Tài liệu Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Phần 2) - Nguyễn Hữu Thụ: 141
Chương 3
CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI
3.1. LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
Trong cuộc sống, người ta thường nói tới cơ hội học hành
nâng cao trình ₫ộ; cơ hội nghỉ ngơi ₫i du lịch ₫ây ₫ó; cơ hội
trò chuyện với một bậc vĩ nhân, v.v Trong tiếng Việt, thuật
ngữ “cơ hội” thường ₫ược dùng ₫ể chỉ trong hoàn cảnh, ₫iều
kiện, tình huống cụ thể nào ₫ó của cuộc sống con người, xuất
hiện trước cá nhân những sự kiện mang lại cho họ những
thuận lợi ₫ể có thể ₫ạt ₫ược một mục tiêu ₫ã ₫ịnh nào ₫ó.
Chẳng hạn, chủ trương ₫ào tạo những cán bộ có trình ₫ộ cao
trong một số ngành khoa học, kỹ thuật tại Mỹ của Nhà nước
₫ã tạo cơ hội cho một số người có thể ₫ược ₫i du học Mỹ -
₫iều mà họ vẫn mong ước từ lâu. Hiểu thuật ngữ “cơ hội” như
vậy chúng tôi muốn nhấn mạnh:
Thứ nhất, nói ₫ến cơ hội là nói ₫ến hiện tượng tiềm ẩn
khả năng cá nhân có thể nhận ₫ược một cái gì ₫ó xuất hiện
trong cuộc sống mà họ mong ₫ợi. Khả năng ₫ó có trở thành ...
80 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Phần 2) - Nguyễn Hữu Thụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
141
Chương 3
CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI
3.1. LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
Trong cuộc sống, người ta thường nói tới cơ hội học hành
nâng cao trình ₫ộ; cơ hội nghỉ ngơi ₫i du lịch ₫ây ₫ó; cơ hội
trò chuyện với một bậc vĩ nhân, v.v Trong tiếng Việt, thuật
ngữ “cơ hội” thường ₫ược dùng ₫ể chỉ trong hoàn cảnh, ₫iều
kiện, tình huống cụ thể nào ₫ó của cuộc sống con người, xuất
hiện trước cá nhân những sự kiện mang lại cho họ những
thuận lợi ₫ể có thể ₫ạt ₫ược một mục tiêu ₫ã ₫ịnh nào ₫ó.
Chẳng hạn, chủ trương ₫ào tạo những cán bộ có trình ₫ộ cao
trong một số ngành khoa học, kỹ thuật tại Mỹ của Nhà nước
₫ã tạo cơ hội cho một số người có thể ₫ược ₫i du học Mỹ -
₫iều mà họ vẫn mong ước từ lâu. Hiểu thuật ngữ “cơ hội” như
vậy chúng tôi muốn nhấn mạnh:
Thứ nhất, nói ₫ến cơ hội là nói ₫ến hiện tượng tiềm ẩn
khả năng cá nhân có thể nhận ₫ược một cái gì ₫ó xuất hiện
trong cuộc sống mà họ mong ₫ợi. Khả năng ₫ó có trở thành
hiện thực ₫ối với cá nhân hay không còn tùy thuộc vào yếu tố
chủ quan và khách quan khác (nhất là yếu tố chủ quan) liên
quan tới cá nhân. Chẳng hạn, ở thí dụ trên, cơ hội du học tại
Mỹ của một người chỉ có thể trở thành hiện thực nếu người ₫ó
₫áp ứng ₫ược mọi yêu cầu mà Nhà nước ₫ề ra cho một ứng
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
142
viên vào vị trí ₫ó (sức khỏe, phẩm chất, năng lực, tài chính.).
Khi ₫ó, ta bảo cá nhân ₫ã giành ₫ược cơ hội khi nó ₫ến. Trong
trường hợp ngược lại, cá nhân ₫ã bỏ lỡ mất cơ hội (₫ể cơ hội
trôi qua).
Thứ hai, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người, cơ hội xuất hiện (cơ hội tới) trong cuộc sống con người
là kết quả tất yếu của sự vận ₫ộng hợp quy luật khách quan
trong một lĩnh vực nào ₫ó của ₫ời sống xã hội. Vì vậy, trên cơ
sở phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa mọi sự
kiện, mọi diễn biến ₫ang xảy ra trong một lĩnh vực nào ₫ó của
₫ời sống xã hội, người ta có thể dự ₫oán cơ hội sẽ tới với mình
trong tương lai ₫ể chủ ₫ộng chuẩn bị trước mọi ₫iều kiện chủ
quan cần thiết cho việc nắm bắt (giành lấy) cơ hội ₫ó khi nó
xuất hiện, không ₫ể nó trôi qua (không ₫ể mất cơ hội).
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nếu tích cực tác ₫ộng vào
sự vận ₫ộng hợp quy luật khách quan của một lĩnh vực nào
₫ó, cá nhân có thể chủ ₫ộng tạo ra cơ hội cho mình và cho
người khác trong lĩnh vực ấy.
Thứ ba, từ những ₫iều vừa trình bày trên có thể ₫i tới kết
luận: cơ hội xuất hiện mang tính khách quan (quy ước gọi là
cơ hội khách quan), mọi người ₫ều có quyền giành lấy nó, nếu
họ muốn; tuy nhiên, ai giành ₫ược, ai không giành ₫ược lại
tùy thuộc vào những yếu tố chủ quan mà người ₫ó sở hữu có
phù hợp hay không phù hợp; phù hợp tới mức nào so với yêu
cầu khách quan của cơ hội ₫ã xuất hiện.
Tóm lại, cơ hội xuất hiện mang tính khách quan, còn nó
thuộc về ai thì lại tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của người ₫ó
quyết ₫ịnh.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
143
Cần lưu ý rằng, sự phù hợp giữa cơ hội khách quan với
yếu tố chủ quan của cá nhân muốn giành ₫ược cơ hội ₫ó
không tự nhiên mà có. Nó phải ₫ược tạo ra thông qua hoạt
₫ộng có ý thức của con người trên cơ sở nắm bắt kịp thời và
₫ầy ₫ủ những thông tin về cơ hội có thể xuất hiện. Tóm lại,
muốn giành ₫ược cơ hội thì cá nhân phải tích cực hành ₫ộng,
tích cực chuẩn bị những ₫iều kiện cần và ₫ủ, ₫iều kiện chủ
quan và tạo ra các ₫iều kiện khách quan.
Từ những hiểu biết trên về các thuật ngữ “việc làm” như
₫ã phân tích ở chương 1 và thuật ngữ “cơ hội” ₫ã phân tích
trên, có thể ₫ưa ra ₫ịnh nghĩa về “CHVL” như sau:
“CHVL là thuật ngữ dùng ₫ể chỉ sự xuất hiện trong những
hoàn cảnh, ₫iều kiện, tình huống cụ thể nào ₫ó những việc làm
mang lại cho cá nhân những thuận lợi ₫ể họ có thể làm việc tạo ra
thu nhập, ổn ₫ịnh cuộc sống mà không bị pháp luật ngăn cấm”.
Như ₫ã nhấn mạnh ở phần trên khi bàn về các thuật ngữ
“cơ hội” và thuật ngữ “việc làm”, nói ₫ến “CHVL” là nói ₫ến khả
năng cá nhân có thể nhận ₫ược một việc làm (công việc) cụ thể
nào ₫ó với tư cách là ₫ối tượng hoạt ₫ộng lao ₫ộng của mình
nhằm tạo ra thu nhập, ổn ₫ịnh cuộc sống. CHVL mang tính
khách quan, ai cũng có quyền giành lấy nó, nếu họ muốn (mọi
người ₫ều bình ₫ẳng về CHVL) miễn là người ₫ó phải sở hữu
những yếu tố chủ quan phù hợp với yêu cầu khách quan của
CHVL ₫ã xuất hiện. Điều ₫ó thúc ₫ẩy người lao ₫ộng có những
biện pháp tích cực làm cho những yếu tố chủ quan của mình
ngày càng phù hợp ở mức ₫ộ cao với những yêu cầu khách quan
của CHVL ₫ã xuất hiện, nếu họ không muốn thất nghiệp. Tương
tự như vậy, Nhà nước phải có hệ thống chính sách ₫ào tạo
nguồn nhân lực thích hợp nhằm không ngừng nâng cao nội lực
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
144
của người lao ₫ộng phù hợp với những CHVL ₫ã tạo ra , nếu nhà
nước muốn giải quyết vấn ₫ề việc làm một cách bền vững.
Ở nước nào cũng vậy, khi trình ₫ộ phát triển kinh tế càng
cao, thì CHVL ₫ược tạo ra càng nhiều. Ở nước ta, từ khi thực
hiện chủ trương ₫ổi mới, CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập
quốc tế tới nay chưa bao giờ CHVL cho người lao ₫ộng (trong
₫ó có nông dân) lại ₫ược tạo ra nhiều như bây giờ. Ngày nay
người lao ₫ộng nước ta có cơ hội lựa chọn việc làm nào phù
hợp nhất (một cách tương ₫ối) với nguyện vọng của mình.
Điều mà thời kinh tế bao cấp không thể có. Tuy nhiên, như ở
trên ₫ã nhấn mạnh, mỗi việc làm có những yêu cầu riêng của
nó ₫ối với người muốn làm việc ₫ó. Ai ₫ang sở hữu những yếu
tố chủ quan (sức khỏe, tuổi tác, giới tính, năng lực, phẩm
chất) phù hợp với những yêu cầu riêng ₫ó thì sẽ giành ₫ược
CHVL này. Nói một cách khác, mặc dù có nhiều CHVL ₫ã
₫ược tạo ra, người lao ₫ộng vẫn có thể bị thất nghiệp, vì ₫ể
giành ₫ược cơ hội ₫ó (cá nhân trở thành người có việc làm ₫ó)
thì cá nhân lại phải sở hữu những ₫iều kiện nhất ₫ịnh mà
hiện nay ở họ chưa có. Điều ₫ó giải thích lý do vì sao muốn
giải quyết vấn ₫ề việc làm cho người lao ₫ộng một cách bền
vững phải giải quyết ₫ồng bộ hai vấn ₫ề có mối quan hệ rất
chặt chẽ với nhau: một là, tạo ra CHVL (còn gọi là tạo ra việc
làm) thông qua thực hiện chiến lược phát triển KT-XH; hai là,
₫ào tạo nguồn nhân lực thông qua giáo dục — ₫ào tạo và dạy
nghề. Nói cách khác, quy hoạch phát triển KT-XH phải gắn
liền, chặt chẽ với quy hoạch ₫ào tạo nguồn nhân lực.
Ở nước ta, thời gian vừa qua việc quy hoạch phát triển
các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển ₫ô thị (ĐTH) và
phát triển kết cấu hạ tầng xã hội chưa gắn chặt và ₫ồng bộ với
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
145
các giải pháp ₫ào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề, chuyển ₫ổi
nghề, tạo việc làm ổn ₫ịnh cho người lao ₫ộng vùng chuyển
₫ổi mục ₫ích sử dụng ₫ất nông nghiệp, làm cho không ít nông
dân ở ₫ó rơi vào tình trạng mất việc làm, ₫ời sống gặp rất
nhiều khó khăn là mầm mống làm nảy sinh những bức xúc,
tiêu cực xã hội rất ₫áng lo ngại.
Cũng cần lưu ý rằng, không chỉ Nhà nước và các doanh
nghiệp mới có chức năng tạo ra CHVL, mà bản thân người lao
₫ộng với bản tính tích cực, năng ₫ộng, sáng tạo của mình
trong quá trình lập thân, lập nghiệp cũng có khả năng to lớn
trong việc tạo ra CHVL không chỉ cho bản thân mình mà còn
cho nhiều người khác. Thời gian vừa qua, trên cả ba miền ₫ất
nước ta ₫ã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân sản xuất giỏi,
từ hai bàn tay trắng ₫i lên trở thành những chủ trang trại, chủ
doanh nghiệp tài ba tạo ra nhiều CHVL cho nông dân trong
vùng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển KT-XH ₫ịa
phương là những minh chứng hùng hồn cho ₫iều ₫ó.
Tóm lại, tạo ra CHVL là trách nhiệm của cả ba chủ thể:
Nhà nước, doanh nghiệp và bản thân người lao ₫ộng. Vấn ₫ề
việc làm cho người lao ₫ộng chỉ có thể ₫ược giải quyết một
cách bền vững trên cơ sở hoạt ₫ộng tích cực và ₫ồng bộ của cả
ba chủ thể này, trong ₫ó, Nhà nước giữ vai trò lãnh ₫ạo, ₫iều
khiển và ₫iều chỉnh theo ₫ịnh hướng chiến lược phát triển
KT-XH của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ ₫ất nước CNH,
HĐH, mở cửa và hội nhập quốc tế.
CHVL ₫ược tạo ra càng nhiều thì người lao ₫ộng càng có
nhiều cơ hội lựa chọn cho mình một việc làm thích hợp nhất với
mong muốn (nhu cầu) của mình. Điều ₫ó có nghĩa là, NCVL của
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
146
người lao ₫ộng sẽ có nhiều khả năng ₫ược thỏa mãn một cách
₫ầy ₫ủ nhất khi có nhiều CHVL ₫ược tạo ra cho họ lựa chọn.
Đến ₫ây chúng tôi thấy cần phải lưu ý thêm rằng, tuy ở
trên vừa khẳng ₫ịnh “mọi người ₫ều bình ₫ẳng về CHVL”,
nhưng hiện nay mặt trái của cơ chế thị trường ở nước ta ₫ang
làm băng hoại những giá trị ₫ạo ₫ức truyền thống tốt ₫ẹp của
dân tộc, không ít người lấy tiền làm thước ₫o mọi giá trị (tiền là
giá trị cao nhất trong mọi giá trị của con người) dẫn ₫ến hiện
tượng dùng tiền ₫ể mua bán việc làm, ₫ể “chạy chức, chạy
quyền”, “mua quan bán tước” làm cho quyền bình ₫ẳng về
CHVL của người lao ₫ộng bị vi phạm nghiêm trọng. Vì thế
không ít kẻ bất tài, vô ₫ạo nhưng có tiền, nên có việc làm tốt,
₫ịa vị cao sang; người có tài, có ₫ức, nhưng không có tiền, ₫ành
phải chịu cảnh thất nghiệp. Điều ₫ó ₫ang tác ₫ộng rất xấu ₫ến
sự hình thành và phát triển một cách bình thường NCVL của
người lao ₫ộng. Thiết nghĩ ₫ây là vấn ₫ề cần ₫ược triển khai
nghiên cứu nghiêm túc trong những công trình nghiên cứu
khác ngoài công trình nghiên cứu này của chúng tôi.
3.2. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI
Như phần trên ₫ã trình bày, CHVL do ĐTH tạo ra mang
tính khách quan ai cũng có quyền giành lấy nó, song người
nào ₫ang sở hữu những ₫iều kiện chủ quan thích hợp với yêu
cầu khách quan của CHVL thì mới giành ₫ược vì vậy CHVL
₫ồng thời mang tính khách quan và chủ quan. CHVL là ₫iều
kiện thuận lợi ₫ể con người có thể có ₫ược việc làm nào ₫ó với
mục ₫ích kiếm ₫ược thu nhập chính ₫áng nuôi sống ₫ược bản
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
147
thân và gia ₫ình. CHVL của người nông dân ₫ược biểu hiện
qua các ₫iều kiện khách quan và ₫iều kiện chủ quan của họ.
3.2.1. Biểu hiện cơ hội việc làm của người nông dân vùng
đô thị hoá qua các điều kiện khách quan
CHVL của người nông dân vùng ĐTH ₫ược biểu hiện qua
các ₫iều kiện khách quan rất ₫a dạng và phong phú. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới các nhóm biểu hiện cơ
hội qua các ₫iều kiện khách quan sau ₫ây: những chính sách
hỗ trợ việc làm của Nhà nước; hoạt ₫ộng tổ chức thực hiện
các chính sách hỗ trợ việc làm, tạo CHVL của ₫ịa phương và
của các doanh nghiệp; hoạt ₫ộng của các trung tâm tư vấn và
hỗ trợ, giới thiệu việc làm; các hoạt ₫ộng xúc tiến việc làm ở
₫ịa phương (các lớp tập huấn, dạy nghề; các hội chợ việc làm,
xuất khẩu lao ₫ộng).
- Các chính sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị
thu hồi ₫ất của Đảng, Nhà nước. Hệ thống pháp luật của Việt
Nam là cơ sở, ₫iểm tựa ₫ể xây dựng chính sách việc làm và hỗ
trợ việc làm cho nông dân bị thu hồi ₫ất. Điều 55 Hiến pháp
nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 ₫ã ghi rõ: Lao ₫ộng là
quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế
hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao ₫ộng.
Điều 16 Bộ luật Lao ₫ộng nước CHXHCN Việt Nam năm
1994 qui ₫ịnh: Mọi người ₫ều có quyền làm việc, tự do chọn việc
làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình ₫ộ nghề nghiệp,
không phân biệt về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín
ngưỡng tôn giáo, người lao ₫ộng có quyền làm việc cho bất kỳ
người sử dụng lao ₫ộng nào.mà pháp luật không ngăn cấm”.
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
148
Điều 13 Bộ luật Lao ₫ộng của nước CHXHCN Việt Nam
₫ã ₫ược sửa ₫ổi, bổ sung năm 2002 ghi rõ: “Mọi hoạt ₫ộng lao
₫ộng tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm ₫ược
thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm là trách nhiệm của
Nhà nước, của doanh nghiệp và của toàn xã hội”.
Dựa trên các ₫iều luật của Hiến pháp nước CHXHCN Việt
Nam, chính phủ ₫ã ₫ưa ra nhiều chính sách liên quan tới việc
làm và CHVL cho nông dân. Giai ₫oạn 1990-2000 Chính phủ ₫ã
ban hành 36 văn bản trong ₫ó có 3 nghị quyết, 7 nghị ₫ịnh và 22
quyết ₫ịnh và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2000
₫ến nay Chính phủ ₫ã ₫ưa ra 20 chính sách góp phần tạo việc
làm, CHVL cho nông dân trong ₫ó có 2 luật do Quốc hội thông
qua, 4 nghị ₫ịnh và 14 quyết ₫ịnh của Chính phủ và nhiều thông
tư của các bộ, liên ngành hướng dẫn thi hành. Năm 2005 ₫ã
thành lập Quỹ Quốc gia về việc làm cho nông dân, ₫ẩy mạnh
xuất khẩu lao ₫ộng ra các nước trong khu vực và quốc tế. Đặc
biệt ngày 6/7/2007 Thủ tướng ₫ã ban hành Quyết ₫ịnh số
101/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về việc làm
giai ₫oạn 2005-2010 và ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ
₫ã ban hành Quyết ₫ịnh số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ₫ào
tạo nghề cho lao ₫ộng nông thôn ₫ến năm 2020 với mục tiêu
₫ào tạo nghề cho 1 triệu lao ₫ộng nông thôn, trong ₫ó có 100
ngàn cán bộ, công chức xã. Trong số các chính sách của chính
phủ ₫ưa ra có nhiều chính sách về hỗ trợ cho vay vốn ₫ể sản
xuất và tạo việc làm cho nông dân vùng ĐTH.
Trên ₫ây là những ₫iều kiện khách quan tạo nên CHVL,
phát triển và tăng cường khả năng nắm bắt việc làm của nông
dân các vùng ₫ô thị hoá nhằm ổn ₫ịnh và nâng cao ₫ời sống
của nông dân. Trong 5 năm qua, ₫ảng bộ và chính quyền thành
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
149
phố ₫ã có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, tạo cơ hội và giải quyết việc làm cho người lao
₫ộng. Số lao ₫ộng ₫ược giải quyết việc làm trong giai ₫oạn
2006-2010 là 620.083 người: Tạo việc làm thông qua hình thức
cho vay vốn từ Quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm là 839,9 tỉ ₫ồng cho
11242 dự án tạo ra 114.445 việc làm. Thành phố ₫ã ₫ưa ₫ược
19.368 người ₫i xuất khẩu lao ₫ộng mạng lại nguồn thu nhập
ngoại tệ lớn cho thành phố và giúp ổn ₫ịnh ₫ời sống của nông
dân. Tạo việc làm thông qua quy hoạch, xây dựng các khu, cụm
₫iểm công nghiệp và làng nghề, trong ₫ó tổng diện tích ₫ất tại
các khu công nghiệp là 6.484 ha với tổng vốn ₫ầu tư 9.300 tỉ
₫ồng trong ₫ó thu hút ₫ược hơn 100.000 lao ₫ộng. Tổng quĩ ₫ất
₫ầu tư cho làng nghề là trên 800 ha với 198 làng nghề truyền
thống thu hút 626.000 lao ₫ộng (11;86). Thành phố ₫ã hỗ trợ
việc làm thông qua hoạt ₫ộng dịch vụ việc làm cụ thể rà soát,
qui hoạch và củng cố lại hệ thống 25 cơ sở giới thiệu việc làm,
trong 5 năm qua ₫ã tư vấn giới thiệu việc làm cho 82.000 người
và cung cấp thông tin thị trường lao ₫ộng cho hơn 70.000
người lao ₫ộng. Thành phố ₫ã ₫ưa tổng ₫ài 1080-5-3 tư vấn
việc làm, học nghề và tư vấn quan hệ lao ₫ộng cho người lao
₫ộng và người sử dụng lao ₫ộng. Trong năm năm 2006 - 2010
các trung tâm giới thiệu việc làm ₫ã tổ chức 36 phiên giao dịch
việc làm với trên 5000 doanh nghiệp tham gia ₫ã cung ứng trên
40.000 việc làm cho các doanh nghiệp.
- CHVL thông qua hoạt ₫ộng tổ chức thực hiện các chính
sách về việc làm, CHVL cho người nông dân vùng ĐTH ở Hà
Nội. Trong 5 năm vừa qua, các huyện ngoại thành của Hà Nội
₫ã thực hiện các mô hình tập huấn, dạy nghề cho nông dân bị
thu hồi ₫ất như sau: (1) Liên kết với các trường dạy nghề trong
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
150
và ngoài Hà Nội mở các lớp ₫ào tạo nghề cho nông dân; (2)
Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên ₫ịa bàn ₫ể
dạy nghề và tuyển dụng lao ₫ộng; (3) Chính quyền kết hợp với
các cơ quan chức năng mở các lớp tập huấn, dạy nghề cho
nông dân. Thành phố ₫ã cấp kinh phí cho việc tổ chức thường
xuyên các lớp tập huấn, dạy nghề trên với kinh phí lên tới trên
10 tỉ ₫ồng (10-12 lớp/huyện/năm). Hội phụ nữ ₫ã tổ chức
₫ược trên 100 các lớp dạy nghề mây, tre ₫an, nghề thêu, nghề
gốm sứ và các nghề truyền thống khác tạo ₫iều kiện cho trên
10.000 người ₫ược học và kiếm ₫ược nghề sau khi học. Các
doanh nghiệp ₫ã ₫ào tạo ₫ược trên 10.000 người lao ₫ộng và
tiếp nhận trên 500.000 lao ₫ộng ₫ịa phương vào làm việc.
Như vậy về mặt khách quan, Nhà nước, chính quyền
thành phố và ₫ịa phương, các doanh nghiệp cần cố gắng
trong việc tạo việc làm và CHVL cho người nông dân vùng ₫ô
thị hoá ở Hà Nội. Tuy nhiên, ₫iều kiện khách quan chưa ₫ủ ₫ể
người nông dân có ₫ược CHVL mà còn cần có những ₫iều
kiện chủ quan.
3.2.2. Biểu hiện cơ hội việc làm của người nông dân qua
các điều kiện chủ quan
Sự biểu hiện của CHVL qua các ₫iều kiện chủ quan cũng
hết sức phong phú ₫a dạng. Theo chúng tôi các ₫iều kiện chủ
quan CHVL ₫ược biểu hiện cụ thể là: trình ₫ộ học vấn thấp;
trình ₫ộ tay nghề, kinh nghiệm, kỹ năng nghề không ₫áp ứng
₫ược yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp; tâm lý kén chọn
việc làm; tâm lý tiểu nông và tính tích cực của người nông dân
trong quá trình tìm kiếm, tạo việc làm cho họ.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
151
- Trình ₫ộ học vấn của nông dân nói chung và của nông
dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội nói riêng còn thấp. Theo số liệu
thống kê Lao ₫ộng - Việc làm ở Việt Nam của Tổ chức Lao ₫ộng
Quốc tế năm 2010 cho thấy trình ₫ộ học vấn phổ thông của lao
₫ộng nông thôn như sau: Lao ₫ộng chưa biết chữ 0,61%; Lao
₫ộng chưa tốt nghiệp tiểu học 3,98%; lao ₫ộng tốt nghiệp tiểu
học chiếm 14,51%; Lao ₫ộng tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm
61,54%; Lao ₫ộng tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm
19,37%. Với số liệu thống kê trên có thể khẳng ₫ịnh trình ₫ộ
học vấn của nông dân vùng ₫ô thị hoá còn thấp ₫iều này sẽ là
hạn chế rất lớn trong việc tiếp thu tri thức, ₫ào tạo tay nghề cho
họ. Trên thực tế các doanh nghiệp tuyển dụng lao ₫ộng ở các
vùng nông thôn hiện nay ₫ều yêu cầu người ₫ược tuyển dụng
có trình ₫ộ tốt nghiệp phổ thông trở lên. Như vậy rõ ràng trình
₫ộ học vấn thấp là mặt biểu hiện khả năng nắm bắt việc làm
của người nông dân vùng ₫ô thị hoá bị hạn chế.
- Phần lớn người nông dân ở các vùng ₫ô thị hoá ₫ều gắn
với sản xuất nông nghiệp truyền thống do cha ông truyền lại,
trong khi ₫ó các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lại tuyển
dụng lao ₫ộng công nghiệp, lao ₫ộng kỹ thuật ₫iều này hạn
chế khả năng nắm bắt CHVL của họ. Một số doanh nghiệp
₫ặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước
ngoài lại ₫òi hỏi người ₫ược tuyển dụng có tay nghề, kinh
nghiệm và kỹ năng lao ₫ộng công nghiệp, lao ₫ộng kỹ thuật
cao vì thế làm cho khả năng nắm bắt ₫ược CHVL của nông
dân vùng ₫ô thị hoá lại càng khó khăn hơn.
- Tâm lý tiểu nông với tư duy manh mún, nhỏ lẻ, tầm
nhìn hạn chế, ngại thay ₫ổi, thấy cái gì có lợi trước mắt thì làm
“ăn sổi ở thì”, không tính tới cái lợi lâu dài trong tìm kiếm và
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
152
tự tạo ra việc làm cho mình. Kết quả nghiên cứu của một số
công trình về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thấy
phần lớn người nông dân ngại học nghề, vì theo họ khi ₫i học
thì vừa tốn kém về kinh tế, mất thời gian cho gia ₫ình và khi
học xong lại chưa chắc ₫ã kiếm ₫ược việc làm theo ý muốn.
Với những suy nghĩ và tính toán trên, người nông dân không
muốn chuyển nghề, không tích cực, mạnh dạn và quyết tâm
trong việc tìm kiếm và chuyển ₫ổi việc làm.
- Tâm lý kén chọn việc làm cũng khá phổ biết ở nông dân
trong các vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội hiện nay. Kết quả của một
số công trình nghiên cứu cho thấy người nông dân rất thích
làm các công việc ₫ơn giản, dễ làm (không cần ₫ào tạo), thích
làm gần nhà mà lại có lương, thu nhập cao, trong khi ₫ó các
doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao ₫ộng là con em nông
dân bị thu hồi ₫ất nhưng không tuyển dụng ₫ược vì không thoả
mãn các nhu cầu nêu trên. Trong trường hợp này, người nông
dân có CHVL nhưng họ ₫ã chủ ₫ộng không nắm bắt CHVL mà
nguyên nhân do mặt chủ quan của chính bản thân họ.
- Tính tích cực, chủ ₫ộng của người nông dân trong quá
trình tìm kiếm, tạo việc làm cho chính họ. Tính tích cực, chủ
₫ộng của người nông dân vùng ₫ô thị hoá là một trong các
yếu tố năng ₫ộng mặt chủ quan của CHVL ảnh hưởng rất lớn
tới khả năng nắm bắt cơ hội của họ. Kết quả của một số công
trình nghiên cứu cho thấy những nông dân tích cực tìm kiếm,
tạo dựng việc làm thường sử dụng các quan hệ cá nhân, gia
₫ình, bạn bè, thông qua các phương tiện truyền thông ₫ại
chúng hoặc tích cực, chủ ₫ộng theo học các lớp tập huấn, bồi
dưỡng nghề thì khả năng nắm bắt CHVL của họ cao hơn
những nông dân không tích cực, tâm lý trông chờ vào nhà
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
153
nước, chính quyền ₫ịa phương tạo việc làm cho họ thì rất thụ
₫ộng trong hành ₫ộng (không khai thác thông tin tuyển dụng,
không tham gia các lớp ₫ào tạo, bồi dưỡng việc làm) thì khả
năng nắm bắt CHVL của họ là rất hạn chế.
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ HỘI VIỆC LÀM
CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI
Như trên ₫ã phân tích ở chương 2, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng ₫ến việc làm và cơ hội việc làm của người dân vùng ₫ô thị
hóa: chính sách của Đảng và Nhà nước, bản thân quá trình ĐTH
làm xuất hiện nhiều CHVL mới, ₫ồng thời cũng làm mất ₫i
những việc làm vốn là sinh kế từ bao ₫ời nay của người nông dân
dẫn ₫ến sự biến ₫ộng lớn về nghề nghiệp và lối sống của người
dân; cách thức tổ chức thực hiện các chính sách trên của chính
quyền ₫ịa phương; trình ₫ộ học vấn, trình ₫ộ tay nghề của người
lao ₫ộng; phong tục, tập quán của ₫ịa phương; nguồn vốn và
khả năng tiếp cận nguồn vốn; nhận thức và ý chí quyết tâm của
người lao ₫ộng. Chúng tôi xin tích hợp các yếu tố trên thành 3
yếu tố lớn với các mức ₫ộ ảnh hưởng khác nhau ₫ến CHVL của
người nông dân vùng ĐTH như sau:
Thứ nhất là chính sách của Nhà nước. Những chính sách
về nông nghiệp — nông thôn — nông dân, chính sách về ₫ất ₫ai
và thu hồi ₫ất, chính sách về ₫ô thị hóa, về lao ₫ộng, về việc
làm cho người dân,... Đây là yếu tố ₫ầu tiên và có ảnh hưởng
rất quan trọng, mang tính ₫ịnh hướng, tạo ra và kiểm soát cơ
hội việc làm của người dân vùng ₫ô thị hóa.
Thứ hai, sự phối hợp hành ₫ộng giữa chính quyền ₫ịa
phương và các doanh nghiệp ₫óng trên ₫ịa bàn ở ₫ịa phương.
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
154
Các doanh nghiệp phải xây dựng chính sách và kế hoạch sử
dụng lao ₫ộng ở ₫ịa phương sao cho phù hợp với các ₫ặc ₫iểm
của người lao ₫ộng (sức khỏe, ₫ộ tuổi, giới tính, năng lực, thói
quen lao ₫ộng...) và phong tục tập quán của ₫ịa phương; phối
hợp với chính quyền ₫ịa phương ₫ể triển khai kế hoạch ₫ó bằng
các việc làm cụ thể như ₫ào tạo nghề cho nông dân, mở các lớp
bồi dưỡng nghề ngắn hạn, hỗ trợ chi phí,...
Hai yếu tố trên tạo ra các ₫iều kiện khách quan có ảnh
hưởng vô cùng quan trọng ₫ến cơ hội việc làm của người dân
vùng ₫ô thị hóa. Tuy vậy, yếu tố thứ ba mới là yếu tố quyết ₫ịnh
₫ể người dân vùng ĐTH có ₫ược CHVL và việc làm trên thực tế.
Thứ ba, ₫ó là các yếu tố chủ quan của người lao ₫ộng. Để
nắm bắt ₫ược cơ hội và có ₫ược việc làm trên thực tế, người
lao ₫ộng cần hội ₫ủ các phẩm chất, năng lực, sức khỏe phù
hợp và phải tích cực, chủ ₫ộng tạo ra và nắm bắt CHVL ₫ó.
Các ₫iều kiện chủ quan có vai trò hết sức quan trọng và là
₫iều kiện ₫ủ ₫ể có ₫ược việc làm. Cá nhân người nông dân
₫óng vai trò quyết ₫ịnh trong việc tạo ra các ₫iều kiện chủ
quan nêu trên thông qua hoạt ₫ộng học tập, giao lưu, học hỏi
kinh nghiệm và rút kinh nghiệm từ những người khác.
3.4. THỰC TRẠNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI
NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI
3.4.1. Thực trạng cơ hội việc làm của người nông dân vùng
đô thị hóa ở Hà Nội qua các điều kiện khách quan
CNH-HĐH ₫ã thúc ₫ẩy quá trình ₫ô thị hoá, làm thay ₫ổi
lối sống của người dân. Việc thu hồi ₫ất ₫ể xây dựng các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp và các công trình công cộng
khiến người nông dân mất ₫ất, buộc phải chuyển ₫ổi việc làm
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
155
₫ể tìm nguồn thu nhập nuôi sống bản thân và gia ₫ình. Tuy
nhiên, không phải dễ dàng tìm kiếm việc làm. Kiếm ₫ược việc
làm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều các ₫iều kiện khách
quan, chủ quan và sự chủ ₫ộng tích cực của từng cá nhân.
Như vậy, cơ hội có ₫ược việc làm là tổng hợp của các yếu
tố chủ quan của cá nhân và yếu tố khách quan của tình huống
cụ thể là ₫iều kiện thuận lợi ₫ể con người có thể có ₫ược việc
làm nào ₫ó với mục ₫ích kiếm ₫ược thu nhập chính ₫áng
nuôi sống ₫ược bản thân và gia ₫ình. Cơ hội có ₫ược việc làm
của người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách
quan. Trong nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới các yếu tố
khách quan sau ₫ây: những chính sách hỗ trợ việc làm của
Nhà nước; hoạt ₫ộng tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ
việc làm, tạo CHVL của ₫ịa phương và của các doanh nghiệp;
hoạt ₫ộng của các trung tâm tư vấn và hỗ trợ, giới thiệu việc
làm; các hoạt ₫ộng xúc tiến việc làm ở ₫ịa phương (các lớp tập
huấn, dạy nghề; các hội chợ việc làm, xuất khẩu lao ₫ộng).
Với cách hiểu “Mọi hoạt ₫ộng lao ₫ộng tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật ngăn cấm ₫ều ₫ược thừa nhận là
việc làm”, thì cơ hội xuất hiện mang tính khách quan, còn nó
thuộc về ai thì lại tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của người ₫ó.
Sự phù hợp giữa cơ hội khách quan với yếu tố chủ quan
của cá nhân không tự nhiên mà có. Nó phải ₫ược tạo ra thông
qua hoạt ₫ộng có ý thức của con người.
Ở nước ta thời gian vừa qua việc quy hoạch phát triển các
khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển ₫ô thị và phát triển
kết cấu hạ tầng xã hội chưa gắn chặt và ₫ồng bộ với các giải
pháp ₫ào tạo nguồn nhân lực, dạy nghề, chuyển ₫ổi nghề, tạo
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
156
việc làm ổn ₫ịnh cho người lao ₫ộng vùng chuyển ₫ổi mục
₫ích sử dụng ₫ất nông nghiệp, làm cho không ít nông dân ở
₫ó rơi vào tình trạng mất việc làm, ₫ời sống gặp rất nhiều khó
khăn là mầm mống làm nảy sinh những bức xúc, tiêu cực xã
hội rất ₫áng lo ngại.
Như chúng ta ₫ã phân tích ở trên, muốn giải quyết việc
làm cho người lao ₫ộng (làm cho cá nhân người lao ₫ộng có
việc làm) thì phải tập trung giải quyết một cách ₫ồng bộ hai
vấn ₫ề: (1) Tạo ra CHVL và (2) ₫ào tạo nghề cho cá nhân người
lao ₫ộng, biến CHVL thành việc làm của bản thân họ.
* Nhà nước và các doanh nghiệp tạo CHVL cho người nông
dân như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng tôi
tìm hiểu các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước cho người
nông dân ₫ã giúp ích như thế nào cho họ trên thực tế.
Bảng số 11: Những chính sách hỗ trợ tạo ra CHVL của
Nhà nước đã giúp ích như thế nào cho người dân
TT Các chính sách ĐTB ĐLC
1 Chính sách ₫ền bù ₫ất ₫ai bị thu hồi,
hỗ trợ nhà ở, xây dựng hạ tầng
1,56 0,73
2 Chính sách về tài chính - tín dụng 1,93 0,83
3 Chính sách liên quan ₫ến vấn ₫ề ₫ầu
tư, thương mại
2,07 0,85
4 Chính sách bình ổn giá, sử dụng công quỹ 2,02 0,85
5 Chính sách về cải cách hành chính 1,79 0,83
6 Chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 1,72 0,75
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
157
7 Chính sách phòng chống tội phạm và
tệ nạn xã hội
1,62 0,65
8 Chính sách giáo dục, ₫ào tạo 1,50 0,64
9 Chính sách y tế, dân số 1,49 0,66
10 Chính sách xoá ₫ói, giảm nghèo, tạo
nghề, việc làm
1,60 0,71
11 Chính sách nâng cao ₫ời sống văn hoá
tinh thần
1,61 0,77
ĐTB chung 1,71
Có thể biểu diễn kết quả bảng số 11 theo biểu ₫ồ dưới ₫ây:
1
1.33
1.66
1.99
2.32
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Đ
i
ể
m
t
r
u
n
g
b
ì
n
h
Các yếu tố ảnh hưởng
Biểu ₫ồ số 4: Những chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước
Có thể thấy, các chính sách: Chính sách y tế, dân số;
Chính sách giáo dục, ₫ào tạo; Chính sách ₫ền bù ₫ất ₫ai bị
thu hồi, hỗ trợ nhà ở, xây dựng hạ tầng; Chính sách xoá ₫ói,
giảm nghèo, tạo nghề, việc làm; Chính sách nâng cao ₫ời sống
văn hoá tinh thần; Chính sách phòng chống tội phạm và tệ
nạn xã hội ₫ược người dân ₫ánh giá là giúp ích khá thiết thực
cho việc hỗ trợ tạo ra CHVL cho người dân (1 < ĐTB < 1,66).
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
158
Các chính sách: Chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường; Chính sách về cải cách hành chính; Chính sách về tài
chính - tín dụng ₫ược người dân ₫ánh giá là ít thiết thực cho việc
hỗ trợ tạo ra CHVL cho người nông dân (1,66 < ĐTB < 1,99).
Các chính sách: Chính sách liên quan ₫ến vấn ₫ề ₫ầu tư,
thương mại; Chính sách bình ổn giá, sử dụng công quỹ ₫ược
người dân ₫ánh giá là không thiết thực cho việc hỗ trợ tạo ra
CHVL cho người nông dân (1,99 < ĐTB).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chính quyền ₫ịa phương
cần xem lại các biện pháp tổ chức thực thi những chính sách hỗ
trợ này ₫ể giúp ích nhiều hơn cho người nông dân.
Tiếp theo, ₫ể tìm hiểu vai trò của chính quyền ₫ịa
phương, các doanh nghiệp trong việc tạo việc làm, cơ hội việc
làm cho họ, chúng tôi tìm hiểu thực trạng hoạt ₫ộng tổ chức
thực hiện các chính sách hỗ trợ việc làm, tạo CHVL của ₫ịa
phương và của các doanh nghiệp. Kết quả thu ₫ược ₫ược thể
hiện dưới biểu ₫ồ số 5 dưới ₫ây:
10.80%
47.40%
41.80%
50.10%
57.50%
19.10% 23.30%
49.90%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
Hoài ĐứcĐông Anh Từ Liêm Tổng
Có giúp đỡ
Biểu ₫ồ số 5: Chính quyền ₫ịa phương giúp ₫ỡ người dân
tìm kiếm việc làm
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
159
Kết quả ở biểu ₫ồ số 5 cho thấy, 89,2% người dân ₫ược hỏi
ở huyện Từ Liêm và Đông Anh ₫ánh giá là chính quyền ₫ịa
phương có giúp ₫ỡ người dân tìm kiếm việc làm. Trong khi con
số này ở huyện Hoài Đức chỉ là 10,8%, nói cách khác, chính
quyền ₫ịa phương huyện Hoài Đức hầu như không giúp ₫ỡ
người dân tìm kiếm việc làm. Điều này có mâu thuẫn với thực
trạng việc làm của người dân nêu trên không (xem bảng 4).
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, tỷ lệ người dân huyện Hoài Đức
có việc làm rất cao, nhưng họ có việc làm không phải là do
chính quyền ₫ịa phương giúp ₫ỡ, mà do nhiều lý do khác.
Còn ở Từ Liêm, mặc dù tỷ lệ khá cao người dân ₫ánh giá
là chính quyền ₫ịa phương có giúp ₫ỡ người dân tìm kiếm
việc làm, nhưng tỷ lệ những người ₫ang tìm việc làm lại rất
lớn (xem bảng 4). Điều này thể hiện việc nắm ₫ược CHVL của
người dân không chỉ phụ thuộc vào sự giúp ₫ỡ của chính
quyền, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Kết quả này cho thấy, mặc dù ₫ều là các vùng ₫ô thị hoá
ở Hà Nội, nhưng CHVL của người nông dân ở những vùng này
rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và các
₫iều kiện khách quan.
Vậy, chính quyền ₫ịa phương ở từng huyện ₫ã thực sự
làm gì ₫ể giúp ₫ỡ người dân tìm kiếm việc làm. Kết quả ₫iều
tra cho thấy:
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
160
Bảng số 12: Những hoạt động của chính quyền địa phương để
giúp đỡ người dân tìm kiếm việc làm
TT Những hoạt ₫ộng hỗ trợ
việc làm của chính
quyền ₫ịa phương
Hoài
Đức
Đông
Anh
Từ
Liêm
Tổng số
1
Mở các lớp dạy nghề
13,4%*
4,1%**
37,8%*
11,7%**
48,9%*
15,1%**
100,0%*
30,9%**
2 Đưa ra chính sách hỗ trợ
của ₫ịa phương
3,6%*
1,1%**
57,8%*
17,1%**
38,6%*
11,4%**
100,0%*
29,5%**
3 Liên hệ với các công ty,
doanh nghiệp ₫óng trên
₫ịa bàn ₫ịa phương
10,7%*
2,2%**
40,4%*
8,5%**
48,9%*
10,2%**
100,0%*
21,0%**
4 Giới thiệu ₫ịa chỉ, nơi
làm việc sau khi ₫ược
₫ào tạo nghề
9,0%*
1,4%**
26,3%*
4,1%**
64,7%*
10,1%**
100,0%*
15,7%**
Ghi chú:
* là so với tổng số của cả 3 huyện có người lựa chọn trả lời
** là so với tổng số mẫu ₫ược nghiên cứu
Bảng số 12 cho thấy, ở cả 3 huyện Hoài Đức, Đông Anh và
Từ Liêm thì chính quyền ₫ịa phương ₫ều hỗ trợ việc làm cho
người nông dân bị thu hồi ₫ất, nhưng phổ biến nhất là mở các
lớp dạy nghề (30,9%). Trong ₫ó, chính quyền huyện Từ Liêm
(15,1%) hỗ trợ chiếm tỉ lệ cao hơn so với Đông Anh (11,7%) và
Hoài Đức (4,1%).
Chính quyền giúp tìm kiếm việc làm thông qua chính
sách hỗ trợ của ₫ịa phương chiếm 29,5%, liên hệ với các công
ty doanh nghiệp ₫óng trên ₫ịa bàn ₫ịa phương chiếm 21,0%,
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
161
giới thiệu ₫ịa chỉ, nơi làm việc sau khi ₫ược ₫ào tạo nghề
chiếm 15,7%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người dân ở 2
huyện Đông Anh và Từ Liêm nhận ₫ược những chính sách hỗ
trợ của ₫ịa phương và ₫ược chính quyền ₫ịa phương giúp liên
hệ với các công ty, doanh nghiệp ₫óng trên ₫ịa bàn huyện
mặc dù chưa nhiều nhưng còn cao hơn người dân ở huyện
Hoài Đức.
Việc giới thiệu ₫ịa chỉ, nơi làm việc sau khi ₫ược ₫ào
tạo nghề cũng ₫ược ₫ánh giá khá cao ở Từ Liêm (64,7%),
cao hơn nhiều so với 2 huyện Đông Anh (26,3%) và huyện
Hoài Đức (9,0%).
* Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu việc tổ chức các lớp tập
huấn, dạy nghề cho người nông dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội.
Chúng ta ₫ã biết Đề án ₫ào tạo nghề cho lao ₫ộng nông
thôn ₫ến năm 2020 với mục tiêu ₫ào tạo nghề cho 1 triệu lao
₫ộng nông thôn. Vì vậy, việc tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề
cho người nông dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội là việc làm rất
quan trọng. Thường thì các huyện ₫ã thực hiện các mô hình tập
huấn, dạy nghề cho nông dân bị thu hồi ₫ất như sau: Liên kết với
các trường dạy nghề trong và ngoài Hà Nội mở các lớp ₫ào tạo
nghề cho nông dân; Liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất trên ₫ịa bàn ₫ể dạy nghề và tuyển dụng lao ₫ộng; Chính
quyền kết hợp với các cơ quan chức năng mở các lớp tập huấn,
dạy nghề cho nông dân. Thành phố ₫ã cấp kinh phí cho việc tổ
chức thường xuyên các lớp tập huấn, dạy nghề. Hội phụ nữ ₫ã tổ
chức ₫ược các lớp dạy nghề mây, tre ₫an, nghề thêu, nghề gốm
sứ và các nghề truyền thống khác tạo ₫iều kiện cho người lao
₫ộng ₫ược học và kiếm ₫ược nghề sau khi học.
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
162
Kết quả các lớp tập huấn, dạy nghề cho nông dân thế
nào, bao nhiêu người ở mỗi huyện sau thời gian ₫ào tạo nghề
₫ược nhận vào làm việc ở doanh nghiệp. Kết quả khảo sát của
chúng tôi ₫ược thể hiện ở biểu ₫ồ dưới ₫ây:
Hoài Đức, 8.60%
Đông Anh ,
10.90%
Từ Liêm, 41.80%
Hoài Đức
Đông Anh
Từ Liêm
Biểu đồ số 6: Số người được nhận vào làm việc ở
doanh nghiệp sau khi được đào tạo nghề
Có thể thấy những con số này là rất khiêm tốn. Một lần
nữa, kết quả cho thấy, số người ₫ược nhận vào làm việc ở
doanh nghiệp sau khi ₫ược ₫ào tạo nghề ở Từ Liêm (41,80%)
nhiều hơn so với Đông Anh (10,90%) và Hoài Đức (8,60%).
Có phải tất cả những người ₫ược nhận vào làm việc là do
₫ược ₫ào tạo nghề hay không? Để trả lời cho câu hỏi này,
chúng tôi tìm hiểu những lý do ₫ược nhận vào làm việc ở
doanh nghiệp của người dân.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
163
Bảng số 13: Những lý do được nhận vào làm việc ở doanh nghiệp
TT Các yếu tố giúp xin
₫ược việc
Hoài Đức
(%)
Đông Anh
(%)
Từ Liêm
(%)
Tổng số
(%)
1 Sau thời gian ₫ào tạo nghề ₫ược
nhận vào làm việc ở doanh
nghiệp (cơ sở kinh doanh)
14,5%*
2,9%**
18,0%*
3,6%**
67,4%*
13,6%**
100,0%*
20,2%**
2 Có tay nghề nên dễ dàng xin
₫ược việc
21,1%*
5,8%**
37,5%*
10,2%**
41,4%*
11,3%**
100,0%*
27,3%**
3 Tay nghề ₫áp ứng ₫ược yêu
cầu xuất khẩu lao ₫ộng nên tôi
₫ã ₫i lao ₫ộng ở nước ngoài
3,4%*
0,2%**
13,6%*
0,9%**
83,1%*
5,8%**
100,0%*
6,9%**
4 Sau khi ₫ược ₫ào tạo nghề ₫ã
tự mở một cơ sở kinh doanh
6,4%*
1,1%**
34,8%*
5,8%**
58,9%*
9,8%**
100,0%*
16,6%**
5 Nhờ những tri thức về khoa
học công nghệ và quản trị
kinh doanh ₫ã ₫ược học ₫ã
thành công kinh doanh và mở
rộng quan hệ với các ₫ối tác
₫ể có thể phát triển bền vững
3,8%*
0,4%**
20,0%*
1,9%**
76,2%*
7,2%**
100,0%*
9,4%**
6 Có việc làm do có sức khoẻ 47,3%*
21,4%**
29,1%*
13,2%**
23,6%*
10,7%**
100,0%*
45,3%**
7 Có ₫ược việc làm do có trình
₫ộ học vấn phù hợp
24,9%*
6,5%**
29,0%*
7,5%**
46,2%*
12,0%**
100,0%*
26,0%**
8 Có ₫ược việc do quan hệ cá
nhân với các ₫ối tác,
doanh nghiệp
18,7%*
2,7%**
18,7%*
2,7%**
62,6%*
9,1%**
100,0%*
14,5%**
9 Có ₫ược việc làm do ₫ộ tuổi
phù hợp với công việc
26,8%*
8,9%**
33,5%*
11,2%**
39,8%*
13,3%**
100,0%*
33,4%**
10 Có ₫ược việc làm do giới tính
phù hợp với công việc
27,5%*
6,1%**
20,6%*
4,6%**
51,9%*
11,5%**
100,0%*
22,2%**
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
164
11 Có việc làm do có tiền
₫ể xin việc
18,0%*
1,3%**
6,6%*
0,5%**
75,4%*
5,4%**
100,0%*
7,2%**
Ghi chú: * là so với tổng số của cả 3 huyện có người lựa chọn trả lời
** là so với tổng số mẫu ₫ược nghiên cứu
Kết quả thu ₫ược ở bảng 13 cho thấy, trong số 11 lý do
₫ưa ra thì lý do “có ₫ược việc làm do có sức khỏe” chiếm vị trí
nhiều nhất — 45,3%; lý do thứ hai ₫ược nhiều người lựa chọn
₫ó là “Có ₫ược việc làm do ₫ộ tuổi phù hợp với công việc”
chiếm 33,4%. 27,% cho rằng có ₫ược việc làm ở doanh nghiệp
là do “có tay nghề nên dễ dàng xin việc”, lý do thứ tư ₫ược
nhiều người lựa chọ là “có trình ₫ộ học vấn phù hợp” chiếm
26%. Nhiều người sau khi ₫ược ₫ào tạo ₫ã có tay nghề ₫áp
ứng ₫ược yêu cầu công việc, ₫ược nhận vào làm hoặc tự mở
cơ sở kinh doanh. Bên cạnh ₫ó, cũng có một số người ₫ược
nhận vào làm việc do có tiền ₫ể xin việc. Khi tìm hiểu lý do có
₫ược việc làm ở cả 3 huyện Từ Liêm, Đông Anh và Hoài Đức
thì lý do nổi trội ở huyện Từ Liêm là “Tay nghề ₫áp ứng ₫ược
yêu cầu xuất khẩu lao ₫ộng nên tôi ₫ã ₫i lao ₫ộng ở nước
ngoài” — chiếm 83,1%. Trong khi Hoài Đức chỉ chiếm 3,4% và
Đông Anh là 13,6% ở lý do này.
Bên cạnh các hoạt ₫ộng tạo việc làm thông qua hình thức
cho vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao
₫ộng, tạo việc làm thông qua quy hoạch, xây dựng các khu,
cụm ₫iểm công nghiệp và làng nghề, củng cố hệ thống cơ sở
giới thiệu việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm, các trung tâm
giới thiệu việc làm ₫ã cung cấp thông tin thị trường lao ₫ộng
cho người dân.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
165
Khi nghiên cứu CHVL từ các yếu tố khách quan cần chỉ rõ
mức ₫ộ ảnh hưởng của các yếu tố ₫ó như thế nào. Kết quả
nghiên cứu nhận ₫ược sẽ giúp Nhà nước, chính quyền ₫ịa
phương có thể chủ ₫ộng tích cực tạo CHVL cho nông dân vùng
ĐTH. Kết quả nghiên cứu ₫ược thể hiện qua bảng 14 dưới ₫ây:
Bảng số 14: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới
CHVL của nông dân
TT Các yếu tố ĐTB ĐLC
Thứ
hạng
1 Các chính sách của Đảng và Nhà
nước về thu hồi, ₫ền bù ₫ất bị thu
hồi và tạo việc làm cho nông dân
vùng ₫ô thị hóa
1,22 0,53 1
2 Khả năng tiếp cận nguồn vốn 1,58 0,70 5
3 Các khóa ₫ào tạo, huấn luyện do
doanh nghiệp và ₫ịa phương tổ chức
1,83 1,10 9
4 Cách thức tổ chức thực hiện các
chính sách trên của chính quyền ₫ịa
phương
1,80 0,76 8
5 Thông tin tuyển dụng và sự tuyên
truyền của các phương tiện truyền
thông ở ₫ịa phương
1,77 0,75 7
6 Trình ₫ộ học vấn, trình ₫ộ tay nghề
của mỗi người
1,56 0,67 4
7 Phong tục, tập quán ₫ịa phương 1,66 0,73 6
8 Ý chí quyết tâm tìm việc và tạo ra
việc làm của mỗi người
1,46 0,63 2
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
166
9 Nhận thức về việc làm và cơ hội việc
làm của mỗi người
1,48 0,66 3
Ghi chú: ĐTB càng thấp thì mức ₫ộ ảnh hưởng càng nhiều
Nhìn vào bảng 14 trên có thể thấy, trong các yếu tố khách
quan thì yếu tố “Các chính sách của Đảng và Nhà nước về thu
hồi, ₫ền bù ₫ất bị thu hồi và tạo việc làm cho nông dân vùng
ĐTH” ₫ược ₫ánh giá là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới
CHVL của người nông dân với ĐTB là 1,22 (ĐLC = 0,53). Vị trí
thứ 2, 3, 4 ₫ều thuộc về yếu tố chủ quan ₫ó là: “Ý chí quyết
tâm tìm việc và tạo ra việc làm của mỗi người” ở vị trí thứ 2 với
ĐTB là 1,46 (ĐLC = 0,63); vị trí thứ 3 “Nhận thức về việc làm và
cơ hội việc làm của mỗi người” với ĐTB là 1,48 (ĐLC = 0,66);
vị trí thứ 4 là yếu tố “Trình ₫ộ học vấn, trình ₫ộ tay nghề của
mỗi người” với ĐTB là 1,56 (ĐLC = 0,67). Vị trí 7, 8, 9 lần lượt
thuộc về yếu tố khách quan: “Thông tin tuyển dụng và sự
tuyên truyền của các phương tiện truyền thông ở ₫ịa phương”
với ĐTB là 1,77 (ĐLC = 0,75); “Cách thức tổ chức thực hiện các
chính sách trên của chính quyền ₫ịa phương” với ĐTB là 1,80
(0,76) và “Các khóa ₫ào tạo, huấn luyện do doanh nghiệp và
₫ịa phương tổ chức” với ĐTB là 1,83 (ĐLC = 1,10).
Tóm lại: Trong số các chính sách ₫ược ban hành và thực
thi: Chính sách y tế, dân số; Chính sách giáo dục, ₫ào tạo;
Chính sách ₫ền bù ₫ất ₫ai bị thu hồi, hỗ trợ nhà ở, xây dựng hạ
tầng; Chính sách xoá ₫ói, giảm nghèo, tạo nghề, việc làm ₫ược
người dân ₫ánh giá là giúp ích thiết thực cho việc hỗ trợ việc
làm cho người dân. Các hoạt ₫ộng của chính quyền ₫ịa phương
₫ể giúp ₫ỡ người dân tìm kiếm việc làm ở huyện Từ Liêm và
Đông Anh (mở các lớp dạy nghề; chính sách hỗ trợ của ₫ịa
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
167
phương; giúp liên hệ với các công ty, doanh nghiệp; giới thiệu
₫ịa chỉ, nơi làm việc sau khi ₫ược ₫ào tạo nghề; ) ₫ược ₫ánh
giá tốt hơn so với chính quyền ₫ịa phương huyện Hoài Đức.
Chính sách về tài chính - tín dụng và Chính sách liên quan ₫ến
vấn ₫ề ₫ầu tư, thương mại cũng ₫ược ₫ánh giá là tổ chức ở các
huyện Đông Anh và Từ Liêm tốt hơn so với huyện Hoài Đức.
Tuy nhiên, CHVL của người dân không chỉ phụ thuộc vào
sự giúp ₫ỡ của chính quyền, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố chủ quan và các ₫iều kiện khách quan khác. Người dân sử
dụng nhiều nguồn thông tin ₫ể tìm kiếm việc làm. Trong ₫ó,
thông tin và sự giúp ₫ỡ của người thân, bạn bè giúp mang lại
nhiều CHVL nhất.
Trong số các yếu tố khách quan có ảnh tới CHVL của
nông dân thì các chính sách của Đảng và Nhà nước về thu hồi,
₫ền bù ₫ất bị thu hồi và tạo việc làm cho nông dân vùng ĐTH
₫ược ₫ánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất tới CHVL của nông
dân. Bên cạnh ₫ó, khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như
phong tục, tập quán ₫ịa phương, trong ₫ó có các nghề truyền
thống, cũng là một trong những yếu tố khách quan có ảnh
hưởng khá nhiều tới CHVL của họ.
Như vậy, về mặt khách quan, có một số chủ trương, chính
sách và hoạt ₫ộng thực tiễn mà Nhà nước, chính quyền thành
phố và ₫ịa phương cần quan tâm chỉ ₫ạo thực hiện hiệu quả hơn
nữa. Bên cạnh những mặt hạn chế, chúng ta cũng thấy là Nhà
nước, chính quyền thành phố và ₫ịa phương và các doanh
nghiệp cũng ₫ã có nhiều cố gắng trong việc tạo việc làm và
CHVL cho người nông dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội. Tuy nhiên,
việc người nông dân có nắm bắt ₫ược CHVL hay không lại phụ
thuộc vào những yếu tố chủ quan về phía người lao ₫ộng.
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
168
3.4.2. Thực trạng cơ hội có được việc làm của người nông dân
vùng đô thị hóa ở Hà Nội qua các điều kiện chủ quan
CHVL ₫ược tạo ra không chỉ bởi các ₫iều kiện khách
quan như chính sách của Nhà nước, thực trạng và hiệu quả
thực hiện chính sách ₫ó ở các ₫ịa phương, mức ₫ộ phát triển
KT-XH của ₫ất nước và của ₫ịa phương, sự hỗ trợ của những
người xung quanh,mà còn ₫ược tạo ra bởi các yếu tố chủ
quan. Sau ₫ây, chúng tôi xin phân tích kết quả ₫iều tra thực
trạng CHVL ₫ược tạo ra bởi các yếu tố chủ quan như trình ₫ộ
nghề ₫ược ₫ào tạo; kinh nghiệm nghề nghiệp, tính tích cực
tạo ra nghề cũng như các ₫ặc ₫iểm cá nhân khác như giới
tính, lứa tuổi, mối quan hệ
Trước hết, yếu tố chủ quan quan trọng nhất có ảnh
hưởng ₫ến cơ hội có ₫ược việc làm của một cá nhân nào ₫ó là
sự nỗ lực chuẩn bị các ₫iều kiện ₫ể có thể nắm bắt ₫ược cơ
hội. Vậy, người nông dân ₫ã chuẩn bị những gì và với mức ₫ộ
như thế nào ₫ể có thể tìm ₫ược việc làm?
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện trong bảng 15
dưới ₫ây.
Kết quả bảng số 15 cho thấy, hành vi mà người nông dân
ở vùng ĐTH thường làm nhất là “học hỏi kinh nghiệm ở người
thân và bạn bè” - 67,7% số người ₫ược hỏi thường xuyên thực
hiện ₫iều này. ĐTB của hành vi này là 1,36 cho thấy hành vi
này ₫ược thực hiện ở mức rất thường xuyên. Tiếp theo, có
47,2% nông dân cho rằng họ chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan
bằng cách thường xuyên “tận dụng các quan hệ xã hội sẵn có,
tích cực mở rộng thêm nhiều quan hệ xã hội mới nhằm tạo ra
việc làm”(ĐTB = 1,73). Điều này phản ánh một thực tế trong
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
169
xã hội chúng ta, cũng có thể nói là một khía cạnh văn hóa của
người Việt Nam là các cơ hội của chúng ta trong cuộc sống,
trong ₫ó có cả CHVL nhiều khi ₫ược bắt ₫ầu từ những mối
quan hệ thân quen. Thậm chí, hiện tượng này còn ₫ược khái
quát bằng cụm từ “nhất thân, nhì quen” ₫ể nói lên vai trò
quan trọng của các mối quan hệ xã hội ₫ối với cá nhân. Tuy
nhiên, ở một khía cạnh khác, khi cá nhân có quan hệ xã hội
rộng cũng ₫ồng nghĩa với việc anh ta biết nhiều hơn về thị
trường việc làm và tất nhiên, có nhiều cơ hội ₫ể lực chọn hơn.
Bảng số 15: Mức độ nỗ lực chuẩn bị các điều kiện
chủ quan để tạo ra CHVL
TT Các công việc chuẩn bị ₫ể
tạo việc làm
Mức ₫ộ
ĐTB ĐLC Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
1 Vay vốn ngân hàng ₫ể ₫ầu tư
sản xuất, kinh doanh
40,6%
38,0%
21,4%
1,81
0,76
2 Đầu tư vốn, công sức cho
phát triển nông nghiệp (₫ào
ao thả cá, nuôi tôm, xây
dựng chuồng trại...)
16,6%
43,0%
40,4%
2,24
0,72
3 Mở kinh doanh tại nhà (nhà
trọ, cắt tóc gội ₫ầu, buôn
bán tạp hoá..)
33,2%
24.4%
42.4%
2,09
0,87
4 Mở các dịch vụ (văn phòng nhà
₫ất, karaoke, game online...)
14,3%
16,7%
68,9%
2,55
0,74
5 Mua phương tiện làm việc (ôtô,
xe máy, máy chế biến...) 19,5%
59,8%
20,7%
2,01
0,64
6 Làm thuê (phụ hồ, giúp việc gia
₫ình, chăm sóc người già...) 27,1% 40,9% 32,0% 2,05 0,77
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
170
7 Tham gia các khoá ₫ào tạo nghề 33,4% 32,4% 34,2% 2,01 0,82
8 Thăm quan học hỏi các ₫iển
hình, tiên tiến ₫ể áp dụng
24,2%
42,9%
32,8%
2,09
0,75
9 Tìm kiếm các cơ hội ₫ể ₫i
xuất khẩu lao ₫ộng
14,4% 30,5% 55,1% 2,41 0,73
10 Học hỏi kinh nghiệm từ
người thân và bạn bè
67,7%
28,2%
4,1%
1,36
0,56
11
Tận dụng các quan hệ xã hội
sẵn có, tích cực mở rộng
thêm nhiều quan hệ xã hội
mới nhằm tạo ra việc làm
47,2% 32,8% 20,0% 1,73 0,77
12
Làm theo hướng dẫn của các
tài liệu ₫ược ₫ăng tải trên các
phương tiện thông tin ₫ại
chúng (sách, báo, website
internet) và kinh nghiệm
do bản thân tích lũy ₫ược
34,2% 33,7% 32,1% 1,98 0,82
ĐTB chung 2,03
Ghi chú: ĐTB càng thấp thì mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều
kiện chủ quan càng cao
Số liệu ₫iều tra cũng cho thấy, mặc dù với các hành ₫ộng
khác nhau thì mức ₫ộ nỗ lực thực hiện của người dân khác
nhau, nhưng nhìn chung, mức ₫ộ mà người nông dân nỗ lực
thực hiện tất cả các hành ₫ộng trên ₫ể tạo ra các ₫iều kiện
chủ quan phù hợp nhằm tìm ₫ược việc làm khi cơ hội ₫ến chỉ
ở mức trung bình (₫iểm TBC - 2,07). Điều này, một mặt, cũng
phản ánh một thực tế là người nông dân vùng ĐTH chú trọng
chuẩn bị một số mặt nhất ₫ịnh chứ không phải chuẩn bị toàn
diện tất cả các ₫iều kiện chủ quan có thể có ₫ể tạo ra việc làm
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
171
cho bản thân và gia ₫ình. Mặt khác, ₫iều ₫ó cũng chứng tỏ
rằng người nông dân chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan một
cách tự phát mà chưa có một sự tổ chức hệ thống hay sự tư
vấn, hướng dẫn từ phía chính quyền ₫ịa phương: nên chuẩn
bị những gì? Chuẩn bị như thế nào?... Do vậy, mạnh ai nấy
làm, ai có thể làm ₫ược gì thì tự làm, thiếu tính tổ chức và
₫ồng bộ trong việc chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan của người
nông dân ₫ể ₫áp ứng ₫ược với thị trường việc làm. Điều này
cũng ₫ược chứng minh bằng kết quả nghiên cứu mà chúng tôi
₫ã phân tích ở phần “CHVL do các ₫iều kiện chủ quan tạo ra”.
Vậy, kết quả nghiên cứu cho biết người nông dân ₫ã
chuẩn bị những ₫iều kiện nào cho bản thân và gia ₫ình nhằm
nắm bắt CHVL trong bối cảnh ĐTH?
Kết quả nghiên cứu cho thấy người nông dân ở ngoại
thành Hà Nội có những cách hành ₫ộng khác nhau ₫ể tạo ra
việc làm cho bản thân, gia ₫ình và những người khác trong
bối cảnh ₫ất ₫ai ₫ể canh tác ngày càng ít, thậm chí là không
còn do quá trình ĐTH diễn ra nhanh chóng. Một trong những
cách làm năng ₫ộng, mạnh dạn ₫ược 40,6% nông dân thường
xuyên lựa chọn và 38% nông dân thỉnh thoảng lựa chọn là
“Vay vốn ngân hàng ₫ể ₫ầu tư sản xuất, kinh doanh”(ĐTB -
1,81). Tiếp ₫ến, có 34,2% nông dân thường xuyên và 33,7%
nông dân thỉnh thoảng “Làm theo hướng dẫn của các tài liệu
₫ược ₫ăng tải trên các phương tiện thông tin ₫ại chúng (sách,
báo, website internet) và kinh nghiệm do bản thân tích lũy
₫ược” (ĐTB = 1,98). Tuy nhiên, ĐTB cho thấy những hành vi
này ₫ược thực hiện chỉ ở mức ₫ộ vừa phải mà thôi, có nghĩa là
mức ₫ộ tự tìm hiểu thông tin về việc làm cũng như học hỏi
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
172
nhiều cách làm hay từ các phương tiện thông tin ₫ại chúng
còn hạn chế. Điều này cũng phản ánh một thực tế là ₫a phần
người nông dân ở các vùng ĐTH còn khá thụ ₫ộng trong việc
sử dụng tiện ích của các phương tiện thông tin ₫ại chúng,
chưa thực sự nỗ lực tìm hiểu về thị trường việc làm ₫ể gạn lọc
cho mình những cơ hội có thể tiếp cận ₫ược.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những hành vi mà
người nông dân ít thực hiện nhất là “mở các dịch vụ (văn
phòng nhà ₫ất, karaoke, game online...)”,“tìm kiếm các cơ hội
₫ể ₫i xuất khẩu lao ₫ộng”, “₫ầu tư vốn, công sức cho phát
triển nông nghiệp (₫ào ao thả cá, nuôi tôm, xây dựng chuồng
trại...)” (ĐTB lần lượt là 2,55; 2,41; 2,24). Sở dĩ người nông dân
ít làm những việc nêu trên là do những việc này ₫òi hỏi phải
có một số vốn nhất ₫ịnh và có nhiều kinh nghiệm về sản xuất
và ₫ầu tư kinh doanh, trong khi ₫ó người nông dân thường
không ₫ược ₫ào tạo hay tập huấn về vấn ₫ề này.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một trong những khó
khăn lớn nhất của người dân là vốn ₫ể ₫ầu tư sản xuất. Gia
₫ình chị H. ở thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh là
một hộ nghèo và cũng bị thu hồi ₫ất canh tác, chị H. cho biết:
“Theo chính sách thì vay cũng chỉ ₫ược 10 triệu, phụ nữ thì
₫ược 5 triệu, mà 10 triệu thì em cũng chỉ bắt (mua lợn giống)
₫ược nửa ₫àn lợn thôi. Không thể nào khá hơn ₫ược, mong
muốn tới ₫ây là có thêm vốn và cách thức chăm sóc/nuôi lợn
mới ₫ể mở mang thêm, và làm cho chúng em ₫ỡ khó khăn
hơn”. Hầu hết nông dân ₫ược phỏng vấn ở cả 3 huyện Đông
Anh, Từ Liêm và Hoài Đức ₫ều cho rằng họ không có vốn và
kinh nghiệm sản xuất/kinh doanh ₫ể có thể mở mang thêm
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
173
nghề mới. Vậy thì, một câu hỏi ₫ược ₫ặt ra là khi nông dân trả
lại ₫ất canh tác cho Nhà nước họ ₫ã ₫ược ₫ền bù một khoản
tiền nào ₫ó. Vậy, số tiền ₫ền bù ₫ó họ ₫ã sử dụng như thế
nào? Tại sao họ không sử dụng số tiền ấy vào việc mở mang
nghề mới tạo thu nhập ₫ể nuôi sống gia ₫ình? Về vấn ₫ề này,
chị H. cho biết thêm: “Nhà tôi mất 60% ₫ất, còn lại khoảng
300m2, số tiền nhận ₫ược là 85 triệu. Thì nhà em cũng chỉ ₫ầu
tư vào chăn nuôi trong gia ₫ình và cho con cái học hành, bên
cạnh ₫ó thì tiêu pha những việc trong gia ₫ình, số còn lại thì
₫ể dành làm vốn, nhà em cũng không có nguồn thu nhập nào
thêm nữa”. Hoàn cảnh của gia ₫ình chị H. cũng giống với ₫a
số nông dân khác: khi họ ₫ược ₫ền bù một số tiền nhất ₫ịnh
do mất ₫ất sản xuất thì họ ₫ã chi dùng vào một số việc trong
gia ₫ình; số tiền còn lại ít ỏi nên họ không ₫ủ vốn ₫ể xoay xở,
làm thêm nghề khác ₫ể tăng thu nhập. Điều này phản ánh
một thức tế là khi ₫ền bù ₫ất nông nghiệp cho nông dân, Nhà
nước và ₫ịa phương chưa có những chính sách ₫ồng bộ ₫ể ổn
₫ịnh cuộc sống cho người dân như hướng dẫn họ cách chi
tiêu tiền ₫ược ₫ền bù một cách hợp lý và bền vững, dạy nghề
và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho họ, Do vậy, “mạnh ai nấy
làm”, người nông dân dường như mất phương hướng, họ chi
tiêu số tiền ₫ền bù cho những tiện nghi và những việc trước
mắt trong gia ₫ình mà chưa nghĩ ₫ến sách kế làm ăn lâu dài.
Khi tiền hết họ mới hoang mang về việc làm cho bản thân và
gia ₫ình, cho cuộc sống tương lai và ₫a phần nông dân tìm
₫ến các công việc lao ₫ộng giản ₫ơn và bấp bênh như “Gia
₫ình tôi cũng chỉ khắc phục ₫ược bằng cách làm một vài công
việc như là nghề xe ôm, nấu rượu và nuôi lợn, tôi cũng không
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
174
làm cách nào ₫ể xoay xở ₫ược hơn”. Bên cạnh ₫ó, có một số
ít gia ₫ình ₫ã chủ ₫ộng trong việc tạo ra công việc cho gia
₫ình bằng nhiều cách. Họ thử nghiệm nhiều việc làm khác
nhau và tìm ra một hướng làm ăn phù hợp với bản thân và gia
₫ình. Tuy nhiên, những người như vậy thường là người mạnh
dạn, năng ₫ộng, chấp nhận mạo hiểm và có ₫iều kiện ₫ể vay
vốn từ người thân, bạn bè là chủ yếu (chứ không phải từ ngân
hàng, bởi vay ngân hàng ₫ược rất ít, không ₫ủ ₫ể mở một dịch
vụ hay sản xuất/kinh doanh một lĩnh vực nào ₫ó). Gia ₫ình
chị T. là một hộ nông dân làm ăn giỏi cũng ở thôn Cổ Điển, xã
Hải Bối, huyện Đông Anh, hai vợ chồng chị ₫ã thử nghiệm
nhiều cách làm ăn khác nhau, sau ₫ó họ xây nhà trọ trên
mảnh ₫ất còn lại của gia ₫ình sau khi bị thu hồi ₫ể cho công
nhân ở khu công nghiệp gần ₫ó thuê. Hiện tại, anh chị T. là
chủ của 30 phòng trọ, mỗi phòng trọ cho 3 người thuê, thu
nhập gấp nhiều lần việc làm ruộng trước ₫ây mà lại ₫ỡ vất vả
hơn nhiều. Chị cho biết: “Nhận ₫ược ít tiền ₫ền bù ₫ất mình
tính là bây giờ gửi tiền thì chẳng ₫ược bao nhiêu, ₫ồng tiền thì
mất giá. Sau ₫ó gia ₫ình chăn nuôi lợn, nuôi rất nhiều, có từ
60 con ₫ến 100 con ấy nhưng sau hạch toán về kinh tế thấy
không ăn thua. Khi xuất hiện khu công nghiệp gần ₫ây thì gia
₫ình bàn bạc là xây nhà trọ cho công nhân thuê ₫ã 5 năm
nay. Tính về số tiền ₫ầu tư có thể lên tới 300 triệu cái thời bấy
giờ, ₫a số là do vay mượn chứ cũng không có tiền ở ₫âu cả, tiền
giải phóng ₫ền bù tuy nhiên cũng chẳng ₫ược bao nhiêu,
nhiều nhất cũng chỉ ₫ược có mười mấy triệu, lúc ₫ó chỉ ₫ược
19 triệu 200 ngàn ₫ồng/1 sào nên chẳng ₫ược bao nhiêu mà lại
chia thành hai, ba, bốn ₫ợt, mỗi ₫ợt ₫ược mấy triệu”.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
175
Nhìn chung, người nông dân ₫ã có cố gắng ở mức ₫ộ
nhất ₫ịnh trong việc chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan ₫ể tạo
ra và ₫ón ₫ợi các CHVL ₫ến với họ. Tuy nhiên, họ thường
xuyên chuẩn bị những việc dễ dàng và ₫ơn giản, lại ít tốn kém
về mặt thời gian và tài chính như học hỏi kinh nghiệm của
người thân và bạn bè là chủ yếu. Những hành vi khác như tận
dụng các quan hệ xã hội sẵn có, tích cực mở rộng thêm nhiều
quan hệ xã hội mới nhằm tạo ra việc làm, vay vốn ngân hàng
₫ể ₫ầu tư sản xuất chỉ ₫ược thực hiện ở mức khá thường
xuyên. Trong khi ₫ó, những việc mang tính ₫ầu tư, kinh
doanh thực sự, cần ₫ến vốn và kinh nghiệm lại ít ₫ược nông
dân thực hiện, chẳng hạn: mở các dịch vụ (văn phòng nhà ₫ất,
karaoke, game online...)”, ₫ầu tư vốn, công sức cho phát triển
nông nghiệp (₫ào ao thả cá, nuôi tôm, xây dựng chuồng
trại...), tìm kiếm các cơ hội ₫ể ₫i xuất khẩu lao ₫ộng, mở kinh
doanh tại nhà (nhà trọ, cắt tóc gội ₫ầu, buôn bán tạp hoá..),
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác
biệt ₫áng kể về mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều kiện chủ
quan ₫ể tạo ra và nắm bắt CHVL của nông dân ở ba huyện
khác nhau là Đông Anh, Từ Liêm và Hoài Đức. Kết quả này
thể hiện trong bảng số 19.
Bảng số liệu 19 cho biết có sự khác biệt khá rõ ràng giữa
các ₫ịa phương về mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều kiện chủ
quan của người nông dân ₫ể nắm bắt CHVL và có ₫ược việc
làm. Theo ₫ó, có thể nói, nông dân ở huyện Từ Liêm tỏ ra là
những người nông dân năng ₫ộng nhất, họ có mức ₫ộ nỗ lực
cố gắng cao nhất ₫ể có thể ₫áp ứng ₫ược ₫òi hỏi của thị trường
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
176
lao ₫ộng (Điểm TBC = 1,66 — tích cực ở mức cao). Vị trí tiếp
theo thuộc về nông dân huyện Đông Anh (Điểm TBC = 1,74 —
tích cực ở mức trung bình). Tỏ ra ít năng ₫ộng nhất trong việc
chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan của bản thân là nông dân
huyện Hoài Đức (Điểm TBC = 2,84 — mức kém tích cực). Ở tất
cả các hoạt ₫ộng chuẩn bị thì nông dân huyện Hoài Đức cũng
₫ều ít chọn phương án “thường xuyên” mà chủ yếu chọn
“thỉnh thoảng” và “không bao giờ”. Ngoài sự khác biệt chung
₫ó còn có sự khác biệt ₫áng kểgiữa các cách chuẩn bị ₫iều kiện
chủ quan khác nhau. Cụ thể, nông dân huyện Đông Anh và
Hoài Đức chú trọng nhất ₫ến việc “học hỏi kinh nghiệm từ
người thân, bạn bè” (ĐTB lần lượt là 1,14 và 1,5). Cách lựa chọn
này giống với kết quả nghiên cứu chung trên cả 3 huyện, trong
khi ₫ó, cách thức chuẩn bị mà nông dân huyện Từ Liêm thực
hiện nhiều nhất là “thăm quan, học hỏi các ₫iển hình tiên tiến
₫ể áp dụng” (ĐTB =1,36). Kết quả thống kê thứ tự chuẩn bị các
₫iều kiện chủ quan của nông dân ở 3 huyện như sau:
Bảng số 16: Mức độ nỗ lực chuẩn bị các điều kiện chủ quan để
tạo ra cơ hội việc làm
(So sánh giữa 3 huyện theo ĐTB)
Các huyện
Các công việc chuẩn bị
Đông
Anh
Từ
Liêm
Hoài
Đức
Vay vốn ngân hàng ₫ể ₫ầu tư sản xuất,
kinh doanh
1,44 1,48 2,35
Đầu tư vốn, công sức cho phát triển nông
nghiệp (₫ào ao thả cá, nuôi tôm, xây dựng
chuồng trại...)
2,04 1,84 2,56
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
177
Mở kinh doanh tại nhà (nhà trọ, cắt tóc
gội ₫ầu, buôn bán tạp hoá..)
1,32 1,47 2,64
Mở các dịch vụ (văn phòng nhà ₫ất,
karaoke, game online...)
2,3 1,47 2,85
Mua phương tiện làm việc (ôtô, xe máy,
máy chế biến...)
1,89 2,06 2,16
Làm thuê (phụ hồ, giúp việc gia ₫ình,
chăm sóc người già...)
2,08 1,78 2,07
Tham gia các khoá ₫ào tạo nghề 1,6 1,96 2,6
Thăm quan, học hỏi các ₫iển hình tiên
tiến ₫ể áp dụng
1,72 1,36 2,61
Tìm kiếm các cơ hội ₫ể ₫i xuất khẩu lao
₫ộng
2,48 1,57 2,09
Học hỏi kinh nghiệm từ người thân và
bạn bè
1,14 1,76 1,5
Tận dụng các quan hệ xã hội sẵn có, tích
cực mở rộng thêm nhiều quan hệ xã hội
mới nhằm tạo ra việc làm
1,36 1,4 2,03
Làm theo hướng dẫn của các tài liệu ₫ược
₫ăng tải trên các phương tiện thông tin
₫ại chúng (sách, báo, website internet)
và kinh nghiệm do bản thân tích lũy ₫ược
1,47
1,55
2,37
Điểm TBC 1,74 1,66 2,84
Ghi chú: ĐTB càng thấp thì mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều
kiện chủ quan càng cao
Ở các vị trí thứ hai và thứ ba, nông dân huyện Đông Anh ưu
tiên “mở kinh doanh tại nhà (nhà trọ, cắt tóc gội ₫ầu, buôn bán
tạp hoá..), còn nông dân hai huyện Từ Liêm và Hoài Đức lại “Tận
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
178
dụng các quan hệ xã hội sẵn có, tích cực mở rộng thêm nhiều
quan hệ xã hội mới nhằm tạo ra việc làm”. Trong khi ₫ó ₫ây là vị
trí ưu tiên thứ ba ₫ối với nông dân huyện Đông Anh, cũng ở vị
trí này, nông dân huyện Từ Liêm “mở kinh doanh tại nhà” và
“mở các dịch vụ”, còn nông dân Hoài Đức thì “₫i làm thuê (phụ
hồ, giúp việc gia ₫ình, chăm sóc người già,)”. Xét toàn cục,
chúng ta thấy nông dân huyện Từ Liêm rất năng ₫ộng, trước hết
là họ thăm quan học hỏi những mô hình kinh doanh hay lao
₫ộng tiên tiến ₫ể học hỏi kinh nghiệm. Có thể nói ₫ây là con
₫ường ngắn nhất ₫ể có ₫ược kinh nghiệm trong bối cảnh xã hội
mà con người rất dễ tiếp cận với các nguồn thông tin. Sau khi ₫ã
học hỏi ₫ược kinh nghiệm thì họ tận dụng các quan hệ ₫ể có thể
tìm việc làm cho bản thân và gia ₫ình, tiếp ₫ến họ ưu tiên vận
dụng những kinh nghiệm và quan hệ nêu trên ₫ể tự mở kinh
doanh tại nhà hoặc mở các công ty, các dịch vụ. Có thể nói, ₫ây
là những hành vi tức thời ₫ể chớp lấy cơ hội do cơn lốc ĐTH
mạnh mẽ trên ₫ịa bàn huyện tạo ra. Các hành ₫ộng chuẩn bị
khác như vay vốn ngân hàng, học nghề, tìm cách ₫i xuất khẩu
lao ₫ộng, ₫òi hỏi phải có thời gian lâu dài hơn nên không
nhiều nông dân lựa chọn. Cũng vậy, những hành ₫ộng khác như
₫ầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp hay mua các phương tiện
làm việc như xe, máy chế biến, không còn phù hợp lắm trong
bối cảnh nông dân ở huyện Từ Liêm — là một huyện có tốc ₫ộ
ĐTH nhanh nhất tại Hà Nội — vốn không còn nhiều ₫ất ₫ể canh
tác. Cũng chính vì vậy, xét về mức ₫ộ tích cực chuẩn bị các ₫iều
kiện chủ quan ₫ể tạo ra và nắm bắt ₫ược CHVL thì nông dân
huyện Từ Liêm xếp ở vị trí thứ nhất. Tuy vậy, do sống trên ₫ịa
bàn ₫ô thị
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
179
Bảng số 17: Thứ tự các công việc được nông dân chuẩn bị
nhiều nhất và ít nhất
H
TT Đông Anh Từ Liêm Hoài Đức
1 Học hỏi kinh
nghiệm từ người
thân và bạn bè
Thăm quan, học hỏi
các ₫iển hình tiên
tiến ₫ể áp dụng
Học hỏi kinh
nghiệm từ người
thân và bạn bè
2 Mở kinh doanh tại
nhà (nhà trọ, cắt tóc
gội ₫ầu, buôn bán
tạp hoá...)
Tận dụng các quan
hệ xã hội sẵn có, tích
cực mở rộng thêm
nhiều quan hệ xã hội
mới nhằm tạo ra việc
làm
Tận dụng các
quan hệ xã hội
sẵn có, tích cực
mở rộng thêm
nhiều quan hệ xã
hội mới nhằm
tạo ra việc làm
3 Tận dụng các quan
hệ xã hội sẵn có,
tích cực mở rộng
thêm nhiều quan
hệ xã hội mới nhằm
tạo ra việc làm
- Mở kinh doanh tại
nhà (nhà trọ, cắt tóc
gội ₫ầu, buôn bán
tạp hoá...)
- Mở các dịch vụ (văn
phòng nhà ₫ất, karaoke,
game online...)
Làm thuê (phụ
hồ, giúp việc gia
₫ình, chăm sóc
người già...)
4 Vay vốn ngân hàng
₫ể ₫ầu tư sản xuất,
kinh doanh
-
Tìm kiếm các cơ
hội ₫ể ₫i xuất
khẩu lao ₫ộng
5
Làm theo hướng dẫn
của các tài liệu trên
các phương tiện
thông tin ₫ại chúng
và kinh nghiệm của
bản thân
Vay vốn ngân hàng
₫ể ₫ầu tư sản xuất,
kinh doanh
Mua phương
tiện làm việc
(ôtô, xe máy,
máy chế biến...)
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
180
6 Tham gia các khoá
₫ào tạo nghề
Làm theo hướng dẫn
của các tài liệu trên
các phương tiện
thông tin ₫ại chúng
và kinh nghiệm của
bản thân
Vay vốn ngân
hàng ₫ể ₫ầu tư
sản xuất, kinh
doanh
7 Thăm quan, học hỏi
các ₫iển hình tiên
tiến ₫ể áp dụng
Học hỏi kinh nghiệm
từ người thân và bạn
bè
Làm theo hướng
dẫn của các tài
liệu trên các
phương tiện
thông tin ₫ại
chúng và kinh
nghiệm của bản
thân
8 Mua phương tiện
làm việc (ôtô, xe
máy, máy chế
biến...)
Tìm kiếm các cơ hội
₫ể ₫i xuất khẩu lao
₫ộng
Đầu tư vốn,
công sức cho
phát triển nông
nghiệp
9 Đầu tư vốn, công
sức cho phát triển
nông nghiệp
Làm thuê (phụ hồ,
giúp việc gia ₫ình,
chăm sóc người già...)
Tham gia các
khoá ₫ào tạo
nghề
10 Làm thuê (phụ hồ,
giúp việc gia ₫ình,
chăm sóc người
già...)
Đầu tư vốn, công sức
cho phát triển nông
nghiệp
Thăm quan,
học hỏi các
₫iển hình tiên
tiến ₫ể áp dụng
11 Mở các dịch vụ (văn
phòng nhà ₫ất,
karaoke, game
online...)
Tham gia các khoá
₫ào tạo nghề
Mở kinh doanh
tại nhà (nhà trọ,
cắt tóc gội ₫ầu,
buôn bán tạp
hoá..)
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
181
12 Tìm kiếm các cơ hội
₫ể ₫i xuất khẩu lao
₫ộng
Mua phương tiện
làm việc (ôtô, xe
máy, máy chế biến...)
Mở các dịch vụ
(văn phòng nhà
₫ất, karaoke,
game online...)
Hóa nhanh chóng và sâu rộng như vậy nên nông dân buộc
phải có những cách ứng phó nhanh chóng với bối cảnh xã hội
mới, cũng vì thế mà cách thức chuẩn bị của họ không thật bài
bản, bền vững. Trong khi ₫ó, tại huyện Đông Anh — ₫ịa bàn có
tốc ₫ộ ĐTH vừa phải — người nông dân ₫ã có những cách thức
chuẩn bị có hệ thống và bền vững hơn. Trước hết, họ học hỏi
kinh nghiệm, tận dụng các quan hệ xã hội, vay vốn ₫ể kinh
doanh, làm theo hướng dẫn của các tài liệu trên các phương
tiện thông tin ₫ại chúng, tham gia các khóa ₫ào tạo nghề, rồi
sau ₫ó mới kinh doanh, mở dịch vụ, làm thuê hay tìm kiếm cơ
hội ₫i xuất khẩu lao ₫ộng. Như vậy có nghĩa là nông dân chuẩn
bị cho mình tri thức, kinh nghiệm trước rồi mới bắt tay vào
thực hiện các công việc cụ thể sau. Điều này góp phần tạo ra
năng lực cạnh tranh cao hơn, cơ hội cao hơn cho họ ₫ể có thể
có ₫ược việc làm. Vậy, ở huyện Hoài Đức — một ₫ịa bàn cũng có
tốc ₫ộ ĐTH vừa phải liệu tình hình chuẩn bị những ₫iều kiện
chủ quan của người nông dân có giống với nông dân huyện
Đông Anh hay không? Câu trả lời ở ₫ây là không. Như ₫ã trình
bày ở trên, so sánh cả ba huyện thì nông dân huyện Hoài Đức
có mức ₫ộ chuẩn bị kém tích cực nhất, thậm chí, có thể nói là
họ rất hiếm khi chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan của bản thân
₫ể tạo ra và nắm bắt lấy CHVL (ĐTB tiệm cận với mức không
chuẩn bị gì). Điều này cũng có thể nhận thấy thông qua thứ tự
các nội dung công việc mà họ ₫ã chuẩn bị. Nhìn vào bảng 20 ta
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
182
thấy gần như không có một logic nào trong thứ tự ưu tiên các
công việc ₫ược người nông dân huyện Hoài Đức tiến hành: 1)
Học hỏi kinh nghiệm từ người thân và bạn bè; 2) Tận dụng các
quan hệ xã hội sẵn có và tạo ra các quan hệ khác; 3) Làm thuê;
4) Tìm kiếm các cơ hội ₫i xuất khẩu lao ₫ộng; 5) Mua các
phương tiện làm việc, Có thể thấy gần như không có một
₫ịnh hướng rõ ràng nào trong các công việc chuẩn bị của nông
dân ₫ược nghiên cứu ở huyện Hoài Đức. Nguyên nhân của
thực trạng này là gì? Liệu có phải thực trạng này có nguyên
nhân một phần từ bối cảnh KT-XH và ₫ặc ₫iểm ĐTH ở Hoài
Đức hay từ sự tổ chức thực hiện chính sách việc làm của chính
quyền ₫ịa phương nơi ₫ây?
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy xem xét
kết quả nghiên cứu thu ₫ược trên nhóm khách thể là cán bộ
chính quyền ₫ịa phương ₫ược thể hiện trong bảng số 18.
Bảng số 18: Mức độ tích cực tạo ra CHVL
của chính quyền địa phương (%)
Đông Anh Từ Liêm Hoài Đức
TX TT KBG TX TT KBG TX TT KBG
Tạo ₫iều kiện
cho vay vốn
ngân hàng ₫ể
₫ầu tư sản xuất,
kinh doanh
92,9 7,1 0 40 60 0 92,9 7,1 0
Đầu tư vốn, công
sức cho phát triển
nông nghiệp (₫ào
ao thả cá, nuôi
tôm, xây dựng
chuồng trại...)
14,3
78,6
7,1
30
70
0
28,6
71,4
0
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
183
Mở rộng hoạt
₫ộng kinh
doanh tại ₫ịa
phương (lập chợ,
làm nhà trọ, cắt
tóc gội ₫ầu,
buôn bán tạp
hoá...)
57,1 42,9 0 80 20 0 64,3 35,7 0
Mở các hoạt
₫ộng dịch vụ tại
₫ịa phương (văn
phòng nhà ₫ất,
karaoke, game
online...)
14,3 57,1 24,6 20 80 0 28,6 57,1 14,3
Tổ chức các hợp
tác xã dịch vụ,
tạo ₫iều kiện
cho họ mua
phương tiện làm
việc (ôtô, xe
máy, máy chế
biến...)
21,4
21,4
57,1
30
40
30
14,3
78,6
7,1
Liên hệ với các
doanh nghiệp,
tổ chức xã hội
khác ₫ể mở
trung tâm giới
thiệu việc làm
57,1 35,7 7,1 20 60 20 7,1 92,9 0
Cùng với các
doanh nghiệp
mở các khoá ₫ào
tạo nghề
21,4 71,4 7,1 30 70 0 7,1 85,7 7,1
Tổ chức thăm
quan học hỏi các
₫iển hình, tiên
tiến cho bà con
áp dụng
7,1 85,7 7,1 40 60 0 14,3 85,7 0
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
184
Tìm kiếm các cơ
hội cho bà con
₫i xuất khẩu lao
₫ộng
7,1 21,4 71,4 50 20 30 0 71,4 28,6
Học hỏi các kinh
nghiệm tạo việc
làm, CHVL từ
các ₫ịa phương
vùng ₫ô thị hoá
khác
7,1 92,9 0 50 50 0 7,1 78,6 14,3
Tận dụng các
quan hệ sẵn có
của ₫ịa phương,
tích cực mở rộng
thêm nhiều
quan hệ xã hội
mới nhằm tạo ra
việc làm
71,4
28,6
0
40
60
0
21,4
71,4
7,1
Tuyên truyền,
hướng dẫn các
chủ trương,
chính sách của
Nhà nước, thành
phố Hà Nội về
việc làm, tạo
CHVL cho người
dân vùng ₫ô thị
hoá
100
0
0
100
0
0
28,6
64,3
7,1
Điểm TBC 1.76 1.6 1.79
Ghi chú: TX: thường xuyên; TT: thỉnh thoảng;
KBG: không bao giờ
Theo kết quả nghiên cứu bảng số 18 trên ₫ây, chúng ta
thấy chính quyền ₫ịa phương ₫ã chủ ₫ộng triển khai thực hiện
nhiều hoạt ₫ộng nhằm tạo ra CHVL cho người nông dân trong
bối cảnh ₫ô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và ₫ất nông nghiệp càng
ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên, có sự khác biệt ₫áng kể giữa các
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
185
₫ịa phương khác nhau về mức ₫ộ tích cực cũng như các nội
dung ưu tiên triển khai thực hiện. Theo ₫ó, cán bộ huyện Từ
Liêm có mức ₫ộ nỗ lực cao nhất, năng ₫ộng nhất, thường
xuyên triển khai thực hiện các hoạt ₫ộng nhằm tạo ra việc làm
cho nông dân (TBC-1.6 — tích cực mức ₫ộ cao), còn cán bộ
huyện Đông Anh thì triển khai ít thường xuyên hơn (TBC-1.76 —
tích cực ở mức trung bình) và cuối cùng là cán bộ huyện Hoài
Đức còn có phần thụ ₫ộng và kém thườngxuyên triển khai các
công việc nói trên (TBC-1,79 — tích cực ở mức trung bình). Kết
quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu về mức ₫ộ
tích cực của nông dân ₫ã trình bày trên ₫ây.
Về nội dung công việc, có 100% cán bộ huyện Đông Anh
và huyện Từ Liêm cho rằng chính quyền ₫ịa phương thường
xuyên “tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trương, chính sách
của Nhà nước, thành phố Hà Nội về việc làm, tạo CHVL cho
người dân”; 92,9% cán bộ huyện Đông Anh và Hoài Đức “tạo
₫iều kiện cho nông dân vay vốn ngân hàng ₫ể ₫ầu tư sản xuất,
kinh doanh”. Ngoài ra, có 71,4% cán bộ huyện Đông Anh cho
rằng chính quyền ₫ịa phương nơi họ làm việc thường xuyên
“tận dụng các quan hệ sẵn có của ₫ịa phương, tích cực mở
rộng thêm nhiều quan hệ xã hội mới nhằm tạo ra việc làm”;
57,1% cán bộ chính quyền ₫ã thực hiện chính sách “Mở rộng
hoạt ₫ộng kinh doanh tại ₫ịa phương (lập chợ, làm nhà trọ,
cắt tóc gội ₫ầu, buôn bán tạp hoá...)”; 57,1% cán bộ “liên hệ với
các doanh nghiệp, tổ chức xã hội khác ₫ể mở trung tâm giới
thiệu việc làm” ở ₫ịa phương. Những hoạt ₫ộng khác như tổ
chức thăm quan học hỏi các ₫iển hình, tiên tiến cho bà con áp
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
186
dụng, tìm kiếm các cơ hội cho bà con ₫i xuất khẩu lao ₫ộng,
học hỏi các kinh nghiệm tạo việc làm, CHVL từ các ₫ịa phương
vùng ₫ô thị hoá khác rất ít ₫ược chính quyền triển triển khai
thực hiện (chỉ có 7,1% số cán bộ ₫ịa phương cho rằng những
hoạt ₫ộng này ₫ược thường xuyên diễn ra).
Đối với huyện Từ Liêm, có 80% cán bộ chính quyền cho
rằng ₫ịa phương thường xuyên “Mở rộng hoạt ₫ộng kinh
doanh tại ₫ịa phương (lập chợ, làm nhà trọ, cắt tóc gội ₫ầu,
buôn bán tạp hoá...)”; 50% ý kiến nói rằng ₫ịa phương ₫ã
“Tìm kiếm các cơ hội cho bà con ₫i xuất khẩu lao ₫ộng”;
50% cán bộ cho biết ₫ịa phương ₫ã “học hỏi các kinh
nghiệm tạo việc làm, CHVL từ các ₫ịa phương vùng ₫ô thị
hoá khác”₫ể áp dụng vào ₫iều kiện cụ thể của ₫ịa phương
mình nhằm tạo ra việc làm cho nông dân. Bảng số liệu trên
cho biết chính quyền huyện Từ Liêm triển khai tương ₫ối
₫ồng ₫ều các hoạt ₫ộng khác nhau ₫ể tạo ra việc làm cho
người dân. Điều này chứng tỏ rằng cán bộ chính quyền ₫ịa
phương nơi ₫ây ₫ã tích cực, năng ₫ộng, chịu khó tìm tòi và
vận dụng nhiều hình thức khác nhau ₫ể tạo ra CHVL và hỗ
trợ nông dân tìm việc làm.
Theo ý kiến của cán bộ ₫ịa phương huyện Hoài Đức thì
ngoài 92,9% cán bộ cho rằng chính quyền thường xuyên tạo
₫iều kiện cho nông dân vay vốn ₫ể ₫ầu tư sản xuất, kinh doanh
như ₫ã nêu trên, còn có 64,3% ý kiến cho rằng chính quyền
thường xuyên “mở rộng hoạt ₫ộng kinh doanh tại ₫ịa phương
như lập chợ, làm nhà trọ, cắt tóc gội ₫ầu, buôn bán tạp hoá...”.
Ở các hoạt ₫ộng còn lại thì chính quyền huyện Hoài Đức chỉ
triển khai thực hiện ở mức thỉnh thoảng mà thôi.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
187
Như vậy, mức ₫ộ tích cực và thứ tự các công việc ưu tiên triển
khai thực hiện ở các ₫ịa bàn nghiên cứu là rất khác nhau. Để rõ
hơn về ₫iều này, chúng ta hãy quan sát và phân tích kết quả
nghiên cứu thể hiện trong bảng xếp hạng sau ₫ây (bảng số 19).
Bảng số 19: Thứ tự các công việc được chính quyền địa phương
ưu tiên chuẩn bị
Huyện
Thứ tự
Đông Anh Từ Liêm Hoài Đức
1 Tuyên truyền,
hướng dẫn các
chủ trương,
chính sách của
Nhà nước, thành
phố về việc làm
cho người dân
vùng ₫ô thị hoá
Tuyên truyền,
hướng dẫn các
chủ trương,
chính sách của
Nhà nước, thành
phố về việc làm
cho người dân
vùng ₫ô thị hoá
Tạo ₫iều kiện
cho nông dân
vay vốn ngân
hàng ₫ể ₫ầu tư
sản xuất, kinh
doanh
2 Tạo ₫iều kiện
cho nông dân
vay vốn ngân
hàng ₫ể ₫ầu tư
sản xuất, kinh
doanh
Mở rộng hoạt
₫ộng kinh doanh
tại ₫ịa phương
(lập chợ, làm nhà
trọ, cắt tóc gội
₫ầu, buôn bán
tạp hoá...)
Mở rộng hoạt
₫ộng kinh
doanh tại ₫ịa
phương (lập
chợ, làm nhà
trọ, cắt tóc gội
₫ầu, buôn bán
tạp hoá...)
3 Tận dụng các
quan hệ sẵn có
của ₫ịa phương,
tích cực mở rộng
thêm nhiều
quan hệ mới
Học hỏi các kinh
nghiệm tạo việc
làm, CHVL từ các
₫ịa phương vùng
₫ô thị hoá khác
Tổ chức các
hợp tác xã dịch
vụ, tạo ₫iều
kiện cho họ
mua phương
tiện làm việc
(ôtô, xe máy,
máy chế biến...)
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
188
4
Mở rộng hoạt
₫ộng kinh
doanh tại ₫ịa
phương (lập
chợ, làm nhà trọ,
cắt tóc gội ₫ầu,
buôn bán tạp
hoá...)
- Tổ chức thăm
quan học hỏi các
₫iển hình, tiên
tiến cho bà con
áp dụng
- Tạo ₫iều kiện
cho nông dân vay
vốn ngân hàng ₫ể
₫ầu tư sản xuất,
kinh doanh
- Tận dụng các
quan hệ sẵn có
của ₫ịa phương,
tích cực mở rộng
thêm nhiều quan
hệ xã hội mới
nhằm tạo ra việc
làm
Đầu tư vốn,
công sức cho
phát triển nông
nghiệp (₫ào ao
thả cá, nuôi
tôm, xây dựng
chuồng trại...)
5
Liên hệ với các
doanh nghiệp,
tổ chức xã hội
khác ₫ể mở
trung tâm giới
thiệu việc làm.
Tuyên truyền,
hướng dẫn các
chủ trương,
chính sách của
Nhà nước,
thành phố về
việc làm cho
người dân vùng
ĐTH.
6 Cùng với các
doanh nghiệp
mở các khoá ₫ào
tạo nghề
- Mở các hoạt
₫ộng dịch vụ
tại ₫ịa phương
(văn phòng nhà
₫ất, karaoke,
game online...)
- Tổ chức thăm
quan học hỏi
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
189
các ₫iển hình,
tiên tiến cho bà
con áp dụng.
- Tận dụng các
quan hệ sẵn có
của ₫ịa
phương, tích
cực mở rộng
thêm nhiều
quan hệ xã hội
mới nhằm tạo
ra việc làm
7 - Học hỏi các
kinh nghiệm tạo
việc làm, CHVL
từ các ₫ịa
phương vùng ₫ô
thị hoá khác.
- Đầu tư vốn,
công sức cho
phát triển nông
nghiệp (₫ào ao
thả cá, nuôi tôm,
xây dựng
chuồng trại...)
- Đầu tư vốn,
công sức cho
phát triển nông
nghiệp (₫ào ao
thả cá, nuôi tôm,
xây dựng chuồng
trại...)
- Cùng với các
doanh nghiệp
mở các khoá ₫ào
tạo nghề
8 Tổ chức thăm
quan học hỏi
các ₫iển hình,
tiên tiến cho bà
con áp dụng
- Mở các hoạt
₫ộng dịch vụ tại
₫ịa phương (văn
phòng nhà ₫ất,
karaoke, game
online...)
- Tìm kiếm các
cơ hội cho bà
con ₫i xuất khẩu
lao ₫ộng
Liên hệ với các
doanh nghiệp,
tổ chức xã hội
khác ₫ể mở
trung tâm giới
thiệu việc làm
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
190
9 Mở các hoạt
₫ộng dịch vụ tại
₫ịa phương (văn
phòng nhà ₫ất,
karaoke, game
online...)
Cùng với các
doanh nghiệp
mở các khoá
₫ào tạo nghề
10 Tổ chức các hợp
tác xã dịch vụ,
tạo ₫iều kiện
cho họ mua
phương tiện làm
việc (ôtô, xe
máy, máy chế
biến...)
- Tổ chức các
hợp tác xã dịch
vụ, tạo ₫iều kiện
cho họ mua
phương tiện làm
việc (ôtô, xe máy,
máy chế biến...)
- Liên hệ với các
doanh nghiệp, tổ
chức xã hội khác
₫ể mở trung tâm
giới thiệu việc
làm
Học hỏi các
kinh nghiệm
tạo việc làm,
CHVL từ các ₫ịa
phương vùng
₫ô thị hoá khác
11 Tìm kiếm các cơ
hội cho bà con
₫i xuất khẩu lao
₫ộng
Tìm kiếm các
cơ hội cho bà
con ₫i xuất
khẩu lao ₫ộng
Nhìn vào bảng số 19 cho thấy, thứ tự các công việc ₫ược
chính quyền ₫ịa phương xúc tiến ₫ể tạo ra việc làm, thì mỗi
₫ịa phương có những cách làm riêng và thứ tự ưu tiên các
công việc khác nhau. Trong ₫ó, chính quyền huyện Từ Liêm
có cách làm bài bản nhất. Cụ thể, cán bộ chính quyền ₫ặt
công tác tuyên truyền lên hàng ₫ầu (xếp thứ nhất) nhằm phổ
biến chủ trương, chính sách về việc làm của Nhà nước và của
thành phố Hà Nội ₫ến với bà con nông dân. Công tác này
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
191
₫ược họ thực hiện một cách thường xuyên. Sau ₫ó chính
quyền thực hiện những công việc có thể triển khai ngay như
“Mở rộng hoạt ₫ộng kinh doanh tại ₫ịa phương (lập chợ, làm
nhà trọ, cắt tóc gội ₫ầu, buôn bán tạp hoá...)” ₫ể tạo ra ngay
những việc làm ₫ơn giản mà nông dân dễ tiếp cận, nhằm ứng
phó ngay với tình trạng không có việc làm của người nông dân
sau khi bị thu hồi ₫ất. Song song với ₫ó, chính quyền ,tích cực
“Học hỏi các kinh nghiệm tạo việc làm, CHVL từ các ₫ịa
phương vùng ₫ô thị hoá khác”; “Tổ chức thăm quan học hỏi
các ₫iển hình, tiên tiến cho bà con áp dụng”; “Tạo ₫iều kiện
cho nông dân vay vốn ngân hàng ₫ể ₫ầu tư sản xuất, kinh
doanh”, “Tận dụng các quan hệ sẵn có của ₫ịa phương, tích
cực mở rộng thêm nhiều quan hệ xã hội mới nhằm tạo ra việc,
mở các lớp ₫ào tạo nghề”, Cán bộ chính quyền huyện Đông
Anh cũng thường xuyên tuyên truyền về chủ trương, chính
sách việc làm của Nhà nước và thành phố Hà Nội cho người
dân, sau ₫ó họ chú trọng ₫ến các hoạt ₫ộng cụ thể tạo ra việc
làm trong thời gian ngắn hạn, còn các công việc tạo ra việc
làm một cách bền vững như ₫ào tạo nghề hay tham quan học
hỏi các mô hình ₫iển hình tiên tiến ít ₫ược triển khai thường
xuyên như ở huyện Từ Liêm. Trong khi ₫ó, chính quyền
huyện Hoài Đức chưa thường xuyên tuyên truyền về chủ
trương, chính sách của Nhà nước và thành phố về việc làm mà
chú trọng nhiều hơn ₫ến việc tạo ra ngay lập tức các việc làm
cụ thể cho nông dân hoặc tạo ₫iều kiện cho họ vay vốn; việc
học hỏi các mô hình tiên tiến hay ₫ào tạo nghề ít thường
xuyên ₫ược triển khai. Như vậy, chúng ta thấy huyện Từ Liêm
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
192
là ₫ịa phương thực hiện bài bản nhất hệ thống các hành ₫ộng
₫ể tạo ra việc làm và CHVL cho người dân vùng ₫ô thị hóa.
Một ₫iều thú vị là hành ₫ộng của chính quyền ₫ịa phương rất
phù hợp và thống nhất với hành ₫ộng của nông dân ₫ã ₫ược
phân tích ở trên. Theo ₫ó, nông dân các huyện khác nhau có
cách làm khác nhau và giống với cách làm của cán bộ ₫ịa
phương. Điều này chứng tỏ các hành ₫ộng chuẩn bị của nông
dân ₫ể tạo ra việc làm có mối quan hệ rất chặt chẽ với hành
₫ộng của chính quyền ₫ịa phương.
Với sự chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan như trên, người
nông dân có nắm bắt ₫ược CHVL khi cần hay không? Chúng
ta cùng xem xét vấn ₫ề này với các kết quả nghiên cứu ₫ược
trình bày ở bảng 20 sau ₫ây.
Bảng số 20: Thực trạng việc làm được tạo ra bởi các yếu tố
chủ quan của người nông dân
TT
Thực trạng việc làm do các yếu tố chủ quan tạo ra Tần suất
(%)
1 Sau thời gian ₫ào tạo nghề ₫ược nhận vào làm
việc ở doanh nghiệp (cơ sở kinh doanh)
20,2%
2 Có tay nghề nên dễ dàng xin ₫ược việc 27,4%
3 Tay nghề ₫áp ứng ₫ược yêu cầu xuất khẩu lao
₫ộng nên tôi ₫ã ₫i lao ₫ộng ở nước ngoài
6,9%
4 Sau khi ₫ược ₫ào tạo nghề ₫ã tự mở một cơ sở
kinh doanh
16,6%
5 Nhờ những tri thức về khoa học công nghệ và
quản trị kinh doanh ₫ã ₫ược học ₫ã thành công
kinh doanh và mở rộng quan hệ với các ₫ối tác
₫ể có thể phát triển bền vững.
9,4%
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
193
6 Có việc làm do có sức khoẻ 45,3%
7 Có ₫ược việc làm do có trình ₫ộ học vấn phù hợp 26,0%
8 Có ₫ược việc do quan hệ cá nhân với các ₫ối tác,
doanh nghiệp
14,5%
9 Có ₫ược việc làm do ₫ộ tuổi phù hợp với công việc 33,4%
10 Có ₫ược việc làm do giới tính phù hợp với
công việc
22,2%
11 Có việc làm do có tiền ₫ể xin việc 7,2%
Nhìn vào bảng số 20 trên ta thấy, trên thực tế, yếu tố chủ
quan tạo ra CHVL nhiều nhất là sức khỏe: có 45,3% số người
₫ược hỏi cho rằng bản thân họ có việc làm do có sức khỏe; tiếp
₫ến, có 33,4% nông dân có ₫ược việc làm do ₫ộ tuổi phù hợp
với công việc”; Sức khỏe và ₫ộ tuổi là hai yếu tố thuộc về ₫ặc
₫iểm tự nhiên của cá nhân, chúng ít biểu hiện mức ₫ộ nỗ lực
do cá nhân tự tạo ra. Tiếp ₫ến, 27% nông dân ₫ược hỏi cho
rằng do họ có tay nghề nên dễ dàng xin ₫ược việc, 26% có ₫ược
việc làm do có học vấn phù hợp, 22% có ₫ược việc làm do giới
tính phù hợp. Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy những yếu
tố chủ quan ₫ược tạo ra do có sự nỗ lực chuẩn bị không cao
mang lại việc làm cho nhiều người nông dân. Điều này càng
₫ược chứng minh bằng các con số sau ₫ây: chỉ có 6,9% nông
dân cho rằng do họ có tay nghề ₫áp ứng ₫ược yêu cầu xuất
khẩu lao ₫ộng nên ₫ã ₫i lao ₫ộng ở nước ngoài; 7,2% có việc
làm do có tiền xin việc; 9,4% nông dân có việc làm nhờ những
tri thức về khoa học công nghệ và quản trị kinh doanh ₫ã ₫ược
học ₫ã thành công kinh doanh và mở rộng quan hệ với các ₫ối
tác ₫ể có thể phát triển bền vững.
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
194
Như vậy, những yếu tố chủ quan quan trọng hơn nhiều
và có phần khó chuẩn bị hơn ₫ối với người nông dân thì cũng
ít mang lại CHVL cho họ. Điều này phù hợp với kết quả
nghiên cứu ₫ã ₫ược trình bày ở phần trên về các hành ₫ộng
chuẩn bị ₫ể tạo ra việc làm: những hành ₫ộng ít chuẩn bị thì ít
tạo ra việc làm... Các hành ₫ộng như mở cơ sở kinh doanh;
học nghề; ₫ầu tư tay nghề ₫ể ₫áp ứng với việc ₫i xuất khẩu lao
₫ộng; ₫ầu tư vốn, công sức ₫ể kinh doanh; tham quan/học
hỏi từ các tấm gương ₫iển hình, là những yếu tố chủ quan ít
₫ược người nông dân tiến hành thì chính những yếu tố này
cũng ít tạo ra việc làm cho họ.
Tại sao lại có thực trạng là việc làm mà người nông dân có
₫ược lại chỉ dựa trên các yếu tố thuộc về ₫ặc ₫iểm tự nhiên của
cá nhân như sức khỏe, ₫ộ tuổi chứ không phải là các yếu tố chủ
quan do cá nhân tự tạo ra như học vấn, tay nghề, kinh nghiệm?
Theo chúng tôi, có thể có hai nguyên nhân dẫn ₫ến tình
trạng trên, trong ₫ó nguyên nhân thứ nhất thuộc về thị trường
lao ₫ộng, nguyên nhân thứ hai thuộc về ₫ặc ₫iểm và chất
lượng của lực lượng lao ₫ộng. Thứ nhất, có thể trên thực tế thị
trường lao ₫ộng tại các ₫ịa phương ₫ược nghiên cứu phần lớn
là các công việc lao ₫ộng ₫ơn giản (lao ₫ộng sử dụng sức
mạnh cơ bắp là chính) mà rất ít các công việc ₫òi hỏi phải có
sự ₫ào tạo hay huấn luyện tay nghề. Thứ hai, có thể, nông dân
ở các ₫ịa phương này không tự chuẩn bị và không ₫ược chuẩn
bị tốt các ₫iều kiện chủ quan ₫ể ₫áp ứng ₫ược yêu cầu của
các công việc lao ₫ộng ₫òi hỏi có chuyên môn, có tay nghề
nên rất ít người xin ₫ược những việc làm như vậy. Theo sự
quan sát và nghiên cứu của chúng tôi tại ₫ịa bàn thì tình trạng
việc làm nêu trên của người nông dân có thể bắt nguồn từ cả
hai nguyên nhân vừa trình bày.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
195
Kết quả so sánh tỷ lệ người nông dân có việc làm trên các
₫ịa bàn nghiên cứu cho thấy ở các huyện khác nhau tỷ lệ
người nông dân có việc làm không như nhau.
Bảng số 21: Tình trạng việc làm ở nông dân 3 huyện (%)
Tình trạng việc
làm của nông dân
Huyện
Đông Anh
Huyện
Từ Liêm
Huyện
Hoài Đức
Đã có việc 64% 48,4% 70,4%
Chưa có việc 36% 51,6% 29,6%
Như vậy, tỷ lệ người dân chưa có việc làm ở huyện Từ
Liêm cao nhất, sau ₫ó là huyện Đông Anh và tỷ lệ này thấp
nhất ở huyện Hoài Đức. Điều này liệu có vẻ mâu thuẫn với
mức ₫ộ tích cực của nông dân và chính quyền ₫ịa phương
trong việc tạo ra việc làm? Theo chúng tôi, không hẳn như
vậy. Một sự lý giải hợp lý cho thực trạng này có thể là:
huyện Từ Liêm là ₫ịa bàn có tốc ₫ộ ĐTH mạnh nhất, do
vậy, tỷ lệ nông dân không còn ₫ất ₫ể sản xuất lớn nhất. Do
vậy, chính quyền và người dân huyện Từ Liêm càng phải nỗ
lực, tích cực triển khai nhiều hoạt ₫ộng ₫ể tạo ra việc làm
và CHVL hơn ở những ₫ịa phương khác. Thực trạng cũng
tương tự như vậy ở huyện Đông Anh. Cuối cùng, huyện
Hoài Đức là nơi tốc ₫ộ ĐTH chậm hơn và yếu hơn so với hai
huyện còn lại, phần lớn người nông dân vẫn còn ₫ất ₫ể
canh tác, do ₫ó, tỷ lệ những người không có việc làm ở ₫ây
thấp nhất.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc làm và CHVL
không phụ thuộc vào giới tính. Theo ₫ó, tỷ lệ nam giới có việc
làm là 61,7% và nữ giới là 60,3%.
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
196
Tóm lại, dựa trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu về
vai trò của các yếu tố chủ quan trong việc tạo ra việc làm và
CHVL cho người nông dân, chúng tôi có một số nhận xét
chung như sau:
Thứ nhất, người nông dân còn khá thụ ₫ộng trong việc
chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan ₫ể nắm bắt và tạo ra việc làm
cho bản thân và gia ₫ình.
Thứ hai, trong việc chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan thì
những yếu tố dễ thực hiện, ít tốn kém về thời gian và tài
chính, không cần ₫ầu tư nhiều trí tuệ cũng như không cần có
nhiều kinh nghiệm như học hỏi kinh nghiệm từ người thân
và bạn bè, tận dụng các mối quan hệ, ₫ược người nông
dân chuẩn bị nhiều hơn nhưng cũng chỉ ở mức trung bình
mà thôi.
Thứ ba, có sự khác biệt ₫áng kể về mức ₫ộ thường
xuyên và tích cực tiến hành các hành ₫ộng cũng như thứ tự
ưu tiên chuẩn bị các hành ₫ộng này của nông dân ở các ₫ịa
bàn khác nhau. Theo ₫ó, nông dân huyện Từ Liêm rất năng
₫ộng, có mức ₫ộ tích cực chuẩn bị cao, phần lớn các hành
₫ộng ₫ều ₫ược họ thực hiện ở mức thường xuyên, tuy vậy,
thứ tự ưu tiên tiến hành các hành ₫ộng cho thấy sự chuẩn
bị của họ là rất nhạy bén nhưng chưa thật sự có hệ thống.
Trong khi ₫ó, nông dân huyện Đông Anh có mức ₫ộ tích
cực thấp hơn một chút nhưng sự chuẩn bị các ₫iều kiện chủ
quan của họ tỏ ra có hệ thống hơn. Nông dân huyện Hoài
Đức tỏ ra không tích cực chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan
₫ể nắm bắt CHVL, sự chuẩn bị của họ mang tính tự phát và
không hệ thống.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
197
Thứ tư, người nông dân gặp nhiều khó khăn trong các
công việc cần ₫ến vốn và kinh nghiệm, vì vậy mà mức ₫ộ nỗ
lực của họ ₫ể chuẩn bị các yếu tố này nhằm tạo ra việc làm ở
mức thấp.
Thứ năm, CHVL và việc làm ₫ã có ₫ược của người nông
dân do có sự chuẩn bị về các ₫iều kiện chủ quan rất thấp (tất
cả các yếu tố ₫ều chỉ có khoảng từ 1/3 ₫ến vài phần trăm số
nông dân ₫ược hỏi cho rằng việc làm của họ là do các yếu tố
này mang lại).
Thứ sáu, những yếu tố mang lại việc làm cho người
nông dân vùng ĐTH mới chỉ là những ₫ặc ₫iểm tự nhiên
của cá nhân như sức khỏe, giới tính, ₫ộ tuổi - là “vốn sẵn
có” của họ chứ không phải là những yếu tố quan trọng khác
như tay nghề, trình ₫ộ học vấn, tri thức khoa học/công
nghệ và quản lý kinh doanh, Điều này thể hiện sự chuẩn
bị ₫ể tìm việc và tạo việc mang tính tự phát, không có tính
hệ thống và không có những tính toán mang tính chiến lược
lâu dài.
Thứ bảy, có sự khác biệt về tình trạng việc làm của
người nông dân (₫ã có việc và chưa có việc) khác nhau ở
các ₫ịa bàn nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ người dân chưa có
việc làm ở huyện Từ Liêm cao nhất, sau ₫ó là huyện Đông
Anh và tỷ lệ này thấp nhất ở huyện Hoài Đức. Thực trạng
này có thể là do tốc ₫ộ ĐTH ở từ Liêm mạnh nhất so với hai
huyện còn lại nên số nông dân không còn ₫ất canh tác (mất
việc làm) nhiều hơn so với các huyện khác, mặc dù mức ₫ộ
nỗ lực tạo ra việc làm của cán bộ chính quyền và người dân
ở ₫ây cao nhất.
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
198
3.4.3. Đánh giá chung thực trạng cơ hội việc làm của người
nông dân vùng đô thị hóa ở Hà Nội
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng CHVL thể hiện qua các
₫iều kiện khách quan và chủ quan như chúng tôi ₫ã phân tích
trên ₫ây, có thể rút ra nhận xét chung về CHVL của người
nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội như sau:
Trong tổng số 850 người dân ₫ịa phương trong vùng
nghiên cứu ₫ược phỏng vấn, có 515 người chiếm 61,1% cho
biết ₫ã có ₫ược việc làm mới, số người dân còn lại (chiếm
38,9%) ₫ang trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, khi
nhìn ở từng khu vực nghiên cứu cụ thể, chúng tôi nhận thấy ở
Huyện Từ Liêm, số người dân tìm ₫ược việc làm mới chỉ có
48,4% trong khi ₫ó ở Huyện Hoài Đức hay Đông Anh, số người
tìm ₫ược việc làm mới sau khi bị thu hồi ₫ất cao hơn hẳn với
những con số lần lượt là 70,4% và 64%. Có thể nhận thấy huyện
Từ Liêm là một huyện nằm sát nội thành Hà Nội, là nơi có tốc
₫ộ ĐTH nhanh nhất và nhiều nhất so với các huyện ngoại
thành khác như Đông Anh, Hoài Đức. Mục ₫ích thu hồi ₫ất ở
Huyện Từ Liêm chủ yếu phục vụ phát triển ₫ô thị, do ₫ó khi
các khu vực ₫ô thị ₫ược hoàn thành nhưng lại rất ít có nhu cầu
tuyển dụng người ₫ịa phương vào làm việc trong những khu ₫ô
thị này. Trong khi ₫ó tại Hoài Đức, Đông Anh, việc thu hồi ₫ất
chủ yếu phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp chất
lượng cao ₫ã tạo ra CHVL nhiều hơn cho người dân tại nơi ₫ây.
Hơn nữa, diện tích ₫ất thu hồi tính trên ₫ầu dân cư ở Hoài Đức
và Đông Anh ít hơn so với Từ Liêm vì thế người dân Hoài Đức
và Đông Anh vẫn có thể tìm ₫ược việc làm phù hợp với kinh
nghiệm nông nghiệp mình ₫ã có trước ₫ây như trồng hoa cây
cảnh, rau màu phục vụ cho nội thành Hà Nội.
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
199
Một ₫iều kiện làm gia tăng cơ hội tìm ₫ược việc làm của
người dân là khả năng và cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin
tuyển dụng việc làm. Thế nhưng trong nghiên cứu này, chúng
tôi nhận thấy người dân trong vùng ĐTH gặp nhiều khó khăn
trong việc tiếp cận các nguồn thông tin giúp họ có ₫ược việc
làm. Khi ₫ược hỏi nguồn thông tin nào dùng ₫ể tìm kiếm việc
làm thì có ₫ến 53,3% cho rằng họ tìm việc thông qua sự giúp
₫ỡ của bạn bè, người thân. Tiếp theo là sử dụng nguồn thông
tin từ các phương tiện truyền thông ₫ại chúng (chiếm 47,7%).
Chỉ có 20,8% sử dụng thông tin tuyển dụng của các doanh
nghiệp tại ₫ịa phương; 17,9% tìm kiếm thông tin từ Phòng Lao
₫ộng Thương binh và Xã hội. Sở dĩ thông tin ít giúp ₫ỡ từ
chính quyền ₫ịa phương, Phòng Lao ₫ộng Thương bình và Xã
hội là vì thông tin từ chính quyền ₫ịa phương cung cấp
thường cũ và không phù hợp với năng lực, khả năng của bà
con như ₫òi hỏi về trình ₫ộ, tay nghề, ₫ộ tuổi Còn với
những thông tin tuyển dụng của các Công ty ₫óng trên ₫ịa
bàn cũng không nhiều do nhu cầu tuyển dụng của những ₫ơn
vị này cũng có giới hạn, trong khi NCVL của người dân thì
nhiều. Hơn nữa, những thông tin này thường chỉ lưu hành nội
bộ hoặc ₫ược cung cấp giới hạn trên các phương tiện báo chí,
₫iều này khiến cho nhiều người dân gặp khó khăn khi tiếp cận
các nguồn thông tin việc làm này.
Với người nông dân, khi mất ₫ất canh tác ₫ồng nghĩa mất
₫i phương tiện lao ₫ộng, buộc họ phải tìm kiếm một phương
tiện lao ₫ộng mới. Quá trình tìm kiếm phương tiện lao ₫ộng
mới này nhanh hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào sự vào cuộc
của chính quyền ₫ịa phương trong việc giúp ₫ỡ người dân
chuyển ₫ổi ngành nghề. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
200
cho thấy chỉ có 50,1% người dân cho rằng họ nhận ₫ược sự
giúp ₫ỡ của chính quyền ₫ịa phương trong việc tìm kiếm việc
làm mới, trong khi số người không nhận ₫ược gì cũng chiếm
một tỉ lệ tương ₫ương (49,9%).
Xét về từng ₫ịa phương, chúng tôi thấy số người dân ở
huyện Đông Anh ₫ược chính quyền ₫ịa phương giúp ₫ỡ trong
tìm kiếm việc làm là 71,4%, tiếp sau là huyện Từ Liêm với
64,3% và cuối cùng là huyện Hoài Đức, chỉ có 15,9% người
dân cho rằng chính quyền ₫ã ₫ủ nhiệt tình giúp ₫ỡ họ.
Trong những chính sách mà chính quyền ₫ịa phương
thực hiện nhằm nâng cao cơ hội nắm bắt ₫ược việc làm của
bà con nông dân ₫ó là tổ chức các lớp dạy nghề với 61,5%
người dân ₫ã từng tham gia khóa học này; Kế tiếp là chính
sách hỗ trợ cụ thể của ₫ịa phương cho bà con trong quá trình
chuyển ₫ổi nghề nghiệp với 58,7%. Trong khi ₫ó, việc giới
thiệu ₫ịa chỉ, nơi làm việc cho người dân chưa ₫ến ₫ược ₫ông
₫ảo người lao ₫ộng. Chỉ có 31,2% người dân ₫ã từng ₫ược giới
thiệu việc làm mới sau khi kết thúc khóa dạy nghề.
Mặc dù chính quyền các ₫ịa phương ₫ã triển khai ₫ầy ₫ủ
những chính sách của Nhà nước trong việc ₫ào tạo chuyển
₫ổi nghề nghiệp cho người nông dân theo tinh thần của Đề án
1956 nhưng tỷ lệ người dân có ₫ược việc làm và việc làm ổn
₫ịnh từ những nghề ₫ược ₫ào tạo là rất thấp. Một trong
những nguyên nhân của tình trạng trên là do việc tổ chức các
khóa ₫ào tạo nghề cho lao ₫ộng nông thôn nảy sinh nhiều bất
cập như số lượng nghề ₫ào tạo ít, không phổ biến, chương
trình ₫ào tạo ngắn và không chất lượng dẫn ₫ến người dân
khi hoàn thành khóa học vẫn không thể ₫ủ kiến thức, kỹ năng
Chương 3: Cơ hội việc làm của người nông dân vùng
201
₫ể hành nghề hoặc tìm việc làm phù hợp với nghề ₫ược ₫ào
tạo. Điều này ₫ã làm giảm ₫i cơ hội có ₫ược việc làm mới của
người dân cho dù họ ₫ã ₫ược tham gia các khóa ₫ào tạo nghề
tại ₫ịa phương. Kết quả ₫iều tra của chúng tôi cho thấy chỉ có
20,2% người dân ₫ã tìm ₫ược việc làm mới do tham gia các
khóa ₫ào tạo nghề của ₫ịa phương tổ chức.
Điều kiện có nhiều cơ hội có ₫ược việc làm mới ₫áp ứng
nhu cầu ₫ược lao ₫ộng của người nông dân trước tiên cần có sức
khỏe, có ₫ộ tuổi phù hợp với yêu cầu công việc, thứ hai là có
trình ₫ộ học vấn phù hợp. Những ₫iều kiện này hoàn toàn bình
thường ₫ối với các doanh nghiệp hay với các nhà tuyển dụng.
Bởi lẽ mục ₫ích của doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng là có
₫ược ₫ội ngũ lao ₫ộng có sức khỏe, trình ₫ộ và có tay nghề.
Tóm lại, kết quả phân tích trên cho thấy người dân vùng
ĐTH ở Hà Nội không có nhiều cơ hội ₫ể tìm kiếm ₫ược một
công việc mới phù hợp với mong muốn của bản thân do
những ₫iều kiện khách quan như chính sách hỗ trợ tìm kiếm
việc làm, sự vào cuộc của chính quyền ₫ịa phương, ₫iều kiện
phát triển ở ₫ịa phương và những ₫iều kiện chủ quan như
trình ₫ộ học vấn, sức khỏe, mối quan hệ v.v. mang lại. Vấn ₫ề
này ₫ặt ra cho các nhà quản lý cần phải có những chính sách
phù hợp hơn với từng nhóm ₫ối tượng người lao ₫ộng ₫ể giúp
họ gia tăng ₫ược CHVL sau khi ₫ất ₫ai của họ bị thu hồi cho
các mục ₫ích của Nhà nước và doanh nghiệp.
202
Chương 4: Quan hệ giữa nhu cầu việc làm, cơ hội việc làm
203
CHƯƠNG 4
QUAN HỆ GIỮA NHU CẦU VIỆC LÀM, CƠ HỘI
VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG
NHU CẦU VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI
4.1. QUAN HỆ GIỮA VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM
VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI
4.1.1. Quan điểm lý luận về mối quan hệ giữa việc làm,
nhu cầu việc làm và cơ hội việc làm
Như phần cơ sở lý luận ₫ã trình bày trong các chương 1
và 2 trên ₫ây, chúng tôi ₫ã khẳng ₫ịnh, nhu cầu việc làm là
nhu cầu ₫ặc trưng cho tính người của con người tự sản xuất ra
của cải vật chất và tinh thần ₫ảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của mình với tư cách là con người. Nhưng muốn làm
việc thì trước hết cần phải có việc ₫ể làm (gọi là việc làm).
Việc làm, do ₫ó, là ₫iều kiện tiên quyết ₫ể thỏa mãn nhu cầu
làm việc của con người. Vì vậy, việc làm trở thành một ₫òi hỏi
tất yếu cần ₫ược thỏa mãn ₫ể duy trì sự tồn tại và phát triển
của con người. Điều ₫ó, có nghĩa là, việc làm, trong thực tiễn
cuộc sống, ₫ã trở thành một nhu cầu (NCVL) vô cùng quan
trọng cần phải ₫ược thỏa mãn ₫ể duy trì sự tồn tại và phát
triển của con người nói chung và một con người cụ thể nói
riêng. Trong sự vận ₫ộng, phát triển của con người, việc làm
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
204
và NCVL, do ₫ó, không tồn tại cô lập với nhau mà gắn bó chặt
chẽ với nhau, tác ₫ộng qua lại với nhau như hình với bóng.
Không có việc làm thì không có NCVL; NCVL phát triển mạnh
sẽ thúc ₫ẩy việc làm xuất hiện ngày càng nhiều. Trong sự vận
₫ộng, phát triển của cả loài người nói chung, cũng như của
một con người cụ thể nói riêng, không thể nói tới NCVL không
có việc làm, cũng như không thể nói tới việc làm của một
người cụ thể mà lại hoàn toàn không có liên quan gì tới NCVL
của người ₫ó. Khi người ta nói, một người không có NCVL (ở
một thời ₫iểm nào ₫ó) là muốn nói rằng, người ₫ó không có
nhu cầu về việc làm cụ thể này, nhưng lại có nhu cầu về việc
làm cụ thể khác; không thể có một con người cụ thể hoàn
toàn không có nhu cầu về bất cứ một loại việc làm nào ở bất
kỳ thời ₫iểm nào.
Tới ₫ây, trên bình diện lý luận, xuất hiện câu hỏi: việc
làm (₫ối tượng của NCVL) từ ₫âu tới? Cuộc sống chứng minh
rằng, cứ mỗi bước tiến trong sự vận ₫ộng, phát triển KT-XH
loài người, thì nhiều việc làm mới phù hợp với nó lại xuất
hiện, trong khi ₫ó nhiều việc làm cũ không còn phù hợp mất
₫i. Điều ₫ó, chứng tỏ rằng, việc làm ₫ược con người tạo ra
trong khi tạo ra sự vận ₫ộng phát triển KT-XH theo quy luật
khách quan của nó. Như vậy trình ₫ộ phát triển KT-XH là
nhân tố quyết ₫ịnh sự xuất hiện việc làm phù hợp với nó, tạo
₫iều kiện thỏa mãn NCVL của người lao ₫ộng. Việc làm do xã
hội tạo ra ngay từ ₫ầu không dành riêng cho một người lao
₫ộng cụ thể nào. Nó sẽ là việc làm của ai nếu người ₫ó sở hữu
những ₫iều kiện chủ quan (năng lực, phẩm chất, sức khỏe,
tuổi tác) phù hợp với những yêu cầu khách quan của việc
Chương 4: Quan hệ giữa nhu cầu việc làm, cơ hội việc làm
205
làm ₫ó. Vì thế, mỗi khi xã hội tạo ra việc làm cho người lao
₫ộng nói chung, thì ₫ồng thời cũng tạo ra CHVL cho mỗi
người lao ₫ộng nói riêng. Nếu khi so sánh những ₫iều kiện
chủ quan mình ₫ang sở hữu với những yêu cầu khách quan
của CHVL mà mình mong muốn thấy chưa có sự phù hợp thì
người lao ₫ộng có thể tự tạo thêm những gì mình ₫ang còn
thiếu bằng cách tích cực tham gia các lớp huấn luyện, ₫ào tạo
nghề, học hỏi thêm ở những người thân quen có nhiều kinh
nghiệm ₫ể có thể giành ₫ược CHVL mình ₫ang mong chờ.
Điều này có nghĩa là, người lao ₫ộng muốn giành ₫ược CHVL
mà mình mong muốn, thỏa mãn NCVL của mình thì nhất
thiết phải có 2 ₫iều kiện sau:
- Thứ nhất, tồn tại CHVL mà cá nhân mong muốn, do xã
hội tạo ra trong số nhiều việc làm ₫ược tạo ra chung cho mọi
người (₫iều kiện khách quan).
- Thứ hai, những yếu tố chủ quan cá nhân ₫ang sở hữu
bằng cách tự tạo cho phù hợp với những yêu cầu khách quan
của CHVL mà cá nhân ₫ang mong ₫ợi (₫iều kiện chủ quan).
Nói cách khác là phải tạo ra khả năng nắm bắt CHVL mà mình
mong muốn.
(Cần lưu ý rằng, có thể xảy ra trường hợp vì một lý do nào
₫ó, cá nhân buộc phải lựa chọn một CHVL mà bản thân mình
không mong ₫ợi. Trường hợp này tuy có việc làm, nhưng
NCVL của cá nhân không ₫ược thỏa mãn. Có việc làm, do ₫ó,
không phải lúc nào cũng có nghĩa là NCVL của cá nhân ₫ược
thỏa mãn).
Từ những ₫iều vừa trình bày trên có thể thấy rằng, trong
mối quan hệ với sự vận ₫ộng, phát triển của xã hội nói chung,
NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN
206
₫ồng thời với sự vận ₫ộng phát triển của mỗi cá nhân nói
riêng ₫ang sống và làm việc trong bối cảnh xã hội ₫ó, việc
làm, CHVL và NCVL của cá nhân luôn có mối quan hệ không
thể chia cắt theo hướng việc làm và CHVL cho cá nhân ngày
càng ₫ược mở rộng; NCVL của cá nhân ngày càng ₫ược thỏa
mãn ở trình ₫ộ ngày một cao hơn.
Hai ₫iều kiện trên (khách quan và chủ quan) về mặt lý
luận, trở thành tiêu chí ₫ánh giá thực trạng CHVL, cũng như
₫ánh giá mức ₫ộ thỏa mãn NCVL của người lao ₫ộng trong sự
phát triển của một xã hội cụ thể nhất ₫ịnh.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, mối quan hệ giữa
việc làm, CHVL và NCVL của cá nhân người lao ₫ộng vừa nói
tới ở trên không hình thành, vận ₫ộng, phát triển một cách tự
phát, tự ₫ộng, mà diễn ra trong hoạt ₫ộng có ý thức thông qua
thực hiện chiến lược phát triển KT-XH của ₫ảng cầm quyền,
₫ược cụ thể hóa trong việc tổ chức thực hiện hệ thống chủ
trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và pháp
luật của Nhà nước. Qua ₫ó, khơi dậy mạnh mẽ tính chủ ₫ộng,
tích cực, năng ₫ộng và sáng tạo của quần chúng lao ₫ộng trong
quá trình thực hiện những chủ trương, chính sách trên với tư
cách của người làm chủ (chủ thể) dưới sự lãnh ₫ạo, chỉ ₫ạo, tổ
chức thực hiện của các cấp ủy ₫ảng, chính quyền nhà nước từ
Trung ương tới ₫ịa phương, nhất là các cấp ủy ₫ảng và chính
quyền ₫ịa phương. Nói cách khác, cơ hội có ₫ược việc làm (hay
khả năng nắm bắt CHVL) và mức ₫ộ phát triển NCVL của người
lao ₫ộng, trong bối cảnh cụ thể của sự phát triển KT-XH nhất
₫ịnh, là kết quả tổng hợp của cả hai loại ₫iều kiện khách quan
và chủ quan. Loại ₫iều kiện khách quan bao gồm: a) Hệ thống
Chương 4: Quan hệ giữa nhu cầu việc làm, cơ hội việc làm
207
chính sách hỗ trợ tạo việc làm của Nhà nước (chẳng hạn, chính
sách ₫ền bù ₫ất ₫ai bị thu hồi; hỗ trợ tái ₫ịnh cư và hỗ trợ
chuyển ₫ổi nghề cho người bị thu hồi ₫ất; chính sách tài chính,
tín dụng; chính sách giáo dục ₫à
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhu_cau_va_co_hoi_viec_lam_cua_nguoi_nong_dan_vung_do_thi_hoa_o_ha_noi_phan_2_5308_2127945.pdf