Những nguyên nhân bắt nguồn từ người mẹ ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh

Tài liệu Những nguyên nhân bắt nguồn từ người mẹ ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh: Thông tin xã hội học Xã hội học, số 2 - 1990 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 102 Những nguyên nhân bắt nguồn từ người mẹ ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh Đám cưới của những đứa trẻ. Hiện nay, trong nhiều nước đang phát triển, phụ nữ kết hôn khi còn rất trẻ. Theo điều tra của thế giới về khả năng sinh đẻ thì gần 50% phụ nữ ở châu Phi, 40% ở châu Á và 30% ở Mỹ Latin kết hôn ở lứa tuổi 18. Nam giới nói chung lấy vợ muộn hơn. ở Soudan tuổi kết hôn trung bình của nam giới cao hơn phụ nữ là 8 tuổi, ở Pakistan là 6 tuổi và Colombia, Paraquay thì khoảng từ 4 đến 5 tuổi. Khoảng cách giữa tuổi kết hôn trung bình nam và nữ đã mang lại một số hậu quả. Chẳng hạn người phụ nữ sẽ có rất ít kinh nghiệm, thiếu tự tin ở bản thân mình. Những điều có ý nghĩa và quan trọng nhất là họ rất dễ rơi vào tình trạng góa chồng và khi đó họ sẽ mất đi những phương tiện kinh tế để đảm bảo tương lai cho họ và những đứa con. ở Camerun phụ nữ góa gấp 19 lần nam giới, ở Bangladesh tỉ lệ ...

pdf3 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những nguyên nhân bắt nguồn từ người mẹ ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin xã hội học Xã hội học, số 2 - 1990 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 102 Những nguyên nhân bắt nguồn từ người mẹ ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh Đám cưới của những đứa trẻ. Hiện nay, trong nhiều nước đang phát triển, phụ nữ kết hôn khi còn rất trẻ. Theo điều tra của thế giới về khả năng sinh đẻ thì gần 50% phụ nữ ở châu Phi, 40% ở châu Á và 30% ở Mỹ Latin kết hôn ở lứa tuổi 18. Nam giới nói chung lấy vợ muộn hơn. ở Soudan tuổi kết hôn trung bình của nam giới cao hơn phụ nữ là 8 tuổi, ở Pakistan là 6 tuổi và Colombia, Paraquay thì khoảng từ 4 đến 5 tuổi. Khoảng cách giữa tuổi kết hôn trung bình nam và nữ đã mang lại một số hậu quả. Chẳng hạn người phụ nữ sẽ có rất ít kinh nghiệm, thiếu tự tin ở bản thân mình. Những điều có ý nghĩa và quan trọng nhất là họ rất dễ rơi vào tình trạng góa chồng và khi đó họ sẽ mất đi những phương tiện kinh tế để đảm bảo tương lai cho họ và những đứa con. ở Camerun phụ nữ góa gấp 19 lần nam giới, ở Bangladesh tỉ lệ góa của phụ nữ là 1/10, ở châu Phi là 25% phụ nữ góa ở tuổi trưởng thành. Còn ở những vùng nông thôn Nigeria trong số phụ nữ 15 tuổi lấy chồng 25 tuổi thì 50% sẽ góa chồng ở độ 50 tuổi. một nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh về trách nhiệm gia đình trong những năm sống của phụ nữ, chủ yếu là trách nhiệm làm mẹ chứ không phải làm vợ. chính với trách nhiệm làm mẹ đó họ có thể hi vọng sẽ dựa vào những đứa con khi trở về già. Trong những xã hội chỉ nhất thiết những đứa con trai mới đảm bảo được cuộc sống của bố mẹ già thì “trách nhiệm làm mẹ” là phải có con trai. Mang thai khi còn quá trẻ Hiện nay 40% các cô gái tuổi từ 14 có thai ít nhất là một lần trước 20 tuổi. ở Bangladesh 4/5 các cô gái trẻ làm mẹ trước tuổi 20, châu Phi (40%), châu Mỹ Latin 39%, châu Á 31% và châu Âu 22%. - Trong các nước đang phát triển, phần lớn người mẹ dưới 20 tuổi khi có con đã ở trong tình trạng hôn nhân. ở những nước có khả năng sinh đẻ cao thì tuổi kết hôn trung bình thường là thấp, nhằm tránh sự ra đời của những đứa con không hợp pháp. Ví dụ tuổi kết hôn trung bình ở Bangladesh là 11,6, ở Pakitstan là 15,3, ở Jordanie 58, 5% phụ nữ dưới 21tuooir đã lấy chồng. cũng trong các nước đang phát triển này, các cô gái trẻ đã có chồng luôn kiên nhẫn chờ đợi lần thai nghén đầu tiên và chấp nhận nỗi đau khổ, nguy hiểm như một giá phải trả để được làm mẹ Thông tin xã hội học Xã hội học, số 2 - 1990 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 103 - Trong các nước công nghiệp hóa thì sự ra đời không hợp pháp của những đứa trẻ có mẹ ở độ tuổi thiếu niên là kết quả của những hoạt động tình dục trước hôn nhân. ở Đan Mạch, Thủy Điển tỉ lệ này là ¾. Theo số liệu 1982 ở Mỹ, Anh thì 50% các cô gái trẻ có con bất hợp pháp. Đối với những nước giàu hay nghèo thì sự có thai bất hợp pháp vẫn là một thảm họa. theo kết quả nghiên cứu ở Zaire cho thấy rằng những cô gái trung học 15, 16 tuổi, chưa chồng đã phải nằm viện dài hạn vì nhiễm trùng do nạo thai cẩu thả. Hậu quả do những cô bé này không bao giờ sử dụng biện pháp tránh thai và lại tự thử phá thai. ở Na Uy 87,5 % các cô gái dưới 18 tuổi phải nạo thai. ở Mỹ là 30% và ½ trong số này đã để thai quá lớn gây rất nhiều nguy hiểm. Một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ nạo thai là do chương trình kế hoạch hóa gia đình chỉ giành riêng cho những người đã có gia đình, còn ¾ các cô gái dưới 15 tuổi không nhận được thông tin của chương trình này. Nạo thai chậm rất có thể sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ trẻ. Theo cứ liệu của Mỹ thì việc sinh đẻ của phụ nữ dưới 20 tuổi sẽ nguy hiểm gấp 5 lần những người khác và so với những nhóm tuổi khác thì sức khỏe của cả hai mẹ con đều bị đe dọa. ở Malaixia, Nhật, Mỹ, Bangladesh các cô gái từ 15 đến 19 tuổi, khi đẻ bị cái chết đe dọa nhiều gấp 2 lần những người ở độ tuổi 20 đến 24. Càng trẻ khi đẻ gặp nguy hiểm càng nhiều. ở Bangladesh những người ở tuổi 15 bị chết khi đẻ nhiều gấp 5 lần số người 20 đến 24 tuổi. ở Mỹ con số này là nhiều gấp 3 lần. những đứa trẻ con các bà mẹ quá trẻ này trong năm đầu tiên cũng bị cái chết đe dọa nhiều hơn 2 lần những đứa trẻ khác. Đối với những đứa trẻ ra đời liền nhau (cách nhau dưới 2 năm) thì cũng gặp nguy hiểm như vậy. người mẹ quá trẻ không những chịu hậu quả về sức khỏe mà còn không thể theo học để có được những nghề khác ngoài việc làm mẹ. chu kì nguy hiểm còn theo đuổi mãi, những nghiên cứu ở Đan Mạch, Hoa Kỳ cho thấy rằng những đứa con gái được sinh ra từ những bà mẹ trẻ con, sau này cũng sẽ có con rất sớm và nói chung cũng sẽ gặp những điều bất hạnh như mẹ. vì bắt đầu từ rất sớm nên những người mẹ quá trẻ này không sao tránh khỏi có một gia đình đông đúc và con gái của họ cũng sẽ có gia đình rất sớm – như vậy khoảng cách giữa các thế hệ sẽ bị rút ngắn lại. ba nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh Thông tin xã hội học Xã hội học, số 2 - 1990 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 104 theo thông tin của Hội nghị quốc tế về người mẹ năm 1987 thì xác suất chết ngay sau khi đẻ của người mẹ lớn tuổi (trên 35 tuổi) gấp 2 đến 5 lần những trường hợp bình thường và việc có thai liên tục cũng làm tăng nguy hiểm chi những lần có thai về sau. ở đảo Jamaique tỉ lệ gặp nguy hiểm tăng 43% khi người mẹ có số con nhiều hơn 2 lần (từ 2 đến 5). Tỉ lệ này vượt lên đến 300% ở Bồ Đào Nha. Những đứa trẻ ra đời quá liền nhau trong khi người mẹ chưa có đủ thời gian để hồi phục lại sức khỏe sau lần đẻ trước thì rất khó sống. những nghiên cứu gần đay nhất chú ý rằng 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chết của trẻ sơ sinh là: - Tuổi của người mẹ (dưới 18 tuổi hoặc trên 35) - Chửa lien tục - Đông con (trên 4 đứa) Có thể thấy rằng trên 50% trẻ sinh ra cách anh chị nó dưới 2 năm dễ bị chết ngay trong năm đầu tiên và nếu sống được cũng sẽ bị ốm yếu đến 5 tuổi. ở Libéria những đứa trẻ sát nhau gặp nguy hiểm về sức khỏe nhiều hơn 3 lần những đứa trẻ đẻ cách nhau 4 năm. Thông thường sau khi đứa trẻ chết thì người mẹ thường có mang liền sau đó và ý nghĩ muốn có con càng mạnh thêm vì vậy họ không bao giờ sử dụng những biện pháp tránh thai – những biện pháp mà có thể sẽ cứu họ và những đứa con của họ. Để có thể giảm đi gần 50% số người mẹ và trẻ sơ sinh bị chết thì không có biện pháp nào khác là phải tránh những lần chửa đẻ ngoài mong muốn bằng việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. ĐẶNG THANH TRÚC – Lược dịch Theo chuyên san: Invertir dans les jemmes Olejectif des années 90 FNUAP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_1990_dangthanhtruc_0735.pdf
Tài liệu liên quan