Những khía cạnh xã hội của hiện tượng tham nhũng

Tài liệu Những khía cạnh xã hội của hiện tượng tham nhũng: Xã hội học số 1 (93), 2006 85 Những khía cạnh xã hội của hiện t−ợng tham nhũng Mai Hà 1. Tham nhũng: một hiện t−ợng xã hội Có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về hiện t−ợng tham nhũng [1,2], nh−ng nói chung những yếu tố cơ bản để nhận dạng tham nhũng là: • Đó là hành vi vụ lợi; • Đó là hành vi bất chính, trái pháp luật; • Đó là hành vi của những ng−ời có chức, có quyền. Qua những yếu tố cơ bản trên, ng−ời ta cũng có thể thấy rõ, tham nhũng là một hiện t−ợng xã hội, gắn liền với việc quản lý và điều hành xã hội. Nguồn gốc xã hội của tham nhũng là lòng tham (thuộc cái xấu) của con ng−ời, và động cơ của tham nhũng là vụ lợi. Mà con ng−ời của mọi xã hội nói chung luôn tìm kiếm cái lợi và cũng không thể loại bỏ tuyệt đối những cái xấu của chính mình đ−ợc. Chính vì vậy, hiện nay, không thể nói tới việc loại bỏ tuyệt đối hiện t−ợng tham nhũng ra khỏi cuộc sống xã hội, hay nói cách khác: không một n−ớc nào là không có hiện t−ợng tham nhũng. Chỉ có đi...

pdf5 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khía cạnh xã hội của hiện tượng tham nhũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (93), 2006 85 Những khía cạnh xã hội của hiện t−ợng tham nhũng Mai Hà 1. Tham nhũng: một hiện t−ợng xã hội Có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về hiện t−ợng tham nhũng [1,2], nh−ng nói chung những yếu tố cơ bản để nhận dạng tham nhũng là: • Đó là hành vi vụ lợi; • Đó là hành vi bất chính, trái pháp luật; • Đó là hành vi của những ng−ời có chức, có quyền. Qua những yếu tố cơ bản trên, ng−ời ta cũng có thể thấy rõ, tham nhũng là một hiện t−ợng xã hội, gắn liền với việc quản lý và điều hành xã hội. Nguồn gốc xã hội của tham nhũng là lòng tham (thuộc cái xấu) của con ng−ời, và động cơ của tham nhũng là vụ lợi. Mà con ng−ời của mọi xã hội nói chung luôn tìm kiếm cái lợi và cũng không thể loại bỏ tuyệt đối những cái xấu của chính mình đ−ợc. Chính vì vậy, hiện nay, không thể nói tới việc loại bỏ tuyệt đối hiện t−ợng tham nhũng ra khỏi cuộc sống xã hội, hay nói cách khác: không một n−ớc nào là không có hiện t−ợng tham nhũng. Chỉ có điều, nếu trong một xã hội lành mạnh thì hiện t−ợng tham nhũng chỉ là cá biệt và t−ơng đối kín đáo; còn nếu trong một xã hội không lành mạnh thì hiện t−ợng tham nhũng là khá phổ biến và t−ơng đối lộ liễu, gần nh− ai cũng thừa nhận. Nh− vậy, không nên bàn đến việc chống đ−ợc, hay không chống đ−ợc tham nhũng theo nghĩa tuyệt đối, mà chỉ nên bàn tới việc chống đ−ợc, hay không chống đ−ợc tham nhũng theo nghĩa t−ơng đối mà thôi. Nói tóm lại, muốn giữ đ−ợc uy tín tr−ớc nhân dân, mọi chính phủ buộc phải tìm biện pháp để làm sao để chống lại hiện t−ợng tham nhũng phổ biến. Sau đây, trong bài này, từ tham nhũng đ−ợc hiểu theo nghĩa tham nhũng phổ biến. Mục đích của bài này là làm rõ những khía cạnh xã hội, nguyên nhân chủ quan và khách quan của tham nhũng. 2. Những nguyên nhân cơ bản của tham nhũng 2.1. Nhóm nguyên nhân khách quan (đối với chủ thể quản lý) Nhóm nguyên nhân khác quan này bao gồm những nguyên nhân dẫn tới hiện t−ợng tham nhũng một cách đ−ơng nhiên, gần nh− không tùy thuộc vào ph−ơng thức tổ chức xã hội, vào tính nghiêm khắc và tính độc lập của hệ t− pháp. Nhóm nguyên nhân này là khách quan và luôn luôn tồn tại đối với bất kỳ chính quyền nhà n−ớc nào. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Những khía cạnh xã hội của hiện t−ợng tham nhũng 86 a. Cái xấu (thói h−, tật xấu, cái tha hóa) của con ng−ời: trong con ng−ời nhìn chung đều có cái thiện và cái ác, cái vị tha và ích kỷ... tóm lại cái đẹp và cái xấu. Đó là bản chất luôn đi kèm với con ng−ời trong môi tr−ờng của một xã hội cụ thể. b. Tính xã hội của quyền lực: trong bất kỳ xã hội nào, những ng−ời có chức, có quyền bao giờ cũng nắm quyền lực trong việc thực thi công vụ. Quyền lực đó nhìn chung là phải tuân theo pháp luật hoặc những quy định của nhà n−ớc, song các điều luật (những quy định nhà n−ớc) không phải lúc nào cũng bao quát đ−ợc tất cả các khía cạnh phức tạp của thực tế cuộc sống (và có lẽ không bao giờ bao quát hết đ−ợc). Thêm vào đó, xã hội lại luôn luôn vận động và phát triển, mà ng−ời dân lại không hiểu biết t−ờng tận mọi ngóc ngách của môi tr−ờng pháp lý. Chính vì vậy, th−ờng xuyên xuất hiện những cơ hội có thể tham nhũng. Với Cái xấu trong những con ng−ời đang có chức, có quyền, đang thực thi công vụ, nhiều ng−ời trong số họ luôn tìm kẽ hở của pháp luật, dùng quyền lực của địa vị để vụ lợi, để tham nhũng. 2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan (đối với chủ thể quản lý) Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, còn có những nguyên nhân chủ quan, đ−ợc hình thành do hậu quả của một thể chế, xã hội cụ thể, hay do sự độc đoán, chuyên quyền của tập đoàn, của cá nhân ng−ời lãnh đạo quốc gia. Nói cách khác, việc có hay không có những nguyên nhân chủ quan, việc những nguyên nhân chủ quan có tác động mạnh hay có tác động không đáng kể đến sự hình thành nạn tham nhũng, là phụ thuộc rất nhiều vào tính lành mạnh của xã hội, vào đạo đức và trình độ tri thức của các nhà lãnh đạo quốc gia. Sau đây là một số nguyên nhân chủ quan: a. Môi tr−ờng pháp lý thiếu lành mạnh • Hệ thống luật pháp, các quy định nhà n−ớc không khoa học, không hoàn chỉnh và không đồng bộ (dạng nặng hơn đó là pháp luật, quy định mang tính độc tôn, mang tính đàn áp của các bạo chúa, vua quan phong kiến...); • Thiếu vắng cơ quan lập pháp có quyền lực thực sự (hoặc cơ quan lập pháp chỉ tồn tại một cách hình thức); • Thiếu vắng tính độc lập của cơ quan t− pháp; • Sự tồn tại của siêu thế lực nằm trên pháp luật (thí dụ mafia chính trị, mafia kinh tế...); • Sự trì trệ và tùy tiện trong việc giải quyết đơn từ khiếu nại, và tố tụng. b. Trình độ dân trí thấp: • Đầu t− d−ới ng−ỡng cho giáo dục tiểu học và giáo dục phổ thông nói chung; • Hiện t−ợng phổ biến thiếu thông tin và mất bình đẳng trong thông tin; • Hiện t−ợng phổ biến trong ng−ời dân về thiếu hiểu biết về pháp luật c. Tính độc lập khách quan của báo chí ở mức độ yếu: • Hệ thống truyền thông và các cơ quan công luận không đủ tính độc lập khách quan; d. Sự bất hợp lý trong hệ thống giá trị kinh tế: Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Hà 87 • Hệ thống tiền l−ơng chính thống phi lý, đ−ợc hình thành từ một cách chắp vá (l−ơng của lao động chân tay bằng, thậm chí nhiều hơn l−ơng của lao động trí óc), l−ơng không đủ sống tồn tại và không phản ánh đúng thu nhập, không phản ánh tính khoa học của l−ơng (trong đó có tính công bằng trong thu nhập), nhiều nhóm ng−ời thu nhập (ngầm) gấp chục lần, gấp trăm lần tiền l−ơng ghi ở thang bậc trong giấy tờ; • Các doanh nghiệp không lấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp làm mục đích, mà lấy việc làm giàu bất chính cho cá nhân làm mục đích (bằng hoạt động móc ngoặc, chia nhau hoa hồng một cách quá đáng và công nhiên, bằng việc xin cổng hậu những −u đãi, những độc quyền trong cơ chế thị tr−ờng); • Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp không đ−ợc bảo vệ. 3. Tham nhũng và những hậu quả xã hội của tham nhũng phổ biến 3.1. Ng−ời bạn đồng hành Nh− đã phân tích nguyên nhân khách quan của tham nhũng, thì rõ ràng hiện t−ợng tham nhũng luôn luôn tồn tại cùng với xã hội loài ng−ời khi mà trong xã hội có tầng lớp có chức có quyền và trong con ng−ời vẫn còn cái xấu. Nh− vậy, phải nói rằng, tham nhũng là ng−ời bạn đồng hành không thể không tính đến đối với mọi quốc gia. Có điều quan trọng là cần nhận biết: khi nào ng−ời bạn đồng hành gây “khó chịu” (tác động làm lung lay chế độ) cho xã hội. Để trả lời câu hỏi này, sau đây là những nhìn nhận, những phân tích về hậu quả xã hội của tham nhũng. 3.2. Hậu quả tiêu cực đối với chủ thể quản lý • Tr−ớc hết, đó là sự hủy hoại lòng tin của dân chúng vào các nhà lãnh đạo quốc gia; • Bóp méo mọi sự vận động trong phát triển kinh tế, làm tiêu tan mọi cố gắng quản lý vĩ mô nền kinh tế và dẫn tới việc làm thui chột những động lực sáng tạo; • Các nguồn đầu t− quốc tế rút chạy và quốc gia có tham nhũng phổ biến bị cô lập trong việc hợp tác kinh tế; • Tâm lý xã hội bị đảo lộn. Hiện t−ợng sai trái và ức hiếp ng−ời dân ngày càng tăng. Tr−ờng hợp để kéo dài, sẽ dẫn đến việc phẫn nộ và vùng dậy của dân chúng. 3.3. Hậu quả tích cực đối với xã hội • Trong điều kiện của môi tr−ờng phát triển xã hội thiếu lành mạnh, phải nói rằng, nếu không có tham nhũng, thì nền kinh tế vĩ mô gần nh− bị tê liệt, không ai muốn làm việc theo đúng l−ơng tâm và chức trách, đồng vốn của xã hội hầu nh− bị tê liệt và không sinh lãi. Ng−ợc lại, song hành với tham nhũng, thì đồng vốn của xã hội d−ờng nh− năng động hơn, đ−ợc đầu t− hiệu quả hơn. • Cũng nh− công dụng của chiếc nhiệt kế, bác sĩ và ng−ời bệnh biết về hiện trạng đáng báo động của con bệnh khi nhiệt độ thân nhiệt đã ở mức trên 37oC, hiện t−ợng tham nhũng là tiếng chuông báo động rất rõ ràng cho lãnh đạo, cho chế độ rằng: Cung cách quản lý kinh tế vĩ mô có vấn đề trục trặc rất cơ bản. Từ đó phải có Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Những khía cạnh xã hội của hiện t−ợng tham nhũng 88 những biện pháp đủ mạnh để đổi mới quản lý kinh tế vĩ mô, coi trọng hiệu quả thực sự, và trên cơ sở đó hiện t−ợng tham nhũng sẽ bị đẩy lùi. 4. Xã hội chống tham nhũng nh− thế nào Không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của một Đạo luật Chống tham nhũng, nh−ng nếu đạo luật đó mang tính đơn lẻ thì nó chỉ có tác dụng tức thời, mang tính tâm lý là chính mà thôi (hệt nh− tác dụng của viên thuốc hạ sốt, trong khi ng−ời ta cần phải tìm nguyên nhân đích thực dẫn đến cơn sốt thì mới chạy chữa khỏi bệnh đ−ợc). Thêm vào đó, ở bất kỳ quốc gia nào có tham nhũng thì đ−ơng nhiên tính thực thi pháp luật là rất yếu. Nh− vậy, một khi hiện t−ợng tham nhũng là phổ biến thì rõ ràng không thể chống tham nhũng chỉ bằng một Đạo luật Chống tham nhũng, mà phải bằng những biện pháp mang tính hệ thống. Tuy nhiên, có phải cứ hô hào, hay có ý t−ởng quyết liệt là có thể chống đ−ợc tham nhũng hay không? Đã có rất nhiều bài học trong lịch sử, khi nhà lãnh đạo tối cao nêu cao quyết tâm, tuyên chiến với quốc nạn tham nhũng, song do không nắm đ−ợc bản chất của hiện t−ợng xã hội này, mà đã bị thất thủ ngay khi ch−a kịp hành động. Để có thể đ−a ra những quyết định đúng đắn tr−ớc khi đ−a ra những biện pháp chống tham nhũng, cần phải xem xét đến những điều kiện cần và đủ để chống tham nhũng. Trên cơ sở các nguyên nhân chủ quan và khách quan nh− đã nêu trên, các điều kiện cần và điều kiện đủ đ−ợc trình bày nh− sau: 4.1. Điều kiện cần (t−ơng ứng với nguyên nhân chủ quan) a. Đảm bảo môi tr−ờng pháp lý lành mạnh; b. Nâng cao trình độ dân trí; c. Đảm bảo tính khách quan của báo chí; d. Đảm bảo lành mạnh hóa hệ thống giá trị kinh tế. 4.2. Điều kiện đủ (t−ơng ứng với nguyên nhân khách quan) a. Giáo dục đạo đức cho con ng−ời: tăng cái đẹp và giảm cái xấu của con ng−ời, tăng c−ờng đầu t− cho phát triển văn hóa; b. Công khai hóa quyền lực trong điều hành và quản lý xã hội, thực thi quyền dân chủ trong nhân dân. 5. Những lực l−ợng xã hội chống tham nhũng Hiện t−ợng tham nhũng là tín hiệu báo động mức độ tiêu cực trong việc điều hành và quản lý nhà n−ớc, điều này ai cũng thấy và dễ nhất trí. Có thể trông mong vào những lực l−ợng nào để chống tham nhũng? Có ba lực l−ợng chủ yếu chống tham nhũng, đó là: 5.1. Những quan chức • Lực l−ợng chống tham nhũng có thể là những quan chức đ−ơng nhiệm, song phải trong cơ chế đã đ−ợc đổi mới, trong môi tr−ờng xã hội lành mạnh và có kỷ c−ơng. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Mai Hà 89 • Những quan chức đ−ơng nhiệm của chính cơ chế mà xã hội đang có hiện t−ợng tham nhũng, nếu có tham gia chống tham nhũng, thì cũng chỉ là hình thức và đ−ơng nhiên là không có hiệu quả. Tại sao vậy? Vì một khi hiện t−ợng tham nhũng đã trở thành phổ biến, đâu đâu cũng thấy bàn tay can thiệp và lũng đoạn của siêu thế lực thì một số quan chức nào đó có chống tham nhũng cũng chỉ có thể đ−a ra ánh sáng những vụ “râu ria”, và không có cách nào trị đ−ợc tận gốc tất cả tội phạm trong vụ án lớn. Những quan chức nào do không hiểu đ−ợc lực của Siêu thế lực, chắc chắn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. 5.2. Những cơ quan t− pháp Các cơ quan t− pháp là một lực l−ợng chống tham nhũng rất quan trọng, song chỉ có hiệu quả khi tính độc lập phán xét đ−ợc đảm bảo, khi siêu thế lực gần nh− không thể có ảnh h−ởng gì tới quyết định của các cơ quan t− pháp. 5.3. Nhân dân Lực l−ợng chống tham nhũng hiệu quả nhất là ng−ời dân. Ng−ời dân chỉ có ba lọai ph−ơng tiện để tiến hành chống tham nhũng, đó là: • Các cơ quan truyền thông đại chúng (Đài, báo chí, truyền hình...); • Hệ thống t− pháp; • Đấu tranh trực tiếp. Trong tr−ờng hợp hai ph−ơng tiện trên bị hạn chế hiệu quả hoặc vô hiệu hóa (bởi thiếu vắng tính độc lập khách quan), nhân dân sẽ không còn đ−ờng nào khác là tỏ rõ sự phẫn nộ và vùng dậy, bởi vì suy cho cùng hành động tham nhũng là hành động ăn c−ớp những đồng tiền do ng−ời dân đóng thuế bằng lao động khó nhọc và chân chính của mình. 6. Kết luận Không thể đổ lỗi cho kinh tế thị tr−ờng, không thể đổ lỗi cho bộ máy hành chính bị h− hỏng, không thể đổ lỗi cho các thế lực bên ngoài... Ai có trách nhiệm bảo vệ lợi ích của ng−ời dân, bảo vệ công bằng xã hội? Không ai khác, đó là những nhà lãnh đạo quốc gia có tài, có đức, thật sự là ng−ời đấu tranh cho công bằng, cho dân chủ, cho văn minh, đó phải là những ng−ời đảm bảo trong sạch của bộ máy của mình và bảo vệ sự lành mạnh cho môi tr−ờng phát triển chung của đất n−ớc. Cần dựa vào những luận cứ xã hội học đã phân tích để hiểu thực sự bản chất của tham nhũng và từ đó đ−a ra những quyết sách quản lý đúng đắn và đủ sức mạnh, mang lại môi tr−ờng phát triển xã hội lành mạnh và bền vững [3]. Tài liệu tham khảo 1. Alatas H.S. Corruption: Its Nature, Causes and Functions. Aldershot, UK, 1990. 2. Elliot K.A. Corruption and the Global Economy. Washington, D.C. Institute for International Economics. 1997. 3. Stapenhurst R., Kpundeh S.L. Kiềm chế tham nhũng. Ngân hàng Thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2006_maiha_4599.pdf