Nhiệm vụ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc thực hiện Đề án “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”

Tài liệu Nhiệm vụ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc thực hiện Đề án “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0125 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 15-18 This paper is available online at NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015” Đinh Quang Báo Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được Chính phủ giao trọng trách thực hiện Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Bài báo tìm hiểu những nhóm công việc cơ bản của đề án, trong tương quan tiềm lực của nhà trường và đề xuất 11 giải pháp chính nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ. Từ khóa: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, xây dựng chương trình. 1. Mở đầu Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ phát triển thành trường ĐHSP trọng điểm. Chức năng của ĐHSP trọng điểm là nòng c...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiệm vụ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc thực hiện Đề án “đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0125 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 15-18 This paper is available online at NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015” Đinh Quang Báo Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vinh dự được Chính phủ giao trọng trách thực hiện Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Bài báo tìm hiểu những nhóm công việc cơ bản của đề án, trong tương quan tiềm lực của nhà trường và đề xuất 11 giải pháp chính nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ. Từ khóa: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, xây dựng chương trình. 1. Mở đầu Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ phát triển thành trường ĐHSP trọng điểm. Chức năng của ĐHSP trọng điểm là nòng cốt trong hệ thống sư phạm để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam nói chung và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Nòng cốt được hiểu là vai trò chủ trì, chủ động thực hiện những công việc quan trọng của đất nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”, vai trò nòng cốt của ĐHSP Hà Nội là chủ động đề xuất các hoạt động với vai trò chủ trì tổ chức triển khai các công việc của đề án. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những nhóm công việc cơ bản của đề án Có thể kể tên những nhóm công việc cơ bản của đề án là: - Xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai nghiên cứu thí điểm chương trình, sách giáo khoa mới, triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa chính thức; - Tập huấn bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; - Biên soạn các tài liệu tham khảo, hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; Ngày nhận bài: 15/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên hệ: Đinh Quang Báo, e-mail: baodq@hnue.edu.vn 15 Đinh Quang Báo - Đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình, sách giáo khoa. Các công việc đó liên quan chặt chẽ với nhau, và đối với ĐHSP Hà Nội thì cần nhận thức được quan hệ hữu cơ 2 nhóm công việc: giáo dục các cấp học và đào tạo giáo viên. Tham gia, tắm mình trong các hoạt động giáo dục các cấp học không chỉ để phục vụ giáo dục phổ thông, mà còn quan trọng hơn chính là cơ sở cho việc xây dựng mô hình đào tạo giáo viên theo nhu cầu sử dụng. Thực chất đó là hoạt động “tìm hiểu khách hàng” để sản xuất “mặt hàng” phù hợp yêu cầu sử dụng. Sự tham gia của ĐHSP cũng chính là để đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Chính vì vậy, sự tham gia của ĐHSP Hà Nội vào hoạt động đổi mới giáo dục các cấp học là hoạt động tự đổi mới mình về nhận thức, phương thức đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên nhà trường. Với lập luận như trên, trường ĐHSP Hà Nội phải được làm và làm được những công việc quan trọng của đổi mới, cải cách giáo dục các cấp học. Được làm và làm được có quan hệ nhân - quả. Từ trước tới nay, trường chúng ta đã được làm nhiều việc trọng đại cho giáo dục của đất nước: nòng cốt trong phát triển hệ thống sư phạm bằng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn giảng viên, cán bộ quản lí; cung cấp chương trình, giáo trình cho hầu hết các ngành, các môn học đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; là nguồn nhân lực chủ yếu xây dựng, biên soạn chương trình, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cho giáo dục các cấp học; triển khai nghiên cứu thí điểm để mở các ngành đào tạo giáo viên mới đáp ứng sự phát triển nguồn nhân lực giáo dục cho các cấp học;. . . Vai trò và vị thế quốc gia của ĐHSP Hà Nội đã trở thành niềm tự hào, là truyền thống như là một di sản không chỉ của nhà trường chúng ta, mà là của cả nước. Ngày nay, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của hệ thống sư phạm và hệ thống giáo dục phổ thông, sự phát triển của các cơ sở đào tạo giáo viên được diễn ra trong môi trường bình đẳng về cơ hội, về điều kiện, nhất là trong bối cảnh nguồn thông tin khoa học rất đa dạng, phong phú thì không còn sự “bao cấp” về vị thế độc tôn, đầu tầu cho một cơ sở nào nữa. Trong bối cảnh đó, nếu trường chúng ta không tự mình đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu để tự đổi mới, phát triển thì sẽ có thể không nổi trội hơn các đơn vị khác về khả năng tham gia các công việc đổi mới của giáo dục, đào tạo. Trước đây trường ta luôn luôn được coi là ứng viên số 1 để Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì các công việc của ngành giáo dục, vì các đơn vị khác còn yếu hơn, còn ở vị trí “núp bóng” trường ta, nay chắc chắn chúng ta không còn vị thế độc tôn đó nữa, nếu không có sự chuẩn bị tiềm lực đón đầu. Ngày trước, trường ta làm được nhiều việc đại sự quốc gia vì chúng ta được làm, được giao, ngày nay thì ngược lại, ai làm được thì mới được làm. Chúng tôi nghĩ rằng, xét về tiềm lực và điều kiện vốn có thì trường ĐHSP Hà Nội vẫn là đơn vị thuận lợi nhất để hiện thực hóa các tiềm lực và điều kiện đó thành hành động đóng góp thiết thực, hiệu quả để có thể được giao việc với vai trò chủ trì. Xin nhấn mạnh lại rằng tiềm lực chỉ là thể năng không sinh công, muốn biến tiềm lực thành lực sinh công phải có quá trình thực hiện với ý chí quyết tâm và các giải pháp sáng tạo. 2.2. Tiềm lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tiềm lực lớn của trường ta được cấu thành bởi mấy yếu tố rất cơ bản sau đây, mà hiếm có cơ sở nào có được: - Yếu tố tinh thần, phi vật thể: truyền thống vị thế đầu đàn trong lịch sử phát triển hệ thống sư phạm, có kinh nghiệm tổ chức, triển khai, chuẩn bị các hoạt động cấp quốc gia. - Các yếu tố hữu hình: đội ngũ giảng viên đông và có trình độ học hàm, học vị cao, đặc biệt là các khoa học cơ bản; có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ; có cơ cấu bộ máy tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học khá hoàn chỉnh; có cơ quan nghiên cứu khoa học cơ hữu; có các trường phổ thông thực hành, chuyên; có mạng lưới đối tác, cộng tác viên khắp cả nước. 16 Nhiệm vụ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong việc thực hiện đề án “đổi mới chương trình... Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho việc tổ chức triển khai các hoạt động của ngành giáo dục, mà trước mắt là triển khai đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. 2.3. Các giải pháp chính Để gia công các yếu tố đó thành các năng lực hoạt động cụ thể tham gia đề án đổi mới giáo dục phổ thông, cần thực hiện các giải pháp chính sau đây: 1. Nghiên cứu định hướng các nhiệm vụ và nội dung của đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. 2. Huy động nhân lực, càng đông càng tốt tham gia các công việc của đề án trên cơ sở tổ chức các nhóm chuyên gia ứng với các công việc. Các nhóm chuyên gia này đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu, tiến hành nghiên cứu tạo ra các sản phẩm cụ thể ứng với mục tiêu, nội dung của từng công việc của đề án. Nhờ đó lần này các cán bộ của trường ĐHSP Hà Nội tham gia các công việc không mang tính cá nhân, mà có tổ chức với tư cách của một đơn vị chủ trì. 3. Trường cần lựa chọn các trường phổ thông các cấp làm cộng tác viên triển khai các công việc. Chính các trường này, cùng với trường thực hành Nguyễn Tất Thành là thành viên tạo thành mạng lưới thực hành sư phạm của ĐHSP Hà Nội. 4. Cần liên kết, phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các Vụ, cấp học trong quá trình triển khai hoạt động. 5. Nếu có điều kiện hay cơ hội thì mời một số chuyên gia nước ngoài tư vấn cho trường thực hiện các hoạt động. 6. Các hoạt động của đề án có logic chặt chẽ giữa chương trình - sách giáo khoa - đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, vì vậy việc gắn giữa giáo dục phổ thông và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải được quan tâm. Chắc chắn việc bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương thức đào tạo giáo viên ĐHSP Hà Nội phải là nòng cốt. Khả năng và sản phẩm xây dựng chương trình, soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nội dung chính của công ciệc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 7. Nhân cơ hội tham gia đề án lần này, trường ĐHSP Hà Nội nên có Trung tâm pháp triển Chương trình và Biên soạn sách giáo khoa. Tôi xin được trình bày dịp khác về kinh nghiệm soạn sách giáo khoa của Úc, cũng như một số vấn đề lí luận về sách giáo khoa hiện đại. Nếu có sự chuẩn bị này thì khi Nhà nước có chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, chúng ta có thể vào cuộc cạnh tranh soạn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo giáo dục phổ thông. 8. Có mấy yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông sắp tới, đó là: dạy học tích hợp, dạy học phân hóa - phân luồng, phát triển năng lực, đổi mới đánh giá kết quả giáo dục, dạy học. Đó là những vấn đề tuy không mới về lí luận nhưng lại đang rất mới, thậm chí xa lạ trong thực tiễn giáo dục phổ thông và đào tạo giáo viên ở nước ta, ở trường ta. Tất cả những điểm mới đó đều có cái chung, nếu làm tốt thì sẽ được tất cả, đó là kĩ năng thiết kế hoạt động và tổ chức dạy học, giáo dục bằng các hoạt động đó. Giáo viên do chúng ta đào tạo chưa có kĩ năng thiết kế hoạt động để giáo dục năng lực trên cơ sở dạy học tích hợp, phân hóa và để đánh giá đầu ra theo các tiêu chí năng lực. Trường ĐHSP Hà Nội nên tổ chức bồi dưỡng giáo viên thiết kế hệ thống các hoạt động đó cho các môn học ở nhà trường, các cấp học. 9. Cần phải quán triệt và huy động đội ngũ các giảng viên các khoa học cơ bản quan tâm tích hợp rèn luyện các năng lực sư phạm khi dạy các môn học do mình đảm nhiệm. Việc này cần được đặc biệt quan tâm vì lực lượng giảng viên các khoa học cơ bản của trường ta vừa có tỉ lệ lớn, lại vừa có trình độ cao. Nguồn tri thức sư phạm khai thác từ đội ngũ này là rất lớn, rất quan trọng. 17 Đinh Quang Báo Nhà trường cần có cơ chế khích lệ đội ngũ giảng viên thực hiện việc này. 10. ĐHSP Hà Nội phải coi thường xuyên gắn với hoạt động giáo dục của các cấp học là chiến lược, là lẽ sống, là động lực phát triển. Gắn với phổ thông là gắn với khách hàng, là gắn với Bộ Giáo dục và Đào tạo, là phương thức, nội dung đào tạo. Như vậy trường cần có giải pháp cụ thể. 11. Trong đổi mới giáo dục phổ thông lần này, cơ cấu và yêu cầu nghề nghiệp giáo viên trong hệ thống có nhiều thay đổi. Ngoài những yêu cầu kĩ năng nghề nghiệp nêu trên, còn những yêu cầu mới khác như: dạy 2 buổi/ ngày, nhiều môn học trước đây có thể sẽ thiết kế thành các hoạt động giáo dục, tri thức phổ thông được giáo cụ cho học sinh theo 2 giai đoạn: cơ bản và sau cơ bản. Theo đó yêu cầu nghề nghiệp và cơ cấu số lượng giáo viên trung học cơ sở sẽ có nhiều thay đổi. Vậy trường ta đón đầu việc đào tạo giáo viên đáp ứng sự chuyển dịch đó như thế nào? 3. Kết luận Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” yêu cầu xây dựng chương trình mới phải bảo đảm tính khoa học, hiệu quả, công khai. Chương trình mới phải thể hiện được mục tiêu giáo dục phổ thông và của từng cấp học, môn học; quy định yêu cầu cần phải đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh cuối mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông. Với những yêu cầu ấy, Trường ĐHSP Hà Nội, với vai trò nòng cốt là chủ động đề xuất các hoạt động, chủ trì tổ chức triển khai các công việc của đề án, sẽ là đơn vị đầu tàu của cả nước, luôn phải có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt để góp phần làm nên hiệu quả và thành công của đề án. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2013. Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Hà Nội. ABSTRACT The mission of Hanoi National University of Education in performance of the project "Renewing the program, school education textbooks after 2015" Dinh Quang Bao Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education Hanoi National University of Education was proud to be assigned the mission in the project "Renewing the program, school education textbooks after 2015". This article investigates basic work groups of the project, in relation to the school’s resources and the proposed 11 main solutions to successfully complete the mission. Keywords: Hanoi National University of Education, Innovation program, general education textbooks, the construction program. 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4448_dqbao_6742_2131862.pdf
Tài liệu liên quan