Tài liệu Những con đường hình thành và một số vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật ngữ quân sự tiếng việt cho học viên quân sự nước ngoài - Trần Thị Hà: 11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
NHỮNG CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
KHI DẠY THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TIẾNG VIỆT
CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI
TÓM TẮT
Thuật ngữ quân sự tiếng Việt là lớp từ vựng chuyên biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân.
Thuật ngữ quân sự được hình thành trên cơ sở từ vựng từ nhiều nguồn khác nhau. Xuất phát từ
nguồn gốc của các yếu tố tham gia cấu tạo thuật ngữ, bài viết mong muốn khái quát những con
đường hình thành nên các đơn vị của hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt từ từ ngữ thông thường tiếng
Việt, từ ngữ của các ngành khoa học khác và từ sự vay mượn tiếng nước ngoài. Qua đó, đặt ra các
vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật ngữ quân sự tiếng Việt cho học viên quân sự nước ngoài.
Từ khóa: con đường hình thành, học viên quân sự nước ngoài, thuật ngữ quân sự, tiếng Việt
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới được gắn
liền với tên tuổi của các nhà nghiên cứu như
CarlvonLinne (1736), Beckmann...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những con đường hình thành và một số vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật ngữ quân sự tiếng việt cho học viên quân sự nước ngoài - Trần Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
11KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
NHỮNG CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
KHI DẠY THUẬT NGỮ QUÂN SỰ TIẾNG VIỆT
CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI
TÓM TẮT
Thuật ngữ quân sự tiếng Việt là lớp từ vựng chuyên biệt nằm trong hệ thống ngôn ngữ toàn dân.
Thuật ngữ quân sự được hình thành trên cơ sở từ vựng từ nhiều nguồn khác nhau. Xuất phát từ
nguồn gốc của các yếu tố tham gia cấu tạo thuật ngữ, bài viết mong muốn khái quát những con
đường hình thành nên các đơn vị của hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt từ từ ngữ thông thường tiếng
Việt, từ ngữ của các ngành khoa học khác và từ sự vay mượn tiếng nước ngoài. Qua đó, đặt ra các
vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật ngữ quân sự tiếng Việt cho học viên quân sự nước ngoài.
Từ khóa: con đường hình thành, học viên quân sự nước ngoài, thuật ngữ quân sự, tiếng Việt
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới được gắn
liền với tên tuổi của các nhà nghiên cứu như
CarlvonLinne (1736), Beckmann (1780), A.L.
Lavoisier, G.de Morveau, M. Berthellot, A.F.de
Fourcoy (1789). Tuy vậy, phải đến đầu thế kỉ XX,
việc nghiên cứu thuật ngữ mới có tính chuyên sâu
và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của ngôn
ngữ nói riêng và các mặt xã hội nói chung. Đầu
thế kỉ XX, đi đầu trong lĩnh vực thuật ngữ là các
nhà khoa học Liên Xô cũ với những công trình của
A.A. Rêfformatxkiy, N.P. Cudơkin, G.O. Vinôcua,
V.V. Vinôgrađôp. Các tác giả này thường tập
trung chú ý chủ yếu vào chức năng của thuật ngữ,
quan hệ giữa thuật ngữ với khái niệm để tìm bản
chất của thuật ngữ.
Nghiên cứu thuật ngữ được đặt ra ở Việt Nam
từ đầu thế kỉ XX với sự mở đầu của tác giả Hoàng
Xuân Hãn trong cuốn “Danh từ khoa học”. Cuốn
sách là bảng tổng kết cách thức xây dựng thuật
ngữ dựa vào từ thông thường, mượn từ tiếng Hán
và phiên âm từ ngôn ngữ Ấn-Âu. Tiếp theo, “Vào
cuối thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70, tổ thuật ngữ thuộc
Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước đã tổ chức
biên soạn một loạt các từ điển đối dịch thuật ngữ
cho hầu hết các ngành khoa học tự nhiên, khoa
học kĩ thuật và khoa học xã hội” (Chu Thị Bích
Thu, 2001, tr.20). Đây là công sức của rất nhiều
nhà khoa học ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ.
“Những cuốn từ điển này có vai trò lịch sử rất quan
trọng đánh dấu một giai đoạn, một quá trình phát
triển và bước đầu hoà nhập của khoa học Việt Nam
với khoa học quốc tế, đồng thời góp phần chuẩn
TRẦN THỊ HÀ*
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ tranhahvkhqs@gmail.com
Ngày nhận bài: 30/9/2017; ngày hoàn thiện: 18/10/2017; ngày duyệt đăng: 15/11/2017
12 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
hoá thuật ngữ phản ánh không khí sôi nổi của
công việc chuẩn hoá thuật ngữ, chuẩn hoá tiếng
Việt cuối thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70” (Chu Thị Bích
Thu, 2001, tr.21). Theo Hà Quang Năng “Trải qua
hơn nửa thế kỉ, thuật ngữ tiếng Việt đã có những
bước phát triển nhanh chóng về số lượng. Đáng
chú ý hơn, bên cạnh mặt số lượng, thuật ngữ tiếng
Việt đã thay đổi cả về chất” (Hà Quang Năng,
2010, tr.2). Tiếp theo, hầu hết các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam đều mặc nhiên thừa nhận, thuật
ngữ nói chung và thuật ngữ quân sự nói riêng là
một bộ phận hữu cơ của ngôn ngữ văn hóa toàn
dân. Các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn,
Mai Ngọc Chừ, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng,
Nguyễn Thị Ngân Hoa đều xem thuật ngữ là hệ
thống từ ngữ đơn phong cách. Sự phát triển của
thuật ngữ gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính
trị, xã hội của Việt Nam. Đó là hệ thống từ ngữ
“bảo thủ” về nghĩa, mỗi từ là một “cái nhãn” dán
lên sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
(Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.222). Các từ này xét về
mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và nguồn gốc, ngoài những
đặc điểm loại biệt ra đều không nằm ngoài qui
luật vận động phát triển của ngôn ngữ toàn dân,
nhưng xét ở phạm vi sử dụng thì chúng là những
từ có ngoại diên hẹp và nội hàm khá trừu tượng.
Trong những thập niên gần đây, một số nhà
Việt ngữ học đã nghiên cứu về thuật ngữ như: Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Đức Tồn, Hoàng Văn Hành,
từ đó đã mở đường cho nhiều luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ nghiên cứu về thuật ngữ của nhiều
ngành khoa học. Về thuật ngữ quân sự, từ trước
đến nay mới chỉ có tác giả Vũ Quang Hào là người
đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ cấu
tạo. Ông đã chỉ ra rằng “Ở đây chúng tôi qui mẫu
cấu tạo thuật ngữ quân sự căn cứ vào chính bản
chất cấu thành. Làm như thế phần nào vừa mô tả
đúng bản chất của thuật ngữ, vừa chỉ ra được cái
mà công việc chỉnh lý thuật ngữ và cấu tạo thuật
mới cần hướng vào” (Đỗ Hữu Châu, 2007, tr.90).
Những đóng góp của ông trong đề tài là bước khởi
đầu quan trọng cho việc nghiên cứu ứng dụng hệ
thống lý luận ngôn ngữ vào xem xét một lĩnh vực
từ vựng chuyên biệt. Tiếp sau đó, các tác giả Phạm
Ngọc Lại, Nguyễn Trọng Khánh, Nguyễn Thị Yến,
Đào Thị Luyến xây dựng một số cuốn giáo trình
về thuật ngữ quân sự tiếng Việt, song chỉ dùng lưu
hành trong nội bộ Học viện Khoa học Quân sự.
Nhìn tổng quan quá trình nghiên cứu về thuật
ngữ ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy những công
trình kể trên hoặc mới chỉ dừng lại ở mảng lí luận
chung hoặc xem xét thuật ngữ khoa học kĩ thuật
trên những ngữ liệu cụ thể nhưng vẫn mới chỉ
dừng lại ở sự phát triển và đặc điểm của thuật ngữ
như một bộ phận của ngôn ngữ toàn dân. Như vậy,
diện mạo hệ thống từ vựng này vẫn còn nhiều khía
cạnh cụ thể cần bàn luận. Nói cách khác nếu xem
thuật ngữ quân sự là một bộ phận của ngôn ngữ
toàn dân thì những đặc điểm về các bình diện kết
học, nghĩa học của nó vẫn còn là mảnh đất chưa
được khai phá kỹ lưỡng. Chúng tôi nhận thức
rằng, những công trình nghiên cứu vừa kể trên sẽ
là những tiền đề lí luận bổ ích cho quá trình nghiên
cứu của mình về thuật ngữ quân sự tiếng Việt.
Trong bài viết này, trên cơ sở kế thừa thành
quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước,
ứng dụng vào nghiên cứu một lớp thuật ngữ mang
tính đặc thù, chúng tôi phân tích, lý giải và trình
bày những con đường hình thành nên thuật ngữ
quân sự tiếng Việt. Hy vọng những kiến giải trong
bài báo sẽ góp phần làm phong phú hệ thống lý
luận về thuật ngữ quân sự, cũng như cung cấp
thêm những nguồn tư liệu, những đặc trưng ngữ
nghĩa của lớp từ vốn được xem là khoa học, trừu
tượng, khô khan, cứng nhắc – hệ thuật ngữ quân sự
tiếng Việt trong việc dạy thuật ngữ quân sự tiếng
Việt cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện
Khoa học Quân sự.
2. NỘI DUNG
2.1. Các con đường hình thành thuật ngữ
quân sự tiếng Việt
2.1.1. Thuật ngữ quân sự được hình thành từ
các từ ngữ tiếng Việt thông thường
Thuật ngữ quân sự và từ ngữ thông thường có
rất nhiều điểm khác nhau về nội dung biểu niệm
và biểu vật. Từ ngữ thông thường được dùng rộng
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, phản ánh
những khái niệm khác nhau, có khả năng sản sinh
từ ngữ phong phú do mang nhiều sắc thái ý nghĩa.
Còn thuật ngữ quân sự chỉ biểu thị khái niệm và
gọi tên sự vật trong khoa học quân sự. Tuy vậy,
để làm phong phú thêm số lượng từ ngữ của mình
trong lĩnh vực quân sự, ngôn ngữ đã tạo ra một qui
luật hết sức năng động là sử dụng những từ ngữ
tiếng Việt sẵn có trong vốn từ toàn dân để tạo thành
thuật ngữ chuyên môn quân sự. Qua khảo sát 1700
thuật ngữ (Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự
– Bộ Quốc phòng, 2004), chúng tôi thấy các thuật
ngữ kiểu này hình thành từ hai con đường.
Một là, sử dụng y nguyên hình thức ngôn ngữ
có sẵn trong ngôn ngữ thông thường nhưng thay
đổi nội dung biểu đạt của chúng. Cụ thể là giữ lại
những nét nghĩa cần thiết phục vụ cho khái niệm
quân sự hoặc chỉ giữ lại những khái niệm nào được
nhận thức từ góc độ quân sự. Ví dụ: Các từ đồng
bằng, miền núi, thành phố, bến phà, bắn khi là
từ ngữ thông thường phản ánh những sự vật, khái
niệm không giống khi làm thuật ngữ quân sự. Bắn,
khi là từ ngữ thông thường, có các nghĩa biểu niệm,
biểu vật sau: 1. Phóng mũi tên hoặc viên đá, đất,
vật gây nổ, vật gây cháy ra khỏi dụng cụ như ná,
cung nỏ, giàn phóng bằng lực đẩy. Bắn tên. Bắn
ná thun. Bắn đá vào cổng thành. 2. Phát hỏa từ các
loại hỏa khí. Bắn súng ngắn. Bắn cối 82. Bắn tỉa.
3. Văng hoặc bật ra. Nước bắn ra tung tóe. 4. Làm
chuyển dời vật nặng bằng cách bẩy lên. Bắn bể
nước ra góc sân. 5. Chuyển tiền, chuyển nợ sang
tài khoản hoặc phần cho người khác. Bắn nợ sang
bên A. 6. Kín đáo đưa tin cho đối tượng biết. Bắn
tin cho nhà gái biết. 7. Dùng tiền bạc để lo lót, hối
lộ. Cứ bắn mạnh vào thì mới được việc (Hoàng
Phê, chủ biên, 1988). Khi chuyển thành thuật ngữ
quân sự, “bắn” chỉ còn lại duy nhất một nghĩa là:
phát hỏa từ các loại hỏa khí, do đó, những kết hợp
kiểu như từ thông thường ở các ví dụ thuộc nghĩa
1, 3, 4, 5, 6, 7 dẫn trên đây không thể tồn tại được.
Đồng bằng, khi là từ ngữ thông thường, biểu
thị những đặc trưng chung nhất, trực quan nhất đối
với mọi người trong xã hội: là nơi đất thấp, bằng
phẳng, thường ở lưu vực những con sông lớn. Khi
làm thuật ngữ quân sự, nó biểu thị khái niệm: địa
hình trống trải, mang những thuộc tính chiến thuật
như việc ngụy trang, triển khai đội hình, sử dụng
lực lượng phương tiện, kèm theo đó là các hình
thức thủ đoạn tác chiến cho phù hợp với đặc điểm
địa hình (Cục khoa học Quân sự – Bộ Tổng tham
mưu, 1985).
Từ thành phố khi được sử dụng làm thuật ngữ
quân sự thì các nghĩa khái niệm thông thường như
đơn vị hành chính, khu vực tập trung đông dân
cư, có sự phát triển cao về công nghiệp, thương
mại, dịch vụ, và phát triển mạnh hơn các vùng
khác sẽ bị loại bỏ, thay vào đó là nghĩa khái niệm
hoàn toàn mới được nhìn từ góc độ quân sự: khu
vực tác chiến có những thuộc tính nhất định về
địa bàn, sử dụng lực lượng phương tiện, triển khai
đội hình, cách đánh (Cục khoa học Quân sự – Bộ
Tổng tham mưu, 1985).
Hai là, kết hợp các đơn vị có sẵn trong vốn
từ toàn dân với nhau hoặc kết hợp với một yếu tố
thuật ngữ để tạo thành thuật ngữ quân sự. Những
đơn vị kiểu này bao giờ cũng là các từ ghép. Ví
dụ: bãi, cụm, điểm, đoạn, nhóm là các đơn vị có
sẵn trong ngôn ngữ, chúng chưa phải là thuật ngữ
mà chỉ là yếu tố đi kèm với mìn, pháo binh, tựa,
đột kích, chiến thuật để tạo nên các thuật ngữ:
bãi mìn, cụm pháo binh, điểm tựa, đoạn đột kích,
nhóm chiến thuật (Trung tâm từ điển bách khoa
Quân sự – Bộ Quốc phòng, 2004).
2.1.2. Thuật ngữ quân sự vay mượn từ các
ngành khoa học khác
Khoa học quân sự là khoa học mang tính tổng
hợp cao vì nó nghiên cứu, phân tích một hiện
tượng cực kỳ phức tạp mà biểu hiện đặc trưng nhất
là đấu tranh vũ trang. Khi nghiên cứu hiện tượng
này, khoa học quân sự phải vận dụng nhiều tri thức
và phương pháp của các ngành khoa học khác như
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ
thuật. Vì vậy để tích hợp từ ngữ cho mình, khoa
học quân sự ngoài việc tiếp thu những thành tựu
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
của các khoa học liên ngành còn dùng luôn các
thuật ngữ của các ngành khác làm thuật ngữ của
mình. Ví dụ: hóa học, hợp chất, phốt pho, chất
cháy, chất lỏng, phương tiện vận tải, công trình,
hạn ngạch, cấu kiện, độ bền, nhân cách, tình cảm
Ngày nay, cùng với những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, việc ứng dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực quân sự ngày càng
nhiều. Bởi vậy ngày càng có nhiều thuật ngữ của
các ngành chuyên môn khoa học khác được tiếp
nhận vào hệ thuật ngữ quân sự. Chính vì vậy mà
thuật ngữ quân sự luôn mang tính tổng hợp cao.
Nhưng cũng phải khẳng định rằng, khoa học quân
sự là khoa học xã hội nên số lượng thuật ngữ thuộc
các ngành khoa học xã hội vẫn chiếm tỉ lệ cao.
2.1.3. Thuật ngữ quân sự được hình thành từ
sự vay mượn tiếng nước ngoài
Vay mượn yếu tố Hán-Việt
Từ gốc Hán là những từ vốn của tiếng Hán
nhưng được người Việt mượn để dùng như tiếng
Việt. Khi vào tiếng Việt những từ này được đọc
theo âm của tiếng Việt và được hiểu theo cách của
người Việt nên gọi là từ Hán-Việt. Lúc đầu từ gốc
Hán vào Việt Nam bằng con đường khẩu ngữ, đến
đời Đường thì bằng cả khẩu ngữ lẫn sách vở. Yếu
tố Hán-Việt là những từ tố trong từ vựng của tiếng
Hán được người Việt mượn để cấu tạo nên những
từ mới như: thể công, thúc bách, sản xuất, pháo
tép, hình mẫu, vô ích, vô bổ.
Vay mượn là hiện tượng ngôn ngữ phổ biến
đối với những dân tộc, có những mối quan hệ nhất
định với nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội... Sự vay mượn diễn ra theo những qui tắc,
những nguyên nhân bên ngoài và bên trong. Ở đây
chúng tôi chỉ đề cập đến những nguyên nhân bên
trong bản thân ngôn ngữ của lĩnh vực quân sự. Vay
mượn do nhu cầu muốn chính xác hóa nội dung
khái niệm. Chẳng hạn, dùng đánh tao ngộ thì chính
xác hơn đánh gặp gỡ, dùng tiền bối thì chính xác
hơn người trước, dùng mâu thuẫn chính xác hơn
chống lại nhau. Vay mượn do nhu cầu phải đặt
tên sự vật hiện tượng mới mà tiếng Việt chưa có
tên, chẳng hạn như độc lập, tự do, thủ phạm, hình
sự, cộng sản, cường độ, anh hùng. Vay mượn
để thay thế, đảm bảo sự gọn gàng cho thuật ngữ.
Dùng phi tài sản thay cho không có tính chất tài
sản, phi quân sự thay cho không có tính chất quân
sự, phi pháp thay cho trái pháp luật, phi lộ thay
cho lời trình bày mở đầu (dọn đường).
Yếu tố Hán-Việt chiếm số lượng lớn nhất
(1845) chiếm 99, 8 % trong cấu tạo 1700 thuật
ngữ quân sự tiếng Việt (Trung tâm từ điển bách
khoa Quân sự – Bộ Quốc phòng, 2004). Chúng
làm nên bộ mặt cơ bản của hệ thuật ngữ quân sự
tiếng Việt. Thuật ngữ do các yếu tố này tạo thành
mang những đặc điểm lý tưởng, có nhiều ưu điểm
nhất, đáp ứng tiêu chuẩn của thuật ngữ. Các yếu tố
Hán-Việt được chia thành 2 loại lớn, loại có khả
năng kết hợp trực tiếp với nhau để tạo ra thuật ngữ
và loại chỉ là thành tố của từ ghép hoặc cụm từ
thuật ngữ.
Vay mượn yếu tố Hán làm phong phú thêm
thuật ngữ diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều
nguyên nhân. Cách vay mượn cũng diễn ra theo
những phương thức khác nhau. Mượn y nguyên
thuật ngữ Hán nhưng đọc theo âm Hán-Việt: trực
thăng, phi cơ, không phận, hải phận. Mượn ý rồi
chuyển dịch sang tiếng Việt. Những từ vay mượn
bằng phương thức này thường là những từ có từ
hai âm tiết trở lên: trực thăng = lên thẳng; hỏa xa
= xe lửa; phi cơ = máy bay; phi trường = sân bay;
hồng thập tự = chữ thập đỏ; không phận = vùng
trời; tu chính chủ nghĩa = chủ nghĩa xét lại; hỏa
đầu quân = chiến sĩ nuôi quân. Mượn từ tố Hán-
Việt để cấu tạo từ. Đây là phương thức rất phổ biến,
thường diễn ra trong cấu tạo thuật ngữ khoa học.
Trong khi cấu tạo thuật ngữ quân sự tiếng Việt, yếu
tố Hán-Việt vẫn mang sắc thái ý nghĩa của nó. Vị
trí của nó ở trong cấu tạo từ có thể đứng trước hoặc
đứng sau yếu tố thuần Việt. Khi tách ra khỏi từ,
chúng ít có khả năng đứng độc lập, nhưng khi kết
hợp với các từ tố khác để tạo thành từ, chúng lại
dễ trở thành hệ thống. Chẳng hạn, hóa trong quân
15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
sự hóa, chiến tranh hóa, kế hoạch hóa, qui hoạch
hóa; vô trong vô thừa nhận, vô trách nhiệm, vô
tổ chức; phi trong phi quân sự, phi chính phủ,
phi giới tuyến, phi chính trị. Mượn từ tiếng Hán
kết hợp với từ tiếng Việt để tạo ra từ mới có nghĩa
khái quát. Ví dụ: binh lính, giống nòi, lính chiến,
súng trường, tàu hỏa, kịp thời. Mượn ý và nghĩa
của từ nhưng đọc theo âm Việt. Đây là những từ
thường được gọi là từ Hán-Việt. Những từ này
khó có thể thay thế bằng từ thuần Việt vì nếu thay
thường phải giải thích dài dòng. Mặt khác chúng
cũng được dùng quen, và tồn tại trong tiếng Việt
một cách khá vững chắc. Chẳng hạn: tái sản xuất,
độc lập, tích cực, tiêu cực, hệ quả, kết cấu, xung
kích, chiến sĩ, cách mạng Mượn từ Hán-Việt rồi
đổi trật tự theo ngữ pháp tiếng Việt. Ví dụ: chỉ huy
sở -> sở chỉ huy; cao điểm -> điểm cao; dân số ->
số dân; ảnh ảo -> ảo ảnh
Việc sử dụng yếu tố Hán-Việt để cấu tạo thuật
ngữ quân sự rõ ràng là điều cần thiết để đảm bảo
tính hệ thống, ngắn gọn, chính xác và tạo ra khả
năng sản sinh của thuật ngữ. Đó là một qui luật tất
yếu khách quan, là một hiện tượng xã hội phù hợp
với sự vận hành của ngôn ngữ.
Vay mượn yếu tố có nguồn gốc Ấn-Âu
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử đặc biệt, trải
qua mấy nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, nhất là những cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ. Vì vậy, sự vay mượn hay tự giác
tích hợp một cách tự nhiên những thuật ngữ Ấn-
Âu vào thành phần của mình là điều hiển nhiên.
Trong quá trình đó, thuật ngữ quân sự đã nảy sinh
nhiều nét sáng tạo độc đáo cả về số lượng lẫn
chất lượng. Số lượng tăng nhanh một cách đáng
kể, còn chất lượng đã được Việt hóa cao độ cả về
ngữ âm và chữ viết. Trong 1700 thuật ngữ quân
sự, có 8 yếu tố tham gia cấu tạo thuật ngữ, chiếm
0,05% (Trung tâm từ điển bách khoa Quân sự –
Bộ Quốc phòng, 2004). Các nguồn vay mượn chủ
yếu là từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng
Đức. Những thuật ngữ gốc Pháp được Việt hóa
cao đến mức, ngày nay nhiều người Việt khó có
thể phân biệt nó với các thuật ngữ thuần Việt. Ví
dụ: bom, mìn, tăng, bi đông, boong ke, phốt pho.
Các thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Đức lại được
vay mượn chủ yếu từ lĩnh vực kỹ thuật quân sự.
Chẳng hạn, những thuật ngữ tercom, toornađô, la
de, được mượn từ tiếng Anh, các thuật ngữ lô cốt,
gextapô mượn từ tiếng Đức. Các thuật ngữ được
vay mượn từ tiếng Nga phần lớn được dịch nghĩa
sang tiếng Việt, ví dụ: ổ đề kháng, phòng ngự gấp,
sóng xung động. Khi mượn thuật ngữ gốc Ấn-
Âu, thuật ngữ quân sự, sử dụng nhiều phương thức
cấu tạo từ để các thuật ngữ phù hợp với qui luật
ngữ âm ngữ nghĩa tiếng Việt. Đó có thể là phương
thức phiên âm các thuật ngữ có sẵn trong ngôn ngữ
Ấn-Âu như: na- pan, kê-pi, mooc-chi-ê, cac-bin,
sờ cút, đó cũng có thể là phương thức ghép một
yếu tố Ấn-Âu với từ ngữ có sẵn trong tiếng Việt:
bốt gác, bom ba càng, mìn chống tăng.
Thuật ngữ quân sự được hình thành từ các yếu
tố có nguồn gốc hỗn hợp
Những thuật ngữ kiểu này có lẽ chiếm số
lượng nhiều nhất trong thuật ngữ quân sự, bởi qui
luật của nó tuân theo phương thức cấu tạo từ chủ
yếu trong tiếng Việt là phương thức ghép. Ghép là
phương thức cấu tạo từ căn cứ vào số lượng hình
vị cấu tạo nên từ. Đó là cách thức ngôn ngữ tác
động vào hai hay nhiều hình vị, kết hợp chúng lại
với nhau để cho ta các từ mới. Tiếng Việt có hai
loại từ ghép là ghép đẳng lập và ghép chính phụ.
Thuật ngữ quân sự cũng sử dụng hai phương thức
này. Về ngữ nghĩa, phương thức ghép đẳng lập tạo
ra những từ có nghĩa khái quát như co cụm, vây
giáp, chiến tuyến, phòng thủ, bao vây, chia cắt,
cấp bậc, binh lính, đột phá. Theo thống kê của
chúng tôi, số lượng ghép đẳng lập trong thuật ngữ
chiếm số lượng không nhiều (7 thuật ngữ, tương
đương 0,4%). Tuy vậy, số lượng từ ghép chính
phụ bao giờ cũng nhiều hơn, phổ biến hơn, bởi đặc
trưng ngữ nghĩa của các thành tố tham gia cấu tạo
có khả năng sản sinh ngữ nghĩa và ngữ pháp lớn
hơn. Đây là loại thuật ngữ chiếm số lượng nhiều
nhất 1550 /1700 thuật ngữ, tương đương 92,2%.
(Nguồn: Trung tâm từ điển bách khoa quân sự –
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Bộ Quốc phòng, 2004). Khi sử dụng phương thức
ghép để sản sinh từ ngữ, thuật ngữ quân sự thường
kết hợp những yếu tố có sẵn kết hợp với yếu tố
Hán- Việt: bao vây, co cụm, canh gác, binh lính
hoặc yếu tố gốc Hán-Việt kết hợp với yếu tố Ấn-
Âu như bãi mìn định hướng, ra-đa cảnh giới, trực
thăng tìm diệt.
Điều đáng lưu ý trong phương thức ghép của
thuật ngữ quân sự là ngoài cách ghép thông thường,
hệ thuật ngữ còn tồn tại phương thức ghép bậc hai.
Ghép bậc hai là hai từ ghép đứng kề cận trên trục
tuyến tính có thể tiếp tục liên kết lại với nhau để
tạo ra một đơn vị từ mới (Bùi Thị Thanh Lương,
2006, tr.80). Ví dụ: thủy quân lục chiến, dẫn chứng
chiến đấu, chiến tranh nhân dân, chiến tranh hạt
nhân, trực ban chiến đấu, sĩ quan chỉ huy.Trong
khi ghép các yếu tố ngôn ngữ với nhau, cấu trúc
nội tại của thuật ngữ ngoài các thực từ còn thêm
các hư từ: yểm hộ bằng đường không, trang bị
theo biên chế, khả năng bảo vệ của xe tăng, sơ đồ
báo cáo về địch, tính tích cực của phòng ngự, tính
chất ngụy trang của địa hình. Do có những đặc
điểm trên nên cấu tạo của thuật ngữ có xu hướng
nghiêng về các cụm từ tự do, quan hệ giữa các
thành tố trong thuật ngữ lỏng lẻo hơn quan hệ giữa
các thành tố trong từ ghép thông thường. Nhưng
chính đặc điểm này cũng tạo cho thuật ngữ một
ưu thế lớn là có khả năng sản sinh từ ngữ cao để
tạo ra những nhóm thuật ngữ có tính hệ thống. Ví
dụ: chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân,
chiến tranh hạt nhân, chiến tranh vùng Vịnh.
2.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật
ngữ quân sự cho học viên quân sự nước ngoài
tại Học viện Khoa học Quân sự
2.2.1. Thực trạng việc dạy thuật ngữ quân sự
cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện
Khoa học Quân sự
Hiện nay, thuật ngữ quân sự là môn học cơ sở
ngành đối với nhóm ngành đào tạo ngoại ngữ quân
sự, nhóm thực hành tiếng và Việt Nam học (Học
viên quân sự nước ngoài) tại Học viện Khoa học
Quân sự với mục đích nhằm cung cấp những kiến
thức lý luận ngôn ngữ học và cung cấp vốn từ về
thuật ngữ quân sự – một lớp từ vựng chuyên biệt
trong hệ thống từ vựng của tiếng Việt. Đây là một
môn học khó đòi hỏi cả người dạy và người học
phải có kiến thức về khoa học quân sự.
Thực tế, việc dạy và học thuật ngữ quân sự
tiếng Việt đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
việc dạy thuật ngữ quân sự đối với học viên quân
sự nước ngoài.
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ giáo viên của khoa
Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam tại Học viện
Khoa học Quân sự phần lớn được đào tạo từ các
trường đại học bên ngoài quân đội với các chuyên
ngành ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giảng dạy
tiếng Việt. Mặc dù họ đã được trang bị kiến thức
quân sự qua các lớp đào tạo ngắn hạn, song có
thể thấy kiến thức về lý luận quân sự và kiến thức
đúc kết từ các hoạt động thực tiễn quân sự còn
hạn chế. Mặt khác, do đặc thù riêng, các chuyên
ngành quân sự đòi hỏi tính bảo mật cao, vì vậy, có
rất nhiều thuật ngữ chỉ được sử dụng và diễn đạt ý
nghĩa trong nội bộ, không được phổ biến, sử dụng
rộng rãi.
Thứ hai, về hệ thống giáo trình, tài liệu. Từ
năm 2002, Học viện đã biên soạn và đưa vào sử
dụng cuốn giáo trình Thuật ngữ quân sự và chỉ
dành riêng giảng dạy cho đối tượng học viên quân
sự Việt Nam. Tuy nhiên, do sự phát triển của đối
tượng đào tạo và qua hơn 10 năm sử dụng, giáo
trình bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cần thiết phải
bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp với
sự vận động, phát triển của thực tế ngôn ngữ và
đáp ứng nhu cầu của đối tượng đào tạo. Năm 2014,
hai cuốn giáo trình Thuật ngữ quân sự tiếng Việt
và Tiếng Việt quân sự được biên soạn dành riêng
cho đối tượng học viên quân sự nước ngoài. Có
thể nói, hai cuốn giáo trình trên bước đầu đã khắc
phục được tình trạng chỉ trang bị hệ thống lý luận
mà chưa đề cập, cung cấp và sử dụng các thuật ngữ
quân sự theo hướng thực hành. Tuy nhiên, trong xu
thế phát triển như vũ bão của quân sự trên thế giới
như hiện nay, nhu cầu tìm hiểu về quân sự của đối
tượng học viên này càng ngày càng lớn. Số lượng
17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
giáo trình tiếng Việt quân sự như vậy là chưa đủ,
phải nhanh chóng cập nhật thêm hệ thống tài liệu
bổ trợ về thuật ngữ quân sự là vô cùng cần thiết.
Thứ ba, về học viên. Có rất nhiều vấn đề được
đặt ra từ phía học viên:
- Họ đến từ quân đội nhiều nước trên thế giới
với rất nhiều các loại trình độ về tiếng Việt. Có
nhóm đối tượng chưa từng được tiếp xúc với tiếng
Việt và văn hóa Việt Nam, có nhóm đã được đào
tạo tại bản địa khoảng từ 3-6 tháng, có nhóm đã
được đào tạo cử nhân, thậm chí cả tiến sĩ ngôn
ngữ, song nhìn chung, kiến thức về tiếng Việt của
họ chưa đáp ứng yêu cầu về nhiều mặt.
- Hệ thống cấu âm của mỗi học viên ở các đất
nước, các khu vực rất khác nhau, có ngôn ngữ
có thanh điệu, có ngôn ngữ không có thanh điệu
giống tiếng Việt. Do đó, việc phát âm của họ gặp
rất nhiều khó khăn.
- Mục đích học tiếng Việt của mỗi học viên là
khác nhau. Việc học thuật ngữ quân sự tiếng Việt
cũng do đó mà tùy thuộc vào nhu cầu và sự hứng
thú của học viên.
2.2.2. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy thuật
ngữ quân sự cho học viên quân sự nước ngoài
tại Học viện Khoa học Quân sự
Trước thực trạng vừa nêu ở trên, việc dạy thuật
ngữ quân sự tiếng Việt cho học viên quân sự nước
ngoài cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Yêu cầu với người dạy:
+ Nắm vững đối tượng, xây dựng kế hoạch rõ
ràng, yêu cầu mức độ kiến thức đối với từng loại
đối tượng
+ Có khả năng thông hiểu và diễn đạt rõ ràng
các khái niệm quân sự
+ Nắm được những đặc trưng cơ bản của khái
niệm quân sự
+ Gắn thuật ngữ quân sự với hoàn cảnh quân sự
+ Có khả năng ứng xử phù hợp với những vấn
đề nhạy cảm trong hoạt động quân sự
+ Không ngừng học tập nâng cao kiến thức về
quân sự
- Yêu cầu với người học:
+ Có trình độ tiếng Việt C trở lên
+ Có khả năng thông hiểu khái niệm quân sự
+ Có khả năng tri nhận về sự vật hiện tượng
trong lĩnh vực quân sự trên cơ sở văn hóa Việt Nam
- Nguyên tắc dạy và học:
+ Đảm bảo tính hệ thống: Giáo trình cần được
xây dựng theo hệ thống kiến thức từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp.
+ Đảm bảo tính cơ bản, chuyên sâu. Mỗi bài sẽ
bắt đầu từ mục từ mới, cung cấp từ khó để học viên
ghi nhớ và thực hành, tiếp theo là các bài nghe,
nói, đọc, viết. Đó là các dạng: dựa vào bài đọc để
trả lời câu hỏi, tìm nghĩa cho đoạn văn trong bài,
điền từ vào chỗ trống, tìm câu trả lời đúng, tìm
nghĩa của từ cho trước, tóm tắt đoạn văn, viết đoạn
văn. Trên cơ sở đó trang bị các kiến thức về lý
luận về thuật ngữ quân sự tiếng Việt.
+ Đảm bảo tính phù hợp: Nội dung cần đề cập
đến các lĩnh vực quân sự và các hoạt động quân
sự thời hiện đại như các phương tiện, vũ khí trang
bị của các quân binh chủng, công tác tổ chức tác
chiến, những chiến dịch lịch sử trong chiến tranh
thời hiện đại, các quan điểm và xu thế quân sự
quốc phòng của thế giới hiện nay.
3. KẾT LUẬN
Tích hợp các con đường để làm giàu hệ thống
là con đường có tính qui luật của ngôn ngữ nói
chung và thuật ngữ quân sự nói riêng. Từ khi được
hình thành đến nay, thuật ngữ quân sự luôn luôn
tìm nhiều con đường mới để bổ sung vốn từ của
mình. Mặt khác, tích hợp thuật ngữ cũng góp phần
không nhỏ vào việc chuẩn hóa thuật ngữ theo
18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
hướng hiện đại, dân tộc, khoa học, chính xác và
tiện dùng. Khoa học quân sự đang ngày càng hiện
đại hóa để đáp ứng công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Muốn đổi mới quân đội về mọi mặt thì
thuật ngữ phải đi trước một bước, phải hạn chế bớt
những yếu tố không chính xác, những yếu tố dài
dòng, những yếu tố không đồng nhất trong cách sử
dụng. Con đường tích hợp thuật ngữ như vậy sẽ
giúp cho nó gần gũi, gắn bó hơn với toàn dân. Mặt
khác, con đường tích hợp thuật ngữ quân sự như
vậy sẽ giúp quá trình giảng dạy tiếng Việt quân
sự cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện
Khoa học Quân sự ngày càng hiệu quả hơn./.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Hữu Châu ( 2007), Đại cương ngôn ngữ
học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội
2. Bùi Thị Thanh Lương (2006), Từ ngữ mới
tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ, Viện Ngôn
ngữ, Hà Nội.
2. Chu Bích Thu (2001), “Giới thiệu sơ lược
về từ điển và từ điển học Việt Nam”, Tạp chí Ngôn
ngữ, số 14, tr.12-26.
3. Cục khoa học quân sự – Bộ Tổng tham mưu
(1985), Từ điển giải thích thuật ngữ quân sự, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
4. Vũ Quang Hào (1991), Hệ thống thuật ngữ
quân sự tiếng Việt, đặc đặc điểm và cấu tạo thuật
ngữ, Luận án Phó tiến sĩ, Trường Đại học Tổng
hợp, Hà Nội.
5. Hoàng Văn Hành (1993), “Về sự hình thành
và phát triển của thuật ngữ tiếng Việt”, Tạp chí
Ngôn ngữ, số 4, tr.2-9.
6. Hà Quang Năng (2010), “Đặc điểm của
thuật ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách
khoa thư, số 3, tr.12-23.
7. Nguyễn Đức Tồn (chủ biên, 2016), Thuật
ngữ học tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
8. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự – Bộ
Quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự
Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
9. Hoàng Phê (chủ biên, 1988), Từ điển tiếng
Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
FORMATION OF VIETNAMESE MILITARY TERMS AND SOME CONCERNS
WHEN TEACHING VIETNAMESE MILITARY TERMS
TO FOREIGN MILITARY STUDENTS
TRAN THI HA
Abstract: The Vietnamese military term is terminology special class subordinating to the
population lexical system. The Vietnamese military terms are based on different lexical
resrources. With the regard to the forming elements of these above terms, the atircle aims to
sumarize the ways of forming Vietnamese military terms, namely from the general Vietnamese
vocabulary, from different scientific disciplines and borrowing from foreign words.
Keywords: formation, military practitioners, military term, Vietnamese
Received: 30/9/2017; Revised: 18/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 102_7605_2137287.pdf