Nhiệm vụ, khối lượng điều kiện thi công

Tài liệu Nhiệm vụ, khối lượng điều kiện thi công: Chương I Nhiệm vụ, khối lượng điều kiện thi công I. Nhiệm vụ Kết cấu mặt đường BTN loai I-lop tren 1 7 cm BTN loai I-lop duoi 2 8 cm Đá dăm gia cố XM 3 18 cm CP đá dăm loại I 4 25 cm Kết cấu nền đường cải thiện CP đá dăm loại II 30 cm Đất nền á cát Thiết kế tổ chức thi công kết cấu áo đường tuyến có chiều dài: 3,7 km Để chuẩn bị cho việc xây dựng mặt đường cần phải xác định được tương đối chính xác các vấn đề sau: - Thời hạn khởi đầu và kết thúc. - Yêu cầu về phương tiện sản xuất (xe, máy, người, thiết bị ...) nguyên,nhiện liệu, các dạng năng lượng, các vật tư kỹ thuật... theo từng thời gian. Từ các yêu cầu này lập được kế hoạch huy động lực lượng và cung cấp vật tư nhằm đảm bảo cho hạng mục công trình được hoàn thành đúng thời hạn. - Quy mô các xí nghiệp phụ cần thiết và sự phân bố các vị trí của chúng dọc tuyến. - Biện pháp tổ chức thi công. - Khối lượng và trình tự tiến hành các công việc. II. Khối lượng thi công mặt đường 1/ Diện tích mặt đườn...

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiệm vụ, khối lượng điều kiện thi công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Nhiệm vụ, khối lượng điều kiện thi công I. Nhiệm vụ Kết cấu mặt đường BTN loai I-lop tren 1 7 cm BTN loai I-lop duoi 2 8 cm Đá dăm gia cố XM 3 18 cm CP đá dăm loại I 4 25 cm Kết cấu nền đường cải thiện CP đá dăm loại II 30 cm Đất nền á cát Thiết kế tổ chức thi công kết cấu áo đường tuyến có chiều dài: 3,7 km Để chuẩn bị cho việc xây dựng mặt đường cần phải xác định được tương đối chính xác các vấn đề sau: - Thời hạn khởi đầu và kết thúc. - Yêu cầu về phương tiện sản xuất (xe, máy, người, thiết bị ...) nguyên,nhiện liệu, các dạng năng lượng, các vật tư kỹ thuật... theo từng thời gian. Từ các yêu cầu này lập được kế hoạch huy động lực lượng và cung cấp vật tư nhằm đảm bảo cho hạng mục công trình được hoàn thành đúng thời hạn. - Quy mô các xí nghiệp phụ cần thiết và sự phân bố các vị trí của chúng dọc tuyến. - Biện pháp tổ chức thi công. - Khối lượng và trình tự tiến hành các công việc. II. Khối lượng thi công mặt đường 1/ Diện tích mặt đường phải thi công : Do tuyến có nhiều đường cong và mở rộng nên diện tích mặt đường được lấy theo bảng tổng hợp khối lượng như sau: F = 40701.87 m2 2/ Khối lượng vật liệu cần thiết theo tính toán cho kết cấu mặt đường 2-1. Khối lượng BTN Lớp trên: Q= F.d.g F: Diện tích mặt đường F = 40701.87 m2 d: Chiều dày lớp BTN hạt trung d= 0,07m g: Dung trọng của BTN hạt trung g= 2,43T/m3 ị Q= 6,923.39 (T) 2-2. Khối lượng BTN Lớp dưới Q= F.d.g d: Chiều dày lớp BTN hạt trung d= 0,08 m g: Dung trọng của BTN hạt trung g= 2,43 T/m3 ị Q= 7,912.44 (T) 2-3. Khối lượng đá dăm gia cố XM ; Q = K .F.d K: Hệ số lu K= 1,2 d: Chiều dày lớp đá dăm gia cố XM ; d= 18 cm F: Diện tích mặt đường F = 40701.87 m2 ị Q1 = 8,791.60 (m3) 2-4. Khối lượng cấp phối đá dăm loại 1 ; Q = K .F.d K: Hệ số lu K= 1,3 d: Chiều dày lớp cấp phối ; d= 25 cm F: Diện tích mặt đường F = 40701.87 m2 ị Q1 = 13,228.11 (m3) 2-4. Khối lượng cấp phối đá dăm loại 2 ; Q = K .F.d d: Chiều dày lớp cấp phối; d= 30 cm ị Q1 = 15,873.73 (m3) III Đơn vị thi công, điều kiện thi công 1. Đơn vị thi công Việc thi công tuyên đường AB được công ty xây dựng cầu đường thuộc sở giao thông của tỉnh đảm nhận. Đây là công ty có đội ngũ cán bộ KHKT có năng lực, cán bộ lãnh đạo có trình độ tổ chức, quản lý thi công tốt. Đội ngũ công nhân có tay nghề chuyên môn cao, có tinh thần tự giác và trách nhiệm cao. Công ty có máy móc , trang thiết bị đầy đủ, các loại máy móc luôn được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên đảm bảo điều kiện làm việc liên tục, chất lượng cao. 2. Điều kiện thi công 2-1. Điều kiện khí hậu, thời tiêt. Thi công đường là công việc có khối lượng công tác hầu hết được thực hiện ngoài trời do vậy nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu, thời tiết. Khí hậu tại khu vực tuyến được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 1 năm sau với lượng mưa tương đối lớn. Ba tháng mưa lớn nhất là các tháng 9, 10 và 11, trung bình mỗi tháng thu được 500 mm và hơn nữa, các tháng 8, 12, 1 tuy lượng mưa có thấp hơn một chút nhưng vẫn lớn, mưa kéo dài. Mùa khô bắt đầu vào tháng 2 và kết thúc vào tháng 7. Thời kỳ này chủ yếu là nắng nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 26 oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình 28.5 oC, Lượng mưa trung bình tháng rất thấp, khoảng 30 -40 mm và số ngày mưa ít, khoảng 5-7 ngày, đây là thời kỳ rất thuận lợi cho việc thi công kết cấu áo đường, do vậy ta nên bố trí thời gian thi công từ tháng 2 đến tháng 7 là phù hợp nhất. 2-2. Tình hình dân cư, kinh tế Dân cư địa phương sống rải rác dọc tuyến. Nhân dân ở đây chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, nghề phụ ở đây không phổ biến lắm, do vậy có thể tận dụng được lực lượng lao động nông nhàn để phục vụ cho công tác thi công đường. Mặc dù đời sống không cao nhưng người dân nơi đây sống tương đối đoàn kết và thương yêu , đùm bọc lẫn nhau. Do vậy việc đóng quân và tổ chức đời sống cán bộ công nhân viên là rất thuận lợi. 2-3. Điều kiện cung cấp vật liệu - Nguồn cung cấp vật liệu Theo kết quả điều tra khảo sát do công ty TVTK GTVT của tỉnh thực hiện thì ở khoảng đầu tuyến, cách điểm đầu tuyến chừng 2,5km có một khu vực có thể sử dụng làm mỏ khai thác vật liệu cấp phối đá dăm để thi công các lớp móng đường. Kết quả thí nghiệm cho thấy mỏ vật liệu này hoàn toàn thoả mãn các yêu cầu đặt ra với vật liệu làm đường. Qua đánh gía sơ bộ, trữ lượng của mỏ là tương đối lớn, không những có thể đáp ứng đủ cho việc xây dựng tuyến AB mà con có khả năng cung cấp cho các công trường lân cận. Điều kiện khai thác của mỏ là tương đối thuận lợi. - Vật liệu làm lớp mặt áo đường là BTN được cung cấp tại xí nghiệp sản xuất hỗn hợp BTN nằm cách tuyến chừng 10 Km. Xí nghiệp này được xây dựng với công suất lớn để phục vụ cho dự án do vậy có đủ khả năng để cung cấp theo yêu cầu thi công của tuyến. IV Phương pháp thi công Quyết định chọn phương pháp TCTC cho một đối tượng thi công là vấn để có ý nghĩa quan trọng vì nó có tác dụng quyết định về mặt nguyên tắc chỉ đạo đối với việc lập đồ án thiết kế TCTC và giải quyết các vấn đề TCTC trên thực tế. Khi lựa chọn phương pháp TCTC trước hết cần xét đến các mặt sau đây: - Trình độ chuyên môn, kỹ thuật thi công. - Khả năng cung ứng vật tư kỹ thuật của các cơ sở sản xuất và năng lực sản xuất của đơn vị thi công. - Các đặc điểm tự nhiên của khu vực tuyến đi qua. - Các điều kiện đặc biệt của đối tượng thi công. Hiện nay, trong công tác xây dựng đường ôtô người ta thường sử dụng các phương pháp tổ chức thi công sau: phương pháp phân đoạn, phương pháp tuần tự và phương pháp dây chuyền. Phương pháp tuần tự: Đơn giản ,dễ thi công, yêu cầu về nhân công và máy móc ít xong đòi hỏi thời gian thi công phải kéo dài, diện thi công di động (hoàn thành hẳn một đoạn, đơn vị xây lắp mới chuyển sang đoạn khác). Phương pháp phân đoạn: Cả tuyến đường được chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn đều bố trí các đợn vị xây lắp cùng đồng thời triển khai công việc(từ công tác chuẩn bị đén công tác cơ bản và hoàn thiện). Do đó đòi hỏi máy móc và nhân công lớn hơn rất nhiều so với phương pháp tuần tự nhưng lại rút ngắn được tiến độ thi công. Phương pháp dây chuyền: Toàn bộ việc xây dựng được chia thành nhiều công việc. Mỗi công việc đều do một đơn vị chuyên nghiệp đảm nhận, các công việc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc thi công được tiến hành liên tục theo một hướng. Do đó phương pháp này có những ưu điểm sau: Có thể tận dụng đưa đường vào sử dụng ngay trong quá trình thi công. Phát huy được năng suất máy cũng như số nhân công làm việc trong một ca. Số ca máy và nhân công cũng như tiến đọ thi công không nhiều quá cũng như không ít quá so với hai phương pháp trên. Việc lãnh đạo, kiểm tra, giám sát dễ dàng. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp dây chuyền không phải là dễ. Vì để đảm bảo đúng tốc độ dây chuyền cần phải có: Máy móc thi công đồng bộ, ổn định, trình độ cán bộ, kỹ sư cũng như công nhân phải có tay nghề cao, việc lãnh đạo phải nhanh chóng, sít sao. Khối lượng tập trung phải có đơn vị riêng tổ chức để đảm bảo tiến độ chung. Trên cơ sở ưu khuyết điểm của các phương pháp trên kết hợp với khả năng thực tế của công ty, cũng như điều kiện địa hình tuyến. Tôi quyết định chọn phương pháp tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, với các đội chuyên nghiệp. sau: - Đội chuyên nghiệp làm công tác đào khuôn, thi công lớp móng CP - Đội chuyên nghiệp thi công lớp đá dăm gia cố XM. - Đội chuyên nghiệp thi công lớp mặt bê tông nhựa IV Chọn hướng thi công và mũi thi công Căn cứ vào phạm vi cung cấp vật liệu, vị trí cung cấp cấp phối cách tuyến 0,4 km, vị trí xí nghiệp sản xuất đá dăm tiêu chuẩn nằm ở đầu tuyến, cách tuyến 2km. Để tận dụng đường mới làm xong vận chuyển vật liệu cho đoàn xe vận chuyển vật liệu lèn ép thêm mặt đường làm cho mặt đường chóng hình thành ổn định. Tôi quyết định chọn phương hướng thi công từ đàu tuyến đến cuối tuyến. V Tính các thông số của dây chuyền. 1. Tốc độ dây chuyền. Tốc độ dây chuyền là chiều dài của đoạn đường mà đơn vị thi công phải hoàn thành trong một ca. Tốc độ dây chuyền được xác định theo công thức sau: V = Trong đó: L: Chiều dài tuyến đường cần hoàn thành, L = 3,700 m n: Số ca làm việc trong một ngày, n =1. Thđ: Thời gian hoạt động của dây chuyền. Ttk: Thời gian khai triển các dây chuyền. Thđ lấy theo giá trị min trong 2 giá trị sau: Thđ = TL - ồ Tng ; Thđ = TL - ồ Tx TL: Số ngày theo lịch từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc. Tng: Số ngày nghỉ lễ + Chủ nhật. Tx: Số ngày nghỉ do thời tiết xấu. Căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết khu vực tuyến đi qua, căn cứ vào khả năng cung cấp nguyên, vật liệu, năng lực thi công của Công ty ta chọn thời hạn thi công là 3,5 tháng . Dự định ngày khởi công là ngày 1/1/2009 và kết thúc ngày 15/4/2009 Theo dự báo của trạm khí tượng thuỷ văn ta lập bảng thống kê để xác định số ngày thực tế thi công như sau: Tháng Ngày theo lịch Ngày chủ nhật Ngày lễ Ngày thời tiết xấu 1 31 4 4 7 2 28 4 0 8 3 29 5 0 6 4 15 2 1 4 Tổng cộng 103 15 5 25 ị Thđ = TL - ồTng = 83 ngày hoặc Thđ = TL - ồ Tx = 78 ngày. Chọn Thđ = 78 ngày. Ttk: Là thời kỳ khai triển của dây chuyền tính từ lúc dây chuyền đầu tiên đến lúc toàn bộ các dây chuyền đều hoạt động. Chọn Ttk = 10 ngày. ị Tốc độ của dây chuyền là: V = = 55 (m/ca). Đây là tốc độ tối thiểu mà dây chuyền phải đạt được. Để đảm bảo tiến độ thi công ta chọn V = 80 m/ca. 2. Thời gian hoàn tất: Tht Là khoảng thời gian kể từ khi dây chuyền CN đầu tiên ra khỏi dây chuyền tổ hợp đến khi dây chuyền cuối cùng kết thúc công việc của mình. Tht = 4 ngày. 3. Thời gian ổn định của dây chuyền. Là thời kỳ đồng thời hoạt động của tất cả các dây chuyền chuyên nghiệp với tốc độ không đổi. Tôđ = Thđ - (Ttk + Tht) = 78 - (10 + 4) = 64 (ngày). 4. Hệ số hiệu quả của phương pháp tc dây chuyền Khq được xác định theo công thức: Khq = ị Phương pháp thi công dây chuyền là hợp lý và có hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTMH_TCTC_C1.DOC
  • docTMH_TCTC_C2.DOC
  • docTMH_TCTC_C3.DOC