Tài liệu Những bệnh da và niêm mạc do nấm: Những bệnh da và niêm mạc do nấm
Các bệnh da và niêm mạc do nấm là bệnh gây tổn thương ở da, niêm
mạc, lông, tóc, móng, do các loại nấm da, nấm lưỡng tính và Candida gây
nên. Tuy hiếm gặp, nhưng nấm Candida có thể gây tử vong do nhiễm bệnh
toàn thân. Các loại nấm thường ký sinh và gây bệnh ở các vị trí khác nhau
nên phương pháp điều trị cũng có những điểm khác nhau.
Bệnh do nấm da
Bệnh tổn thương ở da, lông, móng do các loại nấm da: Trichophyton,
Microsporum, Epidermophyton gây ra. Các dạng bệnh hay gặp là:
Nấm da chân thường gặp nhất và là mạn tính. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi
nhiều dạng ban đỏ và phù, đóng vảy, ngứa và đôi khi có mụn nước. Tổn thương
lan rộng hoặc khu trú, hay gặp tổn thương ở khoảng màng giữa ngón chân thứ tư
và ngón chân thứ năm.
Nấm móng xảy ra ở nhiều bệnh nhân bị nấm da chân. Dấu hiệu chủ yếu là
móng dày lên, đục mờ và có mảnh vỡ dưới móng.
Nấm bẹn (bệnh nấm da đùi) gặp phổ biến sau nấm móng; bệnh ở nam nhiều
hơn ở nữ. Triệu chứng...
5 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những bệnh da và niêm mạc do nấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những bệnh da và niêm mạc do nấm
Các bệnh da và niêm mạc do nấm là bệnh gây tổn thương ở da, niêm
mạc, lông, tóc, móng, do các loại nấm da, nấm lưỡng tính và Candida gây
nên. Tuy hiếm gặp, nhưng nấm Candida có thể gây tử vong do nhiễm bệnh
toàn thân. Các loại nấm thường ký sinh và gây bệnh ở các vị trí khác nhau
nên phương pháp điều trị cũng có những điểm khác nhau.
Bệnh do nấm da
Bệnh tổn thương ở da, lông, móng do các loại nấm da: Trichophyton,
Microsporum, Epidermophyton gây ra. Các dạng bệnh hay gặp là:
Nấm da chân thường gặp nhất và là mạn tính. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi
nhiều dạng ban đỏ và phù, đóng vảy, ngứa và đôi khi có mụn nước. Tổn thương
lan rộng hoặc khu trú, hay gặp tổn thương ở khoảng màng giữa ngón chân thứ tư
và ngón chân thứ năm.
Nấm móng xảy ra ở nhiều bệnh nhân bị nấm da chân. Dấu hiệu chủ yếu là
móng dày lên, đục mờ và có mảnh vỡ dưới móng.
Nấm bẹn (bệnh nấm da đùi) gặp phổ biến sau nấm móng; bệnh ở nam nhiều
hơn ở nữ. Triệu chứng gồm: phát ban đỏ đóng vảy, không có ở bìu. Xét nghiệm
vảy trong bệnh nấm da chân, nấm da đùi thường thấy có sợi nấm.
Nấm da đầu cũng xuất hiện nhiều nhất là trẻ em ở các đô thị. Tác nhân gây
bệnh thường gặp nhất là T. tonsurans, gây viêm hoặc không có viêm với tổn
thương đóng vảy nhẹ và rụng lông lan tỏa có ranh giới rõ rệt hoặc bất thường.
Bệnh nấm da thân, xuất hiện nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ
phản ứng viêm liên quan. Tổn thương dạng nhẫn đặc trưng hoặc dạng nốt viêm
sâu hay gặp trên da đầu gọi là bệnh nấm long tổ ong hay u hạt. Xét nghiệm thường
phát hiện có sợi nấm.
Điều trị bệnh nấm da có thể sử dụng liệu pháp kháng nấm tại chỗ và toàn
thân, căn cứ vào vị trí nhiễm và loại nấm. Sử dụng kháng sinh chống nấm tại chỗ
có hiệu quả đối với nhiễm nấm da thân, da đùi không biến chứng nhưng kết quả lại
hạn chế với nhiễm nấm da chân. Những loại thuốc kháng nấm tại chỗ có thể dùng
là: imidazol; triazol; allylamin; haloprogin, acid undecylic, ciclopirox-olamin,
tolnaftat có hiệu quả tốt. Nên điều trị cho đến khi khám lâm sàng và nuôi cấy thấy
đã hết nhiễm nấm. Thuốc điều trị toàn thân dùng cho các trường hợp nhiễm nấm
da ở vùng có lông như nhiễm nấm da đầu, nhiễm nấm móng: Griseofulvin, liều
trung bình là 500mg/ngày, dùng với thức ăn có mỡ, có tác dụng với hầu hết các
trường hợp nhiễm nấm da. Thời gian điều trị 2 tuần đối với nhiễm nấm da thân
không biến chứng; 6 - 12 tháng đối với nhiễm nấm móng.
Bệnh do nấm lưỡng tính
Bệnh do một loại nấm lưỡng hình không phải nấm da gây ra. Loại nấm này
cư trú bình thường ở da, là dạng men Pityrosporum orbiculare, thường không gây
bệnh (ngoại trừ viêm nang). Tuy nhiên loại nấm này có thể chuyển thành dạng sợi
nấm và gây bệnh ở một số người. Biểu hiện đặc trưng là vết ban đóng vảy hình
bầu dục, nốt sần và vết đốm tập trung trên ngực, vai, lưng nhưng hiếm thấy ở mặt
và ở phần xa của chi, tổn thương nặng thêm do nhiệt hoặc độ ẩm. Ở người da sậm
màu, bệnh thường xuất hiện ở vùng giảm sắc tố; ngược lại ở người da sáng màu,
tổn thương có hơi tăng sắc tố. Với người sắc tố sậm, tổn thương xuất hiện như vết
đốm đóng vảy. Xét nghiệm dùng chế phẩm KOH từ tổn thương đóng vảy sẽ thấy
sợi nấm ngắn và bào tử tròn (giống như hình ảnh mì ống và thịt viên). Điều trị
dùng các dung dịch chứa sulfur, acid salicylic hoặc selenium sulfit dùng hàng
ngày trong một tuần lễ sẽ chữa khỏi. Dùng liều duy nhất 400mg ketaconazol cũng
có hiệu quả.
Bệnh nhiễm nấm Candida
Nhiễm nấm Candida là một nhóm men gây ra. Tổn thương có thể khu trú
vào da, hiếm hơn là bệnh toàn thân và có thể gây tử vong. Mầm bệnh hay gặp là
Candida albicans, C. tropicalis, C. parapsilosis, C. krusei. Các loại nấm này sống
ký sinh bình thường trong dạ dày, ruột nhưng có thể tăng trưởng quá mức do bệnh
nhân dùng liệu pháp kháng sinh phổ rộng và gây bệnh ở trên da. Những yếu tố
nguy cơ làm cho dễ mắc bệnh là: đái tháo đường, chốc mép, thiểu năng miễn dịch
tế bào. Bệnh cũng thường gặp ở những người nhiễm HIV. Hay gặp tổn thương ở
khoang miệng như trên lưỡi và màng nhầy miệng, dưới dạng mảng trắng. Xét
nghiệm thấy có sợi nấm và dạng men. Tổn thương nứt mép (bệnh nấm Candida
mép) hay gặp ở những người đeo răng giả không chặt. Nhiễm nấm Candida có ái
lực với những vị trí ướt mạn tính: quanh móng (bong móng và viêm quanh móng),
vùng trầy da. Tổn thương chỗ trầy da gồm: phù, dạng ban đỏ và đóng vảy, kèm
theo “mụn mủ vệ tinh” rải rác. Ở nam hay gặp bệnh ở dương vật và bìu, mặt trong
đùi. Trái với nhiễm nấm da, nhiễm nấm Candida thường có kèm theo phản ứng
viêm rõ rệt.
Điều trị bệnh, cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ làm cho dễ mắc bệnh như:
Tránh dùng kháng sinh phổ rộng dài ngày, tình trạng ướt mạn tính; đồng thời
dùng kháng sinh chống nấm tại chỗ hoặc toàn thân phù hợp. Các thuốc kháng nấm
tại chỗ công hiệu gồm: nystatin; azol (miconazol, clotrimazol...). Trên phần da
không có lông nên điều trị bằng thuốc rửa hoặc kem glucocorticoid nhẹ (2,5%
hydrocortison). Dùng kháng sinh chống nấm toàn thân đối với bệnh nhân suy giảm
miễn dịch hoặc những người bị bệnh mạn tính hay tái phát mà liệu pháp tại chỗ
không kết quả. Trường hợp nhiễm nấm Candida ở âm hộ, âm đạo có thể sử dụng
fluconazol 150mg liều duy nhất để điều trị. Bệnh nhiễm nấm Candida miệng hoặc
âm đạo tái phát mạn tính có thể điều trị bằng fluconazol uống hàng tuần hoặc hàng
tháng đồng thời với liệu pháp kháng nấm tại chỗ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_benh_da_va_niem_mac_do_nam_5604.pdf