Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng

Tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng: BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 278 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Võ Văn Vũ1 1. Đặt vấn đề: Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng, trong đó những vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục là một vấn đề cấp thiết, đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Quản lý chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) được coi là nhiệm vụ thường xuyên, xuyên suốt của các trường Đại học - Cao đẳng bởi vì đây là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để góp phần xây dựng, phát triển, hội nhập và bảo vệ quốc gia. Hòa trong dòng chảy chung của hệ thống các trường Đại học - Cao đẳng trong cả nước đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 296-CT/TTCP về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012) và Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT (Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã xác định là một tế bào...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở trường Đại học TDTT Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 278 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG Võ Văn Vũ1 1. Đặt vấn đề: Nói đến giáo dục là nói đến chất lượng, trong đó những vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục là một vấn đề cấp thiết, đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Quản lý chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) được coi là nhiệm vụ thường xuyên, xuyên suốt của các trường Đại học - Cao đẳng bởi vì đây là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để góp phần xây dựng, phát triển, hội nhập và bảo vệ quốc gia. Hòa trong dòng chảy chung của hệ thống các trường Đại học - Cao đẳng trong cả nước đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 296-CT/TTCP về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012) và Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT (Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 về đổi mới quản lý GDĐH giai đoạn 2010-2012. Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã xác định là một tế bào của hệ thống GDĐH quốc dân, luôn có ý thức được tầm quan trọng, mục tiêu đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo trong việc thực hiện sứ mệnh của mình có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của hệ thống GDĐH. Trường đã triển khai thực hiện các chương trình hành động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và bước đầu đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ. 2. Những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lƣợng quản lý GDĐH: Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục trong các trường Đại học là chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành và được các trường được triển khai thường xuyên với sự đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Song cần hiểu cụ thể về quản lý chất lượng giáo dục là một quan niệm nhiều chiều, bao hàm tất cả các chức năng và nhiều yếu tố. Sự đánh giá là cần thiết, công khai để điều chỉnh, để rút kinh nghiệm, cải tiến và được xác định những chất lượng được thừa nhận trên bình diện thực tế. Đánh giá phải chú trọng tính đa dạng, tính đồng bộ và đảm bảo không tách khỏi tính phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội. Chúng tôi xác định chất lượng của quản lý GDĐH phụ thuộc những yếu tố sau: 1 ThS – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 279 + Chất lượng của sự quản lý cơ sở: Sự quản lý được coi như một chính thể phối hợp và tương tác giữa các đơn vị, cá nhân trực thuộc theo một quy chế nhất định nhưng đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý. + Chất lượng của chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo là cơ sở pháp lý được coi là một trong những cẩm nang kiến thức trang bị cho sinh viên. Nên cần chú trọng xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo phải gắn liền với nhu cầu đáp ứng của xã hội. + Chất lượng về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được coi là phương tiện hữu hiệu để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Nếu phương tiện đầy đủ, hiện đại sẽ tác dụng thúc đẩy sự tư duy, sáng tạo trong nghiệp vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. + Chất lượng của nhân sự - nhân tố người thầy: Là chủ thể của hoạt động giảng dạy giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Trong nhà trường công tác giảng dạy luôn là vấn đề sống còn của cả một tập thể sư phạm, là mũi nhọn luôn phải đi trước đi đầu. Vì vậy, vai trò quan trọng của thầy cô giáo đang là những người "truyền lửa" trên bục giảng. Người đời vẫn nói "Thầy nào trò ấy", điều đó quả không sai vì các em (sinh viên) là những "hình chiếu" trung thành nhất của những thầy cô hội tụ đủ 2 yếu tố trí và đức để tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực đáp ứng với phục vụ cho xã hội. + Chất lượng - nhân tố sinh viên: Sinh viên được coi là nhân tố của giáo dục. Sinh viên vừa là khách thể của hoạt động dạy, vừa là chủ thể hoạt động tích cực độc lập sáng tạo. Nhưng cũng phải xác định được "Người học không phải là cốc rót đầy mà là ngọn nến để châm lửa". Những tri thức trong tương lai với vận mệnh của đất nước. + Chất lượng NCKH: Công tác NCKH được coi là nhiệm vụ song hành với công tác giảng dạy. Nhiệm vụ NCKH được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, được đánh giá kiểm định và ứng dụng trong thực tiễn. 3. Một số công việc trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng đã thực hiện trong nâng cao hiệu quả quản lý GDĐH Để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục trong nhà trường, trường Đại học TDTT Đà Nẵng đã tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản, then chốt sau: - Tăng cường nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo trong toàn thể viên chức, giảng viên và sinh viên để cùng chung sức, phát huy BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 280 sức mạnh tập thể, quyết tâm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường, nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội. - Xây dựng chiến lược và triển khai kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT một cách đồng bộ, gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục dần tình trạng mất cân đối hiện nay về đào tạo nguồn nhân lực. Nhà trường đã tập trung vào công việc trọng tâm là đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, lấy thước đo là đa số sinh viên ra trường có đủ năng lực, được nhận việc làm ngay tại các cơ sở tiếp nhận, được tiếp tục học tập nghiên cứu ở các bậc đào tạo cao hơn. - Tăng cường bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng và chất lượng. Đảm bảo hợp lý giữa tỷ lệ giảng viên/sinh viên để tránh quá tải cho giảng viên. Thực hiện quy chế tự chủ và có chính sách đã ngộ nhân tài để thu hút người có năng lực tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu. - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KHCN trong nhà trường, đây cũng là một tiêu chí chủ yếu trong phân loại, đánh giá giảng viên, tạo động lực cho cán bộ tích cực tham gia hoạt động NCKH. - Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo theo hướng tăng cường năng lực sư phạm, năng lực thực hành và đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên theo yêu cầu xã hội. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập, và nghiên cứu của sinh viên. Đồng thời tăng cường hoạt động học tập của sinh viên theo hướng tạo lập cho họ năng lực nghề nghiệp, phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi sinh viên bước chân vào môi trường đào tạo, trong suốt quá trình đào tạo và cả khi đã ra trường. - Tăng cường hiệu quả của việc quản lí dạy học, thi và kiểm tra, đánh giá sinh viên theo hướng phát huy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học sau này, tránh lối kiểm tra theo kiểu “học thuộc rồi trả bài”. - Xây dựng môi trường đào tạo thân thiện, sinh viên tích cực để tạo động cơ và tâm thế học tập tốt cho sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động học tập nghề nghiệp cho sinh viên HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 281 4. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục ở trƣờng Đại học TDTT Đà Nẵng trong những năm tới: a. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, đổi mới cơ chế quản lý hoàn thiện quy chế làm việc, quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị, chuẩn hoá cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy trên cơ sở điều chỉnh, phát triển thích ứng với điều kiện thực tế, tình hình đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. b. Định kỳ tổ chức hội thảo toàn cán bộ, giảng viên, viên chức để nâng cao nhận thức, quán triệt tinh thần trách nhiệm cho cán bộ giảng viên trong giai đoạn mới để mỗi cán bộ, giảng viên thấy được những khó khăn, thách thức của nhà trường trong xu thế phát triển, cạnh tranh và hội nhập; để từ đó mỗi cán bộ giảng viên phải trăn trở với sự nghiệp đào tạo của nhà trường, có ý thức nỗ lực phấn đấu về chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ công tác đào tạo trong nhà trường tốt hơn. c. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các Chương trình đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội, cần có cấu trúc môđun mềm dẻo, để điều chỉnh và cập nhật tăng khả năng liên thông giữa các hệ đào tạo. d. Trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ đúng quy cách để thực sự là phương tiện hữu hiệu thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. e. Phát triển đội ngũ giảng viên trên cả 2 phương diện: Số lượng và chất lượng, được thực hiện trên nguyên tắc tránh độc quyền về chuyên môn, mỗi môn học phải có ít nhất 2 giảng viên đảm nhận. f. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên được quan tâm thường xuyên với nhiều hình thức: Động viên, tạo điều kiện cho giảng viên tự học, tổ chức giao lưu học tập trong và ngoài đơn vị, đầu tư mọi điều kiện (thời gian, kinh phí) để bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên ở trong nước và nước ngoài để giảng viên được cọ sát, cập nhật, hội nhập nâng cao tri thức. g. Công tác NCKH cần được đẩy mạnh trong giảng viên và sinh viên đồng thời cần quán triệt đó là nhiệm vụ song hành trong công tác giảng dạy và học tập. Trong nhà trường cần có những văn bản quy định cụ thể, chế tài đi đôi với chế độ thoả đáng để khơi được năng lực tư duy, sáng tạo, hứng thú với công tác NCKH phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 282 h. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo cần được triển khai thực hiện thường xuyên, trung thực để có cơ sở điều chỉnh, rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời đáp ứng với mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của xã hội. i. Tổ chức nhiều buổi tọa đàm, đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo trường, tổ chức hội nghị dân chủ sinh viên nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đồng thời quy định rõ nhiệm vụ học tập rèn luyện cho sinh viên, giúp sinh viên tiếp thu những kiến thức cơ bản, kỹ năng nghề nghiệp và thông tin về việc làm khi ra trường. Từ đó sinh viên có chí hướng học tập, tu dưỡng để đạt kết quả học tập tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. j. Công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường cần được đánh giá kịp thời, công khai công bằng với những tiêu chí cụ thể, chế độ rõ ràng nhằm động viên mọi thành viên trong nhà trường tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao công tác quản lý, nâng cao chất lượng trong nhà trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdft6_1023_2158766.pdf
Tài liệu liên quan