Tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình: 5
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN
CÓ VỐN VAY Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH
Nguyễn Việt Anh, Trần Thị Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nguyễn Xuân Khoát
Đại học Huế
TÓM TẮT
Qua kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông
dân thông qua mô hình Cobb-Douglas ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình cho thấy: Các
yếu tố đầu vào tác động mạnh đến thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó các yếu tố như:
điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ
nông dân.
1. Đặt vấn đề
Quảng Trạch là một huyện lớn thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Diện tích
khoảng 612 km2, dân số khoảng 199 ngàn người, mật độ trung bình là 325 người/km2.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng CNH,
HĐH. Các nguồn lực được khai thác sử dụng và đã đạt những kết quả nhất định trong việc
nâng cao th...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN
CÓ VỐN VAY Ở HUYỆN QUẢNG TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH
Nguyễn Việt Anh, Trần Thị Thu Thủy
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nguyễn Xuân Khoát
Đại học Huế
TÓM TẮT
Qua kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông
dân thông qua mô hình Cobb-Douglas ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình cho thấy: Các
yếu tố đầu vào tác động mạnh đến thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó các yếu tố như:
điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất cũng tác động đến thu nhập của các hộ
nông dân.
1. Đặt vấn đề
Quảng Trạch là một huyện lớn thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Diện tích
khoảng 612 km2, dân số khoảng 199 ngàn người, mật độ trung bình là 325 người/km2.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện từng bước chuyển dịch theo hướng CNH,
HĐH. Các nguồn lực được khai thác sử dụng và đã đạt những kết quả nhất định trong việc
nâng cao thu nhập của các hộ nông dân. Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là huyện
nông nghiệp, dân số ở nông thôn chiếm tỷ lệ còn cao so với các huyện khác, nguồn lực lao
động và tiềm năng nông nghiệp còn dồi dào và chưa khai thác hết.
Nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân có vay
vốn ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình”, nhằm đánh giá các nhân tố chủ yếu tác động
đến thu nhập của các hộ nông dân có sử dụng vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, từ đó có các giải pháp nâng cao thu nhập của các hộ nông dân ở các vùng
sinh thái khác nhau, lĩnh vực sản xuất khác nhau.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: phương pháp
thống kê, phân tích hồi quy, sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích tác động
của các nhân tố đến thu nhập hỗn hợp (TNHH) của các hộ nghiên cứu. Mô hình có dạng
như sau:
6
iuDDDDDDeXXXXXXXXeY 215114613512411310987654321 98765432
trong đó:
Y: Thu nhập
X2: Trình độ học vấn
X3: Tuổi
X4: Lao động nông lâm ngư
X5: Lượng vốn vay
X6: Chi phí đầu vào
X7: Diện tích đất canh tác
X8: Lãi suất
X9: Thời hạn vay
D1 : Bãi ngang
D2 : Đồng bằng
D3 : Loại hình sản xuất
D4 : Chăn nuôi
D5 : Thủy sản
D6 : Ngành nghề khác
Chúng tôi tiến hành điều tra 180 hộ có sử dụng vốn vay của NHNN&PTNT ở 9 xã
thuộc 3 vùng sinh thái khác nhau: vùng núi, vùng bãi ngang và vùng đồng bằng ven biển.
Mỗi vùng chọn 60 hộ.
3. Kết quả nghiên cứu
Hàm hồi quy Cobb - Douglass cho phép chúng tôi xác định nhiều nhân tố (định
lượng và định tính) như: lao động, diện tích, trình độ học vấn, tuổi, chi phí, lãi suất, thời
hạn vay, lượng vốn vay, địa bàn sản xuất, loại hộ sản xuất, mục đích sử dụng vốn,...
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất hộ nông dân có vay vốn
Số liệu được xử lý, tính toán ở bảng 1 cho biết: Hệ số xác định bội (R2= 0,813),
nghĩa là 81,3% sự thay đổi của thu nhập là do các biến độc lập trong mô hình gây ra.
Mặt khác giá trị thống kê F bằng 93,034 với độ tin cậy 99% (sai số rất nhỏ), chứng tỏ
mô hình được xác định là phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu, có ý nghĩa thực tiễn.
Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất các hộ nông dân
Chỉ tiêu Hệ số hồi quy (βj) Giá trị t
(Constant) -1,788 -4,446 ***
Logarit trình độ học vấn 0,238 2,678*
Logarit tuổi 0,482 3,950***
Logarit lao động NLN 0,242 2,599***
Logarit lượng vốn vay 0,114 2,255**
Logarit chi phí đầu vào 0,261 7,066***
7
Logarit diện tích đất canh tác 0,112 2,962**
Logarit lãi suất -0,397 -3,126**
Logarit thời hạn vay 0,122 2,054**
Số quan sát 180
Bậc tự do: df 8
Hệ số xác định bội (R2) 0,813
Giá trị F 93,034***
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS.
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 1%.
Nhìn chung, các hệ số hồi quy trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (với độ tin
cậy từ 90% đến 99%). Hệ số hồi quy biến số trình độ học vấn của các hộ nông dân có ý
nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%, nghĩa là trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập
các hộ nông dân có sử dụng vốn vay. Khi các yếu tố đầu vào không đổi, nếu trình độ
văn hóa tăng 1% thì thu nhập của các hộ sẽ tăng 0,238%. Hệ số hồi quy của biến tuổi có
ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%, biến tuổi ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ
nông dân và ảnh hưởng theo chiều thuận. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tăng 1%
độ tuổi của lao động thì làm thu nhập hỗn hợp tăng lên 0,482%. Điều này rất hợp lý
trong thực tiễn, các ngành sản xuất trong lĩnh vực nông thôn dựa vào kinh nghiệm là
chủ yếu nên tuổi tác ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất.
Hệ số hồi quy biến lao động cũng có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99% tức là
khi các yếu tố khác không thay đổi nếu tăng 1% số lao động vào lĩnh vực này thì làm
tăng 0,242% thu nhập hỗn hợp.
Tương tự chi phí đầu vào cũng ảnh hưởng theo chiều thuận với thu nhập, nếu ta
tăng 1% các yếu tố đầu vào thì sẽ làm tăng 0,261% thu nhập. Ngoài ra, các yếu tố có
khả năng ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ với độ tin cậy 95% là lượng vốn vay, diện
tích đất canh tác, lãi suất và thời hạn vay.
Tuy nhiên, biến lãi suất cho vay lại tác động ngược chiều với thu nhập hỗn hợp
của hộ nông dân, lãi suất càng tăng trong khi các yếu tố khác không đổi làm cho thu
nhập giảm xuống. Lãi suất tăng, tăng chi phí sản xuất làm giảm GO, từ đó làm giảm
TNHH.
Qua kết quả của bảng hồi quy các yếu tố đến TNHH của các hộ nông dân, nhân tố
vốn vay là nhân tố nghiên cứu chính trong tập dữ liệu đưa ra, qua mô hình trên có rất nhiều
yếu tố tác động tích cực đến thu nhập của các hộ nông dân với mức ý nghĩa rất cao. Trong
đó, nhân tố lượng vốn vay là một trong những nhân tố tác động tích cực đến TNHH.
8
3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất hộ nông dân sử dụng
vốn vay có tính đến địa bàn sản xuất (vùng sinh thái)
Các hộ nghiên cứu được chia thành 3 vùng, mỗi vùng có vị trí tương đối khác
nhau về địa hình, tự nhiên và tiềm năng cũng như có sự khác nhau về đặc điểm kinh tế -
xã hội. Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hỗn hợp có tính đến địa bàn sản
xuất ở Bảng 2. Hệ số xác định bội (R2) của mô hình bằng 0,827 nghĩa là 82,7% sự thay
đổi của TNHH là do các biến độc lập trong mô hình gây ra. Mặt khác giá trị thống kê F
bằng 80,805 với độ tin cậy 99% (Sig rất nhỏ) cho thấy mô hình hồi quy được sử dụng là
phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 2 cho thấy các hệ số hồi quy của các biến đều có ý nghĩa thống kê với độ tin
cậy 95% đến 99%. Điều đó có nghĩa là tất cả các biến đưa vào mô hình đều giải thích cho
sự thay đổi của thu nhập.
Trường hợp có sự phân vùng sản xuất trên địa bàn, sử dụng biến dummy cho ta
thấy rằng, các yếu tố đầu vào như nhau nếu nguồn vốn đầu tư ở vùng đồng bằng thì hiệu
quả mang lại cao hơn vùng vùng núi với độ tin cậy 99%, có nghĩa là khi các yếu tố khác
như nhau nếu ta tiến hành sản xuất ở vùng đồng bằng sẽ có thu nhập cao hơn 0,17% so
với vùng núi. Tương tự, nếu cùng các yếu tố khác như nhau, sản xuất ở vùng bãi ngang
TNHH sẽ cao hơn 0,095% so với vùng núi.
Bảng 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các hộ nông dân có tính đến địa bàn
sản xuất
Chỉ tiêu Hệ số hồi quy ( j ) Giá trị t
(Constant) -1,668 -4,126***
Logarit Trình độ học vấn 0,241 2,762***
Logarit tuổi 0,481 4,069***
Logarit Lao động NLN 0,233 2,498**
Logarit lượng vốn vay 0,151 2,979***
Logarit chi phí đầu vào 0,212 5,504***
Logarit diện tích đất canh tác 0,091 2,452**
Logarit lãi suất -0,357 -2,879***
Logarit thời hạn vay 0,118 2,046**
D1 0,095 2,158**
D2 0,170 3,489***
Số quan sát 180
9
Bậc tự do: df 10
Hệ số xác định bội (R2) 0,827
Giá trị F 80,850***
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Ghi chú: **: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 1%
Vậy mô hình nghiên cứu phù hợp với kết quả dự kiến, kết quả có sự khác biệt
giữa các hộ sử dụng vốn của 3 vùng sản xuất. Cùng các yếu tố đầu vào như nhau, nếu
tiến hành sản xuất vùng đồng bằng thì TNHH mang lại cao hơn vùng bãi ngang và bãi
ngang cao hơn vùng núi. Điều này cho thấy, đối với mỗi vùng sinh thái khác nhau cần
phải phát huy lợi thế của vùng, từ đó nâng cao TNHH cho các hộ nông dân.
3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập hộ nông dân sử dụng vốn vay
có tính đến loại hộ sản xuất
Khi nghiên cứu đặc điểm các loại hộ sản xuất, cần tính đến khả năng chuyên
môn hóa và đa dạng hóa các loại hình sản xuất. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc đa
dạng hóa là một hướng phù hợp, bởi các sản phẩm tạo ra cũng như các chi phí đầu vào
có thể tận dụng các nghề khác một cách tiết kiệm. Mặt khác, do đặc điểm là phụ thuộc
điều kiện tự nhiên quá nhiều không nên “bỏ trứng vào một giỏ’’ dễ bị rủi ro cao. Các hộ
nghiên cứu có sử dụng vốn vay được chia thành 2 loại (hộ thuần nông và nông kiêm)
nhằm xem sự khác biệt về kết quả sản xuất. Hệ số xác định bội (R2) bằng 0,82 nghĩa là
82%, sự thay đổi của thu nhập là do các biến độc lập trong mô hình gây ra. Mặt khác giá
trị thống kê F bằng 86,077 với độ tin cậy 99% (Sig rất nhỏ) cho thấy mô hình hồi quy
được sử dụng là phù hợp với tập dữ liệu và thực tiễn nghiên cứu.
Bảng 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất hộ nông dân có tính đến loại hộ sản xuất
Chỉ tiêu Hệ số hồi quy ( j ) Giá trị t
(Constant) -1,749 -4,418***
Logarit Trình độ học vấn 0,240 2,744***
Logarit tuổi 0,475 3,960***
Logarit Lao động NLN 0,229 2,496**
Logarit lượng vốn vay 0,122 2,437**
Logarit chi phí đầu vào 0,265 7,283***
Logarit diện tích đất canh tác 0,112 3,011***
Logarit lãi suất -0,437 -3,474***
10
Logarit thời hạn vay 0,100 1,694*
D3 0,108 2,549**
Số quan sát 180
Bậc tự do: df 9
Hệ số xác định bội (R2) 0,82
Giá trị F 86,077***
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 1%
Nếu các điều kiện sử dụng vốn vay như nhau ở các loại hộ khác nhau thì biến
dummy_D3 cho ta thấy được rằng khi các yếu tố đầu vào như nhau thì các hộ nông kiêm
sử dụng các nguồn lực mang lại TNHH cao hơn các hộ thuần nông là 0,108% với mức
độ tin cậy 95%. Vậy mô hình nghiên cứu phù hợp với vấn đề và bộ dữ liệu. Kết quả
khác biệt này cho ta nhận định được vốn vay đầu tư ở các loại hộ khác nhau thì hiệu quả
mang lại khác nhau. Từ đó cần phải có chính sách khuyến khích các hộ nông dân đa
dạng hóa sản xuất, phát triển ngành nghề, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống để
nâng cao TNHH cho các hộ.
3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất của các hộ nông dân sử
dụng vốn vay có tính đến mục đích sử dụng vốn
Các hộ nghiên cứu có sử dụng vốn cho các nhu cầu và mục đích sản xuất khác
nhau, mỗi mục đích sản xuất cần các yếu tố đầu vào và cho sản phẩm đầu ra khác nhau,
ngành sản xuất khác nhau cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, phụ thuộc
vào lợi thế của gia đình, của điều kiện tự nhiên từng vùng, các hộ điều tra có sử dụng
vốn vay vào một số ngành sản xuất chủ yếu như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và các
loại ngành nghề dịch vụ khác.
Mô hình hồi quy có hệ số xác định bội (R2) bằng 0,824 nghĩa là 82,4% sự thay
đổi của thu nhập là do các biến độc lập trong mô hình gây ra. Mặt khác giá trị thống kê
F bằng 71,29 với độ tin cậy 99% (sai số rất nhỏ) cho thấy mô hình hồi quy được sử
dụng là phù hợp với tập dữ liệu và thực tiễn nghiên cứu.
Bảng 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các hộ nông dân có tính đến mục đích
sử dụng vốn vay cho các ngành nghề
Chỉ tiêu Hệ số hồi quy ( j ) Giá trị t
(Constant) -1,656 -4,063***
Logarit Trình độ học vấn 0,229 2,606***
11
Logarit tuổi 0,469 3,897***
Logarit Lao động NLN 0,209 2,258**
Logarit lượng vốn vay 0,119 2,343**
Logarit chi phí đầu vào 0,247 6,761***
Logarit diện tích đất canh tác 0,099 2,612***
Logarit lãi suất -0,457 -3,535***
Logarit thời hạn vay 0,126 2,139**
D4 0,089 2,014**
D5 0,109 2,128**
D6 0,166 2,849***
Số quan sát 180
Bậc tự do: df 11
Hệ số xác định bội (R2) 0,824
Giá trị F 71,29***
Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5%, ***: mức ý nghĩa 1%
Nếu mục đích sử dụng vốn vay cho ngành nghề khác nhau trên địa bàn thì biến
dummy_D4 cho ta thấy, TNHH các hộ vay vốn sản xuất ngành chăn nuôi có thu nhập
cao hơn ngành trồng trọt, tức là khi các yếu tố đầu vào như nhau thì đầu tư cho ngành
chăn nuôi hiệu quả sẽ cao hơn trồng trọt là 0,089% với độ tin cậy 95%. Đồng thời đầu
tư cho ngành thủy sản thì thu nhập cao hơn trồng trọt sẽ là 0,109% với độ tin cậy 95%.
Nhưng nếu đầu tư cho ngành nghề dịch vụ khác sẽ sinh lợi cao hơn 0,166% so với sản
xuất trồng trọt với độ tin cậy 99%.
Vậy mô hình nghiên cứu phù hợp với kết quả dự kiến, có sự khác biệt giữa các hộ
sử dụng vốn vào các mục đích sản xuất khác nhau về thu nhập, trong đó cho thấy, trường
hợp các yếu tố đầu vào không thay đổi nếu đầu tư vào ngành nghề khác sẽ có thu nhập cao
hơn, tiếp theo là thủy sản và chăn nuôi và cuối cùng là trồng trọt.
4. Kết luận
Qua kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ
nông dân thông qua mô hình Cobb-Douglas ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình cho
thấy các yếu tố đầu vào tác động mạnh đến thu nhập của các hộ nông dân. Bên cạnh đó
12
các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất; loại hình sản xuất cũng tác động
đến thu nhập của các hộ nông dân.
Điều này chứng tỏ các yếu tố đầu vào được các hộ nông dân đưa vào sử dụng
để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Vì thế để phát
triển kinh tế hộ gia đình cần phát huy những thuận lợi và thế mạnh của từng vùng, từng
địa phương, từng hoạt động sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Cục thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê (2004 -2008).
[2]. Nguyễn Trọng Đài, Vay vốn ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000.
[3]. E.mayne Nafziger. Kinh tế học của các nước đang phát triển. Nxb Thống kê, Hà Nội,
1998.
[4]. Frank Ellis. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, 1993.
[5]. Phùng Thị Hồng Hà. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp nông nghiệp, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Huế, 2007.
[6]. Hoàng Hữu Hòa. Phân tích số liệu thống kê, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế,
2001.
[7]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện kinh tế và phát triển. Giáo trình kinh tế
học phát triển, Hà Nội, 2007.
[8]. Phan Phúc Huân. Kinh tế học phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2002.
[9]. Phạm Thị Khanh Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng
Sông Hồng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
[10]. Nguyễn Xuân Khoát. Lao động việc làm và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt
Nam, Nxb Đại học Huế, 2007.
[11]. Phạm Văn Khôi. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, Nxb Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2007.
[12]. Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Quảng Bình (1988 – 2003), Lịch sử hình thành và phát
triển.
[13]. Phòng Thống kê huyện Quảng Trạch (2008), Niên giám thống kê.
[14]. Trịnh Văn Sơn. Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Huế, 2004.
[15]. Bùi Dũng Thể. Tập bài giảng kinh tế nông nghiệp dành cho Cao học, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Huế, 2007.
13
[16]. Tổng cục Thống kê. Kết quả khảo sát mức sống hộ năm, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2008.
[17]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Giáo trình phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005.
[18]. Đào Thế Tuấn. Kinh tế hộ nông dân, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000.
[19]. Mai Văn Xuân. Giáo trình Kinh tế nông hộ và trang trại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Huế, 2005.
FACTORS AFFECTING THE INCOMES OF FARMING HOUSEHOLDS IN
QUANG TRACH DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE
Nguyen Viet Anh, Tran Thi Thu Thuy
College of Economics, Hue University
Nguyen Xuan Khoat
Hue University
SUMMARY
The analysis of and evaluation on factors affecting the households’ incomes through
Cobb-Douglas model in Quang Trach District, Quang Binh Province shows that the input
factors have a strong influence on the incomes of the households. In addition, there are some
other factors that also have an impact on the incomes such as environmental conditions,
household production, production types, etc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62_1_4681_3353_2117780.pdf