Tài liệu Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng - Thái Phan Vàng Anh: 31
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010
NHỮNG CÁI TÔI KỂ CHUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNG
Thái Phan Vàng Anh
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Đoàn Minh Phượng sáng tác không nhiều. Thế nhưng, chỉ với 2 tiểu thuyết Và khi tro
bụi và Mưa ở kiếp sau, phong cách của chị đã được định hình. Một trong những đặc điểm nổi
bật ở tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với kiểu người kể
chuyện xưng tôi. Các nhân vật thường tự kể chuyện về mình, về người khác. Tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng vì vậy thường mang đậm chất tự thuật. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện lớn được
dệt nên bởi các câu chuyện nhỏ do các nhân vật xưng tôi kể lại.
1. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng thuộc dạng tiểu thuyết ngắn và đều được trần
thuật từ ngôi thứ nhất, với tiêu cự hóa nội tại. Chỉ qua hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro
bụi, Mưa ở kiếp sau, phong cách Đoàn Minh Phượng đã định hình. Đó là một cách viết
vừa lạnh lùng, vừa nồng ấm với chất tr...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng - Thái Phan Vàng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010
NHỮNG CÁI TÔI KỂ CHUYỆN
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNG
Thái Phan Vàng Anh
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Đoàn Minh Phượng sáng tác không nhiều. Thế nhưng, chỉ với 2 tiểu thuyết Và khi tro
bụi và Mưa ở kiếp sau, phong cách của chị đã được định hình. Một trong những đặc điểm nổi
bật ở tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất với kiểu người kể
chuyện xưng tôi. Các nhân vật thường tự kể chuyện về mình, về người khác. Tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng vì vậy thường mang đậm chất tự thuật. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện lớn được
dệt nên bởi các câu chuyện nhỏ do các nhân vật xưng tôi kể lại.
1. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng thuộc dạng tiểu thuyết ngắn và đều được trần
thuật từ ngôi thứ nhất, với tiêu cự hóa nội tại. Chỉ qua hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro
bụi, Mưa ở kiếp sau, phong cách Đoàn Minh Phượng đã định hình. Đó là một cách viết
vừa lạnh lùng, vừa nồng ấm với chất triết lí suy tưởng lấp lánh trong từng trang văn.
Những cái tôi kể chuyện trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng đều là sự hóa thân của
nhà văn. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng là kiểu nhân vật cô đơn với niềm đau câm
lặng. An My với tâm trạng tha hương, lạc loài đi tìm cái chết để bừng ngộ về lẽ sống
(Và khi tro bụi); Mai, Chi và Quỳnh- những mảnh đời con gái đồng dạng, luôn sống
trong câm lặng (Mưa ở kiếp sau). Nỗi - đau - đàn - bà trở thành một chủ đề lớn xuyên
suốt hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn nữ này. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng mang
theo nỗi cô đơn thăm thẳm cùng với những giằng xé đầy bi kịch trên hành trình tìm cội
nguồn của chính mình. Để đi sâu vào những trạng thái tâm lí phức tạp của con người
trên hành trình sống, Đoàn Minh Phượng chọn cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Chỉ có
người kể chuyện với điểm nhìn bên trong mới có thể kể lại tất cả những trải nghiệm,
những gì riêng tư nhất, những hạnh phúc đớn đau, đam mê và kìm nén, hận thù và bao
dung Nghệ thuật kể chuyện của Đoàn Minh Phượng không quá thiên về kĩ thuật như
một số cuốn tiểu thuyết có yếu tố hậu hiện đại. Như dòng chảy của tâm trạng, những
câu chuyện kể về mình, về người, về đời hiện ra đậm nhạt, hư thực, tưởng như kết thúc
mà vẫn cứ lửng lơ.
2. Xuất hiện ở chặng đường đầu thế kỉ XXI, Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng)
là một trong những tiểu thuyết ngắn nhưng có độ mở lớn nhờ được trần thuật theo kiểu
“truyện trong truyện”. Kể chuyện từ ngôi thứ nhất, tác phẩm dung chứa cùng lúc hai cốt
32
truyện được triển khai theo cấu trúc song tuyến. Câu chuyện [1], cũng là nội dung chính
của toàn bộ tác phẩm, người kể chuyện - nhân vật tôi - tên là An Mi, có chồng vừa bị tai
nạn, kể về hành trình đi tìm cái chết của chính mình. An My giấu trong túi xách những
vỉ thuốc ngủ, lang thang trên những chuyến tàu để tìm cái chết. Trong suốt quá trình
lang thang vô định ấy, chị dần dần tìm được quá khứ, tìm được ý nghĩa về sự tồn tại của
con người. Chỉ với cốt truyện [1], độc giả đã bị lôi cuốn vào một loạt những băn khoăn
về nhân vật. An My cảm nhận thế nào trong hành trình tìm đến cái chết? Cái quyết định
lạ lùng ấy đã chi phối cuộc đời nhân vật ra sao? Liệu những chuyến tàu lang thang khắp
châu Âu sẽ đưa An My dừng lại ở bến đỗ nào và bao giờ thì hành trình này kết thúc?...
Nhưng nếu mạch kể chỉ dừng lại ở cốt truyện [1], tác phẩm dễ trở thành đơn điệu, chỉ là
cách kể chuyện một giọng, một điểm nhìn. Nỗi trống rỗng, cô đơn của nhân vật An My
dẫu được cảm thông song khó có thể được thấu hiểu. Kể về đời mình, nhân vật tôi chỉ
ghi vào sổ tay mấy dòng chữ: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước có
chiến tranh”; “Tôi là khách lạ bất cứ đâu. Con người không có quê hương giống như
một hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ”; “Tôi
mồ côi, không có quá khứ, tình yêu, ước mơ, tôi không có một cái tên, chân dung hay
linh hồn. Tôi là một gian nhà trống, tôi không có gì để nhớ”. Lí giải cho số phận kì lạ
này của nhân vật, Đoàn Minh Phượng đã lồng vào tác phẩm cốt truyện [2], chuyện về
gia đình Michael Kempf, một nhân viên khách sạn. Trong một lần dừng chân tại một
khách sạn nhỏ, An My tình cờ gặp Michael Kempf và có được cuốn sổ ghi lại những bí
mật về bi kịch gia đình anh ta. Từ đó, hành trình của An My không còn là hành trình vô
định. Hành trình đi tìm cái chết của người phụ nữ này trở thành hành trình ngăn chặn
một cái chết khác. Ứng với hai cốt truyện đan lồng vào nhau là hai chủ thể trần thuật
xưng tôi. Tôi – An My [1] - người phụ nữ cô đơn, lạc loài nơi xứ người quyết tâm đi tìm
cái chết. Từ điểm nhìn bên trong, tôi kể về tuổi thơ, về cái chết của bố, về chiến tranh,
về cái chết của đứa em gái nhỏ, về những ngày lang thang đi tìm cái chết Tôi - người
trực đêm khách sạn [2] kể về bi kịch gia đình mình, cái chết của mẹ, sự mất tích của em
anh ta, nỗi nghi ngờ và căm thù ông bố đã giết mẹ của mình
Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phương thành công ở nghệ thuật trượt điểm nhìn và
“sự chiếu sáng các nhân vật” (Kundera). Tôi - An My và hành trình chối bỏ sự sống;
Tôi- Michael Kempf và hành trình đi tìm sự sống cho bản thân. Cả hai không hề có mối
quan hệ với nhau nhưng gặp gỡ nhau ở một điểm chung là đều chối bỏ quá khứ - một
quá khứ đầy bi kịch. Chỉ có điều, Michael Kempf chối bỏ quá khứ để sống cuộc đời êm
đẹp trong một căn nhà quanh năm có hương thơm. Còn An My trên hành trình chối bỏ
sự sống, chị lại nhớ về quá khứ và cuối cùng khao khát được sống. Giữa ranh giới mong
manh của sự sống và cái chết, An My chợt nghe tiếng gọi vọng về từ tiềm thức, tiếng
của đứa em gái nhỏ đã chết trong chiến tranh. Lần đầu tiên trong suốt hành trình tìm về
tro bụi của mình chị thật sự muốn được sống những ngày và những đêm của mình, chứ
không sống bằng thời gian và trí nhớ của người khác.
33
Qua điểm nhìn hạn chế của người kể chuyện không tin cậy (vì tôi – An My chỉ
tình cờ đọc được chuyện của người trực đêm, có những điều tôi không biết; khi kể về
Kempf, người kể chuyện [1] đứng ở tiêu cự ngoại tại), câu chuyện về người trực đêm
chỉ được nhìn từ một phía. Sau khi đọc được lời ghi chép trong cuốn sổ ghi lại câu
chuyện của Michael Kempf về gia đình mình, tôi lại chìm đắm trong dòng độc thoại nội
tâm: “Tôi thấy rối bời, không đọc tiếp được nữa. Tại sao cuốn sổ này rơi vào tay tôi, và
tôi lại đọc những trang này đúng vào hôm tôi muốn tìm sự thanh bình của một đám
sương mù, lúc tôi muốn phá vỡ cái đường viền quanh tôi, đường viền không ôm ấp gì
trong nó ngoài một nỗi cô đơn tuyệt đối” (tr. 57); “Tôi nhớ tôi đã đi tìm người trực đêm
ở khách sạn nơi anh đã làm để trả lại câu chuyện của anh ấy. Tôi đến quá muộn, anh
không còn đó để nhận lại quyển sổ Người trực đêm bây giờ đang sống cuộc đời êm
đẹp trong một căn nhà quanh năm có hương thơm. Anh từ chối câu chuyện chính anh đã
kể trong quyển sổ” (tr. 103). Để nhìn thấu những uẩn khúc bên trong của câu chuyện gia
đình, người kể chuyện [1] trao quyền kể cho người kể chuyện [2]) (những trang nhật kí
in nghiêng của Kempf); sau đó còn trao quyền cho một nhân vật khác, Atina [3] kể về
mình qua những trang ghi chép như nhật kí.
Từ những điểm nhìn khác nhau, cùng một câu chuyện nhưng biến chuyển theo
chiều hướng khác nhau. Khi câu chuyện về gia đình Kempf đã được hé lộ, “trong thời
khắc sôi động của câu chuyện”, việc người đàn ông giết vợ sắp được đưa ra ánh sáng,
người kể chuyện [1] đánh lạc hướng bằng cách chen vào hoạt cảnh, khiến câu chuyện
lại nhòe mờ. Đây là hoạt cảnh kể về chuyện An My tìm gặp Sophie, người đã khiến ông
Kempf (bố) giết vợ, và cũng là người đã khiến Michael Kempf (con) chối từ quá khứ,
chối bỏ đứa em ruột của mình là Marcus: “Sophie bảo tôi bỏ giày ra, rút chân duỗi lên
sofa cho thoải mái. Tôi làm như chị bảo. Chị đến nhấc hai chân tôi lên, ngồi xuống ở
cuối ghế và đặt hai chân tôi lên lòng chị. Chị nắm hai bàn chân tôi và xoa nhẹ, cũng với
đôi tay mềm mại và ấm mà chị đã xoa chân cho người trực đêm hôm nào. Nhạc lãng
đãng không bờ, mùi trầm hương, lòng bàn tay mềm của chị làm tôi muốn tan ra trong
một nỗi dịu êm tôi chưa biết bao giờ”. Cảm giác về sự thật khắc nghiệt tan biến, câu
chuyện lại được phủ lên một màn sương khói lung linh. Sophie là nhân vật thể hiện
thành công nghệ thuật kể chuyện từ nhiều điểm nhìn của Đoàn Minh Phượng. Sophie là
nhân vật quan trọng trong tác phẩm, là chìa khóa giải mã câu chuyện vừa có tính tự
thuật vừa pha yếu tố trinh thám này. Đây là nhân vật được kể từ nhiều điểm nhìn (về cơ
bản đều là điểm nhìn bên ngoài nhưng người kể chuyện liên tục đổi góc nhìn khi kể về
nhân vật này).
Từ điểm nhìn của Michael Kempf, Sophie là người phụ nữ dịu dàng, một chỗ
dựa ấm áp, tin cậy cả về tâm hồn và thân xác. Cảm nhận của Michael Kempf - thời học
sinh: “Cô Sophie quấn tôi trong một cái chăn dầy. Cô cởi giầy tôi ra, gác hai chân lên
người cô để xoa. Hai bàn tay cô mềm mại và ấm”
Từ điểm nhìn của người bố: “Sophie là người phụ nữ biết làm ấm một ngôi nhà”.
34
Từ điểm nhìn dư luận (Gia đình người không quen, nơi An My tìm đến để tìm
hiểu câu chuyện về người chồng giết vợ): Người vợ: “Cô ta là người không tốt”, “một
người đàn bà vừa đưa người cha vào viện xong thì quay về đón thằng con về ngủ
chung?”; Người chồng: “Sophie là một người tốt. Chỉ có trời mới biết điều đó Cô ấy
có một tấm lòng làm anh cảm phục.”
Từ điểm nhìn của người kể chuyện – tôi – An Mi, cô giáo Sophie là con người
khó hiểu, vừa ấm áp vừa giá lạnh, vừa chân thật vừa giả dối. Người kể chuyện biết rất ít
về nhân vật này (mặc dù tác giả đã dành hẳn 1/17 chương để miêu tả về cô giáo), người
có vai trò quan trọng trong tấn bi kịch gia đình Michael Kempf nhưng nằm ngoài sự
hiểu biết và tầm kiểm soát của người kể chuyện. Đây là nhân vật duy nhất trong tác
phẩm “không có độc thoại riêng và chỉ được chiếu sáng từ bên ngoài bởi các nhân vật
khác” [5, 93]. Với nhân vật này, An My trở thành người kể chuyện có điểm nhìn hạn
chế. Người kể chuyện (tôi) đôi lúc cũng không biết gì về nhân vật, ngoại trừ cảm giác:
“Tất cả mọi thứ ở đây đều yên lành và đáng yêu. Giọng nói và bàn tay của chị Sophie
thật bao dung, mềm mại và chậm rãi. Vậy mà trong một đôi khoảnh khắc, vẫn có một
thứ gì đó tôi không biết tên làm gợn lên trong tôi một nỗi hoang mang mơ hồ” (tr. 83).
Sự luân chuyển các điểm nhìn (nhưng về cơ bản vẫn là điểm nhìn bên ngoài) khiến cho
nhân vật không trùng khít với chính nó, câu chuyện trở thành đa chiều. Xây dựng nhân
vật từ điểm nhìn bên ngoài, thiếu điểm nhìn bên trong khiến nhân vật Sophie trở nên
khó hiểu. Độ mở và độ mờ nhòe của cuốn tiểu thuyết một phần là ở nhân vật này. Lối kể
tỉnh lược trong Và khi tro bụi thật đặc sắc. Nó khiến câu chuyện có độ dồn nén, khiến
cho từng nhân vật hiện ra với độ mờ nhòe. Kể về cuộc đời có nhiều bí ẩn của nhân vật
Atina (người vợ bị chồng giết) người kể chuyện đã tỉnh lược đến mức tối đa: “Những gì
tôi tìm được quá hiếm hoi Một đời người chỉ để lại bốn dòng ngắn viết bằng bút chì
trên lề giấy” (tr. 135). Bằng cách kể như vậy, mọi chuyện, mọi nhân vật trong tác
phẩm đều mù mờ (Câu chuyện của người trực đêm khách sạn, thằng bé Marcus, người
mẹ và cây đàn hồ cầm; kể cả những chuyện liên quan đến người kể chuyện, những
chuyện tôi đã từng trải qua, từng chứng kiến, tôi cũng kể lại với sự tỉnh lược tối đa (cái
chết của cha nuôi tôi, cái chết và câu nói cuối cùng của em gái tôi).
3. Tác phẩm của Đoàn Minh Phượng giàu chất triết lí. Những cái tôi luôn trầm
tư, suy ngẫm những vấn đề triết lí nhân sinh, về thân phận con người. Chiều sâu của
cuốn tiểu thuyết là đã chạm tới những vấn đề sống chết của con người – một vấn đề lớn
của văn học đương đại. Nói như Freud: Sống tức là tự khấu trừ đi sự sống, tiến gần hơn
đến cái chết. Nhiều tác phẩm chính là những triết luận về sống chết, ở đó, giọng chủ là
giọng triết lí. Triết lí trở thành giọng điệu của thời đại khi con người ý thức sâu sắc về
mình, khi các nhà văn ý thức sâu sắc về cá tính sáng tạo. Con người ngày càng ý thức về
bản ngã và càng khao khát tìm kiếm bản ngã. Những tiếng vọng về bản thể âm vang
trong văn học đương đại, nhất là tiểu thuyết. “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy
nhất luôn biến đổi, do đó, nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến
35
chuyển của bản thân hiện thực”; “Tiểu thuyết luôn nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ”
(Bakhtin). Theo M. Kundera: “Tất cả mọi tiểu thuyết của thời đại đều chăm chú vào bí
ẩn của cái tôi. Từ lúc anh bắt đầu sáng tạo một con người tưởng tượng, một nhân vật,
tức thì anh đối mặt với câu hỏi: Cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái tôi? Đây
là một trong những câu hỏi cơ bản đó tiểu thuyết được hình thành với tư cách là tiểu
thuyết” [4, 27].
Và khi tro bụi là là hành trình tìm kiếm chính mình, chăm chú vào bí ẩn của cái
tôi, lật xới vấn đề muôn thuở cái tôi là gì? Bằng cách nào nắm bắt được cái tôi?. Người
kể chuyện xưng tôi luôn trăn trở, đau đáu vì những câu hỏi: “Tôi là ai? Tôi đã sống như
thế nào? Quá khứ của tôi là gì?”. Ngay cả nhan đề tác phẩm cũng chính là một tín hiệu
thẩm mỹ giàu chất triết lí về sống chết phận người. Trước khi chết, tôi muốn biết mình
là ai - đấy chính là nỗi trăn trở vò xé, day dứt thành triết lí trong suy nghĩ của An My:
“Cái chết là một dấu chấm hết. Dấu chấm hết nào cũng muốn mang ý nghĩa của cái câu
đi trước nó. Tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết”.
Đi tìm bản thể, nhân vật tiểu thuyết đương đại thường rơi vào tâm trạng cô đơn,
khủng hoảng. Nhân vật của Thuận sau những giờ phút đối diện với bản thể đã tìm cái
chết như một lựa chọn thích hợp (Paris 11 tháng 8). Nhân vật của Phong Điệp, sau
những nỗi đau phải sống, những áp lực cuộc đời (trong công việc, trong tình yêu, trong
cuộc sống) cũng tìm đến cái chết như một sự trút bỏ gánh nặng cuộc đời (Blogger).
Nhân vật của Đoàn Minh Phượng sau cuộc hành trình đi tìm cái chết –cũng là hành
trình tìm kiếm và đối diện với bản thể - đã uống 20 viên thuốc ngủ khi đã ý thức thế nào
là sự sống (Và khi tro bụi). Triết lí hiện sinh in đậm dấu ấn trong tiểu thuyết đương đại.
Thực tại hiện tồn trở nên vô nghĩa. Mỗi tác phẩm là một cuộc tìm kiếm bản thể đầy
giằng xé. Số phận An My rồi sẽ ra sao? Liệu mong muốn được sống cuộc sống của
chính mình ở An My có là quá muộn? Đoàn Minh Phượng đã để người đọc tự trả lời.
Điều còn đọng lại sâu xa từ tác phẩm là tâm trạng tha hương, nỗi cô đơn của con người
trong xã hội đương đại, đặc biệt là những triết lí về sống chết. Sự trải nghiệm của nhân
vật người kể chuyện từ ngôi thứ nhất đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho tác phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bakhtin, M. Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường viết văn
Nguyễn Du, Hà Nội, 1992.
[2]. Barthes, Roland. Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu), Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội, 1997.
[3]. Ilin, I.P. và Tzurganova, E.A. Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên
cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003.
36
[4]. Kundera, Milan. Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà Nẵng, 1998.
[5]. Kundera, Milan. Tiểu luận (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Văn hóa thông tin – Trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001.
THE NARRATIVE EGOES (THE NARRATIVE “I”)
IN FICTION OF DOAN MINH PHUONG
Thai Phan Vang Anh
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
Doan Minh Phuong has not composed much. However, with just only two ficions: “Va
khi tro bui – And when this dust” and “Mua o kiep sau – Rain in the next incarnation”, her
style has been determined. One of the most remarkable feature of Doan Minh Phuong’s fictions
is the first – person narrative with the homodiegetic narrator. The characters usually talk about
themselves or others. Therefore, Doan Minh Phuong’s fiction often has the autobiographic
matter. Each fiction is a big story created by many small stories of the narrative “I”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62a_3_0591_8046_2117798.pdf