Những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận - Dương Thị Thanh Xuyến

Tài liệu Những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận - Dương Thị Thanh Xuyến: Chuyên đề III, tháng 11 năm 201774 một đối tượng tự nhiên là cát đỏ Phan Thiết [1-2, 4-6, 8-9]. Cát đỏ Phan Thiết là tên gọi cho tất cả các thành tạo cát ở Bình Thuận, bởi cát đỏ chiếm một khối lượng rất lớn và hết sức kỳ vĩ, độc đáo, trở thành thương hiệu về du lịch của tỉnh Bình Thuận [3]. Cát đỏ trùng điệp là khoáng sản quan trọng, là vật liệu xây dựng và chứa một trữ lượng sa khoáng titan lớn nhất Việt Nam. Vậy bài toán đặt ra cần lựa chọn là giữ nguyên cát đỏ để phát triển du lịch, hay khai khác sa khoáng titan, hay phát triển cả hai trên một đối tượng? Đây là vấn đề xung đột lớn nhất hiện nay trong quá trình khai thác phát triển kinh tế bền vững. 1. Mở đầu Có hai khái niệm mâu thuẫn và xung đột được sử dụng trong khai thác tài nguyên phát triển kinh tế. Mâu thuẫn là mức độ thấp, còn xung đột là mức độ cao có tính nghiêm trọng do quá trình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH không hợp lý, thiếu quy hoạch tổng thể và không tuân thủ địn...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận - Dương Thị Thanh Xuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề III, tháng 11 năm 201774 một đối tượng tự nhiên là cát đỏ Phan Thiết [1-2, 4-6, 8-9]. Cát đỏ Phan Thiết là tên gọi cho tất cả các thành tạo cát ở Bình Thuận, bởi cát đỏ chiếm một khối lượng rất lớn và hết sức kỳ vĩ, độc đáo, trở thành thương hiệu về du lịch của tỉnh Bình Thuận [3]. Cát đỏ trùng điệp là khoáng sản quan trọng, là vật liệu xây dựng và chứa một trữ lượng sa khoáng titan lớn nhất Việt Nam. Vậy bài toán đặt ra cần lựa chọn là giữ nguyên cát đỏ để phát triển du lịch, hay khai khác sa khoáng titan, hay phát triển cả hai trên một đối tượng? Đây là vấn đề xung đột lớn nhất hiện nay trong quá trình khai thác phát triển kinh tế bền vững. 1. Mở đầu Có hai khái niệm mâu thuẫn và xung đột được sử dụng trong khai thác tài nguyên phát triển kinh tế. Mâu thuẫn là mức độ thấp, còn xung đột là mức độ cao có tính nghiêm trọng do quá trình khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH không hợp lý, thiếu quy hoạch tổng thể và không tuân thủ định hướng phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận nói chung và đới bờ nói riêng đang và sẽ xảy ra hàng loạt các mâu thuẫn và xung đột nghiêm trọng. Đới bờ tỉnh Bình Thuận có những dạng tài nguyên vô cùng giá trị nhưng lại nằm trong cùng NHỮNG MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ SA KHOÁNG TITAN KHU VỰC ĐỚI BỜ TỈNH BÌNH THUẬN Dương Thị Thanh Xuyến1 Trần Nghi Nguyễn Đình Thái Nguyễn Văn Tuấn3 (2) 1Tổng cục Môi trường 2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN 3Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản TÓM TẮT Tài nguyên du lịch và sa khoáng titan là hai loại hình tài nguyên quan trọng của đới bờ tỉnh Bình Thuận, tuy nhiên bài toán đặt ra có thể khai thác đồng thời hai nguồn tài nguyên hay chỉ lựa chọn một trong hai nguồn tài nguyên này. Do vậy, cần phải phân tích mặt lợi và hại của việc khai thác từng dạng tài nguyên để làm rõ các mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác phát triển kinh tế -xã hội (KT-XH). Khai thác tài nguyên du lịch là hướng phát triển bền vững đóng vai trò chủ đạo của nền KT-XH tỉnh Bình Thuận. Vì vậy cần phải bảo vệ nghiêm ngặt cảnh quan của công viên địa chất cát đỏ và xử lý kỹ thuật công trình giảm thiểu xói lở bờ biển. Phát triển kinh tế du lịch không tạo ra xung đột mà chỉ là những mâu thuẫn giữa lượng du khách quá lớn với sức tải của môi trường. Việc tính toán sức tải môi trường khi phát triển du lịch ở tầm quy mô lớn phải được tính toán chi tiết và xây dựng thành văn bản dưới luật có tính pháp quy. Việc khai thác tài nguyên sa khoáng titan sẽ tạo ra các xung đột với việc phát triển kinh tế du lịch; gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm bằng chất thải hóa chất tuyển khoáng và chất phóng xạ từ sa khoáng; làm biến dạng địa hình nguyên thủy các cồn cát ven biển và làm mất nguồn nước ngầm trong cồn cát. Những xung đột này có tính đối kháng nghiêm trọng với nguyên tắc phát triển bền vững, theo đó, không nên khuyến khích phát triển kinh tế khai thác sa khoáng titan. Từ khóa: Cồn cát, xung đột, du lịch, sa khoáng, kinh tế bền vững. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề III, tháng 11 năm 2017 75 Bên cạnh đó, mâu thuẫn và xung đột còn xảy ra giữa khai thác tài nguyên với tai biến thiên nhiên và môi trường. Khai thác sa khoáng làm ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm, làm biến dạng địa hình tự nhiên, phá hủy các thảm rừng tự nhiên trên cồn cát, làm mất nguồn nước ngầm chất lượng cao trong các cồn cát [7]. Phát triển du lịch làm ảnh hưởng đến sức chịu tải của môi trường, gia tăng xói lở nghiêm trọng bờ biển có bãi tắm, tai biến thiên nhiên như khô hạn thiếu nước, sa mạc hóa, hoang mạc hóa, cồn cát di động xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, còn mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm lợi ích như xung đột giữa phát triển du lịch và khai thác titan trong cát đỏ Bình Thuận (giữa một bên cần bảo vệ cảnh quan tự nhiên nghiêm ngặt và một bên là khai thác titan làm mất cảnh quan tự nhiên và suy thoái môi trường, suy thoái tài nguyên đất, ô nhiễm môi trường nước và mất tài nguyên nước ngầm trong cồn cát); tạo xung đột giữa các nhóm lợi ích [3]. 2. Kết quả nghiên cứu và trao đổi 2.1. Xung đột giữa khai thác sa khoáng titan với phát triển du lịch Nhiều năm trước đây, trong quy hoạch phát triển KT-XH nói chung và quy hoạch phát triển du lịch nói riêng, Bình Thuận đã triển khai và cấp phép một số dự án đầu tư trên các vùng cát ven biển. Trong đó có quy hoạch một số dự án như Khu đô thị kiểu mẫu Long Sơn - Suối Nước. Sau khi Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia phê duyệt tổng trữ lượng sa khoáng tại Long Sơn - Suối Nước là 2,9 triệu tấn/995 ha ở tầng sâu 30 - 40m thì dự án Khu đô thị kiểu mẫu Long Sơn - Suối Nước phải tạm dừng. Theo quy định của Luật Khoáng sản, các khu vực có khoáng sản titan phải được thăm dò, khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình trên đó. Theo đó, có nhiều dự án phát triển kinh tế như du lịch nghỉ dưỡng, giải trí - thể thao biển, dịch vụ thương mại, điện gió, trồng rừng sinh thái, nuôi trồng thủy sản, khu dân cư không thể triển khai được, phải chờ khai thác sa khoáng titan bên dưới. Với việc phát hiện trữ lượng sa khoáng titan khổng lồ, trải dài trên một diện tích khá rộng, phần lớn tập trung ở các cồn cát ven biển, nhiều nơi quặng được phát hiện nằm ở độ sâu từ 40 - 50 m, cộng thêm các yếu tố mang tính kỹ thuật khác nên nhiều nhà khoa học mỏ - địa chất cho rằng rất khó triển khai nhanh với thời hạn 5 -10 năm trong khai thác titan ở Bình Thuận. Như vậy, các dự án du lịch phải tiếp tục chờ để giải bài toán sa khoáng titan, vấn đề này không chỉ gây hệ lụy cho các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Khi cho phép khai thác đồng thời ▲Hình 1. Sơ đồ biểu diễn các xung đột trong khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế và BVMT cả du lịch và sa khoáng thì tất yếu sẽ xảy ra xung đột và hiển nhiên các dự án khai thác sa khoáng sẽ phải đền bù cho du lịch một tỷ phần rất lớn (Hình 1). ▲Hình 2. Xung đột giữa khai thác sa khoáng Ilmenit không bồi và ô nhiễm môi trường - phá hủy cảnh quan môi trường 2.2. Xung đột giữa khai thác sa khoáng titan với môi trường Nếu không điều tra, thăm dò, đánh giá trữ lượng sa khoáng titan ở Bình Thuận một cách chính xác thì sẽ rất khó trong việc quy hoạch, khai thác. Đồng thời, với đặc thù phân bố khoáng sản titan ở Bình Thuận là trên vùng cồn cát khô hạn, trong khi đó khai thác, tuyển khoáng cần một lượng nước khá lớn, do vậy các doanh nghiệp khai thác (phần lớn hiện nay là công nghệ cũ, lạc hậu) thường sử dụng nước biển làm nhiễm mặn nguồn nước, ô nhiễm đất đai, phá hủy lớp đất và thảm thực vật tự nhiên, đẩy nhanh sa mạc hóa (Hình 2). Khai thác sa khoáng làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến quặng titan làm phát tán các chất phóng xạ rất có hại đến sức khỏe cộng đồng. Kết quả đo xạ cho thấy, cường độ phóng xạ ở đống quặng tuyển ướt, đặc biệt trong xưởng tuyển Chuyên đề III, tháng 11 năm 201776 đổi địa hình này đã kéo theo những hệ lụy khác như làm mất lớp phủ thực vật trên các cồn cát giàu titan, đồng thời mất luôn nguồn nước ngầm trong các cồn cát. Đây là tài nguyên nước ngầm nhỏ bé duy nhất mà thiên nhiên đã bù đắp cho một xứ sở có khí hậu khô hạn, thiếu nước như tỉnh Bình Thuận. Các đồng bằng Đệ Tứ có bề dày trầm tích quá mỏng (0m ÷ 20m) do đá gốc nằm sát bề mặt của đồng bằng nên tỉnh Bình Thuận không có bồn chứa nước ngầm như các đồng bằng Bắc Trung bộ, đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. 2.4. Khai thác khoáng sản gây xung đột giữa các nhóm lợi ích Việc khai thác titan ở các cồn cát ở tỉnh Bình Thuận đã và đang gây ra tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm lợi ích: - Mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp khai thác sa khoáng: Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp có thể khai thác và tuyển khoáng. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn trong quá trình đấu thầu cạnh tranh và cấp giấy phép khai thác. Đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong hoạt động KT-XH. - Mâu thuẫn với cộng đồng dân cư ven biển: Cộng đồng dân cư sống trên các đồng bằng thấp và trên các cồn cát ven biển đã hàng ngàn năm nay. Đất đai đã trở thành tài nguyên máu thịt nuôi sống họ và tạo nên một truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt lâu đời. Vì vậy, khi cộng đồng dân cư ven biển phải di dời để lấy đất khai thác khoáng sản là bài toán rất phức tạp, trong khi năng lực của một doanh nghiệp rất khó đền bù tất cả các giá trị kinh tế, lịch sử và văn hóa này. Hiện nay, có một thực tế đang xảy ra là các khu vực đang khai thác chưa nhận được sự đồng tình của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận và xảy ra khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, hoa màu, đường sá. Thời gian gần đây, hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng titan tại Bình Thuận đã có một số diễn biến phức tạp. Tình trạng vi phạm quy định về BVMT trong khai thác quặng còn khá phổ biến. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn tồn tại ở địa phương. Mặc dù tỉnh Bình Thuận đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhưng vẫn còn nhiều vi phạm, cụ thể tháng 5/2016, các cơ quan chức năng đã phát hiện 22 vụ, thu giữ trên 4.000 tấn titan và nhiều phương tiện khai thác, đặc biệt ự cố vỡ bờ moong tại mỏ titan suối Nhum, gây nên bức xúc lớn trong dư luận về công tác quản lý bảo vệ môi trường. Lượng bùn thải trong hố moong rộng khoảng 1ha chảy dọc đường nội bộ mỏ, phá vỡ khoảng 100m tường rào hai bên cổng chính tinh, các sản phẩm sau tuyển tinh đều rất cao, vượt ngưỡng cho phép so với tiêu chuẩn an toàn phóng xạ. Ô nhiễm phóng xạ rất nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe tới công nhân khai thác, chế biến quặng titan và cư dân địa phương. Do vậy, tỉnh Bình Thuận nên quy hoạch, khai thác sa khoáng titan một cách hạn chế, trong đó chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính, ưu tiên cho doanh nghiệp chế biến sâu với công nghệ hiện đại; không sử dụng hoặc hạn chế tối đa sử dụng nước biển trong tuyển quặng, phải đảm bảo trồng cây xanh sau khi hoàn thổ. ▲Hình 3. Sơ đồ các mẫu thuẫn, xung đột xảy ra khi khai thác khoáng sản 2.3. Xung đột giữa khai thác sa khoáng titan với tài nguyên khác Thảm thực vật và rừng phòng hộ bị tàn phá: Để khai thác titan phải phá bỏ hệ thống rừng phòng hộ và thảm thực vật ở bên trên, nhưng hoàn phục lại không dễ dàng vì cát hoàn thổ thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu gắn kết, mất nước Khi mất các hệ thống rừng phòng hộ này, người dân phải đối diện trực tiếp với các trận cát bay, cát chảy gây ô nhiễm môi trường và xâm lấn đất sản xuất, gây nhiều thiệt hại cho cộng đồng dân cư. Sự thay đổi địa hình cồn cát: Trong quá trình khai thác sa khoáng titan, bề mặt địa hình cồn cát và trật tự địa tầng của các lớp cát hoàn toàn bị xáo trộn và thay đổi hẳn so với ban đầu. Trên bề mặt địa hình ổn định đã hình thành những hố trũng, sâu 5m ÷ 20m, đồng thời xuất hiện những đụn cát mới có độ cao khoảng 6m ÷ 10m so với mặt bằng xung quanh, cấu thành từ những vật liệu cát tơi xốp, luôn di động do gió. Sự thay KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề III, tháng 11 năm 2017 77 và sản xuất muối ven biển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Ưu tiên phát triển và mở rộng quy hoạch vùng năng lượng gió, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới nhằm sản xuất các loại hình năng lượng sạch khác. Xây dựng và áp dụng các giải pháp lồng ghép BVMT, khuyến khích áp dụng hệ thống ISO 14000 vào tất cả các quy hoạch phát triển của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và cảng biển. Khuyến khích đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng cao cấp thân thiện với môi trường kết hợp với giáo dục môi trường. Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các dự án lắp đặt cơ sở xử lý chất thải rắn và nước thải tập trung; áp dụng các công cụ kinh tế nhằm khuyến khích các hoạt động đầu tư môi trường ở vùng ven bờ. 4. Kết luận Trong quá trình phát triển kinh tế đã nảy sinh các xung đột: Xung đột giữa hoạt động du lịch với khai thác khoáng sản; (2) giữa du lịch với các tai biến thiên nhiên; (3) giữa khai thác khoáng sản với BVMT; (4) giữa các nhóm lợi ích. Sử dụng bền vững tài nguyên vùng ven bờ, phát huy có hiệu quả các giá trị của vùng ven bờ, giảm xung đột lợi ích trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế trước mắt và lợi ích BVMT lâu dài■ tràn ra biển. Sự cố môi trường này cho thấy, những tác động tiêu cực của các dự án khai thác titan gây ra cho môi trường. 3. Trao đổi, thảo luận Sử dụng khôn khéo tài nguyên và BVMT vùng ven bờ là trách nhiệm chung của cộng đồng và phải được xã hội hóa, thể hiện bằng các cam kết và hoàn thiện về thể chế. Đồng thời cần xây dựng và thực hiện kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp vùng ven bờ, làm cơ sở để rà soát và điều chỉnh quy hoạch của các ngành KT-XH. Quy hoạch vùng khai thác sa khoáng hợp lý, nhằm bảo vệ dải cồn cát giáp biển có giá trị là đê biển tự nhiên, chắn sóng bão và nước biển dâng, bảo đảm an toàn dân sinh và xã hội. Quy hoạch xây dựng các cụm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ, cụm dân cư và đô thị vùng ven bờ hài hoà với không gian và cảnh quan thiên nhiên; có hệ thống cơ sở hạ tầng và mảng cây xanh thích hợp, bảo đảm chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống. Quy hoạch vùng cồn cát giáp biển để bảo vệ, coi cồn cát là vùng đệm an toàn ven biển đặc biệt trong đó bao gồm cả rừng phòng hộ, bãi cát ven biển phù hợp với tiêu chí phát triển KT-XH và mục tiêu bảo tồn các giá trị sinh thái và sự an toàn dân sinh trước thiên tai và BĐKH. Quy hoạch bảo vệ, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, cây trồng, vật nuôi đặc hữu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Colin V. Myrray-Wallace, Brian G. Jones, Tran Nghi, David M. Price, Vu Van Vinh, Trinh Nguyen Tinh, Gerald C. Nanson (2002). "Thermoluminescence ages for a rewarked coactal barrier, southeastern Vietnam: a preliminary report", Journal of Asian Earth Sciences 20 (2002), pp. 535 - 548. 2. Hoàng Văn Long, K. Stattegger, A. Schimanski, Đặng Văn Bát. (2007), "Đặc điểm trầm tích Hiện đại ở đới thềm trong thềm lục địa từ Phan Thiết đến Vũng Tàu, Việt Nam", Tạp chí địa chất, (số 299 (3-4)/2007), tr. 60 - 69. 3. Phạm Trung Lương (chủ biên), Đặng Duy Lợi, Vũ Tất Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh, 2001. Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. 4. Trần Nghi và nnk (1996), Tiến hóa thành tạo hệ cát ven biển Miền Trung trong mối quan hệ tương tác với sự thay đổi mực nước biển trong Đệ tứ, Tuyển tập công trình Địa chất và Địa Vật lý biển, 2; 130-138, Hà Nội. 5. Trần Nghi và nnk (1998), Môi trường và cơ chế thành tạo cát đỏ Phan Thiết, Tạp chí Địa chất 245, 10-20, Hà Nội. 6. Trần Nghi, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Vũ Văn Vĩnh, Ma Kông Kọ, Trịnh Nguyên Tính (1998), "Môi trường và cơ chế thành tạo cát đỏ Phan Thiết", Tạp chí Địa chất, (số 245 (3-4)/1998), tr. 10-20. 7. Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận (2010), Đề án Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. 8. Mai Thanh Tân (Chủ trì) (2010), Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa chất công trình thềm lục địa miền Trung phục vụ cho việc xây dựng công trình và định hướng phát triển kinh tế biển, mã số: KC.09.01/06-10. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 9. Nguyễn Văn Thuấn và Trần Văn Thảo (2008), Tiềm năng sa khoáng titan-Zircon công nghiệp trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết ở dải ven biển Nam Trung Bộ, Tạp chí địa chất 308, 18-24, Hà Nội. Chuyên đề III, tháng 11 năm 201778 CONFLICTS IN THE PROCESS OF EXPLOITING TOURISM RESOURCES AND TITANIUM MINERAL SANDS IN COASTAL ZONE OF BÌNH THUẬN PROVINCE Dương Thị Thanh Xuyến Vietnam Environment Administration Trần Nghi, Nguyễn Đình Thái University of Science - VNU Nguyễn Văn Tuấn Vietnam Institute of Geociences and Mineral Resources ABSTRACT Tourism resources and Titanium mineral sands are the two most important resources of Bình Thuận Province. The question is whether both of these resources can be exploited at the same time or their expoliations are mutually exclusive. Results of an analysis of the pros and cons of each type of resources have clarified the conflicts in the exploitation process and socio-economic development. Exploiting tourism resources is the direction of sustainable development and plays a leading role in socioeconomic development of Bình Thuận Province. Therefore, it is necessary to strictly protect the landscape of the Red Sand Geological Park and to handle the technical work of coastal erosion mitigation. Economic development of tourism does not create conflicts. In stead, the conflict lies between the overwhelming number of tourists and the carrying capacity of the environment. The calculation of carrying capacity when developing tourism on a large scale must be done in detail and formulated into under law regulations. The exploitation of Titanium mineral resources creates conflict in a series of issues: conflict with the development of tourism economy; contamination of surface water and groundwater with mineral and radioactive waste from mineral sand; deformation of the topography of coastal sand dunes and loss of groundwater resources in sand dunes. These conflicts are seriously against the principle of sustainable development. Therefore, economic development of mining titan mineral sands is not recommended. Key words: Sand dune, conflict, travel, mineral sand, sustainable economy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf13_0796_2201373.pdf
Tài liệu liên quan