Những lỗi trong cuốn Sách giáo khoa Vật lí 12

Tài liệu Những lỗi trong cuốn Sách giáo khoa Vật lí 12: Sưu tầm từ Thầy Nguyễn Trọng Sửu Đây chỉ là vài nhận xét riêng, mang tính cá nhân (chữ màu đỏ). Có những chỗ góp ý đúng (Lỗi 1, 6, 10, 11,13, 14). Còn các chỗ khác nên giữ nguyên. Có chỗ người góp ý viết nhầm (tô vàng). Neutrino (nơ-tri-nô) là hạt sơ cấp thuộc nhóm các hạt lepton, bền, không mang điện tích, khối lượng nghỉ bằng không hay rất nhỏ (các thí nghiệm mới đang chứng tỏ neutrino có khối lượng) – Theo Wiki Vì vậy, nói (như ở SGK 12 chuẩn) nơ-tri-nô có khối lượng nghỉ bằng 0 hay rất nhỏ thì rõ hơn. Riêng 2 cuốn sách giáo khoa, sách bài tập Vật lý lớp 12 nâng cao và cơ bản của Nhà xuất bản Giáo dục được giáo viên phát hiện có 20 lỗi sai nội dung kiến, diễn đạt văn phạm khó hiểu, dẫn nguồn không chính xác… Lỗi  1:     Sách giáo khoa Vật lí 12 nâng cao NXBGD 2009 (VL12NC), trang 269, có viết: “…Nhà vật lí Paoli, người Áo, đã tiến đoán sự tồn tại của hạt sơ cấp mới trong phân rã b+ là nơtrinơ và phản hạt nơtrinô; các hạt này không mang điện, có khối lượng nghỉ bằng 0, chuyển đ...

doc9 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những lỗi trong cuốn Sách giáo khoa Vật lí 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sưu tầm từ Thầy Nguyễn Trọng Sửu Đây chỉ là vài nhận xét riêng, mang tính cá nhân (chữ màu đỏ). Có những chỗ góp ý đúng (Lỗi 1, 6, 10, 11,13, 14). Còn các chỗ khác nên giữ nguyên. Có chỗ người góp ý viết nhầm (tô vàng). Neutrino (nơ-tri-nô) là hạt sơ cấp thuộc nhóm các hạt lepton, bền, không mang điện tích, khối lượng nghỉ bằng không hay rất nhỏ (các thí nghiệm mới đang chứng tỏ neutrino có khối lượng) – Theo Wiki Vì vậy, nói (như ở SGK 12 chuẩn) nơ-tri-nô có khối lượng nghỉ bằng 0 hay rất nhỏ thì rõ hơn. Riêng 2 cuốn sách giáo khoa, sách bài tập Vật lý lớp 12 nâng cao và cơ bản của Nhà xuất bản Giáo dục được giáo viên phát hiện có 20 lỗi sai nội dung kiến, diễn đạt văn phạm khó hiểu, dẫn nguồn không chính xác… Lỗi  1:     Sách giáo khoa Vật lí 12 nâng cao NXBGD 2009 (VL12NC), trang 269, có viết: “…Nhà vật lí Paoli, người Áo, đã tiến đoán sự tồn tại của hạt sơ cấp mới trong phân rã b+ là nơtrinơ và phản hạt nơtrinô; các hạt này không mang điện, có khối lượng nghỉ bằng 0, chuyển động với tốc độ xấp xỉ bằng tốc độ ánh sáng”. Điều này là chưa chính xác, bởi vì theo thuyết tương đối của Anhstanh, nếu vật chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng (v » c) thì khối lượng nghỉ xấp xỉ bằng m0 » 0 chứ không thể bằng 0! Sách giáo khoa Vật lí 12 NXBGD 2009 (VL12), trang 189 viết: ”…Đó là hạt nơtrinô, có khối lượng rất nhỏ, không tích điện, chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng”! Lần tái bản tới SGK Vật lí 12 NC sẽ sửa thành có khối lượng nghỉ gần bằng 0. 2. Cách nói “ánh sáng thích hợp” là dùng theo cách nói như ở hiện tượng quang điện ngoài, để HS dễ hiểu. Đôi khi, hằng ngày ta vẫn quen nói tia hồng ngoại, tia tử ngoại, m lẽ ra phải dùng thuật ngữ: “bức xạ điện từ”. Trong dạy học, nếu khắt khe về từ ngữ nhiều khi HS càng khó tiếp thu. Chỗ này, sách dùng từ ánh sáng cho dễ hiểu, không nhất thiết phải thay. Lỗi 2     Sách VL12NC, trang 234, có viết: “Hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào gọi là hiện tượng quang dẫn”. Hỏi: Nếu chiếu chùm tia hồng ngoại thích hợp vào chất bán dẫn thì điện trở của chất bán dẫn có giảm không? Nên chăng thay cụm từ “ánh sáng thích hợp” bởi “bức xạ điện từ thích hợp”? Từ thích hợp ở đây được hiểu là có bước sóng nhỏ hơn l0. Điều này đã được nêu ở ngay trang 233. Ở đây, từ ánh sáng được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là ánh sáng nhìn thấy. Do đó, nếu chùm tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn l0 đối với vật liệu được xét, thì nó vẫn gây ra hiện tượng quang dẫn trong vật liệu đó. (Khôi) 3. Sách GK viết đúng. Lỗi  3.     VL12, trang 4, có viết: Nếu sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kỳ, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ thì dao động của vật đó là tuần hoàn”. Điều này không chính xác! Ví dụ xét chất điểm dao động điều hòa với biên độ A. Khoảng thời gian vật đi từ –A đến A rồi từ A về –A là một chu kỳ. Như vậy vật trở lại vị trí cũ –A (vị trí bắt đầu dao động) ngược hướng với hướng cũ chứ không  phải theo hướng cũ. 4. Sách GK viết đúng. Lỗi  4.     VL12, trang 45, có viết: “…cho cần rung, ta thấy hai điểm S1, S2 gần như đứng yên..”. Hỏi: Nếu như S1, S2 gần như đứng yên thì liệu còn có sự giao thoa nữa không? Nên chăng thay cụm từ “hai điểm S1, S2 gần như đứng yên” bởi “rất gần hai điểm S1, S2 gần như đứng yên”. 5. Cả 2 bộ sách GK đều viết đúng. Lỗi  5.     Sách VL12NC, trang 237, có viết: “Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ”. Sách VL12, trang 166, có viết: “Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ”. Cần lưu ý, chỉ khi ở trạng thái dừng cơ bản nguyên tử mới không bức xạ còn ở trạng thái dừng kích thích thì nó vừa có thể bức xạ vừa có thể hấp thụ. Trạng thái dừng là trạng thái mà nguyên tử tồn tại ở đó lâu dài, ổn định. Trạng thái kích thích là trạng thái có năng lượng cao hơn trạng thái dừng. Nguyên tử không thể tồn tại lâu dài ở trạng thái kích thich, mà sớm hay muôn, sẽ chuyển về trạng thái dừng, và giải phóng phần năng lượng đã được dùng để dưa nó lên trạng thái kích thích. Vì vậy không có khái niệm trạng thái dừng kích thích! 6. Đồng ý, chỗ này, sách VL12 viết như vậy HS khó mà hiểu được. Lỗi  6.     Sách VL12, trang 42 viết:“Ánh sámg truyền qua những  điểm đứng yên không bị tán xạ nên cho ảnh là những đường hypebon sáng. Còn ánh sáng truyền qua những điểm dao động mạnh thì bị tán xạ nên cho ảnh là những đường hypebol tối”. Kết luận này thật sự rất khó hiểu, bởi vì học sinh chưa được học khái niệm về tán xạ. 7. Tôn trọng cách viết của sách GK, không cần thay. Lỗi  7.     Sách VL12NC trang 119 viết “Các phương trình (21.2), (21.3), (21.4) cho thấy các đại lượng điện q, i, u, đều biến thiên tuần hoàn theo quy luật dạng sin”. Nên chăng thay “tuần hoàn theo quy luật dạng sin” bằng “điều hòa” và trong các phương trình trên thay q0 bởi Q0? Sẽ sửa “tuần hoàn” thành “điều hòa”. Có một quy ước thường được sử dụng trong SGK vật lí mới là các đại lượng biên thiên theo thời gian được kí hiệu bằng chữ thường (q, i, e (suất điện động)...) (Khôi) Lỗi  8.     Sách VL12, trang 154, chỉ trình bày định luật quang điện thứ nhất. 8. Sách VL12 chỉ trình bày định luật quang điện thứ nhất l nhằm giảm tải cho HS. Điều này được thực hiện theo đúng Chương trình của Bộ (Khôi) Nên chăng đưa thêm định luật quang điện thứ hai và thứ ba vào để cho học sinh hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng quang điện. Lỗi  9.     Nhiều khái niệm được định nghĩa nhiều lần. Trang 263, sách VL12NC đã viêt: “Hiđrô có 3 đồng vị: hiđrô thường ,  đơteri   (hay  ) và triti  (hay  )”. Đến trang 288 sách VL12NC viết: “ví dụ phản ứng    trong đó 21 H là đồng vị năng có trong thiên nhiên của hiđrô, gọi là đơteri (D)” Trong lần tái bản tới sẽ bỏ đoạn là đông vị năng có trong thiên nhiên của hiđro gọi… (Khôi). 9. Tôn trọng cách viết của các tác giả. Không cần phải điều chỉnh gì chỗ này. Trang 277 sách VL12NC đã viết: “...Vì sự tổng hợp hạt nhân chỉ có thể xảy ra ở nhiệt độ cao nên phản ứng này gọi là phản ứng nhiệt hạch”. Nhưng đến trang 288 sách VL12NC lại viết lặp lại: “Chính sự tổng hợp hạt nhân chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao nên phản ứng này gọi là phản ứng nhiệt hạch”. Nhắc lại để nhấn mạnh. Ở lần tái bản năm 2009, đã viết "phản ứng nhiệt hạch" bằng chữ đứng, không italic như trước (Khôi) 10 …đến năm 1934, hai ông bà Irène Curie và Fédéric Joliot (con gái và rễ của ông bà Pierre – Marie Curie) tìm ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo. Xem wiki: Irène Curie and Frédéric Joliot were awarded the Nobel Prize for chemistry in 1935 for their discovery of artificial radioactivity. Lỗi  10.  Sách VL12, trang 188, mở đầu bài học có ghi một đoạn trích dẫn như sau:“…Tiếp theo đó, hai ông bà Pi-e (Curie) và Ma-ri-Quy-ri lại tìm thêm được hai chất phóng xạ là Pôlôni và rađi, trong đó rađi có tính phóng xạ mạnh hơn nhiều so với Urani và đến năm 1934, hai ông bà Quy-ri tìm ra hiện tượng phóng xạ nhận tạo…”. Tuy nhiên, sự thật là ông Pi-e Quy-ri mất năm 1906 và bà Mari-Quyri thì mất năm 1934. Lỗi  11.  Sách VL12NC, câu hỏi C3 trang 192 sách giáo khoa viết: “Nếu thay cho việc rạch hai khe S1, S2 trên màn E, người ta dùi hai lỗ nhỏ S1, S2 thì sẽ quan sát thấy gì? Tác giả đã viết nhầm M2 thành E, làm cho học sinh không có câu trả lời! (chỗ này viết cường điệu quá!) 11. Sách viết nhầm M2 thành E. Trong lần tái bản tới sẽ sửa E thành M2. 12. Sách chỉ viết đến thế được rồi, còn lại là phần của GV. (Chỗ này GV có thể nói lướt qua một chút về nhiễu xạ sóng, có thể dùng hình ảnh minh họa cho dễ hiểu) Lỗi  12.  Sách VL12, trang 128 viết: “Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chỉ có thể giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Hiện tượng này tương tự như hiện tượng nhiễu xạ của sóng trên mặt nước khi gặp vật cản”. Ý của tác giả muốn nhấn mạnh, hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng tương  tự như hiện tượng nhiễu xạ của sóng nước. Tuy nhiên, học sinh chưa được học hiện tượng nhiễu xạ của sóng nước! 13. Sách VL 12 NC viết đúng. “Thế năng và động năng của vật dao động điều hòa biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2 theo thời gian”. Ở sách BT viết nhầm, cần sửa lại là “tuần hoàn”. (chỗ này viết theo sách cũ, chưa sửa đồng bộ với sách GK) Sách Bài tập không viết nhầm (Khôi) S 13. Lỗi  13.  Dao động điều hòa không “hiểu” một cách nhất quán:  . -Sách VL12NC, trang 31 viết: ”Dao động mà phương trình có dạng (x = Acos(wt + j)), tức là vế phải là hàm cosin hay sin của thời gian nhân với một hằng số, gọi là dao động điều hoà”. Theo bộ sách này thì thế năng và động năng của vật dao động điều hòa biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2 theo thời gian: Điều này đã được nhấn mạnh ở các bài tập 1 (VL12NC trang 43), bài tập 2.8 (sách Bài tập vật lí 12 nâng cao (BTVL12NC) trang 12). Nhưng thật bất ngờ ở bài tập 4.1, BTVL12NC trang 25 lại xem năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa. (sửa lại!) Sách viết đúng. Vì đấy là câu sai, mà HS cần chọn! (Khôi) 14. Tương tự như lỗ 13, ở sách BTVL12 cũng viết nhầm, cần sửa lại là “tuần hoàn”. (chỗ này viết theo sách cũ, chưa sửa đồng bộ với sách GK) Lỗi  14.  Sách VL12, trang 5 viết: ”Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian”. Ở bài tập 20.8, sách Bài tập vật lí 12 (BTVL12) trang 25 lại xem năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với chu kì T/2 (sửa lại!) 15. Cả 2 sách nói đều đúng. Không cần phải sửa. Lỗi  15.  Sách VL12NC, trang 268 viết: “tia a chỉ đi được tối đa khoảng 8 cm trong không khí”. Nhưng sách VL12, trang 188 lại viết: “Quãng đường đi được của tia a trong không khí chừng vài xentimet”. Tuỳ theo năng lượng của tia a, mà nó đi được xa hay gần. Nhưng tia có năng lượng cao nhất cũng chỉ đi được khoảng 8 cm trong không khí! (Khôi) 16. Cả 2 sách nói đều đúng. Không cần phải sửa. Do sử dụng nguồn tư liệu khác nhau nên có sai lệch, nhưng không sai. 16. Lỗi  16.  Sách VL12, trang 184 viết: “Các hạt nhân bền vững có  lớn nhất vào cỡ 8,8 Mev/nuclôn; đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa của bảng tuần hoàn ứng với: 50 < A < 95”. Nhưng sách VL12NC trang 265 lại viết: “Đối với các hạt nhân có số khối A trong khoảng từ 50 đến 70, năng lượng liên kết riêng của chúng có giá trị lớn nhất, vào cỡ 8,8 Mev/nuclôn”. Chất l0 (mm) Xesi Cs 0,660 Canxi Ca 0,750 Lỗi  17.  Sách VL12, trang 224 viết: “Giới hạn quang điện của một số kim loại" Sách Vật lý 12 NC, trang 224 viết: “Giới hạn quang điện của một số kim loại" Chất l0 (mm) Xesi Cs 0,580 Canxi Ca 0,430 (xem lại!) SGK Vật lí 12 NC đã sửa các giá trị cho Ca và Cs trong lần tái bản năm 2008 (Khôi). Sẽ xem lại và thống nhất giữa hai bộ sách. 18. Sách VL12 NC viết hợp lý, dễ nhớ hơn. (Sách 12 chuẩn có thêm mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần, là viết theo sách cũ trước đây). Mạch khuếch đại cao tần không cần thiết phải có) Lỗi  18.  Sách VL12, trang 119 viết: “Sơ đồ khối của máy thu thanh đơn giản gồm: anten, mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần, mạch tách sóng, mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần và loa”. Sách VL12 NC viết hợp lý, dễ nhớ hơn. (Sách 12 chuẩn có thêm mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần, là viết theo sách cũ trước đây). Mạch khuếch đại cao tần không cần thiết phải có)  Sách VL12NC, trang 135 viết:” Hệ thống thu thanh gồm: - Anten thu: cảm ứng với nhiều sóng điện từ; - Chọn sóng: chọn lọc sóng muốn thu nhờ cộng hưởng; - Tách sóng: lấy ra sóng âm tần số sóng cao tần biến điệu đã thu được; - Khuếch đại âm tần: khuếch đại âm tần rồi đưa ra loa tái lập âm thanh.” Nếu 2 học sinh học ở hai ban (Cơ bản, Nâng cao) mà trao đổi với nhau về máy thu thanh theo hai sơ đồ này thì có lẽ “không phân thắng bại”. (chỗ này viết cường điệu quá!) SGK VL 12 NC nêu những bộ phận chủ yếu, không thể thiếu được. Ở các thiết bị dùng trong thực tế, còn nhiều bộ phận khác nữa để nâng cao chất lượng tín hiệu. (Khôi) 19. “Ánh sáng trắng ….”: Sách VL12 NC viết hợp lý, dễ nhớ hơn. Lỗi  19.  Sách VL12NC, trang 188 viết: “Ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng hồ quang điện, ánh sáng đèn dây tóc.....) là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu từ đỏ đến tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp, hay ánh sáng đa sắc.” Sách VL12, trang 131 viết:”Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 0 đến ¥. Nhưng chỉ các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm là giúp được nhìn mọi vật và  phân biệt màu sắc”. 20. Sách VL12 NC giải thích đúng. Có gì phải bàn nữa? Lỗi  20.  Sách BTVL12NC “phủ định” sách VL12 và “làm khó” sách BTVL12NC. (chỗ này viết cường điệu quá!) -Sách VL12, trang 19 viết: “Hình 4.2 Những người chơi đu biết duy trì dao động của chiếc đu bằng cách truyền năng lượng cho chiếc đu”. -Sách bài tập vật li 12 nâng cao NXBGD 2009, trang 14 viết: 2.16 Chọn câu đúng. Người đánh du A. dao động tự do. B. dao động duy trì. C. dao động cưỡng bức cộng hưởng.  D.không phải là một trong ba dao động trên. Theo hướng dẫn của sách này, chọn phương án D và được giải thích ở trang 73, sách BTVL12NC: “Người đánh đu luôn luôn thay đổi tư thế trên thanh đu: khi ngồi xổm, khi khom lưng, khi đứng thẳng khiến cho vị trí khối tâm thay đổi. Điều đó dẫn đến thay đổi khoảng cách từ khối tâm đến trục quay, làm cho mô men quán tính của đu thay đổi theo thời gian. Dao động này khác với dao động của con lắc vật lí. Dao động của người đánh đu thuộc một loại đặc biệt, gọi là dao động thông số (có thông số của hệ biến đổi theo thời gian).” -Sách VL12NC, trang 50 viết: “... Nếu mỗi lần võng đi tới gần một vật cố định (ví dụ bức tường) rồi lại ra xa, khi ra xa người nằm võng đẩy nhẹ vào vật ấy để vật tác động vào tay một (phản) lực làm cho võng đi ra xa nhanh hơn, thì võng được cấp thêm năng lượng và dao động của võng được duy trì.”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhung-loi-trong-SGK_vat_li-12.doc
Tài liệu liên quan