Tài liệu Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga: LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
ĐOÀN THỤC ANH, MAI THỊ VÂN ANH - Những nét đặc trưng cơ bản của văn
phong báo chí tiếng Nga
3
TRẦN THỊ HÀ - Những con đường hình thành và một số vấn đề cần lưu ý khi
dạy thuật ngữ quân sự tiếng Việt cho học viên quân sự nước ngoài
11
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
DƯƠNG TRẦN HƯƠNG THẢO - Vai trò của ngôn ngữ học đối chiếu trong
giảng dạy ngoại ngữ và một số dạng bài tập khắc phục chuyển di tiêu cực từ
tiếng mẹ đẻ
19
HUỲNH THỊ VŨ HẠNH, VŨ TIẾN TÙNG - Hình thức học hợp tác và một số lưu
ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học
Quân sự
28
NGUYỄN KHÁNH HIỆP - Một vài đề xuất về phương pháp rèn luyện kỹ năng
Viết trong việc dạy và học môn tiếng Pháp cho học viên, sinh viên học ngoại
ngữ 2 tại Học viện Khoa học Quân sự
35
Số 10 - 11/2017 ISSN 2525 - 2232
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
DƯƠNG XUÂN QUANG - Từ các biến thể phiên – chuyển tên riêng nước
ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt
63
LÝ NGỌC TOÀN, NGUY...
100 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những nét đặc trưng cơ bản của văn phong báo chí tiếng Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
ĐOÀN THỤC ANH, MAI THỊ VÂN ANH - Những nét đặc trưng cơ bản của văn
phong báo chí tiếng Nga
3
TRẦN THỊ HÀ - Những con đường hình thành và một số vấn đề cần lưu ý khi
dạy thuật ngữ quân sự tiếng Việt cho học viên quân sự nước ngoài
11
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
DƯƠNG TRẦN HƯƠNG THẢO - Vai trò của ngôn ngữ học đối chiếu trong
giảng dạy ngoại ngữ và một số dạng bài tập khắc phục chuyển di tiêu cực từ
tiếng mẹ đẻ
19
HUỲNH THỊ VŨ HẠNH, VŨ TIẾN TÙNG - Hình thức học hợp tác và một số lưu
ý khi áp dụng hình thức này trong giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học
Quân sự
28
NGUYỄN KHÁNH HIỆP - Một vài đề xuất về phương pháp rèn luyện kỹ năng
Viết trong việc dạy và học môn tiếng Pháp cho học viên, sinh viên học ngoại
ngữ 2 tại Học viện Khoa học Quân sự
35
Số 10 - 11/2017 ISSN 2525 - 2232
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
DƯƠNG XUÂN QUANG - Từ các biến thể phiên – chuyển tên riêng nước
ngoài tới một giải pháp thống nhất trong tiếng Việt
63
LÝ NGỌC TOÀN, NGUYỄN THỊ VÂN ANH - Nghiên cứu ý niệm sự tình chuyển
động trong tiếng Việt
71
PHẠM THỊ TỐ LOAN - Xu hướng dạy tiếng Anh đáp ứng nhu cầu giao tiếp nơi
công sở trên thế giới: Một số khuyến nghị cho Việt Nam
79
ĐỖ TIẾN QUÂN - Bàn về dạy từ vựng tiếng Hán thông qua phương pháp
giảng dạy ngữ tố
85
HOÀNG THANH HƯƠNG - Thái độ học tập của sinh viên tiếng Trung thương
mại và vấn đề chất lượng giảng dạy
93
DỊCH THUẬT
ĐINH XUÂN HINH - Đặc trưng kết cấu ngôn ngữ của thuật ngữ quân sự trong
tiếng Việt và một số lưu ý trong quá trình dịch
41
TRẦN VĂN BÌNH - Liên từ kết hợp “a” trong tiếng Nga và các cách truyền đạt
sang tiếng Việt
46
TRẦN LÊ DUYẾN, HOÀNG ANH NGUYỆN - Một số biện pháp nâng cao chất
lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự
54
HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO
Chủ tịch
Thiếu tướng, GS.TS. ĐẶNG TRÍ DŨNG
Phó chủ tịch
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
Ủy viên
Thiếu tướng, PGS.TS. QUẢN VĂN TRUNG
Đại tá, TS. TRẦN NGỌC TRUNG
Đại tá, ThS. PHẠM QUANG HẢI
Đại tá, PGS.TS. MA ĐỨC KHẢI
Đại tá, TS. TRỊNH THỊ THÚY
TỔNG BIÊN TẬP
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HẢI
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
Trung tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
BAN BIÊN TẬP
Đại tá, TS. ĐINH QUANG TRUNG
Đại tá, ThS. DƯƠNG VĂN TUYỂN
Đại tá, TS. BÙI THỊ THANH LƯƠNG
Thượng tá, ThS. LÊ CÔNG PHÁT
Trung tá, TS. TRẦN THỊ MINH THỤC
Trung tá, TS. NGUYỄN THU HẠNH
Thiếu tá, TS. ĐOÀN THỤC ANH
THƯ KÝ - TRỊ SỰ
Trưởng ban
Thiếu tá, ThS. NGUYỄN TUẤN ANH
Ủy viên
Thiếu tá CN, ThS. HOÀNG THỊ BẮC
Thiếu tá, ThS. NGÔ NGỌC HẢI
Thượng úy, ThS. NGUYỄN THỊ THU
TRỤ SỞ
322E Lê Trọng Tấn, Định Công,
Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0246.328.2232
Email: tapchikhnnqs@ gmail.com
Website: hvkhqs.edu.vn
GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ IN
Số 200/GP-BTTTT ngày 19/4/2016
của Bộ Thông tin và Truyền thông
CONTENTS
1. Basic characteristics of Russian journalistic style; 2. Formation of Vietnamese military terms and some concerns when
teaching Vietnamese military terms to foreign military students; 3. The role of contrastive analysis in foreign language
teaching and some common exercises to deal with mistakes made by foreign language learners due to the negative influence
of their mother tongue; 4. Cooperative learning and some notes when applying it to English teaching at MSA; 5. Some
sugestions for methods to practise writing skills in teaching and learning french for learners of French as a second
foreign language at Military Science Academy; 6. Linguistic characteristics of Vietnamese military terminology and
some concerns in translation; 7. Coordinating conjunction “a” in Russian and how to translate it into Vietnamese; 8.
Some major ways to improve the quality of English-Vietnamese and Vietnamese-English translation at MSA; 9. Variants
of transcription - transliteration of foreign proper names: a unified solution of translation in Vietnamese; 10. A study of
intercultural communication on motion events in Vietnamese; 11. Global trends in teaching English to meet the needs
of workplace communication: recommendations for Vietnamese context; 12. Discussing on teaching Chinese vocabulary
with the methods of teaching morphemes; 13. Learning attitudes of the students of business Chinese and their evaluation
of teaching quality.
SOMMAIRE
1. Les caractéristiques de base du style de journal en russe; 2. L’histoire de formation des terminologies militaires
vietnamiennes et quelques refléxions de l’enseignement aux étudiants militaires étrangers; 3. Les rôles de la linguistique
contrastive dans l’enseignement de langues étrangères et propostions des exercices limitant les interférences négatives
de la langue maternelle; 4. L’apprentissage en collaboration et quelques attentions en enseignant l’anglais; 5. Quelques
propositions d’entraînement de la production dans l’enseignement/ apprentissage du français langue étrangère aux
étudiants militaires et civils de l’Académie des sciences militaires; 6. Les caractéristiques linguistiques des terminologies
en vietnamien et quelques attentions en traduction; 7. Le mot de liaison “a” en ruse et ses expressions en vietnamien; 8.
Quelques mesures visant à l’amélioration de la traduction Anglais- Vietnamien et Vietnamien- Anglais; 9. Des variants de
traduction- tranfert du nom propre des étrangers à la solution commune dans le vietnamien; 10. L’étude sur la notion du
procès de mouvement en vietnamien; 11. Tendance de l’enseignement d’anglais répondant au besoin de communication à
l’office public dans le monde: Quelques conseils au Vietnam; 12. Les discussions sur l’enseignement de la lexicologie de Han
via la méthode d’enseignement des morphèmes; 13. Les attitudes d’apprentissage chez les étudiants de chinois commercial
et la qualité d’enseignement.
СОДЕРЖАНИЕ
1. Основные особенности газетно-публицистического стиля русского языка; 2. Пути формирования военных
терминов во вьетнамском языке и некоторые вопросы, которые следует учитывать при обучении иностранным
военным курсантам; 3. Роль контрастивной лингвистики в преподавании иностранных языков и некоторые виды
упражнений для преодоления негативных переносов с родного языка; 4. Форма совместной учёбы и некоторые
примечания в её реализации при обучении английскому языку; 5. Метод тренировки навыка письменной речи
французского языка для курсантов и студентов, изучающих французский язык как иностранный в Академии
Военных Наук: 6. Особенности языковой структуры военных терминов во вьетнамском языке и некоторые
примечания в переводческой работе; 7. Сочинительный союз «а» в русском языке и способы перевода на
вьетнамский язык; 8. Некоторые меры повышения качества англо-вьетнамского и вьетнамско-английского
переводов; 9. Из разновидностей транскрипции иностранных личных имён до единого решения во вьетнамском
языке; 10. Концептуальное изучение обстоятельств движения во вьетнамском языке; 11. Мировая тенденция
преподавания английского языка для офисного общения: некоторые рекомендации Вьетнаму; 12. Об обучении
китайской лексике с помощью интерпретации морфемного состава; 13. Отношение к учёбе студентов, изучающих
китайский язык в области торговли и вопрос о качестве преподавания.
目录
1. 俄语报刊语言的基本特征; 2. 越南语中军语术语的形成方式及其在对外国军事学员教学中应注意的几个问题;
3. 对比语言学在外语教学中的地位与克服母语负迁移的若干练习; 4. 合作教学法及其在英语教学中应注意的几
个问题; 5. 军事科学学院外国语言专业学生二外法语教学中关于写作技能培养的若干建议; 6. 越南语中军语术语
的结构特点及其翻译过程中应注意的几个问题; 7. 俄语中联合连词“a”与越译; 8. 提高英越互译质量的若干办
法; 9. 从外文人名越译后的变体到越南语中同一的翻译办法; 10. 越南语中表示事物趋向意念研究; 11. 国外基
于办公交际目的英语教学法及对越南的启示; 12. 论运用语素教学法进行汉语词汇教学; 13. 经贸方向的汉语言
专业学生的学习态度与教学质量问题.
3KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
ĐOÀN THỤC ANH*; MAI THỊ VÂN ANH**
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ doanthucanhk12@gmail.com
**Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ maivananhnd@yahoo.com
Ngày nhận bài: 17/6/2017; ngày hoàn thiện: 18/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thông đóng một vai trò quan trọng
trong xã hội. Với nghệ thuật sử dụng ngôn từ các
nhà báo đã đem đến cho độc giả món ăn tinh thần
không thể thiếu được mỗi ngày. Ngôn ngữ báo chí
được sử dụng trong các văn bản thuộc lĩnh vực
truyền thông đại chúng như tin tức, phóng sự, bình
luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo trên
báo in, báo nói, báo hình, internet. Chức năng
của báo chí là truyền thông tin tức thời sự trong
nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo
và dư luận quần chúng, định hướng dư luận nhằm
thúc đẩy sự tiến bộ chung của xã hội. Văn bản báo
chí tồn tại dưới hai dạng chính: nói (thuyết minh,
phỏng vấn trực tiếp trong các buổi phát thanh/
truyền hình) và viết (báo viết). Ngày nay, báo hình
NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
CỦA VĂN PHONG BÁO CHÍ TIẾNG NGA
TÓM TẮT
Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như
tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo trên báo in, đài phát thanh,
đài truyền hình, internet. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ báo chí là cập nhật tin tức mang
tính thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến
của tờ báo, định hướng dư luận, truyền thông mọi mặt về chính trị, văn hóa, xã hội. Văn bản báo
chí đảm bảo tính thông tin sự kiện, tính ngắn gọn, tính logic, có giá trị biểu cảm, có chức năng
đánh giá, kêu gọi nhờ các phương tiện ngôn ngữ tương ứng có trong văn bản.
Từ khóa: báo chí, ngôn ngữ báo chí, văn phong báo chí
và báo điện tử đang phát triển mạnh đáp ứng nhu
cầu của đông đảo độc giả. Ngôn ngữ báo chí cần
tuân thủ một số tiêu chí như tính ngắn gọn, logic,
súc tích, giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm, có chức
năng định hướng dư luận xã hội nhờ sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ.
2. NỘI DUNG
2.1. Những nét đặc trưng cơ bản của văn
phong báo chí
2.1.1. Các thể loại văn phong báo chí
Khi bàn về các thể loại báo chí, phần lớn các
nhà nghiên cứu Nga cho rằng, báo chí gồm các thể
loại: tin ngắn, báo cáo, phỏng vấn và phóng sự.
Còn trong công trình nghiên cứu về ngôn ngữ xã
4 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
hội, tác giả I.P. Lưxakovaia đã nhận định: “Hiện
chưa có sự thống nhất về thể loại văn phong như
một bộ phận cấu thành của lý luận chung về thể
loại báo chí”. (Лысакова И.П., 1989, tr.5). Nhà
nghiên cứu I.R.Galperin cho rằng, khái niệm báo
chí bao gồm các tin vắn, quảng cáo, thông báo,
tiêu đề và bài báo (Гальперин И.Р.,1958, tr.85).
Mặc dù không có sự đồng nhất về cách phân
loại văn bản báo chí, tuy nhiên các thể loại báo chí
vẫn có một điểm chung khiến báo chí trở thành
một thể loại văn phong độc lập. Mỗi biến thể của
văn phong báo chí có những nét đặc trưng riêng
mà ở đó vừa thể hiện được quy luật chung của
phong cách báo chí vừa thể hiện được những đặc
điểm riêng biệt.
2.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản có vai
trò quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin.
Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập
tới các sự kiện. Không có sự kiện thì không thể
có tin tức báo chí. Do vậy, đặc trưng bao trùm của
ngôn ngữ báo chí là có tính sự kiện. Chính tính sự
kiện đã tạo cho ngôn ngữ báo chí một loạt các đặc
điểm nổi bật sau:
Tính chính xác của ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ của bất kỳ ấn phẩm nào cũng phải
bảo đảm tính chính xác. Nhưng với ngôn ngữ báo
chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
bởi báo chí có chức năng định hướng dư luận xã
hội. Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ
cũng có thể làm cho độc giả hiểu không đúng hoặc
hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu
quả về mặt đánh giá xã hội nghiêm trọng không
lường trước được.
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí
Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí trước hết
thể hiện ở chỗ các mảng hiện thực được nhà báo
miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới
từng chi tiết nhỏ. Có như vậy, độc giả mới có cảm
giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được
chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong tác
phẩm của mình.
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí
còn thể hiện ở chỗ tạo ra định danh cho đối tượng
được phản ánh. Thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được
đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền
với một khoảng không gian, thời gian xác định;
với những con người cụ thể (có tên tuổi, nghề
nghiệp, chức vụ, giới tính...). Đây là ngọn nguồn
của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người
đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng.
Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa
việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay
có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”,
“ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”....
Tính đại chúng của ngôn ngữ báo chí
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất
cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào
nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa
tuổi, giới tính... đều là đối tượng phục vụ của báo
chí: đây vừa là nơi họ tiếp nhận thông tin, vừa là
nơi họ có thể bày tỏ chính kiến của mình. Chính vì
thế, ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ có tính phổ
cập rộng rãi. Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có
nghĩa là dễ dãi, thấp kém. Nói như nhà nghiên cứu
ngôn ngữ báo chí Nga nổi tiếng V. G. Kostomarov:
“Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp
công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức
uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một
em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy
khó hiểu”. (Алексеева М.И. и др., 2011, tr.3).
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là
chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó, báo
chí khó có thể thực hiện được chức năng tác động
vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư
luận xã hội. Đây chính là lý do khiến cho trong
tác phẩm báo chí ít sử dụng các thuật ngữ chuyên
ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng
như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài.
Tính ngắn gọn của ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích. Câu
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
nói nổi tiếng của đại văn hào Nga A. P. Trekhov
có lẽ chính xác hơn cả với phong cách ngôn ngữ
báo chí: “Ngắn gọn là chị của thành công”. Các
tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì
chúng thường bị giới hạn trong một khoảng thời
gian hay một không gian nhất định. Vì thế, việc
lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ
lưỡng, hợp lý để phản ánh được đầy đủ lượng sự
kiện mà không vượt quá khung cho phép về không
gian và thời gian.
Tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn
liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ,
giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó
sinh động, hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn
tượng đối với độc giả. Nguồn gốc của sự biểu cảm
trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú và
đa dạng. Đó có thể là việc dùng các thành ngữ,
tục ngữ, ca dao..., là sự vay mượn các hình ảnh, từ
ngữ, cách diễn đạt từ các tác phẩm văn học nghệ
thuật, là lối chơi chữ, nói lái, dùng biện pháp ẩn
dụ, hoán dụ... hay chỉ đơn giản là việc thể hiện sự
bình giá có tính chất cá nhân. Nếu ngôn ngữ báo
chí thiếu tính biểu cảm, những thông tin khô cứng
mà nó chuyển tải khó có thể được công chúng tiếp
nhận như mong muốn, vì chúng mới chỉ tác động
vào lý trí của họ. Chính tính biểu cảm vốn là hiện
thân của cái hay, cái hấp dẫn mới là nhân tố tác
động mạnh mẽ tới tâm hồn của độc giả, khán thính
giả, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý cảm
xúc nhất định, để rồi từ đó thực hiện những hành
động mà người viết vẫn mong đợi.
Tính khuôn mẫu của ngôn ngữ báo chí
“Khuôn mẫu” - đó là những công thức ngôn
từ có sẵn, được sử dụng lặp đi lặp lại nhằm tự
động hoá quy trình thông tin, khiến việc sử dụng
nó trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Khuôn
mẫu bao giờ cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu
cảm trung tính. Chúng gồm nhiều loại và có mặt
trong nhiều phong cách chức năng của ngôn ngữ.
Giao tiếp báo chí không thể thiếu khuôn mẫu vì nó
tiết kiệm thời gian và công sức cho chủ thể sáng
tạo, thích ứng với việc đưa tin cập nhật, tức thời.
Khuôn mẫu báo chí không cứng nhắc, bất di bất
dịch mà rất linh hoạt, uyển chuyển. Bên cạnh đó,
các thành tố khuôn mẫu trong ngôn ngữ báo chí
luôn kết hợp hài hoà với các thành tố biểu cảm làm
ngôn ngữ báo chí thường rất mềm mại, hấp dẫn
chứ không khô cứng như ngôn ngữ trong văn bản
khoa học và văn bản hành chính vì trong đó người
ta chỉ sử dụng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu
mà thôi.
Tóm lại, ngoài tính thông tin sự kiện là đặc
trưng cơ bản của văn bản báo chí thì văn bản báo
chí còn có những đặc trưng khác như: tính ngắn
gọn, cô đọng, tính sinh động, hấp dẫn. Những
đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện
diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo
chí và tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí. Báo
chí luôn cung cấp thông tin mới nhất, nóng nhất,
cập nhật trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Những thông tin này phải đảm bảo tính chính xác
và độ tin cậy về không gian, thời gian, nhân vật,
sự kiện. Lời văn ngắn gọn nhưng phải đảm bảo
lượng thông tin cao và có tính hàm súc. Tính sinh
động, hấp dẫn của báo chí thể hiện ở nội dung
thông tin mới, cập nhật, cách diễn đạt cô đọng,
dễ hiểu và khả năng kích thích sự suy tưởng,
tìm tòi của người đọc. Cách dùng từ, đặt câu,
đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của độc giả.
Chức năng của báo chí là bình giá các sự
kiện, định hướng xã hội nên văn bản báo chí
phải đảm bảo tính cấp thiết và tính chính luận.
Những nét đặc trưng của văn phong chính
luận luôn được thể hiện trong các thể loại báo
chí (Цай Е.Н., Тайжанова А.М., 2008, tr.1).
Ngôn ngữ báo chí mang những đặc điểm của
văn phong khoa học và văn phong nghệ thuật
(Бердичевский А.Л., Соловьёва Н.Н., 2002,
tr.86). Văn bản báo chí được coi như biến thể của
văn chính luận, được xem như một lập luận khoa
học: các nhà báo phản ánh những hiện tượng, sự
kiện; sử dụng thuật ngữ khoa học một cách mềm
dẻo để phân tích và đưa ra các hướng giải quyết,
tổng kết, đánh giá những vấn đề đó một cách xác
thực. Tính xác thực của các sự kiện, tính cụ thể
cũng như luận cứ chân thực được sử dụng làm
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
cho ngôn ngữ báo chí mang đặc trưng của văn
phong khoa học. Tuy nhiên, để tác động một cách
hiệu quả tới việc lĩnh hội thông tin, tới cảm xúc
của độc giả hoặc thính giả, thì người nói và người
viết sử dụng các thủ pháp biểu cảm của ngôn
ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh - những thủ
pháp đặc trưng cho văn phong nghệ thuật. Bên
cạnh đó, có một đặc điểm của các văn bản báo
chí hiện nay là phong cách hóa. Các tác phẩm
báo chí, đặc biệt là các văn bản chính luận, thể
hiện rõ nét cá tính của tác giả, phản ánh mối quan
hệ mang đầy giá trị biểu cảm của người viết đối
với các sự kiện được đề cập tới. Có thể viện dẫn
ra đây các ví dụ về tính biểu cảm của các tiêu đề
bài báo: “Старый вагон на новый лад. Москва
не прощается с чешскими трамваями”;
“Тайная перепись. Мосгоркомстат обещает
не делиться информацией”; “Грибник
ошибается 1 раз”; “Верной дорогой везете
товарища! Три часа социализма на Трёх
вокзалах”. Những tiêu đề trên không chỉ đơn
thuần biểu thị chủ đề thông báo, mà còn khắc họa
đầy cảm xúc tình huống diễn ra sự kiện. Khuynh
hướng “khẩu ngữ hóa” trên các báo ngày càng trở
nên rõ nét (Цай Е.Н., Тайжанова А.М., 2008,
tr.1). Văn phong nói hiện diện nhiều trong các
tiêu đề và nội dung bài báo. Khi kêu gọi, vận
động hay thu hút sự chú ý của công luận, nhà
báo dùng các hô ngữ, từ đệm, câu hỏi tu từ...:
“Да, итоговое решение не всегда будет всем
сильно нравиться. Но все должны понимать,
что необходимо принимать аргументы, идти
на компромиссы и согласовывать общие и
общественные интересы. Даже если для
этого придётся поступиться некоторыми
интересами частными” (Báo “Российская
газета”, 06-9-2010); “Разве не ясно и теперь,
что нет и не может быть одного пути к
свободе для всех народов и на все времена? Что
слепое заимствование чужого пути к свободе
так же отвратительно, как и отказ от
свободы, осуществляемый во имя превратно
понимаемой самобытности? Нашему
обществу нужен свой путь к свободе”. (Báo
“Российская газета”, 16-9-2010).
2.2. Đặc trưng ngôn ngữ của văn phong báo
chí tiếng Nga
2.2.1. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Báo chí tiếng Nga với chức năng phản ánh mọi
mặt của đời sống, văn hóa, xã hội, quân sự... mang
những nét đặc trưng riêng về văn phong được thể
hiện qua các đặc điểm về mặt ngữ âm, từ vựng, cấu
tạo từ, hình thái và cú pháp.
Đặc điểm ngữ âm - chữ viết
Người nói phát âm chuẩn, rõ ràng, khúc chiết,
tôn trọng người nghe. Tùy từng tình huống phát
ngôn mà giọng nói của diễn giả có thể mang các
sắc thái khác nhau: hoặc mang tính chất tuyên
truyền, cổ động, hoặc nài nỉ, thuyết phục, hoặc
kích động, kích thích, hào hứng hoặc thờ ơ hay
không biểu lộ cảm xúc. Người viết tuân thủ các
quy chuẩn về chính tả, đảm bảo văn phong báo chí.
Đặc điểm từ vựng
Văn bản báo chí sử dụng các lớp từ rất phong
phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí có một lớp từ
vựng chuyên dùng, đặc trưng. Văn phong báo chí
nói chung là văn phong toàn dân, đa phong cách,
tuy nhiên tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng
các từ chuyên môn của các ngành. Vốn từ được
sử dụng rộng rãi hơn cả là các thuật ngữ chính trị-
xã hội. Trong các bài báo xuất hiện với tần suất
cao là số lượng lớn các tên riêng: tên địa danh,
tên người, tên cơ quan và các tổ chức xã hội; sử
dụng nhiều số từ và ngày tháng để chỉ thời gian
và sự kiện; dùng nhiều các từ quốc tế và chúng
nhanh chóng trở thành các từ dập khuôn, sáo ngữ.
Ngoài ra, nhà báo thường dùng các động từ, tính
từ miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự
vật, sự việc. Trên các báo xuất hiện nhiều chữ viết
tắt, thành ngữ chính trị-xã hội, từ trừu tượng: ВУЗ,
ГУМ, ЦК, величайшее событие, пустить в ход,
ельцинизм. Trong các tạp chí quân sự sử dụng
với tần suất cao các từ viết tắt sau: НАТО, БЛА,
ВМС, система ПРО США, ЕвроПРО (система
европейской противоракетной обороны),
ЗРК (зенитные ракетные комплексы), ОЭС
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
(оптико-электронное слежение), ССН (силы
специального назначения).... Có thể bắt gặp
thường xuyên các danh từ trừu tượng, các tính
từ chỉ hoạt động chiến đấu, chỉ phương tiện tác
chiến như: боеспособность, минирование,
разминирование, терроризм, вооружённая
борьба, роботизированный, беспилотный,
инновационный, робототехнический, ....
Đặc điểm cấu tạo từ
Sử dụng các danh từ với hậu tố: -oсть,
-ств(о), -ени(е), -и(я), -ци(я), -изаци(я), -ист,
-изм, -иат; các danh từ với tiếp đầu tố: анти-,
контр-, про-, меж-, сверх-, все-, обще-
ир-: рассудительность, достоинства,
благородство, волнение, партократия,
коллективизация, систематизация, моралист,
идеализм, секретариат, пролетариат,
антиобщественный, контркультура, проаме-
риканский, сверхдержава, всевластие,
общегосударственный, всесторонний, экстре-
мизм,вышеперечисленный, международный.
Có thể dễ dàng bắt gặp các danh từ và tính từ miêu
tả hoạt động quân sự và đặc tính của các thiết
bị quân sự sau: иррегулярный, cверхпрочный,
бесперебойный, малозаметность, без-
опасность, антитеррористический,
противоборствующий, непредвиденные
обстоятельства, нанесение ему решающего
военного поражения.
Đặc điểm hình thái học
Sử dụng dạng số nhiều của danh từ mang ý nghĩa
tập hợp, tính từ phức hợp, dạng tính động từ bị động,
dạng mệnh lệnh thức của động từ thể hiện lời kêu
gọi đối với các hành động mang tính chất phối hợp:
народы, древние стены Кремля, взволнованный,
общенациональный, мероприятия, направлен-
ные на совершенствование вооружённых
сил. Khi mô tả các trang thiết bị quân sự,
người viết dùng các cụm tính động từ như:
трансгенные биополимеров, применяемых
при разработке...; углеродные нанотрубки,
используемые в электронных системах...;
микроэлектромеханические системы,
объединяющие в себе....
Đặc điểm cú pháp
Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn,
sáng sủa, mạch lạc, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo
tính chính xác của thông tin. Một số khuôn mẫu
cú pháp được sử dụng như sự xuất hiện của mô
hình cấu trúc: “где, когда, какое событие
произошло, происходит, будет происходить”
(trong bản tin thời sự) và sự góp mặt của các
yếu tố thời gian được thể hiện bởi các trạng từ
“сегодня”, “вчера”, “завтра” (yếu tố biểu thị
mối tương quan của sự kiện với thời gian diễn ra
thông báo); sử dụng động từ chỉ sự tồn tại ở các
dạng thức khác nhau: “состоялось, состоится,
открыт, запланировано, происходит,
собирается, соберется, работает”. Trong các
bút ký, tin ngắn phóng viên viết nội dung bài báo
dựa trên sơ đồ các câu hỏi: “Что произошло?
Где произошло? Когда произошло? Кто
участвовал в событии?”. Công thức điển hình
để mở đầu bản tin thời sự thường như sau: “Вчера
в Москве открылась выставка”, “Сегодня в
Екатеринбурге проходит собрание”, “Завтра
в Перми состоится открытие”.... Ngoài ra,
trong văn bản báo chí thường sử dụng các tập
hợp từ chỉ số lượng, cụm từ cố định, tập hợp danh
từ ở cách 2; sử dụng câu với đoạn tính động từ
và trạng động từ; lời nói trực tiếp, lời nói gián
tiếp; các câu hỏi tu từ, hô ngữ, các từ và cấu trúc
đệm: симфония красок, вера в содружество;
колонна с двумя сотнями знамён; торжество,
захватывающее дух; обсуждая предстоящий
экзамен; мы с вами сейчас., используя весь
свой военный потенциал....
2.2.2. Biện pháp tu từ trong các văn bản báo chí
Để đảm bảo giá trị phản biện xã hội của ngôn
ngữ báo chí, mà cụ thể là tuyên truyền, cổ động
tư tưởng, luận điểm về chính trị, kinh tế thì các
phương tiện thông tin đại chúng huy động mọi khả
năng, mọi nguồn sức mạnh của ngôn ngữ để tác
động tới trí tuệ và tình cảm của con người. Báo chí
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
sử dụng nhiều thủ pháp tu từ linh hoạt nhằm tăng
cường hiệu quả diễn đạt.
Trong tác phẩm báo chí, người viết sử dụng thủ
pháp ẩn dụ để tạo nên hiệu quả bình giá (tích cực
hoặc tiêu cực) với các sắc thái hứng khởi, trang
trọng, phấn chấn, củng cố, châm biếm cay độc
hoặc mỉa mai: космический успех, дирижёры
движения (о постовых), конструкторы
запахов (о парфюмерах), композиторы моды,
ледовая симфония (о балете на льду). Các
khái niệm quan trọng liên quan tới tư tưởng, kinh tế
thường được ẩn dụ hóa: хлеб промышленности,
стальные артерии, нефтяная целина,
электрические реки, рисовая житница. Các
từ được dùng dưới dạng ẩn dụ truyền tư tưởng bắt
đầu hoặc kết thúc: старт, финиш, увертюра,
прелюдия, финал. Để biểu thị mức độ cao
của dấu hiệu, thuộc tính, tính chất, người viết sử
dụng biện pháp ẩn dụ: «С раннего утра первого
сентября в день пятилетия начала Бесланской
трагедии к зданию бывшей первой школы с
утра вновь потянулась людская река» (Báo
«Российская газета», 02-9-2010). Các cụm từ và
câu như: рукав реки, море цветов, гора подарков,
куча претензий, кипела жизнь xuất hiện với tần
suất cao trên mặt báo. Bên cạnh việc sử dụng lối
nói ẩn dụ, người viết còn sử dụng rộng rãi thủ pháp
hoán dụ: Весь корабль пел в это праздничное
утро; Университет идёт в головной колонне;
Институт послал приветствие съезду; бронза
XV века. Hiện tượng cải dung cũng được sử
dụng rộng rãi trong các bài báo: прибавился
рот, рука в министерстве, важное лицо в
минобороны (cùng một từ nhưng được sử dụng
để biểu thị chỉnh thể, cũng như bộ phận của cả
chỉnh thể đó: các từ рука, рот, голова, лицо ở
nghĩa đen dùng làm tên gọi các bộ phận của cơ
thể, nhưng trong ngôn ngữ báo chí chúng lại có
thể mang nghĩa chỉ con người). Ngoài các hiện
tượng chuyển nghĩa trên, nhà báo còn dùng lối so
sánh: “Сообщения о погибших и пострадавших
во время дорожно-транспортных
происшествий поступают одно за другим,
как сводки с фронтов боевых действий”.
(Báo “Южноуральская панорама”, 01-9-2010).
Ngoài ra, uyển ngữ cũng là thủ pháp tu từ hiệu quả
đối với các cây bút viết bài. Nếu như sử dụng biện
pháp tu từ giúp người nói xây dựng tính hình ảnh
của tác phẩm thì uyển ngữ có chức năng tác động
tới nhận thức của người đọc hoặc người nghe nhằm
thay đổi quan điểm, phương châm đã định hình từ
trước của họ. Hiệu quả của dùng uyển ngữ trong
ngôn ngữ nhằm tạo lập và củng cố những quan
điểm, cách nhìn nhận mới trong nhận thức xã hội.
Một số uyển ngữ dưới đây có tác động đến độc giả:
“Крем помогает исправить косметические
недостатки” = изъяны внешности,
морщины (vẻ bề ngoài nhàu nhĩ, nếp nhăn)
(Báo “VIP Shopping», № 4. 2011), “Цены на
автомобили в последнее время несколько
кусаются” = очень высокие цены (giá rất cao)
(Báo “Автомобили”, № 6. 2011), “Магазину
“Пятёрочка” требуется эколог
торгового зала” = продавец (người bán
hàng) (Báo “Нижегородский рабочий”,
№ 9. 2010), “Нецелевое использование
средств” = кража средств государства (ăn
cắp tiền nhà nước) (Báo “Земля нижегородская”
№ 2. 2010). Uyển ngữ “Регулирование цен”
(điều chỉnh giá) thay thế cho “sự nâng giá”:
“Теперь, имея на руках документальное
подтверждение, министр проведет встречи
с руководителями молочных заводов, чтобы
согласовать дальнейшие действия по
регулированию цен на рынке молока”. (Báo
“Южноуральская панорама”, 01-9-2010). Ngoài
các thủ pháp tu từ nêu trên, trong các văn bản báo
chí còn sử dụng hiện tượng đồng âm khác nghĩa
để tạo cho tiêu đề bài báo có sức hút mạnh mẽ
tới độc giả. Người viết sử dụng từ đồng âm khác
nghĩa tạo lối chơi chữ thành công cho các tên gọi
bài báo: “Мы стояли на крыльце Горсовета
с Калашниковым” (Báo “Столица С”, 10-6-
2014). Đây là bài báo liên quan tới một quan chức
của những năm 1990 mang họ Калашников. Vì
cùng họ với người sáng chế ra khẩu súng tiểu liên
nổi tiếng nhất trên thế giới nên tiêu đề bài báo khá
gây ấn tượng. Tương tự như vậy còn một tên họ
nữa cũng được sử dụng khi đề cập tới công tố viên
Глинский: “Кто бежит за Глинским?” (Báo
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
“Столица С, 10-6-2014). Thành công của lối chơi
chữ được đảm bảo nhờ âm điệu vang lên giống với
khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng trước đây: “Кто
бежит за Клинским?”
3. KẾT LUẬN
Báo chí nói chung và báo chí Nga nói riêng là
phương tiện thông tin đại chúng có tác động nhanh
nhất, hiệu quả nhất tới độc giả của mọi tầng lớp xã
hội. Báo chí trở thành một trong những động lực
quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Thông tin
báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách
xác thực, cụ thể, tỉ mỉ. Chức năng của báo chí là:
thông tin, tuyên truyền, giáo dục, dự báo, giải trí,
giao tiếp.... Trong đó, thông tin là chức năng cơ
bản có tầm quan trọng hàng đầu. Văn phong báo
chí có những đặc điểm riêng, là một dạng đặc biệt
của ngôn ngữ văn học, có nguồn biểu cảm phong
phú, có hiệu lực, cảm xúc và giá trị thẩm mĩ cao.
Báo chí có sứ mệnh quan trọng là liên kết mọi lực
lượng lao động, hành động vì lợi ích của nhân
dân, phục vụ nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của nhân dân. Với những trọng trách đó báo
chí Nga ngày nay ngoài nhiệm vụ thông tin kịp
thời tới độc giả trong và ngoài nước những sự kiện
mới nhất về mọi mặt của đời sống chính trị-xã hội,
quân sự Nga, còn khơi gợi lòng yêu nước, tinh thần
đoàn kết, lòng tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng và trách nhiệm của mỗi công dân Nga,
giúp họ dũng cảm đương đầu với mọi khó khăn,
thử thách, vững tin vào tương lai và giành thắng
lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Tài liệu tham khảo:
1. Алексеева М.И. и др. (2011), Средства
массовой информации России, Аспект Пресс
Москва, ISBN 978-5-7567-0594-2.
2. Баскова Ю.С. (2006), Эвфемизмы как
средство манипулирования в языке СМИ: //
Юлия Сергеевна Баскова; Кубан. гос. ун-т.
Краснодар.-23c.
3. Бердичевский А.Л., Соловьёва Н.Н.
(2002), Русский язык: сферы общения. Учебное
пособие по стилистике для студентов-
иностранцев, - М.: Русский язык. Курсы.
4. Гальперин И.Р. (1958), Очерки
по стилистике английского языка, М.,
Изд. Литература на иностранных языков. - 450с.
5. Ковшова М.Л. (2007), Семантика
и прагматика эвфемизмов: Краткий
тематический словарь современных русских
эвфемизмов: моногр. // Мария Львовна
Ковшова. М.: Гнозис. - 320 с.
6. Крысин Л.П. Эвфемизмы в современной
русской речи // Русский филологический
Интернет-портал «Philology.ru».
[Электронный ресурс] - Режим доступа,
truy cập ngày 27/8/2017 - URL: <
philology.ru/linguistics2/krysin-94.html>.
7. Лысакова И.П. (1989), Тип газеты и стиль
публикации. Опыт социолингвистического
исследования.- Л.: ЛГУ. -184с.
8. Словарь издательских и рекламных
терминов // [Электронный ресурс] - Режим
доступа. truy cập ngày 27/8/2017 - URL: <http://
www.pressmaket.ru/terminologia.html>.
9. Тихонов А.Н. (2002), Морфемно-
орфографический словарь // А.Н. Тихонов.
М.: АСТ: Астрель. - 704 с.
10. Цай Е.Н., Тайжанова А.М, Проблемы
жанров газетного стиля, truy cập ngày
27/8/2017, <
EN_2008/Philologia/31360.doc.htm>.
11. “Зарубежное военное обозрение 2011”,
“Москва” ОАО, Издательский дом “Красная
звезда”
10 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
BASIC CHARACTERISTICS OF RUSSIAN JOURNALISTIC STYLE
DOAN THUC ANH, MAI THI VAN ANH
Abstract: Journalistic language is the language used in the field of mass media’s texts such as
news, report, editorial, skit, forum, advertisement on printed newspaper, radio, television, the
internet, etc. The most important function of journalistic language is to update current affairs,
reflect public opinions and at the same time to raise the viewpoint and political view of the
newspaper, orient the public opinion, the media in every aspect including politics, culture and
society. Journalistic texts have to ensure the informative, concise, logical characteristics by using
corresponding language devices in the text.
Keywords: press, journalistic language, journalistic style
Received: 17/6/2017; Revised: 18/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
NHỮNG CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
KHI DẠY THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TIẾNG VIỆT
CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI
TÓM TẮT
Thuật ngữ quân sự tiếng Việt là lớp từ vựng chuyên biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân.
Thuật ngữ quân sự được hình thành trên cơ sở từ vựng từ nhiều nguồn khác nhau. Xuất phát từ
nguồn gốc của các yếu tố tham gia cấu tạo thuật ngữ, bài viết mong muốn khái quát những con
đường hình thành nên các đơn vị của hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt từ từ ngữ thông thường tiếng
Việt, từ ngữ của các ngành khoa học khác và từ sự vay mượn tiếng nước ngoài. Qua đó, đặt ra các
vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật ngữ quân sự tiếng Việt cho học viên quân sự nước ngoài.
Từ khóa: con đường hình thành, học viên quân sự nước ngoài, thuật ngữ quân sự, tiếng Việt
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới được gắn
liền với tên tuổi của các nhà nghiên cứu như
CarlvonLinne (1736), Beckmann (1780), A.L.
Lavoisier, G.de Morveau, M. Berthellot, A.F.de
Fourcoy (1789). Tuy vậy, phải đến đầu thế kỉ XX,
việc nghiên cứu thuật ngữ mới có tính chuyên sâu
và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của ngôn
ngữ nói riêng và các mặt xã hội nói chung. Đầu
thế kỉ XX, đi đầu trong lĩnh vực thuật ngữ là các
nhà khoa học Liên Xô cũ với những công trình của
A.A. Rêfformatxkiy, N.P. Cudơkin, G.O. Vinôcua,
V.V. Vinôgrađôp. Các tác giả này thường tập
trung chú ý chủ yếu vào chức năng của thuật ngữ,
quan hệ giữa thuật ngữ với khái niệm để tìm bản
chất của thuật ngữ.
Nghiên cứu thuật ngữ được đặt ra ở Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX với sự mở đầu của tác giả Hoàng
Xuân Hãn trong cuốn “Danh từ khoa học”. Cuốn
sách là bảng tổng kết cách thức xây dựng thuật
ngữ dựa vào từ thông thường, mượn từ tiếng Hán
và phiên âm từ ngôn ngữ Ấn-Âu. Tiếp theo, “Vào
cuối thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70, tổ thuật ngữ thuộc
Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước đã tổ chức
biên soạn một loạt các từ điển đối dịch thuật ngữ
cho hầu hết các ngành khoa học tự nhiên, khoa
học kĩ thuật và khoa học xã hội” (Chu Thị Bích
Thu, 2001, tr.20). Đây là công sức của rất nhiều
nhà khoa học ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ.
“Những cuốn từ điển này có vai trò lịch sử rất quan
trọng đánh dấu một giai đoạn, một quá trình phát
triển và bước đầu hoà nhập của khoa học Việt Nam
với khoa học quốc tế, đồng thời góp phần chuẩn
TRẦN THỊ HÀ*
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ tranhahvkhqs@gmail.com
Ngày nhận bài: 30/9/2017; ngày hoàn thiện: 18/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
hoá thuật ngữ phản ánh không khí sôi nổi của
công việc chuẩn hoá thuật ngữ, chuẩn hoá tiếng
Việt cuối thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70” (Chu Thị Bích
Thu, 2001, tr.21). Theo Hà Quang Năng “Trải qua
hơn nửa thế kỉ, thuật ngữ tiếng Việt đã có những
bước phát triển nhanh chóng về số lượng. Đáng
chú ý hơn, bên cạnh mặt số lượng, thuật ngữ tiếng
Việt đã thay đổi cả về chất” (Hà Quang Năng,
2010, tr.2). Tiếp theo, hầu hết các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam đều mặc nhiên thừa nhận, thuật
ngữ nói chung và thuật ngữ quân sự nói riêng là
một bộ phận hữu cơ của ngôn ngữ văn hóa toàn
dân. Các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn,
Mai Ngọc Chừ, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng,
Nguyễn Thị Ngân Hoa đều xem thuật ngữ là hệ
thống từ ngữ đơn phong cách. Sự phát triển của
thuật ngữ gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính
trị, xã hội của Việt Nam. Đó là hệ thống từ ngữ
“bảo thủ” về nghĩa, mỗi từ là một “cái nhãn” dán
lên sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
(Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.222). Các từ này xét về
mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và nguồn gốc, ngoài những
đặc điểm loại biệt ra đều không nằm ngoài qui
luật vận động phát triển của ngôn ngữ toàn dân,
nhưng xét ở phạm vi sử dụng thì chúng là những
từ có ngoại diên hẹp và nội hàm khá trừu tượng.
Trong những thập niên gần đây, một số nhà
Việt ngữ học đã nghiên cứu về thuật ngữ như: Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Đức Tồn, Hoàng Văn Hành,
từ đó đã mở đường cho nhiều luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ nghiên cứu về thuật ngữ của nhiều
ngành khoa học. Về thuật ngữ quân sự, từ trước
đến nay mới chỉ có tác giả Vũ Quang Hào là người
đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ cấu
tạo. Ông đã chỉ ra rằng “Ở đây chúng tôi qui mẫu
cấu tạo thuật ngữ quân sự căn cứ vào chính bản
chất cấu thành. Làm như thế phần nào vừa mô tả
đúng bản chất của thuật ngữ, vừa chỉ ra được cái
mà công việc chỉnh lý thuật ngữ và cấu tạo thuật
mới cần hướng vào” (Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.90).
Những đóng góp của ông trong đề tài là bước khởi
đầu quan trọng cho việc nghiên cứu ứng dụng hệ
thống lý luận ngôn ngữ vào xem xét một lĩnh vực
từ vựng chuyên biệt. Tiếp sau đó, các tác giả Phạm
Ngọc Lại, Nguyễn Trọng Khánh, Nguyễn Thị Yến,
Đào Thị Luyến xây dựng một số cuốn giáo trình
về thuật ngữ quân sự tiếng Việt, song chỉ dùng lưu
hành trong nội bộ Học viện Khoa học Quân sự.
Nhìn tổng quan quá trình nghiên cứu về thuật
ngữ ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy những công
trình kể trên hoặc mới chỉ dừng lại ở mảng lí luận
chung hoặc xem xét thuật ngữ khoa học kĩ thuật
trên những ngữ liệu cụ thể nhưng vẫn mới chỉ
dừng lại ở sự phát triển và đặc điểm của thuật ngữ
như một bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Như vậy,
diện mạo hệ thống từ vựng này vẫn còn nhiều khía
cạnh cụ thể cần bàn luận. Nói cách khác nếu xem
thuật ngữ quân sự là một bộ phận của ngôn ngữ
toàn dân thì những đặc điểm về các bình diện kết
học, nghĩa học của nó vẫn còn là mảnh đất chưa
được khai phá kỹ lưỡng. Chúng tôi nhận thức
rằng, những công trình nghiên cứu vừa kể trên sẽ
là những tiền đề lí luận bổ ích cho quá trình nghiên
cứu của mình về thuật ngữ quân sự tiếng Việt.
Trong bài viết này, trên cơ sở kế thừa thành
quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước,
ứng dụng vào nghiên cứu một lớp thuật ngữ mang
tính đặc thù, chúng tôi phân tích, lý giải và trình
bày những con đường hình thành nên thuật ngữ
quân sự tiếng Việt. Hy vọng những kiến giải trong
bài báo sẽ góp phần làm phong phú hệ thống lý
luận về thuật ngữ quân sự, cũng như cung cấp
thêm những nguồn tư liệu, những đặc trưng ngữ
nghĩa của lớp từ vốn được xem là khoa học, trừu
tượng, khô khan, cứng nhắc – hệ thuật ngữ quân sự
tiếng Việt trong việc dạy thuật ngữ quân sự tiếng
Việt cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện
Khoa học Quân sự.
2. NỘI DUNG
2.1. Các con đường hình thành thuật ngữ
quân sự tiếng Việt
2.1.1. Thuật ngữ quân sự được hình thành từ
các từ ngữ tiếng Việt thông thường
Thuật ngữ quân sự và từ ngữ thông thường có
rất nhiều điểm khác nhau về nội dung biểu niệm
và biểu vật. Từ ngữ thông thường được dùng rộng
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, phản ánh
những khái niệm khác nhau, có khả năng sản sinh
từ ngữ phong phú do mang nhiều sắc thái ý nghĩa.
Còn thuật ngữ quân sự chỉ biểu thị khái niệm và
gọi tên sự vật trong khoa học quân sự. Tuy vậy,
để làm phong phú thêm số lượng từ ngữ của mình
trong lĩnh vực quân sự, ngôn ngữ đã tạo ra một qui
luật hết sức năng động là sử dụng những từ ngữ
tiếng Việt sẵn có trong vốn từ toàn dân để tạo thành
thuật ngữ chuyên môn quân sự. Qua khảo sát 1700
thuật ngữ (Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự
– Bộ Quốc phòng, 2004), chúng tôi thấy các thuật
ngữ kiểu này hình thành từ hai con đường.
Một là, sử dụng y nguyên hình thức ngôn ngữ
có sẵn trong ngôn ngữ thông thường nhưng thay
đổi nội dung biểu đạt của chúng. Cụ thể là giữ lại
những nét nghĩa cần thiết phục vụ cho khái niệm
quân sự hoặc chỉ giữ lại những khái niệm nào được
nhận thức từ góc độ quân sự. Ví dụ: Các từ đồng
bằng, miền núi, thành phố, bến phà, bắn khi là
từ ngữ thông thường phản ánh những sự vật, khái
niệm không giống khi làm thuật ngữ quân sự. Bắn,
khi là từ ngữ thông thường, có các nghĩa biểu niệm,
biểu vật sau: 1. Phóng mũi tên hoặc viên đá, đất,
vật gây nổ, vật gây cháy ra khỏi dụng cụ như ná,
cung nỏ, giàn phóng bằng lực đẩy. Bắn tên. Bắn
ná thun. Bắn đá vào cổng thành. 2. Phát hỏa từ các
loại hỏa khí. Bắn súng ngắn. Bắn cối 82. Bắn tỉa.
3. Văng hoặc bật ra. Nước bắn ra tung tóe. 4. Làm
chuyển dời vật nặng bằng cách bẩy lên. Bắn bể
nước ra góc sân. 5. Chuyển tiền, chuyển nợ sang
tài khoản hoặc phần cho người khác. Bắn nợ sang
bên A. 6. Kín đáo đưa tin cho đối tượng biết. Bắn
tin cho nhà gái biết. 7. Dùng tiền bạc để lo lót, hối
lộ. Cứ bắn mạnh vào thì mới được việc (Hoàng
Phê, chủ biên, 1988). Khi chuyển thành thuật ngữ
quân sự, “bắn” chỉ còn lại duy nhất một nghĩa là:
phát hỏa từ các loại hỏa khí, do đó, những kết hợp
kiểu như từ thông thường ở các ví dụ thuộc nghĩa
1, 3, 4, 5, 6, 7 dẫn trên đây không thể tồn tại được.
Đồng bằng, khi là từ ngữ thông thường, biểu
thị những đặc trưng chung nhất, trực quan nhất đối
với mọi người trong xã hội: là nơi đất thấp, bằng
phẳng, thường ở lưu vực những con sông lớn. Khi
làm thuật ngữ quân sự, nó biểu thị khái niệm: địa
hình trống trải, mang những thuộc tính chiến thuật
như việc ngụy trang, triển khai đội hình, sử dụng
lực lượng phương tiện, kèm theo đó là các hình
thức thủ đoạn tác chiến cho phù hợp với đặc điểm
địa hình (Cục khoa học Quân sự – Bộ Tổng tham
mưu, 1985).
Từ thành phố khi được sử dụng làm thuật ngữ
quân sự thì các nghĩa khái niệm thông thường như
đơn vị hành chính, khu vực tập trung đông dân
cư, có sự phát triển cao về công nghiệp, thương
mại, dịch vụ, và phát triển mạnh hơn các vùng
khác sẽ bị loại bỏ, thay vào đó là nghĩa khái niệm
hoàn toàn mới được nhìn từ góc độ quân sự: khu
vực tác chiến có những thuộc tính nhất định về
địa bàn, sử dụng lực lượng phương tiện, triển khai
đội hình, cách đánh (Cục khoa học Quân sự – Bộ
Tổng tham mưu, 1985).
Hai là, kết hợp các đơn vị có sẵn trong vốn
từ toàn dân với nhau hoặc kết hợp với một yếu tố
thuật ngữ để tạo thành thuật ngữ quân sự. Những
đơn vị kiểu này bao giờ cũng là các từ ghép. Ví
dụ: bãi, cụm, điểm, đoạn, nhóm là các đơn vị có
sẵn trong ngôn ngữ, chúng chưa phải là thuật ngữ
mà chỉ là yếu tố đi kèm với mìn, pháo binh, tựa,
đột kích, chiến thuật để tạo nên các thuật ngữ:
bãi mìn, cụm pháo binh, điểm tựa, đoạn đột kích,
nhóm chiến thuật (Trung tâm từ điển bách khoa
Quân sự – Bộ Quốc phòng, 2004).
2.1.2. Thuật ngữ quân sự vay mượn từ các
ngành khoa học khác
Khoa học quân sự là khoa học mang tính tổng
hợp cao vì nó nghiên cứu, phân tích một hiện
tượng cực kỳ phức tạp mà biểu hiện đặc trưng nhất
là đấu tranh vũ trang. Khi nghiên cứu hiện tượng
này, khoa học quân sự phải vận dụng nhiều tri thức
và phương pháp của các ngành khoa học khác như
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ
thuật. Vì vậy để tích hợp từ ngữ cho mình, khoa
học quân sự ngoài việc tiếp thu những thành tựu
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
của các khoa học liên ngành còn dùng luôn các
thuật ngữ của các ngành khác làm thuật ngữ của
mình. Ví dụ: hóa học, hợp chất, phốt pho, chất
cháy, chất lỏng, phương tiện vận tải, công trình,
hạn ngạch, cấu kiện, độ bền, nhân cách, tình cảm
Ngày nay, cùng với những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, việc ứng dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực quân sự ngày càng
nhiều. Bởi vậy ngày càng có nhiều thuật ngữ của
các ngành chuyên môn khoa học khác được tiếp
nhận vào hệ thuật ngữ quân sự. Chính vì vậy mà
thuật ngữ quân sự luôn mang tính tổng hợp cao.
Nhưng cũng phải khẳng định rằng, khoa học quân
sự là khoa học xã hội nên số lượng thuật ngữ thuộc
các ngành khoa học xã hội vẫn chiếm tỉ lệ cao.
2.1.3. Thuật ngữ quân sự được hình thành từ
sự vay mượn tiếng nước ngoài
Vay mượn yếu tố Hán-Việt
Từ gốc Hán là những từ vốn của tiếng Hán
nhưng được người Việt mượn để dùng như tiếng
Việt. Khi vào tiếng Việt những từ này được đọc
theo âm của tiếng Việt và được hiểu theo cách của
người Việt nên gọi là từ Hán-Việt. Lúc đầu từ gốc
Hán vào Việt Nam bằng con đường khẩu ngữ, đến
đời Đường thì bằng cả khẩu ngữ lẫn sách vở. Yếu
tố Hán-Việt là những từ tố trong từ vựng của tiếng
Hán được người Việt mượn để cấu tạo nên những
từ mới như: thể công, thúc bách, sản xuất, pháo
tép, hình mẫu, vô ích, vô bổ.
Vay mượn là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến
đối với những dân tộc, có những mối quan hệ nhất
định với nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... Sự vay mượn diễn ra theo những qui tắc,
những nguyên nhân bên ngoài và bên trong. Ở đây
chúng tôi chỉ đề cập đến những nguyên nhân bên
trong bản thân ngôn ngữ của lĩnh vực quân sự. Vay
mượn do nhu cầu muốn chính xác hóa nội dung
khái niệm. Chẳng hạn, dùng đánh tao ngộ thì chính
xác hơn đánh gặp gỡ, dùng tiền bối thì chính xác
hơn người trước, dùng mâu thuẫn chính xác hơn
chống lại nhau. Vay mượn do nhu cầu phải đặt
tên sự vật hiện tượng mới mà tiếng Việt chưa có
tên, chẳng hạn như độc lập, tự do, thủ phạm, hình
sự, cộng sản, cường độ, anh hùng. Vay mượn
để thay thế, đảm bảo sự gọn gàng cho thuật ngữ.
Dùng phi tài sản thay cho không có tính chất tài
sản, phi quân sự thay cho không có tính chất quân
sự, phi pháp thay cho trái pháp luật, phi lộ thay
cho lời trình bày mở đầu (dọn đường).
Yếu tố Hán-Việt chiếm số lượng lớn nhất
(1845) chiếm 99, 8 % trong cấu tạo 1700 thuật
ngữ quân sự tiếng Việt (Trung tâm từ điển bách
khoa Quân sự – Bộ Quốc phòng, 2004). Chúng
làm nên bộ mặt cơ bản của hệ thuật ngữ quân sự
tiếng Việt. Thuật ngữ do các yếu tố này tạo thành
mang những đặc điểm lý tưởng, có nhiều ưu điểm
nhất, đáp ứng tiêu chuẩn của thuật ngữ. Các yếu tố
Hán-Việt được chia thành 2 loại lớn, loại có khả
năng kết hợp trực tiếp với nhau để tạo ra thuật ngữ
và loại chỉ là thành tố của từ ghép hoặc cụm từ
thuật ngữ.
Vay mượn yếu tố Hán làm phong phú thêm
thuật ngữ diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều
nguyên nhân. Cách vay mượn cũng diễn ra theo
những phương thức khác nhau. Mượn y nguyên
thuật ngữ Hán nhưng đọc theo âm Hán-Việt: trực
thăng, phi cơ, không phận, hải phận. Mượn ý rồi
chuyển dịch sang tiếng Việt. Những từ vay mượn
bằng phương thức này thường là những từ có từ
hai âm tiết trở lên: trực thăng = lên thẳng; hỏa xa
= xe lửa; phi cơ = máy bay; phi trường = sân bay;
hồng thập tự = chữ thập đỏ; không phận = vùng
trời; tu chính chủ nghĩa = chủ nghĩa xét lại; hỏa
đầu quân = chiến sĩ nuôi quân. Mượn từ tố Hán-
Việt để cấu tạo từ. Đây là phương thức rất phổ biến,
thường diễn ra trong cấu tạo thuật ngữ khoa học.
Trong khi cấu tạo thuật ngữ quân sự tiếng Việt, yếu
tố Hán-Việt vẫn mang sắc thái ý nghĩa của nó. Vị
trí của nó ở trong cấu tạo từ có thể đứng trước hoặc
đứng sau yếu tố thuần Việt. Khi tách ra khỏi từ,
chúng ít có khả năng đứng độc lập, nhưng khi kết
hợp với các từ tố khác để tạo thành từ, chúng lại
dễ trở thành hệ thống. Chẳng hạn, hóa trong quân
15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
sự hóa, chiến tranh hóa, kế hoạch hóa, qui hoạch
hóa; vô trong vô thừa nhận, vô trách nhiệm, vô
tổ chức; phi trong phi quân sự, phi chính phủ,
phi giới tuyến, phi chính trị. Mượn từ tiếng Hán
kết hợp với từ tiếng Việt để tạo ra từ mới có nghĩa
khái quát. Ví dụ: binh lính, giống nòi, lính chiến,
súng trường, tàu hỏa, kịp thời. Mượn ý và nghĩa
của từ nhưng đọc theo âm Việt. Đây là những từ
thường được gọi là từ Hán-Việt. Những từ này
khó có thể thay thế bằng từ thuần Việt vì nếu thay
thường phải giải thích dài dòng. Mặt khác chúng
cũng được dùng quen, và tồn tại trong tiếng Việt
một cách khá vững chắc. Chẳng hạn: tái sản xuất,
độc lập, tích cực, tiêu cực, hệ quả, kết cấu, xung
kích, chiến sĩ, cách mạng Mượn từ Hán-Việt rồi
đổi trật tự theo ngữ pháp tiếng Việt. Ví dụ: chỉ huy
sở -> sở chỉ huy; cao điểm -> điểm cao; dân số ->
số dân; ảnh ảo -> ảo ảnh
Việc sử dụng yếu tố Hán-Việt để cấu tạo thuật
ngữ quân sự rõ ràng là điều cần thiết để đảm bảo
tính hệ thống, ngắn gọn, chính xác và tạo ra khả
năng sản sinh của thuật ngữ. Đó là một qui luật tất
yếu khách quan, là một hiện tượng xã hội phù hợp
với sự vận hành của ngôn ngữ.
Vay mượn yếu tố có nguồn gốc Ấn-Âu
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử đặc biệt, trải
qua mấy nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, nhất là những cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ. Vì vậy, sự vay mượn hay tự giác
tích hợp một cách tự nhiên những thuật ngữ Ấn-
Âu vào thành phần của mình là điều hiển nhiên.
Trong quá trình đó, thuật ngữ quân sự đã nảy sinh
nhiều nét sáng tạo độc đáo cả về số lượng lẫn
chất lượng. Số lượng tăng nhanh một cách đáng
kể, còn chất lượng đã được Việt hóa cao độ cả về
ngữ âm và chữ viết. Trong 1700 thuật ngữ quân
sự, có 8 yếu tố tham gia cấu tạo thuật ngữ, chiếm
0,05% (Trung tâm từ điển bách khoa Quân sự –
Bộ Quốc phòng, 2004). Các nguồn vay mượn chủ
yếu là từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng
Đức. Những thuật ngữ gốc Pháp được Việt hóa
cao đến mức, ngày nay nhiều người Việt khó có
thể phân biệt nó với các thuật ngữ thuần Việt. Ví
dụ: bom, mìn, tăng, bi đông, boong ke, phốt pho.
Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Đức lại được
vay mượn chủ yếu từ lĩnh vực kỹ thuật quân sự.
Chẳng hạn, những thuật ngữ tercom, toornađô, la
de, được mượn từ tiếng Anh, các thuật ngữ lô cốt,
gextapô mượn từ tiếng Đức. Các thuật ngữ được
vay mượn từ tiếng Nga phần lớn được dịch nghĩa
sang tiếng Việt, ví dụ: ổ đề kháng, phòng ngự gấp,
sóng xung động. Khi mượn thuật ngữ gốc Ấn-
Âu, thuật ngữ quân sự, sử dụng nhiều phương thức
cấu tạo từ để các thuật ngữ phù hợp với qui luật
ngữ âm ngữ nghĩa tiếng Việt. Đó có thể là phương
thức phiên âm các thuật ngữ có sẵn trong ngôn ngữ
Ấn-Âu như: na- pan, kê-pi, mooc-chi-ê, cac-bin,
sờ cút, đó cũng có thể là phương thức ghép một
yếu tố Ấn-Âu với từ ngữ có sẵn trong tiếng Việt:
bốt gác, bom ba càng, mìn chống tăng.
Thuật ngữ quân sự được hình thành từ các yếu
tố có nguồn gốc hỗn hợp
Những thuật ngữ kiểu này có lẽ chiếm số
lượng nhiều nhất trong thuật ngữ quân sự, bởi qui
luật của nó tuân theo phương thức cấu tạo từ chủ
yếu trong tiếng Việt là phương thức ghép. Ghép là
phương thức cấu tạo từ căn cứ vào số lượng hình
vị cấu tạo nên từ. Đó là cách thức ngôn ngữ tác
động vào hai hay nhiều hình vị, kết hợp chúng lại
với nhau để cho ta các từ mới. Tiếng Việt có hai
loại từ ghép là ghép đẳng lập và ghép chính phụ.
Thuật ngữ quân sự cũng sử dụng hai phương thức
này. Về ngữ nghĩa, phương thức ghép đẳng lập tạo
ra những từ có nghĩa khái quát như co cụm, vây
giáp, chiến tuyến, phòng thủ, bao vây, chia cắt,
cấp bậc, binh lính, đột phá. Theo thống kê của
chúng tôi, số lượng ghép đẳng lập trong thuật ngữ
chiếm số lượng không nhiều (7 thuật ngữ, tương
đương 0,4%). Tuy vậy, số lượng từ ghép chính
phụ bao giờ cũng nhiều hơn, phổ biến hơn, bởi đặc
trưng ngữ nghĩa của các thành tố tham gia cấu tạo
có khả năng sản sinh ngữ nghĩa và ngữ pháp lớn
hơn. Đây là loại thuật ngữ chiếm số lượng nhiều
nhất 1550 /1700 thuật ngữ, tương đương 92,2%.
(Nguồn: Trung tâm từ điển bách khoa quân sự –
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Bộ Quốc phòng, 2004). Khi sử dụng phương thức
ghép để sản sinh từ ngữ, thuật ngữ quân sự thường
kết hợp những yếu tố có sẵn kết hợp với yếu tố
Hán- Việt: bao vây, co cụm, canh gác, binh lính
hoặc yếu tố gốc Hán-Việt kết hợp với yếu tố Ấn-
Âu như bãi mìn định hướng, ra-đa cảnh giới, trực
thăng tìm diệt.
Điều đáng lưu ý trong phương thức ghép của
thuật ngữ quân sự là ngoài cách ghép thông thường,
hệ thuật ngữ còn tồn tại phương thức ghép bậc hai.
Ghép bậc hai là hai từ ghép đứng kề cận trên trục
tuyến tính có thể tiếp tục liên kết lại với nhau để
tạo ra một đơn vị từ mới (Bùi Thị Thanh Lương,
2006, tr.80). Ví dụ: thủy quân lục chiến, dẫn chứng
chiến đấu, chiến tranh nhân dân, chiến tranh hạt
nhân, trực ban chiến đấu, sĩ quan chỉ huy.Trong
khi ghép các yếu tố ngôn ngữ với nhau, cấu trúc
nội tại của thuật ngữ ngoài các thực từ còn thêm
các hư từ: yểm hộ bằng đường không, trang bị
theo biên chế, khả năng bảo vệ của xe tăng, sơ đồ
báo cáo về địch, tính tích cực của phòng ngự, tính
chất ngụy trang của địa hình. Do có những đặc
điểm trên nên cấu tạo của thuật ngữ có xu hướng
nghiêng về các cụm từ tự do, quan hệ giữa các
thành tố trong thuật ngữ lỏng lẻo hơn quan hệ giữa
các thành tố trong từ ghép thông thường. Nhưng
chính đặc điểm này cũng tạo cho thuật ngữ một
ưu thế lớn là có khả năng sản sinh từ ngữ cao để
tạo ra những nhóm thuật ngữ có tính hệ thống. Ví
dụ: chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân,
chiến tranh hạt nhân, chiến tranh vùng Vịnh.
2.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật
ngữ quân sự cho học viên quân sự nước ngoài
tại Học viện Khoa học Quân sự
2.2.1. Thực trạng việc dạy thuật ngữ quân sự
cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện
Khoa học Quân sự
Hiện nay, thuật ngữ quân sự là môn học cơ sở
ngành đối với nhóm ngành đào tạo ngoại ngữ quân
sự, nhóm thực hành tiếng và Việt Nam học (Học
viên quân sự nước ngoài) tại Học viện Khoa học
Quân sự với mục đích nhằm cung cấp những kiến
thức lý luận ngôn ngữ học và cung cấp vốn từ về
thuật ngữ quân sự – một lớp từ vựng chuyên biệt
trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt. Đây là một
môn học khó đòi hỏi cả người dạy và người học
phải có kiến thức về khoa học quân sự.
Thực tế, việc dạy và học thuật ngữ quân sự
tiếng Việt đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
việc dạy thuật ngữ quân sự đối với học viên quân
sự nước ngoài.
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ giáo viên của khoa
Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Học viện
Khoa học Quân sự phần lớn được đào tạo từ các
trường đại học bên ngoài quân đội với các chuyên
ngành ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giảng dạy
tiếng Việt. Mặc dù họ đã được trang bị kiến thức
quân sự qua các lớp đào tạo ngắn hạn, song có
thể thấy kiến thức về lý luận quân sự và kiến thức
đúc kết từ các hoạt động thực tiễn quân sự còn
hạn chế. Mặt khác, do đặc thù riêng, các chuyên
ngành quân sự đòi hỏi tính bảo mật cao, vì vậy, có
rất nhiều thuật ngữ chỉ được sử dụng và diễn đạt ý
nghĩa trong nội bộ, không được phổ biến, sử dụng
rộng rãi.
Thứ hai, về hệ thống giáo trình, tài liệu. Từ
năm 2002, Học viện đã biên soạn và đưa vào sử
dụng cuốn giáo trình Thuật ngữ quân sự và chỉ
dành riêng giảng dạy cho đối tượng học viên quân
sự Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phát triển của đối
tượng đào tạo và qua hơn 10 năm sử dụng, giáo
trình bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cần thiết phải
bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với
sự vận động, phát triển của thực tế ngôn ngữ và
đáp ứng nhu cầu của đối tượng đào tạo. Năm 2014,
hai cuốn giáo trình Thuật ngữ quân sự tiếng Việt
và Tiếng Việt quân sự được biên soạn dành riêng
cho đối tượng học viên quân sự nước ngoài. Có
thể nói, hai cuốn giáo trình trên bước đầu đã khắc
phục được tình trạng chỉ trang bị hệ thống lý luận
mà chưa đề cập, cung cấp và sử dụng các thuật ngữ
quân sự theo hướng thực hành. Tuy nhiên, trong xu
thế phát triển như vũ bão của quân sự trên thế giới
như hiện nay, nhu cầu tìm hiểu về quân sự của đối
tượng học viên này càng ngày càng lớn. Số lượng
17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
giáo trình tiếng Việt quân sự như vậy là chưa đủ,
phải nhanh chóng cập nhật thêm hệ thống tài liệu
bổ trợ về thuật ngữ quân sự là vô cùng cần thiết.
Thứ ba, về học viên. Có rất nhiều vấn đề được
đặt ra từ phía học viên:
- Họ đến từ quân đội nhiều nước trên thế giới
với rất nhiều các loại trình độ về tiếng Việt. Có
nhóm đối tượng chưa từng được tiếp xúc với tiếng
Việt và văn hóa Việt Nam, có nhóm đã được đào
tạo tại bản địa khoảng từ 3-6 tháng, có nhóm đã
được đào tạo cử nhân, thậm chí cả tiến sĩ ngôn
ngữ, song nhìn chung, kiến thức về tiếng Việt của
họ chưa đáp ứng yêu cầu về nhiều mặt.
- Hệ thống cấu âm của mỗi học viên ở các đất
nước, các khu vực rất khác nhau, có ngôn ngữ
có thanh điệu, có ngôn ngữ không có thanh điệu
giống tiếng Việt. Do đó, việc phát âm của họ gặp
rất nhiều khó khăn.
- Mục đích học tiếng Việt của mỗi học viên là
khác nhau. Việc học thuật ngữ quân sự tiếng Việt
cũng do đó mà tùy thuộc vào nhu cầu và sự hứng
thú của học viên.
2.2.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật
ngữ quân sự cho học viên quân sự nước ngoài
tại Học viện Khoa học Quân sự
Trước thực trạng vừa nêu ở trên, việc dạy thuật
ngữ quân sự tiếng Việt cho học viên quân sự nước
ngoài cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Yêu cầu với người dạy:
+ Nắm vững đối tượng, xây dựng kế hoạch rõ
ràng, yêu cầu mức độ kiến thức đối với từng loại
đối tượng
+ Có khả năng thông hiểu và diễn đạt rõ ràng
các khái niệm quân sự
+ Nắm được những đặc trưng cơ bản của khái
niệm quân sự
+ Gắn thuật ngữ quân sự với hoàn cảnh quân sự
+ Có khả năng ứng xử phù hợp với những vấn
đề nhạy cảm trong hoạt động quân sự
+ Không ngừng học tập nâng cao kiến thức về
quân sự
- Yêu cầu với người học:
+ Có trình độ tiếng Việt C trở lên
+ Có khả năng thông hiểu khái niệm quân sự
+ Có khả năng tri nhận về sự vật hiện tượng
trong lĩnh vực quân sự trên cơ sở văn hóa Việt Nam
- Nguyên tắc dạy và học:
+ Đảm bảo tính hệ thống: Giáo trình cần được
xây dựng theo hệ thống kiến thức từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp.
+ Đảm bảo tính cơ bản, chuyên sâu. Mỗi bài sẽ
bắt đầu từ mục từ mới, cung cấp từ khó để học viên
ghi nhớ và thực hành, tiếp theo là các bài nghe,
nói, đọc, viết. Đó là các dạng: dựa vào bài đọc để
trả lời câu hỏi, tìm nghĩa cho đoạn văn trong bài,
điền từ vào chỗ trống, tìm câu trả lời đúng, tìm
nghĩa của từ cho trước, tóm tắt đoạn văn, viết đoạn
văn. Trên cơ sở đó trang bị các kiến thức về lý
luận về thuật ngữ quân sự tiếng Việt.
+ Đảm bảo tính phù hợp: Nội dung cần đề cập
đến các lĩnh vực quân sự và các hoạt động quân
sự thời hiện đại như các phương tiện, vũ khí trang
bị của các quân binh chủng, công tác tổ chức tác
chiến, những chiến dịch lịch sử trong chiến tranh
thời hiện đại, các quan điểm và xu thế quân sự
quốc phòng của thế giới hiện nay.
3. KẾT LUẬN
Tích hợp các con đường để làm giàu hệ thống
là con đường có tính qui luật của ngôn ngữ nói
chung và thuật ngữ quân sự nói riêng. Từ khi được
hình thành đến nay, thuật ngữ quân sự luôn luôn
tìm nhiều con đường mới để bổ sung vốn từ của
mình. Mặt khác, tích hợp thuật ngữ cũng góp phần
không nhỏ vào việc chuẩn hóa thuật ngữ theo
18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
hướng hiện đại, dân tộc, khoa học, chính xác và
tiện dùng. Khoa học quân sự đang ngày càng hiện
đại hóa để đáp ứng công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Muốn đổi mới quân đội về mọi mặt thì
thuật ngữ phải đi trước một bước, phải hạn chế bớt
những yếu tố không chính xác, những yếu tố dài
dòng, những yếu tố không đồng nhất trong cách sử
dụng. Con đường tích hợp thuật ngữ như vậy sẽ
giúp cho nó gần gũi, gắn bó hơn với toàn dân. Mặt
khác, con đường tích hợp thuật ngữ quân sự như
vậy sẽ giúp quá trình giảng dạy tiếng Việt quân
sự cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện
Khoa học Quân sự ngày càng hiệu quả hơn./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Hữu Châu ( 2007), Đại cương ngôn ngữ
học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội
2. Bùi Thị Thanh Lương (2006), Từ ngữ mới
tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ, Viện Ngôn
ngữ, Hà Nội.
2. Chu Bích Thu (2001), “Giới thiệu sơ lược
về từ điển và từ điển học Việt Nam”, Tạp chí Ngôn
ngữ, số 14, tr.12-26.
3. Cục khoa học quân sự – Bộ Tổng tham mưu
(1985), Từ điển giải thích thuật ngữ quân sự, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
4. Vũ Quang Hào (1991), Hệ thống thuật ngữ
quân sự tiếng Việt, đặc đặc điểm và cấu tạo thuật
ngữ, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Tổng
hợp, Hà Nội.
5. Hoàng Văn Hành (1993), “Về sự hình thành
và phát triển của thuật ngữ tiếng Việt”, Tạp chí
Ngôn ngữ, số 4, tr.2-9.
6. Hà Quang Năng (2010), “Đặc điểm của
thuật ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách
khoa thư, số 3, tr.12-23.
7. Nguyễn Đức Tồn (chủ biên, 2016), Thuật
ngữ học tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
8. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự – Bộ
Quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự
Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
9. Hoàng Phê (chủ biên, 1988), Từ điển tiếng
Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
FORMATION OF VIETNAMESE MILITARY TERMS AND SOME CONCERNS
WHEN TEACHING VIETNAMESE MILITARY TERMS
TO FOREIGN MILITARY STUDENTS
TRAN THI HA
Abstract: The Vietnamese military term is terminology special class subordinating to the
population lexical system. The Vietnamese military terms are based on different lexical
resrources. With the regard to the forming elements of these above terms, the atircle aims to
sumarize the ways of forming Vietnamese military terms, namely from the general Vietnamese
vocabulary, from different scientific disciplines and borrowing from foreign words.
Keywords: formation, military practitioners, military term, Vietnamese
Received: 30/9/2017; Revised: 18/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU
TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ
VÀ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP KHẮC PHỤC
CHUYỂN DI TIÊU CỰC TỪ TIẾNG MẸ ĐẺ
TÓM TẮT
Dạy – học ngoại ngữ là một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy sự ra đời của ngôn ngữ học đối
chiếu. Việc nghiên cứu, phân tích đối chiếu giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đóng vai trò quyết định
trong việc dạy và học ngoại ngữ. Tiến hành phân tích đối chiếu tìm ra những nét tương đồng và
khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ giúp tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả, có khả năng
dự báo, khắc phục những lỗi mà người học có thể mắc phải do chuyển di của tiếng mẹ đẻ, phục vụ
cho việc biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập, biên soạn từ điển song ngữ
dùng trong quá trình học tập ngoại ngữ và trong dịch thuật. Bài viết đề xuất một số dạng bài tập
khắc phục các lỗi thường gặp của người học trên ba bình diện được coi là dễ mắc lỗi nhất trong
quá trình dạy – học ngoại ngữ: ngữ âm, ngữ pháp và phong cách.
Từ khóa: ngôn ngữ học đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu, sự giống nhau, sự khác biệt, bình diện
ngữ âm, ngữ pháp, phong cách
DƯƠNG TRẦN HƯƠNG THẢO*
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ thaoanhnguyen256@gmail.com
Ngày nhận bài: 19/9/2017; ngày hoàn thiện: 17/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
1. ВВЕДЕНИЕ
Контрастивные исследования различных
языков привлекают к себе все больше вниманий
в мировой лингвистике. За последние годы
появилось много разнообразных исследований
по проблемам контрастивной лингвистики.
Преподавателей сильно волнуют вопросы: какое
место занимает контрастивная лингвистика
среди других разделов науки о языке? Какую
роль играет она в обучении иностранным
языкам, вообще и русскому языку, в часности?
Связывает ли контрастивная лингвистика с
задачами преподавания иностранных языков?
В этой статье мы постaраемся дать ответы на
поставленные вопросы.
2. СОДЕРЖАНИЕ
Д. Болинджер в предисловии к книге
Ди Пьетро “Языковые структуры в их
контрастивности” писал: “Контрастивная
лингвистика родилась из опыта преподавания.
Каждый преподаватель иностранного языка
20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
знает и каждый изучающий иностранный
язык скоро обнаруживает, что родной язык
мешает в определенных и предсказуемых
случаях усвоению второго языка. Запас
преподавательских ухищений сводится
главным образом к преодолению таких помех”
(Болинджер – см. Di Pietro, 1971, VII, по
сведению В.И. Ярцевой, 12). Вместе с тем, по
его мнению контрастивные исследования чаще
всего связывают с задачами преподавания
иностранных языков. Контрастивные
исследования помогают проникнуть в суть
языковых процессов и глубже понять законы,
управляющие этими процессами. Поэтому
контрастивная лингвистика является той зоной,
где пересекаются пути теории и практики.
Академик Л.В. Щерба придавал большое
значение сопоставительному изучению языков
не только для усвоения иностранного языка,
но и для улучшего понимания особенностей
родного языка и проникновения в суть его
структур (Л.В. Щерба, 1947, стр.22, по
сведению В.И. Ярцевой, 12).
Одним словом, предпосылкой для методики
преподавания иностранных языков является
контрастивная лингвистика. Она выявляет
существенные сходства и различия между
тем языком, который преподается, и родным
языком учащегося.
2.1. Общие сведения о состоянии
сопоставительного изучения русского
и вьетнамского языков до настоящего
времении
Контрастивная лингвистика как одна из трех
составляющих дисциплин компаративистики –
сравнительно-историческая и типологическая,
каждая из которых имеет свои цели и
выходы в функционирование: сравнительно-
историческая имеет целью установить
взаимосвязи на разных этапах развития
родственных языков, рассматриваемых
в диахронном плане; типологическая
лингвистика – изучая особенности в структуре
языков, установить их типы флективный или
изолирующий, а контрастивная лингвистика
как вариант сравнительно-исторической
лингвистики, имеет общие с ней принципы
описания, но у них есть и различия, которые
определяются их целью и задачами, две
последние проводятся в синхронном плане.
Контрастивная лингвистика появилась
позже, чем сравнительно-историческая
и типологическая. Хотя в 50е – 60е годы
прошлого века уже возникали зародыши
нового направления изучения языков, однако,
она определилась как лингвистическая
дисциплина лишь в конце 20 в начале 21
веков. Это объясняется тенденцией глобальной
интеграции в современную эпоху, когда
необходимы общения разных народов во
многих областях жизни: политической,
экономической, культурной и др. Для
этого изучение иностранных языков стало
необходимостью для каждого народа.
С 70х годов XX века до настоящего времени
во вьетнамской русистике насчитывается свыше
сотни работ – магистерских, кандидатских и
докторских диссертаций по сопоставительному
изучению русского и вьетнамского
языков на разных уровнях: фонетическом,
грамматическом, стилистическом и др.
Многолетнее обучение русскому языку
вьетнамцев показывает, что для достижения
хороших результатов в преподавании
должен быть применен принцип учета
родного языка, базирующийся на результате
сопоставления изучаемого и родного языков.
Это положение служит основой предлагаемых
нами методических рекомендаций типовых
упражнений по некоторым проблемам для
избавления ошибок в речи вьетнамских
учащихся в разных аспектах. Этому и
посвящается наша статья.
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
2.2. Некоторые методические
рекомендации в обучении русскому языку
вьетнамцев в разных аспектах с точки
зрения контрастивной лингвистики
В процессе преподавания иностранных
языков встречается много ошибок, которые
представляют собой перенос типологических
особенностей родного языка на изучаемый
язык. Чтобы преодолеть эти трудности
возможно только, если при обучении любому
языку применяется сопоставительный подход,
основанный на результатах контрастивных
исследований структуры и функции данных
языков.
2.2.1. В фонетическом аспекте
Ясно, что произношение гласных в русском
и вьетнамском языках, на первый взгляд,
кажется, не особенно отличается друг от друга,
однако они отличаются по степени открытости-
закрытости, краткости, лабиализации.
Например, при обучении произношению
русских гласных звуков [о] и [е], которые
произносятся, как [ô] и [ê] во вьетнамском
языке, необходимо обратить внимание
студентов на описание их артикуляции.
А среди русских согласных есть звуки,
которые совсем нет во вьетнамском языке,
таких, как ц, щ, ж, поэтому вьетнамские
учащиеся с трудом различают их в потоке речи,
особенно если они стоят рядом в одном слове.
Кроме этого слог в русском языке состоит
из одного гласного и согласных звуков (в
синтагматическом порядке), а вьетнамский
слог может состоять из сочетания нескольких
гласных и инициаля – начального согласного
и финаля – последнего согласного и одного
из шести тонов: ровный тон, нисходящий,
восходяще-нисходящий, нисходяще-
восходящий, восходящий и нисходящий
прерывистый. Именно это различие и вызывает
большие трудности для учащихся.
Ниже предлагаем некоторые задания по
произношению гласных [о] и [е] , согласных
[з] – [ж][с] – [ш];[ш] – [ж];[д] - [з], близкие
по произношению слова с звонкими и глухими
согласными, а также форм слов с разными
ударениями.
Задание 1. Слушайте, повторяйте,
читайте самостоятельно
а) бор – порт; батон – потом; вон – фон;
браво – право; забор – собор; полка – позно;
вопрос – поет; тетрадь – театр; кофе – буфет;
место – вместе.
б) заря – жараˊ, каˊсса – ка΄ша, ло΄шадь –
пло΄щадь, дверь – зверь
в) жарко, нож, тоже, жена, муж, этаж, джинсы,
экзамент, виза, завод.
Задание 2. Слушайте, читайте и
обращайте внимание на место ударения
этих слов
а) гоˊрод – го΄рода – городаˊ – городско΄й
б) доˊрог – до΄рого – дорогаˊ – дорого΄й
в) хоˊлод – хо΄лода – холодаˊ– холо΄дный
При обучении произношению слов
(особенно многосложных слов) преподаватель
должен отмечить ритмику слова: на
односложное слово, например та, ударение
всегда падает на гласное, обозначаемое
знаком над гласным [а΄]. В двусложных словах
ударение может падать либо на первый, либо
на второй слог, т.е. слогосочетания могут
иметь разную ритмику: таˊта (маˊма) или
тата΄(Анто΄н). Для объяснения разноместного
характера русского ударения можно дать
модели таˊтата, тата΄та, тататаˊ и др.
Рассмотрим ниже некоторые задания.
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Задание 3: Слушайте, повторяйте, читайте самостоятельно
_ _΄ _ _ _΄ _ˊ _ _ _ _ˊ _ _ _ _ˊ
слог каˊсса окно΄ хо΄лодно погоˊда молоко΄
класс са΄хар уроˊк Воˊлогда Калу΄га головаˊ
банк гру΄па страна΄ ко΄мната рабо΄та анана΄с
звук ве΄щи расскаˊз я΄блоко студе΄нтка инженеˊр
сок пло΄хо заво΄д гоˊловы рабо΄чий учениˊк
парк поˊчта отеˊц вы΄ставка уче΄бник журнаˊл
При обучении произношению предложений (повествовательного, вопросительного и
воскрицательного), особое внимание следует обратить внимание на описание различия между
типами ИК
1
– ИК3, ИК2 – ИК5. Эффективным методом является использование интонационных
схем. Например: ИК
1
: понижение тона голоса с ударного слога последнего слова: Это завод.; Это
дом. и.т.д. При реализации ИК
1
преподаватель обращает внимание учащихся на его грамматическое
тождество с утвердительным предложением и на специфическое интонационное оформление
ИК3, а так же на возможность полного и кратного ответа на вопрос. Для сопоставления ИК
1
– ИК3;
ИК2 – ИК5 работа может начинаться со следующего задания: повторять вслед за преподавателем:
Заво1д. Заво3д? До1ма. До3ма? Ваза та1м. Ваза та3м? Како2е чудо? Како5е чудо! По этому признаку
необходимо обратить внимание на то, что при изменении интонации меняется смысл предложения,
т.е, в этих предложениях интонация играет смыслоразличительную роль. Предлагаем такие задания
для тренировки.
Задание 4: Слушайте и сравните произношение предложений с ИК1 и ИК3. Обращайте
внимание на смысл предложений. Повторяйте
Он сту1дент (утверждение). Он сту3дент? (вопрос)
Его зовут Дима. Его зовут Дима?
Метро там. Метро там?
Это дорого. Это дорого?
Сегодня холодно. Сегодня холодно?
Таня увлекается спортом. Таня увлекается спортом?
Он хорошо говорит по-русски. Он хорошо говорит по-русски?
Задание 5: Слушайте и сравните произношение предложений с ИК2 и ИК5. Обращайте
внимание на смысл предложений. Повторяйте
Какие цветы? (вопрос). Какие цветы! (восклицание)
Какая погода? Какая погода!
Какие подарки? Какие подарки!
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Как он играет на гитаре? Как он играет на
гитаре!
Можно привести и другие факты различия
в области интонации, но полагаем, что
приведенные выше случаи уже убедительно
доказывают важную роль контрастивной
лингвистики в процессе обучения иностранных
языков в фонетическом аспекте.
2.2.2. В грамматическом аспекте
Грамматический аспект включает в
себя синтаксический и морфологический
уровни. В нашей статье мы органичиваемся
рассмотрением лишь морфологического
уровня, где наблюдается больше ошибок
у вьетнамских учащихся из-за сильного
расхождения типологических различий
русского и вьетнамского языков.
Одной из отличительных черт вьетнамского
слова является его неизменяемость,
«изолированность», «автономность», т.е.
грамматические значения выражены в самих
словах независимо от сочетаемых с ним слов,
как в русском, где прилагательные согласуются
с существительными в роде, числе, падеже, а
глаголы – с местоимениями и существитель-
ными в качестве подлежающего – в лице и числе
(наст. вр.), в роде и числе (прош. вр.) и управляют
существительными, местоимениями в качестве
второстепенных членов предложения –
дополнения, обстоятельства..., выраженных в
определенных падежных формах.
Носителям вьетнамского языка,
привыкшим к изолированности и
неизменяемости вьетнамского слова,
слишком чужда изменяемость почти всех
знаменательных русских слов, парадигмы
склоняемых и спрягаемых форм.
Среди частей речи русского языка наиболее
трудным представляется глагол. А среди
глаголов – самые трудные – группы глаголов
движения. Семантические структуры русских
и вьетнамских глаголов движения сильно
отличаются друг от друга по направлению,
способу и средствам передвижения, что,
естественно, влечет за собой ошибки в их
употреблении вьетнамцами.
Глаголы движения двух групп в русском
языке противопоставляются друг другу и по
другим признакам: однократность (гр. А)
многократность (гр. Б); в прошедшем
времени - однонаправленность (гр. А)
двунаправленность (туда и обратно, гр.
Б): Вьетнамцы часто говорят: Вчера я шел в
театр (вместо ходил); В воскресенье я ехал
в Клин (вместо ездил) и т.д. При обучении
глаголам движения преподавателю надо
уделять внимание однонаправленности и
двунаправленности (туда и обратно) движения.
Задание 6: Прочитайте предложения.
Определите различия в значении глаголов
1. Вчера мы ходили в кино. Когда мы шли из
кино, мы говорили о фильме. 2. Когда мы шли
в кино, мы увидели афишу. 3. Вчера я ходил в
театр. Когда я шел в театр, я встретил своего
друга. 4. Вчера я ходил в театр. Когда я шел из
театра, я встретил своего друга. 5. Вчера мы
ходили в магазин. Когда мы шли в магазин, по
дороге мы купили в киоске газеты. 6. Вчера мы
ходили на выставку. Когда мы шли с выставки,
мы долго делились впечатлениями о ней. 7.
Вчера мы ездили на выставку. На выставку мы
ехали на автобусе, а обратно шли пешком. 8.
Недавно мы ездили в Новгород. В Новгород
мы ехали на автобусе, а обратно ехали на
электричке.
Несовпадение в семантическом содержании
многих глаголов движения, таких как,
например, нести – носить; вести – водить;
везти – возить и другие (до 30 глаголов во
вьетнамском языке) неизбежно приведет к
24 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
ошибкам, представляющим собой лексические
интерференции у вьетнамских учащихся в
обучении русскому языку (Май Нгуен Тует
Хоа, стр. 6).
Предлагаем некоторые следующие задания
для избавления ошибок у вьетнамских
учащихся.
Задание 7: Прочитайте предложения.
Переведите их на вьетнамский язык
1. Он несет портфель. 2. Она несет цветы.
3. Он несет большую сумку. 4. Он ведет/везет
друга к врачу. 5. Он ведет слона в зоопарк. 6. Он
ведет лощадь в конюшню. 7. Он ведет большую
собаку. 8. Он везет друга на велосипеде. 9. Он
везет друзей на новой машине. 10. Мама везет
ребенка в коляске. 11. Мама ведет ребенка за
руку. 12. Папа несет ребенка на руках.
Задание 8: Выберите правильный
вариант.
1. Она идет и ... (несет – ведет) цветы. 2. Он
едет на велосипеде и ... (ведет – везет) книги.
3. Она идет и ... (ведет – несет) большую
собаку. 4. Она ... (ведет – несет) собаку на
руках. 5. Он едет на машине и ... (несет –
везет) своих друзей. 6. Он идет и ... (везет –
несет) хлеб. 7. Они идут и ... (несут – ведут)
подарки. 8. Родители идут и ... (несут –ведут)
первоклассников в школу. 9. Папа ... (ведет
– везет) сына в школу на машине. 10. Гид ...
(ведет – несет) туристов к памятнику.
Как выше сказано, что среди частей
речи русского языка наиболее трудным
представляется глагол. А среди глаголов самые
трудные – группы глаголов движения. И кроме
этого неменее трудным для учащихся является
средство выражения способа действия
русского глагола вообще и средство выражения
результативного способа действия, в частности
в видо-временных планах.
Конструкция “не + глагол СВ”
употребляется для выражения невозможности
совершения действия, например, “Тут не
пройти!”, а конструкция “нельзя + глагол НВ”
для выражения запрещения или констатации
несовершения действия, например: “Тут
нельзя проходить” или “Тут мы не проходили”.
Использование императива глаголов
движения без отрицания в форме НСВ при
передаче единичного действия может выражать
приглашение, побуждение к началу действия
или его продолжению; в форме СВ он передает
приказание, просьбу, совет или разрешение
совершить действие: Что же вы стоите?
Входите! Кто там? Войдите!
Глаголы движения НСВ в форме
повелительного наклонения с отрицанием
передают запрещение производить действие
или просьбу, совет не производить действие;
глаголы СВ передают предостережение от
нежелательного действия и его результата:
Не входите сейчас – в лаборатории
проявляют пленку; Не унеси учебник, а то я не
подготовляюсь к семинару.
Предлагаем такие задания для преодоления
этих трудностей с употреблением глаголов СВ
и НСВ.
Задание 9: Закончите диалоги,
употребляя глаголы слушать или слышать.
1. Ты не просыпался сегодня ночью? Была
сильная гроза? – Нет, я ничего ... . 2. Какую
погоду обещают на завтра? – Не знаю, я еще не
... радио. 3. Скажи, кто из нас прав? – Не знаю,
пока вы спорили. Я разговаривал с Наташей
и ничего не ... . 4. Попросите, пожалуйста, к
телефону Лену. – Алло, я вас ... !
Задание 10: Выберите правильный
вариант.
1. Этот текст не ... (учить – выучить)
25KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
2. Не... (писать – написать) двадцать
предложений за 5 минут. 3. В Эрмитаже нельзя
... (фотографировать – сфотографировать)
без специального разрешения. 4. Зачем ты
так едешь быстро? Нельзя ... (рисковать –
рискнуть) своей жизнью. 5. Нельзя ... (играть
– сыграть) ночью на пианино – ты всех
разбудишь.
Задание 11: В зависимости от ситуации
употребите императив глаголов движения
СВ или НСВ.
1. Что говорит водитель трамвая
пассажирам, которые не проходят в середину
вагона, а стоят у входа? (пройдите/проходите
в середину вагона). 2. Вы переехали на другую
квартиру. Пригласите друзей на новоселье
(пройдите/проходите на новоселье). 3. Кто-то
постучал в дверь. Что вы скажете (войдите/
входите)? 4. Вы заболели. К вам пришел
врач. Попросите его посетить и вашего друга,
который живет в соседней квартире: он тоже
плохо себя чувствует (зайдите/заходите). 5. Вы
читаете, ваш друг стоял у окна и загораживает
вам свет. О чем вы попросите его (отойди/
отходи от окна)?
2.2.3. В стилистическом аспекте
Когда познакомить учащихся с приветствием
русских, преподаватель должен обратить
внимание на разные формы приветствия
и объяснить им в каких ситуациях они
употребляются. Например: местоимение вы
является более официальным, при обращении
к незнакомым или малознакомым, к старшим,
а фамильярное ты употребляется в отношении
друзьей, хороших знакомых, родственников, т.е
употребление вы или ты в общении зависит от
того, к кому вы обращаетеcь и в какой ситуации
общения. Рассмотрим ниже некоторые задания.
Задание 12: Употребите подходящие
местоимения в данных ситуациях
1-аяситуация: Вас попросили выступить
перед российскими коллегами. Какую форму
обращения вы выберете?
2-аяситуация: Вы в магазине. Как вы
обратитесь к продавцу в магазине?
3-аяситуация: Вы в аудитории. Как вы
обратитесь к друзьям с просьбой уточнить
время экскурции?
Как известно, слова приветствия и
прощания отличаются ситуацией, при которой
произносятся эти слова. Рассмотрим некоторые
ситуации, в которых употребляются формы
приветствия и прощания.
Задание 13: Что вы скажете в этих
ситуациях
1-аяситуация: В выходной день Саша
встретил свою учительницу, которая шла и
о чем-то разговаривала с незнакомой Саше
женщиной. Как он должен приветствовать
обеих женщин?
2-аяситуация: Вы вошли в школу. Увидели
учителя. Кто должен первым поздороваться?
Как вы будете приветствовать учителя?
3-аяситуация: Вы были в гостях у друга на
день рождения. Что вы скажете на прощании?
Просьба – это обращение к кому-либо с целью
удовлетворить какие-нибудь нужды, желания,
исполнить что-либо. Рассмотрим ниже некоторвые
задания с просьбой.
Задание 14: Выразите ваши просьбы в
следующих ситуациях
1-аяситуация: Вы едете в поезде. В вашем
купе открыто окно, из которого дует. Как вы
попросите проводника закрыть окно?
2-аяситуация: Что вы скажете, если вы
хотите, чтобы врач вам выписал лекарство?
26 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
3. ЗАКЛЮЧЕНИЕ
Для эффективного обучения любому
иностранному языку необходимо подходить
к нему на основе сопоставительного анализа
сходств и различий изучаемого и родного языков,
чтобы облегчить и в какой-то мере сократить
процесс обучения. В этом смысле можно
твердо утвердить, что роль контрастивной
лингвистики в обучении иностранным языкам
чрезвычайно важна. В рамках этой статьи мы
не могли подробно рассмотреть все трудности,
которые встречаются в речи вьетнамцев,
изучающих русский язык. Изложенные в
ней наши соображения, надеемся, в какой-
то степени будут способствовать разработке
методики преподавания русского языка
вьетнамцам с сопоставительного подхода на
разных языковых уровнях, а также, помогут
преподавателям прогнозировать появление
ошибок в речи студентов и избегать их в
процессе обучения./.
Литература:
На вьетнамском языке:
1. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong
tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Xôn-xev V. M. (2001), Một số vấn đề ngôn
ngữ học (dịch từ tiếng Nga - Nguyễn Tuyết Minh,
Trần Văn Cơ) – Mat-xcơ-va, NXB “Sáng tạo”.
На русском языке:
3. Авилова Н. С. (1976), Вид глагола и
семантика глагольного слова, изд. М.: Наука.
4. Агрель С. О. (1962), Cпособы действия
польского глагола, изд. М.
5. Бондарко А. В. (1976), Теория
морфологических категорий, изд. Наука,
Ленинград.
6.. Быстров И.С., Нгуен Тай Кан, Станкевич
Н. В. (1975), Грамматика вьетнамского языка,
изд. Ленинградского университета, Ленинград.
7. Васильев Л. М. (1980), Семантика
русского глагола, изд. Высшая школа, Москва.
8. Ласкарева Е. Р. (2012), Чистая
грамматика, издание 5-ое, изд Златоуст, Санкт-
Петербург.
9. Май Нгуен Тует Хоа (2011),
Семантическая структура и функционирование
глаголов движения русского глагола в
сопоставлении с вьенамским, Магистерская
диссертация филологических наук, Ханойский
государственный университет - институт
иностранных языков, Ханой.
10. Зыонг Чан Хыонг Тхао (2008),
Выражение результативного способа
действия русского глагола и его соответствия
во вьетнамском языке, Магистерская
диссертация филологических наук, Ханойский
государственный университет - институт
иностранных языков, Ханой.
11. Новиков Л. А. (1982), Семантика
русского глагола, изд. Высшая школа, Москва.
12. Нгуен Тует Минь (2000), Аспекты
функциональной морфологии: Функционально-
семантическая категория побудительности в
русском и вьетнамском языках, издание 2-ое,
изд Творчество, Москва.
13.. Панфилов В. С. (1993),
Грамматический строй вьетнамского языка,
изд. Санкт-Перетбург, Центр Петербургское
Востоковедение.
14. Ярцева. В. Н (2002), Статья
«Контрастивная Лингвистика», Лингвисти-
ческий энциклопедический словарь, Москва.
15. Ярцева. В. Н (1981), Контрастивная
грамматика, изд. Наука, Москва.
27KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
THE ROLE OF CONTRASTIVE ANALYSIS IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING
AND SOME COMMON EXERCISES TO DEAL WITH MISTAKES MADE BY FOREIGN
LANGUAGE LEARNERS DUE TO THE NEGATIVE INFLUENCE
OF THEIR MOTHER TONGUE
DUONG TRAN HUONG THAO
Abstract: Teaching and learning a foreign language is one of the most crucial factors driving the
birth of contrastive analysis. Studies on contrastive analyses between mother tongue and foreign
language play a decisive role in teaching and learning foreign languages. In the process of teaching
foreign languages in general, Russian, in particular, it is necessary to do contrastive analysis to find
out similarities and differences between the mother tongue and the foreign language; and to suggest
the most effective teaching method as well as to predict and correct the mistakes made by learners due
to the negative influence of their mother tongue. Therefore, the findings of the contrastive analysis
will serve as the foundation for mapping out teaching and learning curricula, designing textbooks and
other materials, compiling bilingual dictionary used for foreign language learning and translation.
The article proposes some types of exercises to deal with some common mistakes made by learners
in terms of the three key fields in foreign language learning: phonetics, grammar and style.
Keywords: contrastive analysis, studies on contrastive analysis, similarity, difference, phonetics,
grammar, style
Received: 19/9/2017; Revised: 17/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
28 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề đổi mới giáo dục đã được đưa vào nghị
quyết của các Đại hội Đảng IX, X, XI và được thể
chế hoá bằng Luật Giáo dục. Đặc biệt, Nghị quyết
14/2005/NQ-CP về đổi mới giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006-2020, đã nêu rõ: “Phải triển
khai đổi mới mục tiêu giáo dục đào tạo theo ba tiêu
chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động, sáng
tạo và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy học”. Ngày 3-12-2013, Quân ủy Trung
ương đã thông qua Nghị quyết về hội nhập quốc tế
và đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những
năm tiếp theo. Một trong những yếu tố không thể
thiếu được trong hoạt động đối ngoại đó là ngoại
ngữ, muốn cho các hoạt động hội nhập quốc tế và
HUỲNH THỊ VŨ HẠNH*; VŨ TIẾN TÙNG**
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ huynhhanh8485@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự, ✉ tungstenvu@gmail.com
Ngày nhận bài: 18/8/2017; ngày hoàn thiện: 18/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
HÌNH THỨC HỌC HỢP TÁC VÀ MỘT SỐ
LƯU Ý KHI ÁP DỤNG HÌNH THỨC NÀY
TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Học tập hợp tác là một hình thức đem lại nhiều hiệu quả trong quá trình giảng dạy, bởi nó vừa giúp
cho người học chủ động lĩnh hội kiến thức vừa giúp họ hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công hình thức học tập này vào giảng dạy tiếng Anh đòi hỏi người
dạy phải tuân thủ và đáp ứng một số yêu cầu và nguyên tắc nhất định. Bài viết này nhằm giới thiệu
khái quát một số nét chính về hình thức học tập hợp tác và các lưu ý khi áp dụng hình thức này
vào giảng dạy tiếng Anh tại Học viện Khoa học Quân sự.
Từ khóa: giảng dạy tiếng Anh, giao tiếp, học hợp tác
đối ngoại đem lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ
và xây dựng tổ quốc thì vấn đề đầu tiên phải có
đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ tốt. Trước
những yêu cầu khách quan của xã hội và của Quân
đội, cùng với sự phát triển không ngừng về nhiệm
vụ đào tạo ngoại ngữ cho Quân đội của Học viện
Khoa học Quân sự, việc nâng cao chất lượng giảng
dạy tiếng Anh là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong tình hình hiện nay. Mục tiêu đào tạo
của Học viện Koa học Quân sự không chỉ mang
lại cho học viên kiến thức khoa học và kỹ năng
nghề nghiệp, mà còn trang bị cho họ phương pháp
học tập, hình thành khả năng thích ứng xã hội,
trở thành người có năng lực lao động sáng tạo và
biết cách học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
29KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Các hình thức học tập luôn đóng vai trò quan
trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo tại các
nhà trường, học viện. Hiện nay, có rất nhiều hình
thức học tập, một trong những hình thức mang lại
hiệu quả cao là hình thức học hợp tác. Đây là một
trong những hình thức học tập cơ bản và thiết thực
đối với cả người dạy và người học.Trong giai đoạn
hiện nay, hình thức học tập này càng trở nên quan
trọng hơn, đáp ứng mục tiêu của giáo dục (học để
cùng chung sống), giúp mỗi người có thể hòa nhập
cộng đồng xã hội, có cơ hội để phát triển và thành
công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Theo Slavin (1983), hình thức học hợp tác
là một chiến lược giảng dạy (Teaching strategy),
trong đó, người dạy sẽ tổ chức người học thành
những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như
thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề.... Mỗi thành
viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ của nhóm mà còn phải có bổn
phận hợp tác, giúp đỡ các thành viên khác trong
nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Có thể thấy, điểm quan trọng nhất của học hợp
tác chính là rèn luyện cho học viên khả năng làm
việc theo nhóm và tăng cường khả năng sử dụng
tiếng Anh, giúp người học tìm thấy hứng thú và
động lực trong học tập. Đồng tình với quan điểm
này, hai nhà giáo dục người Trung Quốc Sheng
Qun Li và Zheng Shu Zhen (2000) nhận định:
“Mục tiêu của dạy học theo hướng phát triển kỹ
năng học tập hợp tác là một cải tiến mang tính đột
phá, nó phá vỡ các định hướng truyền thống trước
đây, thể hiện tính toàn diện hơn, cân bằng hơn
trong dạy học. Đó là không chỉ thiên về phát triển
tính học thuật mà còn chú ý tới chất lượng cuộc
sống của người học (nhu cầu về tinh thần, nhu cầu
với môi trường hợp tác, thân thiện) và phát triển kỹ
năng sống trong tương lai”.
2. PHÂN LOẠI VÀ LỢI ÍCH CỦA HÌNH
THỨC HỌC HỢP TÁC
2.1. Phân loại hình thức học hợp tác
Theo Johnson, Johnson & Smith (2013), học
hợp tác bao gồm ba loại hình như sau:
Thứ nhất là học hợp tác không chính thức
(Informal Cooperative Learning). Đây là các nhóm
được lập ra trong thời gian ngắn và không ổn định,
trong đó, nhóm học viên làm việc cùng nhau để đạt
được mục tiêu học tập chung nhưng chỉ mang tính
chất tạm thời, thời gian làm việc có thể kéo dài từ
vài phút hoặc đến một giai đoạn học tập nào đó.
Mỗi nhóm học tập này chỉ bao gồm từ hai đến ba
học viên hoạt động chung với nhau để thảo luận
vấn đề trong khoảng thời gian nhất định. Trong
quá trình giảng dạy, hình thức này thường được sử
dụng để thu hút sự chú ý của học viên và mang lại
hiệu quả nhất trong các hoạt động như: checking
knowledge, brainstorming, summarizing; giúp
học viên chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt
động trong giờ học. Đồng thời, khi giảng viên áp
dụng hình thức này vào trong giảng dạy cũng tạo
cơ hội cho họ di chuyển quanh lớp để lắng nghe,
quan sát quá trình học viên trao đổi, làm việc với
nhau. Chính trong quá trình này, giảng viên có thể
phát hiện ra những khó khăn của học viên để giúp
học viên xử lý kịp thời đảm bảo tiến độ của nhiệm
vụ học tập.
Thứ hai là học hợp tác chính thức (Formal
Cooperative Learning). Với hình thức này, giảng
viên lập ra nhóm học tập để hoàn thành một nhiệm
vụ (task) hoặc dự án (project). Quy mô của nhóm
thường bao gồm từ ba đến bốn học viên làm việc
chung với nhau và nhóm sẽ được duy trì cho đến
khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Loại hình
này phù hợp với thực hiện dự án (project), viết
báo cáo thuyết trình (presentation), thảo luận
(discussion).... Một lưu ý nhỏ khi sử dụng loại
nhóm học tập này là giảng viên không nên bố trí
trong một nhóm quá năm học viên vì sẽ làm giảm
hiệu quả làm việc của nhóm.
30 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Cuối cùng là nhóm hợp tác cơ sở (Cooperative
Base Groups). Đây là các nhóm học hợp tác mang
tính chất lâu dài và ổn định. Điểm khác biệt lớn
nhất của loại hình này với hai loại trên là nhóm học
hợp tác trong khoảng thời gian dài. Thông thường,
các nhóm này được duy trì kéo dài từ một học kỳ
hoặc có thể vài năm tùy theo nhiệm vụ được giao.
Điểm nổi bật của loại nhóm này là không chỉ củng
cố kiến thức cho học viên mà còn phát triển cho
học viên các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác...
nhằm xây dựng các mối quan hệ và sự tin tưởng lẫn
nhau giữa các thành viên trong quá trình học tập.
Như vậy, hình thức học hợp tác không những
đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập mà
còn giúp học viên phát triển được những kỹ năng
mềm cần thiết cho công việc và cuộc sống.
2.2. Lợi ích của hình thức học tập hợp tác
Hầu hết các nhà giáo dục học đều cho rằng,
học tập hợp tác sẽ đem lại nhiều lợi ích khi được
áp dụng thành công. Cụ thể:
Học tập hợp tác góp phần củng cố và phát triển
khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học viên
thông qua sự trao đổi, tương tác giữa các thành
viên trong nhóm với nhau. Qua quá trình học hợp
tác, học viên có cơ hội luyện tập tiếng Anh thường
xuyên với nhau và đó là cơ hội để học viên học hỏi
lẫn nhau về tự vựng, cách phát âm....
Hình thức này có ưu điểm nổi trội hơn các
phương pháp dạy học truyền thống khác là tạo ra
môi trường lý tưởng cho học viên có thể phát triển
các kỹ năng giao tiếp và khả năng hợp tác trong
quá trình làm việc nhóm. Trong quá trình học hợp
tác, học viên buộc phải sử dụng nhiều kỹ năng giao
tiếp xã hội để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
vì vậy các kỹ năng này sẽ được rèn luyện, củng cố
và phát triển.
Hơn nữa, hình thức này còn tạo ra môi trường
và mục đích thực sự để học viên tiến hành giao
tiếp và sử dụng tiếng Anh. Tất cả học viên khi
tham gia học hợp tác có thể học và gia tăng ngôn
ngữ khi sử dụng, nói và nghe các thành viên khác
nói, có người cùng học để trao đổi, đàm thoại và
bàn bạc thông tin.
Một lợi ích khác nữa của hình thức này là góp
phần xây dựng tinh thần hợp tác, mối quan hệ hỗ
trợ giữa các thành viên trong nhóm đồng thời tạo
nên sự đoàn kết chặt chẽ nhằm hướng tới hoàn
thành mục tiêu học tập chung. Trong quá trình làm
việc, các học viên sẽ nảy sinh nhu cầu bàn bạc,
tranh luận nên đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi cá nhân
cũng như sự thống nhất của tập thể để hoàn thành
mục tiêu chung.
Học hợp tác còn tạo cơ hội cho tất cả học viên
rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng làm việc tập
thể, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, kỹ năng
lắng nghe.... Đây là những kỹ năng quan trọng
để học viên biết cách làm việc trong môi trường
tập thể.
Một lợi ích nữa là, hình thức này khuyến khích
học viên phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân.
Thông thường, học viên sẽ cảm thấy e ngại khi
phải trình bày hay bảo vệ ý kiến của mình trước
tập thể lớp học, tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy thoải
mái và tự tin hơn khi bày tỏ quan điểm của mình
trong một nhóm nhỏ.
Như vậy, trong quá trình học hợp tác học viên
có cơ hội được trao đổi, thảo luận thông tin và giúp
đỡ nhau để tiến bộ hơn. Hình thức này không chỉ
giúp học viên trở thành người giao tiếp thành công
mà còn phát triển những kỹ năng mềm cần thiết vì
họ có yêu cầu và mục đích giao tiếp thực sự.
3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN KHI
ÁP DỤNG HÌNH THỨC HỌC HỢP TÁC
TRONG GIẢNG DẠY
Mặc dù hình thức học hợp tác có nhiều lợi ích
như đã nêu trên nhưng để các nhóm học hợp tác
trong lớp của mình hoạt động hiệu quả, thì giảng
viên cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
31KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
3.1. Thiết kế các nhiệm vụ, tình huống học
tập hợp tác cho học viên
Nội dung dạy học phải được giảng viên thiết
kế thành các nhiện vụ học tập hợp tác, đây là công
việc quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của
quá trình dạy học. Như chúng ta đã biết học tập
hợp tác chỉ nảy sinh khi học viên gặp khó khăn
trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập;
do đó họ có nhu cầu hợp tác để hỗ trợ, giúp đỡ
nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Chính những đặc
điểm trên yêu cầu giảng viên phải có nền tảng kiến
thức, kỹ năng thiết kế nhiệm vụ và tạo ra được
ham muốn giải quyết vấn đề cho học viên.
Trong quá trình thiết kế nhiệm vụ cho học
viên, yêu cầu giảng viên phải dự kiến được những
khó khăn mà học viên có thể gặp phải, dự đoán
được trình độ hiện có của học viên để giao nhiệm
vụ phù hợp, dự kiến thời gian hoàn thành nhiệm
vụ và hình thức hoạt động của học viên để có thể
hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiến độ yêu cầu đặt
ra. Điểm chú ý cho giảng viên khi thiết kế nhiệm
vụ, tình huống cho học viên thì phải đảm bảo các
nguyên tắc sau: Một là, các nhiệm vụ phải được
thiết kế phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân và
phát huy tốt được tính tương trợ, phụ thuộc lẫn
nhau giữa các thành viên trong nhóm. Hai là, các
nhiệm vụ phải tăng dần về độ khó trong q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khnnqs_10_11_2017_3665_2171743.pdf