Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Phần 1) - Nguyễn Hữu Thụ

Tài liệu Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Phần 1) - Nguyễn Hữu Thụ: 1 NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 2 NHÓM BIÊN SOẠN 1. PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ (Chủ biên) 2. PGS.TS Lê Khanh 3. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng 4. ThS. Nguyễn Thanh Giang 3 QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Nguyễn Hữu Thụ (Chủ biên) NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 4 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Chủ nghĩa xã hội CNXH 2. Cơ hội việc làm CHVL 3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH-HĐH 4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCN 5. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHKHXH&NV 6. Điểm trung bình ĐTB 7. Đô thị hóa ĐTH 8. Độ lệch chuẩn ĐLC 9. Khoa học – kỹ thuật KHKT 10. Kinh tế - xã hội KT-XH 11. Tổ chức lao động quốc tế ILO 12. Nhu cầu việc làm NCVL 13. Phổ thông trung học PTTH 14. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OE...

pdf70 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hoá ở Hà Nội (Phần 1) - Nguyễn Hữu Thụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 2 NHÓM BIÊN SOẠN 1. PGS.TS Nguyễn Hữu Thụ (Chủ biên) 2. PGS.TS Lê Khanh 3. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng 4. ThS. Nguyễn Thanh Giang 3 QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Nguyễn Hữu Thụ (Chủ biên) NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 4 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Chủ nghĩa xã hội CNXH 2. Cơ hội việc làm CHVL 3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH-HĐH 4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCN 5. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHKHXH&NV 6. Điểm trung bình ĐTB 7. Đô thị hóa ĐTH 8. Độ lệch chuẩn ĐLC 9. Khoa học – kỹ thuật KHKT 10. Kinh tế - xã hội KT-XH 11. Tổ chức lao động quốc tế ILO 12. Nhu cầu việc làm NCVL 13. Phổ thông trung học PTTH 14. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 15. Số lượng SL 16. Ủy ban nhân dân UBND 17. Xã hội chủ nghĩa XHCN NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 6 7 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................. 15 Chương 1 ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÂM LÝ NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 1.1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ... 25 1.1.1. Khái niệm ₫ô thị hóa ................................................. 25 1.1.2. Quá trình ₫ô thị hóa ở Hà Nội và ảnh hưởng của nó tới xu hướng phát triển việc làm, nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ...... 32 1.2. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC LÀM, NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ................................ 36 1.3. NÔNG DÂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ................................................................................ 39 1.3.1. Khái niệm nông dân .................................................. 39 1.3.2. Khái niệm nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ....... 43 1.3.3. Xu hướng phát triển tâm lý của người nông dân trong quá trình ₫ô thị hóa ở Hà Nội ........................ 46 NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 8 Chương 2 VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM VÀ NHU CẦU VIỆC LÀM ........................................... 51 2.1.1. Các công trình nghiên cứu việc làm, nhu cầu việc làm ngoài nước .......................................................... 51 2.1.2. Các công trình nghiên cứu việc làm, nhu cầu việc làm trong nước .......................................................... 60 2.2. LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ....... 68 2.2.1. Khái niệm việc làm .................................................... 68 2.2.2. Khái niệm nhu cầu việc làm ..................................... 72 2.2.3. Nhu cầu việc làm của nông dân vùng ₫ô thị hóa .... 76 2.3. CÁC MẶT BIỂU HIỆN, THANG ĐO NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA ................ 78 2.3.1. Các mặt biểu hiện của nhu cầu việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hoá ......................................... 78 2.3.2. Tiêu chí ₫ánh giá mức ₫ộ nhu cầu việc làm của nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội .................................. 84 2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ............ 87 2.4.1. Các yếu tố khách quan .............................................. 87 2.4.2. Các yếu tố tâm lý chủ quan ....................................... 96 Mục lục 9 2.5. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ..... 106 2.5.1. Thực trạng việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ............................................................ 107 2.5.2. Thực trạng nhu cầu việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ........................................ 115 Chương 3 CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 3.1. LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM .................. 141 3.2. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI .......................................................... 146 3.2.1. Biểu hiện cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hoá qua các ₫iều kiện khách quan .............. 147 3.2.2. Biểu hiện cơ hội việc làm của người nông dân qua các ₫iều kiện chủ quan ........................................... 150 3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ..... 153 3.4. THỰC TRẠNG CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI .............................. 154 3.4.1. Thực trạng cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội qua các ₫iều kiện khách quan .......... 154 3.4.2. Thực trạng cơ hội có ₫ược việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội qua các ₫iều kiện chủ quan. . 168 3.4.3. Đánh giá chung thực trạng cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ....................... 198 NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 10 Chương 4 QUAN HỆ GIỮA NHU CẦU VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG NHU CẦU VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 4.1. QUAN HỆ GIỮA VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ................................................................. 203 4.1.1. Quan ₫iểm lý luận về mối quan hệ giữa việc làm, nhu cầu việc làm và cơ hội việc làm ...................... 203 4.1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn mối quan hệ giữa hoạt ₫ộng của các cấp ủy ₫ảng, chính quyền ₫ịa phương tổ chức cho quần chúng lao ₫ộng thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm của nhà nước; phối hợp với các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao ₫ộng và xu hướng hướng tới loại việc làm, khả năng nắm bắt CHVL, mức ₫ộ NCVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. ............................. 209 4.1.3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn mối quan hệ giữa việc làm, nhu cầu việc làm và cơ hội việc làm của nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ................................ 213 4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG NHU CẦU VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI ................................................................. 214 4.2.1. Tăng cường hoạt ₫ộng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm và các chính sách của Nhà nước, qui ₫ịnh của chính quyền thành phố về việc làm, tạo việc làm cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. ........................ 214 Mục lục 11 4.2.2. Phát huy vai trò trung tâm nòng cốt của tổ chức Hội Nông dân trong phong trào vận ₫ộng nông dân tham gia chuyển ₫ổi cơ cấu kinh tế, mở rộng loại hình việc làm cho người nông dân vùng ĐTH. ..... 215 4.2.3. Phối hợp với các doanh nghiệp mở các khóa ₫ào tạo nghề, kĩ năng và tri thức nghề nhằm tạo nhiều việc làm, CHVL cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. .... 216 4.2.4. Tổ chức cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội có thể tham quan, học hỏi các cá nhân ₫iển hình tiên tiến - những người nông dân vùng ĐTH thành công trong việc làm, tạo việc là cho cá nhân, gia ₫ình và xã hội. 217 4.2.5. Tạo ₫iều kiện cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội có thể tiếp cận các nguồn thông tin việc làm thông qua các phương tiện truyền thông ₫ại chúng, qua hội chợ việc làm và các trung tâm việc làm, giới thiệu việc làm. .... 218 4.2.6. Tổng kết, ₫ánh giá, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách việc làm, tạo CHVL cho nông dân vùng ĐTH ở các vùng ĐTH ở Hà Nội nhằm rút ra các bài học hay, trên cơ sở ₫ó ₫ưa ra các chính sách phù hợp. ..... 219 4.2.7. Hoàn thiện chính sách xuất khẩu lao ₫ộng, lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao ₫ộng và hộ trợ, giúp nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội có nhiều cơ hội xuất khẩu lao ₫ộng ........................................... 220 THAY LỜI KẾT LUẬN .............................................................. 223 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 233 PHỤ LỤC.................................................................................. 243 NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 12 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng số 1: Đặc ₫iểm về khách thể nghiên cứu .................... 18 Bảng số 2: Mức ₫ộ biểu hiện NCVL của người nông dân thông qua ba mặt nhận thức; niềm tin, tâm trạng và hành ₫ộng ............................................. 84 Bảng số 3: Mức ₫ộ ảnh hưởng của các yếu tố tới NCVL của nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội ................... 101 Bảng số 4: Thực trạng việc làm của nông dân thể hiện qua số lượng và ₫ịa ₫iểm việc làm ................... 107 Bảng số 5: Thực trạng việc làm của nông dân thể hiện qua các nhóm việc làm và ₫ặc ₫iểm việc làm ............ 110 Bảng số 6: NCVL của nông dân thể hiện qua nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng việc làm ................ 116 Bảng số 7: NCVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội thể hiện qua nhận thức ₫ặc ₫iểm, tính chất công việc hướng tới .................................. 120 Bảng số 8: Hành ₫ộng sử dụng các nguồn thông tin ₫ể tìm kiếm việc làm, tạo việc làm của nông dân ... 128 Bảng số 9: NCVL của nông dân ₫ược thể hiện qua các hành ₫ộng cụ thể ₫ể thỏa mãn nhu cầu việc làm, tạo việc làm của họ ................................... 132 Bảng số 10: Đánh giá mức ₫ộ nhu cầu việc làm của nông dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội .......................... 137 Bảng số 11: Những chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước ₫ã giúp ích như thế nào cho người dân . 156 Mục lục 13 Bảng số 12: Những hoạt ₫ộng của chính quyền ₫ịa phương ₫ể giúp ₫ỡ người dân tìm kiếm việc làm .............. 160 Bảng số 13: Những lý do ₫ược nhận vào làm việc ở doanh nghiệp ................................................................ 163 Bảng số 14: Mức ₫ộ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới CHVL của nông dân ........................... 165 Bảng số 15: Mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan ₫ể tạo ra cơ hội việc làm ......................... 169 Bảng số 16: Mức ₫ộ nỗ lực chuẩn bị các ₫iều kiện chủ quan ₫ể tạo ra cơ hội việc làm ......................... 176 Bảng số 17: Thứ tự các công việc ₫ược nông dân chuẩn bị nhiều nhất và ít nhất .................................... 179 Bảng số 18: Mức ₫ộ tích cực tạo ra CHVL của chính quyền ₫ịa phương ................................................................ 182 Bảng số 19: Thứ tự các công việc ₫ược chính quyền ₫ịa phương ưu tiên chuẩn bị .................................. 187 Bảng số 20: Thực trạng việc làm ₫ược tạo ra bởi các yếu tố chủ quan của người nông dân ..................... 192 Bảng số 21: Tình trạng việc làm ở nông dân 3 huyện ......... 195 NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 14 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu ₫ồ số 1: Tình trạng việc làm của người nông dân hiện nay ...................................................... 108 Biểu ₫ồ số 2: Nhu cầu việc làm của người nông dân ₫ược thể hiện qua tâm trạng .................................. 124 Biểu ₫ồ số 3: Đánh giá mức ₫ộ nhu cầu việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội ... 137 Biểu ₫ồ số 4: Những chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước ........................................................................ 156 Biểu ₫ồ số 5: Chính quyền ₫ịa phương giúp ₫ỡ người dân tìm kiếm việc làm ........................................... 158 Biểu ₫ồ số 6: Số người ₫ược nhận vào làm việc ở doanh nghiệp sau khi ₫ược ₫ào tạo nghề .................... 162 15 MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước nông nghiệp truyền thống, ₫ể từng bước nâng cao ₫ời sống của nhân dân và phát triển theo kịp với các cường quốc trong khu vực và quốc tế thì việc xác ₫ịnh mục tiêu, chiến lược phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nghị quyết của Đại hội XI của Đảng ₫ã nhấn mạnh: “Công nghiệp hoá - hiện ₫ại hoá (CNH-HĐH) là một trong những giai ₫oạn quan trọng trên con ₫ường tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nước ta”. Sự nghiệp CNH - HĐH ₫ã thúc ₫ẩy quá trình ₫ô thị hoá (ĐTH) ở nước ta với một tốc ₫ộ nhanh chưa từng có ₫ặc biệt là ở các ₫ô thị lớn trong ₫ó có Thủ ₫ô Hà Nội. Bên cạnh những mặt tích cực do quá trình ĐTH mang lại thì những mặt hạn chế của nó cũng xuất hiện ngày càng rõ nét. Trước hết ĐTH làm thay ₫ổi lối sống với những ₫ặc ₫iểm tâm lý xã hội truyền thống của cư dân lúa nước, làm mất ₫i sự ổn ₫ịnh cuộc sống của các cộng ₫ồng làng, xã; thứ hai hiện tượng thu hồi ₫ất ₫ể xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các công trình công cộng phục vụ mục ₫ích chung ngày càng trở nên phổ biến (cả ở qui mô lẫn hình thức), hậu quả là rất nhiều nông dân sau khi bị thu hồi ₫ất bị mất việc làm hoặc buộc phải chuyển ₫ổi việc làm trở nên thất nghiệp, bán thất nghiệp, trong khi ₫ó việc tạo việc làm, cơ hội việc làm (CHVL) cho người nông dân không ₫ược ₫ịa phương, các doanh nghiệp quan tâm ₫úng mức. Vì thế, vấn ₫ề việc làm, nhu cầu việc làm (NCVL) trở nên vô cùng bức xúc ₫ối với người nông dân vùng ĐTH nhằm tìm NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 16 nguồn thu nhập ổn ₫ịnh nuôi sống bản thân và gia ₫ình. Việc làm không phải bỗng dưng mà có, nó phụ thuộc rất nhiều vào các ₫iều kiện khách quan, chủ quan và sự chủ ₫ộng tích cực của từng cá nhân ₫ặc biệt là vai trò của chính quyền ₫ịa phương, các doanh nghiệp trong việc làm tạo việc làm, cơ hội việc cho họ. Khi có việc làm phù hợp, cuộc sống ngày càng ₫ược nâng cao sẽ góp phần củng cố niềm tin của người dân ₫ối với Đảng và Nhà nước, tạo nên sự ₫ồng thuận cao trong xã hội - ₫ộng lực quyết ₫ịnh xây dựng thành công CNXH trên ₫ất nước chúng ta. Hà Nội là thủ ₫ô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục của cả nước với sự tập trung của cơ quan ₫ầu não của Đảng, Nhà nước. Sau khi mở rộng ₫ịa giới hành chính (tháng 8 năm 2008), diện tích của Hà Nội hiện nay là 3.344, 60Km2 bao gồm 10 quận, 18 huyện ngoại thành và 01 thị xã với dân số 6.537.900 người (nguồn thống kê 2010). Hà Nội là một trong những ₫ịa phương có diện tích ₫ất bị thu hồi làm các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và xây dựng các công trình phục vụ mục ₫ích công cộng nhiều nhất trong cả nước (₫ất bị thu hồi là 7.776 ha với 138.291 hộ nông dân bị thu hồi ₫ất). Mặc dù trong thời gian qua chính quyền thành phố ₫ã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết việc làm, tạo CHVL cho người dân bị thu hồi ₫ất, tuy nhiên sự mất cân ₫ối trong sự phát triển cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, chính sách giải quyết việc làm của Nhà nước và chính quyền thành phố chưa phù hợp và sự hạn chế của chính quyền ₫ịa phương, các doanh nghiệp trên ₫ịa bàn thành phố trong việc tổ chức thực hiện các chính sách trên. Vì những lý do nêu trên vấn ₫ề việc làm, Mở đầu 17 tạo CHVL cho người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội ₫ã trở nên bức xúc hơn bao giờ hết, nếu không ₫ược nghiên cứu, giải quyết kịp thời thì nguy cơ dẫn ₫ến sự bất ổn về chính trị, trật tự, an toàn xã hội là hoàn toàn có thể dự báo trước. Hiện nay ở Việt Nam còn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn ₫ề việc làm, NCVL và CHVL của người nông dân vùng ĐTH, chưa có ₫ược các chính sách, giải pháp khoa học có tính ₫ồng bộ ₫ể giải quyết các vấn ₫ề nêu trên. Từ những lý do ₫ã trình bày ở trên chúng tôi triển khai nghiên cứu ₫ề tài “Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội”. Trên cơ sở kết quả nhận ₫ược ₫ề tài sẽ ₫ưa ra một số kiến nghị giúp cho các nhà hoạch ₫ịnh chính sách, chính quyền thành phố, chính quyền ₫ịa phương ₫ánh giá ₫úng thực trạng việc làm, NCVL, CHVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội, ₫ưa ra ₫ược các chính sách phù hợp góp phần tạo việc làm, CHVL nhằm ổn ₫ịnh, nâng cao ₫ời sống của người nông dân. Mục ₫ích nghiên cứu này là: chỉ ra thực trạng NCVL, CHVL của người nông dân và các yếu tố ảnh hưởng tới NCVL, CHVL của người nông dân tại các vùng ĐTH ở Hà Nội. Trên cơ sở ₫ó, ₫ề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội giúp cho các nhà hoạch ₫ịnh chính sách ₫ưa ra ₫ược các chính sách phù hợp góp phần thoả mãn NCVL, CHVL nhằm ổn ₫ịnh ₫ời sống và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở ₫ịa phương. Đối tượng nghiên cứu trong ₫ề tài này là: nghiên cứu NCVL, CHVL thông qua các mặt biểu hiện như: nhận thức; niềm tin, tâm trạng và hành ₫ộng của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội; các yếu tố ảnh hưởng tới NCVL, CHVL; quan hệ giữa NCVL và CHVL của người nông dân trong các vùng ĐTH ở Hà Nội hiện nay. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 18 Đặc ₫iểm của khách thể nghiên cứu ₫ược thể hiện ở bảng 1 sau: Bảng số 1: Đặc ₫iểm về khách thể nghiên cứu TT Đặc điểm Số người (n) Tỷ lệ % 1 Tôn giáo (n=822) Đạo phật 1 0,1 Đạo thiên chúa 46 5,6 Không theo ₫ạo 775 94,3 2 Giới tính (n=793) Nam 330 41,6 Nữ 463 58,4 3 Học vấn (n=718) Tiểu học 45 6,3 Trung học cơ sở 283 39,4 Trung học phổ thông 349 48,6 Cao ₫ẳng, ₫ại học 41 5,7 Số nhân khẩu trong gia ₫ình (n=783) 2 23 2,9 3 95 12,1 4 327 41,8 5 190 24,3 6 95 12,1 > 7 53 6,8 Ghi chú: n là số người Khách thể nghiên cứu của ₫ề tài là 850 nông dân, ngoài ra ₫ề tài còn ₫iều tra, phỏng vấn 42 cán bộ cấp huyện, xã. Đối với cán bộ huyện, xã tiến hành ₫iều tra, phỏng vấn ở các chức danh như sau: Mở đầu 19 + Cấp huyện gồm 2 chức danh: Chủ tịch huyện (hoặc Trưởng phòng Kinh tế huyện) và Chủ tịch Hội Nông dân huyện. + Cấp xã gồm 7 chức danh: Chủ tịch xã, Bí thư Đảng uỷ xã, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã và Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Về trình ₫ộ học vấn của người nông dân vùng ĐTH, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gần một nửa khách thể có trình ₫ộ trung học phổ thông (chiếm 48,6%), THCS là 39,4%, tiểu học 6,3% và cao ₫ẳng, ₫ại học 5,7%. Về giới tính, nam chiếm 41,6%, nữ chiếm 58,4%. Về ₫ộ tuổi, những người ₫ang nằm trong ₫ộ tuổi lao ₫ộng từ 35 ₫ến 55 chiếm gần 50%. Đây chính là ₫ộ tuổi có ₫ộ chín cao về kỹ năng nghề nghiệp nhưng với người nông dân khi bước vào ₫ộ tuổi này họ gặp phải nhiều khó khăn ₫ể học thành thạo một nghề nghiệp mới so với những người trẻ tuổi hơn và vì thế gặp nhiều khó khăn trong việc thay ₫ổi nghề nghiệp và nó làm cho CHVL của nhóm người này thấp ₫i. Các nhiệm vụ nghiên cứu trong ₫ề tài này bao gồm: - Nghiên cứu lý luận: Đọc, phân tích các tài liệu, văn bản các công trình nghiên cứu về, NCVL, CHVL của các nhà khoa học trong, ngoài nước và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Hà Nội về giải quyết việc làm, tạo CHVL cho nông dân vùng ĐTH nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho ₫ề tài. - Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tiễn nhằm chỉ ra thực trạng việc làm, NCVL, CHVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội, các yếu tố ảnh hưởng tới NCVL, CHVL và quan hệ giữa việc làm, NCVL và CHVL của nông dân các ₫ịa phương trên. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 20 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, ₫ề xuất một số biện pháp tâm lý — xã hội giúp các nhà hoạch ₫ịnh chính sách ₫ưa ra các chính sách phù hợp góp phần thoả mãn NCVL, CHVL nhằm ổn ₫ịnh ₫ời sống và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở ₫ịa phương. Trong ₫ề tài này phạm vi nghiên cứu ₫ược giới hạn như sau: - Giới hạn ₫ịa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu nông dân các vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội, cụ thể là 3 huyện: Đông Anh, Từ Liêm và Hoài Đức. - Giới hạn phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng, các mặt biểu hiện và mức ₫ộ của NCVL, CHVL, các yếu tố ảnh hưởng và quan hệ giữa hai hiện tượng tâm lý nêu trên của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ₫ược sử dụng trong quá trình thực hiện ₫ề tài. - Phương pháp luận Trong ₫ề tài này, chúng tôi sử dụng các nguyên tắc tiếp cận cơ bản sau: nguyên tắc quyết ₫ịnh luận duy vật biện chứng, nguyên tắc thống nhất ý thức, nhân cách với hoạt ₫ộng; nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến; nguyên tắc phát triển; nguyên tắc cụ thể. Sau ₫ây là những nội dung chính của các nguyên tắc ₫ó: + Nguyên tắc quyết ₫ịnh luận duy vật biện chứng: Nguyên tắc này khẳng ₫ịnh tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan tác ₫ộng vào não của con người thông qua “lăng kính chủ quan” của người ₫ó. Tâm lý ₫ịnh hướng, ₫iều khiển, ₫iều chỉnh hoạt ₫ộng, hành vi của con người tác ₫ộng trở lại thế giới khách quan. Do vậy, bất kỳ một sự biểu hiện tâm lý nào của con người Mở đầu 21 cũng có nguyên nhân từ hiện thực khách quan, mà trước hết là từ sự vận ₫ộng, phát triển của xã hội. + Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt ₫ộng: Hoạt ₫ộng là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái ₫iều khiển, ₫iều chỉnh, ₫ịnh hướng hoạt ₫ộng. Vì thế chúng thống nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng ₫ịnh tâm lý luôn vận ₫ộng và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận ₫ộng của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm của hoạt ₫ộng. + Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến: Các hiện tượng tâm lý trong cùng một chủ thể luôn có sự tương tác nhau. Do ₫ó, phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ với các hiện tượng khác. Các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau, ₫ồng thời chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tượng khác. + Nguyên tắc về sự phát triển: Nguyên tắc này khẳng ₫ịnh tâm lý luôn luôn vận ₫ộng và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận ₫ộng, phát triển ; nó không phải là cái bất biến, cố ₫ịnh. + Nguyên tắc cụ thể: Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của một con người cụ thể, của một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, nghiên cứu tâm lý ở một con người trừu tượng, một cộng ₫ồng trừu tượng. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể + Phương pháp phân tích các văn bản, tài liệu: Đọc và phân tích các sách, báo, tạp chí có liên quan tới ₫ề tài. Kết quả NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 22 của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ₫ến việc làm, NCVL, CHVL nhằm mục ₫ích xây dựng cơ sở lý luận cho ₫ề tài. + Phương pháp quan sát: ₫ược sử dụng nhằm thu thập các thông tin từ khách thể nghiên cứu về việc làm, NCVL thể hiện qua nhận thức, hành vi, thái ₫ộ và mức ₫ộ thỏa mãn NCVL của người nông dân vùng ĐTH. Thông qua quan sát có thể thấy ₫ược việc làm, NCVL, sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan tới ₫ịnh hướng giá trị của người lao ₫ộng thế nào. + Phương pháp ₫iều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi ₫ược thiết kế nhằm thu thập các ý kiến chủ quan của người nông dân, chính quyền ₫ịa phương về việc làm, NCVL và CHVL hiện nay. Bằng cách kết hợp giữa câu hỏi ₫óng và câu hỏi mở trong bảng hỏi nhằm nghiên cứu việc làm, NCVL thông qua nhận thức, ₫ộng cơ, hành vi và mức ₫ộ thoả mãn của người nông dân trong các vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội hiện nay. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng nhằm nghiên cứu việc làm NCVL thông qua ₫ộng cơ, nhận thức, mong muốn, mức ₫ộ thoả mãn của người nông dân trong các vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội. Phỏng vấn các cán bộ chính quyền ₫ịa phương về việc làm và NCVL cũng như việc áp dụng các chủ chương chính sách của Nhà nước ở ₫ịa phương ₫ối với việc làm cho nông dân các vùng chuyển ₫ổi như thế nào, những ₫ề xuất, kiến nghị của họ. + Phương pháp toạ ₫àm nhóm: Được sử dụng nhằm tìm hiểu việc làm, NCVL của các nhóm xã hội hiện nay ở ₫ịa phương. Kết quả toạ ₫àm cho phép nhà nghiên cứu ₫ánh giá Mở đầu 23 ₫ược thực trạng việc làm, NCVL và các yếu ảnh hưởng tới NCVL của người nông dân trong các vùng chuyển ₫ổi hiện nay. + Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê, ₫o lường xã hội học bằng phần mềm SPSS phiên bản 13.0 for Window. Với phương pháp này, chúng tôi có thể phân tích tỷ lệ phần trăm, ĐTB, ĐLC của các ý kiến trả lời, so sánh các ý kiến của khách thể bằng mức ₫ộ tương quan của các nhóm khách thể trả lời. Cuốn sách này ₫ược xuất bản dựa trên kết quả nghiên cứu của ₫ề tài khoa học nhóm A Đại học Quốc gia Hà Nội: “Nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội” ₫ược thực hiện trong thời gian từ 8/2011 ₫ến 8/2013. Nội dung cuốn sách ₫ược chia thành 4 chương như sau: Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh ₫ô thị hóa. Chương này chúng tôi ₫ã khái quát về ĐTH và quá trình ĐTH ở Hà Nội, ảnh hưởng của ĐTH tới việc làm, NCVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội về việc làm, NCVL và CHVL ₫ối với nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. Một vài nét về nông dân, xu hướng phát triển tâm lý người nông dân trong bối cảnh ĐTH ở Hà Nội. Chương 2. Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, xã hội học trong và ngoài nước về việc làm, NCVL, chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận về việc làm, NCVL, các mặt biểu hiện và thang ₫o NCVL của của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực trạng việc làm, NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 24 NCVL, các yếu tố ảnh hưởng tới NCVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. Chương 3. Cơ hội việc làm của người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu việc làm, CHVL của người nông dân vùng ĐTH, chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận về CHVL, biểu hiện của CHVL và các yếu tố ảnh hưởng tới CHVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thực trạng CHVL, mức ₫ộ biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng tới CHVL và lý giải nguyên nhân của thực trạng ₫ó. Chương 4. Quan hệ giữa nhu cầu việc làm, cơ hội việc làm và một số biện pháp tăng cường nhu cầu việc làm, cơ hội việc làm cho người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa hoạt ₫ộng của các cấp ủy Đảng, chính quyền ₫ịa phương tổ chức cho quần chúng lao ₫ộng thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm của Nhà nước; phối hợp với các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao ₫ộng và xu hướng hướng tới loại việc làm, khả năng nắm bắt CHVL, mức ₫ộ NCVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội, làm rõ xu hướng quan hệ giữa nhu cầu việc làm và cơ hội việc làm của họ. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực tiễn về thực trạng NCVL, CHVL của người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội nhóm nghiên cứu ₫ã ₫ưa ra một số biện pháp tăng cường NCVL, CHVL nhằm giúp thành phố và chính quyền ₫ịa phương thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về việc làm, CHVL cho người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội. 25 Chương 1 ĐÔ THỊ HÓA VÀ TÂM LÝ NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 1.1. ĐÔ THỊ HÓA VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI 1.1.1. Khái niệm đô thị hóa Trong lịch sử phát triển KT-XH của một nước, ₫ô thị chỉ xuất hiện khi nền kinh tế ₫ã phát triển ₫ến một mức ₫ộ nhất ₫ịnh, phân công xã hội ₫ã ₫ạt tới trình ₫ộ phát triển khá cao. Bất kì ở một quốc gia nào, ₫ô thị vẫn là thuật ngữ dùng ₫ể chỉ một kiểu liên kết xã hội mới khác với kiểu liên kết xã hội nông thôn (làng xã) dựa trên cơ sở bước phát triển mới về KT-XH. Cho tới nay, từ các văn bản và tài liệu ₫ã công bố, khó tìm thấy một ₫ịnh nghĩa chuẩn về thuật ngữ ₫ô thị khả dĩ ₫ược tất cả các nhà nghiên cứu và các nhà soạn thảo văn bản pháp quy ₫ều thừa nhận. Có lẽ vì vậy, Liên hợp quốc ₫ã chính thức khuyến nghị các nước tự xác ₫ịnh nội hàm của thuật ngữ này theo ₫ặc thù riêng của mỗi nước. Tuy nhiên, khi xác ₫ịnh nội hàm thuật ngữ ₫ô thị, phần lớn các nhà nghiên cứu và soạn thảo văn bản pháp quy ở các nước khác nhau thường cùng dựa vào các tiêu chí sau ₫ây: - Mật ₫ộ dân số trên một ₫ơn vị diện tích; - Kinh tế phi nông nghiệp là chủ yếu; NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 26 - Là trung tâm của một chuyên ngành (hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,) hoặc trung tâm tổng hợp của các chuyên ngành ₫ó trên một vùng lãnh thổ; - Vai trò thúc ₫ẩy sự phát triển kinh tế xã hội một vùng lãnh thổ; - Đặc ₫iểm văn hóa. Ở Việt Nam, ₫ô thị (còn ₫ược gọi là kẻ chợ) là thuật ngữ thường ₫ược dùng ₫ể phân biệt với nông thôn (làng quê). Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống với mật ₫ộ cao, có nguồn sinh kế chủ yếu trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chủ yếu là buôn bán và làm nghề thủ công); là trung tâm chuyên ngành (hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,) hoặc trung tâm tổng hợp các lĩnh vực ₫ó có vai trò thúc ₫ẩy sự phát triển KT-XH của ₫ịa phương, và ₫ặc ₫iểm văn hóa, lối sống có những khác biệt so với nông thôn. Ở nước nào cũng vậy, khi trình ₫ộ phát triển của nền kinh tế ngày càng cao hơn, phân công xã hội trong lao ₫ộng sản xuất ngày càng phức tạp hơn; công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ (các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp) phát triển ngày càng mạnh; kinh tế sản xuất hàng hóa quy mô lớn ngày càng mang tính chủ ₫ạo rõ rệt, thì ngày càng nhiều vùng lãnh thổ có những ưu thế ₫ặc biệt ₫ể phát triển kinh tế (giao thông, nguyên liệu, nhân công), vốn trước ₫ây là nông thôn, ₫ã phát triển thành ₫ô thị ngày càng nhiều hơn. Hiện tượng xã hội này ₫ược các nhà nghiên cứu (xã hội học, kinh tế học,) gọi là hiện tượng ĐTH. ĐTH, do ₫ó, là một hiện tượng xã hội diễn ra theo quy luật khách quan của quá trình phát triển KT-XH ở một nước. Tiền ₫ề cơ bản của ĐTH là sự phát triển của công nghiệp gắn liền Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 27 với sự phát triển thương nghiệp và dịch vụ trên cơ sở phát triển không ngừng của những tiến bộ KHKT, ₫ược thúc ₫ẩy mạnh mẽ bởi nguyên tắc lợi ích trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa lớn vận hành theo cơ chế thị trường. Sự kiện này tất yếu dẫn ₫ến cơ cấu lại nền kinh tế ₫ương thời ở tất cả các phân nhánh của nó theo hướng phân bố lại lực lượng sản xuất, sắp xếp lại sự bố trí dân cư cho phù hợp hơn với yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế- xã hội như vừa mô tả ở trên. Ở ₫ây, xuất hiện một kiểu liên kết xã hội mới giữa người và người khác với kiểu liên kết xã hội trong nền kinh tế nông nghiệp khép kín tự cung tự cấp, là tiền ₫ề cho sự xuất hiện những ₫ặc ₫iểm mới trong văn hóa và lối sống của người lao ₫ộng. Từ những luận giải trên, chúng tôi hiểu: “ĐTH là một bước tiến mới trong quá trình phát triển KT-XH tại một ₫ịa phương, trong ₫ó ₫ồng thời diễn ra quá trình phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, và trên nền tảng ₫ó gắn liền với những tiến bộ KHKT cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông lạc hậu làm cho toàn bộ nền kinh tế (công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp) ở ₫ịa phương này phát triển trong sự tác ₫ộng qua lại, gắn kết chặt chẽ với nhau; thúc ₫ẩy mạnh mẽ sự phân công lại lao ₫ộng, chuyển ₫ổi nghề nghiệp, tạo ra nhiều CHVL mới làm tiền ₫ề cho sự xuất hiện mới những ₫ặc ₫iểm tâm lý, văn hóa, lối sống của người lao ₫ộng”. Ở ₫ịnh nghĩa này chúng tôi muốn nhấn mạnh: Thứ nhất, ĐTH là sự vận ₫ộng phát triển ₫i lên của sự phát triển kinh tế-xã hội (so với phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp và khép kín) ₫ang tồn tại ở một vùng lãnh thổ. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 28 Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học và kinh tế học ₫ều chỉ ra rằng, ở nước ta với chính sách trọng nông ức thương; không chú trọng phát triển công nghiệp, KHKT, tuyệt ₫ối hóa kinh nghiệm sản xuất của các lão nông tri ₫iền các triều ₫ại phong kiến ₫ã làm cho nền kinh tế nước nhà hàng nghìn năm chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp và khép kín; công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ phát triển ì ạch, rất yếu kém làm cho quá trình ĐTH tuy ₫ã bắt ₫ầu từ khá lâu, nhưng tiến triển rất trì trệ, hầu như dậm chân tại chỗ không phát triển ₫ược. Theo dòng lịch sử phát triển KT-XH ₫ất nước qua các thời kỳ, ta thấy từ khi Đảng triển khai chủ trương ₫ổi mới, CNH, HĐH, mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tới nay, cùng với chủ trương huy ₫ộng mạnh các nguồn vốn trong và ngoài nước (FDI), xây dựng ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội quá trình ĐTH ở nước ta ₫ã và ₫ang diễn ra với tốc ₫ộ nhanh chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Qua ₫ó, sự phát triển kinh tế ở nước ta, ₫ặc biệt là các ngành sản xuất thúc ₫ẩy nhanh quá trình ĐTH như công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ ₫ã phát triển khá nhanh trong những năm vừa qua, góp phần quan trọng làm cho kinh tế Việt Nam ₫ược nhiều tổ chức trên thế giới ₫ánh giá là có mức tăng trưởng vào hàng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á; thu nhập bình quân ₫ầu người ở nước ta tăng từ mức thấp lên mức trung bình thấp theo chuẩn chung của thế giới; ₫ời sống người lao ₫ộng ₫ược cải thiện rõ rệt so với thời kỳ trước ₫ổi mới. Thứ hai, ĐTH làm xuất hiện nhiều CHVL mới, ₫ồng thời cũng làm mất ₫i những việc làm vốn là sinh kế từ bao ₫ời nay của người nông dân. Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 29 Ở nước ta (cũng như ở tất cả các nước khác), quá trình xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội gắn liền với quá trình ĐTH, phát triển các ₫ô thị mới bao giờ cũng ₫i ₫ôi với việc Nhà nước thu hồi quyền sử dụng ₫ất nông nghiệp của nông dân. Sự kiện này, một mặt, tạo ra rất nhiều CHVL mới cho người lao ₫ộng, từ những việc không cần phải ₫ào tạo bài bản như bán hàng rong, phụ hồ, xe ôm, tới những công việc (việc làm) ₫òi hỏi phải ₫ược ₫ào tạo nghề một cách bài bản, công phu liên quan ₫ến việc sử dụng những máy móc, những quy trình công nghệ hiện ₫ại trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thêm nữa, ĐTH trong quá trình CNH-HĐH gắn liền với mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, thị trường lao ₫ộng nước ta liên thông với thị trường lao ₫ộng thế giới còn tạo CHVL cho người lao ₫ộng ở ngoài nước (xuất khẩu lao ₫ộng). Mặt khác, việc thu hồi quyền sử dụng ₫ất nông nghiệp của nông dân phục vụ yêu cầu ĐTH (thực chất là phát triển công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ) ₫ã làm mất ₫i những việc làm ₫ã thành thói quen của người nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp vốn là sinh kế từ bao ₫ời nay của họ. ĐTH, do ₫ó, ₫ã ₫ặt những người nông dân mất ₫ất vào hoàn cảnh phải chuyển ₫ổi nghề nghiệp, dù họ muốn hay không muốn. Vấn ₫ề ₫ặt ra với họ là chuyển sang làm những nghề có thu nhập thấp, không ổn ₫ịnh, không cần ₫ào tạo bài bản, hay những công việc ₫òi hỏi phải ₫ược ₫ào tạo nghề bài bản, công phu liên quan tới sử dụng những tri thức khoa học hiện ₫ại, những quy trình công nghệ tiên tiến. Ở ₫ây cần nhấn mạnh rằng, muốn chuyển sang làm những nghề ₫òi hỏi ₫ào tạo bài bản, công phu thì nhất thiết người nông dân phải ₫ược Nhà nước tổ chức, ₫iều NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 30 khiển, ₫iều chỉnh việc học nghề theo hướng gắn chặt với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Tiếc rằng, như chúng tôi ₫ã nhận xét khi bàn về “khái niệm CHVL”, công việc này những năm vừa qua chúng ta tổ chức thực hiện chưa tốt, hậu quả là không ít nông dân ở vùng chuyển ₫ổi mục ₫ích sử dụng ₫ất rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, việc làm không ổn ₫ịnh, ₫ời sống bấp bênh gặp rất nhiều khó khăn; từ ₫ó nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, nhiều vấn ₫ề gây nhức nhối dư luận xã hội rất ₫áng lo ngại. Tóm lại, trong quá trình ĐTH ở nước ta, ₫ường lối của Đảng và chính sách vĩ mô của Chính phủ, cùng với sự chỉ ₫ạo sát sao việc thực hiện của các cấp chính quyền cơ sở, các doanh nghiệp, các nhà ₫ầu tư là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết ₫ịnh hiệu quả của quá trình này theo hướng thúc ₫ẩy mạnh kinh tế - xã hội phát triển, việc làm của người lao ₫ộng ổn ₫ịnh và bền vững, mức sống của người dân dần dần ₫ược nâng cao. Thứ ba, ĐTH làm xuất hiện những ₫ặc ₫iểm tâm lý mới (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong lối sống của người nông dân. Cần lưu ý rằng, trước khi diễn ra quá trình ĐTH, người nông dân ₫ang là chủ thể của nền kinh tế nông nghiệp tự túc tự cấp với những công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, khi quá trình ₫ô thị hóa diễn ra họ dần dần trở thành chủ thể nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn vận hành theo cơ chế thị trường gắn liền với phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ trên cơ sở ₫ẩy mạnh áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thời ₫ại. Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 31 Nói cách khác, với tư cách là chủ thể của quá trình ĐTH, người nông dân ₫ã trải qua một quá trình thay ₫ổi tận gốc về cung cách làm ăn, tạo ra tiền ₫ề vững chắc cho sự xuất hiện ở họ những ₫ặc ₫iểm tâm lý mới (cả tích cực lẫn tiêu cực) sẽ ₫ược chúng tôi bàn tới kỹ hơn ở mục 1.3.3 của cuốn sách này. Cuối cùng cần lưu ý thêm rằng, như ₫ã trình bày ở phần trên, ĐTH là một hiện tượng xã hội mà sự ra ₫ời và vận ₫ộng phát triển của nó luôn gắn liền chặt chẽ với sự vận ₫ộng phát triển không ngừng của sự phát triển KT-XH một nước. ĐTH, do ₫ó, là một quá trình diễn tiến không có sự kết thúc một cách tuyệt ₫ối (“₫ã ĐTH xong” như một số người lầm tưởng). Vì thế, trong ₫ời sống hàng ngày, cũng như trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, người ta thường nói tới: Đô thị loại 1, loại 2. ĐTH theo chiều rộng; ĐTH theo chiều sâu; ₫ô thị do ₫ịa phương quản lý; ₫ô thị do Trung ương quản lý, v.v. Trong ₫ề tài nghiên cứu này, cụm từ “vùng ĐTH ở Hà Nội” là muốn nói tới những vùng thuộc ₫ịa phận Hà Nội, nhưng trước ₫ây là nông thôn (mang ₫ầy ₫ủ tính truyền thống của nó) với nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông là chủ yếu, dần dần trở thành vùng ₫ô thị. Ở ₫ây cần tránh hiểu lầm khi cho rằng “ĐTH” và xây dựng nông thôn mới chỉ là một. Về bản chất ₫ây là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng có mục tiêu khác nhau. Quá trình ĐTH làm cho một vùng nông thôn mang ₫ầy ₫ủ tính truyền thống của nó (nông thôn truyền thống) trở thành một vùng ₫ô thị. Còn quá trình xây dựng nông thôn mới lại nhằm mục tiêu làm cho một vùng nông thôn truyền thống trở thành nông thôn mới (nông thôn hiện ₫ại của thời kỳ ₫ất nước ₫ổi mới, CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập quốc tế) “có cơ cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện ₫ại; cơ cấu kinh tế NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 32 và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với ₫ô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn ₫ịnh giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái ₫ược bảo vệ; an ninh trật tự ₫ược giữ vững; ₫ời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng ₫ược nâng cao; theo ₫ịnh hướng XHCN”1, chứ không có mục tiêu trở thành ₫ô thị. 1.1.2. Quá trình đô thị hóa ở Hà Nội và ảnh hưởng của nó tới xu hướng phát triển việc làm, nhu cầu và cơ hội việc làm của người nông dân vùng đô thị hóa ở Hà Nội Như ₫ã nói ở trên, quá trình ĐTH ở nước ta chỉ thực sự diễn ra nhanh chóng từ khi thực hiện chính sách ₫ổi mới, CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập quốc tế của Đảng. Với vị trí ₫ặc thù có tầm quan trọng ₫ặc biệt của mình, Thủ ₫ô Hà Nội ₫ược Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm ₫ẩy mạnh tiến ₫ộ và hiệu quả triển khai thực hiện chủ trương CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập quốc tế. Năm 2001 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Khóa VIII ₫ã ban hành Nghị quyết 15 — NQ/TW “về nhiệm vụ, phương hướng phát triển Thủ ₫ô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010”. Khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết này, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa XI sau khi nêu bật những thành tựu to lớn ₫ã ₫ạt ₫ược cũng ₫ã thẳng thắn chỉ ra những bất cập, yếu kém cần khắc phục, trong ₫ó nhấn mạnh: “Kinh tế phát triển chưa toàn diện; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp. Các nguồn lực 1 Quyết ₫ịnh số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai ₫oạn 2010 - 2020 Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 33 về vốn, nhân lực và công nghệ trên ₫ịa bàn chưa ₫ược khai thác tốt. Kinh tế tri thức, hàm lượng chất xám làm nên giá trị gia tăng cao của các ngành kinh tế chủ lực chưa thể hiện rõ nét, sức lan tỏa của một “trung tâm kinh tế lớn”, một “₫ộng lực kinh tế” trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước còn hạn chế. Kết quả xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa tương xứng với yêu cầu của Thủ ₫ô ngàn năm văn hiến; vai trò của một trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế và giao dịch quốc tế của vùng và cả nước chưa ₫ược phát huy ₫ầy ₫ủ”. Trong bối cảnh ₫ó, ₫ứng trước yêu cầu mới của sự phát triển Thủ ₫ô Hà Nội nói riêng, và cả nước nói chung, ngày 6 tháng 1 năm 2012, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa XI ban hành tiếp Nghị quyết số 11 — NQ/TW “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ ₫ô Hà Nội giai ₫oạn 2011 - 2020” trong ₫ó có ₫oạn nhấn mạnh: “ Xây dựng và phát triển Thủ ₫ô Hà Nội xứng ₫áng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một ₫ộng lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; có KT-XH phát triển toàn diện, bền vững, ₫ời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng ₫ược nâng cao; chính trị - xã hội ổn ₫ịnh; quốc phòng an ninh tiếp tục ₫ược củng cố, tăng cường; hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Phấn ₫ấu ₫ể Hà Nội thực sự là ₫ịa phương ₫i ₫ầu về ₫ích sớm 1 - 2 năm sự nghiệp CNH-HĐH, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện ₫ại vào năm 2020”. Trong bối cảnh ₫ó, quá trình ĐTH ở Hà Nội (nhất là từ khi mở rộng ₫ịa giới hành chính) diễn ra với tốc ₫ộ nhanh chưa từng thấy. Theo quy NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 34 hoạch, các khu, cụm, ₫iểm công nghiệp, trung tâm thương mại mọc lên rất nhanh ở hầu hết các huyện ngoại thành, nhất là những vùng cận kề với trung tâm Thủ ₫ô Hà Nội, làm cho diện mạo những vùng trước ₫ây vốn là nông thôn thuần túy “thay da ₫ổi thịt” từng ngày theo hướng trở thành ₫ô thị. Để phục vụ yêu cầu ĐTH, diện tích ₫ất bị thu hồi, chuyển ₫ổi mục ₫ích sử dụng trong phạm vi toàn thành phố là rất lớn; chỉ tính riêng một số ₫ịa phương như Hoài Đức, Hà Đông, Quốc Oai diện tích ₫ất nông nghiệp bị thu hồi chuyển ₫ổi mục ₫ích sử dụng ₫ã lên tới 1.514 ha, trong ₫ó hơn 80% là diện tích ₫ất trồng lúa. Tình hình ₫ó, dẫn ₫ến những biến ₫ộng lớn trong lĩnh vực nghề nghiệp, sắp xếp lại lao ₫ộng ₫ối với những hộ thuần nông nói riêng và toàn xã hội nói chung ở những vùng này; ₫ặt ra hàng loạt vấn ₫ề KT-XH ₫òi hỏi chính quyền thành phố phải giải quyết nhằm thực hiện thành công Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa XI. Do thu hồi ₫ất phục vụ yêu cầu ĐTH, những hộ thuần nông hoàn toàn mất kế sinh nhai, buộc phải chuyển ₫ổi nghề nghiệp. Do vậy tỷ lệ hộ thuần nông ở những vùng này giảm mạnh từ 82,2% xuống còn 57,9%; tỷ lệ hộ phi nông nghiệp tăng từ 2,4% lên 27,9%; các hộ hỗn hợp (làm nghề nông ₫ồng thời với một số nghề khác) tăng từ 9,4% lên 14,2%. Tình trạng thất nghiệp (toàn phần và bán phần), thiếu việc làm ₫ang là vấn ₫ề nóng bỏng, bức xúc ở nhiều vùng chuyển ₫ổi mục ₫ích sử dụng ₫ất ở ngoại thành Hà Nội, ₫ặt ra nhiều vấn ₫ề mới trong quản lý, sử dụng lao ₫ộng, ₫ặc biệt là vai trò quản lý nhà nước, vai trò hướng dẫn, ₫ịnh hướng, giám sát, kiểm tra của các ngành chức năng, sự vào cuộc của các ngành, các cấp, các Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 35 doanh nghiệp trong công tác giải quyết việc làm trước yêu cầu tăng trưởng kinh tế và ₫ảm bảo an ninh xã hội ở Thủ ₫ô. Mặt khác, số liệu ₫iều tra còn cho thấy 61,1% số người ₫ược hỏi trả lời rằng họ ₫ang có việc làm, nhưng trong số họ, tuyệt ₫ại ₫a số ₫ang làm những công việc ₫ơn giản với công cụ lao ₫ộng chủ yếu là dùng sức mạnh cơ bắp, như làm ruộng theo phương thức truyền thống trên diện tích ₫ất ít ỏi còn lại, kết hợp làm thêm phụ hồ, bán hàng rong, chạy xe ôm số khác tự mở cửa hàng sửa xe máy; xây dựng một số phòng ₫ơn giản cho thuê; mở cửa hiệu kinh doanh nhỏ chỉ có khoảng 8,6% làm công nhân trong các dây chuyền sản xuất tại các khu công nghiệp; 6,5% làm nghề sửa chữa máy móc, thợ hàn; 3,5% làm thợ tiện Tóm lại, người bị thu hồi ₫ất ở vùng ĐTH trên ₫ịa bàn Hà Nội ₫ang chủ yếu hướng vào những việc làm ₫ơn giản, dễ làm không cần ₫ầu tư nhiều công sức chuẩn bị mà vẫn mang lại thu nhập, cho dù rất ít ỏi không ₫ủ nuôi sống gia ₫ình với mức sống tối thiểu. Những việc làm mới mang tính hiện ₫ại do ĐTH tạo ra trong các khu, cụm, ₫iểm công nghiệp, trung tâm thương mại, v.v. ₫ang mọc lên từng ngày trên chính quê hương có nhiều khả năng giúp họ ₫ổi ₫ời, thực hiện ước mơ làm giàu thì mặc dù rất gần về không gian, nhưng lại rất xa, ngoài tầm với của họ. Điều ₫ó chứng tỏ ĐTH tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, cơ hội chuyển ₫ổi nghề nghiệp cho những người nông dân bị thu hồi ₫ất có cơ hội thực hiện ước mơ làm giàu vẫn còn chưa thực hiện ₫ược. Song, cũng cần nhấn mạnh rằng, CHVL do ĐTH tạo ra không tự ₫ộng trở thành việc làm của người nông dân bị thu hồi ₫ất. Vấn ₫ề ₫ặt ra ở ₫ây là họ có nắm bắt ₫ược CHVL mang tính hiện ₫ại ₫ó hay không lại là câu chuyện còn cần phải bàn luận tiếp. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 36 1.2. MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ VIỆC LÀM, NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI Giải quyết việc làm cho nhân dân lao ₫ộng nói chung, ₫ặc biệt là cho nông dân bị thu hồi ₫ất chuyển ₫ổi mục ₫ích sử dụng ở những vùng ĐTH nói riêng, là một trong những chủ trương có ý nghĩa chiến lược quan trọng số một của Đảng và Nhà nước ta. Hàng loạt Nghị quyết, cơ chế, chính sách, ₫ề án của các cơ quan Đảng, Nhà nước về loại vấn ₫ề ₫ặc biệt quan trọng này ₫ã ₫ược ban hành và tổ chức thực hiện trong những năm vừa qua. Trong ₫ó, chính sách ₫ào tạo nghề nói riêng, ₫ào tạo nguồn nhân lực nói chung, ₫ược quan tâm ₫ặc biệt. Có thể nói trong lĩnh vực này, Chính phủ ₫ã ban hành một hệ thống chính sách, văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp ₫ến dạy nghề, tạo việc làm cho nông dân nói chung và nông dân bị thu hồi ₫ất nói riêng. Trong số ₫ó, phải kể ₫ến Quyết ₫ịnh số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho nông dân. Quyết ₫ịnh nêu rõ lao ₫ộng nông thôn chưa qua ₫ào tạo nghề, có nhu cầu ₫ều có ₫ủ ₫iều kiện xét tuyển vào các khóa ₫ào tạo nghề ngắn hạn, ưu tiên những lao ₫ộng bị mất ₫ất sản xuất do Nhà nước thu hồi. Sau ₫ó, Chính phủ lại chỉ ₫ạo Bộ Lao ₫ộng — Thương binh và Xã hội xây dựng ₫ề án ₫ào tạo nghề cho lao ₫ộng nông thôn ₫ến năm 2020. Đề án ₫ề ra mục tiêu ₫ào tạo nghề cho khoảng 800.000 lao ₫ộng trong giai ₫oạn thứ nhất, trong ₫ó phấn ₫ấu 80% sau khi ₫ào tạo nghề có việc làm. Theo kế hoạch, ở giai ₫oạn hai (2011 - 2015), dự án sẽ ₫ào tạo nghề nông cho 1.600.000 người các nghề phi nông nghiệp cho 3.100.000 người. Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 37 Dự kiến tỷ lệ có việc làm sau khi ₫ào tạo nghề ở giai ₫oạn này tối thiểu ₫ạt 70%. Song song và ₫ồng thời với việc triển khai Quyết ₫ịnh này, Chính phủ cũng ₫ã ban hành các chính sách về tài chính — tín dụng tạo ₫iều kiện ₫ể nông dân tiếp cận ₫ược với các nguồn vốn cho vay ưu ₫ãi; chính sách bình ổn giá cả vật tư nông nghiệp, tạo ₫iều kiện thuận lợi ₫ể nông dân áp dụng những ₫iều ₫ã học ₫ược vào phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn trong lĩnh vực nông nghiệp,v.v. Vận dụng và cụ thể hóa một cách sáng tạo chủ trương, chính sách của Nhà nước vào hoàn cảnh, ₫iều kiện ₫ặc thù của mình, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội cũng ₫ã ban hành nhiều Nghị quyết, chương trình hành ₫ộng nhằm giải quyết vấn ₫ề việc làm ở Hà Nội. Trong ₫ó ₫ặc biệt chú trọng các hình thức, biện pháp ₫ào tạo nghề nói chung, xuất khẩu lao ₫ộng nói riêng cho nông dân bị thu hồi ₫ất. Theo ₫ó, Hà Nội thành lập các trung tâm dạy nghề tại các huyện có số lượng lớn diện tích ₫ất bị thu hồi. Công tác ₫ào tạo nghề ₫ược triển khai theo hướng ₫a cấp và ₫a dạng hóa các hình thức dạy nghề phù hợp với ₫ặc thù của từng doanh nghiệp và làng nghề trên ₫ịa bàn. Nhằm thực hiện phương hướng, mục tiêu của toàn Đảng bộ ₫ến năm 2015, Thành ủy Hà Nội ₫ã ban hành nhiều chương trình hành ₫ộng, trong ₫ó chú trọng xây dựng và vận hành quỹ hỗ trợ ổn ₫ịnh ₫ời sống người lao ₫ộng có ₫ất bị thu hồi chuyển ₫ổi mục ₫ích sử dụng; khuyến khích phát triển nghề thủ công và làng nghề, tạo ₫iều kiện về mặt bằng ₫ể các doanh nghiệp có thể phát triển. Ưu tiên giải quyết việc làm cho các xã bị thu hồi ₫ất. Phấn ₫ấu ₫ể nông nghiệp ven ₫ô phát triển mạnh hơn theo hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn liền với công nghiệp và dịch vụ. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 38 Có thể nói rằng, ₫ể giải quyết vấn ₫ề việc làm bền vững cho người lao ₫ộng nói chung, những người bị thu hồi ₫ất chuyển ₫ổi mục ₫ích sử dụng nói riêng, hệ thống cơ chế, chính sách, chương trình hành ₫ộng của Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội ban hành ₫ã tập trung vào ₫ào tạo nguồn nhân lực, trong ₫ó dạy nghề ₫ược coi là khâu trung tâm nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao nội lực (₫ức, tài) của người lao ₫ộng ₫áp ứng ngày càng ₫ầy ₫ủ hơn những yêu cầu khách quan của CHVL hiện ₫ại do ĐTH tạo ra; tạo dựng cơ sở vững chắc ₫áp ứng NCVL của người lao ₫ộng ngày càng phát triển ở mức ₫ộ cao hơn. Chúng tôi cho rằng, ₫ây là cách làm mang tính khoa học cao, phản ánh ₫úng yêu cầu khách quan ₫ể giải quyết vấn ₫ề việc làm một cách bền vững. Tuy nhiên, một câu hỏi hết sức nghiêm túc ₫ược ₫ặt ra ở ₫ây là: làm thế nào ₫ể chủ trương, ₫ường lối, cơ chế, chính sách, chương trình hành ₫ộng vừa nói tới ở trên có thể trở thành hiện thực (₫ược hiện thực hóa) trong cuộc sống hàng ngày của người lao ₫ộng? Kết quả nghiên cứu thực tiễn của chúng tôi chỉ ra rằng, những năm qua dưới sự tổ chức, lãnh ₫ạo, chỉ ₫ạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền ₫ịa phương (cơ sở xã, phường) những vùng ĐTH ở Hà Nội, nhìn chung, các chủ trọng, ₫ường lối, cơ chế, chính sách, chương trình hành ₫ộng vừa nói tới ở trên còn chưa ₫ược triển khai thực hiện một cách có hiệu quả cao, làm cho khả năng nắm bắt CHVL mang tính hiện ₫ại do ĐTH tạo ra của nông dân vùng ĐTH còn nhiều hạn chế, chưa có ảnh hưởng tích cực ₫ến sự hình thành, phát triển NCVL của họ tới trình ₫ộ cao như mong muốn. Về thực trạng này, chúng tôi sẽ bàn chi tiết ở các chương sau. Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 39 1.3. NÔNG DÂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI 1.3.1. Khái niệm nông dân Lịch sử phát triển xã hội loài người chỉ ra rằng, ở cùng một thời ₫iểm trên thế giới ở những nước khác nhau cùng tồn tại nhiều kiểu nông dân khác nhau là do ₫ặc thù phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ₫ó quyết ₫ịnh. Nội hàm khái niệm nông dân, do ₫ó, ở những nước khác nhau cũng ₫ược các nhà nghiên cứu xác ₫ịnh không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, trong sự dị biệt ấy, người ta vẫn thấy có những nét chung giữa các nhà nghiên cứu khác nhau khi xác ₫ịnh nội hàm khái niệm nông dân. Sau ₫ây là những tiêu chí chung nhất thường ₫ược các nhà nghiên cứu khác nhau cùng sử dụng ₫ể phân biệt nông dân với những người thuộc các giai tầng xã hội khác: Thứ nhất, sử dụng ₫ất ₫ai như một dạng tư liệu sản xuất ₫ặc biệt (sản xuất nông nghiệp)- một nguồn sinh kế gần như duy nhất; một dạng tài sản ₫ặc biệt có giá trị; một phương tiện chính ₫ể ₫ầu tư, tích lũy của cải và chuyển giao giữa các thế hệ. Thứ hai, bản sắc văn hóa ₫ặc thù sản sinh ra từ cung cách làm ăn ₫ặc trưng cho sản xuất nông nghiệp. Thứ ba, ₫ịa bàn cư trú phù hợp với cung cách làm ăn trong nông nghiệp (nông thôn). Từ những tiêu chí này, nhận thức phổ biến của các nhà nghiên cứu khác nhau, nhìn chung, ₫ều nhấn mạnh: NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 40 Nông dân là những người sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), cư trú ở khu vực nông thôn, có những ₫ặc ₫iểm văn hóa phản ánh trung thành cung cách làm ăn ₫ặc thù cho sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam, do ₫ặc thù về lịch sử, văn hóa, xã hội, từ trước ₫ến nay người ta vẫn hiểu nông dân là một giai tầng xã hội (một giai cấp) bao gồm những người sản xuất nông nghiệp chủ yếu bằng những công cụ sản xuất thô sơ, kỹ thuật canh tác lạc hậu, cũ kỹ từ ngàn ₫ời xưa ₫ể lại; sinh sống ở khu vực nông thôn từ ₫ời này qua ₫ời khác, tạo dựng nên một nền văn hóa, một lối sống ₫ậm ₫à bản sắc dân tộc Việt Nam. Một cách ngắn gọn có thể hiểu: nông dân là những người sản xuất nông nghiệp, cư trú ở nông thôn. Ở ₫ây, hai khái niệm nông nghiệp và nông thôn ₫ược dùng ₫ể ₫ịnh nghĩa khái niệm nông dân. Tương tự như vậy, ta cũng có thể ₫ịnh nghĩa khái niệm nông nghiệp qua hai khái niệm nông dân và nông thôn; hay ₫ịnh nghĩa khái niệm nông thôn qua hai khái niệm nông dân và nông nghiệp. Điều này, về mặt logic hình thức, cho thấy bộ ba khái niệm nông dân, nông nghiệp, nông thôn là những khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ₫ến mức có thể dùng khái niệm này ₫ể ₫ịnh nghĩa khái niệm kia. Từ ₫ó cho phép suy ra rằng, muốn giải quyết thành công vấn ₫ề nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì phải giải quyết chúng một cách ₫ồng bộ, trong một chỉnh thể thống nhất. Sẽ là sai lầm cả về lý luận lẫn thực tiễn nếu giải quyết từng vấn ₫ề trên một cách cô lập, hoàn toàn tách rời khỏi nhau. Chính vì lẽ ₫ó, hiện nay ₫ể giải quyết vấn ₫ề nông thôn (xây dựng nông thôn mới) Đảng và Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 41 Nhà nước ₫ang lãnh ₫ạo nông dân thực hiện một cách ₫ồng bộ hệ thống cơ chế chính sách về vốn, khoa học- công nghệ, thể chế, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, xóa ₫ói giảm nghèo nhằm thúc ₫ẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn vận hành theo cơ chế thị trường, làm cho trình ₫ộ dân trí, ₫ời sống vật chất và tinh thần của nông dân không ngừng ₫ược nâng cao, qua ₫ó tạo ₫ộng lực mạnh mẽ thúc ₫ẩy quá trình xây dựng nông thôn theo hướng hiện ₫ại (HĐH nông thôn). Vì lẽ ₫ó, nếu một trong ba lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn có hiện tượng bất ổn thì phải tìm nguyên nhân trong cả ba lĩnh vực ₫ó, ₫ể từ ₫ó có những giải pháp tổng thể và ₫ồng bộ. Thuật ngữ "tam nông", do ₫ó, không chỉ ₫ơn thuần là một cách nói thâu tóm các thuật ngữ (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) một cách ₫ơn giản và hình thức, mà còn là một thuật ngữ khoa học dùng ₫ể chỉ một "chỉnh thể" (theo nghĩa cơ thể) thống nhất bao gồm trong ₫ó ba bộ phận (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) cấu thành. Điểm chung rất ₫áng chú ý khác giữa các nhà nghiên cứu là họ ₫ều phân biệt nông dân truyền thống và nông dân hiện ₫ại trên cơ sở dựa vào cung cách (phương pháp) làm ăn khác nhau khi cùng sản xuất ra một sản phẩm nông nghiệp. Chẳng hạn, khi sản xuất ra thóc người nông dân truyền thống chỉ biết dựa vào (sử dụng) những công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu trên cơ sở dùng sức mạnh cơ bắp con người là chủ yếu, tự mình làm lấy tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lấy tự sản tự tiêu làm mục tiêu, tất cả ₫ều khép kín, hầu như không có giao thương, liên kết với những lực lượng trong các lĩnh vực sản xuất khác. Trong khi ₫ó người nông dân hiện ₫ại cũng sản NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 42 xuất ra thóc, nhưng với cung cách làm ăn hoàn toàn khác. Công cụ sản xuất của họ là con ₫ẻ của sự vận dụng những tri thức khoa học công nghệ tiên tiến vào thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện ₫ại. Gần như hầu hết các ngành công nghiệp nặng, nhất là công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất ₫ược huy ₫ộng vào sản xuất ra những máy móc (máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa) và các vật tư nông nghiệp khác, như phân bón, thuốc trừ sâu, v.v. Không chỉ gắn với các ngành công nghiệp, sản xuất của người nông dân hiện ₫ại còn gắn liền với các lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế quốc dân, ₫ặc biệt là dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải trên cơ sở áp dụng những thành tựu KHCNTT của thời ₫ại. Tóm lại, sự khác nhau giữa nông dân truyền thống và nông dân hiện ₫ại là ở cung cách làm ăn và mục tiêu mà họ hướng tới trong quá trình sản xuất: - Nếu người nông dân truyền thống sản xuất bằng những công cụ thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa trên sức mạnh cơ bắp của con người và tự khép kín trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, thì người nông dân hiện ₫ại sản xuất bằng những công cụ là con ₫ẻ của việc áp dụng những tri thức khoa học công nghệ tiên tiến của thời ₫ại vào sản xuất của các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu dựa vào sức mạnh trí tuệ, sức mạnh của tri thức, liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực sản xuất khác của nền kinh tế quốc dân. - Nếu người nông dân truyền thống nhằm vào mục tiêu sản xuất ra cái ₫ể mình tự tiêu thụ (tự sản, tự tiêu) thì người nông dân hiện ₫ại nhằm vào mục tiêu sản xuất ra hàng hóa Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 43 nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường (sản xuất ra cái ₫ể ₫em bán, càng nhiều càng tốt); gắn sản xuất với yêu cầu của thị trường theo nguyên tắc lợi ích. Theo quy luật, cung cách làm ăn mới này từng bước sẽ làm xuất hiện ở người nông dân hiện ₫ại những ₫ặc ₫iểm tâm lý xã hội mới phù hợp với nó mà trước ₫ây chưa từng có trong tâm lý người nông dân truyền thống. 1.3.2. Khái niệm nông dân vùng đô thị hóa ở Hà Nội Từ góc nhìn vĩ mô, ở phần trên chúng tôi ₫ã khẳng ₫ịnh ĐTH là bước phát triển mới hợp quy luật của sự phát triển KT-XH ở một nước, làm cho ₫ất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Ở những vùng ĐTH nói chung, Hà Nội nói riêng, diễn ra sự bố trí lại dân cư, sắp xếp lại nguồn lực ₫ồng thời với phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ gắn liền với phát triển nông nghiệp trên cơ sở ₫ẩy mạnh áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, vận hành theo cơ chế thị trường, làm cho nền kinh tế ở những vùng ĐTH phát triển trong sự tác ₫ộng qua lại, gắn kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Cũng như nông dân sinh sống ở những vùng ĐTH khác, nông dân trong vùng ĐTH ở Hà Nội là ₫ối tượng của sự bố trí lại dân cư, sắp xếp lại nguồn nhân lực và nghề nghiệp. Đại bộ phận nông dân ở ₫ây chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp (công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ), số còn lại vẫn sản xuất nông nghiệp hoặc nghề hỗn hợp (vừa làm nông nghiệp vừa làm các nghề khác), chung sống trong một cộng ₫ồng dân cư mới thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau trên một vùng lãnh thổ ₫ang dần dần trở thành ₫ô thị (vốn trước ₫ây là nông thôn thuần túy). Thực tế ₫ó ₫ặt người nông dân những vùng ĐTH nói NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 44 chung và ở Hà Nội nói riêng vào tình huống phải ₫ối mặt với những thay ₫ổi sâu sắc và toàn diện chưa từng xảy ra trong cuộc ₫ời họ: mất ₫ất, mất nghề nghiệp cha truyền con nối từ bao ₫ời nay, có người lại mất luôn cả nơi ở do cha ông ₫ể lại từ ₫ời này sang ₫ời khác, v.v. Đổi lại, họ nhận ₫ược một khoản tiền ₫ền bù ₫ôi khi không nhỏ, cả ₫ời chưa bao giờ có ₫ược. Nhưng làm gì với số tiền ấy ₫ể cuộc sống không bị ₫ảo lộn, ngày càng trở nên no ₫ủ, hạnh phúc hơn thì không phải ai trong số họ cũng có thể trả lời chính xác. Do vậy không ít người trong số này sau khi tiêu pha bất hợp lý hết khoản tiền ₫ền bù nhận ₫ược lại trở thành trắng tay về nghề nghiệp, ₫ói nghèo lại ₫eo bám, cuộc sống lại bấp bênh, bất ổn là nguyên nhân làm nảy sinh những hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội rất ₫áng lo ngại. Có thể nói, tương tự như những nông dân ở những vùng ĐTH khác, người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội ₫ang trải qua bước ngoặt lớn ₫ầy khó khăn mà việc giải quyết nó có ý nghĩa quyết ₫ịnh sự phát triển của cả cuộc ₫ời mình ở những giai ₫oạn tiếp theo. Tuy nhiên cũng cần nói ngay rằng, người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội (cũng như ở những nơi khác) không ₫ơn ₫ộc trong khi vượt qua những khó khăn này. Như ₫ã nói ở phần trên, trước và trong khi diễn ra quá trình ĐTH Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội ₫ã ban hành ₫ồng thời một hệ thống chủ trương, cơ chế, chánh sách, ₫ề án và chương trình hành ₫ộng, về dạy nghề (₫ào tạo nguồn nhân lực); tài chính- tín dụng; bình ổn giá cả vật tư nông nghiệp; hỗ trợ tái ₫ịnh cư và chuyển ₫ổi nghề nghiệp; cơ cấu và tổ chức lại quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn liền với phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ trên cơ sở ₫ẩy mạnh áp dụng những thành tựu KHCNTT nhằm sản xuất ra Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 45 ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có giá trị gia tăng và sức mạnh cạnh tranh cao trên thương trường trong nước và quốc tế, v.v. Đồng thời với việc ban hành hệ thống chủ trương, cơ chế, chính sách này, các cấp ủy Đảng và chính quyền từ trung ương ₫ến cơ sở (xã, phường) ₫ã có nhiều biện pháp tổ chức hành ₫ộng thực tiễn của nông dân vùng ĐTH nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần chủ ₫ộng, năng ₫ộng và sáng tạo của họ thực hiện các chính sách này với tư cách của người làm chủ, biến mục tiêu của những chủ trương, chính sách ₫ó trở thành hiện thực sinh ₫ộng trong cuộc sống thực hằng ngày của họ. Những việc làm này của Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội có tác dụng to lớn làm cho nông dân trở thành chủ thể tích cực quyết ₫ịnh sự thành công của quá trình ĐTH, và cũng chính trong quá trình ₫ó người nông dân thành công trong việc vượt qua những khó khăn vừa nói trên, dần dần vươn lên tạo dựng cho mình cuộc sống ấm no, hạnh phúc - ước mơ ₫ã ấp ủ từ lâu, nay mới có cơ hội thực hiện. Có thể nói người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội là chứng nhân lịch sử của thời kỳ phát triển Thủ ₫ô ngày càng ₫àng hoàng hơn, to ₫ẹp hơn. Từ lập luận trên, chúng tôi hiểu: "Người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội là chủ thể của quá trình chuyển ₫ổi những vùng quê ven ₫ô từ nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, tự cấp tự túc, sang nền kinh tế trong ₫ó nông nghiệp gắn liền với phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, vận hành theo cơ chế thị trường trên cơ sở ₫ẩy mạnh áp dụng những thành tựu KHCNTT của thời ₫ại; làm cho những vùng ven ₫ô vốn là nông thôn thuần túy này dần dần trở thành ₫ô thị với một NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 46 cộng ₫ồng dân cư mới (so với nông thôn) bao gồm nhiều giai tầng xã hội khác nhau, có lối sống phù hợp với ₫ặc ₫iểm của nền kinh tế mới hình thành". 1.3.3. Xu hướng phát triển tâm lý của người nông dân trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội Trong phần nói về khái niệm ₫ô thị hóa của cuốn sách này chúng tôi ₫ã nhấn mạnh, trong quá trình ₫ô thị hóa, người nông dân ở vùng này ₫ang là chủ thể của nền sản xuất tiểu nông lạc hậu, tự túc tự cấp (tự sản tự tiêu) với những công cụ sản xuất thô sơ chủ yếu dựa trên sức mạnh cơ bắp con người, dần dần trở thành chủ thể nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn vận hành theo cơ chế thị trường gắn liền với phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ trên cơ sở ₫ẩy mạnh áp dụng những thành tựu KHCNTT của thời ₫ại. Nói cách khác, người nông dân vùng ₫ô thị hóa ở Hà Nội (cũng như ở những vùng ₫ô thị hóa khác) ₫ã trải qua một quá trình thay ₫ổi tận gốc về cung cách làm ăn. Đây là cội nguồn của sự xuất hiện những ₫ặc ₫iểm tâm lý mới (cả tích cực lẫn tiêu cực) trong lối sống của người nông dân vùng ĐTH như chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng ₫ã khẳng ₫ịnh. Trước ₫ây, sống và làm việc trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sử dụng sức mạnh cơ bắp và những công cụ thô sơ, người nông dân truyền thống luôn phải kề vai sát cánh cùng nhau gồng mình chống chọi với thiên tai tàn khốc, ₫ịch họa hung tàn ₫ể bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm của mình; tối lửa tắt ₫èn có nhau, cùng nhau một nắng hai sương trên Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 47 ₫ồng ruộng; chia sẻ vui buồn trước những cảnh ngộ éo le, v.v. Những sợi dây vô hình ₫ó ₫ã ràng buộc họ lại với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói, ₫ó là cội nguồn làm xuất hiện ở người nông dân truyền thống nước ta những phẩm chất tâm lý tốt ₫ẹp, lối sống thấm ₫ậm tính nhân văn sâu sắc theo tinh thần “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa ₫au cả tàu bỏ cỏ”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, v.v. Đồng thời ₫ây cũng là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện ở họ lối tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa, gia trưởng, bảo thủ, thích ₫i theo ₫ường mòn, lối cũ của cha ông, ₫ịa phương chủ nghĩa, kéo bè kéo cánh, thích ₫àm tiếu chuyện riêng tư của người khác, v.v. Trong quá trình ĐTH, chính những con người này ₫ang dần dần trở thành chủ thể của nền kinh tế thị trường ₫ịnh hướng XHCN lấy sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp gắn liền với việc sử dụng những thành tựu mới nhất của KHKT hiện ₫ại làm mục tiêu. Sự thay ₫ổi sâu sắc trong nội dung, tính chất và cách thức sản xuất như vậy (so với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, khép kín) làm cho bản thân những người tham gia quá trình sản xuất cũng thay ₫ổi (₫ược cải tạo theo cách nói của C.Mác), tạo ra trong bản thân mình những nhận thức, thái ₫ộ, nhu cầu, ₫ộng cơ, hành vi mới v.v. biểu hiện rõ nét ở sự thay ₫ổi về ₫ịnh hướng giá trị, về quan hệ giao tiếp giữa người và người v.v., tất cả ₫ều phục tùng nguyên tắc lợi ích - nguyên tắc cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, bên cạnh sự xuất hiện những ₫ặc ₫iểm tâm lý mới tích cực ở người lao ₫ộng như tư duy khoa học; tác phong công nghiệp; dám ₫ương ₫ầu với những rủi ro có thể xảy ra bất cứ NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 48 lúc nào ₫ể hi vọng ₫ạt ₫ược lợi ích ngày càng lớn hơn, v.v. thì ₫ồng thời cũng xuất hiện hiện tượng những giá trị truyền thống tốt ₫ẹp có nguy cơ bị mai một dần trong tâm lý người lao ₫ộng; những phong tục và quan hệ tốt ₫ẹp giữa người và người trước ₫ây tưởng như ₫ã thành bản chất không thể thay ₫ổi, thì nay cũng có xu hướng dần dần bị xóa nhòa trong ₫ời sống tâm lý con người. Nếu trước ₫ây người ta sống theo châm ngôn “Một con ngựa ₫au cả tàu bỏ cỏ”, “Thương người như thể thương thân”, “Chị ngã em nâng”, v.v. thì nay nó ₫ang có nguy cơ dần dần bị thay thế bằng lối sống lạnh lùng, vô cảm ₫ến tàn nhẫn trước nỗi ₫au của người khác. Nếu trước ₫ây người ta vẫn ứng xử với nhau theo kiểu “Tối lửa tắt ₫èn có nhau”, “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”,v.v. thì nay triết lý sống ₫ầy tính nhân văn sâu sắc ấy ₫ang có nguy cơ dần dần bị rơi vào quên lãng. Nguy cơ trên bắt nguồn từ mặt trái của ĐTH và kinh tế thị trường luôn gắn chặt với nhau như hình với bóng. Vấn ₫ề là ở chỗ chúng ta cần biết cách ₫ẩy lùi nguy cơ này bằng những biện pháp tổng thể và ₫ồng bộ có tác dụng khơi dậy mạnh mẽ những giá trị truyền thống tốt ₫ẹp của dân tộc tiềm ẩn trong ₫ời sống tâm lý người nông dân vùng ĐTH (₫ức tính cần cù, bền bỉ trong lao ₫ộng ; tinh thần ₫oàn kết, tương thân tương ái ₫ùm bọc lẫn nhau v.v.) trong khi tổ chức hành ₫ộng thực tiễn của nông dân thực hiện hệ thống cơ chế, chính sách, ₫ề án, chương trình hành ₫ộng mà Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội ban hành trước và trong khi diễn ra ĐTH (như ₫ã chỉ rõ ở phần trên), ₫ồng thời gắn liền một cách hữu cơ với những biện pháp thúc ₫ẩy mạnh mẽ sự phát triển tư duy khoa học; tác phong công nghiệp; tinh thần dám nghĩ dám làm, Chương 1: Đô thị hóa và tâm lý người nông dân trong bối cảnh 49 dám ₫ương ₫ầu với những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào ₫ể ₫ạt ₫ược lợi ích ngày càng cao hơn của người nông dân vừa ₫ược hình thành từ tác dụng tích cực của ₫ô thị hóa và kinh tế thị trường. Tóm lại, chúng ta cần biết tận dụng thời cơ, ₫ồng thời với ₫ẩy lùi nguy cơ bắt nguồn từ ₫ô thị hóa và kinh tế thị trường bằng những biện pháp tổng thể và ₫ồng bộ trong khi tổ chức cho nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội thực hiện chính sách của Nhà nước và UBND thành phố ₫ã ban hành trong khi triển khai quá trình ĐTH, ₫ể từ ₫ó hình thành và phát triển ở người nông dân vùng ĐTH ở Hà Nội những ₫ặc ₫iểm tâm lý ₫ặc trưng cho nông dân hiện ₫ại nói chung mà vẫn ₫ậm ₫à bản sắc dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, trong quá trình ĐTH ở Hà Nội, dưới sự lãnh ₫ạo, ₫iều khiển, ₫iều chỉnh trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương tới cơ sở (xã, phường) trong khi thi hành các chủ trương, chính sách của Nhà nước và UBND thành phố Hà Hội với tư cách của người làm chủ, sự phát triển tâm lý của nông dân ở những vùng này sẽ vận ₫ộng theo hướng phát triển ngày càng mạnh hơn những ₫ặc ₫iểm tâm lý ₫ặc trưng cho tâm lý người nông dân hiện ₫ại trên nền tảng vững chắc của các giá trị tốt ₫ẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 50 51 Chương 2 VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HOÁ Ở HÀ NỘI 2.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM VÀ NHU CẦU VIỆC LÀM 2.1.1. Các công trình nghiên cứu việc làm, nhu cầu việc làm ngoài nước Nhu cầu và NCVL là một trong những vấn ₫ề ₫ược các nhà tâm lý học, xã hội học và các nhà quản lý nước ngoài hết sức quan tâm bởi việc giải quyết nó có ý nghĩa hết sức quan trọng ₫ối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Hiện nay còn có nhiều quan ₫iểm, công trình nghiên cứu khác nhau về nhu cầu, nhưng khái quát lại có thể nói tới một số khuynh hướng nghiên cứu cơ bản sau. 2.1.1.1. Nghiên cứu nhu cầu, nhu cầu việc làm theo cách tiếp cận sinh học Tiêu biểu trong hướng nghiên cứu này là các nhà phân tâm học như Sigmund Freud, Ernest Dichter, Henry Alexander Murray... Freud ₫ã cho rằng toàn bộ nhân cách của con người ₫ược cấu tạo bởi 3 thành tố có quan hệ thống nhất, quy ₫ịnh và chi phối lẫn nhau là siêu thức, ý thức và cái “nó” (vô thức). Cái “nó” là nền tảng quyết ₫ịnh xu hướng phát triển của nhân cách trong xã hội. Nhu cầu của con người gắn liền với NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 52 các bản năng, xung năng vô thức ₫ược quyết ₫ịnh bởi năng lượng “Libido” là thành phần cơ bản của cái “nó”. Nhu cầu của con người có cội nguồn từ cái “nó” luôn bị kiểm duyệt, chèn ép bởi ý thức và siêu thức. Nhu cầu của con người không tồn tại thực mà chỉ biểu hiện qua các giấc mơ, mong muốn thầm kín và NCVL của con người chỉ là những mong muốn mang tính bản năng mà thôi. Con người không thể sáng tạo ra nhu cầu, NCVL mà chỉ tạo ₫iều kiện ₫ể nhu cầu, NCVL bộc lộ, phát triển mà thôi. Như vậy, có thể nói khi nghiên cứu nhu cầu Freud ₫ã tiếp cận trên quan ₫iểm sinh học, nội sinh mà không quan tâm tới các yếu tố văn hóa, xã hội lịch sử của con người. Với cách tiếp cận này thì các hoạt ₫ộng tạo ra nhu cầu, NCVL của con người là hoàn toàn không cần thiết. H.A Murray người tiếp tục nghiên cứu và phát triển lý thuyết của Freud và xây dựng lý thuyết nhân cách dựa trên quan niệm này. Theo ông cấu trúc nhân cách con người bao gồm hai loại nhu cầu chính là: nhu cầu nguyên phát và nhu cầu thứ phát. Nhu cầu nguyên phát là nhu cầu tự nhiên của con người như những nhu cầu của một cơ thể sống ₫ể tồn tại như: nhu cầu an toàn, nhu cầu tránh thất bại, nhu cầu tránh bị trừng phạt, nhu cầu phòng vệ... Nhu cầu thứ phát là nhu cầu ₫ược hình thành trong giao tiếp với người khác ₫ể tồn tại và phát triển như một nhân cách-thành viên trong xã hội như: nhu cầu quyền lực, nhu cầu thành ₫ạt, nhu cầu tôn trọng, ủng hộ, nhu cầu tìm kiếm các quan hệ bạn bè... Như vậy mặc dù Murray coi nhu cầu là cái tiền ₫ịnh, bẩm sinh xuất phát từ vô thức nhưng ông ₫ã tiến bộ hơn Freud là ₫ã chú ý tới các yếu tố xã hội, văn hoá trong sự phát triển nhu cầu của con người. Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 53 Ernest Dichter ₫ã vận dụng lý thuyết của Freud ₫ể nghiên cứu nhu cầu, nhu cầu làm việc của con người. Theo ông, người lao ₫ộng luôn có nhu cầu, mong muốn ₫ược làm việc trong môi trường phù hợp với nhu cầu tự nhiên-nhu cầu sinh học bản năng. Ví dụ: làm việc trong môi trường không khí trong sạch, thoáng mát yên tĩnh; nhu cầu ₫ược uống nước trong sạch; ₫ược làm việc ở nơi ánh sáng phù hợp; nhận lương có thể bảo ₫ảm cuộc sống cho bản thân... Theo ông, NCVL cũng là nhu cầu sinh học mang tính bản năng nhưng ₫ã ₫ược phát triển ở trình ₫ộ cao và bị chi phối bởi các ₫iều kiện, hoàn cảnh xã hội. Để khuyến khích, ₫ộng viên người lao ₫ộng làm việc cần hết sức lưu ý các ₫iều kiện làm việc, chính sách của doanh nghiệp nhằm ₫áp ứng nhu cầu sinh học, nhu cầu cơ sở của họ. 2.1.1.2. Nghiên cứu nhu cầu theo hướng tiếp cận nhân văn A. Maslow là người sáng lập trường phái tâm lý học nhân văn trong tâm lý học. Ông cho rằng, nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực của con người, nhân cách con người là tổ hợp của các loại nhu cầu có trình ₫ộ phát triển từ thấp tới cao, từ nhu cầu sinh học ₫ến nhu cầu cấp cao - nhu cầu xã hội. Nhu cầu của con người ₫ược sắp xếp theo thang bậc sau: nhu cầu sinh lý; nhu cầu an toàn; nhu cầu tình cảm và giao lưu; nhu cầu ₫ược tôn trọng; nhu cầu tự khẳng ₫ịnh. Hành vi của con người có thể bị thúc ₫ẩy bởi một hoặc ₫ồng thời cả 5 loại nhu cầu trên. Tính cấp thiết của nhu cầu luôn thay ₫ổi khi một nhóm nhu cầu nào ₫ó ₫ược thỏa mãn thì tính cấp thiết của nó giảm ₫i và nhóm nhu cầu khác lại tiếp thu ₫ược sức mạnh trở nên cấp thiết, thôi thúc hơn. Học thuyết nhu cầu của Maslow NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 54 ₫ã ₫ược các nhà tâm lý học vận dụng nghiên cứu nhu cầu, ₫ộng cơ làm việc của con người trong doanh nghiệp. Trong số các nghiên cứu này nổi bật nhất là nghiên cứu của Phideric Herzberg về lý thuyết hai yếu tố về nhu cầu ₫ộng cơ của người lao ₫ộng. Theo ông, người lao ₫ộng thường có nhu cầu về các yếu tố thỏa mãn-₫iều kiện lao ₫ộng (ánh sáng, tiếng ồn, môi trường làm việc sạch sẽ, tích chất công việc không căng thẳng) và các yếu tố thúc ₫ẩy (tiền lương, khả năng thăng tiến, uy tín công việc trong xã hội). Theo ông, nhà quản lý cần phải biết kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố trên mới có thể thúc ₫ẩy ₫ược nhu cầu người lao ₫ộng ₫ối với công việc và cống hiến hết mình cho tổ chức. 2.1.1.3. Nghiên cứu nhu cầu theo hướng tiếp cận tâm lý học cấu trúc (Gestalt) Các nhà tâm lý học theo hướng tiếp cận này ₫ã áp dụng các qui luật vật lý trong nghiên cứu tâm lý con người. Theo họ tâm lý, nhu cầu của con người ₫ược hình thành trong mối quan hệ thống nhất giữa não người với môi trường và ₫ối tượng. Nhu cầu của con người ₫ược hình thành dựa trên sự tương tác giữa các thành tố trên mà không phụ thuộc vào tính tích cực của chủ thể. Các ₫ại diện tiêu biểu của trường phái này trong nghiên cứu nhu cầu, NCVL của người lao ₫ộng là K. Lewin, G. Katona. Theo K.Lewin nhu cầu của người lao ₫ộng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất, ₫ặc ₫iểm của công việc, các chính sách của công ty ₫ối với họ (tiền lương, chế ₫ộ bảo hiểm) và môi trường làm việc, chỗ ăn ở (₫iều kiện ánh sáng, không khí, tiếng ồn, máy móc, trang thiết bị...). Người lao ₫ộng có nhu cầu công việc cao, nếu người quản lý biết quan tâm tới các vấn ₫ề của con người trong doanh Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 55 nghiệp như ₫ã nêu trên. G. Katona nghiên cứu nhu cầu, NCVL của con người trong mối quan hệ giữa con người với môi trường văn hóa, xã hội, lịch sử. Theo ông, NCVL của con người phụ thuộc rất nhiều vào ₫ặc ₫iểm tâm lý của con người, uy tín của nghề trong xã hội và ₫ặc biệt là các ₫ặc ₫iểm văn hóa, xã hội, lịch sử nơi con người sống, hoạt ₫ộng. Theo Devid McClelland, trong mỗi con người ₫ều có 3 nhóm nhu cầu cơ bản là: nhu cầu quyền lực, nhu cầu liên kết và nhu cầu thành ₫ạt, vì vậy khi tìm việc làm con người bị chi phối của một hoặc cả 3 nhóm nhu cầu trên. Theo quan niệm của ông, nhu cầu của con người là nhu cầu xã hội ₫ược phát triển cùng với sự phát triển nhân cách của con người. Thông qua lao ₫ộng, bằng lao ₫ộng con người có nhu cầu liên kết, giao lưu với những người khác, muốn ₫ược quan tâm, ₫ược thăng tiến ₫ể khẳng ₫ịnh bản thân và gây ảnh hưởng tới người khác. Để tạo ra ₫ược việc làm cuốn hút ₫ược người lao ₫ộng thì các doanh nghiệp, các nhà quản lý cần lưu ý tới việc thỏa mãn cả ba nhóm nhu cầu trên. Theo G.H Lotwin và R.A Stringer ₫ã ₫ưa ra cách tiếp cận hệ thống ₫ối với nhu cầu và NCVL của con người. Theo họ nhu cầu ₫ược xem như là hệ thống các biến số và những quan hệ tương tác, trong ₫ó những yếu tố thúc ₫ẩy ₫óng vai trò quan trọng nhất: nhu cầu của người lao ₫ộng chịu ảnh hưởng rất lớn từ bầu không khí tâm lý xã hội, quan hệ “dọc” và quan hệ “ngang” trong công ty. 2.1.1.4. Nghiên cứu nhu cầu theo hướng tiếp cận tâm lý học hoạt ₫ộng Tâm lý học hoạt ₫ộng coi nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực của con người, tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học hoạt NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 56 ₫ộng, nhu cầu không phải là xuất phát ₫iểm, nguồn gốc của hoạt ₫ộng. Các nhà tâm lý học hoạt ₫ộng nhấn mạnh mối quan hệ giữa hoạt ₫ộng và nhu cầu theo sơ ₫ồ sau: hoạt ₫ộng - nhu cầu - hoạt ₫ộng. Nhu cầu của con người ₫ược tạo ra và luôn biến ₫ổi cả về chất lượng và hình thức phản ánh. Mặc dù nhu cầu của con người là do hoạt ₫ộng tạo ra nhưng liên quan hết sức chặt chẽ với ₫ộng cơ hoạt ₫ộng. Khi còn ở mức ₫ộ trạng thái nhu cầu thì chủ thể chưa ý thức ₫ược rõ ràng, cụ thể về ₫ối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu, chỉ khi ₫ối tượng nhu cầu ₫ược phát lộ nhu cầu mới có tính ₫ối tượng và chính ₫ối tượng ₫ã có ₫ược chức năng thúc ₫ẩy, hướng dẫn hành vi của con người chiếm lĩnh nó, lúc này nhu cầu ₫ã trở thành ₫ộng cơ. D.N Uznatze ₫ã xây dựng lý thuyết tâm thế trong tâm lý học hoạt ₫ộng. Ông cho rằng nhu cầu là yếu tố quyết ₫ịnh tính tích cực của nhân cách và là ₫ộng lực hành vi thực tiễn của con người. Theo ông có thể căn cứu vào tính chất của nhu cầu ₫ể phân loại và ₫ánh giá hành vi con người trong xã hội. NCVL là nhu cầu mang tính xã hội cao biểu hiện nhận thức, thái ₫ộ và hành ₫ộng cụ thể của người lao ₫ộng ₫ối với công việc, tổ chức và chế ₫ộ xã hội. NCVL của con người có hai mức ₫ộ biểu hiện là nhu cầu hiện thực và nhu cầu tiềm năng. NCVL, thỏa mãn NCVL là ₫iều kiện quan trọng ₫ể tồn tại, phát triển toàn diện nhân cách-thành viên tích cực của xã hội. A. N Leonchiev cho rằng NCVL ở người lao ₫ộng rất ₫a dạng và phong phú, nhu cầu không chỉ phụ thuộc các yếu tố chủ quan mà còn phụ thuộc các yếu tố khách quan. Đặc biệt là nhận thức của người lao ₫ộng về ý nghĩa và vai trò của công ty, Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 57 giá trị lao ₫ộng, giá trị của các sản phẩm mà họ làm ra ₫ối với sự phát triển kinh tế xã hội, là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu và ₫ộng cơ làm việc của họ. Theo A. N Leonchiev, một trong những yếu tố quan trọng khi nghiên cứu nhu cầu, NCVL của người lao ₫ộng là nghiên cứu môi trường (tự nhiên và xã hội) nơi con người sinh sống và hoạt ₫ộng ₫ặc biệt lưu ý tới ₫ối tượng, các ₫iều kiện thỏa mãn nhu cầu của họ như là một thành viên trong xã hội. Điểm nhấn mạnh của các nhà tâm lý học hoạt ₫ộng về nhu cầu và NCVL là: NCVL là sản phẩm xã hội do chính hoạt ₫ộng lao ₫ộng của con người tạo ra ₫ược chủ thể ý thức sâu sắc và bị qui ₫ịnh bởi nhiều yếu tố2. Theo V.F Lomop, NCVL là nhu cầu xã hội ₫ược nảy sinh trong một giai ₫oạn nhất ₫ịnh của quá trình tiến hóa lịch sử từ con người nguyên thủy tới con người văn minh. Nghiên cứu nhu cầu, “₫ặc biệt NCVL” không thể bỏ qua việc nghiên cứu các ₫iều kiện khách quan mà nhu cầu nảy sinh. Các nhà tâm lý học Nga ngày nay ₫ã tiếp thu truyền thống và những giá trị hết sức ấn tượng của nền tâm lý học Xô Viết trước ₫ây, ₫ã nghiên cứu nhu cầu và NCVL trong ₫iều kiện kinh tế thị trường ₫ạt ₫ược những thành quả hết sức trân trọng. Một trong các nhà tâm lý học nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực này là A.B Leonova. Bà là một trong các nhà nghiên cứu tài năng của phòng thực nghiệm tâm lý học lao ₫ộng thuộc Viện Tâm lý học Liên bang Nga. Theo bà, NCVL của con người trong ₫iều kiện kinh tế thị trường là một hiện tượng tâm lý xã hội hết sức quan trọng. Con người không chỉ muốn tìm kiếm công việc 2 Dẫn theo: Nguyễn Hữu Thụ: Tâm lý học quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007, tr.58. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 58 phù hợp cho mình mà còn tìm kiếm các ₫iều kiện việc làm tốt nhất ₫ể có thể phát triển nhân cách của họ. NCVL của người lao ₫ộng ở các lứa tuổi khác nhau là khác nhau, nhu cầu này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố chủ quan (hứng thú, ₫ộng cơ, ₫ịnh hướng giá trị) và các yếu tố khách quan như thị trường việc làm, hoạt ₫ộng truyền thông, uy tín của việc làm, ₫iều kiện làm việc, tiền lương và chính sách ₫ối với người lao ₫ộng của các doanh nghiệp. Trong các yếu tố kể trên thì vai trò của hoạt ₫ộng truyền thông và hoạt ₫ộng ₫ào tạo nghề của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng3. Công trình nghiên cứu hiện tượng có việc làm và khủng khoảng việc làm của A.N Demin (2004), theo ông có việc làm là một hiện tượng tâm lý xã hội ₫ặc biệt mà bản chất của nó là sự lôi cuốn con người tích cực tham gia (hoặc không tham) gia hoạt ₫ộng lao ₫ộng. Dưới góc ₫ộ tâm lý học có việc làm có thể tiếp cận nghiên cứu trên hai mức ₫ộ sau: nhân cách - nhóm và siêu nhân cách - nhóm. Trên bình diện nhân cách - nhóm có việc làm là sự thể hiện các ₫ặc ₫iểm tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của nhóm trong việc thực hiện chiến lược hành ₫ộng ₫ể có ₫ược việc làm. Trên bình diện siêu nhân cách-nhóm có việc làm là kết quả của sự ảnh hưởng chính trị, xã hội và thị trường lao ₫ộng tới vai trò và mong muốn của cá nhân, nhóm có ₫ược việc làm. Người lao ₫ộng có ₫ược việc làm không chỉ phụ thuộc vào tính tích cực, ₫ặc ₫iểm tâm lý của họ mà còn phụ thuộc vào thị trường lao ₫ộng, các chính sách vĩ mô của Nhà nước... 3 Các vấn ₫ề của tâm lý học kinh tế, Nxb Viện Tâm lý học Liên bang Nga, Matxcowva, 2004 (tập 1) trang 344. Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 59 - Các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học về việc làm và nhu cầu việc làm. Trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế thế giới hiện nay ₫ã ảnh hưởng rất lớn tới ₫ời sống của nhiều người dân trên thế giới, thất nghiệp ₫ã trở thành quốc nạn cho nhiều quốc gia ₫ặc biệt ₫ối với các nước phát triển, vì thế vấn ₫ề việc làm và NCVL hiện nay ₫ược rất nhiều nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu của Nicholas Von Hoffman (nhà xã hội học Đức) cho thấy, tác ₫ộng của khủng hoảng kinh tế ₫ến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông nghiệp là rất hệ trọng. Suy thoái kinh tế ₫ã gây ra khủng khoảng việc làm sâu rộng trên toàn cầu, không chừa bất kỳ quốc gia nào. Ở nhiều quốc gia, nạn thất nghiệp ₫ã trở thành vấn ₫ề chứa ₫ựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn ₫ối với sự ổn ₫ịnh chính trị xã hội. Tổ chức Lao ₫ộng Thế giới (ILO) ₫ã ₫ưa ra nhận ₫ịnh năm 2009 rằng: khủng hoảng tài chính hiện nay có thể còn nghiêm trọng hơn ₫ại suy thoái năm 1929. Số người thất nghiệp ₫ã tăng từ 190 triệu năm 2007 lên 239 triệu vào năm 2009 với gần 7,4% thất nghiệp và sẽ còn tăng thêm trong vài năm trở lại ₫ây. Khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng ₫ặc biệt nghiêm trọng tới các nước phát triển. Theo số liệu công bố của OECD cho thấy các nước phát triển ₫ã chiếm tới 30-40% tổng số người thất nghiệp trong khi các nước này chỉ chiểm 16% tổng số lao ₫ộng toàn cầu. Riêng 30 nước thành viên của OECD ₫ã mất 15 triệu việc làm từ cuối 2007 tới nay và tỉ lệ thất nghiệp trong khối hiện nay là 7,8%. NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 60 Tại châu Âu thất nghiệp tại Eurozone là 9,6% (9/2009) với hơn 15,2 triệu người bị mất việc làm. Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương có tới 112,2 triệu người bị thất nghiệp năm 2009. Khu vực châu Mỹ tỉ lệ thất nghiệp của Canada tăng lên 8,6% tháng 6/2009 mức cao nhất trong 11 năm qua. Theo ILO số thất nghiệp ở các nước Trung Mỹ ₫ã lên tới 1,27 triệu người và tỉ lệ thất nghiệp hiện nay ₫ã là 9%. Tại châu Phi tình hình thất nghiệp cũng trở nên hết sức căng thẳng, hiện nay khoảng 50% thanh niên thất nghiệp, riêng Nam Phi tỉ lệ thất nghiệp ₫ã lên tới 23,5% (Nguồn Tổ chức Lao ₫ộng Quốc tế 2012). 2.1.2. Các công trình nghiên cứu việc làm, nhu cầu việc làm trong nước Các nhà tâm lý học, xã hội học Việt Nam ₫ã nghiên cứu về việc làm, nhu cầu và CHVL từ khá lâu, tuy nhiên từ khi Đổi mới (1986) nghiên cứu về việc làm, nhu cầu, CHVL ₫ã phát triển với một tốc ₫ộ nhanh chưa từng có. Tổng kết lại các công trình nghiên cứu về việc làm, nhu cầu và cơ hội việc làm có thể khái quát thành các hướng sau: 2.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học về việc làm, nhu cầu việc làm Trong số các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà xã hội học về việc làm, cơ hội việc làm có thể kể ra một số công trình sau ₫ây. Tác giả Lê Thi - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nghiên cứu ₫ề tài “Vấn ₫ề việc làm, tăng thu nhập, nâng cao ₫ịa vị phụ nữ nông thôn hiện nay” (1997). Nghiên cứu ₫ã làm rõ tầm quan trọng của việc làm trong việc phát huy vai trò của phụ nữ ở nông thôn và tính bức xúc của việc làm ₫ối với Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 61 phụ nữ nông thôn trong việc ổn ₫ịnh và từng bước nâng cao ₫ời sống của nông dân hiện nay. Công trình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao ₫ộng với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện ₫ại hoá ₫ất nước” (2001) của Trần Văn Chử và cộng sự ₫ã làm rõ quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa quá trình công nghiệp hoá với việc nâng cao chất lượng ₫ào tạo và tay nghề cao cho ₫ội ngũ người lao ₫ộng. Năm 2003, ₫ề tài nghiên cứu “Biến ₫ổi kinh tế-xã hội ở vùng ven ₫ô Hà Nội trong quá trình ₫ô thị hoá” của Phòng Xã hội học Đô thị (Viện Xã hội học) do Nguyễn Hữu Minh và ₫ồng nghiệp thực hiện ₫ã chỉ ra sự chuyển ₫ổi cơ cấu nghề nghiệp tại các xã vùng ven ₫ô hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu nghề nghiệp tại các xã ven ₫ô ₫ã có nhiều biến ₫ổi. Các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần trong cơ cấu kinh tế của các ₫ịa phương. Tại một số xã, các nghề thủ công truyền thống ₫ã ₫ược khôi phục và phát triển nhanh chóng, ₫em lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia ₫ình tại ₫ịa phương, khuynh hướng hoạt ₫ộng buôn bán/dịch vụ và thủ công nghiệp phát triển khá nhanh ₫ồng thời xu hướng chuyển ₫ổi nghề nghiệp từ lao ₫ộng nông nghiệp sang lao ₫ộng công nghiệp, lao ₫ộng dịch vụ hưởng lương và trợ cấp (quốc doanh và ngoài quốc doanh) thể hiện rất rõ nét, tuy nhiên ở một số ₫ịa phương lao ₫ộng nông nghiệp vẫn còn giữ một vị trí ₫áng kể trong các hoạt ₫ộng kinh tế. Công trình nghiên cứu cấp nhà nước KX.01-2005 “Việc làm và thu nhập cho lao ₫ộng bị thu hồi ₫ất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện ₫ại hoá và ₫ô thị hoá” của Trường Đại NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 62 học Kinh tế Quốc dân ₫ã chỉ rõ, tính tất yếu của việc mất việc làm và giảm thu nhập của người dân ở các vùng ₫ô thị hoá. Nghiên cứu khẳng ₫ịnh ₫ây vừa là cơ hội vừa là thách thức trong quá trình phát triển, ₫ồng thời chỉ rõ những bất cập về ₫ền bù, ₫ào tạo nghề cho nông dân và vấn ₫ề bảo ₫ảm thu nhập, ₫ời sống cho nông dân sau thu hồi ₫ất. Đề tài kết luận nếu giải quyết tốt vấn ₫ề này thì sẽ ₫ẩy nhanh tốc ₫ộ quá trình phát triển của ₫ất nước, nhưng nếu không giải quyết tốt vấn ₫ề này thì sẽ có thể tạo ra sự bất ổn trong xã hội. Năm 2007, Nguyễn Hữu Dũng và các cộng sự ₫ã nghiên cứu ₫ề tài “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”. Nghiên cứu ₫ã làm rõ thực trạng việc làm ở Việt Nam, chỉ ra các dòng di chuyển lao ₫ộng trên thị trường, trong ₫ó xu hướng di chuyển chủ ₫ạo nhất là di chuyển từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm. Theo tác giả, giải pháp cơ bản cho việc giải quyết việc làm là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và cơ cấu lao ₫ộng xã hội theo hướng CNH, HĐH. Năm 2008-2009, nghiên cứu “Tác ₫ộng của ₫ô thị hoá ₫ến các mặt KT-XH của vùng ven ₫ô và những vấn ₫ề cần quan tâm” của Nguyễn Duy Thắng ₫ã chỉ rõ: Đô thị hoá vùng ven ₫ô Hà Nội ₫ang chịu tác ₫ộng mạnh mẽ của quá trình ₫ô thị hoá. Các xã ven ₫ô ₫ã trở thành phường và hoà vào nhịp sống ₫ô thị trong khi ₫ó nhiều vấn ₫ề nảy sinh cần ₫ược giải quyết ₫ể bảo ₫ảm sự phát triển của thành phố. Những vấn ₫ề cấp bách như việc làm, tạo CHVL, sự phân hoá giàu nghèo và ô nhiễm môi trường ₫ang ₫ặt ra cho các nhà quản lý và hoạch ₫ịnh chính sách thành phố những thử thách mới ₫òi hỏi có giải pháp ngay. Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 63 Năm 2009-2010, Trần Thị Minh Ngọc - Học Viện Chính trị- Hành chính Khu vực 1 ₫ã tiến hành nghiên cứu ₫ề tài “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi ₫ất ở ngoại thành Hà Nội”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn ₫ề lao ₫ộng và việc làm luôn thu hút ₫ược sự quan tâm của không chỉ người lao ₫ộng mà còn các nhà khoa học, các nhà lãnh ₫ạo, quản lý ở các cấp ₫ộ khác nhau trong xã hội. Việc thu hồi ₫ất phục vụ mục ₫ích công của Nhà nước không chỉ ảnh hưởng tới chỗ ở, việc làm của người dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, ₫ời sống vật chất và tinh thần của họ. Có nhiều nguyên nhân dẫn ₫ến không có việc làm, nhưng những nguyên nhân chủ quan về phía người lao ₫ộng ₫óng vai trò hết sức quan trọng như: trình ₫ộ học vấn thấp, không có chuyên môn kĩ thuật, sử dụng tiền ₫ền bù không phù hợp. Đề tài ₫ã ₫ưa ra một số biện pháp ₫ể giải quyết việc làm cho người lao ₫ộng như sau: tổ chức ₫ào tạo nghề, hoàn thiện tốt việc qui hoạch ₫ất ₫ai, quản lý tốt kinh phí ₫ền bù giải phóng mặt bằng, khuyến khích người lao ₫ộng tìm kiếm việc làm và ₫ẩy mạnh xuất khẩu. Nhóm tác giả ₫ã nhấn mạnh hiện nay CHVL cho người dân vùng ₫ô thị hoá ở Hà Nội còn thấp, một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa có sự phối hợp ₫ồng bộ giữa các cấp, các ngành, giữa doanh nghiệp và chính quyền ₫ịa phương, trong ₫ó một số chính sách của Nhà nước ₫ưa ra là chưa phù hợp (vay vốn, ₫ào tạo nghề....). Năm 2011-2012, công trình nghiên cứu thuộc ₫ề tài ₫ộc lập cấp nhà nước “Tác ₫ộng của quá trình ₫ô thị hoá ₫ến sự phát triển của khu vực nông thôn” của Hoàng Bá Thịnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ₫ô thị hoá ₫ã ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện tới mọi vấn ₫ề của nông thôn trong ₫ó có ₫ời sống NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 64 nông dân hiện nay, ₫ặc biệt ₫ô thị hoá ₫ã làm biến ₫ổi cơ cấu lao ₫ộng, việc làm của vùng nông thôn. Đề tài nghiên cứu ₫ã ₫ưa ra các kết luận về những tác ₫ộng tiêu cực của ₫ô thị hoá tới việc làm của lao ₫ộng nông thôn như sau: - Thất nghiệp gia tăng ở nông thôn do không thích nghi ₫ược với công việc mới. - Sự thiên lệch về CHVL giữa các vùng phát triển và kém phát triển. - Mất ₫ất nông nghiệp là nguyên nhân cơ bản làm mất việc làm trong nông nghiệp. - Ít việc làm ₫ược tạo ra bởi các dự án hạ tầng xa xỉ, các ngành công nghiệp thâm dụng vốn. - Mức ₫ộ ô nhiễm môi trường gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.2. Một số công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học về việc làm, nhu cầu việc làm Từ khi ₫ổi mới cho ₫ến nay các nhà tâm lý học cũng ₫ã rất quan tâm tới vấn ₫ề nhu cầu và CHVL. Trong số các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà tâm lý học về nhu cầu, và CHVL có thể kể ₫ến các công trình sau. Đỗ Long nghiên cứu nhu cầu, nhu cầu tiêu dùng xã hội trong tiến trình phát triển xã hội. Theo ông nhu cầu là những mong muốn, ₫òi hỏi mang tính tự nhiên của con người cần ₫ược thoả mãn ₫ể tồn tại và phát triển. Khi nghiên cứu sự phát triển của nhu cầu xã hội trong các hình thái KT-XH khác nhau ông ₫ã chỉ rõ 3 qui luật cơ bản sau: 1) Qui luật về sự thoả mãn của nhu cầu - nhu cầu có thể ₫ược thoả mãn ở nhiều mức ₫ộ khác nhau phụ Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 65 thuộc rất nhiều vào ₫iều kiện, phương thức thỏa mãn và trình ₫ộ phát triển của xã hội; 2). Qui luật phát triển của nhu cầu- nhu cầu của con người không bất biến mà luôn luôn thay ₫ổi và phát triển về cả số lượng và chất lượng. Nhu cầu của con người phát triển theo chiều hướng ngày càng ₫a dạng và phong phú với yêu cầu về chất lượng ngày càng cao; 3) Qui luật tiến bộ - nếu nhìn một cách xuyên suốt tiến trình lịch sử thì nhu cầu của cá nhân, nhu cầu xã hội luôn tiến bộ, các nhu cầu nảy sinh sau thì thường tiến bộ, phù hợp với khuynh hướng phát triển của nhân loại. Lê Thanh Hương nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng máy nông nghiệp của nông dân như một nhóm xã hội ở một số tỉnh Đồng bằng Bắc Độ. Theo tác giả nhu cầu máy nông nghiệp của nông dân là những mong muốn, ₫òi hỏi về các phương tiện, máy móc phục vụ cho hoạt ₫ộng sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt ₫ảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiêu dùng ₫ối với các công cụ sản xuất nông nghiệp của nông dân một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay còn khá hạn chế mà nguyên nhân cơ bản là do Nhà nước, chính quyền ₫ịa phương chưa có chính sách thúc ₫ẩy việc làm và tạo ₫iều kiện thúc ₫ẩy nhu cầu này trên thực tế. Năm 2002-2003 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự hỗ trợ của Chính phủ Vương quốc Hà Lan, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tiến hành dự án VIE/98/044/99 “Nghiên cứu, ₫ánh giá nhu cầu của nông dân”. Bằng các phương pháp nghiên cứu ₫ịnh tính và nghiên cứu ₫ịnh lượng như phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia và phương pháp ₫iều tra bảng hỏi... những người thực hiện dự án ₫ã ₫i tới kết NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 66 luận sau: Đời sống của nông dân Việt Nam hiện nay còn nhiều khó khăn, các cơ quan, nhà cung cấp dịch vụ công ₫ã ₫óng góp nhiều trong việc hỗ trợ nông dân; nông dân có nhu cầu cao ₫ối với thông tin truyền thông ₫ại chúng như: TV, ₫ài phát thanh. Nhu cầu của nông dân ₫ối với các dịch vụ khuyến nông, dịch vụ chăn nuôi và thú y, bảo vệ thực vật là khá cao nhưng vai trò ₫áp ứng của Nhà nước, chính quyền ₫ịa phương còn thấp. Nông dân thiếu thông tin về vật tư và sản phẩm nông nghiệp. Nhu cầu vay tín dụng với lãi suất hợp lý ở nông dân khá cao ₫ặc biệt là ở các vùng dân tộc thiểu số, có một thực tế hiện nay là nông dân nghèo thì cơ hội tiếp cận nguồn vốn khó khăn hơn rất nhiều so với nông dân giàu. Nông dân có nhu cầu cao ₫ối với các thông tin có tính thực tế và thông tin bằng tiếng ₫ịa phương (tiếng dân tộc). Năm 1999 — 2000, Viện Tâm lý học thuộc Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia ₫ã thực hiện dự án “Tâm lý nông dân trong thời kỳ ₫ầu phát triển kinh tế thị trường”. Dự án ₫ã ₫ặt ra mục tiêu nghiên cứu nhu cầu, NCVL, tâm trạng và nguyện vọng của người nông dân trong giai ₫oạn chuyển ₫ổi quan trọng này ₫ối với ₫ất nước, dân tộc. Kết quả dự án cho thấy nhu cầu về diện tích ₫ất sử dụng là rất phong phú, ₫a dạng, chỉ có 20% trong số ₫ược ₫iều tra cho rằng có nhu cầu ₫ược có thêm ₫ất ở và 50 % có nhu cầu ₫ất canh tác, nhu cầu thuê mướn sức lao ₫ộng, nhu cầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Dự án ₫ã làm rõ ₫ược thực trạng một số nhu cầu cơ bản của nông dân trong giai ₫oạn ₫ầu của sự chuyển ₫ổi. Năm 2000-2001 ₫ề tài nghiên cứu “Một số ₫ặc ₫iểm tâm lý nông dân bị thu hồi ₫ất ₫ể xây dựng các khu công nghiệp” do Viện Tâm lý học - Trung tâm Khoa học Xã hội Việt Nam Chương 2: Việc làm, nhu cầu việc làm của người nông dân 67 thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy KCN ₫ã làm thay ₫ổi việc làm của phần lớn nông dân tại ₫ịa phương cụ thể: 90,4% số nông dân này ₫ã chuyển sang làm nghề khác, 12,2% chuyển ₫ổi cây trồng và 18,1% có thêm việc làm mới. Người dân mong muốn ₫ược ₫ào tạo và phát triển ngành nghề nào ₫ó ₫ể có thể nuôi sống bản thân và gia ₫ình. Mong muốn lớn nhất của họ là ₫ược ₫ào tạo một nghề mới, mong muốn thứ hai là ₫ược làm việc trong khu công nghiệp và mong muốn thứ ba là ₫ược tham gia các khoá ₫ào tạo ngắn hạn. Lã Thu Thuỷ nghiên cứu nhu cầu thành ₫ạt nghề nghiệp của trí thức trẻ. Theo tác giả, nhu cầu thành ₫ạt là nhu cầu tự khẳng ₫ịnh bản thân của người tri thức trẻ muốn ₫ạt ₫ược các mục tiêu cụ thể về nghề nghiệp, việc làm, ₫ịa vị xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ phần lớn tri thức trẻ Việt Nam hiện nay ₫ều có nhu cầu thành ₫ạt nghề nghiệp khá cao thể hiện muốn tự khẳng ₫ịnh bản thân trong xã hội. Nguyễn Hữu Thụ nghiên cứu nhu cầu việc làm, ₫ịnh hướng giá trị của người lao ₫ộng trong các doanh nghiệp hiện nay, ₫ặc biệt ₫i sâu phân tích ₫ịnh hướng giá trị ₫ối với NCVL, ₫ối tượng và ₫iều kiện, tính chất công việc, chế ₫ộ tiền lương và cơ hội thăng tiến của người lao ₫ộng. Tác giả ₫ã nhấn mạnh ₫ịnh hướng giá trị NCVL của người lao ₫ộng hiện nay ₫ã có sự thay ₫ổi tương ₫ối cơ bản trên một số bình diện so với ₫ịnh hướng giá trị việc làm của người lao ₫ộng trước ₫ây (trước ₫ổi mới). Người lao ₫ộng hiện nay ₫ịnh hướng giá trị ₫ối với việc làm, nhu cầu việc làm thiên về các giá trị vật chất mà ít coi trọng các giá trị xã hội, giá trị tinh thần của việc làm. Nguyên nhân có sự thay ₫ổi ₫ịnh hướng giá trị trên là do có sự chuyển ₫ổi của kinh tế xã hội, nền kinh tế thị trường ₫ịnh NHU CẦU VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN 68 hướng xã hội chủ nghĩa ₫ã làm thay ₫ổi nhiều mặt của ₫ời sống xã hội trong ₫ó có văn hóa, kinh tế, xã hội và tâm lý, quan hệ giữa con người với con người4. Như vậy, có thể nói có khá nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lý học trong và ngoài nước về việc làm, nhu cầu và cơ hội việc làm ₫iều ₫ó cho thấy vấn ₫ề việc làm, nhu cầu việc làm ₫ã cuốn hút ₫ược sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Mặc dù còn có những chỗ chưa thống nhất, cách tiếp cận nghiên cứu vấn ₫ề theo nhiều hướng khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu ₫ều khẳng ₫ịnh việc làm là phương tiện cơ bản tạo nguồn thu nhập chính ₫áng bảo ₫ảm cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, xã hội. Nhu cầu việc làm của con người là nhu cầu xã hội bậc cao thể hiện qua mong muốn ₫òi hỏi tất yếu của họ về việc làm tạo nguồn thu nhập chính ₫áng ₫ể tồn tại và phát triển với tư cách là thành viên trong xã hội. 2.2. LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÙNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀ NỘI 2.2.1. Khái niệm việc làm Trong khoa học hiện nay có nhiều quan ₫iểm khác nhau liên quan tới việc làm. Theo Tổ chức Lao ₫ộng Quốc tế (International Labour Organization) thì việc làm ₫ược hiểu là những hoạt ₫ộng lao ₫ộng ₫ược trả công bằng tiền hoặc hiện 4 Nguyễn Hữu Thụ: Định hướng giá trị của ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhu_cau_va_co_hoi_viec_lam_cua_nguoi_nong_dan_vung_do_thi_hoa_o_ha_noi_phan_1_1207_2127944.pdf