Những cập nhật mới về gốc tự do và hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể

Tài liệu Những cập nhật mới về gốc tự do và hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan Chuyên Đề Nội Khoa 1 1 NHỮNG CẬP NHẬT MỚI VỀ GỐC TỰ DO VÀ HỆ THỐNG CHỐNG OXY HÓA TRONG CƠ THỂ Lê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thị Hiệp**, Nguyễn Thị Lệ* MỞ ĐẦU Gốc tự do được định nghĩa là các gốc hóa học có chứa một hoặc nhiều electron không bắt cặp trong nguyên tử hay trong các orbital của phân tử. Sơ đồ cấu tạo của phân tử oxygen cho thấy bản thân nó cũng chính là một gốc oxy hóa, bởi vì oxygen sở hữu 2 electron không bắt cặp . Sự hình thành các gốc có nguồn gốc oxy (hay các gốc oxy phản ứng: reactive oxygen species) do 2 cơ chế: phản ứng chuyển điện tử (electron- transfer reaction), và phản ứng chuyển năng lượng (electron-transfer reaction). Cả 2 nhóm phản ứng này đều có vai trò quan trọng trong môi trường sinh học, và tạo thành các típ khác nhau của quá trình tổn thương và ngộ độc tế bào. - Phản ứng chuyển điện tử: tạo ra các gốc anion superoxide, gốc hydrogen peroxide, gốc hydroxyl, gố...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những cập nhật mới về gốc tự do và hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan Chuyên Đề Nội Khoa 1 1 NHỮNG CẬP NHẬT MỚI VỀ GỐC TỰ DO VÀ HỆ THỐNG CHỐNG OXY HÓA TRONG CƠ THỂ Lê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thị Hiệp**, Nguyễn Thị Lệ* MỞ ĐẦU Gốc tự do được định nghĩa là các gốc hóa học có chứa một hoặc nhiều electron không bắt cặp trong nguyên tử hay trong các orbital của phân tử. Sơ đồ cấu tạo của phân tử oxygen cho thấy bản thân nó cũng chính là một gốc oxy hóa, bởi vì oxygen sở hữu 2 electron không bắt cặp . Sự hình thành các gốc có nguồn gốc oxy (hay các gốc oxy phản ứng: reactive oxygen species) do 2 cơ chế: phản ứng chuyển điện tử (electron- transfer reaction), và phản ứng chuyển năng lượng (electron-transfer reaction). Cả 2 nhóm phản ứng này đều có vai trò quan trọng trong môi trường sinh học, và tạo thành các típ khác nhau của quá trình tổn thương và ngộ độc tế bào. - Phản ứng chuyển điện tử: tạo ra các gốc anion superoxide, gốc hydrogen peroxide, gốc hydroxyl, gốc peroxyl và alkoxyl lipid. - Phản ứng chuyển năng lượng: tạo ra các gốc oxy đơn (singlet oxygen), phức hợp bộ ba carbonyl (riplet carbonyl compound). SỰ TẠO THÀNH CÁC GỐC OXY PHẢN ỨNG TRONG TẾ BÀO Trong tế bào, có 2 nguồn chính của anion superoxide và hydrogen peroxide, còn gốc hydroxyl được tạo thành từ chính superoxide và hydrogen peroxide(1,2). Nguồn gốc của anion superoxide Những phản ứng quan trọng nhất trong tế bào tạo thành superoxide(1): Phản ứng enzyme: xanthine oxidase, NADH oxidase, NADPH-cytochrome P450 reductase. Nguồn gốc tế bào: bạch cầu và đại thực bào, chuỗi truyền điện tử ti thể, microsomal monooxygenase. Các yếu tố môi trường: tia cực tím, X-quang, hóa chất độc hại, hydroxyl-amine thơm, hợp chất nitro thơm, thuốc trừ sâu (như paraquat), hóa trị liệu. Ti thể là nguồn gốc chính của các gốc oxy phản ứng: Ti thể tiêu thụ oxygen kết hợp với quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Ở điều kiện bình thường, gần 95-97% oxygen được khử thành nước, một phần nhỏ oxy tiêu thụ (3-5%) dùng để khử anion superoxide. Ubiquinone hay Coenzym Q là một chất vận chuyển electron trong chuỗi hô hấp nội bào. Coenzym Q hiện diện cả ở khoảng gian màng và chất nền ti thể. Ubiquinone hay Coenzym Q được khử bởi phức hợp I và phức hợp II, sau đó chuyển electron sang phức hợp III. Trong các quá trình oxy hóa khử, ubiquinone có thể tồn tại ở 3 dạng: quione (dạng oxy hóa hoàn toàn), semiquinone (gốc tự do), và hydroquinone (khử hoàn toàn): hình bên dưới. Sự rò rỉ electron (electron leakage), chiếm khoảng 3-5% lượng oxy tiêu thụ trong ti thể, kết hợp với sự tạo thành gốc oxy phản ứng: Ubisemiquinone truyền một điện tử sang cho phân tử oxygen tạo thành anion superoxide và ubiquinone. Phản ứng này gọi là sự tự oxy hóa của ubisemiquinone. Phản ứng tự oxy hóa của ubisemiquinone là nguồn chính của anion superoxide trong ti thể. Do ubiquinone tồn tại cả ở khoảng gian màng và chất nền ti thể, vì vậy anion superoxide được giải phóng vào cả 2 khoang trên. Anion superoxide giải phóng vào khoang gian màng ti thể có thể xuyên qua màng ngoài ti thể vào tế bào chất thông qua một kênh ion phụ thuộc điện thế (VDAC: voltage – dependent anion channel). * Bộ môn Sinh lý học,Đại Học Y Dược TP. HCM ** Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Lê Quốc Tuấn ĐT: 01696929792 Email: tuan_lqc@yahoo.com Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa 1 2 Nguồn gốc của hydrogen peroxide Hydrogen peroxide (H2O2) được tạo ra trong tế bào từ hai quá trình khác nhau: không tạo gốc tự do (nonradical or enzymic generation), và có tạo gốc tự do (radical generation or superoxide anion disproportionation)(1). Không tạo gốc tự do (Nonradical or enzymic generation): Các enzym sau sinh ra hydrogen peroxide (H2O2) khi khử đồng cơ chất của chúng (phân tử oxy): glycolate oxidase, D-amino acid oxidase, urate oxidase, acetyl-CoA oxidase, NADH oxidase, monoamine oxidase. Các enzyme monoamine oxidase (MAO) hoạt động trong hai dạng A và B, xúc tác sự khử amin oxy hóa của các amin sinh học. Chúng hiện diện ở màng ngoài ti thể. Có tạo gốc tự do (Radical generation or from superoxide anion dispropor-tionation): Điều này xảy ra khi chuyển đổi gốc superoxide theo các phản ứng đã đề cập: Ti thể là nguồn cung cấp nhiều nhất các gốc oxy phản ứng trong tế bào. Anion superoxide tạo ra từ sự tự oxy hóa của ubisemiquinone, phát tán vào khoảng gian màng và chất nền ti thể. Trong chất nền ti thể, superoxide được chuyển thành hydrogen peroxide. Hydrogen peroxide khuếch tán tự do qua màng tế bào. Do đó, ti thể có hai nguồn chính của H2O2: thứ nhất, từsự chuyển đổi của anion superoxide trong màng ti thể, và, thứ hai, từ sự khử amin oxy hóa của các amin sinh học (do hoạt động của các MAO monoamine oxidase gắn trên màng ngoài ti thể). H2O2 tạo ra từ ti thể có liên quan đến sự điều hòa oxy hóa khử trên các con đường tín hiệu nội bào. Nồng độ ổn định của H2O2 quyết định trạng thái oxy hóa khử của tế bào, cũng như quá trình chuyển đổi từ tang trưởng sang chết theo chương trình hoặc hoại tử. Nguồn gốc của hydroxyl Hầu hết các gốc hydroxyl (HO.) được tạo ra trong invivo, ngoại trừ khi tiếp xúc quá nhiều với bức xạ ion hóa(3). Gốc hydroxyl có nguồn gốc từ sự phân hủy hydrogen peroxide (H2O2) thông qua phản ứngFenton. Phản ứng Fenton đòi hỏi phải có sự khử (phụ thuộc kim loại) của hydrogen peroxide (H2O2) tạo thành gốc hydroxyl (HO.). Các kim loại chuyển tiếp như: đồng (Cu), sắt (Fe), và coban (Co), khi ở trạng thái khử có thể là chất xúc tác cho phản ứng này. Sự khử của kim loại chuyển tiếp có thể được thực hiện bởi anion superoxide (O2.-). Phản ứng tổng quát liên quan cả đến 2 quá trình khử sắt bởi anion superoxide (O2-.), và quá trình oxy hóa sắt bởi hydrogen peroxide (H2O2), như sau: (O2.- + H2O2 → O2 + HO-+ HO.), được gọi là phản ứng Haber-Weiss. Phản ứng xảy ra với tốc độ rất chậm. Phản ứng Fenton do đó chiếm ưu thế trong môi trường sinh học. Điều cần lưu ý ở đây là không có sự tạo thành trực tiếp gốc hydroxyl trong tế bào, mà luôn luôn yêu cầu sự có mặt của cả 2 gốc superoxide và hydrogen peroxide. Nguồn gốc của oxy đơn (singlet oxygen) Oxy đơn (singlet oxygen) là gốc oxy phản ứng, không chỉ được tạo thành từ sự chuyển năng lượng (như đã đề cập bên trên), mà còn từ phản ứng chuyển điện tử(4). Phản ứng chuyển điện tử: Enzym myeloperoxidase trong bạch cầu đa nhân trung tính có thể xúc tác tạo thành hypochlorite từ Cl– và H2O2. Phản ứng sau đó giữa H2O2 với HOCl tạo thành oxy đơn (1O2: singlet oxygen). Phản ứng chuyển năng lượng: Đây là con đường khác tạo thành oxy đơn, bao gồm sự nhạy cảm hóa photon của nhiều tác nhân hóa trị liệu khác nhau. Tác nhân hóa trị liệu (chemotherapeuticagent, hay chất cảm ứng sensitizer = S) hấp thu năng lượng tia xạ, và chuyển năng lượng này đến phân tử oxygen để tạo thành oxy đơn. Như đã đề cập, oxy đơn là một gốc phản ứng với nhiều phân tử như: vitamin E, vitamin C, DNA, cholesterol, carotenoids, các acid béo không no trên màng, và một số các acid amin. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan Chuyên Đề Nội Khoa 1 3 STRESS OXY HÓA – CÁC CHẤT OXY HÓA GÂY TỔN THƯƠNG TẾ BÀO Do phổ hoạt động rộng cũa các chất oxy hóa, được tạo thành cả trong tế bào, cũng như trong hệ vi tuần hoàn (ví dụ: gây nên bởi neutrophil), rõ rang rằng không có hợp chất nào trong cơ thể là không chịu tác động của gốc tự do. Có thể xem như anion superoxide và hydrogen peroxide có tính phản ứng yếu hơn so với gốc hydroxyl và oxy đơn (singlet oxygen). Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, 2 gốc này có thể tham gia các phản ứng hóa học đưa đến tổn thương nhiều phân tử sinh học khác nhau(5). Sự peroxy hóa lipid Màng sinh học và các bào quan trong tế bào rất nhạy cảm với sự tấn công của các gốc oxy hóa, do sự hiện diện của các acid béo không no (PUFA: polyunsaturated fatty acids) trên màng phospholipid của chúng. Quá trình peroxy hóa lipid bao gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, kéo dài, và kết thúc(5,6). - Giai đoạn khởi đầu (initation): Quá trình peroxy hóa màng sinh học có thể được khởi đầu bằng sự tương tác giữa một gốc oxy hóa có tính phản ứng mạnh (như gốc hydroxyl), với một acid béo (RH) tạo thành gốc tự do alkyl béo. - Giai đoạn kéo dài (propagation): Gốc tự do alkyl béo (R.) phản ứng rất nhanh với các phân tử oxygen tạo thành gốc peroxyl béo (ROO.: fatty peroxyl radical). Gốc này có khả năng oxy hóa mạnh, tấn công vào các acid béo không bão hòa lân cận trên màng (RH) tạo thành gốc hydroperoxide và một gốc tự do alkyl béo mới (R.). Theo cách này, các chu kỳ tự xúc tác từ chuỗi phản ứng khởi đầu sẽ kéo dài cho đến khi chuỗi gốc tự do được chấm dứt. - Giai đoạn kết thúc (termination): Chuỗi phản ứng tự xúc tác trên sẽ kết thúc bởi sự va chạm giữa 2 gốc tự do, tạo thành các sản phẩm không phải là gốc tự do. Phản ứng kết thúc xảy ra tùy thuộc vào nồng độ oxy nội bào. Sự giảm oxy ở màng sinh học và lipoprotein có thể dẫn đến khởi đầu một chuỗi phản ứng phức tạp, tạo thành các sản phẩm phản ứng, oxy hóa không ổn định, hay các sản phẩm độc hại có đời sống kéo dài; hoặc hoạt hóa các chất trung gian gây viêm. Các gốc tự do tấn công các acid béo không no trên màng hay trong lipoprotein sẽ đi kèm với những thay đổi đưa đến rối loạn chức năng tế bào hoặc gây chết tế bào. Sự oxy hóa DNA Gốc hydroxyl là một gốc tự do độc biệt: kết hợp các tính chất ưa điện, sinh nhiệt cao, phản ứng xảy ra ở vùng lân cận của DNA (cơ chế vị trí đặc hiệu). Hydroxyl có thể chuyển hydrogen nguyên tử từ đường trong vòng xoắn DNA vào base của DNA dẫn đến bẻ gãy sợi đơn và oxy hóa nucleobase (8-hydroxydesoxy-guanosine). DNA là phân tử nhạy cảm với những thay đổi, có thể đưa đến các đột biến. Ví dụ, bae DNA bị thay đổi do tác động của gốc tự do và các hóa chất trong môi trường. Gốc hydroxyl làm trung gian trong quá trình gây tổn thương phân tử đường (deoxyribose) là một phần trong cơ chế C’4, đưa đến phá vỡ sợi DNA(3). Như vậy, các gốc oxy phản ứng có thể gây tổn thương DNA ở nhiều mức độ khác nhau: gốc hydroxyl thông qua phản ứng phụ gây thay đổi base trên chuỗi đơn (ví dụ: tạo thành 8- Hydroxydeoxyguanosine), hay thông qua phản ưng chuyển hydrogen nguyên tử làm mất liên tục chuỗi đơn (ssDNA nick: single strand DNA nick), hoặc phá vỡ sợi đôi DNA (dsDNA break: double strand DNA break). Sau khi sao chép, sự mất liên tục chuỗi đơn có thể gây phá vỡ cấu trúc sợi đôi DNA. HỆ THỐNG CHỐNG OXY HÓA TRONG CƠ THỂ Các tế bào của động vật không có khả năng tự chống lại tác động của các gốc oxy hóa, nhưng chúng có một hệ thống các cơ chế bảo vệ để ngăn chặn, hạn chế, và sửa chữa các tổn thương oxy hóa(4). Các tế bào còn được hổ trợ từ các enzym đặc hiệu chống lại sự tấn công của các gốc oxy hóa, có thể xem như là hệ thống chống oxy hóa phòng ngừa (preventive antioxidants). Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa 1 4 Ngoài ra, trong tế bào còn hiện hữu các phân tử chống oxy hóa nhỏ, phản ứng với hàng loạt các gốc tự do, được biết như là chất chống oxy hóa phá vỡ chuỗi (chain-breaking antioxidants). Hệ thống các enzym chống oxy hóa (preventive antioxidants) Các tế bào động vật có vú sở hữu một hệ thống các enzym đặc hiệu, giúp loại bỏ được cả anion superoxide và hydrogen peroxide (là 2 tiền chất của gốc oxy hóa mạnh hydroxyl). - Sự loại bỏ anion superoxide: Superoxide dismuatases Các gốc anion superoxide trong tế bào được tạo thành từ nhiều phản ứng enzym và không enzym khác nhau. Enzym superoxide dismutases (SOD: superoxide dismutases), xúc tác sự chuyển đổi nhanh gốc superoxide thành hydrogen peroxide và oxy phân tử. Tốc độ của phản ứng có enzym xúc tác gấp 1000 lần hơn phản ứng tự phát không có enzyme(6). Tất cả các enzym SOD (superoxide dismutase) đều là các metalloprotein chứa Cu, Zn, hoặc Mn. Có 4 típ SOD ở người: Cu, Zn-superoxide dismutase tế bào chất Mn-superoxide dismutase chất nền ti thể Cu, Zn-superoxide dismutase khoảng gian màng ti thể Cu, Zn-superoxide dismutase khoảng ngoại bào - Sự loại bỏ hydrogen peroxide: Catalase và Glutathione Peroxidase Sản phẩm của các phản ứng được xúc tác bởi enzym SOD ở trên chính là các gốc hydrogen peroxide (H2O2). Tuy tính phản ứng kém hơn superoxide, nhưng gốc hydrogen peroxide vẫn là một gốc oxy hóa, và là tiền thân của gốc hydroxyl (HO) qua phản ứng Fenton. Tế bào có thể khử gốc hydrogen peroxide thành nước nhờ enzym catalase và glutathione peroxide(4). Glutathione peroxide là enzym hoạt động trong tế bào chất và chất nền ti thể, đòi hỏi cần sự có mặt của glutathione – một tripeptide có nồng độ cao ở hầu hết các tế bào ở động vật có vú. Trong phản ứng này, hydrogen peroxidase bị khử thành nước, và glutathione (GSH) bị oxy hóa thành glutathione disulfide (GSSG). Như vậy, tế bào chỉ có các enzyme đặc hiệu để chống lại gốc anion superoxide, và hydrogen peroxide, thiếu hoàn toàn hệ thống loại bỏ các gốc hydroxyl (HO). Nhưng do sự hình thành gốc hydroxyl đòi hỏi phải có cả 2 gốc superoxide, và hydrogen peroxide. Do đó, các enzyme SOD, catalase/glutathione peroxide đã gián tiếp ngăn chặn việc hình thành các gốc hydroxyl. Các phân tử chống oxy hóa không đặc hiệu Ngăn chặn và sửa chữa các tổn thương gây nên bởi các gốc oxy phản ứng mạnh, như hydroxyl (HO.) là nhiệm vụ rất quan trọng đối với tế bào. Vì vậy, tế bào còn bao gồm hệ thống thứ hai, gọi là các phân tử chống oxy hóa nhỏ (small antioxidant molecule) như: vitamin E, vitamin C, ubiquinone (hay Coenzym Q), carotenoid. Một số trong nhóm này còn được xem như là chất chống oxy hóa phá vỡ chuỗi (chain-breaking antioxidants) do chúng có hiệu quả làm gián đoạn các phản ứng giai đoạn kéo dài trong quá trình gây tổn thương tế bào (xem lại sự peroxide hóa lipid ở trên). - Vitamin E hay tocopherol: Vitamin E tự nhiên là một hỗn hợp các tocopherols (α, β, và γ) và tocotrienols (α, β, và γ). Đây là một vitamin tan trong mỡ, tập trung chủ yếu ở vùng bên trong màng tế bào và protein huyết thanh. Vitamin D là chất chống oxy hóa tan trong mỡ chủ yếu của huyết tương người. Vitamin E phản ứng đáng kể với một loạt các gốc tự do, nhất là gốc peroxyl lipid hình thành trong quá trình peroxy hóa lipid. Trong phản ứng này (tương tự như bất kỳ cơ chế chống oxy hóa nào khác), dạng gốc tự do của vitamin E được hình thành. Gốc tự do mới, (gốc α-tocopheroxyl), có tính phản ứng thấp hơn so với các gốc tự do ban đầu. Như vậy, kết quả phản ứng hướng tới việc tạo thành một gốc có đặc tính oxy hóa kém hơn, giảm gây nguy hại cho tế bào. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan Chuyên Đề Nội Khoa 1 5 - Vitamin C: Vitamin C hay acid ascorbic (AH) là một vitamin tan trong nước, phản ứng với các gốc tự do (như hydroxyl) tạo thành acid semidehydroascorbic hay gốc ascorbyl (A.–). Nhiều loài động vật chứa 2 enzym có khả năng khử gốc ascorbyl hay acid semidehydroascorbic thành lại acid ascorbic: dehydroascorbate reductase, và NADH- semidehydroascorbate reductase. Các enzyme dehydroascorbate reductase khử gốc ascorbyl thành acid ascorbic, trong khi oxy hóa GSH thành GSSG. Enzym thứ hai, NADH- semidehydroascorbate reductase, khử gốc ascorbyl thành acid ascorbic, trong khi oxy hóa NADH thành NAD+. Như vậy, phản ứng chuyển đổi gốc oxy hóa của vitamin C hay acid ascorbic tạo thành một sản phẩm không phải gốc tự do (nước), và một gốc có nguồn gốc từ chất chống oxy hóa (gốc ascorbyl). Gốc ascorbyl có thể chuyển ngược lại thành vitamin C nhờ sự hoạt động của enzyme GSH-dependent dehydroascorbate reductase. - Ubiquinone hay Coenzyme Q: Coenzym Q hay Ubiquinone-10 là thành phần oxy hóa khử có mặt trên màng tế bào của tất cả các loài động vật có vú. Tại màng trong ti thể, ubiquinone đóng vai trò là thành phần dẫn truyền điện tử từ phức hợp I và II sang phức hợp III của chuỗi hô hấp nội bào. Tại màng ngoài ti thể, ubiquinone có chức năng như một chất chống oxy hóa, ở dạng khử (ubiquinol) bảo vệ acid béo không no không bị tổn thương bởi sự peroxy hóa. Giống như các quinone khác, ubiquinone có những đặc tính hóa học đặc trưng nhưkhả năng vận chuyển một điện tử có thể đảo nghịch với trung gian của gốc semiquinone. Sự hiện diện của các nhóm thay thế isoprenoids (R) trong ubiquinone cản trở sự tấn công ái nhân lên các cầu nối đôi(5). Khi ubiquinone phản ứng với các gốc tự do, nó tạo thành một gốc mới. Trên màng ngoài ti thể, phần lớn ubiquinone ở trạng thái khử. Vậy cơ chế nào để duy trì điều này? Enzym NADPH-ubiquinone reductase trong tế bào chất gan chính là cơ chế duy trì ubiquinone ở dạng ubiquinol (trạng thái khử) trên màng ngoài ti thể. Do đó, sau phản ứng giữa ubiquinol và gốc peroxyl lipid hoặc gốc tạo thành từ vitamin E, gốc tạo ra từ ubiquinol (ubiquinone) sẽ phục hồi lại thành dạng ubiquinol nhờ hoạt động của enzyme liên kết flavin (FPH2), NADPH-ubiquinone reductase. - Hoạt động hiệp đồng giữa vitamin E và vitamin C: Vitamine E là vitamin tan trong lipid, và là chất chống oxy hóa (nhóm chất chống oxy hóa phá vỡ chuỗi, phản ứng chính với các gốc peroxyl tạo thành trong quá trình peroxy hóa lipid). Vitamine E có mặt trên màng tế bào. Phản ứng của vitamin E với các gốc tự do peroxyl lipid tại màng tế bào tạo thành các gốc có nguồn gốc vitamin E tương ứng (antioxidant-derived radical), hoặc gốc tocopheroxyl. Vitamin C là vitamin tan trong nước, và là chất chống oxy hóa phản ứng với nhiều gốc tự do. Gốc có nguồn gốc từ vitamin C, hay gốc ascorbyl, tạo thành sẽ được phục hồi thành dạng vitamin C trở lại nhờ enzyme dehydroascorbate reductase. Vitamin C có mặt trong tế bào chất. Các đặc tính khác nhau giữa vitamin C và E cung cấp một cơ chế chống oxy hóa hiệp đồng, theo đó các gốc tự do sẽ được chuyển từ pha lipid (màng tế bào) sang pha tế bào chất(4,5). KẾT LUẬN Sự oxy hóa là một phản ứng hóa học trong đó electron được chuyển từ chất này sang chất khác, sinh ra các gốc tự do làm phá hủy tế bào. Chất chống oxy hóa là giúp ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình oxy hóa các chất diễn ra trong tế bào, khử đi các gốc tự do bằng cách tự oxy hóa chính chúng. Cơ thể có một hệ thống chống oxy hóa rất phong phú, điển hình như glutathione, vitamin C, vitamin E, enzyme catalase, superoxide dismutase giúp bảo vệ tế bào trước sự sản sinh liên tục các gốc tự do. Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Nội Khoa 1 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Afanas'ev I (2010). Signaling and Damaging Functions of Free Radicals in Aging-Free Radical Theory, Hormesis, and TOR. Aging And Disease. 1(2) 75-88. 2. Brink TC, Demetrius L, Lehrach H, Adjaye J (2009). Age- related transcriptional changes in gene expression in different organs of mice support the metabolic stability theory of aging. Biogerontology. 10(5) 549-64. 3. Conte D, Narindrasorasak S, Sarkar B (1996). In vivo and in vitro iron-replaced zinc finger generates free radicals and causes DNA damage. The Journal Of Biological Chemistry. 1996;271(9) 5125-30. 4. Miyazawa M, Ishii T, Yasuda K, Noda S, Onouchi H, Hartman PS, et al (2009). The role of mitochondrial superoxide anion (O2(-)) on physiological aging in C57BL/6J mice. Journal Of Radiation Research. 50(1) 73-83. 5. Sasaki T, Unno K, Tahara S, Shimada A, Chiba Y, Hoshino M, et al (2008). Age-related increase of superoxide generation in the brains of mammals and birds. Aging Cell. 7(4) 459-69. 6. Sohal R (2002). "Role of oxidative stress and protein oxidation in the aging process". Free Radic Biol Med 33 (1): 37–44 Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhung_cap_nhat_moi_ve_goc_tu_do_va_he_thong_chong_oxy_hoa_tr.pdf
Tài liệu liên quan