Tài liệu Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh Trung học Phổ thông - Đào Minh Đức: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0036
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 109-119
This paper is available online at
NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ NGUY CƠ SỬ DỤNGMA TUÝ
Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đào Minh Đức
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các dấu hiệu nguy cơ sử dụng ma tuý ở
lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tâm lí và
môi trường sống tham gia vào việc hình thành nguy cơ sử dụng ma tuý, sự tương tác giữa
các yếu tố đó và các mô hình nguy cơ sử dụng ma tuý với các dấu hiệu cụ thể. Nghiên cứu
là cơ sở cho các nhà tâm lí học sử dụng trong môi trường học đường nhằm xác định nguy
cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông, làm cơ sở cho việc can thiệp phòng
ngừa nguy cơ sử dụng ma tuý cho học sinh trong các nhà trường phổ thông.
Từ khóa:Ma túy, sử dụng ma túy, nguy cơ, nguy cơ sử dụng ma túy, dấu hiệu của nguy cơ
sử...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh Trung học Phổ thông - Đào Minh Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0036
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 109-119
This paper is available online at
NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ NGUY CƠ SỬ DỤNGMA TUÝ
Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đào Minh Đức
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các dấu hiệu nguy cơ sử dụng ma tuý ở
lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tâm lí và
môi trường sống tham gia vào việc hình thành nguy cơ sử dụng ma tuý, sự tương tác giữa
các yếu tố đó và các mô hình nguy cơ sử dụng ma tuý với các dấu hiệu cụ thể. Nghiên cứu
là cơ sở cho các nhà tâm lí học sử dụng trong môi trường học đường nhằm xác định nguy
cơ sử dụng ma tuý ở học sinh trung học phổ thông, làm cơ sở cho việc can thiệp phòng
ngừa nguy cơ sử dụng ma tuý cho học sinh trong các nhà trường phổ thông.
Từ khóa:Ma túy, sử dụng ma túy, nguy cơ, nguy cơ sử dụng ma túy, dấu hiệu của nguy cơ
sử dụng ma túy.
1. Mở đầu
Việc tìm ra một cá nhân có nguy cơ sử dụng ma tuý để từ đó có biện pháp can thiệp phòng
ngừa từ sớm, giúp họ không tiếp cận sử dụng ma tuý là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong
xã hội hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông với những đặc điểm tâm sinh lí
rất dễ tiếp cận việc sử dụng ma tuý. Nhiệm vụ này được các nhà khoa học trên Thế giới nói chung
và Việt nam nói riêng rất quan tâm và nghiên cứu.
Trên thế giới có thể kể đến một số nghiên cứu nổi bật như: Các tác giả Alfred Mcalister,
Cheryl Perry, Joel Killen, Lee Ann Slinkard, và Nathan Maccoby trong “Nghiên cứu thử nghiệm
về phòng ngừa lạm dụng ma túy, rượu và thuốc lá” năm 1998, đã đưa ra những đánh giá về tình
hình SDMT trong học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng, nguyên nhân dẫn đến việc
SDMT, một số giải pháp, biện pháp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ học sinh không tiếp cận sử dụng
ma túy [8]. Năm 2011, công trình nghiên cứu “Trẻ em và vấn đề lạm dụng ma túy” của Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã nghiên cứu và trình bày các vấn đề cơ bản về ma túy, tác động
của ma túy đối với trẻ em, những dấu hiệu nhận biết học sinh có nguy cơ sử dụng thử và sử dụng
ma tuý, đặc biệt là trẻ em độ tuổi đầu thanh niên [9]. Tác giả Lewayne D. Gilchrist nghiên cứu về
nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng ở một trẻ có nguy cơ cao
SDMT [10], gồm có: Các yếu tố hành vi cá nhân, các yếu tố về thái độ cá nhân, các yếu tố về tâm
lí bên trong, các yếu tố gia đình, các yếu tố về môi trường cộng đồng...
Các nghiên cứu tại Việt Nam có thể kể đến như: Nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Bừng
nghiên cứu về “Phòng chống ma túy trong trường học” [1]. Tác giả Trần Quốc Thành trong đề tài
“Thực trạng và giải pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay” - năm 2000 [7].
Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 21/2/2017.
Liên hệ: Đào Minh Đức, e-mail: minhduc1174@hnue.edu.vn
109
Đào Minh Đức
Tác giả Phan Thị Mai Hương trong luận án tiến sĩ tâm lí học “Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn
cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma tuý và mối tương quan giữa chúng” [4]. Phan Xuân Biên
và Hồ Bá Thâm trong cuốn “Tâm lí học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma túy” [3]. Tác giả
Lê Văn Cuộc trong luận án tiến sĩ giáo dục học “Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho học
sinh trường Trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh” [2]...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo
vệ trong việc phòng ngừa sử dụng ma tuý, tuy nhiên còn chưa rõ ràng, cụ thể về các yếu tố tâm lí
dẫn đễn nguy cơ SDMT bên trong mỗi cá nhân, đồng thời mới chỉ đề cập sơ bộ về mối liên quan
giữa các yếu tố tâm lí bên trong và các yếu tố môi trường bên ngoài trong việc hình thành nguy
cơ SDMT, chưa chỉ rõ được cơ chế tương tác giữa các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ với
môi trường sống, cũng như chưa chi rõ các mức độ và mô hình nguy cơ SDMT ở lứa tuổi học sinh
THPT. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu dù có đề cập đến các yếu tố tâm lí của cá nhân
dẫn đến việc SDMT nhưng chưa chỉ ra được cụ thể các yếu tố tâm lí nào là tiềm tàng chủ yếu dẫn
đến SDMT, cũng như chưa chỉ ra được cơ chế tương tác giữa các yếu tố tâm lí bên trong và các
yếu tố môi trường sống bên ngoài trong việc hình thành nguy cơ SDMT. Đặc biệt, chưa có nghiên
cứu nào chỉ ra các dấu hiệu cụ thể của nguy cơ SDMT.
Chính vì lí do đó, nghiên cứu này sẽ đi sâu và làm rõ những yếu tố tâm lí nổi bật nào ở cá
nhân và các yếu tố nổi bật nào của môi trường sống và sự tương tác giữa các yếu tố đó trong việc
hình thành nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, những biểu hiện cụ
thể về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, để từ đó có cơ sở khoa học
cho việc xác định nguy cơ sử dụng ma tuý và các biện pháp phòng ngừa từ sớm cho lứa tuổi học
sinh trung học phổ thông.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những dấu hiệu nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh trung
học phổ thông.
Khách thể nghiên cứu: 121 học viên từ 15-19 tuổi cai nghiện ma tuý tại các Trung tâm
Chữa bệnh - Giáo dục- Lao động - Xã hội của Hà Nội. Nhóm khách thể này thuộc địa bàn 28 tỉnh,
thành trong cả nước, đang tập trung cai nghiện tại các Trung tâm của Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,
phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thống kê toán học, phương pháp hồi cứu hồ sơ tài liệu
học viên. Trong đánh giá tương quan giữa các yếu tố, mức độ tương quan từ 0,400 trở lên được coi
là có nguy cơ SDMT; dưới 0,400 được coi là không có nguy cơ SDMT.
Kết quả nghiên cứu
Các yếu tố tâm lí cá nhân dẫn đến nguy cơ sử dụng ma túy của học viên.
Kết quả phân tích định lượng về 15 đặc điểm thuộc 8 yếu tố tâm lí cá nhân dẫn đến sử dụng
ma tuý ở 121 học viên đang cai nghiện tại các trung tâm được trình bày tại Bảng 1.
Kết quả phân tích tại Bảng 1 cho thấy, trước khi SDMT, các học viên đều có biểu hiện, bộc
lộ rõ ràng về 15 đặc điểm thuộc 8 yếu tố về tâm lí cá nhân nêu trên, các mức độ biểu hiện đều ở
mức độ 3 và 4 trên thang đo 5 mức độ. Các đặc điểm tâm lí trên đều biểu hiện cùng ở mức độ cao
(điểm trung bình cao xung quanh 3,0 điểm). Điều này cho thấy có sự liên kết giữa các đặc điểm
tâm lí với nhau theo một hệ thống và giữa chúng có sự tương tác liên kết với nhau để hình thành
nên nguy cơ SDMT ở học viên.
110
Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Bảng 1. Phân tích các đặc điểm tâm lí của học viên trước khi SDMT
Stt Nội dung Tỉ lệ % ĐiểmTB
Độ lệch
chuẩn
1. Xu hướng
1.1 Hướng ngoại 76,4 3,70 0,923
1.2 Hướng nội 23,7 3,35 0,846
2. Tính cách
2.1 Hành động (Liều lĩnh) 62,8 3,32 0,922
2.2 Nhu nhược 34,8 3,01 0,974
3. Khí chất
3.1 Nóng nảy 73,9 3,58 0,914
3.2 Hoạt bát 54,4 3,18 0,973
3.3 Ưu tư 25,2 2,93 0,893
4. Định hướng giá trị
4.1 Định hướng giá trị bạn bè 70,3 3,30 1,053
4.2 Định hướng giá trị vật chất 59,2 3,04 0,912
4.3 Định hướng giá trị tự do 61,7 3,14 0,933
5. Nhu cầu
5.1 Nhu cầu được đề cao, coi trọng, tôn sùng 54,3 3,35 0,956
5.2 Nhu cầu được yêu thương, quan tâm, chia sẻ 90,1 3,95 0,933
6. Hứng thú (Hứng thú chơi bời, không thích học, chánhọc. Thích tụ tập bạn bè chơi bời và ngồi quán nét) 63,1 3,63 0,911
7. Năng lực học tập (Kết quả học tập kém, thườngxuyên dưới trung bình. Khó khăn trong học tập) 51,8 2,91 0,926
8.
Nhận thức về ma tuý (Nhận thức không đầy đủ về
ma tuý và tác hại của ma tuý. Ít tìm hiểu thông tin về
phòng ngừa sử dụng ma tuý)
59,2 2,85 1,056
Mặt khác, mức độ điểm trung bình ở các đặc điểm tâm lí trên là không giống nhau mà di
chuyển từ 2,85 đến 3,95 (biên độ dao động khoảng 1 điểm). Điều này cho thấy, trong 15 đặc điểm
tâm lí trên ở học viên, có những đặc điểm tâm lí bộc lộ rất mạnh, có những đặc điểm bộc lộ yếu
hơn, mức độ bộc lộ của các đặc điểm tâm lí trên là không đều nhau. Những đặc điểm có điểm
trung bình cao cho thấy mức độ bộc lộ mạnh, ảnh hưởng mạnh của đặc điểm tâm lí đó đối với việc
hình thành nên nguy cơ SDMT.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, nhu cầu được yêu thương, quan tâm, chia sẻ chiếm tỉ lệ
cao nhất và có điểm trung bình cao nhất. Nghiên cứu thực tiễn thông qua phỏng vấn sâu học viên
cho thấy sự thiếu thốn tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ là một trong những yếu tố chính
dẫn đến việc SDMT ở các học viên, nó được các học viên mô tả như là một yếu tố gốc của một
chuỗi các vấn đề xảy ra tiếp theo trên con đường dẫn đến SDMT.
Nghiên cứu về sự tương tác giữa các yếu tố tâm lí bên trong ở các học viên trước khi SDMT
dựa trên phân tích tương quan Pearson tại Bảng 2 cho thấy, 15 đặc điểm thuộc 8 yếu tố tâm lí cá
nhân ở học viên có sự tương quan với nhau đa số từ mức trung bình đến rất cao. Điều này chứng
111
Đào Minh Đức
tỏ đã có sự tương tác giữa 15 đặc điểm tâm lí với nhau ở các học viên. Kết quả phân tích cho thấy
một số tương quan nổi bật như sau.
- Hứng thú học tập có tương quan với xu hướng hướng ngoại, tính cách hành động/liều lĩnh
và tính cách nhu nhược, định hướng giá trị bạn bè, khí chất ưu tư, nhu cầu được tôn trọng.
- Định hướng giá trị bạn bè tương quan với xu hướng hướng ngoại, tính cách nhu nhược,
nhu cầu được tôn trọng, nhận thức kém về ma tuý, không hứng thú học tập và năng lực học tập
kém.
- Nhu cầu được tôn trọng tương quan với xu hướng hướng nội, khí chất nóng nảy, tính cách
hành động liều lĩnh, định hướng giá trị bạn bè, định hướng giá trị vật chất và không hứng thú học
tập.
- Tính cách nhu nhược tương quan với xu hướng hướng nội, khí chất ưu tư, định hướng giá
trị bạn bè, nhu cầu được quan tâm - yêu thương, không hứng thú học tập, và năng lực học tập kém.
- Tính cách hành động/liều lĩnh tương quan với khí chất nóng nảy, định hướng giá trị vật
chất, nhu cầu được đề cao - coi trọng - tôn sùng, và không hứng thú học tập.
Có thể sắp xếp các đặc điểm tâm lí nổi bật và phổ biến ở các học viên như sau: (1) Không
có hứng thú học tập; (2) Định hướng giá trị bạn bè; (3) Nhu cầu được tôn trọng; (4) Tính cách hành
động/liều lĩnh hoặc Tính cách nhu nhược; (5) Định hướng giá trị vật chất; (6) Khí chất nóng nảy;
(7) Xu hướng hướng ngoại hoặc Xu hướng hướng nội; Khí chất ưu tư; Nhu cầu được quan tâm -
yêu thương; (8) Khí chất hăng hái; Định hướng giá trị tự do.
Kết quả nghiên cứu tại Bảng 2 trên cũng cho thấy, có 2 đặc điểm tâm lí: “Không có hứng
thú học tập” và “định hướng giá trị bạn bè” có số lượng tương quan với các đặc điểm khác nhiều
nhất. Đây cũng là 2 đặc điểm tâm lí nổi bật của lứa tuổi đầu thanh niên. Do đó, chúng tôi lấy 2 đặc
điểm này làm gốc để xét tương quan với các yếu tố khác. Thông qua phân tích tương quan Pearson,
chúng tôi xác định được có 7 nhóm cấu trúc tương quan giữa các đặc điểm tâm lí chiếm tỉ lệ phổ
biến ở các học viên trước khi SDMT và tỉ lệ phổ biến của các mô hình đó tại Bảng 2.
Kết quả mô tả tại Bảng 3 cho thấy, có mối tương quan giữa các đặc điểm tâm lí với nhau để
hình thành nên cấu trúc tâm lí nguy cơ SDMT ở các học viên trước khi SDMT. Thực tế cho thấy,
các đặc điểm tâm lí ở học viên có sự kết hợp với nhau theo các cách khác nhau để hình thành nên
nguy cơ SDMT, và có 7 cách kết hợp được thể hiện ở Bảng 3 trên là mang tính phổ biến nhất. Các
cách thức kết hợp khác chiếm tỉ lệ ít hơn và xuất hiện với tỉ lệ hiếm hoi hơn (<30%), và do tính
hiếm xuất hiện như vậy nên chúng tôi không đưa vào Bảng này. Theo tần số xuất hiện của các cấu
trúc tâm lí trên, chúng tôi xếp theo thứ tự từ 1 đến 7. Có thể xem đó là mức độ nguy cơ SDMT,
nghĩa là những người có cấu trúc tâm lí mang tính phổ biến nhất thì có nguy cơ SDMT cao nhất
và giảm dần xuống, những người có cấu trúc tâm lí ở mức 7 là có ít nguy cơ SDMT nhất. Như vậy,
trước khi SDMT, các đặc điểm tâm lí trên ở các học viên có biểu hiện rất rõ ràng theo một cấu trúc
tương tác với nhau.
Tóm lại, có 15 đặc điểm tâm lí ở người nghiện ma tuý đang cai nghiện tại các trung tâm
liên quan đến nguy cơ SDMT và có biểu hiện rõ nét, giữa các đặc điểm tâm lí đó có sự liên kết
với nhau theo hệ thống, tương tác với nhau và bộc lộ ở điểm trung bình của các đặc điểm đó đều ở
mức độ 3 trở lên (ĐTB > 2,60). Điểm trung bình các đặc điểm tâm lí trên trước khi SDMT càng
cao trong cùng thời điểm cho thấy mức độ tương tác, liên kết mạnh và điều này có nghĩa là nguy
cơ SDMT càng cao.
112
N
hữ
ng
bi
ểu
hi
ện
về
ng
uy
cơ
sử
dụ
ng
m
a
tu
ý
ở
lứ
a
tu
ổi
họ
c
si
nh
Tr
un
g
họ
c
ph
ổ
th
ôn
g
Bảng 2. Tương quan Pearson giữa các yếu tố tâm lí bên trong ở học viên đang cai nghiện tại các Trung tâm
Xu hướng Khí chất Tính cách Định hướng giá trị Nhu cầu Không
hứng
thú
học
tập
Nhận
thức
kém
về ma
túy
Năng
lực
học
tập
kém
Hướng
ngoại
Hướng
nội
Nóng
nảy
Hăng
hái
Ưu
tư
Hành
động/
Liều
lĩnh
Nhu
nhược
Bạn
bè
Vật
chất
Tự
do
Coi
trọng,
tôn
sùng
Yêu
thương
Quan
tâm
Xu
hướng
Hướng
ngoại 1
Hướng nội 1
Khí
chất
Nóng nảy 0,465 1
Hăng hái 1
Ưu tư 1
Tính
cách
Hành động/
Liều lĩnh 0,357 0,873 1
Nhu nhược 0,633 0,512 1
Định
hướng
giá trị
Bạn bè 0,462 0,723 1
Vật chất 0,555 0,591 0,328 0,509 1
Tự do 0,691 0,407 1
Nhu
cầu
Tôn trọng 0,496 0,656 0,841 0,621 0,722 1
Yêu thương 0,502 0,604 1
Không hứng thú HT 0,864 0,507 0,685 0,527 0,645 0,534 0,367 1
Nhận thức kém về MT 0,410 0,593 1
Năng lực HT kém 0,377 0,530 0,540 0,381 0,308 1
11
3
Đào Minh Đức
Bảng 3. Các nhóm cấu trúc tương quan tâm lí ở các học viên
Stt Nhóm cấu trúc tương quan Tỉ lệ (%)
1.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, xu hướng hướng ngoại, định hướng giá trị tự do. 62,5
2.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, xu hướng hướng ngoại, tính cách hành động-liều lĩnh, khí chất
nóng nảy, định hướng giá trị tự do
57,2
3.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, tính cách nhu
nhược, khí chất ưu tư, nhu cầu được quan tâm - yêu thương 52,4
4. Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, khí chất hăng hái, định hướng giá trị vật chất và tự do.
50,2
5.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, vật chất và tự do;
xu hướng hướng nội, tính cách nhu nhược, khí chất ưu tư, nhu cầu được
quan tâm-yêu thương.
43,1
6.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, tính cách hành động - liều lĩnh, khi chất nóng nảy, định hướng giá
trị vật chất và tự do.
41,7
7.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, xu hướng hướng ngoại, tính cách hành động-liều lĩnh, khí chất
nóng nảy, định hướng giá trị vật chất và tự do.
37,9
Các yếu tố môi trường sống dẫn đến sử dụng ma túy ở học viên
Nhằm xác định tác động, ảnh hưởng của 3 yếu tố về môi trường sống không thuận lợi đối
với nguy cơ SDMT ở các học viên trước khi SDMT, bao gồm hoàn cảnh gia đình không thuận lợi,
nhóm bạn không thuận lợi, khu vực sinh sống không thuận lợi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu,
phân tích và cho ra kết quả như sau:
Bảng 4. Phân tích về môi trường sống của học viên trước khi SDMT
Stt Nội dung Tỉ lệ % Điểm TB Độ lệchchuẩn
1. Hoàn cảnh gia đình không thuận lợi 62,34 3,86 1,023
2. Nhóm bạn không thuận lợi 81,75 3,92 0.947
3. Khu vực sinh sống không thuận lợi 34,78 3,18 1,155
Kết quả phân tích từ Bảng 4 cho thấy điểm trung bình của cả 3 yếu tố trên trước khi SDMT
ở các học viên đều trên 3,0 điểm, ở mức độ 3 và 4 trên thang đo 5 mức độ. Điều này chứng tỏ rằng
(1) 3 yếu tố trên là 3 yếu tố dẫn đến việc SDMT ở các học viên; (2) học viên trước khi SDMT phản
ứng mạnh, tương tác mạnh đồng thời với 3 yếu tố môi trường sống không thuận lợi này trong cùng
một thời điểm, trong đó tương tác với nhóm bạn không thuận lợi là mạnh nhất.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, yếu tố nhóm bạn không thuận lợi chiếm tỉ lệ cao nhất, phổ
biến nhất trong việc dẫn đến SDMT ở các học viên, và có điểm trung bình cao nhất, tiếp đến là
hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, cuối cùng là khu vực sinh sống không thuận lợi. Như vậy, có
thể thấy, nhóm bạn không thuận lợi là là yếu tố then chốt ảnh hưởng lớn nhất đối với việc hình
thành nguy cơ SDMT ở các học viên “...Em lên Hà Nội tìm việc năm 2012, gặp mấy đứa bạn làm
114
Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
ở quán karraoke, chúng nó có sử dụng ma tuý, chúng nó mời em đi ăn uống, rồi em quen thêm
mấy người nữa, hôm đó nhậu xong, họ mời em dùng ma tuý họ nói “chơi đi, sướng lắm...” (PVK
- Trung tâm số 1). Và ở các học viên nữ thì có nhiều em đã bước vào con đường SDMT từ sự dẫn
dắt của chính người bạn trai của mình “. . . em có một mối quan hệ thân thiết với một người bạn
trai nghiện ma túy, vì thế em cũng nghiện ma túy...” (NTTH - Trung tâm số 2). Hoặc một trường
hợp học sinh giỏi, trầm tính, biết nhẫn nhịn và luôn hoà nhã với mọi người cũng tiếp cận với ma
tuý thông qua nhóm bạn của mình “...Em là người trầm tính, biết nhẫn nhịn và cư xử hoà nhã với
mọi người nên được nhiều người quý mến... năm nào em cũng đạt học sinh giỏi...em hay giúp đỡ
người khác, việc gì làm được là em không do dự giúp ngay... lên lớp 10, em có quen và chơi với
nhiều bạn mới, sau vài lần đi liên hoan em đã cùng nhóm bạn sử dụng ma tuý “đá” và “lắc”, nói
chung lúc đó trẻ con, nể nang bạn bè, thích khám phá cái mới và cũng muốn chơi cho biết...”
Kết quả nghiên cứu từ phỏng vấn sâu cũng cho thấy, hoàn cảnh gia đình không thuận lợi có
mức độ ảnh hưởng phổ biến thứ hai trong việc tiếp cận SDMT ở các học viên, đây cũng là một
trong những nguyên nhân quan trọng khiến các em tiếp cận với việc SDMT: “. . . khi cãi nhau với
cha mẹ, em hay đến chơi cùng các anh gần nhà, họ hay uống rượu, bia ở nhà, trong đó có 3 anh
chơi Heroin, ma túy tổng hợp, các anh rủ em chơi. . . ” (NVQ - Trung tâm số 1). Mặt khác, cha mẹ
thường sử dụng rượu, bia, thuốc lá cũng là một trong các nguyên nhân dẫn các học viên đến việc
sử dụng ma túy “. . . bố không lo làm ăn, không yêu thương vợ con, suốt ngày la cà quán xá rượu
chè, mỗi lần say rượu lại về nhà đánh đập vợ con. . . ” (BTT - Trung tâm số 2); và hoàn cảnh gia
đình có người sử dụng ma tuý và các tệ nạn xã hội khác cũng khiến các em đến với việc SDMT
“em hận bố vì đã nghiện rượu, chán bố vì đã chơi cờ bạc...” ( PVT - Trung tâm số 3).
Ngoài yếu tố nhóm bạn không thuận lợi, hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, yếu tố khu vực
sinh sống không thuận lợi là yếu tố phổ biến thứ ba dẫn đến việc SDMT ở các học viên. Tuy mức
độ phổ biến của yếu tố này không cao bằng 2 yếu tố kia, nhưng thực tế cho thấy, yếu tố này cũng
là tác nhân quan trọng “. . . khi cãi nhau với cha mẹ, em hay đến chơi cùng các anh gần nhà, họ
hay uống rượu, bia ở nhà, trong đó có 3 anh chơi Heroin, ma túy tổng hợp, các anh rủ em chơi. . . ”
(NVQ - Trung tâm số 1).
Thông qua trao đổi với các cán bộ nhiều năm làm công tác quản lí học viên tại các trung
tâm, các cán bộ đều cho rằng 3 yếu tố trên là các nguyên nhân bên ngoài chủ yếu dẫn đến việc
SDMT ở các học viên. Thông qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy, trước khi SDMT,
các điều kiện môi trường không thuận lợi ở học viên thường có điểm trung bình ở mức độ 3 trở lên
(ĐTB > 2,60) và điểm trung bình này càng cao thì có nghĩa là các em có sự tương tác mạnh với
yếu tố môi trường sống không thuận lợi và môi trường sống không thuận lợi đang có ảnh hưởng
đến các em.
Phân tích tương quan giữa 3 yếu tố môi trường sống không thuận lợi để xác định mối liên
quan giữa 3 yếu tố đó trong việc dẫn đến nguy cơ SDMT ở các học viên. Kết quả phân tích được
trình bày tại Bảng 5.
Bảng 5. Tương quan Pearson giữa các yếu tố môi trường sống không thuận lợi
Gia đình không
thuận lợi
Nhóm bạn không
thuận lợi
Khu vực sinh sống
không thuận lợi
Gia đình KTL 1
Nhóm bạn KTL 0,708 1
Khu vực sinh sống KTL 0,690 0,773 1
Sig. < 0.05
115
Đào Minh Đức
Kết quả nghiên cứu tại Bảng 5 cho thấy cả 3 yếu tố gia đình, nhóm bạn và khu vực sinh
sống không thuận lợi đều có sự tương quan cao với nhau, tạo thành cấu trúc liên hoàn, có thể gọi là
một cấu trúc nguy cơ SDMT từ môi trường (hoặc là cấu trúc môi trường nguy cơ SDMT). Tương
quan cao giữa 3 yếu tố cũng cho thấy sự liên kết giữa các yếu tố không thuận lợi từ môi trường
sống trong việc hình thành nguy cơ SDMT ở lứa tuổi đầu thanh niên. Sự tương quan cao, chặt chẽ
giữa 3 yếu tố cũng chỉ ra rằng chỉ cần tương tác với một trong 3 yếu tố trên thì sẽ nhanh chóng
tương tác với các yếu tố còn lại để hình thành nguy cơ SDMT. Kết hợp với các thông tin thu được
từ Bảng 4 có thể thấy, yếu tố nhóm bạn không thuận lợi là yếu tố “ngòi nổ” của việc SDMT ở
học viên, chỉ cần tương tác với nhóm bạn không thuận lợi thì tất yếu sẽ tương tác với 2 yếu tố còn
lại. Các kết quả nghiên cứu phỏng vấn sâu học viên cho thấy phân tích trên là hoàn toàn phù hợp
“...em không thích chơi ma tuý nhưng bạn bè rủ rê nên nể nhau, chơi thôi...” (PVT - Trung tâm 3);
...em buồn chuyện gia đình hay cãi vã nhau, đi chơi cùng nhóm bạn, chúng nó bảo em chơi cái này
cho đỡ buồn chán, quên đời...” (NVC - Trung tâm 4); “...em có biết heroin là gì đâu, vào vũ trường
chúng nó rủ em chơi rồi nghiện em mới biết...” (NAT - Trung tâm 1).
Như vậy, trước khi đến với ma tuý, học viên đang cai nghiện ma tuý tại các trung tâm có
3 yếu tố về nhóm bạn không thuận lợi, khu vực sinh sống không thuận lợi và hoàn cảnh gia đình
không thuận lợi xuất hiện và có thể coi là các yếu tố dẫn đến nguy cơ SDMT.
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định, 15 đặc điểm về tâm lí cá nhân và 3 yếu tố
môi trường sống không thuận lợi trên là các yếu tố dẫn đến việc SDMT ở các học viên. Các yếu tố
đó xuất hiện ở cá nhân với điểm trung bình từ mức 3 trở lên trên thang đo 5 mức độ và điểm trung
bình càng cao có nghĩa là càng có nguy cơ SDMT. Sự xuất hiện của tương tác giữa các đặc điểm
tâm lí với nhau và các yếu tố môi trường không thuận lợi với nhau từ mức độ 3 trở lên đã được coi
là có nguy cơ và càng lên mức độ cao hơn thì nguy cơ càng cao. Trong tương tác giữa với các yếu
tố môi trường không thuận lợi, chỉ cần tương tác với 1 yếu tố nhóm bạn không thuận lợi là sẽ tự
nhiên tương tác với 2 yếu tố không thuận lợi còn lại. Từ kết luận này, để xác định nguy cơ SDMT
ở một cá nhân nào đó ở lứa tuổi này thì có thể đánh giá mức độ tương tác giữa các yếu tố tâm lí với
nhau và mức độ tương tác giữa các yếu tố môi trường sống không thuận lợi với nhau, thông qua
điểm trung bình bộc lộ của các đặc điểm đó.
Các mô hình nguy cơ sử dụng ma túy ở học viên
Thực tế cho thấy, trước khi SDMT, học viên có sự xuất hiện đồng thời của một số đặc điểm
tâm lí và một số yếu tố về môi trường sống không thuận lợi, các yếu tố này đã tương tác phù hợp
với nhau và dẫn đến việc SDMT. Các phân tích trên đã cũng đã chỉ ra, điểm trung bình ở các nhóm
đặc điểm tâm lí và các yếu tố môi trường sống không thuận lợi đều xuất hiện cùng ở mức độ giữa
cuối mức 3 trở lên (trên thang đo 5 mức độ) tại một thời điểm. Như vậy, có thể khẳng định, giữa
các đặc điểm tâm lí và các yếu tố thuộc môi trường sống không thuận lợi đã có sự tương tác với
nhau, và tại thời điểm tương tác đó, nguy cơ SDMT được hình thành và có thể dẫn tới việc SDMT
ngay sau đó.
Phân tích sự tương tác giữa các đặc điểm tâm lí và các yếu tố môi trường sống không thuận
lợi dựa trên phân tích tương quan Pearson giữa 15 đặc điểm thuộc về 8 yếu tố tâm lí cá nhân với 3
yếu tố môi trường sống không thuận lợi ở các học viên, chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 6.
Kết quả phân tích tại Bảng 6 cho thấy có sự tương quan từ mức độ trung bình trở lên giữa
15 đặc điểm tâm lí với 3 yếu tố trong môi trường sống. Điều này có nghĩa là có sự tương tác giữa
các yếu tố tâm lí và các yếu tố môi trường sống không thuận lợi để dẫn đến việc SDMT ở các học
viên. Trong đó, yếu tố nhóm bạn không thuận lợi có tương tác với 12/15 đặc điểm tâm lí (ngoại trừ
3 đặc điểm tâm lí là: khí chất hăng hái, nhu cầu được coi trọng - đề cao - tôn sùng và nhu cầu được
quan tâm- yêu thương). Ngoài ra, hoàn cảnh gia đình không thuận lợi tương tác với 6 đặc điểm tâm
lí và khu vực sinh sống không thuận lợi tương tác với 5 đặc điểm tâm lí.
116
Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
Bảng 6. Tương quan Pearson giữa các yếu tố tâm lí bên trong
và các yếu tố môi trường sống không thuận lợi ở học viên đang cai nghiện tại các Trung tâm
Hoàn cảnh gia đình
không thuận lợi
Nhóm bạn không
thuận lợi
Khu vực sinh sống
không thuận lợi
Xu
hướng
Hướng ngoại 0,502 0,656 0,433
Hướng nội 0,516
Khí chất
Nóng nảy 0,463
Hăng hái 0,602 0,520
Ưu tư 0,424
Tính
cách
Hành động/
Liều lĩnh
0,488 0,450 0,639
Nhu nhược 0,435
Định
hướng
giá trị
Bạn bè 0,437
Vật chất 0,430
Tự do 0,507 0,441 0,501
Nhu cầu
Tôn trọng
Yêu thương
Không hứng thú HT 0,410 0,635 0,421
Nhận thức kém về MT 0,639
Năng lực HT kém 0,445 0,549
Sig. < 0.05
Trong số 5 tương quan ở mức cao, yếu tố nhóm bạn không thuận lợi chiếm 3 tương quan với
3 đặc điểm tâm lí là “không hứng thú học tập”, “nhận thức kém về ma tuý” và “xu hướng hướng
ngoại”. Hoàn cảnh gia đình không thuận lợi có tương quan cao với khí chất hăng hái và khu vực
sinh sống không thuận lợi có tương quan với tính cách hành động/liều lĩnh.
Như vậy, kết quả phân tích tương quan đã chỉ rõ và khẳng định có sự tương tác giữa các yếu
tố tâm lí bên trong và các yếu tố môi trường sống không thuận lợi dẫn đến việc SDMT. Và để xác
định nguy cơ SDMT thì có thể dựa trên đánh giá biểu hiện thông qua biểu hiện của các 15 đặc
điểm tâm lí và 3 yếu tố môi trường sống không thuận lợi đều ở mức độ 3 trở lên trong một thời
điểm đánh giá.
Như kết quả phân tích tại Bảng 3 trên, có 7 cấu trúc tương tác giữa các đặc điểm tâm lí với
nhau dẫn đến nguy cơ SDMT. Chúng tôi tiến hành phân tích tương quan giữa 7 cấu trúc tâm lí đó
với 3 yếu tố môi trường sống không thuận lợi để tìm ra các mô hình biểu hiện phổ biến dẫn đến
nguy cơ SDMT. Kết quả cho thấy có 7 mô hình biểu hiện về nguy cơ SDMT mang tính phổ biến
được mô tả trong Bảng 7.
Từ Bảng 7 cho thấy, trước khi SDMT, các học viên có sự xuất hiện đồng thời của các đặc
điểm tâm lí và các yếu tố môi trường sống không thuận lợi theo các cấu trúc khác nhau, đó chính
là cấu trúc nguy cơ SDMT ở các học viên. Điều này chứng tỏ các đặc điểm tâm lí cá nhân có sự
tương tác với các yếu tố môi trường sống không thuận lợi theo các cấu trúc khác nhau để hình
thành nên nguy cơ SDMT. Theo trình tự từ 1 đến 7 trong Bảng 7, các cấu trúc nguy cơ SDMT thể
hiện các mức độ phổ biến về nguy cơ SDMT. Đối chiếu với những thông tin thu được từ phỏng vấn
sâu học viên, chúng tôi nhận thấy các cấu trúc trên xuất hiện rất rõ ở các học viên khi được hỏi về
117
Đào Minh Đức
quá khứ trước khi SDMT.
Bảng 7. Các cấu trúc nguy cơ sử dụng ma tuý ở học viên
Stt Mô hình nguy cơ SDMT Tỉ lệ (%)
1.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, xu hướng hướng ngoại, định hướng giá trị tự do, hoàn cảnh gia
đình không thuận lợi, nhóm bạn không thuận lợi.
54,3
2.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, xu hướng hướng ngoại, tính cách hành động-liều lĩnh, khí chất
nóng nảy, định hướng giá trị tự do, nhóm bạn không thuận lợi.
52,6
3.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, tính cách nhu
nhược, khí chất ưu tư, nhu cầu được quan tâm-yêu thương, nhóm bạn
không thuận lợi, hoàn cảnh gia đình không thuận lợi.
47,5
4.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, khí chất hăng hái, định hướng giá trị vật chất và tự do, hoàn cảnh
gia đình không thuận lợi, nhóm bạn không thuận lợi.
45,7
5.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, vật chất và tự do;
xu hướng hướng nội, tính cách nhu nhược, khí chất ưu tư, nhu cầu được
quan tâm-yêu thương, nhóm bạn không thuận lợi, hoàn cảnh gia đình
không thuận lợi.
39,2
6.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, tính cách hành động-liều lĩnh, khi chất nóng nảy, định hướng giá
trị vật chất và tự do, nhóm bạn không thuận lợi.
36,8
7.
Không có hứng thú học tập, định hướng giá trị bạn bè, nhu cầu được tôn
trọng, xu hướng hướng ngoại, tính cách hành động-liều lĩnh, khí chất
nóng nảy, định hướng giá trị vật chất và tự do, nhóm bạn không thuận
lợi, hoàn cảnh gia đình không thuận lợi.
34,4
Thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn điều tra, phỏng vấn trực tiếp các học viên
nghiện ma tuý cai nghiện tại các trung tâm trong một thời gian dài, chúng tôi đi đến các kết luận
sau đây:
a/ 15 đặc điểm tâm lí nêu trên là những thuộc tính tâm lí tiềm tàng ở cá nhân, chúng có tính
chất là trung tính, không phải là đặc điểm nguy cơ SDMT, chính sự tương tác của chúng với điều
kiện hoàn cảnh môi trường không thuận lợi (môi trường dẫn đến nguy cơ SDMT) mà hình thành
nguy cơ SDMT. Nếu chúng tương tác với môi trường bảo vệ tức là môi trường không thuận lợi cho
việc hình thành nguy cơ SDMT, chống lại hình thành nguy cơ SDMT thì sẽ không dẫn đến nguy
cơ SDMT
b/ Khi có sự xuất hiện rõ ràng các đặc điểm, yếu tố theo các cấu trúc trên trước khi SDMT
thì các học viên đều tiếp cận SDMT sau đó không lâu. Điều này cho thấy các yếu tố bảo vệ không
phát huy tác dụng phòng ngừa nguy cơ SDMT. Như vậy, khi đánh giá nguy cơ SDMT, chỉ cần
đánh giá sự có mặt của các đặc điểm và yếu tố theo 7 cấu trúc nguy cơ SDMT nêu trên, không cần
đánh giá các yếu tố bảo vệ. Trong nghiên cứu nguy cơ SDMT ở học sinh THPT, nếu học sinh bộc
lộ rõ ràng các đặc điểm và các yếu tố trên thì được coi là có nguy cơ SDMT và không cần xem xét
các yếu tố bảo vệ. Ngược lại, nếu học sinh không bộc lộ rõ các đặc điểm và các yếu tố trong các
cấu trúc nguy cơ SDMT trên thì có thể nhận định các yếu tố bảo vệ đang phát huy tác dụng tốt.
118
Những biểu hiện về nguy cơ sử dụng ma tuý ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông
3. Kết luận
Kết quả nghiên cứu về nguy cơ SDMT ở các học viên đã chỉ ra, trước khi SDMT, các học
viên có sự tương tác giữa 8 yếu tố tâm lí cá nhân với nhau và với 3 điều kiện môi trường sống
không thuận lợi theo 7 mô hình khác nhau. Nếu cá nhân có các dấu hiệu nổi bật của một trong 7
mô hình trên ở mức độ 3 trở lên (ĐTB > 2,60) thì được xem là có nguy cơ SDMT. Các cấu trúc
này có thể được sử dụng để xem xét đánh giá nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Ngọc Bừng, 1997. Phòng chống ma túy trong nhà trường. Nxb Giáo dục.
[2] Lê Văn Cuộc, 2008. Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy cho học sinh trường Trung học
cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Mã số: LA08.0725.3.
[3] Phan Xuân Biên - Hồ Bá Thâm, 2003. Tâm lí học giáo dục nhân cách người cai nghiện ma
túy. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Phan Thị Mai Hương, 2002. Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên
nghiện ma tuý và mối tương quan giữa chúng. Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội.
[5] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, 2009. Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư
phạm. Giáo trình giảng dạy dùng cho các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6] Nguyễn Xuân Thức, 2009. Tâm lí học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Trần Quốc Thành, 2000. Thực trạng và giải pháp phòng ngừa các tệ nạn xã hội trong sinh
viên hiện nay. Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
[8] Alfred Mcalister, PhD; Cheryl Perry, MA; joel killen, BA; Lee Ann Slinkard, MA, and
Nathan Maccoby, PhD, 1980. Pilot Study of Smoking, Alcohol and Drug Abuse Prevention.
AJPH July, 1980, Vol. 70, No. 7. Page 719-721
[9] United Nations International Children’s Emergency Fund (UNICEF), 2011. Children and
Drug Abuse.(Page 503-509), Implementation Handbook for the Convention on the Rights of
the Child. April 2011.
[10] Lewayne D. Gilchrist, 1991. Defining the Intervention and the Target Population. Article in
Journal of NIH.National Institute on Drug Abuse (NIDA) - Monograph Series - 107.
ABSTRACT
The risk of drug use of high school students
Dao Minh Duc
Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education
The article is a research on risk of drug use of high school students. The research found out
the psychological, environmental factors, their relations as well as risk modules of drug use with
particular features. The research results are effective for school psychologists, teachers to find out
if someone has risk of using drug, also to help to prevent student from accessing to use drug early.
Keywords: Drug, drug use, risk, risk of drug use, indications before drug use.
119
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4731_dmduc_6821_2130331.pdf