Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ như thế nào?

Tài liệu Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ như thế nào?: Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (85), 2004 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 32 Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ nh− thế nào? Hoàng Thu H−ơng Hiện nay, trên khắp đất n−ớc, ng−ời ta trùng tu, xây dựng chùa chiền. Những biểu hiện về niềm tin và nghi lễ Phật giáo có xu h−ớng gia tăng. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, các nghi lễ tôn giáo đã vắng bóng một thời gian dài trong chiến tranh và có xu h−ớng đ−ợc khôi phục lại khi hòa bình đ−ợc lập lại và có xu h−ớng khôi phục mạnh đặc biệt kể từ sau Đổi mới. Tr−ớc đây, trong dân gian có câu “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, thì nay, ng−ời đến chùa không chỉ là các cụ già mà còn có cả thanh thiếu niên và trung niên. Vấn đề nhận diện ng−ời đi lễ chùa trong các nghiên cứu xã hội học tôn giáo ở Việt Nam còn khá vắng bóng. Nh− PGS. Nguyễn Duy Ninh đã có nhận xét “Hiện nay, ng−ời ta nói chung chung là dòng ng−ời ào ạt lên chùa, nh−ng họ là ai, lên chùa nào, vì mục đích gì thì ch−a rõ” [6:322]. Hà Nội...

pdf11 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học thực nghiệm Xã hội học số 1 (85), 2004 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 32 Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ nh− thế nào? Hoàng Thu H−ơng Hiện nay, trên khắp đất n−ớc, ng−ời ta trùng tu, xây dựng chùa chiền. Những biểu hiện về niềm tin và nghi lễ Phật giáo có xu h−ớng gia tăng. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, các nghi lễ tôn giáo đã vắng bóng một thời gian dài trong chiến tranh và có xu h−ớng đ−ợc khôi phục lại khi hòa bình đ−ợc lập lại và có xu h−ớng khôi phục mạnh đặc biệt kể từ sau Đổi mới. Tr−ớc đây, trong dân gian có câu “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, thì nay, ng−ời đến chùa không chỉ là các cụ già mà còn có cả thanh thiếu niên và trung niên. Vấn đề nhận diện ng−ời đi lễ chùa trong các nghiên cứu xã hội học tôn giáo ở Việt Nam còn khá vắng bóng. Nh− PGS. Nguyễn Duy Ninh đã có nhận xét “Hiện nay, ng−ời ta nói chung chung là dòng ng−ời ào ạt lên chùa, nh−ng họ là ai, lên chùa nào, vì mục đích gì thì ch−a rõ” [6:322]. Hà Nội đang là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của cả n−ớc. Từ sau đổi mới, Phật giáo ngày càng phát triển do nhiều nhu cầu tâm linh khác nhau. Ngôi chùa ngày càng trở nên thân thiết hơn với đời sống tinh thần ng−ời Hà Nội. Vào các ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng một, cổng chùa nào cũng tấp nập dòng ng−ời ra vào. Ng−ời đến chùa thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau với sự đa dạng về cơ cấu lứa tuổi và giới tính. Tại sao hiện nay Phật giáo lại có sức thu hút khá mạnh mẽ nhiều tầng lớp nhân dân? Vai trò của Phật giáo trong đời sống của ng−ời dân hiện nay nh− thế nào? Việc làm sáng tỏ cơ cấu ng−ời đi lễ chùa ở Hà Nội cũng nh− động cơ, mục đích đi lễ của họ góp phần trả lời những câu hỏi đó. Trong những năm gần đây, một số chùa ở Hà Nội có khả năng thu hút một l−ợng lớn ng−ời đi lễ chùa, chẳng hạn nh− Quán Sứ, Phúc Khánh, Chùa Hà. Mặc dù 3 chùa này đều là những chùa nổi tiếng và thu hút đ−ợc đông ng−ời đến lễ, nh−ng mỗi chùa lại có những đặc điểm riêng. Quán Sứ là Trụ sở của Trung −ơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tr−ờng Cao đẳng Phật học. Do vậy, đây là chùa tập trung nhiều tăng, ni nhất trong thành phố. Ng−ợc lại với tính chất chính thống của chùa Quán Sứ, chùa Hà hiện nay ch−a có s− trụ trì, việc quản lý chùa thuộc về Ban quản lý chùa của địa ph−ơng. Vấn đề ch−a có s− trụ trì ở đây khá tế nhị, một số nhà quản lý tôn giáo và chức sắc của Phật giáo cho biết do hoạt động của chùa đem lại nhiều lợi ích cho địa ph−ơng nên họ không chấp nhận có s− trụ trì từ nơi khác đến. Trong khi đó, Chùa Phúc Khánh là một chùa mới thu hút đ−ợc đông ng−ời đến lễ trong thời gian gần đây. Thêm vào đó, Phúc Khánh gần đây nổi tiếng với một số hoạt động Phật giáo với quy mô lớn, nh− việc tổ chức quyên góp, xây dựng Đại Phật t−ợng (t−ợng Phật lớn nhất Hoàng Thu H−ơng 33 Đông Nam á) và chùa Non ở Sóc Sơn, hay một số hoạt động th−ờng xuyên khác nh− lễ cầu an và cúng sao giải hạn hàng năm thu hút tới hàng nghìn ng−ời. Vì vậy, việc lựa chọn 3 chùa lớn ở Hà Nội làm địa bàn khảo sát sẽ giúp chúng ta nhận diện đ−ợc một số đặc tr−ng nổi bật của cơ cấu ng−ời đi lễ chùa ở Hà Nội hiện nay. Bài viết này dựa trên kết quả phỏng vấn sâu 30 ng−ời đi lễ chùa và 435 phiếu tr−ng cầu ý kiến ng−ời đi lễ chùa tại chùa Quán Sứ (137 phiếu), Phúc Khánh (124 phiếu) và chùa Hà (174 phiếu) do tác giả thực hiện trong năm 2002. Kết quả nghiên cứu 1. Vài nét về tình hình Phật giáo ở Hà Nội hiện nay Hà Nội là một trung tâm Phật giáo lớn của cả n−ớc, thể hiện cả ở số l−ợng chùa chiền lẫn số l−ợng tăng, ni. Năm 1998, Hà Nội có 404 ngôi chùa, trong đó có 110 chùa đ−ợc xếp hạng di tích lịch sử với 467 s−, trong đó có 4 hòa th−ợng, 13 th−ợng tọa [2]. Theo thống kê của Ban Tôn giáo ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội năm 2001 thì Hà Nội có 576 chùa (huyện Sóc Sơn có 111, huyện Gia Lâm có 104 ngôi chùa) với 4 Hòa th−ợng, 18 Th−ợng tọa, 1 Ni tr−ởng, 10 Ni s−, 606 tăng, ni. Học viện Phật giáo có 150 Tăng, ni sinh; Tr−ờng cơ bản Phật học có 75 tăng, ni sinh [1]. Về các hoạt động của Phật giáo ở Hà Nội hiện nay: Các nghi lễ ở chùa gồm có 2 loại chính: thứ nhất, các nghi lễ theo quy định của đạo Phật. Chẳng hạn nh−: Tháng giêng có Lễ vía Đức Phật Di Lặc (1/1), Lễ Th−ợng nguyên (15/1), Lễ vía Đức Phật Thích Ca đản sinh (15/4) và bắt đầu mùa “an c− kiết hạ”, Lễ Quan âm Bồ tát đắc đạo (19/6), Lễ Phật Thích ca đắc đạo (8/12),.... Thứ hai, các nghi lễ đ−ợc tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của tín đồ nh− lễ cúng sao giải hạn, lễ cầu siêu, lễ bán khoán, lễ cắt giải tiền duyên, lễ chạy đàn, ... Ngoài ra, từng chùa còn có Lễ Tổ s−. Nh− vậy, các hoạt động nghi lễ Phật giáo hàng năm là khá phong phú. Với số l−ợng chùa chiền và tăng, ni khá lớn, cùng với các hoạt động nghi lễ đa dạng, Phật giáo ở Hà Nội đang thu hút đ−ợc một bộ phận dân c− th−ờng xuyên đi lễ chùa. Theo Hòa th−ợng Thích Thanh Từ thì “...đi chùa lễ Phật là một việc làm do động cơ tỉnh ngộ thúc đẩy, với một tinh thần cố gắng v−ơn lên, gầy dựng cho mình một ngày mai sáng đẹp” và mục đích của đi lễ chùa “không phải là để cúng lạy mà vì học hỏi chánh pháp, tập tu đức hạnh” [37-38]. Vậy trên thực tế, ng−ời dân đô thị đi lễ chùa có phải là học hỏi chánh pháp và tập tu đức hạnh hay không? Để giải đáp đ−ợc câu hỏi này, chúng ta cần trả lời đ−ợc khi nào họ bắt đầu đi lễ chùa? Họ là ai? Họ đi lễ với mục đích gì? 2. Thời điểm bắt đầu đi lễ chùa Năm 1986 là một mốc thay đổi quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất n−ớc. Giai đoạn tr−ớc 1975, cả n−ớc tập trung vào cuộc chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ, nên ng−ời dân ít có điều kiện đi lễ chùa. Giai đoạn 1975-1986, n−ớc ta mới giành đ−ợc độc lập, còn gặp nhiều khó khăn trong công việc tái thiết đất n−ớc, con Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ nh− thế nào? 34 ng−ời có nhu cầu đi làm để đảm bảo cuộc sống tr−ớc mắt, nên số l−ợng ng−ời đi lễ chùa không nhiều. Năm 1986, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị tr−ờng nhiều thành phần có sự quản lý của nhà n−ớc theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển đồng thời cũng tạo nên nhiều thách thức trong cuộc sống của ng−ời dân, đặc biệt là ng−ời dân đô thị. Sau hơn 5 năm tiến hành cải cách kinh tế, vào năm 1992, sự phân hóa xã hội bắt đầu diễn ra rõ nét. Những ng−ời thích nghi nhanh với thị tr−ờng đã nhanh chóng giầu lên, còn những ng−ời khác thì đời sống vật chất rất ít thay đổi. Năm 1997, châu á đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam tuy không chịu tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng này nh−ng cũng bị ảnh h−ởng không nhỏ. Một lần nữa, cuộc sống của ng−ời dân vốn dĩ ch−a đi vào quỹ đạo ổn định lại thêm khó khăn. Trong các giai đoạn này, chính sách tôn giáo có những thay đổi để phù hợp với điều kiện, tình hình mới của đất n−ớc. Tuy nhiên, nhìn chung từ sau 1986 đến nay, nhu cầu vật chất của con ng−ời đ−ợc cải thiện, họ có điều kiện quan tâm hơn đến nhu cầu tinh thần và đi lễ chùa là một hình thức đáp ứng nhu cầu tinh thần của họ. Nh− Đại đức Thích Minh Trí đã nói: “Có rất nhiều vấn đề mà không thể nói đ−ợc với ng−ời trong gia đình, không tâm sự đ−ợc với ai. Nh− vậy có nhu cầu đi lễ để giải toả. Do đó từ 1990 đến nay có nhiều ng−ời đi lễ hơn. Đi lễ thể hiện nhu cầu h−ởng thụ về tinh thần. Đi lễ để giải toả” (PVS số 20 tại chùa Quang Ân). Liệu thực trạng ng−ời đi lễ chùa ở Hà Nội có phù hợp với những lập luận trên không? Việc khảo sát thời điểm đầu tiên đi lễ chùa của ng−ời dân Hà Nội theo những mốc thay đổi của đất n−ớc cho thấy kết quả nh− sau: Nơi khảo sát Thời điểm Địa bàn khảo sát Quán Sứ Phúc Khánh Chùa Hà Tr−ớc 1986 17 6 27 12.4% 5.0% 15.5% Từ 1986 đến 1992 24 18 27 17.5% 15% 15.5% Từ 1992 đến 1997 32 26 29 23.4% 21.7% 16.7% Từ sau 1997 đến nay 64 70 91 46.7 58.3% 52.3% Tổng 137 120 174 100% 100% 100% Nhận xét: Số liệu trên cho thấy tỷ lệ ng−ời đi lễ chùa tăng theo thời gian, đặc biệt là qua những giai đoạn chuyển biến của đất n−ớc. Tỷ lệ ng−ời bắt đầu đi lễ chùa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Hoàng Thu H−ơng 35 từ sau năm 1992, nhất là từ 1997 đến nay, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu mẫu tại cả 3 địa bàn điều tra. Trong số những ng−ời đi lễ chùa đ−ợc khảo sát, chỉ có 12,4% ng−ời đ−ợc hỏi ở Quán Sứ, 5% ở Phúc Khánh và 15,5% ở Chùa Hà trả lời là bắt đầu đi lễ chùa từ tr−ớc năm 1986. Còn tỷ lệ ng−ời bắt đầu đi lễ từ sau 1997 là 46,7% ng−ời đ−ợc hỏi ở Quán Sứ, 58,3% ở Phúc Khánh và 52,3% ở Chùa Hà. Mặc dù, ở cả 3 địa bàn khảo sát, tỷ lệ ng−ời bắt đầu đi lễ từ sau 1997 đều cao hơn so với các giai đoạn tr−ớc, nh−ng khi so sánh 3 chùa đó với nhau ta thấy, tỷ lệ ng−ời bắt đầu đi lễ ở Phúc Khánh sau năm 1997 cao nhất, tiếp đó là Chùa Hà rồi đến Quán Sứ. Điều này cũng phù hợp nhận định ban đầu về đặc điểm từng ngôi chùa đ−ợc chọn làm địa bàn khảo sát. Chùa Quán Sứ là một chùa có truyền thống và nổi tiếng từ lâu đời. Chùa Hà và Phúc Khánh là những chùa mới nổi tiếng và thu hút đông ng−ời đến lễ trong thời gian gần đây. Nh− vậy, có sự gia tăng số l−ợng ng−ời đi lễ chùa theo thời gian, cùng với những thời điểm thay đổi chung của cả đất n−ớc. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới yếu tố đặc điểm ngôi chùa khi xem xét số l−ợng, cơ cấu ng−ời đi lễ chùa. 3. Cơ cấu ng−ời đi lễ chùa hiện nay 3.1. Cơ cấu giới tính Cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 đã cho thấy tỷ lệ nữ tín đồ Phật giáo gần gấp 2 lần nam tín đồ. Vậy tỷ lệ ng−ời đi lễ chùa theo giới tính có t−ơng đ−ơng với tỷ lệ tín đồ hay không? Kết quả khảo sát cho thấy: Nơi khảo sát Giới Địa bàn khảo sát Quán Sứ Phúc Khánh Chùa Hà Nam 39 31 81 28.5% 25.8% 46.4 Nữ 98 89 93 71.5% 74.2% 53.4 Tổng 137 120 174 100% 100% 100% Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới đi lễ chùa cao hơn nam giới (71,5% số ng−ời đi lễ ở chùa Quán Sứ, 74,2% số ng−ời đi lễ ở Phúc Khánh và 53,4% số ng−ời đi lễ ở chùa Hà đ−ợc hỏi là nữ giới), điều này cũng phù hợp với suy nghĩ thông th−ờng và quan sát th−ờng ngày. Tỷ lệ nam/nữ ở chùa Quán Sứ và Phúc Khánh xấp xỉ 3/7 trong khi đó tỷ lệ nam/nữ ở chùa Hà lại gần t−ơng đ−ơng nhau. Nh− vậy, cơ cấu theo giới của ng−ời đi lễ chùa và của tín đồ Phật giáo cũng gần t−ơng đ−ơng. Nh− vậy, có sự khác biệt về giới trong việc đi lễ chùa. Xét về khía cạnh tâm lý, nam giới th−ờng đ−ợc coi là phái mạnh, cứng rắn, mạnh mẽ và sống thiên về lý trí. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ nh− thế nào? 36 Trong khi đó, nữ giới đ−ợc coi là phái yếu, dịu dàng, cả tin, sống thiên về tình cảm. Hay theo quan điểm của các nhà lý thuyết chức năng giới cho rằng “nam giới đ−ợc gán cho chức năng chuyên môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải, vật chất còn phụ nữ có chức năng biểu đạt (văn hóa, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần”. [4: 21]. Trong khi đó, một trong những nguồn gốc của tôn giáo đó là yếu tố tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của con ng−ời chẳng hạn nh− khi tâm lý sợ hãi, lo âu, đau buồn, tuyệt vọng, cô đơn, bất hạnh,... lặp đi lặp lại dễ tạo nên tâm thế khuất phục, không làm chủ đ−ợc mình, dẫn đến ý thức về sự tồn tại của lực l−ợng siêu nhiên và tâm lý sùng bái thần linh. Do đó, nữ giới dễ có cảm giác lệ thuộc vào thần linh, dễ tin t−ởng vào các đấng siêu nhiên, tối cao cũng nh− cần chỗ dựa về mặt tinh thần cao hơn nam giới. Thêm vào đó, các không gian thờ tự th−ờng mang màu sắc huyền bí, linh thiêng cũng dễ tác động vào tâm lý của nữ giới hơn nam giới. Về vấn đề này, một nam trí thức cho rằng "những việc nh− lễ đền, chùa thì th−ờng nữ giới nhiều hơn nam giới... bởi vì, nữ giới yếu đuối hơn, cần chỗ dựa tinh thần hơn nam giới, ít có cách giải tỏa tâm lý hơn nam giới. Đàn ông mà buồn có thể chỉ cần cốc bia, điếu thuốc, tào lao với bạn bè là xong, còn phụ nữ thì không thể nh− thế, do vậy chỗ th− giãn của họ là đền, chùa" (PVS số 2, Nam, Cán bộ nhà n−ớc, 53 tuổi). Kết quả khảo sát gợi ra 2 vấn đề: thứ nhất, liệu có sự khác biệt giới nào trong động cơ và mục đích đi lễ chùa hay không? Chính sự khác biệt này giúp chúng ta lý giải đ−ợc sự khác biệt trong cơ cấu ng−ời đi lễ chùa. Thứ hai, liệu cơ cấu ng−ời đi lễ chùa có phụ thuộc vào đặc điểm của chùa hay không? 3.2. Cơ cấu theo tuổi Cơ cấu tuổi của ng−ời đi lễ trong nghiên cứu này đ−ợc chia thành 4 nhóm tuổi: D−ới 20; Từ 21 đến 40; Từ 41 đến 60 và Trên 60 tuổi. Khảo sát cơ cấu ng−ời đi lễ chùa theo các nhóm tuổi đó, ta thu đ−ợc kết quả nh− sau: Nơi khảo sát Tuổi Địa bàn khảo sát Quán Sứ Phúc Khánh Chùa Hà D−ới 20 14 2 12 10.2% 1.7% 6.9% Từ 21 đến 40 84 93 122 61.3% 77.5% 70.1% Từ 41 đến 60 28 24 30 20.4% 20.0% 17.2% Trên 60 tuổi 11 1 10 8.0% 0.8% 5.7% Tổng 137 120 174 100% 100% 100% Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Hoàng Thu H−ơng 37 Kết quả điều tra mẫu ở cả 3 chùa cho thấy ng−ời đi lễ chùa trong nhóm tuổi từ 21 đến 40 là phổ biến, tiếp đó là nhóm tuổi 41 đến 60. Tỷ lệ ng−ời đi lễ chùa trong độ tuổi d−ới 20 và trên 60 là không đáng kể (đều d−ới 10%). Những ng−ời d−ới 20 tuổi ít đi lễ chùa là điều dễ hiểu bởi một trong những chức năng cơ bản của tôn giáo là đền bù h− ảo, đáp ứng những mong muốn của con ng−ời ở tình trạng bất lực trong cuộc sống th−ờng nhật. Phần lớn những nhu cầu của con ng−ời trong độ tuổi d−ới 20 vẫn đ−ợc gia đình đáp ứng, do đó nhu cầu tìm chỗ dựa tinh thần và sự đền bù h− ảo ch−a đ−ợc xác định rõ nh− các giai đoạn sau của cuộc đời. Tỷ lệ ng−ời đi lễ chùa đông trong độ tuổi 20 đến 60, mà đông nhất trong độ tuổi 21 đến 40 cũng có thể đ−ợc lý giải là do đây là giai đoạn con ng−ời phải đối diện với nhiều vấn đề nhất trong cuộc sống. Sự thất bại, tình trạng thiếu an toàn, các nhu cầu không đ−ợc đáp ứng,... khá phổ biến trong giai đoạn này. Những ai không đủ khả năng v−ợt qua th−ờng cần đến sự an ủi của tôn giáo. Đi lễ chùa là một trong những cách tìm chỗ dựa tinh thần, củng cố niềm tin cho con ng−ời. Tuy nhiên, ở đây có một nghịch lý: tỷ lệ ng−ời trên 60 tuổi đi lễ chùa rất thấp, d−ới 10% ở cả 3 chùa khảo sát. Phải chăng, khi về già, con ng−ời không còn có nhu cầu tôn giáo? Hay câu trẻ vui nhà, già vui chùa đã không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay nữa? Việc ng−ời già không đi lễ chùa vào thời điểm tiến hành khảo sát ch−a đủ cơ sở để kết luận rằng ng−ời già không có nhu cầu tôn giáo. Những quan sát trên thực tế cho thấy, nhu cầu tôn giáo của ng−ời già đ−ợc thể hiện d−ới một hình thức khác. Tại các chùa ở Hà Nội hiện nay đều có một loại hội gọi là Hội quy hay còn gọi là Hội các vãi, mà thành viên của hội này phần lớn là phụ nữ trên 55 tuổi. Hoạt động của hội này cũng khá phong phú, chẳng hạn nh− tụng kinh trên chùa hàng tuần, tham gia vào các khóa lễ, các ngày lễ chính của chùa, tổ chức hành h−ơng tới các chùa khác, thăm hỏi gia đình các thành viên trong hội khi có ng−ời ốm đau hay tang ma,... Chẳng hạn vào chủ nhật hàng tuần, ở chùa Quán Sứ có tổ chức giảng kinh, mặc dù không có quy định về thành phần tới nghe giảng, nh−ng những ng−ời tới dự th−ờng xuyên là những ng−ời già, đã quy y. Tr−ớc khi vào nghe giảng kinh, họ đều lên chùa lễ Phật. Ng−ời già th−ờng đi lễ chùa vào ngày th−ờng trong tháng, còn thời điểm khảo sát của chúng tôi rơi vào ngày rằm, mồng một nên những ng−ời già đi lễ chùa trong mẫu không nhiều. Nếu nh− việc đi lễ chùa của thanh niên và trung niên chủ yếu tập trung vào ngày rằm và mồng một thì phần lớn ng−ời già lại đi lễ chùa vào những ngày th−ờng trong tháng. Điều này cũng có thể đ−ợc lý giải là ng−ời già có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn thanh niên và trung niên, do đó họ có thể đi lễ vào bất cứ lúc nào họ thấy cần. Còn thanh niên và trung niên do bận với m−u sinh th−ờng nhật, ít thời gian rảnh rỗi, khó có thể đi lễ chùa vào ngày th−ờng, mà họ th−ờng thu xếp đi lễ chùa vào ngày rằm, mồng một - những ngày cần phải cúng lễ đã đi vào tiềm thức của họ. Hiện nay chùa chiền thu hút đ−ợc sự tham gia của nhiều nhóm tuổi khác nhau bởi vì nó có khả năng đáp ứng đ−ợc các nhu cầu khác nhau của các nhóm tuổi. Nhà chùa th−ờng mở cửa tất cả các ngày trong năm, tạo điều kiện cho mọi ng−ời có thể đến Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ nh− thế nào? 38 lễ, đặc biệt là trong những ngày rằm, mồng một, ngày lễ chính của Phật giáo. Bên cạnh đó, các chùa còn có Hội quy dành cho những ng−ời có điều kiện tham gia. Ngoài ra, nhà chùa còn thực hiện một số khóa lễ theo yêu cầu của ng−ời dân nh− bán khoán, cúng sao giải hạn, cầu siêu,... mà trong nghiên cứu này ch−a có điều kiện bàn đến. 4. Thực hành nghi lễ Hành vi thực hiện nghi lễ của ng−ời đi lễ chùa trong nghiên cứu này đ−ợc xem xét qua: việc chuẩn bị đồ lễ và nội dung cầu khấn. Đồ lễ Theo cuốn “Tập tục và nghi lễ dâng h−ơng” của Th−ợng tọa Thích Thanh Duệ “theo giáo lý nhà Phật thì linh thiêng hay không linh chẳng phải ở lễ vật dâng cúng to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang trọng hay hèn mọn mà là tr−ớc hết ở tâm thành của ng−ời dâng lễ” tuy nhiên với “ng−ời thực thi tín ng−ỡng th−ờng nói vô vật bất linh” nên “không an tâm, thấy không đúng luật tục nếu nh− dâng h−ơng lễ Phật mà lại thiếu những vật phẩm dâng lên h−ơng án nơi Phật điện và các ban thờ khác trong Chùa”. Vì thế, khi vào Chùa nên “sắm các lễ chay nh−: H−ơng, hoa t−ơi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,...” và “không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chỉ đ−ợc đặt ở ban thờ Thần linh, Thánh Mẫu hay ban thờ Đức Ông mà thôi... Tiền thật cũng không nên đặt lên h−ơng án của chính điện” [3:190-192]. Nh− vậy, theo luật tục nói chung của nhà chùa, thì lễ vật dâng cúng th−ờng là: h−ơng, hoa, quả, oản, xôi chè,.. Vậy trên thực tế ng−ời đi lễ chùa th−ờng mang theo đồ lễ gì? Nơi khảo sát Đồ lễ Địa bàn khảo sát Quán Sứ Phúc Khánh Chùa Hà H−ơng 90 87 137 65.7% 72.5 78.7% Hoa 68 78 100 49.6% 65.0% 57.5% Quả 54 61 72 39.4% 50.8% 41.4% Tiền cúng 66 78 90 48.2% 65.0% 51.7% Vàng mã 37 53 64 27.0% 44.2% 36.8% Khác 8 2 9 5.8% 1.7% 5.2 Tổng 137 120 174 100% 100% 100% Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Hoàng Thu H−ơng 39 Nhận xét: h−ơng, hoa là loại đồ lễ vẫn chiếm −u thế nhất. Bên cạnh đó, tỷ lệ ng−ời đi lễ chùa mang theo vàng mã và đặt tiền cúng lên các ban thờ cũng khá cao mặc dù nhà chùa không lúc nào thiếu đèn nhang cũng nh− không khuyến khích thắp nhiều h−ơng và đốt vàng mã trong chùa. Nh− vậy, ở đây có sự khác biệt giữa tục lệ của nhà chùa và thói quen thông th−ờng của ng−ời đi lễ. Điều này, cho thấy ng−ời đi lễ chuẩn bị đồ lễ theo cách suy nghĩ của mình, mà nh− họ th−ờng nói là theo “tâm”. Điều này chứng tỏ ng−ời đi lễ chùa không hiểu biết sâu sắc về đạo Phật. Phải chăng họ đi lễ chùa vì nhiều nguyên nhân khác, hơn là vì chính bản thân đạo Phật? Có lẽ, trong quan niệm của nhiều ng−ời đi lễ chùa, Phật cũng là một đấng “thần linh”. Một ng−ời đi lễ chùa cho biết “Khi lễ chùa, bác th−ờng có h−ơng hoa, và bác có bỏ tiền công đức, để xây dựng chùa, giúp s− có điều kiện để lo việc truyền đạo. ... Bác mang theo hoa quả vì theo tục lệ, ở nhà cũng vậy, hoa quả để cúng Phật, tr−ớc cúng, sau ăn” (PVS số 7, Nữ, Bác sỹ, 54 tuổi). Có điểm đáng l−u ý là đồ lễ cũng có sự thay đổi theo thời gian. Tiền đang trở thành một loại đồ lễ mới. Nếu nh− tr−ớc đây, tiền lẻ chỉ dùng để bỏ vào tiền công đức, thì hiện nay nó lại xuất hiện trên h−ơng án với t− cách là một loại đồ lễ. Chúng tôi quan sát thấy, có một số ng−ời khi đi lễ, không hề đem theo bất cứ một loại đồ lễ truyền thống nào nh− h−ơng, hoa, quả,... mà họ cầm theo tiền lẻ và đặt lên các ban thờ. Mặc dù tỷ lệ này ch−a nhiều, nh−ng nó đã đánh dấu sự xuất hiện của một loại đồ lễ mới. Vậy tại sao tiền lại trở thành một loại đồ lễ? Liệu trong t−ơng lai, tiền lẻ có trở thành một loại đồ lễ phổ biến không? Tiền có xu h−ớng trở thành một loại đồ lễ hiện nay, bởi một số đặc tr−ng của nó, nh−: thứ nhất, đó là tính gọn nhẹ. Các đồ lễ khác nh− h−ơng, hoa, quả, vàng,... đều cồng kềnh và tốn thời gian chuẩn bị hơn. Thứ hai, đồ lễ bằng tiền tránh đ−ợc tình trạng lãng phí. Bởi ở bất cứ chùa nào, vào các ngày sóc, ngày vọng, ng−ời đi lễ chùa đều đem một l−ợng rất lớn h−ơng, hoa, vàng mã,.. th−ờng xuyên quá tải so với nơi đặt lễ: “... đi Phúc Khánh, chị th−ờng mang tiền lẻ, chị không mang h−ơng, cũng không mang vàng, vào những ngày đấy rất là đông, mình đi vào đấy cũng rất là khó lễ riêng nên chị bỏ vào hòm thôi” (PVS số 11, Nữ, Nhân viên văn phòng, 37 tuổi). Tình trạng h−ơng, hoa vừa đặt lên ban thờ đã có ng−ời đi thu dọn và vứt đi là phổ biến với các chùa lớn: “Không, h−ơng, hoa trong chùa có nhiều rồi. Mình quan sát thấy có bà vừa để hoa, một lúc sau có vị đi thu và vứt ngay vào xe rác luôn vì đông và nhiều quá. Có ng−ời lại cho rằng thắp h−ơng nhiều là rất tốt và họ thắp cả nắm. Nh−ng chỉ lát sau là có ng−ời dọn ngay đống h−ơng đấy” (PVS số 10, Nữ, Giáo viên, 28 tuổi). Thêm vào đó, tình trạng đốt nhiều h−ơng và vàng mã có ảnh h−ởng không tốt đến việc duy trì các pho t−ợng cổ trong chùa, nên nhiều chùa hiện có treo bảng cấm ng−ời đi lễ thắp h−ơng trong gian nhà thờ. Thứ ba, tiền cúng có ý nghĩa thiết thực với nhà chùa hơn. Nhà chùa có thể sử dụng các khoản tiền của tín đồ, ng−ời đi Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ nh− thế nào? 40 lễ dâng cúng cho các công việc hữu ích cho nhà chùa: “Chị mang theo tiền không phải với nghĩa là tiền mua đ−ợc tất cả, không coi trọng đồng tiền thế mà khi đứng tr−ớc cửa Phật thế, những ý nghĩ nh− thế đã là thất lễ rồi. Mà mang nh− thế với mục đích là góp giọt dầu để nhà chùa dùng những đồng tiền ấy vào những việc có lợi cho chùa. Có thể nhiều ng−ời góp lại để họ xây, sửa chùa, có lợi cho chùa chứ H−ơng, hoa ai cũng mang nhiều, đến mức họ phải nhúng vào n−ớc cho khỏi hỏng chùa. Đem những cái đấy nhiều ng−ời làm rồi, mình đem theo tiền để nhà chùa sử dụng vào những mục đích có ý nghĩa cho chùa, mình góp vào với ý nghĩa là giọt dầu” (PVS số 15, Nữ, Bác sỹ, 37 tuổi). Thứ t−, tiền đ−ợc dùng làm tiền cúng th−ờng có mệnh giá nhỏ, đa phần là tiền lẻ các loại 200, 500, 1000, 2000 đồng, tạo cho ng−ời đi lễ một cảm giác là họ chỉ là đóng góp tiền giọt dầu cho nhà chùa: “Khi đi lễ, chị không mang h−ơng hoa, nh−ng không bao giờ thiếu tiền đèn dầu. Bởi vì, h−ơng hoa ở chùa cũng nhiều rồi, nếu mình có thắp cũng chỉ làm khói thêm thôi. Còn tiền đèn dầu để ủng hộ đền, chùa để họ còn có cái chăm lo việc thờ cúng. (PVS số 7, Nữ, Bác sỹ, 37 tuổi). Tiền trở thành một loại đồ lễ mới cho thấy tính thực dụng trong suy nghĩ và hành vi của ng−ời đi lễ chùa. Ng−ời đi lễ chùa hiện nay có ý thức khá rõ ràng trong việc sử dụng tiền cúng, trong khi đó, việc đặt lễ bằng h−ơng, hoa, quả, vàng mã,.. th−ờng không có đ−ợc sự rõ ràng nh− vậy. Bởi các đồ lễ đó vốn là các đồ lễ truyền thống, trở thành thói quen trong tâm thức mỗi con ng−ời khi lễ chùa. Tiền khác các loại đồ lễ khác ở tính biểu tr−ng của nó. Nếu nh− ng−ời ta vẫn cho rằng việc đốt nén h−ơng là cách thức để giao tiếp với thần linh, với ng−ời đã khuất, tức là đồ lễ đ−ợc sử dụng để thể hiện sự tôn kính với thế giới thần linh - thế giới ảo. Trong khi đó, ý nghĩa của việc cúng tiền là phục vụ cho nhà chùa - cho một thế giới thực (họ cho rằng nh− thế tránh đ−ợc lãng phí khi quá nhiều h−ơng hoa phải vứt đi, để nhà chùa có thể sử dụng tiền vào các mục đích hợp lý hơn). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có tới 65,0% ng−ời đi lễ ở chùa Phúc Khánh và 51,7% ng−ời đi lễ ở chùa Hà trả lời là có mang tiền cúng khi đi lễ, trong khi tỷ lệ này ở chùa Quán Sứ là 48,2%. Sự khác biệt về hành vi đặt tiền cúng của ng−ời đi lễ ở các chùa cho thấy d−ờng nh− ngôi chùa cũng có tác động nhất định tới hành vi của ng−ời đi lễ. Cầu khấn Khi cúng lễ, con ng−ời th−ờng có thói quen cầu khấn một cái gì đó. Đây là một thói quen, nh−ng cũng đồng thời thể hiện tâm t−, nguyện vọng, nhu cầu của con ng−ời, bởi vì không ai lại đi cầu xin những cái mình không thích hay không muốn, họ chỉ cầu xin những cái mà họ cho là có giá trị đối với họ. Những giá trị đó chính là động cơ để con ng−ời thực hiện hành động thờ cúng. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ những ng−ời không cầu điều gì cả khi đến chùa chỉ chiếm 1,7%. Qua nội dung những điều ng−ời đi lễ cầu khấn, ta có thể thấy Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Hoàng Thu H−ơng 41 đ−ợc đ−ợc những giá trị mà họ coi trọng, đó là sức khỏe (70,1%), sự bình an (62,1%), sự nghiệp (44,3%), tài lộc (39,1%), tình duyên (24,7%) và giải quyết đ−ợc những việc khó khăn (23,7%). Còn cầu giải thoát chỉ có 9.8%. Nội dung cầu khấn (Kết quả khảo sát tại chùa Hà) Số l−ợng % Sự bình an 108 62.1 Giải quyết đ−ợc những việc khó khăn 40 23.7 Tài lộc 68 39.1 Tình duyên 43 24.7 Sức khỏe 122 70.1 Trí tuệ sáng suốt 38 21.8 Sự nghiệp 77 44.3 Giải thoát 17 9.8 Cầu khác 31 17.8 Không cầu gì cả 3 1.7 Nội dung cầu khấn của nhiều ng−ời đi lễ là những giá trị liên quan trực tiếp đến bản thân con ng−ời, không có giá trị mang tính tôn giáo: Bao giờ cũng cầu cho cả nhà, tr−ớc tiên là sức khỏe, sau đó là cầu cho mấy đứa con ngoan, thành ng−ời, đấy là cái lo nhất nên bao giờ đi lễ cũng cầu xin về cái đó. Còn về tiền tài, danh vọng thì không quên. Nh−ng bao giờ cũng có một trình tự lễ nh− thế (PVS số 1, Nam, chuyên viên kinh tế, 46 tuổi ). Nh− vậy, d−ờng nh− việc đi lễ chùa của nhiều ng−ời không phải vì tín ng−ỡng của bản thân, mà vì cuộc sống hiện thực của mình, với những mong muốn cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói rằng họ đến với tôn giáo nhằm phục vụ chính cuộc sống hiện thực của họ. Đạo vì đời - đó là một trong những đặc điểm tín ng−ỡng của dân tộc Việt. Kết luận Hiện nay, đi lễ chùa là hoạt động văn hóa tinh thần của một bộ phận dân c− Hà Nội. Những ng−ời đến chùa thuộc cả hai giới, mặc dù nữ giới vẫn đông hơn nam giới. Ng−ời đi lễ chùa thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Thanh niên và trung niên th−ờng đi lễ chùa vào rằm, mồng một trong khi đó ng−ời già th−ờng đến chùa vào các ngày th−ờng. Số l−ợng thanh niên và trung niên đi lễ chùa từ năm 1992 đến nay chiếm −u thế trong cơ cấu mẫu. Điều này cũng cho thấy, chùa chiền ngày càng thu hút đ−ợc sự quan tâm của giới trẻ. Liệu điều này có nguyên nhân từ những thay đổi nhất định trong cách tổ chức hoạt động của chùa chiền? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần có những nghiên cứu sâu hơn. Qua khảo sát những ng−ời đi lễ chùa ở Hà Nội hiện nay, có thể thấy đ−ợc tính thực dụng trong hành vi đi lễ của họ. Nếu nh− tr−ớc đây đồ lễ là ph−ơng tiện để giao tiếp với thế giới siêu nhiên thì hiện nay bên cạnh các loại đồ lễ truyền thống, đang Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Những ai đi lễ chùa và họ hành lễ nh− thế nào? 42 xuất hiện một loại đồ lễ mới - đó là tiền - với t− cách là ph−ơng thức giao tiếp với thế giới thực - với ngôi chùa, với nhà s−. Ngay cả những điều tâm niệm khi đi lễ chùa, đa phần ng−ời đi lễ đều mong muốn những điều tốt đẹp cho cuộc sống hiện thực của họ trên trần thế chứ không phải là sự đền bù h− ảo tại một thế giới khác. Tóm lại, ngôi chùa ở đô thị hiện nay đóng một vai trò khá quan trọng trong một bộ phận dân c−, bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau với những nhu cầu khác nhau. Ngôi chùa đang thể hiện khả năng đáp ứng những nhu cầu đa dạng của các nhóm xã hội. Thành phần ng−ời đi lễ chùa ở 3 nơi khảo sát cho thấy sự chuyển biến trong đời sống đô thị. Trong khi đó, các ngôi chùa ở các vùng nông thôn th−ờng thu hút chủ yếu là nữ giới đã hết độ tuổi lao động. Qua khảo sát b−ớc đầu về cơ cấu ng−ời đi lễ chùa ở Hà Nội, chúng ta hiểu đ−ợc sự chuyển biến trong cơ cấu ng−ời đi lễ chùa và thấy cần tiếp tục tìm hiểu cả những thay đổi về mặt tổ chức hoạt động của ngôi chùa để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các nhóm xã hội khác nhau. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo Thực trạng và những giải pháp về công tác quản lý tôn giáo tại Hà Nội của Ban Tôn giáo ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. 2. Ban Dân Vận Thành ủy Hà Nội: Đề tài “Đổi mới nội dung, ph−ơng thức công tác vận động quần chúng tôn giáo, xây dựng cơ sở chính trị vùng giáo Hà Nội, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở thủ đô”. 3. Thích Thanh Duệ: Tập tục và nghi lễ dâng h−ơng. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội - 2002. 4. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Đồng chủ biên): Xã hội học về giới và phát triển. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội - 2000. 5. Một số vấn đề về xã hội học và nhân loại học ( Một số bài dịch ). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội - 1996, trang 118-119. 6. Nguyễn Duy Ninh: Vài nhận thức sơ bộ về ph−ơng pháp điều tra tôn giáo học ở Hà Nội. Trong: Ch−ơng trình KH-CN cấp Nhà n−ớc KX04. Chính sách xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - 1993, trang 322. 7. Viện ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt. (Hoàng Phê chủ biên). Nhà xuất bản Đà Nẵng. Trung tâm Từ điển học. Hà Nội - Đà Nẵng. 1996, trang 291. 8. Thích Thanh Từ: B−ớc đầu học Phật - Vào cổng chùa. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh - PL2536. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso1_2004_hoangthuhuong_8943.pdf
Tài liệu liên quan