Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn cái giống lai yl và ly nuôi dưỡng ở miền Nam

Tài liệu Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn cái giống lai yl và ly nuôi dưỡng ở miền Nam: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 37 NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ AXIT AMIN CHO LỢN CÁI GIỐNG LAI YL VÀ LY NUÔI DƯỠNG Ở MIỀN NAM Lã Văn Kính1*, Đoàn Vĩnh1, Nguyễn Văn Phú1 và Phan Văn Sỹ1 Ngày nhận bài báo: 15/10/2014 - Ngày nhận bài phản biện: 29/10/2014 Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 14/11/2014 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên 160 lợn cái hậu bị lai giống ngoại có khối lượng 20kg, trong đó: 80 lợn lai Yorkshire x Landrace (YL) và 80 lợn lai Landrace x Yorkshire (LY), được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 5 mức dinh dưỡng trong khẩu phần (mức cao: hàm lượng năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine+ cystine, threonine) 110% và 105% cao hơn NRC (1998); mức trung bình 100% NRC (1998) và mức thấp: 90% và 95% so với NRC (1998), với tổng số 5 nghiệm thức thí nghiệm (4 con/ô x 5 nghiệm thức x 4 lần lặp lại). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ sinh trưởng và năng suất sinh sản của lợn hậu b...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn cái giống lai yl và ly nuôi dưỡng ở miền Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 37 NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ AXIT AMIN CHO LỢN CÁI GIỐNG LAI YL VÀ LY NUÔI DƯỠNG Ở MIỀN NAM Lã Văn Kính1*, Đoàn Vĩnh1, Nguyễn Văn Phú1 và Phan Văn Sỹ1 Ngày nhận bài báo: 15/10/2014 - Ngày nhận bài phản biện: 29/10/2014 Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 14/11/2014 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên 160 lợn cái hậu bị lai giống ngoại có khối lượng 20kg, trong đó: 80 lợn lai Yorkshire x Landrace (YL) và 80 lợn lai Landrace x Yorkshire (LY), được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) với 5 mức dinh dưỡng trong khẩu phần (mức cao: hàm lượng năng lượng, protein và axit amin (lysine, methionine+ cystine, threonine) 110% và 105% cao hơn NRC (1998); mức trung bình 100% NRC (1998) và mức thấp: 90% và 95% so với NRC (1998), với tổng số 5 nghiệm thức thí nghiệm (4 con/ô x 5 nghiệm thức x 4 lần lặp lại). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ sinh trưởng và năng suất sinh sản của lợn hậu bị của cả 2 giống có cùng xu hướng tăng dần theo mật độ dinh dưỡng của khẩu phần từ thấp đến cao, và có xu hướng giảm xuống khi mức dinh dưỡng tăng cao 110%. Nhu cầu năng lượng trao đổi trong khẩu phần ăn cho lợn cái hậu bị giống lai YL và LY trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phối gống lứa 1 là 3.425 kcal/kg thức ăn. Nhu cầu protein thô và các axit amin tiêu hóa (lysine, methionine+cystine, threonine) trong khẩu phần ăn tương ứng trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg là 18%; 0,78%; 0,46%; 0,49%từ 51 kg đến 90 kg là 17%; 0,74%; 0,44%; 0,48% và từ 91đến khi phối giống lứa 1 là 15%; 0,57%; 0,39%; 0,46% trong điều kiện cho ăn tự do (adlibitum). Từ khóa: Nhu cầu, năng lượng, axit amin, protein, lợn cái hậu bị, YL, LY ABSTRACT Study on metabolizable energy, protein and amino acids (lysine, methionine + cystine, threonine) requirements for exotic gilts of (Yorkshire x Landrace - YL) and (Landrace x Yorkshire - LY) breeding in Southern Vietnam La Van Kinh, Doan Vinh, Nguyen Van Phu and Phan Van Sy The experiment was carried out on 160 exotic gilts 20 kg body weight, from that 80 gilts of Yorkshire x Landrace (YL) and 80 gilts of Landrace x Yorkshire (LY)) were assigned according to a completely randomized design (CRD), with 5 nutrient levels of experimental diets (high level: 110% 1 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. * Tác giả để liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Kiêm Phân Viện trưởng Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 0913916201; Email: kinh.lavan@iasvn.vn DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 38 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 and 105% of NRC (1998) energy content, protein and acid amine (lysine, methionine+cystine, threonine); medium level: 100% of NRC(1998) and low level : 90 and 95% of NRC(1998), for a total 5 treatments (4 pigs/cage x 5 treatments x 4 replications). The results revealed that the growth rate and reproductive performance of exotic gilts of two breeds have the same, and the tendency to increase in nutrient density of the diet from low to high. However, they were reduced with high level 110% of NRC (1998) nutrient level. The gilts were fed with 105% of NRC (1998) nutrient level achieved the highest of the growth rate and reproductive performance. Demand for metabolism energy in the diet (90% DM) of LY and YL gilts in the period from 20 kg to 50 kg; from 51 to 90 kg and 91 kg to the first mating in ad libitum conditions was 4,425 kcal/kg feed. Demand for crude protein and digestible amino acids (lysine, methionine + cystine, threonine) in the diet (90% DM) for gilts of Landrace and Yorkshire in ad libitum feeding conditions during the period from 20 kg to 50 kg were18%; 0.78%; 0.46%; 0.49, from 51 kg to 90 kg were17%; 0.74%; 0.44%; 0.48%, and from 91 to first mating were 15%; 0.57%; 0.39%; 0.46%, respectively. Keywords: Amino acids, energy, protein, requirement,gilts, YL, LY. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dinh dưỡng ở giai đoạn hậu bị có tác động rõ rệt tới năng suất và chu kỳ sinh sản của lợn nái do có ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thành thục; số trứng rụng; tỷ lệ phối đậu thai và độ đồng đều của hợp tử (Ashworth và ctv, 1999). Ngoài ra, sức sản xuất của lợn phụ thuộc vào tiềm năng di truyền ở mỗi giống hoặc tổ hợp lai khác nhau đều có yêu cầu riêng về nhu cầu dinh dưỡng. Do năng suất khác nhau nên lợn có nhu cầu khác nhau về tích lũy nạc, tổng hợp mỡ và tạo khung xương cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đối với giống lợn có tiềm năng tạo nạc cao đòi hỏi nhu cầu các axít amin cao hơn so với những giống lợn có tiềm năng tạo nạc thấp; giống lai có nhu cầu axít amin cao hơn so với giống thuần (Susenbeth, 1995). Bên cạnh axít amin, nhu cầu năng lượng cũng thay đổi tùy theo tiềm năng di truyền. Nguyên nhân là giữa các giống có sự khác biệt về chất lượng thịt và hiệu quả sử dụng thức ăn, là những yếu tố làm thay đổi qúa trình trao đổi năng lượng trong cơ thể (De Lange và Schreurs, 1995; Quiniou và ctv, 1995). Hiện nay, đã có những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn hậu bị thuần, nhưng đối với lợn lai giữa ngoại với ngoại chưa nhiều ở trong nước mà đây là đối tượng cần nhất. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định nhu cầu năng lượng và axit amin phù hợp cho lợn cái hậu bị lai YL và LY trong điều kiện chăn nuôi phía nam Việt Nam. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thí nghiệm tiến hành trên hai tổ hợp lai Yorkshire x Landrace (YL) và Landrace x Yorkshire (LY). Mỗi tổ hợp gồm 80 lợn hậu bị khoảng 20 kg. - Nguyên liệu để phối trộn khẩu phần gồm: ngô, sắn lát, cám gạo, khô dầu đậu tương 47% CP, bột cá 60 CP, DDGS, dầu thực vật, lysin, methionine, threonine, bột đá, dicanxi phốt phát (DCP), premix vitamin - khoáng và muối ăn. - Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013 tại Trại chăn nuôi heo Thái Mỹ - Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn (CRD) trên 20 ô chuồng, với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 16 con chia thành 4 ô, 4 con/ô và mỗi ô là một lần lặp lại (5NT x 4 con/ô x 4 lần lặp lại) cho mỗi giống. Các mức dinh dưỡng DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 39 trong khẩu phần được thay đổi dựa vào khuyến cáo của NRC 1998 như sau: - NT 1: Mức năng lượng trao đổi và lysin trong khẩu phần giảm 10% so với NRC 1998. - NT 2: Mức năng lượng trao đổi và lysin trong khẩu phần giảm 5%. - NT 3: Mức năng lượng trao đổi và lysin trong khẩu phần dựa theo khuyến cáo của NRC (1998). - NT 4: Mức năng lượng trao đổi và lysin trong khẩu phần tăng 5%. - NT 5: Mức năng lượng trao đổi và lysin trong khẩu phần tăng 10%. Các axit amin thiết yếu khác như methinonine, methionine + cystine và threonine, trong các khẩu phần được cân đối theo lysine dựa trên khuyến cáo về mô hình protein lý tưởng cho lợn cái hậu bị của NRC (1998). Các chất dinh dưỡng khác không đổi ở các nghiệm thức. Bảng 1. Các mức dinh dưỡng theo NRC (1998) Giai đoạn Dinh dưỡng 20-50kg 51-90kg 91 kg - phối giống Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3.265 3.265 3.265 Protein thô (%) 17 16 14 Lysine tiêu hóa (%) 0,75 0,70 0,55 Methionine + Cys tiêu hóa (%) 0,44 0,42 0,33 Threonine tiêu hóa (%) 0,46 0,44 0,37 2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi: - Khối lượng cơ thể, tăng trọng hàng ngày, lượng thức ăn thu nhận, hệ số chuyển hóa thức ăn và độ dày mỡ lưng qua các giai đoạn sinh trưởng. - Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, số lần phối giống đậu thai. - Số con sơ sinh, còn sống/ổ; khối lượng con sơ sinh, còn sống/ổ; số con và khối lượng con cai sữa/ổ;số ngày động dục trở lại. 2.2.3. Xử lý số liệu Bộ số liệu được xử lý theo ANOVA trong phần mềm thống kê Minitab 16.0. Tukey-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến sinh trưởng ở lợn cái hậu bị lai YL và LY Các số liệu ở bảng 2 cho thấy, mật độ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị và đều có xu hướng giống nhau đối với cả hai giống lai YL và LY. Khối lượng của lợn hậu bị lúc 180 ngày tuổi cao nhất ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có mật độ dinh dưỡng ở mức 105% NRC với 100,9 kg và 100,4 kg tương ứng với giống YL và LY. Tốc độ sinh trưởng trung bình của lợn cao nhất ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có mật độ dinh dưỡng cao 105% NRC với 664 g/con/ngày và 663 g/con/ngày tương ứng giống YL và LY, nhóm lợn ăn khẩu phần có mật dinh dưỡng thấp 90% NRC có tốc độ sinh trưởng thấp nhất với 612 g/con/ngày và 625 g/con/ngày tương ứng giống YL và LY, sai khác giữa 2 nghiệm thức này có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Ở các nghiệm thức có mật độ dinh dưỡng 100%; 105% và 110% NRC tốc độ sinh trưởng của lợn tương ứng với 648; 664 và 655 g/con/ngày đối với giống YL, với 640; 663 và 648 g/con/ngày đối với giống LY, không có sai khác thống kê giữa 3 nghiệm thức này DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 40 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 (P>0,05). Nhóm lợn được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp (90% và 95% NRC) có tăng trọng thấp hơn nhóm lợn ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng cao (105% NRC) lần lượt là 7,9 và 5,2% với giống YL và 5,8%; 4,7% với giống LY, sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Xu hướng này đặc biệt rõ rệt trong giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến 120 ngày tuổi. Tuy nhiên, giai đoạn từ 120 ngày tuổi đến 180 ngày tuổi, tốc độ sinh trưởng của lợn cái hậu bị của cả 2 giống YL và LY ở các nghiệm thức không có sự khác biệt về thống kê giữa các nhóm được ăn khẩu phần có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau (P > 0,05). Độ dày mỡ lưng thể hiện khả năng tích lũy mỡ của lợn, ở thời điểm 180 ngày tuổi độ dày mỡ lưng của lợn thí nghiệm tăng dần theo mật độ dinh dưỡng dao động từ 11,7 mm đến 12,6 mm, cao nhất ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có mật độ dinh dưỡng cao (105% và 110% NRC) với 12,16 mm và 12,6 mm tương ứng với giống YL và LY. Độ dày mỡ lưng của lợn ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng cao cao hơn lợn ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp từ 7 đến 8%, tuy nhiên giữa các nghiệm thức không có sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Bảng 2. Tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị YL và LY Giống lợn Giai đoạn (ngày tuổi) Khối lượng cơ thể (kg) Tăng khối lượng g/con/ngày) DML 180 (mm) 60 120 180 60-120 120-180 60-180 YL 90% NRC 21,1 52,3c 94,6d 519d 708c 612c 11,77 95% NRC 21,0 53,7b 96,6cd 546c 714bc 630bc 11,79 100% NRC 20,9 54,7ab 98,1bc 564b 735abc 648abc 11,96 105% NRC 21,2 55,7a 100,9a 575a 753a 664a 12,10 110% NRC 21,1 55,2a 99,7ab 568ab 743ab 655ab 12,16 P 0,23 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,16 LY 90% NRC 20,7 52,9c 95,8c 535c 715b 625c 11,60 95% NRC 20,6 53,4bc 96,5bc 547bc 718bb 632bc 11,86 100% NRC 21,0 54,1abc 97,9abc 549abc 732ab 640abc 11,98 105% NRC 20,9 55,5a 100,4a 576a 749a 663a 12,06 110% NRC 20,8 54,5ab 98,5ab 562ab 733ab 648ab 12,60 P 0,7 0,001 0,00 0,002 0,003 0,001 0,6 Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05); DLM = dày mỡ lưng. 3.2. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến tuổi thành thục sinh dục ở lợn cái hậu bị lai YL và LY Tuổi động dục lần đầu của lợn giống lai YL và LY, kết quả bảng 3 cho thấy dao động từ 180 đến 190 ngày và có cùng xu hướng sớm hơn theo mức tăng dinh dưỡng của khẩu phần. Lợn ở nghiệm thức 1 có mức dinh dưỡng thấp 90% NRC có tuổi động dục lần đầu chậm nhất với 188,7 ngày và 190 ngày tuổi tương ứng với giống YL và LY, chậm hơn so với lợn ở nghiệm thức có mức dinh dưỡng 105% NRC là 8,5 ngày (YL) và 7,6 ngày (LY), sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuổi động dục bình quân của lợn hậu bị ở cả hai giống YL và LY so với nghiên cứu của Nathalie và ctv (2001) là thấp hơn, theo nghiên cứu của tác giả là 200 - 220 ngày tuổi. Kết quả cũng cho thấy khi mật độ dinh dưỡng tăng cao 110% NRC thì tuổi động dục và phối giống có xu hướng tăng lên. Kết quả nghiên cứu của Tummaruk và ctv (2008) tại Thái Lan trên 4.000 lợn cái hậu bị giống LY DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 41 cho thấy, tuổi thành thục sinh dục trung bình là 185 ngày. Bảng 3. Ảnh hưởng mật độ dinh dưỡng khẩu phần lên thành thục của lợn Giống lợn Chỉ tiêu TĐDLĐ TPGLĐ KLPGLĐ ML LPGĐT YL 90% NRC 188,7a 233,4a 127,1 14,6b 1,44 95% NRC 184,4ab 228,2ab 127,7 14,9ab 1,22 100% NRC 181,5b 226,2b 128,6 15,1ab 1,22 105% NRC 180,2b 223,6b 130,9 15,8ab 1,22 110% NRC 182,8ab 226,7ab 130,6 16,2a 1,33 P 0,17 0,08 0,32 0,01 0,27 LY 90% NRC 190,3a 234,3a 126,6 14,8b 1,33 95% NRC 187,1ab 231,0ab 127,3 15,1ab 1,33 100% NRC 185,2ab 229,6ab 129,1 15,5ab 1,22 105% NRC 182,7b 226,1b 131,6 15,7ab 1,22 110% NRC 183,4ab 227,2ab 128,4 16,0a 1,22 P 0,042 0,006 0,1 0,03 0,97 Ghi chú: TĐDLĐ = tuổi động dục lần đầu; TPGLĐ = tuổi phối giống lần đầu; KLPGLĐ = khối lượng lúc phối lần đầu; ML = độ dày mỡ lưng vị trí P2; LPGĐT = lần phối giống đậu thai,Các số trung bình trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kể từ động dục lần đầu đến khi phối giống, khối lượng của lợn không có sự khác biệt giữa các nhóm được ăn khẩu phần có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau (P>0,05). Điều đó cho thấy, ở giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của lợn cái ít bị chi phối bởi hàm lượng dinh dưỡng của khẩu phần, mà bị ảnh hưởng nhiều bởi những thay đổi về những hành vi tính dục (bỏ ăn; cắn, phá chuồng...). Đối với cả hai tổ hợp lai khối lượng lúc phối giống đạt 126 - 131 kg với tuổi phối giống tương ứng từ 226 đến 234 ngày tuổi. Theo Close và ctv (2004), khối lượng của lợn cái hậu bị lúc phối giống (220-240 ngày tuổi) là từ 130- 140 kg, như vậy khối lượng cơ thể của lợn cái hậu bị giống YL và LY lúc phối giống ở thí nghiệm này là hợp lý. Dự trữ cơ thể được đánh giá thông qua độ dày mỡ lưng lúc phối giống. Theo Gueblez và ctv (1985), độ dày mỡ lưng lúc phối giống có tương quan thuận rất chặt chẽ với thành tích sinh sản cả đời của lợn nái. Ở nghiên cứu của chúng tôi, cùng một chế độ nuôi dưỡng, độ dày mỡ lưng ở thời điểm phối giống lần đầu của hai giống LY và YL dao động từ 14,6 mm đến 16,2 mm và có cùng xu hướng tăng theo mật độ dinh dưỡng tăng. Độ dày mỡ lưng tăng rất rõ rệt khi tăng hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần. Nhóm lợn được ăn khẩu phần có hàm lượng dinh dưỡng cao có độ dày mỡ lưng cao hơn 7,5% (LY) và 10% (YL) so với nhóm được ăn khẩu phần có mật độ dinh dưỡng trung bình và thấp (P<0,05). Theo một số tác giả, mức nuôi dưỡng trong giai đoạn hậu bị cũng ảnh hưởng đến sinh lý sinh dục và tỷ lệ động dục ở lợn cái (Klindt và ctv, 1999; Stalder và ctv, 2000). Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng thụ thai của lợn ở cả hai giống khá cao, kết quả thể hiện số lần phối giống đậu thai từ 1,22 đến 1,44 lần ở lần phối giống thứ nhất. Kết quả cho thấy số lần phối giống đậu thai của lợn hậu bị ở cả hai giống ở lần phối giống thứ nhất thấp nhất là 1,22 lần ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng (100% và 105% NRC). 3.3 Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 42 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu bị giống YL và LY ở các giai đoạn thí nghiệm Hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn cái hậu bị YL và LY được trình bày ở bảng 3. Mức tiêu thụ thức ăn tăng cùng với sự giảm của mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần, xu hướng này thấy ở cả YL và LY. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng cao 105% và 110% NRC là tương đương nhau và sai khác có ý nghĩa thống kê so với lợn ăn khẩu phần có mật độ dinh dưỡng thấp 90% và 95% NRC (P<0,05), đối với cả YL và LY. Bảng 4. Thu nhận thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn Giống lợn TAAV (kg/con/ngày) Hiệu quả sử dụng TA (kg/kg TKL) 60-120 120-180 60-180 180-PGLĐ 60-120 120-180 60-180 180-PGLĐ YL 90% NRC 1,48 2,48 1,99a 2,63 2,86a 3,50a 3,25a 4,95 95% NRC 1,47 2,48 1,98a 2,68 2,71b 3,47a 3,15ab 4,42 100% NRC 1,48 2,47 1,97ab 2,64 2,63bc 3,36ab 3,02bc 4,43 105% NRC 1,47 2,44 1,95ab 2,59 2,56c 3,25b 2,95c 4,16 110% NRC 1,44 2,41 1,93b 2,64 2,54c 3,24b 2,94c 4,23 P 0,07 0,05 0,012 0,95 0,000 0,000 0,001 0,16 LY 90% NRC 1,49a 2,47 1,98 2,81 2,79a 3,46 3,17a 5,08a 95% NRC 1,49ab 2,46 1,97 2,76 2,72a 3,44 3,13a 4,73ab 100% NRC 1,48ab 2,46 1,97 2,73 2,70a 3,36 3,08ab 4,61b 105% NRC 1,47ab 2,45 1,96 2,71 2,56b 3,28 2,96b 4,15b 110% NRC 1,43b 2,43 1,93 2,62 2,55b 3,31 2,98b 4,19b P 0,04 0,79 0,19 0,49 0,0001 0,05 0,002 0,003 Ghi chú: TAAV = thức ăn ăn vào; TA =thức ăn;PGLD= phối giống lần đầu. Các số trung bình trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Ở giai đoạn sau kể từ 180 ngày tuổi đến lúc phối giống lần đầu, không có sự khác nhau về khả năng tiêu thụ thức ăn của lợn cái hậu bị giữa các nhóm được ăn khẩu phần có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau đối với cả 2 giống YL và LY (P>0,05). Tuy nhiên hiệu quả sử dụng thức ăn có sai khác thống kê ở giống LY giữa nghiệm thức 90% NRC với 3 nghiệm thức có mức trung bình và cao (P<0,05). 3.4. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và axit amin trong khẩu phần đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị giống YL và LY ở lứa đẻ đầu Không có sự sai khác thống kê ở các chỉ tiêu năng suất sinh sản (số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, số ngày động dục trở lại) giữa các nghiệm thức đối với hai giống YL và LY (P>0,05). Số con sơ sinh/ổ và số con sơ sinh sống/ổ cao nhất ở nghiệm thức 105% NRC, 1998 và thấp nhất ở nghiệm thức 90% NRC, 1998. Bảng 5. Năng suất sinh sản ở lứa thứ nhất của lợn cái hậu bị giống lai YL và LY Giống lợn Chỉ tiêu CSS CSSS KLSS CCS KLCS ĐDTL YL 90% NRC 10,00 9,33 13,79 8,78 53,00 8,44 DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 43 Giống lợn Chỉ tiêu CSS CSSS KLSS CCS KLCS ĐDTL 95% NRC 10,11 9,44 14,11 8,89 54,36 7,78 100% NRC 10,22 9,67 14,63 9,33 56,13 7,11 105% NRC 10,44 9,89 15,09 9,56 59,77 6,67 110% NRC 10,33 9,78 14,87 9,22 56,26 6,89 P 0,95 0,75 0,3 0,96 0,29 0,53 LY 90% NRC 10,11 9,44 14,07 9,00 54,47 8,00 95% NRC 10,11 9,56 14,46 9,11 55,73 7,89 100% NRC 10,22 9,78 14,87 9,33 56,01 7,44 105% NRC 10,67 10,22 15,41 9,67 60,42 6,56 110% NRC 10,44 9,89 15,19 9,33 55,73 7,11 P 0,86 0,21 0,18 0,48 0,47 0,85 Ghi chú: CSS số con sơ sinh/ổ; CSSS số con sơ sinh còn sống/ổ; KLSS khối lượng sơ sinh/ổ; CCS số con cai sữa/ổ; KLCS khối lượng lợn con cai sữa/ổ; ĐDT, số ngày động dục trở lại. Các số trung bình trong cùng cột trong cùng một nhân tố có các chữ cái khác nhau thì saic nhau có ý nghĩa thống kê. Khối lượng lợn con lúc cai sữa phản ánh khả năng tiết sữa của lợn nái. Các kết quả ở bảng 4 cho thấy, khả năng tiết sữa thấp nhất ở nhóm lợn nái được ăn khẩu phần có hàm lượng dinh dưỡng thấp và cao (90% và 95% NRC, 1998), tuy nhiên so với các nghiệm thức còn lại thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo nhận xét của chúng tôi, có thể là do những lợn nái ở các nghiệm thức này trong giai đoạn hậu bị được nuôi dưỡng bằng khẩu phần có mức dinh dưỡng quá thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu đã ảnh hưởng đến thể trạng của cơ thể lúc bắt đầu bước vào sinh sản chưa được tối ưu so với nhóm lợn thuộc các nghiệm thức khác (lợn gầy hơn), nên khả năng tiết sữa kém. Không có sự khác biệt về số ngày động dục trở lại ở lợn cái hậu bị sinh sản lứa thứ nhất giữa các nghiệm thức ở cả hai nhóm giống (P>0,05). 3.5. Năng suất sinh sản của lợn cái hậu bị giống YL và LY ở lứa đẻ thứ hai Để đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái, năng suất sinh sản ở lứa đẻ thứ nhất không phản ánh đầy đủ tiềm năng sản xuất của lợn nái, vì từ lứa thứ hai và ba trở đi, năng suất sinh sản mới trở nên ổn định và cũng kể từ đó lợn cái hậu bị mới chính thức được nhập vào đàn sinh sản. Các kết quả được trình bày ở bảng 5. Xu hướng này phản ánh sự thành thục sinh dục về tính và ổn định năng suất sinh sản ở lợn cái khi đã trải qua một chu kỳ sinh sản (Whittemore, 1995; Stalder và ctv, 2000; Chiba, 2004). Bảng 6. Năng suất sinh sản ở lứa thứ hai của lợn cái lai YL và LY Giống lợn Chỉ tiêu LPGĐT CSS CSSS KLSS CCS KLCS YL 90% NRC 1,33 10,67 10,00 16,60 9.33 56.44 95% NRC 1,22 11,11 10,33 16,76 9.67 59.99 100% NRC 1,22 11,22 10,56 16,94 9.89 61.76 105% NRC 1,11 11,44 11,00 17,37 10.33 64.82 110% NRC 1,22 11,22 10,44 17,00 9.78 60.9 P 0,88 0,67 0,28 0,87 0,17 0,09 LY 90% NRC 1,33 10,89 10,33 16,03 9,67 59,22 95% NRC 1,33 11,11 10,56 16,12 9,78 60,18 100% NRC 1,22 11,44 10,89 16,88 9,89 60,77 105% NRC 1,11 11,56 11,11 17,01 10,44 65,57 DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 44 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 110% NRC 1,22 11,33 10,67 16,50 10,11 62,25 P 0,86 0,74 0,34 0,65 0,4 0,45 Các số liệu ở bảng 5 cũng cho thấy, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu sinh sản ở cả hai giống lợn YL và LY . Kết quả ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng 105% và 110% NRC, 1998 các chỉ tiêu về năng suất sinh sản cao nhất, thấp nhất là nhóm lợn ăn khẩu phần dinh dưỡng ở mức thấp 90% NRC, 1998. Số lợn con lúc cai sữa cao nhất ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng 105% NRC, 1998 cao hơn so với nhóm lợn được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng thấp 90% NRC, 1998là 9,7% với giống YL và 7,4% với giống Landrace. Tương tự, khối lượng lợn con lúc cai sữa ở nhóm lợn được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng 105% NRC trong giai đoạn hậu bị đạt 64,8 kg/ổ với giống YL và 65,6 kg/ổ với giống LY, cao hơn so với nhóm thấp (90% NRC) là 13% với YL và 9,8% với LY. 4. KẾT LUẬN Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin tiêu hóa (lysine, methionine + cystine, threonine) ở lợn cái hậu bị lai YL và LY là như nhau và ở mức 105% NRC, 1998. Nhu cầu năng lượng trao đổi trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 kg đến 90 và từ 91 đến khi phối giống lứa thứ nhất trong điều kiện cho ăn tự do là 3.425 kcal/kg. Nhu cầu protein thô, trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg; từ 51 đến 90 kg và từ 91 kg đến khi phối gống lứa thứ nhất trong điều kiện cho ăn tự do là 18%; 17% và 15%, tương ứng. Nhu cầu lysine; methionine + cystine và threonine tiêu hoá tương ứng trong giai đoạn từ 20 kg đến 50 kg là 0,78%; 0,46% và 0,49%; từ 51 đến 90 kg là 0,74%; 0,44% và 0,48% và từ 91 kg đến khi phối gống là là 0,57%; 0,39%; 0,46% trong điều kiện cho ăn tự do. Nhu cầu dinh dưỡng gồm năng lượng, protein và axi1t amin của lợn cái lai cao hơn nhu cầu tương ứng của lợn cái thuần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ashworth C.J., Antipatis C., Beattie L. (1999), Effects of pre- and post-mating nutritional status on hepatic function, progesterone concentration, uterine protein secretion and embryo survival in Meishan pigs. Reprod. Fertil. Develop., 11: 67-73. 2. Chiba (2004), Pig Nutrition and Feeding. Animal Nutrition Handbook. 3. Close W.H., Close C., Workingham B. (2004), Nutrition and management strategies to optimise performance of the modern sow and boar. D.J.A. Cole, Nottingham Nutriton International, East Leake Loughborough, Leics. 4. De Lange C.F.M and H.W.E Schreurs (1995), Principles of model application. In model growth in the pig. Wagenigen pers, Wagenigen, The Netherlands, 187. 5. Gueblez R., Gestin J.M. and G. Le Henaff (1985), Incidence de l’age et de l’epaisseur de lard dorsal a 100 kg sur la carriere reproductrice des truies Large White, J. Rech. Porcine Fr., 17: 113. 6. Klindt J., J.T. Yen and R.K. Christenson (1999), Effect of prepubertal feeding regimen on reproductive development of gilts. J. Anim. Sci., 77: 1968-1976. 7. Nathalie L. Trottier and Lee J. Johnston (2001), Feeding Gilts during Development and Sows during Gestation and Lactation. Swine Nutrition. 8. Noblet J., Dourmad J.Y. and Etienne M. (1990), Energy utilization in pregnant and lactating sows. Modeling of energy requirement. J. Anim. Sci., 68: 562-572. 9. NRC (1998), Nutrient Requirements of Swine. Tenth Revised Edition. 10. Quiniou N. and J. Noblet (1995), Prediction of tissular body composition from protein and DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 45 lipid deposition in growing pig J. Amin. Sci., 73: 1567. 11. Stalder K.J., T.E. Long R.N., Goodwin R.L., Wyatt and J.H. Halstead (2000), Effect of gilt development diet on the reproductive performance of primiparous sows. J. Anim. Sci., 78: 1125-1131. 12. Susenbeth A. (1995), Factors affecting lysine utilization in growing pigs: An analysis of literature data. Livest. Prod. Sci. 43: 193-204. 13. Thacker, P.A. (1999), Feeding Replacement Gilts.www.agr.gov.sk.ca/docs 14. Tummaruk P., W. Tantasuparuk, A. Kunavongkrit (2008), Age at Puberty in Landrace, Yorkshire, Duroc and Crossbred Landrace x Yorkshire Gilts Kept in Evaporative Cooling System in a Commercial Herd in Thailand. Proceedings, The 15th. Congress of FAVA.27-30 October.FAVA - OIE Joint Symposium on Emerging Diseases. 15. Williams I.H., Close W.H. and Cole D.J.A. (1985), Strategies for sow nutrition: predicting the response of pregnant animals to protein and energy intake, Pp. 133-147 in recent Advances in animal nutrition. W. Haresigh, and D.J.A Cole, eds. London: Butterworth. 16. Whittemore C.T. (1995), Animal excreta: fertilizer or pollutant, J. Biological Edu,, 29: 46-50.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_34_9423_2134331.pdf
Tài liệu liên quan