Những khái quát cơ bản về công ty xây dựng 492

Tài liệu Những khái quát cơ bản về công ty xây dựng 492: Những khái quát cơ bản về Công ty xây dựng 492 I. Đặc điểm chung của Công ty xây dựng 492. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty xây dựng số 492 thuộc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng. Đơn vị được thành lập theo Quyết định số 506/TCT-LĐ ngày 10/8/1991 của Tổng Công ty Trường Sơn và Quyết định số 04/QĐ-TM ngày 03/01/1992 của Tổng tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về giải thể Công ty dịch vụ đời sống và thành lập Xí nghiệp Xây dựng trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn. Nhiệm vụ được giao khi thành lập Xí nghiệp là sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng, vận tải, hàng hoá. Thực hiện Nghị định 388/HĐBT về sắp xếp lại doanh nghiệp, Bộ quốc phòng ra Quyết định số 251/QĐ-QP ngày 25/6/1993. Thành lập Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng với chức năng nhiệm vụ: xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh...

doc15 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những khái quát cơ bản về công ty xây dựng 492, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những khái quát cơ bản về Công ty xây dựng 492 I. Đặc điểm chung của Công ty xây dựng 492. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty xây dựng số 492 thuộc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng. Đơn vị được thành lập theo Quyết định số 506/TCT-LĐ ngày 10/8/1991 của Tổng Công ty Trường Sơn và Quyết định số 04/QĐ-TM ngày 03/01/1992 của Tổng tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về giải thể Công ty dịch vụ đời sống và thành lập Xí nghiệp Xây dựng trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn. Nhiệm vụ được giao khi thành lập Xí nghiệp là sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng các công trình dân dụng, vận tải, hàng hoá. Thực hiện Nghị định 388/HĐBT về sắp xếp lại doanh nghiệp, Bộ quốc phòng ra Quyết định số 251/QĐ-QP ngày 25/6/1993. Thành lập Công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng với chức năng nhiệm vụ: xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng. Đến ngày 26/6/1994 Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 374/QĐ-QP bổ xung ngành nghề cho phép xây dựng giao thông, thủy lợi kinh doanh vật tư thiết bị đại lý xăng dầu. Ngày 18/4/1996 Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 506/QĐ-QP đổi tên thành Công ty xây dựng 492. Ngày 11/11/1996 Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số 1895/QĐ-QP ban hành điều lệ số 121 của Công ty xây dựng 492. Ngày 18/7/1997 Bộ Quốc Phòng ra Quyết định xếp loại hình Công ty xây dựng 492 là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nên rất chủ động trong việc liên hệ, ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Công ty xây dựng 492 là đơn vị mới thành lập của Tổng Công ty, nên bước đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất so với các Công ty khác. Trong những năm qua, để khắc phục khó khăn ,Đảng bộ đã quán triệt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế quy định của cấp trên. Từ đó đề ra những chiến lược phát triển đúng đắn, đẩy mạnh xây dựng cơ bản, trong đó ,xây dựng là chủ yếu, cùng với đó là phát triển giao thông thủy lợi có quy mô phù hợp với năng lực hiện có của đơn vị. Tăng cường củng cố cơ quan, đầu tư xây dựng cấp đội về mọi mặt, xây dựng và củng cố lại tổ chức con người. Đến nay các đội đều đầy đủ thiết bị xây dựng nhà từ 5-7 tầng như: vận thăng, máy trộn bê tông, máy trộn vữa, máy ép cọc, máy cẩu ... Đồng thời từng bước đầu tư các thiết bị làm đường như: máy xúc, máy ủi, máy trộn ... Từ khi thành lập cho tới nay, Công ty xây dựng 492 đã tiến hành thi công và bàn giao nhiều công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp với chất lượng cao, bàn giao đúng tiến độ, giá cả hợp lý nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng trên thị trường. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của cả nước, Công ty xây dựng 492 đã có những chuyển biến tích cực trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành sản xuất tạo ra nền nếp làm việc mới, có bài bản ... đáp ứng sự phát triển của Công ty, sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Trong những năm qua Công ty đã từng bước mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh tới các công trình của Bộ Tài chính, Bộ quốc phòng như: các trạm văn phòng ở tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hoá, Hà Nội, Hà Tây, Viện quân y 108, Viện y học dân tộc quân đội, các công trình giao thông thủy lợi, nhà ga sân bay Savanakhet nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Đồng thời Công ty còn tham gia đấu thầu, tham gia công trình vừa và nhỏ để cải thiện đời sống cho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị nâng cao uy tín của Công ty. Hiện nay, với sự hoạt động tầm cỡ, Công ty có 205 lao động, trong đó có 29 sĩ quan, 35 quân nhân chuyên nghiệp..., Công ty vẫn luôn đảm bảo công ăn việc làm thường xuyên, thêm hợp đồng làm việc ngắn hạn với lao động ngoài xã hội phục vụ cho những công trình lớn, phức tạp, yêu cầu công nghệ và kỹ thuật thi công cao nên số công nhân viên ngoài biên chế có tới 800 người. Năm 1997 ,hay nói chính xác hơn là sau khi trụ sở của Công ty chuyển ra chỗ làm việc mới, Công ty có nhiều thuận lợi trong giao dịch với khách hàng, từng cán bộ công nhân viên đều phấn khởi tin vào tập thể lãnh đạo và từng bước nâng dần tính kỉ luật ý thức trách nhiệm, tinh thần hăng say nghề nghiệp để xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh. Năm 1998, Công ty có khả năng đảm nhận được mọi loại công việc với khối lượng lớn, phức tạp, yêu cầu công nghệ thi công và kỹ thuật cao. Tập hợp một đội ngũ kỹ sư các ngành nghề, công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng cơ bản đồng thời Công ty đang đầu tư mới về thiết bị hiện đại như: Dây chuyền thi công đường bộ của Nhật, dây chuyền sản xuất cấu kiện bê tông, các thiết bị thi công cầu cảng ... để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của ngành xây dựng Việt Nam. Để thấy rõ quá trình hoạt động đi lên của Công ty, ta xét một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty trong 3 năm trở lại đây (trích báo cáo DNNN của Công ty) và kế hoạch năm 2001 (trích bản kế hoạch năm 2001 của Công ty). Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu thuần 2. Lợi nhuận 3. Nộp ngân sách 4. Thu nhập bình quân(người/năm) 33.705.397.415 438.205.658 883.978.976 10.040.000 35.564.879.245 462.789.456 1.115.888.329 11.444.000 35.762.811.450 364.756.000 1.502.598.000 10.240.000 Qua đó ta thấy Công ty luôn có sự đi lên về mọi mặt, giá trị sản lượng, vốn kinh doanh, các khoản phải nộp cho Nhà nước và thu nhập bình quân của công nhân viên đều tăng qua các năm Như vậy Công ty đã đầu tư một cách có hiệu quả vào các yếu tố sản xuất là con người, tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó tạo ra kết quả sản xuất ngày càng lớn, góp phần cùng xã hội xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào Ngân sách, góp phần tích cực trong sự phát triển của đất nước. Từ đó Công ty đã tiếp tục phấn đấu để đứng vững trên cơ chế thị trường nhiều sôi động và cạnh tranh gay gắt. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty xây dựng 492 có quy mô địa bàn hoạt động rộng để phân công lao động thành nhiều địa điểm thi công khác nhau ứng với mỗi công trình một cách có hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu suất công tác quản lý cũng như công tác kế toán, Công ty tổ chức lực lượng thi công thành các đội xây dựng và thực hiện cơ chế khoán nội bộ. Các đội tiến hành hạch toán kinh doanh, lãi hưởng lỗ chịu và quan hệ với Công ty thông qua việc vay vốn, thuê tài sản đồng thời phải nộp cho Công ty những khoản như thuế, các khoản khác phải nộp khác. Các đội có mở sổ sách để theo dõi riêng nhưng không có tư cách pháp nhân. Năm 1999 - 2001 các đội sản xuất đã thi công xây dựng trên địa bàn cả nước, điển hình là các công trình sau: - Đội xây dựng số 1 do ông Đặng Tiến Đông làm đội trưởng tiến hành chỉ đạo thi công những công trình: + Bệnh viện Lao Tuyên Quang + Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá + Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang + Công trình trại giam văn hoá của Bộ Nội vụ - Hà Nội. - Đội xây dựng số 2 do ông Nguyễn Hà Phan làm đội trưởng chỉ đạo thi công các công trình: + Công trình tạp chí cộng sản Hà Nội + Công trình Nhà máy thiết bị Bưu điện viễn thông - tỉnh Hà Tây + Công trình ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. - Đội xây dựng số 3 do ông Vũ Đăng Hùng làm đội trưởng tiến hành chỉ đạo các công trình: + Công trình trụ sở công an Phú Lương - tỉnh Bắc Thái + Công trình Nhà máy Honda - Phúc Yên. - Đội xây dựng số 4 do ông Trương Hữu Hoan làm đội trưởng tiến hành chỉ đạo thi công các công trình: + Công trình nhà ga, sân bay Savanakhet + Công trình Xí nghiệp in Học viện Quốc phòng + Công trình Thủy lợi sông Chu + Công trình kè đê Hữu Hồng. - Đội xây dựng số 5 do ông Nguyễn Huy Bình làm đội trưởng tiến hành chỉ đạo thi công những công trình: + Công trình Nhà máy ôtô Hoà Bình + Công trình Nhà máy gạch Thạch Bàn - Gia Lâm - Hà Nội. - Đội xây dựng số 6 do ông Phạm Gia Bình làm đội trưởng tiến hành chỉ đạo thi công những công trình: + Công trình Nhà máy xi măng Nghi Sơn - Thanh Hoá + Công trình sửa chữa và cải tạo Đại sứ quán Nga ở Hà Nội và hiện đang tham gia thi công tuyến đường Trường Sơn. 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng 492: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu đa tuyến - chức năng. Thủ trưởng đơn vị là Giám đốc Công ty được sự giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, bàn bạc tìm những giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên quyền quyết định những vấn đề ấy thuộc về Giám đốc Công ty. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu đề xuất khi được Giám đốc thông qua sẽ trở thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến mà không có quyền ra mệnh lệnh cho các tổ đội sản xuất. Bộ máy tổ chức của Công ty xây dựng 492 gồm 4 phòng ban và 6 đội sản xuất. Để đảm bảo quản lý tốt quá trình sản xuất và sản xuất có hiệu quả, là một đơn vị hạch toán độc lập. Đơn vị đã chia ra thành các phòng ban, đội như sau: Giám đốc P. Giám đốc Phòng kinh tế - kỹ thuật Phòng kế toán - tài chính Phòng h. chính - hậu cần Phòng chính trị Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Đội 5 Đội 6 Sơ đồ số1: Tổ chức bộ máy quản lý * Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, đội sản xuất, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Tổng Công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn Công ty và là người chủ tài khoản của Công ty. * Phó giám đốc: Là người tư vấn trực tiếp cho quyết định của Giám đốc và thực hiện các quyết định đó. Các Phó giám đốc và là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công một số công việc của Giám đốc. Phó Giám đốc và là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những mặt được phân công và đồng thời có thể thay mặt Giám đốc quyết định những vấn đề được phân công. Phó Giám đốc kỹ thuật phụ trách mảng công việc về thiết kế công trình, những vấn đề về kỹ thuật và điều hành bộ phận kỹ thuật trong phòng kinh tế kỹ thuật. Phó giám đốc kinh tế kế hoạch phụ trách mảng công việc về dự toán giá, về nguồn vật tư và phân công sắp xếp các hạng mục công trình hay là tiên lương, dự toán quá trình thi công, điều hành bộ phận tiên lượng trong phòng kinh tế kế hoạch. Hai Phó giám đốc luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. * Phòng kinh tế kỹ thuật: Luôn nắm bắt thông tin về giá cả, biến động của thị trường để hoạt động, tìm đối tác, ban hành, ký hợp đồng, kiểm tra chất lượng công trình, thẩm định dự án đầu tư. Phối hợp với Phòng Kế toán tài chính, thanh quyết toán công trình, sản phẩm hoàn thành. * Phòng kế toán tài chính: Phản ánh với Giám đốc chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu, các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy, tăng cường hạch toán kinh tế, cung cấp tài liệu thông tin kinh tế cần thiết. - Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn và điều hoà phân phối cho các đơn vị trực thuộc (các công trình) dựa trên cơ sở tiến độ thi công, thường xuyên kiểm tra giám sát về mặt tài chính đối với các đội xây dựng, hạng mục công trình hoàn thành đối với bên A, đảm bảo chi lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty và kiểm tra chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ. * Phòng chính trị: Có nhiệm vụ về công tác cán bộ, tổ chức xây dựng Đảng, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bảo vệ an ninh, chính sách quần chúng. Tổng hợp công tác Đảng và công tác chính trị. * Phòng hậu cần hành chính: Công tác đảm bảo hậu cần, quân lương, quân trang, quân y, doanh trại nhà đất ... Công tác hành chính, văn phòng và phục vụ cơ quan Công ty, văn thư bảo mật thông tin liên lạc, lái xe chỉ huy phục vụ, doanh trại, điện nước công vụ tiếp khách ... * Các tổ đội sản xuất: Công ty xây dựng 492 có 6 tổ đội sản xuất khi nhận thầu công trình nào thì các đội được phân công của cấp trên nhưng trên cơ sở hợp đồng khoán. Lực lượng sản xuất trên các công trình chủ yếu là các đội xây dựng ngoài ra do yêu cầu của mỗi công trình mà có thể tuyển thêm lao động ngoài hợp đồng hoặc thuê công nhân tại chỗ làm việc theo thời vụ. Ban giám đốc cùng với các phòng ban chức năng điều hành hoạt động sản xuất thi công ở Công ty một cách thống nhất với các đội xây dựng. Hiện nay Công ty thực hiện chế độ khoán gọn cho các đội xây dựng xây lắp trên cơ sở hợp đồng của Công ty với bên A. Bộ phận tiên lượng trong phòng kinh tế kỹ thuật có kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công, căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể các đội và từ quy chế nội bộ, Công ty giao khoán gọn cho các đội và giao nhiệm vụ phải hoàn thành đúng tiến độ. Các đội lại căn cứ vào điều kiện cụ thể của các đơn vị trực thuộc để phân công các phần việc. Với những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp thì có thể các đội cùng phối hợp thi công. Cuối từng tháng hoặc khi hoàn thành hợp đồng làm khoán, các đội tiến hành tổng kết, nghiệm thu đánh giá công việc về số lượng, chất lượng đã hòan thành của các đội, để làm cơ sở thanh toán từng khoản theo quy định trong hợp đồng. Có thể nêu ra quá trình quản lý như sau: Đối với các công trình do Công ty trực tiếp nhận với bên A, ký kết hợp đồng, nhận hồ sơ tài liệu, giải quyết các thủ tục về mặt bằng, nguồn điện nước thi công. Đối với các công trình do các đơn vị tự tìm kiếm thì các thủ tục trên do các đơn vị tự giải quyết và giao lại hồ sơ cho phòng kinh tế kỹ thuật đồng trước khi trình Giám đốc ký. Sau khi có đầy đủ các thủ tục để có thể thi công được, các đơn vị trực thuộc phải lập tiến độ, biện pháp thi công nếu được Giám đốc duyệt lúc đó mới ký lệnh khởi công. Về việc lập dự toán và quyết toán, các đơn vị tự làm và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu phải đảm bảo tính hợp lý và kịp thời. Phòng kinh tế kỹ thuật có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra và hỗ trợ về mặt dự toán khi cần thiết. Về vật tư, chủ yếu Công ty giao cho các đơn vị tự mua ngoài theo yêu cầu thi công, ngoài ra còn một phần vật tư do bộ phận sản xuất phụ và do bên A cung ứng nhưng số này rất hạn chế. Hiện nay đội cung ứng vật tư của Công ty đã giảm biên chế và chỉ còn một bộ phận vật tư chỉ có một nhân viên tiếp liệu vật tư cho Công ty. Do đó, lượng vật tư nhập cho Công ty thường phục vụ cho địa bàn thi công ở Hà Nội. Về máy thi công, chủng loại máy thi công ở Công ty khá phong phú đáp ứng tốt yêu cầu về kỹ thuật và tiến độ thi công mặc dù hệ số hao mòn khá lớn, hầu như toàn bộ số máy móc được giao cho các đơn vị phụ thuộc quản lý. Về chất lượng công trình, đội trưởng công trình là người đại diện cho đội phải chịu trách trước Giám đốc Công ty về chất lượng công trình và an toàn lao động, nếu có sai phạm kỹ thuật dẫn đến sửa chữa hoặc phá đi làm lại thì toàn bộ chi phí đó các đơn vị phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, phòng kinh tế kỹ thuật, phải giám sát và giải quyết vướng mắc cho các đơn vị, trong quá trình thi công, các đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giám sát làm việc. Về an toàn và bảo hiểm lao động: Các đội xây dựng có trách nhiệm thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước và theo quy định của Công ty. Qua một số đặc điểm trên, ta thấy Công ty đã áp dụng một cơ cấu quản trị hợp lý vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy thống nhất tránh sự chồng chéo hoặc sự buông lỏng quản lý. Công ty đã tăng cường chỉ đạo ở tất cả các công trình từ nhỏ đến lớn. Đây là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Công ty, vì thế Công ty luôn có sự đi lên và đạt thành tích ngày càng cao. 1.4. Đặc điểm về tổ chức bộ máy và hình thức kế toán của Công ty: Kế toán là một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của các doanh nghiệp.Tổ chức tốt công tác kế toán góp phần bảo toàn tài sản, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như vậy, việc tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả, là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Bộ máy kế toán phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh. ở Công ty xây dựng 492 , để phù hợp với đặc điểm của sản xuất là lực lượng thi công được tổ chức thành nhiều đội xây dựng và thực hiện giao khoán để phù hợp với cơ cấu bộ máy quản lý là chức năng - đa tuyến; bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán của Công ty gồm 5 người, được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại Công ty. Mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở bộ phận kế toán của Công ty từ việc thu thập chứng từ, lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo kế toán, kế toán ở các tổ đội sản xuất chỉ tập hợp các chi phí thực tế phát sinh, trên cơ sở các chứng từ gốc được Công ty phê duyệt, không có tổ chức hạch toán riêng. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán này mà Công ty nắm được toàn bộ thông tin từ đó có thể kiểm tra, đánh giá chỉ đạo kịp thời. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của Công ty có đặc trưng là mọi nhân viên kế toán đều được điều hành thực tế từ một người lãnh đạo là kế toán trưởng. Sơ đồ số 2: Tổ chức bộ máy kế toán kế toán trưởng kế toán tổng hợp và tscđ kế toán giá thành , thanh toán và quản lý kế toán với ngân sách nn kế toán vốn bằng tiền kế toán ở đội sản xuất * Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động kế toán tài chính của Công ty. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, tổ chức bảo quản tốt hồ sơ, chế độ kế toán lưu trữ thông tin ... - Tổ chức bộ máy kế toán, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong Công ty. Phổ biến, hướng dẫn thực hiện và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế dộ, thể lệ tài chính của Nhà nước và của Tổng Công ty. - Tổ chức việc đào tạo nguồn vốn và sử dụng các nguồn vốn. - Hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán. Chỉ đạo về mặt tài chính việc thực hiện các hợp đồng kinh tế. - Tổ chức việc kiển tra kế toán - Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế - Chỉ đạo lập kế hoạch tài chính - tín dụng - Chịu trách nhiệm trước Công ty và kế toán trưởng Tổng Công ty về toàn bộ công tác tài chính, kế toán. * Kế toán tổng hợp và kế toán TSCĐ: Chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về công tác kế toán được giao. Xử lý các số liệu, tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm làm dở, tính giá thành. Thực hiện kế toán vốn bằng tiền và kế toán doanh nghiệp. + Theo dõi TSCĐ và tính khấu hao hàng tháng. + Theo dõi thanh lý tài sản cố định, kiểm tra, quyết toán sửa chữa lớn TSCĐ, tái đầu tư, lập hồ sơ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. + Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ điều động trong nội bộ Công ty. + Theo dõi công tác thu vốn trên những công trình do Công ty thi công. Định kỳ và thường xuyên lập các báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, tổng hợp thông tin kế toán toàn Công ty. * Kế toán chi phí và giá thành, thanh toán và quản lý đơn vị: Tập hợp chứng từ, phân loại chi phí sản xuất, kiểm tra tổng hợp, lập bảng phân bổ và các sổ chi tiết ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ cái để xác định giá thành. Hướng dẫn kiểm tra các nghiệp vụ mà đơn vị được phân công theo dõi quản lý, hướng dẫn các đội lập và gửi các báo cáo quyết toán hàng tháng theo đúng quy định. Cùng với các đơn vị quan hệ trực tiếp với các chủ đầu tư để thanh toán thu hồi vốn các công trình. * Kế toán vốn bằng tiền: Quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vốn bằng tiền, quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt, thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, tập hợp theo dõi chi phí khối cơ quan Công ty, tham gia lập báo cáo kế toán và quyết toán tài chính của Công ty. * Kế toán thanh toán với ngân sách Nhà nước: Thực hiện thanh quyết toán thuế với ngân sách. * Kế toán các đội sản xuất: Thực hiện ghi chép lập chứng từ ban đầu, sau đó tiến hành phân loại chứng từ nhập xuất để lập bảng chứng từ nhập xuất cho từng công trình, hạng mục công trình. Tại các đội sản xuất thì việc mua nhập nguyên liệu vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất thi công và kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình hạng mục công trình đó. - Kế toán ở các đội xây dựng trực thuộc Công ty là các nhân viên kế toán dưới sự hướng dẫn kiểm tra các phòng kế toán Công ty có nhiệm vụ lập chứng từ kế toán phát sinh tại các đội, xí nghiệp xây lắp, tính lương công nhân viên sản xuất trực tiếp, gián tiếp. Định kỳ hay hàng tháng, lập báo cáo gửi về Công ty theo kiểu mẫu quy định và yêu cầu của phòng tài chính kế toán Công ty. Kiểm tra đối chiếu số liệu với phòng tài chính kế toán và tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của từng đội giao cho phòng tài chính kế toán vào cuối tháng. ở phòng tài chính kế toán, sau khi nhận được các chứng từ ban đầu, theo sự phân công sẽ thực hiện các công việc kế toán kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, lập các chứng từ, nhật ký cho tới việc ghi sổ tổng hợp, hệ thống hoá số liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản lý. Đồng thời dựa trên các báo cáo kế toán đã lập, tiến hành phân tích các hoạt động kinh doanh để giúp lãnh đạo Công ty trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của các công trình. * Tổ chức hình thức sổ kế toán của Công ty: Hình thức sổ kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Hiện nay Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà Công ty áp dụng là kê khai thường xuyên, tùy kế toán ghi sổ là từ 01 tháng 01 đến 31 tháng 12. Sơ đồ số 3: Luân chuyển chứng từ gốc theo hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ KT chi tiết Sổ đăng ký CTGS Sổ cái Bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Kiểm tra, đối chiếu số liệu - Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký, chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ và tổng hợp phát sinh Có và số dư của tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái lập bảng Cân đối sổ phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp dùng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo Tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối và phát sinh bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. * Các loại sổ mà Công ty sử dụng: - Sổ Đăng ký chứng từ (1 quyển) - Sổ Cái (1 quyển) - Sổ Kế toán chi tiết như: + Sổ tài sản cố định + Sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm + Thẻ kho vật liệu, sản phẩm + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh + Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ + Sổ chi tiết chi phí trả trước + Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay + Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, với ngân sách Nhà nước, thanh toán nội bộ. + Sổ chi tiết tiêu thụ + Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh. Các chứng từ gốc Sổ quỹ các TK111, TK112 ... Các bảng phân bổ vật liệu, công cụ, tiền lương, BHXH, KHTSCĐ ... Sổ chi tiết TK 154, 621, 622, 623, 627 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Sổ chi phí theo dõi công trình Bảng báo giá theo công trình Bảng cân đối phát sinh Các báo cáo tài chính Sơ đồ số 4: Trình tự hạch toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng 492. Dựa vào thời gian sổ chi tiết và sổ Cái, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm. Ghi chú: Trình tự ghi sổ như đã nói ở phần trình tự hạch toán trên sổ kế toán của Công ty. Đây là những nghiên cứu ban đầu về Công ty xây dựng 492, trong một thời gian không dài, chưa có điều kiện đi sâu tìm tòi, những nghiên cứu đưa ra trong báo cáo giai đoạn thực tập tổng hợp chỉ là những điều cơ bản nhất, chung nhất giới thiệu sơ bộ về quá trình thành lập và phát triển tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán của Công ty. Em hy vọng rằng trong quá trình học tập, nghiên cứu và thời gian thực tập lâu hơn tại Công ty xây dựng 492 nhận được sự giúp đỡ của Phòng kế toán của Công ty cùng với sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn thực tập, trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp sẽ làm tốt hơn, chất lượng cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA9325.DOC