương miền Bắc, mô hình giáo dục, trường học sinh miền Nam
Abstract
The education work in the schools for southern students on the rear of North Vietnam was set up right
after the completion of the transfer of troops under the Geneva Agreement. The concerns of the Party
and Government leaders and the special cares of Uncle Ho were the decisive factors in the educational
success of this special school system. In order to turn these decisive factors into the driving force of
educational activities, together with the successful organization of educational models, there were
practical guidance efforts of the education sector and the teachers devoted to students and children. It is
also a practical lesson for the current educational work.
Keywords: education, rear of Northern Vietnam, educational model, schools for Southern students
1. Đặt vấn đề
Trường học sinh miền Nam là loại
trường nội trú đặc biệt, loại hình nhà
trường mà trong đó học sinh được chăm
sóc nuôi dưỡng, giáo dục tập trung tại
trường, hoàn toàn bằng sự đầu tư của nhà
nước và đóng góp của nhân dân. Việc “bao
cấp” như thế không chỉ do chính sách đối
với miền Nam trong hoàn cảnh đất nước bị
chia cắt, mà còn thể hiện một quyết tâm
đầu tư cho giáo dục ở một bộ phận đặc biệt
– học sinh miền Nam. Trong điều kiện khó
khăn, thiếu thốn, cả nước tập trung cho
chiến tranh, vẫn có thể dành cho học sinh
sự chăm sóc nuôi dưỡng theo hình thức nội
trú; Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác Hồ
Email: xuanyenphan64@gmail.com
PHAN THỊ XUÂN YẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
63
và lãnh đạo các cấp các ngành vẫn có thể
quan tâm chăm sóc đến việc chăm lo đào
tạo thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng.
2. Nội dung
2.1. Chủ trương và sự quan tâm chỉ
đạo trực tiếp của Đảng, Bác Hồ về giáo
dục học sinh miền Namsau chuyển quân
tập kết
Cuộc chuyển quân tập kết theo Hiệp
định Giơ-ne-vơ được tiến hành từ tháng
9/1954, cho đến ngày 16/5/1955, toàn bộ
lực lượng cách mạng miền Nam tập kết ra
miền Bắc là 182.046 người, gồm quân đội
(kể cả tình nguyện quân ở Miên và Lào) là
82.519 người; cán bộ dân chính, đồng bào,
học sinh là 99.527 người. Số học sinh miền
Nam tập kết là 12.089 em, trong đó có
7.000 học sinh liên khu V, gần 5.000 học
sinh ở Nam bộ và 300 học sinh ở Bình Trị
Thiên. Ngoài số học sinh tập kết còn có
421 em ở Liên khu V tự túc ra Bắc; 216 em
ở Nam bộ vượt giới tuyến ra Bắc. (Bộ Giáo
dục, 1995, tr.2)
Thành phần học sinh miền Nam đa số
là con em cán bộ, chiến sỹ, con em gia
đình có công với đất nước, bộ đội miền
Nam, một số theo cha mẹ đi tập kết, một số
xin ra Bắc học tập theo tiêu chuẩn tự túc
(Liên khu V). Bên cạnh đó còn có một số
tự động ra Bắc không bằng đường tập kết
(vượt tuyến), một số không có tiêu chuẩn
nhưng theo các đồng chí bộ đội ra, một số
là con em đồng bào hồi hương xin ra Bắc...
Trong năm học 1955-1956 và 1956-1957,
có thêm 1.623 học sinh miền Nam và trên
850 học sinh đang gửi học rải rác ở các
tỉnh. (Bộ Giáo dục, 1957, tr.2)
Học sinh miền Nam học ở các trường
Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nội là 4.077
em, trong đó có 134 em học vỡ lòng, 3.192
em học cấp I, II; 670 em học cấp III. Trong
số này có một số học sinh được tổ chức ăn
ở tại ký túc xá, số còn lại là ở nhờ nhà đồng
bào địa phương. (Bộ giáo dục, 1958, p.3)
Ngay từ khi triển khai công việc tập
kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở
phải dẫn các cháu ra Bắc học tập, vì chỉ có
ở miền Bắc mới có điều kiện cho các cháu
học hành nên người. Bác dặn đồng chí
Hoàng Quốc Việt: “nhắc nhở các cấp, các
ngành quân, dân, chính ở miền Nam thực
hiện nghiêm túc và chuẩn bị chu đáo việc
đưa thiếu nhi, học sinh miền Nam tập kết
theo đúng tiêu chuẩn, chính sách, khẩn
trương và đảm bảo an toàn” (Nhiều tác
giả, 2000, tr.15). Người chỉ đạo đồng chí
Nguyễn Văn Tạo (Bộ trưởng Bộ Lao
Động, Trưởng ban Đón tiếp lực lượng tập
kết tại Sầm Sơn (Thanh Hóa): “Chú là
người miền Nam, chú hiểu tâm tư tình cảm
cũng như sự cần thiết trong sinh hoạt, đời
sống của các cô, các chú trong đó ra, cả cụ
lớn tuổi cũng như các cháu thiếu nhi. Vậy
chú phải thay mặt Đảng, Chính phủ tiếp
đón thế nào để tỏ được sự yêu thương, lo
lắng, thắm tình của Đảng và Nhà nước đối
với đồng bào miền Nam ruột thịt như chú
biết, ở miền Nam không có cái rét cắt thịt
như ở miền Bắc đâu, phải có đầy đủ quần
áo ấm và chăn bông cho tất cả, có khăn
quàng cổ cho cụ già, xà phòng và chăn
bông cho các cô có con mọn”. (Ban Thống
nhất Trung ương, 1956, p.13)
Bác đề nghị Trung ương, Chính phủ và
các địa phương “cần phải đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ cán bộ kế cận phục vụ cách
mạng miền Nam nói riêng và cho cách
mạng Việt Nam nói chung. Đào tạo học
sinh miền Nam không những do yêu cầu
trước mắt của cách mạng miền Nam mà
còn là lợi ích lâu dài cho Tổ quốc, của dân
tộc Việt Nam” (Hồ Chí Minh, 1976, tr.20).
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019)
64
Theo đó các trường học sinh miền Nam
thực hiện chiến lược “hạt giống đỏ” với
nhiệm vụ nuôi và dạy học sinh theo mục
tiêu: “Trong việc giáo dục và học tập phải
chú trọng các mặt: đạo đức cách mạng,
giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ
thuật, lao động và sản xuất đào tạo
thành những người thừa kế xây dựng xã
hội chủ nghĩa vừa hồng, vừa chuyên, học
phải đi đôi với hành, giáo dục phải gắn
liền với xã hội” (Hồ Chí Minh, 2000,
tr.10). Ngày 31/8/1960, trong thư gửi cán
bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường
và các lớp bổ túc văn hóa, Bác nhắc nhở:
“Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị
của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản
xuất và đời sống của nhân dân, phải phối
hợp nhà trường - xã hội - gia đình”. (Hồ
Chí Minh, 1972, tr.561)
2.2. Chỉ đạo thực tiễn của ngành giáo
dục đối với học sinh miền Nam
Hệ thống trường học sinh miền Nam
trên đất Bắc được ra đời bao gồm ba cấp
học I, II, III và đã trở thành một bộ phận
đặc biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của
Bộ Giáo dục và sự phối hợp của nhiều bộ,
ngành TW và các địa phương. Hệ thống
trường học sinh miền Nam được hình
thành và phát triển trên miền Bắc hậu
phương, trong hơn 20 năm kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975), gồm
nhiều quy mô và loại hình thích hợp với
từng đối tượng, từng giai đoạn, có những
yêu cầu và nhiệm vụ, chức năng cụ thể
khác nhau, có những hoạt động và hiệu quả
phong phú. Ngoài ra, còn xây dựng một số
trường đặc thù cho các đối tượng đặc biệt,
ở đó có nhiều con em miền Nam theo học,
như: trường Bổ túc công nông cho người
lớn tuổi hoặc quá tuổi; trường cho con em
đồng bào Hoa; trường cho học sinh vượt
tuyến; trường Dân tộc Trung ương cho học
sinh người dân tộc.v.v.
Bộ Giáo dục lo phần chuyên môn
nghiệp vụ, các trường học sinh miền Nam
đóng ở đâu thì chính quyền ở đó, từ cấp
tỉnh đến địa phương đều có trách nhiệm
chăm lo hoạt động của nhà trường theo
thẩm quyền và khả năng của mình, với tinh
thần Bắc – Nam một nhà, thương yêu như
ruột thịt. Các Bộ, ngành có liên quan như:
Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lương thực, Bộ
Nội thương đều thành lập bộ phận
chuyên trách lo công tác phục vụ cho miền
Nam, trước hết là phục vụ các trường học
sinh miền Nam đóng tại các địa phương
trên miền Bắc.
Ngày 17/9/1956 Thủ tướng Chính phủ
ra thông tư số 4116-A7 về tiêu chuẩn thu
nhận con cán bộ, công nhân viên vào
trường học sinh miền Nam nội trú:
- Con cán bộ công nhân viên miền
Nam thuộc các ngành quân, dân, chính
đảng, không kể cấp bậc nào, cha hoặc mẹ
có tiêu chuẩn tập kết thì được thu nhận.
- Cán bộ miền Nam được điều động ra
công tác miền Bắc trong thời kỳ kháng
chiến, gia đình vợ con vẫn ở trong Nam,
lúc hòa bình lập lại vợ con mới ra miền
Bắc thì con cũng được thu nhận.
- Cán bộ có con ở lại miền Bắc nhưng
hoạt động ở miền Nam trong thời kỳ kháng
chiến hoặc đã hy sinh về nhiệm vụ ở miền
Nam hoặc công tác ở xa thì con cũng được
thu nhận.
- Đối với cán bộ có 3, 4 cháu thì chỉ
nhận 1, 2 cháu vì trường còn chật chội, số
còn lại sẽ được chiếu cố bằng học bổng rồi
qua năm sau sẽ thu nhận.
Chế độ chính sách đối với con em
miền Nam là một trong những biểu hiện
PHAN THỊ XUÂN YẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
65
sinh động của sự quan tâm sâu sắc của
Đảng và Nhà nước đối với cách mạng miền
Nam, cần thiết và chính đáng, không chỉ có
ý nghĩa chính trị, mà còn thể hiện tình cảm
và trách nhiệm của nhân dân miền Bắc đã
được hòa bình tự do, đối với đồng bào
miền Nam đang phải chịu ách áp bức của
chế độ Mỹ-Diệm. Bộ Giáo dục chỉ đạo cho
các trường xây dựng bộ máy trực tiếp quản
lý và tổ chức nuôi dạy học sinh với các
chức năng rạch ròi và cụ thể. Bộ Giáo dục
cùng các cơ quan ban ngành có liên quan,
khẩn trương chuẩn bị những cơ sở, trường
lớp cho các em, đồng thời nghiên cứu nắm
cụ thể từng đối tượng, từng khu, từng
miền, kịp thời tổ chức phân loại, quản lý
các trường để tổ chức nuôi dạy và học tập
cho học sinh miền Nam.
2.3. Những người thầy – cô tận tâm
vì học sinh – con em thân yêu
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là “không có thầy giáo thì không có giáo
dục, phải xây dựng đội ngũ những người
thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là
“giáo”, phải thật thà yêu quý nghề mình,
phải có chí khí cao thượng, phải tiên ưu
hậu lạc phải yên tâm công tác, thật thà,
đoàn kết, phải yêu thương các cháu như
con em ruột thịt của mình, phải luôn ra sức
thi đua công tác và học tập, thật thà, phê
bình và tự phê bình để cùng nhau tiến bộ
mãi” (Hồ Chí Minh, 1976, p.19). Người
chỉ rõ: “Các thầy cô giáo có nhiệm vụ rất
nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho
dân tộc. Vậy giáo dục còn nhằm mục đích
phụng sự nhân dân Trường học của
chúng ta là trường học của chế độ nhân
dân, nhằm mục đích đào tạo những công
dân và cán bộ tốt, những người chủ tương
lai tốt của nước nhà”. (Hồ Chí Minh, 2000,
tr.561-562)
Trong thư gửi các cháu và các cán bộ
các trường miền Nam ngày 1/6/1955, Bác
căn dặn thầy, cô giáo và cán bộ công nhân
viên “Nên yên tâm công tác. Phải hiểu
rằng không có công tác gì vẻ vang bằng
việc chăm nom bồi dưỡng cho các cháu là
những người chủ tương lai của nước nhà.
Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, các cô,
các chú phải thật thà đoàn kết, nâng cao
tinh thần trách nhiệm, không nên “đứng
núi này trông núi nọ”, muốn thay đổi công
tác, kèn cựa, địa vị. Phải thương yêu các
cháu như con em ruột thịt của mình, không
nên phân biệt bỉ thử các cháu vùng này hay
vùng khác. Cháu nào cũng là con em đại
gia đình ta, cũng là do Đảng và Chính phủ
giao cho các cô, các chú phụ trách nuôi
dạy. Trong công tác, trong học tập, các cô,
các chú nên cố gắng thi đua, trao đổi kinh
nghiệm, để cùng nhau tiến bộ không
ngừng. Trong thời gian ở đây, gần Đảng,
gần Chính phủ, gần Bác, các cháu và các
cô, các chú nên hăng hái học tập và công
tác: sao cho đến ngày nước nhà thống
nhất, trở lại quê hương, các cháu và các
cô, các chú đều là những người gương mẫu
về tư tưởng, đạo đức, cũng như về mọi mặt
khác” (Nhiều tác giả, 2004, tr.90-91).
Việc chăm nuôi trong trường học sinh
miền Nam rất đặc biệt và rất thành công.
Đó là quá trình lấy tình thương và trách
nhiệm để chăm sóc, nuôi dưỡng và truyền
dạy cho học sinh tình thương và trách
nhiệm trong quá trình rèn luyện, học tập,
lao động để trưởng thành. Nhà trường đồng
thời là gia đình, thầy, cô giáo là người
chăm nuôi, dạy dỗ học sinh như con em
ruột thịt của mình.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng học sinh
miền Nam, nhất là các cháu bé còn ít tuổi
có nhiều khó khăn vất vả, nhưng các
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019)
66
trường đã tìm mọi cách để thực hiện nhiệm
vụ “ươm mầm” cho tốt. Một giáo viên
trường học sinh miền Nam số 18 (Thái
Bình) kể lại: “Trường đóng ở nhà dân, rải
rác khắp các xóm làng thuộc xã Trực Nội.
Tất cả thầy, cô, chú cùng các cháu sống ở
nhà dân. Ở thôn Ký Con thuộc xã này có 3
xóm, mỗi xóm một lớp học, lớp nào cũng
có đủ một phụ trách thiếu niên, một giáo
viên và một bảo mẫu. Cả 3 lớp ăn chung
một bếp do các cô cấp dưỡng người địa
phương nấu. Công việc hàng ngày của
chúng tôi là buổi sáng giao cho các cô
giáo dạy các cháu học vần, buổi chiều sinh
hoạt tập thể. Công việc tắm giặt cho các
cháu hàng ngày do các chị bảo mẫu lo
Cuối ngày, tất cả giáo viên, phụ trách thiếu
niên cả 3 xóm họp nhau lại trao đổi kinh
nghiệm. Tất cả các cháu đều còn quá nhỏ,
lần đầu xa cha mẹ,lại sống tập thể, chúng
tôi phải uốn nắn từng ly từng tý, từ cách ăn
cách ở, cách giữ trật tự vệ sinh, đến việc
làm quen với chữ. Có cháu lúc ngủ chỉ
giành chỗ ngủ bên cô giáo, hoặc lúc đi ăn
nếu không phải cái chén, đôi đũa của cháu
thì nhất định không ăn; hoặc lúc bị ghẻ lở,
nhất định không cho các cô bảo mẫu tắm
Cứ thế ngày này qua ngày khác, chúng tôi
đưa dần các cháu vào nề nếp” (Nhiều tác
giả, 2000, tr.77).
Hình ảnh trường học sinh miền Nam
số 28 là một điển hình về nhà trường – gia
đình -mỗi nhà ở, lớp học là một gia đình.
“Bốn mươi, năm mươi em sống trong một
dãy nhà là 40, 50 anh em ruột thịt. Thầy
chủ nhiệm thường ở một phòng nhỏ đầu
dãy nhà, vừa là thầy giáo, vừa là cha, là
chị. Cả trường có nhiều gia đình mà các
bạn gia đình khác là anh em cùng quê
hương, cùng hòan cảnh. Lớp lớn thương
lớp bé, sẵn sàng nhường nhịn, chăm sóc
lẫn nhau. Các thầy cô giáo bộ môn và mọi
cán bộ khác, kể cả các chị tiếp liệu, các cô
cấp dưỡng đều là những chị ruột thịt đáng
để các em tin cậy và yên tâm gửi gắm vui
buồn của mình. Tất cả đều gắn bó với nhau
trong tình thương và trách nhiệm. Các em
tự thực hiện mọi nề nếp sinh hoạt, từ việc
gấp gọn chăn màn, quét dọn sạch sẽ nhà ở,
lớp học. Ngòai giờ học các em còn tự đào
ao, đắp đường sá, trồng trọt, chăm sóc cây
cối, tô điểm bồn hoa, cây cảnh với niềm
khao khát làm cho trường mình, mái ấm
của mình ngày càng khang trang, sạch đẹp
hơn”(Nhiều tác giả, 2000, tr.169).
Nhà trường là một mái nhà chung tràn
ngập tình thương. Học sinh ăn, ở, học tại
trường, kể cả những ngày lễ, tết, ngày hè.
Thầy, cô giáo nuôi dạy làm việc suốt ngày,
suốt năm; ngày lễ, tết càng bận rộn hơn.
Một thầy giáo kể lại: “Hàng ngày bất kể
nắng mưa, lạnh, nắng, các anh chị tiếp
liệu, với chiếc xe đạp cọc cạch, đỡ 2 chiếc
sọt to, từ sáng tinh mơ có mặt ở các chợ
trên, chợ dưới tìm mua rau, quả thực
phẩm. Những lúc thực phẩm khan hiếm,
các anh chị len lỏi vào tận các thôn xóm,
mua cho được con gà, quả bí trưa về mồ
hơi, mồ kê ướt đẫm cả áo. Ngày hè, gặp
cơn mưa rào, áo quần ướt sũng. Mùa đông,
gặp cơn gió chướng, lạnh thấu xương, xe
đạp không chạy, phải xuống đẩy, mồ hơi
cũng thốt ra như tắm. Những năm giặc Mỹ
cho máy bay bắn phá ác liệt các đầu mối
giao thông, thì các anh chị đã phải ra đi từ
lúc gà mới bắt đầu gáy và cho đến tối xẩm
mới về đến trường. Dọc đường lắm lúc gặp
máy bay giặc Mỹ gầm rú trên đầu, với đạn,
bom trước mặt, sau lưng, cái sống, cái chết
gần kề nhau trong gang tấc cũng không
làm chùn bước chân các anh chị, chỉ vì một
cái lẽ nghe ra thật đơn giản, nhưng có khi
PHAN THỊ XUÂN YẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
67
phải trả bằng nước mắt và cả bằng máu:
Tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì miền
Nam ruột thịt (Nhiều tác giả, 2000, tr.170).
Hồi ký của thầy, trò trường học sinh
miền Nam còn ghi rõ những hình ảnh cảm
động về cách chăm nuôi: “Ðể đảm bảo ba
bữa ăn cho học sinh các cô, các chị phải
quần quật suốt ngày. Muốn có bữa ăn sáng
thì sáng tinh mơ, khi gà mới bắt đầu gáy,
các cô, các chị đã phải dậy nhóm lửa, đun
nước, nấu nướng cho kịp các cháu ăn, kịp
vào lớp học. Mùa đông, gió bấc, mưa
phùn, học sinh còn đang cuộn mình trong
chăn ấm thì các cô, các chị đã thức giấc vô
bếp thổi xôi, hoặc rửa khoai sắn, tay chân
lạnh cóng; bữa sáng xong lại chuẩn bị cho
bữa trưa và bữa chiều. Hàng ngày các chị
phải làm việc liên tục từ 4, 5 giờ sáng đến
7,8 giờ tối” (Nhiều tác giả, 2000, tr.171).
Lại có ngày học sinh tham quan dã
ngoại, “các chị, các cô phải thức dậy từ 2-
3 giờ sáng, nấu xôi, nấu cơm phục vụ cho
bữa ăn sáng, lại còn nắm từng nắm một
cho học sinh mang theo ăn trưa. Có khi bộ
phận nuôi phải tay xách, nách mang, vai
gánh lỉnh kỉnh nào nồi, soong, bát đĩa để
đến nơi tổ chức nấu ăn. Khi đến nơi tham
quan thì thầy trò vui chơi, ngắm cảnh, còn
bộ phận nuôi thì đầu tắt mặt tối với cơm
canh, nước nôi” (Nhiều tác giả, 2000,
tr.172). Để được toàn tâm toàn ý phục vụ
học sinh, các chị, các cô đã gần như gác lại
một bên cuộc sống riêng tư của mình. “Có
chị biết không thể chăm lo, chăm sóc được
con cái của mình nên đã gửi con cái đi sơ
tán với chồng. Có những chị chồng ốm,
con đau cũng không về được để chăm sóc.
Có những chị bước vào trường học sinh
miền Nam ngay từ khi trường mới thành
lập, tóc còn xanh mướt, phục vụ liên tục 20
năm, cho đến khi nhà trường hòan thành
sứ mạng lịch sử, thì mái tóc đã lốm đốm
bạc màu, tuổi xuân đã lặng lẽ trôi qua”
(Nhiều tác giả, 2000, tr.257).
Với cách chăm sóc nuôi dạy như thế
và những người nuôi dạy như thế, chắc
chắn sẽ tác động đến tâm tư tình cảm của
học trò, hình thành nên những nếp nghĩ
mới không thể vô cảm, không thiếu tình
người và đạo đức nhân văn. Người học
sinh luôn coi trường lớp là nhà, thầy cô
giáo và các cán bộ nhân viên chăm nuôi là
người cha, mẹ, cô, chú trong gia đình
thân thương. Trên cơ sở đó thầy, cô giáo
rèn luyện cho các em đạo đức cách mạng,
lòng yêu quê hương đất nước, truyền thụ
kiến thức văn hóa, khoa học, hướng cho
các em lao động phục vụ xã hội, phục vụ
cách mạng.
Mỗi nhà trường học sinh miền Nam
đều phải phấn đấu làm tốt 3 mặt công tác
chủ yếu: nuôi – dạy – tổ chứccác hoạt
động ngoài giờ lên lớp, đó là 3 mặt công
tác thiết yếu, phải cân đối và đồng bộ,
không thể nặng mặt này, nhẹ mặt kia.
Nhiệm vụ quản lý và giáo dục học sinh
phải là nhiệm vụ của tòan thể nhà trường.
Tuy nhiên, hệ thống giáo dục và chất lượng
giáo dục vận hành phụ thuộc vào đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ cán bộ
giảng dạy.
Giáo viên giảng dạy ở các trường học
sinh miền Nam bao gồm các thầy, cô giáo
đã dạy trong các vùng giải phóng, các thầy,
cô được đào tạo từ nước ngoài về, các thầy
cô tập kết từ miền Nam ra và các thầy, cô
được đào tạo tại miền Bắc để phục vụ các
trường học sinh miền Nam. Dù các thầy, cô
quê ở miền Nam hay miền Bắc, ngoài phần
chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp giảng
dạy, còn nhiệt tình, tâm huyết với nghề,
yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với học
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019)
68
trò của mình cũng như khả năng thích ứng
với điều kiện nuôi dạy học sinh miền Nam.
Ngoài việc dạy chữ, dạy văn hóa, các thầy,
cô còn cùng với cán bộ nhân viên khác của
trường nuôi dạy học sinh như con em ruột
thịt của mình. Hãy nhìn những tấm gương
người thầy ngày ấy: “Trường sơ tán trên 6
làng phải qua 6 đồi, đồi xa nhất trên 10
km. Thầy cô vẫn phục vụ với tinh thần “tất
cả vì học sinh miền Nam thân yêu”, gánh
vác dụng cụ nhà trường, nhà bếp đến từng
khu để lo cho chúng tôi từng bữa ăn, giấc
ngủ. Cháu nào đau ốm không đủ sức khỏe
thì được khám chữa bệnh và chăm sóc tận
tình, chu đáo Thầy cô giáo phải vượt
đường đồi, đường làng, đường ruộng khấp
khểnh, bất chấp cái nắng chang chang đến
cháy da, cái rét đến tê buốt, cả những cơn
mưa lớn, nhiều khi lũ lớn phải vác xe đạp
lội qua suối, lại còn vượt bom đạn để đến
với học sinh đúng giờ giảng. Ngồi giờ dạy,
vào giờ tự học buổi tối của học sinh, thầy
cô giáo đến từng lớp để đôn đốc, nhắc nhở,
giảng giải tận tình những khúc mắc, giúp
cho chúng tôi nắm vững chương trình học,
có đủ khả năng giải bài tập khó. Giờ ngoại
khóa, thầy trò cùng hoạt động nhiều môn
thể thao, điền kinh. Trên sân trường luôn
tràn ngập tiếng cười, tiếng nói” (Nhiều tác
giả, 2000, tr.173).
Cách dạy của nhiều giáo viên trường
học sinh miền Nam là vừa nghiêm túc, vừa
đi sâu vào kỹ thuật giảng dạy, phấn đấu
dạy hay, dạy tốt chứ không dừng lại ở yêu
cầu dạy đúng, dạy đủ. Mặc dù thương học
sinh, nhưng luôn nghiêm túc, học sinh
chưa hiểu thì học lại, thầy, cô dạy cho khi
nào học sinh hiểu thì mới thôi.
3. Kết luận
Bí quyết thành công của nhiều giáo
viên trường học sinh miền Nam là tiến hành
công tác giáo dục bằng tình thương yêu học
sinh đi đôi với tinh thần trách nghiệm,
lương tâm nghề nghiệp. Giáo viên đóng vai
trò rất quan trọng không chỉ trong lĩnh vực
giáo dục mà còn là cán bộ chính trị, cán bộ
khoa học kỹ thuật, cán bộ dân vận... Việc
xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục là một bộ phận quan trọng, nhất
là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục “vừa hồng, vừa chuyên”.
Ngày nay, khi khoa học công nghệ
phát triển mạnh mẽ, quá trình đổi mới
phương pháp giáo dục đang diễn ra trên
quy mô toàn cầu, mục tiêu, nôi dung,
chương trình đào tạo và phương pháp giáo
dục luôn được cải tiến cho phù hợp với xu
thế phát triển của xã hội. Việc xây dựng
đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo
dục có đủ trình độ, tâm huyết gắn bó với
nghề cần phải đặt ra cho ngang tầm với
nhiệm vụ mới. Hệ thống trường học sinh
miền Nam trên đất Bắc đã để lại cho chúng
ta nhiều bài học quý về việc hệ trọng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Thống nhất Trung ương (1954-1956). Tài liệu của Trung ương, Phủ Thủ tướng, ban
và các Bộ về chính sách đối với cán bộ, đồng bào, học sinh miền Nam tập kết. Hà
Nội: Cục lưu trữ TW Đảng.
Ban liên lạc học sinh miền Nam (2004). Kỷ yếu hội thảo 50 năm thành lập các trường học
sinh miền Nam trên đất Bắc.
Bộ Giáo dục (1957). Chỉ thị về việc tổng kết năm học 1956 – 1957. Hà Nội: Trung tâm lưu
trữ Quốc gia III.
PHAN THỊ XUÂN YẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
69
Bộ Giáo dục (1958). Quy định một số vấn đề về tổ chức đội với thanh Thiếu niên Hoa kiều
ở miền Bắc Việt Nam. Hà Nội: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
Bộ Giáo Dục (1955). Tổng kết công tác đón tiếp học sinh miền Nam. Hà Nội: Trung tâm
lưu trữ Quốc gia III.
Hồ Chí Minh (1976). Về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hà
Nội: Nxb Sự thật, 3-19.
Hồ Chí Minh (1972). Bàn về công tác giáo dục. Hà Nội: Nxb Giáo dục, 561.
Hồ Chí Minh (2000). Toàn tập. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia, (6,7).
Nguyễn Văn Huyên (1995). Những bài nói và viết về giáo dục. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Nhiều tác giả (1999). Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Hà Nội: Nxb Chính trị
Quốc gia.
Nhiều tác giả (2000). Học sinh miền Nam, ngày ấy, hôm nay. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc
gia, 10-180.
Nhiều tác giả (2004). Nửa thế kỷ trường HSMN trên đất Bắc. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc
gia, 9-100.
Ngày nhận bài: 11/3/2019 Biên tập xong: 15/4/2019 Duyệt đăng: 20/4/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_7697_2214934.pdf