Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011 - 2015 và đến năm 2020

Tài liệu Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011 - 2015 và đến năm 2020: MỞ ĐẦU 1- Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Chính phủ Nghị định 87/2008/NĐ-CP ngày 04/8/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng Thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đánh giá tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội sau điều chỉnh địa giới hành chính, cũng như xây dựng và định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho các giai đoạn tiếp theo là rất cần thiết. Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lần này nhằm đánh giá các yếu tố nguồn lực và thực trạng kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020 để phù hợp với địa giới hành chính và sự phát triển của nền kinh tế - xã trong giai đoạn mới. 2- Căn cứ pháp lý và khoa học để điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011-2...

doc21 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011 - 2015 và đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1- Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Chính phủ Nghị định 87/2008/NĐ-CP ngày 04/8/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trấn Yên để mở rộng Thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đánh giá tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội sau điều chỉnh địa giới hành chính, cũng như xây dựng và định hướng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho các giai đoạn tiếp theo là rất cần thiết. Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lần này nhằm đánh giá các yếu tố nguồn lực và thực trạng kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020 để phù hợp với địa giới hành chính và sự phát triển của nền kinh tế - xã trong giai đoạn mới. 2- Căn cứ pháp lý và khoa học để điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011-2020: Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ; Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 – 2020; Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Yên Bái đến năm 2020; Căn cứ Quy hoạch thuộc các ngành, lĩnh vực: Mạng lưới chợ, siêu thị; quy hoạch các khu cụm công nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020; Căn cứ Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí lập dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011-2020; Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015; Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Bình lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010-2015; Nội dung Dự án điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020, gồm 3 phần: - Phần thứ nhất: Đánh giá các yếu tố nguồn lực phát triển, thực trạng kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2006 – 2010 và dự báo các yếu tố nguồn lực phát triển. - Phần thứ hai: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình thời kỳ 2011-2015 và đến năm 2020. - Phần thứ ba: Các giải pháp chủ yếu và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch. Phần thứ nhất: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN BÌNH THỜI KỲ 2006 – 2010 VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN A- ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN I/ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Yên Bái, phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái, phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và Huyện Văn Yên, phía đông bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện Lục Yên.Tổng diện tích đất tự nhiên là: 77.261,79 ha chiếm 11,2% diện tích toàn tỉnh Yên Bái. Toàn huyện được chia thành 26 đơn vị hành chính, gồm 24 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Yên Bình là thị trấn Trung tâm huyện lỵ. Có 1 xã vùng cao, 6 xã đặc biệt khó khăn, 10 xã khu vực II có thôn bản đặc biệt khó khăn. 2. Tiềm năng tự nhiên Yên Bình còn có tiềm năng để phát triển du lịch: Vùng hồ Thác Bà với diện tích khoảng 15.900 ha với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ và hang động tự nhiên như Động Thủy Tiên (xã Tân Hương, Mông Sơn), Động Cẩu Quây (xã Xuân Long), trong tương lai khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà sẽ là khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ Quốc gia, ngoài ra còn có các điểm di tích lịch sử văn hóa như Đền thờ Mẫu Thác Bà, Đình Khả Lĩnhđó là những tiềm năng để đáp ứng cho phát triển du lịch. 3. Tài nguyên thiên nhiên và khả năng khai thác để phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Bình đến năm 2020 3.1 Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên thiên nhiên của huyện khá phong phú, một số khoáng sản như: Mỏ Chì, Kẽm ở xã Xuân Lai, Cảm Nhân với diện tích có khả năng khai thác khoảng 350 ha; mỏ Felspat phân bố chủ yếu ở xã Hán Đà, thị trấn Thác Bà, trữ lượng khai thác khoảng 7,5 triệu m3; đá vôi làm vật liệu xây dựng phân bố chủ yếu ở xã Mỹ Gia, trữ lượng khai thác khoảng 20 triệu m3; đá vôi trắng phân bố chủ yếu ở Mông Sơn, trữ lượng khai thác khoảng 465 triệu m3; Cát, sỏi xây dựng ở lòng sông Chảy thuộc xã Hán Đà, Đại Minh và thị trấn Thác Bà, trữ lượng khai thác khoảng 313.352 m3; Đá quý phân bố ở các xã Tân Hương, Bảo Ái, Tân Nguyên những loại tài nguyên này đều có trữ lượng khá lớn.  3.2 Tài nguyên đất Huyện Yên Bình có các loại đất chủ yếu sau: - Nhóm đất đỏ vàng (Feralit): Là nhóm đất chiếm phần lớn so với diện tích tự nhiên của huyện (61%), đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, hơi chua. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng. + Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét (Fs) chiếm 18% diện tích tự nhiên, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua. Có khả năng phát triển cây công nghiệp chè, cây ăn quả và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc. + Các loại đất pha (Feralit biến đổi do canh tác): Fp, Fq có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn nghèo có diện tích chiếm 13%. + Các loại đất khác: Feralit trên đất đá vôi Fk, Fv, Fl có tầng dầy trung bình, có tỷ lệ đạm và mùn trung bình. Có khả năng phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc, đậu tương,...), diện tích chiếm 8%. - Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa sông Chảy có tỷ lệ mùn bụi mịn nhỏ, tỷ lệ cát mịn lớn, đất giàu Kaly, nghèo Lân, Ca, Mg, môi trường có phản ứng chua, đặc tính độ phì của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây mầu và lương thực. - Đất phù sa sông suối nhìn chung hàm lượng Lân nghèo, giàu Kaly; Ca, Mg trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới thô nhẹ, đất có khả năng phù hợp với cây trồng như đất phù sa sông Chảy. 3.3 Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất có rừng đến năm 2010 là 42.310,37 ha, chiếm 54,76% so với diện tích đất tự nhiên, giảm 4.624,38 ha so với năm 2005. Dự báo đến năm 2015: 45.384 ha và duy trì đến 2020. - Rừng sản xuất: Đến năm 2010 có 34.720,7 ha, tăng 6.994,14 ha so với năm 2005, trong đó: rừng tự nhiên sản xuất 9.936,5 ha và ổn định đến năm 2020; rừng trồng 24.784,2 ha; dự báo đến năm 2015 rừng sản xuất 37.781 ha, trong đó: rừng trồng 27.845,8 ha và ổn định đến năm 2020. - Rừng phòng hộ: Đến năm 2010 có 7.589,67 ha; dự báo đến năm 2015 – 2020 rừng phòng hộ có 7.603 ha. Nhìn chung rừng của huyện Yên Bình chủ yếu là rừng tái sinh, trữ lượng thấp và thuộc khu vực phòng hộ ít xung yếu. Rừng trồng chiếm tỷ lệ 71,3% có trữ lượng khá, hàng năm đưa vào khai thác từ 1.200 - 1.300 ha, với sản lượng 60.000-70.000 m3 3.4. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Yên Bình có nguồn nước khá phong phú, diện tích mặt nước lớn; Sông suối trải đều trên địa bàn huyện, nhất là hồ Thác Bà và sông Chảy nằm trong địa bàn huyện. - Hệ thống ngòi, suối: Yên Bình có gần 40 con suối lớn nhỏ, suối phân bố tương đối đều trên địa bàn, đặc điểm của ngòi, suối ngắn, có độ dốc nhỏ về mùa mưa thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại đối với sản xuất và gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. - Hồ Thác Bà có tổng diện tích trên 15.900 ha là tiềm năng lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản cũng như xây dựng các điểm du lịch sinh thái trong tương lai. - Nước ngầm: Yên Bình nằm trong vùng chứa nước đệ tam, đệ tứ nhưng lưu lượng nhỏ 0,11 m3/s, sử dụng tốt cho việc đào giếng phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân. Về chất lượng nước (trừ khu dân cư tập trung ở thị trấn, thị tứ) còn lại nhìn chung nước chưa bị ô nhiễm, độ khoáng hoá thấp 190mg/lít, độ cứng nhỏ từ 3 - 4mg/lít, độ PH từ 7 - 8, phần lớn đảm bảo xây dựng các công trình nước sạch. II/ DÂN SỐ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC 1. Dân số Dân số của huyện đến năm 2010 có 105.525 người, Dân số khu vực thành thị chiếm 14,4%, dân số khu vực nông thôn chiếm 85,6%. Thành phần dân tộc: Huyện có 5 chính: Dân tộc Kinh chiếm 57,34%; Dân tộc Tày chiếm 17,27%; Dân tộc Dao chiếm 14,58%, dân tộc Cao Lan chiếm 6,84%; Dân tộc Nùng chiếm 3,5%, Dân tộc khác 0,47%. 2. Nguồn nhân lực Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 54.182 người, chiếm 51,3%. Lao động khu vực thành thị từ năm 2006 - 2010 chiếm 14,4%. Lao động khu vực nông thôn từ năm 2006 - 2010 chiếm 85,6%. Trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào nghề, nhất là lao động ở khu vực nông thôn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. B- THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 2006 – 2010 VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN Năm 2008, sau khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính nhận bàn giao xã Văn Lãng từ huyện Trấn Yên, huyện Yên Bình có 26 đơn vị hành chính bao gồm: 24 xã và 2 thị trấn. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010 như sau: I/ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 15,1% cao hơn so với mục tiêu quy hoạch đề ra là 3,6% (mục tiêu quy hoạch giai đoạn 2006 – 2010 là 11,5%) Trong đó: - Ngành Nông, lâm nghiệp bình quân thời kỳ 2006 - 2010 tăng 5,5% - Ngành Công nghiệp Xây dựng bình quân thời kỳ 2006 -2010 tăng 23,6,3% - Ngành Dịch vụ bình quân thời kỳ 2006-2010 tăng 21,8% II/ CƠ CẤU KINH TẾ - Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp năm 2005 chiếm 35%, năm 2010 chiếm 19,8%. - Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng năm 2005 chiếm 53,5%, năm 2010 chiếm 66,8%. - Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2005 chiếm 11,5%, năm 2010 chiếm 13,4%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 8 triệu đồng, năm 2010 đạt 15,5 triệu đồng. III/ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU 1. Ngành nông, lâm nghiệp và các sản phẩm chủ lực Năm 2010 giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp đạt 263.850 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,5%, trong đó: - Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 182.584 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm ngành nông nghiệp đạt 3,8%. - Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 69.393 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân 5 năm ngành lâm nghiệp đạt 10%. - Giá trị sản xuất thuỷ sản đạt 11.873 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 10,7%. Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp: Năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 75,1%, năm 2010 chiếm 69,2%. Tỷ trọng lâm nghiệp năm 2005 chiếm 21,4%, năm 2010 chiếm 26,3. Tỷ trọng thủy sản năm 2005 chiếm 3,5%, năm 2010 chiếm 4,5%. Một số lĩnh vực sản xuất chính như sau: a) Sản xuất nông nghiệp * Trồng trọt: Năm 2010 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 127.261 triệu đồng, tăng 23.296 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 4,1%, bao gồm các loại cây trồng chủ yếu sau: - Sản xuất cây lương thực: Năm 2010 diện tích gieo cấy lúa cả năm 4.229ha; Diện tích gieo trồng ngô năm 2010: 1.457,8 ha. Trong sản xuất cây lương thực đã tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất lúa trên đất ruộng, ngô trên đất soi bãi. Đồng thời mở rộng diện tích canh tác bằng cách tăng vụ. Mạnh dạn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đưa giống lai, giống chất lượng cao chiếm từ 80 - 85% diện tích gieo trồng. Đưa năng suất lúa từ 45,5 tạ/ha năm 2005 lên 49 tạ/ha năm 2010; đưa năng suất ngô từ 26,1 tạ/ha năm 2005 lên 28 tạ/ha năm 2010. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 25.590,4 tấn, tăng 1.723,3 tấn so với năm 2005. Bình quân lương thực có hạt đầu người năm 2010 đạt 242 kg, tăng 6 kg so với năm 2005. - Cây công nghiệp lâu năm: Diện tích chè năm 2010: 2.011 ha, giảm 26 ha so với năm 2005 và duy trì ổn định đến năm 2020. Diện tích chè kinh doanh năm 2010 có 1.860 ha, tăng 218 ha so với năm 2005. Đưa năng suất chè búp tươi từ 62 tạ/ha năm 2005 lên 76 tạ/ha năm 2010. Sản lượng chè búp tươi năm 2010 đạt 14.136 tấn, tăng 2.106,8 tấn so với năm 2005. Cây chè là cây truyền thống có từ lâu đời, diện tích chè có hiện nay chủ yếu là giống chè trung du chiếm tới 2/3 diện tích là chè già cỗi. Mặc dù trong vài năm gần đây cây chè được tập trung cải tạo và đầu tư thâm canh nhưng năng suất chất lượng chè đạt còn thấp. * Chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đến năm 2010 đạt 48.567 triệu đồng, tăng 15.420 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 7,9%. Nhìn chung về chăn nuôi đầu đàn gia súc, gia cầm trong giai đoạn 2005-2010 phát triển ổn định tuy nhiên do có ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm long móng nên đàn trâu, bò của huyện có chiều hướng giảm. Trên thực tế diện tích chăn thả gia súc cũng bị thu hẹp do chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây màu và chuyển đổi mục đích sử dụng khác nên người dân địa phương có xu hướng chuyển đổi từ chăn nuôi trâu, bò sang chăn nuôi lợn thịt theo hướng nạc hóa đàn lợn có hiệu quả cao trong tăng thu nhập cải thiện đời sống. b) Lâm nghiệp Tổng diện tích đất rừng năm 2010: 42.310,37 ha giảm 4.624,38 ha so với năm 2005, bao gồm: - Rừng sản xuất năm 2010: 34.720,7, tăng 6.993,74 ha so với năm 2005. - Rừng phòng hộ năm 2010: 7.589,67 ha, giảm 11.618,52 ha so với năm 2005. * Sản lượng khai thác: - Gỗ rừng trồng năm 2010 đạt 85.000 m3, tăng 40.000 m3 so với năm 2005. - Nguyên liệu giấy năm 2010 đạt 24.000 tấn, tăng 1.840 tấn so với năm 2005. c) Thuỷ sản Toàn huyện có diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thuỷ sản được trên 1.000 ha, trong đó phần lớn là diện tích hồ Thác Bà. Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.004 ha, trong đó diện tích chuyển đổi ruộng 1 vụ kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là 4 ha. Sản lượng cá, tôm các loại đến năm 2010 đạt 2.300 tấn, tăng 700 tấn so với năm 2005. Nhìn chung ngành thuỷ sản bước đầu đã được chú trọng, đầu tư phát triển bằng các chương trình, cụ thể như: nuôi cá lồng, chuyển đổi ruộng một vụ và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên giá trị ngành thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong ngành kinh tế nông lâm nghiệp. Nhiều diện tích mặt nước tự nhiên chưa được khai thác, chưa gắn giữa phát triển nuôi trồng thuỷ sản với thuỷ lợi và phát triển du lịch. 2. Ngành Công nghiệp - Xây dựng Tổng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng đến năm 2010 đạt 890.250 triệu đồng, tăng 581.925 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 23,6%, trong đó: - Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2010 đạt 560.858 triệu đồng, tăng 388.196 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 26,6%. - Giá trị sản xuất ngành xây dựng (theo giá cố định 1994) năm 2010 đạt 329.393 triệu đồng, tăng 224.562 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 25,7%. Nhìn chung về sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp địa phương bước đầu phát triển khá, khai thác được các lợi thế của địa phương và tập trung vào một số ngành hàng có thế mạnh như: công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựngTuy nhiên quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp chủ yếu là bán thành phẩm, nên giá trị thấp Về xây dựng: nguồn vốn cho đầu tư phát triển tăng nhanh từ 104,8 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 329,3 tỷ đồng năm 2010, từng bước hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng ở thị trấn trung tâm huyện lỵ thúc đẩy toàn huyện phát triển và tăng trưởng kinh tế. 3. Ngành Thương mại - Dịch vụ Năm 2010 tổng số cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn là 1.975 cơ sở, tăng 638 cơ sở so với năm 2005. Kinh doanh chủ yếu vào các ngành hàng: tạp hoá, nông sản thực phẩm, dịch vụ ăn uống, vận tải, điện tử, vật liệu xây dựng với tổng số vốn kinh doanh trên 155 tỷ đồng, tăng 85 tỷ đồng so với năm 2005. Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ năm 2010 đạt 177.900 triệu đồng, tăng 111.400 triệu đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 21,8%, trong đó: - Giá trị thương mại năm năm 2010 đạt 32.022 triệu đồng, tăng 21.382 triệu đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 24,7%. - Giá trị dịch vụ năm 2010 đạt 145.878 triệu đồng, tăng 90.018 triệu đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng bình quân 5 năm đạt 21,2%. Tỷ trọng thương mại năm 2005 chiếm 16%, năm 2010 chiếm 18%. Tỷ trọng Dịch vụ năm 2005 chiếm 84%, năm 2010 chiếm 82%. Ngành thương mại phát triển do có cơ chế chính sách thông thoáng của Nhà nước trong thương mại, sự đầu tư mở rộng một số điểm chợ đầu mối của những năm trước đây; đồng thời với việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn đã tạo nên sự giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các xã trong huyện và các địa phương lân cận được đẩy mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn đến năm năm 2010 đạt 338 tỷ đồng, tăng 230,8 tỷ đồng so với năm 2005 (tăng gấp 3,1 lần). Ngành dịch vụ bao gồm: dịch vụ hành chính sự nghiệp, dịch vụ bảo hiểm xã hội, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu điện, dịch vụ truyền thanh, dịch vụ tài chính tín dụng ngân hàng, dịch vụ giáo dục - y tế, dịch vụ nông, lâm nghiệp. Thông qua hoạt động tham gia một phần vào quá trình lưu thông phân phối và phân phối lại giá trị tăng thêm, khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên, phục vụ nâng cao đời sống nhân dân. Tổng mức luân chuyển hàng hoá đến năm năm 2010 đạt 26.500.000 tấn.km, tăng 8.532.000 tấn.km so với năm 2005. Nhìn chung ngành thương mại dịch vụ đã đáp ứng được cơ bản hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên quy mô phát triển còn thấp vẫn chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể tham gia hoạt động là chính. Hoạt động kinh tế tập thể trong lĩnh vực thương mại chưa chú trọng phát triển. 4. Lĩnh vực văn hóa xã hội a) Giáo dục - Đào tạo Đến năm 2010 toàn huyện có 81 trường học từ mầm non đến THPT và dậy nghề, 26/26 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi các cấp học ngày càng tăng. So với năm 2005; Mẫu giáo tăng 8,5%, tiểu học tăng 0,3%, THCS tăng 3,8%. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và 6 tuổi vào lớp 1 đều đạt 100%, tăng 0,3% đến 0,5% so với năm 2005. Chất lượng giáo dục- đào tạo ngày một nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm 2010 đạt 99%, giảm 0,7% so với năm 2005. Huyện được công nhận đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007 và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008. Năm 2010 có 12/81 (14,8%) đạt chuẩn quốc gia, tăng 10 trường so với năm 2005. b) Y tế Đến năm 2010 toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa 70 giường bệnh, 3 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số 20 giường bệnh, 26 trạm y tế xã 178 giường bệnh. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ bước đầu đã đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhìn chung công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn đã được chú trọng, công tác truyền thông về y tế dự phòng, công tác kế hoạch hoá gia đình đã được phổ biến rộng khắp, thường xuyên tới mọi tầng lớp dân cư, nên có tác dụng tích cực trong việc phòng chống dịch bệnh, cũng như góp phần tích cực trong việc sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, đội ngũ Bác sỹ được đào tạo còn thiếu, nên chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng nhân dân ở tuyến cơ sở. c) Văn hoá - Thể thao Đến năm 2010 xây dựng được 181 nhà văn hóa thôn, bản và 1 Nhà văn hóa trung tâm huyện, tỷ lệ nhà văn hóa thôn, bản đạt 64%. Tổng số thôn, bản được công nhận văn hóa là 154 thôn bản, chiếm 54,4%; tỷ lệ hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt 88% và 95% cơ quan, đơn vị được công nhận văn hóa. Nhìn chung về hoạt động văn hoá, thể dục thể thao trong những năm qua đã được chú trọng. Song cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa phục vụ cho các hoạt động còn thiếu thốn, các phong trào văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao còn hạn chế, chưa thường xuyên và thiếu chiều sâu. 5. Tài chính, tín dụng - ngân hàng - Thu, chi ngân sách: Mức huy động thu vào ngân sách trên tổng số chi năm 2010 đạt 29,3%, giảm 2,3% so với năm 2005. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 55.826 triệu đồng, tăng 32.152 triệu đồng so với năm 2005, thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 20%, năm 2010 thu ngân sách tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Tổng chi ngân sách năm 2010 đạt 211.609 triệu đồng, tăng 136.887 triệu đồng so với năm 2005. - Tín dụng - Ngân hàng: Các ngân hàng thực hiện tốt việc hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ, đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh; làm tốt việc hỗ trợ vay vốn đối với người lao động mất việc làm trong những doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện năm 2010 đạt 774 tỷ đồng trong do dư nợ cho vay phát triển sản xuất đạt 500 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đạt 174 tỷ đồng còn lại là dư nợ các đối tượng cho vay khác, tăng 2 lần so với năm 2005. 6. Hệ thống kết cấu hạ tầng - Mạng lưới giao thông vận tải của huyện khá phong phú về loại hình, được phân bố tương đối đồng đều, với 4 cấp đường: Quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã. Đến năm 2010 đã có 100% xã có đường đến trung tâm xã được thông suốt 4 mùa. Về chất lượng: đường Quốc lộ, tỉnh lộ được Nhà nước chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn một số đoạn đường, một số công trình cầu cống đã xuống cấp chưa được khắc phục kịp thời. Đường huyện, đường xã, đường liên xã do nguồn vốn đầu tư dàn trải thông qua các chương trình, dự án và huy động nhân dân đóng góp còn đầu tư ở mức thấp, nên chất lượng chưa đảm bảo, chủ yếu vẫn còn mang tính tạm thời. Tuy một số tuyến đường đã được kiên cố hoá, nhưng số km còn ít. Dẫn đến việc đi lại, giao lưu kinh tế và vận chuyển hàng hoá còn nhiều hạn chế Năm 2010 toàn huyện có 453 công trình thuỷ lợi, bao gồm: 39 công trình hồ chứa nước, 277 công trình đập dâng (trong đó có 108 công trình tạm) và 137 công trình trên mương. Tổng số 318 km kênh mương, trong đó đã kiên cố 156 km. Đảm bảo tưới tiêu cho 1.804 ha đạt 86% diện tích cần tưới tiêu của toàn huyện. Phần lớn các công trình do xây dựng quá lâu từ những năm trước đây, một số công trình đã và đang xuống cấp, nên chỉ đảm bảo 80 - 85% năng lực thiết kế. Do vậy diện tích bị thiếu nước về vụ Đông Xuân từ 150 - 200 ha, về vụ Mùa từ 5 - 10 ha. Năm 2010 trên địa bàn huyện có 8 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn năm 2010 có 22.202 hộ, chiếm 87%, tăng 1.698 hộ so với năm 2005. Về hệ thống điện lưới huyện Yên Bình có 220,13 km đường dây trung áp, 221,99 km đường dây 0,4 KV, 150 trạm biến áp tổng dung lượng 117.782 KVA; 100% số xã, thị trấn, 276/281 thôn, 25.857 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Công tác truyền thanh, truyền hình đã được quan tâm đầu tư. Các trung tâm thị trấn Yên Bình, thị trấn Thác Bà, xã Cảm Ân và Đại Minh có Bưu cục đóng trên địa bàn. Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn đảm bảo thông suốt, đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý điều hành từ cấp huyện đến cấp cơ sở được liên tục, thường xuyên. Cơ sở vật chất giáo dục, trường học của huyện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu so với quy mô và tốc độ phát triển của ngành Giáo dục, đặc biệt là yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong khi đó nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp, ít có khả năng để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp học. Về cơ sở y tế trên địa bàn huyện có 31 đơn vị y tế, bao gồm: 1 trung tâm y tế, 1 bệnh viện đa khoa, 3 phòng khám đa khoa khu vực và 26 trạm y tế xã. Số giường bệnh/vạn dân đạt 26 giường, tăng 9 giường so với năm 2005. Đã đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa trung tâm huyện tại địa điểm mới. Hiện trạng cơ sở vật chất các cơ sở y tế từ tuyến huyện đến tuyến cơ sở bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Song cơ sở vật chất và trang thiết bị của một số trạm y tế xã còn nhiều thiếu thốn so với yêu cầu. 7. Thực trạng đầu tư phát triển Trong những năm qua huyện đã có các giải pháp và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nên tổng nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm tăng, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua. Về cơ cấu vốn chủ yếu vẫn là 3 nguồn vốn chính: Vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước; vốn chương trình mục tiêu và chương trình mục tiêu quốc gia và vốn dân doanh. Do sản xuất chưa phát triển mạnh nên các nguồn vốn tín dụng đầu tư, vốn của doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp. Nhu cầu đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối, trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn hạn chế nên vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải trong xây dựng cơ bản. Tổng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 2006-2010 đạt 2.650 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP giai đoạn 2006-2010 bằng 44,5%. 8. Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện yên bình giai đoạn 2016 -2020 8.1 Tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đến nền kinh tế của huyện Yên Bình a) Bối cảnh quốc tế Hòa bình, ổn định, phát triển và hội nhập của kinh tế thế giới đang là xu thế bao trùm, định hình sự phát triển của thế giới và khu vực. Xu thế phát triển của thế giới đang chi phối sự phát triển của mỗi nước. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tham gia vào nhiều liên kết kinh tế khu vực và quốc tế nên có nhiều thuận lợi để hòa nhịp cùng xu thế chung và tăng tốc phát triển. Các quan hệ kinh tế ngày càng được rộng mở, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở lên mạnh mẽ Tuy nhiên, bên cạnh đó, thế giới cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, nhất là bất ổn kinh tế cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình b) Bối cảnh khu vực Hiện nay với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tỉnh lân cận và các tỉnh khu vực Bắc Bộ đang là tiền đề cho tỉnh Yên Bái thu hút các nhà đầu tư để phát triển, trong đó có huyện Yên Bình. Cùng với việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Nam tuy không đi qua khu vực tỉnh Yên Bái nhưng cũng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội của vùng. 8.2 Tác động của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng Trung du miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Yên Bái đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình Với quan điểm nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Vùng Trung du miền núi phía Bắc, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua phát triển các hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong vùng nhằm huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh và bền vững, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển của Vùng so với cả nước Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái và của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Bình cần khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của khu vực về đất đai và các nguồn tài nguyên khác. Quy hoạch cần tập trung, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, có lợi thế, giá trị và hàm lượng công nghệ cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Sản xuất tập trung thành vùng nguyên liệu, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Từng bước hướng ra xuất khẩu. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch; chuyển dịch mạnh du lịch trong nhóm ngành dịch vụ. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, giảm nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực; làm tốt công tác bảo vệ và tái tạo môi trường; đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. IV/ ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỜI KỲ 2006 - 2010 1. Thuận lợi: - Về điều kiện tự nhiên: Yên Bình nằm ở thị trấn huyện lỵ nằm trên chuỗi các đô thị của Quốc lộ 70 từ Hà Nội đến Lào Cai, là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông đối ngoại. Có đường bộ và đường thuỷ rất thuận tiện cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện. Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Ưu thế phát triển nghề rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, có hơn 15.900 ha mặt nước dùng vào nuôi trồng thủy sản. Rừng tự nhiên còn lớn. - Về điều kiện kinh tế: Yên Bình đã hình thành vùng nguyên liệu gỗ, vùng nguyên liệu chè, vùng nguyên liệu đá vôi với trữ lượng lớn (xã Mông Sơn) nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trải qua quá trình chuyển đổi cơ chế, đến nay Yên Bình đã hình thành nên một số cơ sở sản xuất chế biến hàng nông sản, lâm sản và một số cơ sở sản xuất khai thác và chế biến vật liệu xây dựng...với nhiều thành phần kinh tế tham gia, ngành nghề đa dạng, sản phẩm phong phú tạo giá trị cao cho ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Về kết cấu hạ tầng: Yên Bình có mạng lưới giao thông khá đồng bộ, một số tuyến đường được nâng cấp và mở mới. Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích canh tác. Cơ sở trường học đã được kiên cố 62,7%. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có đến 100% số xã, thị trấn trong toàn huyện. 100% đường đến trung tâm xã thông suốt trong 4 mùa. - Về điều kiện xã hội: Với tập quán canh tác lâu đời, nhân dân trong huyện bước đầu đã có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm nghiệp, có điều kiện để tiếp thu kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở đã đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đã từng bước được đầu tư và hoàn thiện. Huyện còn có một lực lượng lao động dồi dào để thực hiện nhiệm vụ hiện tại và mục tiêu sau này. 2. Khó khăn: - Điều kiện tự nhiên: Thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra làm thiệt hại mỗi năm hàng chục héc ta lúa, hoa màu và các công trình giao thông, thuỷ lợi khác. Đất đai bị xói mòn, bạc màu. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi sông suối và Hồ Thác Bà cho nên rất khó khăn cho việc đi lại và sản xuất. - Điều kiện kinh tế: Việc sử dụng đất đai trong sản xuất nông lâm nghiệp cũng như sử dụng đất trong xây dựng cơ sở hạ tầng còn lãng phí và thiếu quy hoạch. Diện tích đất có rừng lớn, nhưng chủ yếu là rừng mới trồng, rừng phục hồi cho nên trữ lượng rừng thấp. Lực lượng lao động chù yếu là lao động chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động chưa hợp lý, phân bố không đồng đều. Khả năng tích luỹ vốn trong dân thấp, việc sử dụng mọi nguồn vốn hiệu quả chưa cao, vốn đầu tư cho sản xuất và phục vụ sản xuất chủ yếu dựa vào vay mượn và trợ giúp của Nhà nước. Cơ sở vật chất tuy đã được củng cố nhưng còn nhiều thiếu thốn như cơ sở trường học hiện tại còn 37,3% số phòng học là nhà tạm và nhà cấp IV bị xuống cấp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp công nghệ cũ lạc hậu ... - Điều kiện xã hội: Trình độ dân trí ở một số vùng còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu. Đời sống nhân dân còn ở mức thấp, tính đến năm 2010 tuy số hộ nghèo giảm xuống còn 5,1%, nhưng số hộ cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn khá lớn, sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày một tăng. Nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý ... vẫn xảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng và phức tạp. Những khó khăn trên là trở ngại, thách thức đối với Yên Bình trong phát triển kinh tế - xã hội mà huyện phải vượt qua. Phần thứ hai: ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THỜI KỲ 2011 - 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020 I/ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng; thương mại dịch vụ. Trong sản xuất công nghiệp quan tâm sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, chế biến nông lâm sản, quy mô nhỏ và vừa theo hướng tập trung trong các cụm công nghiệp. 2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải khai thác được tiềm năng thế mạnh sẵn có của huyện, phải gắn với sự phát triển các thị trấn và các trung tâm cụm xã phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và khai thác được lợi thế gần thành phố Yên Bái và trung tâm tỉnh lỵ. 3. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, sản xuất theo cơ chế thị trường. Gắn phát triển kinh tế với thế trận quốc phòng toàn dân; kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo an sinh và công bằng xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 4. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo tinh thần nghị quyết Trung 7 (khóa X). II/ MỤC TIÊU VÀ ĐIỀU CHỈNH CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN 1. Mục tiêu tổng quát Tập trung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Tiếp tục duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo sự chuyển biến về chất và lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy toàn diện công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tích cực thu hút đầu tư để phát triển mạnh sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại – Dịch vụ, du lịch và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các yếu tố bên ngoài. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1 Về kinh tế - xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm mục tiêu đến năm 2020 đạt 15,5%.Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 70 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4,5 lần so với năm 2010. Tổng vốn đầu tư phát triển 2011-2020 là 20.500 tỷ đồng. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo. Đến năm 2020, có 100% dân số huyện được sử dụng nước sạch. Bảng 2.1: Một số mục tiêu chủ yếu TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Mục tiêu đến năm 2020 Mục tiêu Điều chỉnh 1 Tăng trưởng GDP bình quân 5 năm % 12,5 15,5 15,5 - Nông lâm nghiệp % 6,6 5,5 5,5 - Công nghiệp - XD % 13,3 24 20,0 - Thương mại - DV % 15,58 22 21,7 2 Cơ cấu kinh tế % 100 100 - Nông lâm nghiệp % 12 10 5,6 - Công nghiệp - XD % 73 76 78,6 - Thương mại - DV % 15 14 15,8 3 Thu nhập BQ Tr.đồng 24 30 70 4 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 4.479 10.000 10.500 Bảng 2.2: Điều chỉnh một số mục tiêu khác Chỉ tiêu ĐV tính Kết quả TH 2010 Kết quả TH 2015 Mục tiêu 2020 1. Dân số trung bình Người 105.525 107.500 109.500 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,0 1,0 1,0 2. Giá trị sản xuất (giá CĐ 1994) Tr.đ 1.332.000 3.435.000 8.105.000 - Nông lâm nghiệp Tr.đ 263.850 345.000 450.000 - Công nghiệp Xây dựng Tr.đ 890.250 2.610.000 6.375.000 - Dịch vụ Tr.đ 177.900 480.000 1.280.000 3. Thu nhập BQ đầu người/năm Tr.đ 15,5 30 70 4. Tỷ lệ che phủ của rừng % 64,2 65 66 5. Sản lượng lương thực có hạt Tấn 25.590,4 26.885 27.100 - BQ lương thực/người Kg 242 250 250 6. Tỷ lệ hộ nghèo % 5,5 4 4 7. Tổng số xã có điện lưới Xã 26 26 26 8. Tổng số xã có đường ô tô Xã 26 26 26 9. Tỷ lệ xã phổ cập GD THCS % 100 100 100 10. Tỷ lệ LĐ qua đào tạo % 35,0 45,0 55,0 2.2 Về bảo vệ môi trường Thực hiện sản xuất sạch. Có hệ thống thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, nước thải và chất thải y tế, chất thải độc hại. 2.3 Về quốc phòng - an ninh Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội, phòng chống lâm tặc chặt phá rừng. 3. Lựa chọn các lĩnh vực đầu tư trọng điểm Trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020 trọng điểm mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện Yên Bình là thu hút đầu tư phát triển công nghiệp vào địa bàn huyện trên cơ sở đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động. Ngoài ra trong phát triển kinh tế có thể lựa chọn ngành khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản và khai thác rừng là ngành có vị trí quan trọng thứ hai để lựa chọn và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ cho thị trường trong nước, xuất khẩu. Ngành kinh tế quan trọng thứ ba đó là đẩy mạnh phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ: Thương mại bán buôn bán lẻ hàng hóa, dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống... để phát triển du lịch. III/ PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH, LĨNH VỰC CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2020 1. Ngành nông lâm nghiệp - Đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với thị trường và tiêu thụ sản phẩm ổn định; - Hoàn thành việc giao đất giao rừng, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế hộ theo hướng trang trại, kinh tế hợp tác gắn với dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm. - Đầu tư nâng cấp hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng xây dựng nông mới gắn với phát triển ngành nghề, giải quyết tốt lao động dư thừa trong nông nghiệp. Đào tạo nghề cho nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động và cho các cơ sở công nghiệp. - Phát triển chăn nuôi gắn với phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ gìn an ninh xã hội. - Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống dịch bệnh cho người và đối tượng nuôi. - Tập trung phát triển chăn nuôi cá lồng trên hồ thành vùng sản xuất hàng hoá. - Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, theo quy hoạch, phát huy lợi thế của huyện. Đưa các giống cá mới có năng suất, chất lượng cao vào nuôi bán thâm canh và thâm canh. 2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tập trung mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Từng bước đưa sản xuất công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực có thế mạnh của huyện như: sản xuất chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng . Đẩy mạnh đầu tư xây dựng 2 cụm công nghiệp đã quy hoạch, gắn với phát triển dịch vụ và đô thị; đồng thời mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Coi trọng việc đầu tư đổi mới cộng nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trường. 3. Ngành dịch vụ Tiếp tục phát triển mạnh thương mại, đảm bảo hàng hoá lưu thông thông suốt, nhất là các mặt hàng chính sách xã hội. Đầu tư khai thác các tiềm năng du lịch sẵn có đặc biệt là khu du lịch vùng Hồ Thác Bà, khu du lịch sinh thái Tân Hương, khu du lịch cộng đồng Ngòi Tu xã Vũ Linh. Kêu gọi đầu tư vào các dự án khu nghỉ dưỡng và hệ thống khách sạn nhà hàng phục vụ khách tham quan du lịch. Đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại và siêu thị tại thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà, xã Đại Minh, xã Văn Lãng.Nâng cao chất lượng các dịch vụ tín dụng, ngân hàng, vận tải, bưu điện, cung ứng vật tư nông nghiệp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. 4. Lĩnh vực văn hoá - xã hội 4.1. Lao động, việc làm và xoá đói giảm nghèo Mục tiêu phấn đấu hàng năm tạo chỗ làm mới cho 2.500 lao động, điều chỉnh tăng so với quy hoạch cũ (2.000 lao động) là 500 lao động. Đào tạo nghề hàng năm 1.000-1.200 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, điều chỉnh tăng so với quy hoạch cũ (30%) là 15% và lên 55% vào năm 2020. Về thu nhập mức sống dân cư ngày càng cải thiện hơn. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 4% theo từng thời kỳ. 4.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển Giáo dục và Đào tạo Phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Bình theo hướng toàn diện và vững chắc; thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại hóa các loại hình giáo dục ở các ngành học, cấp học nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của nhân dân, phù hợp với khả năng, điều kiện của huyện. Tập trung các nguồn lực thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến đồng bộ, vững chắc cả về quy mô, chất lượng ở các ngành học, cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền giáo dục "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá". Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục và đào tạo ngày càng cao. 4.3. Thông tin – truyền thông. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất hệ thống phát thanh, truyền hình, giữ vững và nâng cao chất lượng phủ sóng, mở rộng các kênh truyền hình, nâng cao chất lượng phát sóng PT-TH, phát triển truyền hình mặt đất và các dịch vụ truyền hình. 5. Điều chỉnh phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng 5.1. Mạng lưới giao thông: Yên Bình có vị trí địa lý thuận lợi, gần với thành phố Yên Bái, là một huyện có điều kiện giao thông khá thuận lợi: có các tuyến Quốc lộ nối liền với Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội và hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường thuỷ. Vì vậy phương hướng giai đoạn tới là: - Phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Hoàng Thi nối liền hai thị trấn Yên Bình và Thác Bà. - Tập trung đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến giao thông đường bộ, bao gồm: Đường huyện đến trung tâm các xã, đường liên xã, các tuyến nối với QL70, các tuyến đường nhánh nối giữa Quốc lộ 37 với đường Nguyễn Tất Thành và hệ thống đường tại trung tâm Thị trấnYên Bình. - Mở mới, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn đảm bảo đi lại thông suốt 4 mùa. - Quy hoạch và xây dựng một số cảng trên tuyến đường thuỷ Hồ Thác Bà. Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách của nhân dân trong và ngoài địa bàn. 5.2. Hệ thống điện lưới quốc gia. Phát triển điện lưới Quốc gia: Phấn đấu đến năm 2015 có 100% số hộ trên địa bàn huyện được sử dụng điện lưới Quốc gia và đảm bảo chất lượng. Để đạt mục tiêu trên; dự kiến thời kỳ 2011 - 2015 xây dựng mới 35 km đường dây trung áp, 80 km đường dây 0,4 KV, 56 trạm biến áp, cải tạo, nâng cấp 21 km đường dây trung áp, 84 km đường dây 0,4 KV, 14 trạm biến áp. Thời kỳ 2016-2020 duy trì và cải tạo hệ thống điện, mở rộng mạng lưới điện theo nhu cầu thực tế. 5.3. Hệ thống thuỷ lợi Mục tiêu của huyện đề ra là ổn định diện tích lúa 2 vụ từ nay đến năm 2020 là 4.300 ha/năm, đưa năng suất lúa 2 vụ từ 98 tạ/ha năm 2010, lên 100 tạ/ha vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, công tác thuỷ lợi đảm bảo nước tưới chủ động cho đồng ruộng cần phải được chú trọng hàng đầu. Thời kỳ 2016-2020: sửa chữa và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương nội đồng, nâng số km kênh mương được kiên cố hoá đạt 100%, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tưới tiêu phục vụ sản xuất, nhằm đưa diện tích ruộng được tưới nước chủ động đạt 92%. 5.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt Mục tiêu đến năm 2020 nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 93,5%. Để đạt được mục tiêu trên phấn đấu từ nay đến năm 2020 từng bước cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các công trình cấp nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh, phục vụ đủ nước sinh hoạt cho nhân dân. Dự kiến đến thời kỳ 2011- 2020 sửa chữa và xây dựng mới một số công trình đầu mối theo quy hoạch được duyệt. 5.5. Mạng lưới Y tế Đầu tư kiên cố hoá 7 trạm y tế xã đang bị xuống cấp hư hỏng (Vũ Linh, Thịnh Hưng, Tân Hương, Bạch Hà, Văn Lãng, Yên Bình, Đại Minh), cải tạo bổ sung các trạm y tế còn lại. Xây dựng mới trung tâm y tế huyện, hoàn thiện bệnh viện Đa khoa huyện đồng thời tăng cường trang thiết bị khám chữa bệnh cho các cơ sở y tế từ huyện tới xã, để đáp ứng nhu cầu công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. 6. Phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái Trong những năm tới cần nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đồng thời nâng cao trình độ dân trí để tiếp thu và ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hoá xã hội. 7. Quốc phòng an ninh Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng huyện Yên Bình trở thành huyện phát triển toàn diện và bền vững. Phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn với củng cố quốc phòng an ninh, hoàn thiện thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, căn cứ, hậu phương. Củng cố và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, kết hợp với các phong trào thi đua ở cơ sở xây dựng xã, thị trấn vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Quy hoạch đất quốc phòng một cách hợp lý nhằm đảm bảo đáp ứng mọi nhiệm vụ về quốc phòng an ninh. Xây dựng trụ sở xã, thị trấn gắn với trụ sở của Ban chỉ huy quân sự, trụ sở công an xã, thị trấn đảm bảo cơ sở vật chất cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa phương. Phần thứ ba: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH Để thực hiện được các mục tiêu quy hoạch, cần thiết phải có các nhóm giải pháp cụ thể như sau: 1. Nhóm các giải pháp chung 1.1. Giải pháp về vốn đầu tư: Nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn 2011-2020 là 20.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 10.000 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 là 10.500 tỷ đồng. Để giải quyết được nhu cầu về vốn đầu tư cần chú trọng một số giải pháp sau: Có cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, kể cả thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư không hạn chế vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản và nông sản thực phẩm, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, du lịch, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầmtrong đó ưu tiên các tổng công ty trung ương liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Tạo môi trường thông thoáng để mời gọi các tổ chức vào đầu tư, tranh thủ khai thác tối đa mọi nguồn vốn ODA, NGO, FDI và các nguồn lực đầu tư khác từ bên ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. 1.2. Giải pháp về thị trường: - Tiếp tục thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm. - Tăng cường khả năng tìm kiếm và nắm bắt thị trường tại, mở rộng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tận dụng các tiềm năng, lợi thế của huyện tạp trung sản xuất các mặt hàng mà thị trường có nhu cầu đòi hỏi cao. Quan tâm công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thị trường, mở rộng các văn phòng đại diện trong phạm vi cả nước, tích cực tham gia các hội chợ và tổ chức tốt các hội chợ giới thiệu sản phẩm của địa phương. 1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực: - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng hóa phương thức và loại hình đào tạo, đặc biệt chú trọng khâu đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận tại địa phương, nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ chủ chốt có đủ trình độ kinh nghiệm điều hành nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng cường đội ngũ cán bộ thực thi tại cơ sở, đội ngũ khoa học kỹ thuật hỗ trợ người dân. - Đào tạo nghề cho các dự án đầu tư công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án công nghiệp trọng điểm, các ngành nghề mới, chú trọng đào tạo nghề để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng nắm bắt và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. - Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo nguồn nhân lực bằng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ, tổ chức dạy nghề cho dân cư nông thôn. 1.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường: - Tăng cường áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kết hợp với chính sách đào tạo và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần xây dựng với quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu và điều kiện của huyện. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới; hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp hiện có. - Tư vấn, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững, hỗ trợ sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng trong đời sống xã hội. Thực hiện nghiêm túc chế độ xử lý chất thải và đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường sinh thái. 2. Nhóm giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực 2.1. Giải pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp - Khai thác tối đa, hợp lý diện tích đất đai có thể trồng lúa nước, cây màu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp. - Tích cực trồng rừng tập trung và cây phân tán. Khai thác rừng hợp lý theo thiết kế, kế hoạch, đảm bảo giữ vững môi trường sinh thái. - Áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi đưa năng suất, chất lượng các sản phẩm nông lâm nghiệp ngày một cao, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. - Tăng cường đào tạo và đưa đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư về các cơ sở. Nhằm giúp bà con nông dân về kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp. - Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông lâm nghiệp với công nghiệp khai thác, chế biến. 2.2. Giải pháp phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Ngoài cơ chế chính sách của Nhà nước Trung ương và tỉnh, huyện cần vận dụng sáng tạo khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện đầu tư phát triển, khai thác và chế biến các sản phẩm nông lâm khoáng sản trên địa bàn huyện. Đồng thời mở mang và phát triển các làng nghề truyền thống, kết hợp với tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất công nghiệp địa phương. Nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong giai đoạn hiện nay cũng như mai sau. 2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ - Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư để nâng cấp, xây dựng mới hệ thống chợ thương mại trên địa bàn. - Tiếp tục xây dựng các loại hình hợp tác xã trong việc tổ chức lại sản xuất tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế tập trung. - Vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà kinh doanh phát triển, chú trọng đến các mặt hàng chính sách đối với các xã vùng sâu, vùng xa. - Khuyến khích các hoạt động dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ thương mại phát triển. Nhằm giúp cho các ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp sản xuất có hiệu quả. 2.4. Giải pháp phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội: - Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đảm bảo phát triển Giáo dục và Đào tạo theo hướng toàn diện và bền vững. Tập trung làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp hợp lý vừa đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Xây dựng các chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư cho giáo dục. Xúc tiến, tìm nguồn vốn đầu tư cho giáo dục thông qua công tác tuyên truyền, kêu gọi, tiếp xúc với các tổ chức, doanh nghiệp và trong nhân dân. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, đảm bảo ưu tiên đầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các địa phương, các tổ chức hội đầu tư cho giáo dục. - Cần tuyên truyền vận động nhân dân, nhất là nhân dân ở các xã vùng sâu, vùng xã, vùng đồng bào dân tộc thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Khuyến khích phát triển văn hoá, xây dựng các trung tâm văn hoá, vận động quần chúng tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ - thể dục thể thao. - Vận động nhân dân tích cực sản xuất, thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng để tăng đầu tư vào mở rộng phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, từng bước cải thiện đời sống dân cư. - Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ từ cơ sở xã đến huyện. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn và ưu tiên tiếp nhận con em người địa phương được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng về địa phương công tác, từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình năm 2010 cho thấy tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và các ngành kinh tế luôn giữ ở mức tăng bình quân khá cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đi đúng hướng. Trong thời gian qua nền kinh tế - xã hội của huyện liên tục phát triển, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong huyện được nâng lên rõ rệt. Quan hệ sản xuất giữa các ngành kinh tế ngày càng được mở rộng, cơ sở vật chất xã hội trong huyện luôn được tăng cường và củng cố, Quốc phòng An ninh được đảm bảo và giữ vững, bộ mặt nông thôn của huyện ngày một thay đổi. Song Yên Bình sau điều chỉnh địa giới hành chính vẫn là huyện nghèo vì xuất phát điểm nền kinh tế huyện thấp, chính vì vậy việc quy hoạch lần này nhằm đẩy mạnh việc sử dụng và khai thác có hiệu quả các yếu tố nguồn lực sẵn có của huyện, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài, nhằm đưa nền kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình phát triển cao và vững chắc theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 theo quy hoạch, đối với Yên Bình ngoài việc phát huy các yếu tố nội lực của huyện, đề nghị Nhà nước tiếp tục đầu tư, hỗ trợ huyện vào các lĩnh vực sau: - Về sản xuất nông lâm nghiệp: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho hộ nông dân các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn có thêm điều kiện để sản xuất. Hỗ trợ các thiết bị, dây chuyền công nghệ bảo quản và chế biến các mặt hàng nông lâm sản, để tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng, giá trị cao. - Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và mặt bằng các cụm công nghiệp đã quy hoạch. - Về cơ sở hạ tầng: Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, cơ sở y tế, chợ thương mại để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. - Về tín dụng: Hỗ trợ cho nhân dân và các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, thời gian cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với nhân dân các xã đặc biệt khó khăn và các xã nghèo. Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, mở mang thêm các ngành nghề mới. - Về đào tạo nguồn nhân lực: Hỗ trợ huyện hàng năm mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn từ 3 - 6 tháng cho lực lượng lao động trẻ mới bước vào độ tuổi lao động, giúp lực lượng này có trình độ tay nghề nhất định, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Với những điều kiện phát triển tương đối thuận lợi, cũng như biết sử dụng và khai thác mọi tiềm năng sẵn có một cách hợp lý, chắc chắn huyện Yên Bình sẽ phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqhttyb_2447.doc