Tài liệu Nhiễm virut BK ở trẻ em ghép thận tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
90
NHIỄM VIRUT BK Ở TRẺ EM GHÉP THẬN TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Hoàng Thị Diễm Thúy1
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tình trạng nhiễm virut BK ở trẻ em ghép thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Phương pháp: mô tả hàng loạt ca. Kết quả: từ năm 1994 - 2014, chúng tôi thực hiện ghép trên
15 bệnh nhân nhi. 4 bệnh nhân bị nhiễm virut BK thông qua kết quả PCR máu và nước tiểu.
2 trường hợp có tổn thương trên mô sinh thiết thận, nhưng không có trường hợp nào dương
tính với SV 40. Điều trị bao gồm thay đổi chế độ thuốc ức chế miễn dịch và phối hợp truyền tĩnh
mạch immunoglobuline. Sau 1 năm, tải lượng virut giảm đáng kể và chức năng thận có hồi
phục. Kết luận: cần tầm soát chặt chẽ virut BK sau ghép thận để kịp thời có biện pháp can thiệp
sớm. Việc giảm các thuốc ức chế miễn dịch thường mang lại kết quả khả quan gần, tuy nhiên
cần theo dõi thải ghép. Các nhà lâm sàng thận học nhi cần có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm virut BK ở trẻ em ghép thận tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
90
NHIỄM VIRUT BK Ở TRẺ EM GHÉP THẬN TẠI
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Hoàng Thị Diễm Thúy1
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tình trạng nhiễm virut BK ở trẻ em ghép thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Phương pháp: mô tả hàng loạt ca. Kết quả: từ năm 1994 - 2014, chúng tôi thực hiện ghép trên
15 bệnh nhân nhi. 4 bệnh nhân bị nhiễm virut BK thông qua kết quả PCR máu và nước tiểu.
2 trường hợp có tổn thương trên mô sinh thiết thận, nhưng không có trường hợp nào dương
tính với SV 40. Điều trị bao gồm thay đổi chế độ thuốc ức chế miễn dịch và phối hợp truyền tĩnh
mạch immunoglobuline. Sau 1 năm, tải lượng virut giảm đáng kể và chức năng thận có hồi
phục. Kết luận: cần tầm soát chặt chẽ virut BK sau ghép thận để kịp thời có biện pháp can thiệp
sớm. Việc giảm các thuốc ức chế miễn dịch thường mang lại kết quả khả quan gần, tuy nhiên
cần theo dõi thải ghép. Các nhà lâm sàng thận học nhi cần có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế
và nghiên cứu để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp thích hợp trong bối cảnh nước ta.
* Từ khóa: Ghép thận; Virut BK; Trẻ em.
BK Virus Infection in Kidney Transplanted Chidren at Children
Hospital 2
Summary
Objectives: To study BK virus infection in kidney transplanted children at Children Hospital 2.
Methods: Cases series study. Results: From 1994 to 2014, we transplanted 15 childrens. There
were 4 children who were diagnosed BK virus infection by PCR assay in plasma and urine. We
had found the lesions on the transplant biopsy in 2 cases, but none of them presented SV 40 by
immunofluorescence method. The treatment composed of the reduction immunosuppressors
and intravenous immunoglobuline. After one year, the viral load decreased and the renal
function improved. Conclusion: The screening for BK virus posttransplant is important to have
an early intervention. The reduction of immunosuppressors usually gave a good result in short-
term providing that a strict survey for rejection. The pediatric nephrologists need more
experiences to be able to choose an appropriate strategy with BK virus in Vietnam.
* Keywords: Kidney transplantation; BK virus; Children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Virut BK thuộc họ Polyoma virut, được
nhận biết là một tác nhân gây nhiễm trùng
cơ hội quan trọng và có tần suất cao ở
thận ghép. Sau khi sơ nhiễm, virut BK tồn
tại trong tế bào biểu mô hệ niệu (95%) và
tế bào ống thận (5%). Kháng thể kháng
virut BK được tìm thấy ở 50% trẻ 3 tuổi,
60 - 90% ở trẻ 10 tuổi và 80 - 90% lứa
tuổi 20 [9].
1. Bệnh viện Nhi đồng 2
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Thị Diễm Thúy (thuydiemhoanglp@gmail.com)
Ngày nhận bài: 21/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 03/10/2018
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
91
Ở bệnh nhi (BN) ghép thận, 20 - 40% BN
có huyết thanh chẩn đoán âm tính tại thời
điểm ghép, so với dân số người cho vốn
có tần suất virut BK dương tính rất cao.
Theo thống kê từ NAPRTS, tỷ lệ bệnh
thận do virut BK sau ghép thận ở trẻ em
là 3,8%, 24% bị mất thận ghép [7]. Cho
đến nay, vấn đề nhiễm virut BK trên BN
ghép thận vẫn còn ít được đánh giá và
thống nhất trong xử trí [9].
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm:
Khảo sát tình trạng nhiễm virut BK sau
ghép thận trên tất cả BN được ghép thận
từ năm 1994 - 2014 tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2 nhằm có cái nhìn rõ hơn về phát
hiện và điều trị virut BK trên trẻ em.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
15 bệnh nhân nhi ghép thận tại Bệnh viện
Nhi đồng 2 từ 1994 - 2014.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp tầm soát virut BK của
nghiên cứu này được thực hiện thay đổi
theo từng giai đoạn:
- Trước năm 2000: dựa vào tầm soát
tế bào bẫy (decoy cell) trong nước tiểu
mỗi 3 tháng trong năm đầu, sau đó mỗi
năm 1 lần hoặc khi có tăng creatinin máu
trên mức nền 30%.
- Từ năm 2000: các BN đã ghép cũ
được xét nghiệm PCR virut BK máu và
nước tiểu khi có tăng creatinin máu trên
mức nền 30%. BN ghép mới được tầm
soát virut BK máu và/hoặc nước tiểu vào
các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,
sau đó khi có tăng creatinin máu trên mức
nền 30%.
- Miễn dịch huỳnh quang với SV 40
mới được triển khai cho sinh thiết thận
ghép từ năm 2015, từ đó sinh thiết thận
được xem là xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán
xác định cho bệnh thận do BK. Trước
năm 2015 chưa làm được kỹ thuật này,
nhưng với trường hợp tăng creatinin máu
không do nguyên nhân niệu khoa, chúng
tôi cũng tiến hành sinh thiết thận ghép để
xác định thải ghép.
- Xét nghiệm PCR virut BK thực hiện
tại Phòng Xét nghiệm CERBA (Pháp).
Độ phát hiện virut trong máu khi ≥ 44
eq-gen/ml.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ năm 1994 - 2014, chúng tôi đã thực
hiện ghép cho 15 BN. Chế độ thuốc ức chế
miễn dịch cơ bản cho tất cả BN bao gồm:
baxilisimab, steroids, mycophenolate mofetil,
ức chế calcineurine với cyclosporine A ở
3 BN ghép trước năm 1997 và prograf ở
12 BN còn lại. 4 bệnh nhân bị nhiễm
virut BK thông qua kết quả PCR máu và
nước tiểu.
- Về giải phẫu bệnh: 3 mẫu mô thận
ghép đều cho thấy hình ảnh viêm mô kẽ
và teo ống thận với mức độ từ nhẹ đến
nặng. 1 trường hợp sang thương tối thiểu
[4]. 1 trường hợp có thoái hóa nhân
không điển hình tế bào biểu mô [1].
Không có trường hợp nào dương tính với
SV 40. Tuy nhiên, trên lâm sàng với tình
trạng cretinin máu tăng không lý giải
được do nguyên nhân khác, kết hợp với
virut BK có trong máu và nước tiểu,
chúng tôi thay đổi chế độ điều hòa
miễn dịch.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
92
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân nhiễm virut BK.
Tuổi,
giới
nhóm
cho
Tuổi,
giới
nhóm
nhận
Thời
điểm phát
hiện
Creatinin
lúc phát
hiện
(mg/l)
% tăng
creatinin
lúc
phát
hiện
Decoy
cell
Thải
ghép
trƣớc
đó
PCR virut BK
máu/niệu lúc
phát hiện
(eq-gen/ml)
Nồng độ
đáy
prograf lúc
phát hiện
(ng/ml)
Đồng nhiễm
Nữ 27 Nam 09 4 năm 19 50 - + 20.125/25.950 10
Virut
cytomegalo
(CMV)
Nữ 40 Nam 12 18 tháng 23 35 - + 19.743 10 -
Nam 50 Nam 11 12 tháng 13 < 5 - + 20.792 10 -
Nữ 41 Nam 14 6 tháng 15 25 - +
Gần điểm cắt
BK niệu
12.950
10
CMV
Parvovirus
Bảng 2: Diễn tiến sau phát hiện - điều trị.
PCR BK virut
máu/lúc phát
hiện (eq-gen/ml)
PCR BK virut
máu 3 tháng
PCR BK
virut máu
1 năm
PCR BK
virut máu
2 năm
Điều trị
Creatinin
trƣớc - sau
(mg/l)
20.125 53.025 5.600 0
IVIg
Giảm prograf
19 - 16
19.473 nd 0 Giảm prograf, MMF 23 - 20
20.792 20.461 0 Giảm prograf, MMF 13 - 13
Ngưỡng 0
Chuyển neoral,
certican, IVIg
19 - 15
BÀN LUẬN
Số trường hơp nhiễm virut BK trong lô
nghiên cứu là 4/15 BN (26,6%). Tuy
nhiên, do mẫu quá nhỏ nên tần suất này
không có giá trị thống kê. Theo NAPRTS,
tần suất nhiễm virut BK ở trẻ em ghép
thận tại Hoa Kỳ là 3,8% so với tần suất
chung 1 - 10% [5].
Biểu hiện tăng creatinin khi phát hiện
nhiễm virut BK gặp ở 3/4 trẻ. Trường hợp
không tăng creatinin là tầm soát thường
quy lúc 12 tháng. Mức độ tăng creatinin
trong 3 trường hợp còn lại từ 25 - 50%
nền. Ngoài tầm soát virut BK, tất cả BN
đều thấy các nguyên nhân gây tăng
creatinin sau ghép khác như nhiễm trùng
nước tiểu, hẹp động mạch thận, thải
ghép.... 2 trẻ có đồng nhiễm CMV, 1 trẻ
đồng nhiễm virut Parvo ở khoảng thời
gian phát hiện virut BK. Cả 4 trẻ đều có
thải ghép trước đó 3 tháng. Sinh bệnh
học của nhiễm virut BK là sự tương tác
giữa ký chủ, thuốc ức chế miễn dịch và
thay đổi nội môi dẫn đến tăng receptor
của virut trên tế bào nhu mô thận [9]. Với
cơ chế này, có thể lý giải tình trạng đồng
nhiễm các virut cơ hội khác và tần suất
cao sau đợt thải ghép.
Trước năm 2000, chúng tôi chọn tìm
tế bào bẫy trong nước tiểu để tầm soát.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
93
Xét nghiệm này có độ đặc hiệu 84%,
nhưng giá trị tiên đoán dương chỉ có 30%
[5]. Về xét nghiệm tầm soát virut BK,
3/4 trẻ có virut máu cao hơn rất nhiều so
với ngưỡng phát hiện, 1 trẻ có virut máu
ở ngang ngưỡng. Virut niệu không thực
hiện thường quy cho mọi trẻ mà phải cân
nhắc giữa chi phí và hiệu quả. Theo
Hirsch [5], virut niệu có độ đặc hiệu thấp
(78%), giá trị tiên đoán dương 67% trong
dự báo bệnh lý thận do virut BK. Nghiên
cứu của Ginenvri [4] trên 100 trẻ trong 5
năm tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về độ lọc cầu thận giữa hai
nhóm BK niệu dương kèm BK máu âm
với nhóm BK niệu dương kèm BK máu
dương. Tuy nhiên, Ginenvri cũng cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
độ lọc cầu thận giữa BK niệu âm và BK
niệu dương khi không có virut máu.
Ngược lại, virut máu có độ đặc hiệu và
giá trị tiên đoán dương cao lần lượt là
88% và 85% nhưng lại là “quá muộn”
[4, 5]. Ginenvri cho rằng BK hiện diện
trong máu là giai đoạn muộn, việc giảm
thuốc ức chế miễn dịch còn làm tăng
thêm nguy cơ thải ghép. Câu hỏi đặt ra
cho chúng tôi trước kết luận của tác giả
này là nên tầm soát BK niệu, BK máu hay
cả hai? Trong khi đó, hầu hết các trung
tâm đều không can thiệp khi chỉ có virut
niệu. KDIGO (2009) khuyến cáo việc tầm
soát PCR virut trong huyết thanh mỗi 3 - 6
tháng trong năm đầu, sau đó tầm soát khi
có tăng creatinin mà không giải thích
được hoặc sau một đợt điều trị thải ghép
[9].
Sự tương quan giải phẫu bệnh trong lô
nghiên cứu với tải lượng virut máu cũng
phù hợp y văn: 3 trẻ có virut máu cao đều
có viêm ống thận mô kẽ mức độ nhẹ đến
nặng. BN thứ tư có virut máu thấp ngang
ngưỡng phát hiện và nhanh chóng âm
hóa sau 3 tháng, tuy nhiên có sang
thương tối thiểu. Theo Randhawa, sang
thương trong bệnh thận do virut BK có
thể mang tính khu trú, mặc dù SV 40 âm
tính nhưng chúng tôi không loại trừ sang
thương viêm ống thận mô kẽ này là tổn
thương thận do virut BK.
Theo y văn, yếu tố nguy cơ nhiễm virut
BK hay thay đổi. Nghiên cứu của UNOS
trên 48.000 người nhận thận cho thấy các
yếu tố nguy cơ của nhiễm virut BK bao
gồm: sử dụng ATG, tacrolimus so với
cyclosporine, steroids, MMF so với
azathioprine, tiền căn thải ghép trước đó
[9]. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
trong các thuốc ức chế miễn dịch bao
gồm MMF, sirolimus, chỉ có tacrolimus
gây ức chế tế bào T kháng virut BK. Trái
với kết quả này, Ginenvri cho rằng yếu tố
nguy cơ là sử dụng MMF. Các yếu tố lý
hóa khác cũng liên quan đến bệnh thận
do virut BK bao gồm: thời gian thiếu máu
lạnh kéo dài, đặt stent hệ niệu như đặt
sonde JJ... Trong khi đó, nghiên cứu của
Jodi trên 542 BN không tìm thấy mối liên
quan giữa nhiễm virut BK với thời gian
thiếu máu lạnh, hoại tử ống thận cấp [7].
Lý giải cho sự không thống nhất trên là
do các nghiên cứu không đồng nhất về
đặc điểm dân số, chế độ thuốc ức chế
miễn dịch không giống nhau, thời gian
nghiên cứu khác nhau. Trong lô nghiên
cứu, chúng tôi ghi nhận cả 4 BN đều có
thải ghép trước đó và nồng độ đáy
prograf > 10 ng/ml lúc phát hiện đồng
nghĩa với tình trạng quá nhiều ức chế
miễn dịch. Chúng tôi không cho BN nào
sử dụng ATG vì ATG là yếu tố nguy cơ
của nhiễm virut BK.
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
94
Về điều trị, bước đầu chúng tôi giảm
thuốc ức chế miễn dịch. Prograf là thuốc
được giảm đầu tiên. Trường hợp 4
chuyển hoàn toàn sang cyclosporine A và
everolimus vì đồng nhiễm CMV và
Parvovirus. Trường hợp 1 và 4 có sử
dụng kèm immunoglobuline truyền tĩnh
mạch vì có đồng nhiễm virut cơ hội khác.
Chúng tôi ghi nhận creatinin giảm dần,
chứng tỏ không có thải ghép do thiếu ức
chế miễn dịch. Thời gian theo dõi lâu nhất
4 năm. Theo Vikas [9], chiến lược điều trị
một virut gây nhiễm cơ hội thường phải
bao gồm 3 giai đoạn:
- Phòng ngừa: vắc xin, immunogobuline
đặc hiệu, thuốc chống tăng sinh virut.
- Điều trị đón đầu: trước khi phát triển
thành bệnh.
- Điều trị khi bệnh bùng phát.
Chiến lược này thật sự chưa hoàn
chỉnh trong nhiễm virut BK, nhất là ở giai
đoạn phòng ngừa. Ngay cả ở giai đoạn
điều trị cũng có nhiều ý kiến và kết quả
khác nhau. KDIGO (2009) khuyến cáo
giảm thuốc ức chế miễn dịch là chọn lựa
đầu tiên, tuy nhiên mức độ chứng cứ của
khuyến cáo này thấp. Loại thuốc ức chế
miễn dịch nào nên dừng thay đổi tùy theo
tác giả và cho kết quả khác nhau
(bảng 3). Nhìn chung, các nhà thận học
nhi có khuynh hướng giảm 30% CNI,
50% MMF, steroids < 10 mg [8].
Gần đây các nhà nghiên cứu đã công
bố kết quả hứa hẹn trong điều trị nhiễm
virut BK bằng liệu pháp tiêm tế bào
lympho T đặc hiệu vào cơ thể bệnh nhân
[4]. Xác suất đạt được BK máu âm tính
sau giảm ức chế miễn dịch là 5 - 29%.
Thận ghép sống còn khá cao sau phát
hiện: 98% sau 1 năm, 93% sau 3 năm.
Độ lọc cầu thận trung bình 3 năm sau
phát hiện là 60 ml/phút/1,73 m2.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau
1 năm, tất cả trẻ đều âm hóa virut trong
máu. Sau 2 năm, chúng tôi ghi nhận có
giảm creatinin máu 3 mg/l trên mỗi BN.
Bảng 3: Các nghiên cứu điều trị virut BK trên trẻ em.
Tác giả (năm) Tần suất mắc Xử trí Kết quả
Brenman (2005)
[3] 23/200 (11,5%) Giảm MMF
BK máu (-) sau 1 năm
Không BKVN*
Hymes (2006)
[6] 20/122 (16%)
MMF giảm 50%
FK 3 - 5 ng/ml sirolimus
Không BKVN
Almeras (2008)
[1] 13/123 (10,5%)
MMF giảm 50%
CNI giảm 25%
BKVN: 2/13 có sẵn,
1 mới
Bennet (2010)
[2] 22/144 (15,2%) Ngưng MMF Không BKVN
(* BKVN: Bệnh lý thận do BK)
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ GHÉP TẠNG - 2018
95
KẾT LUẬN
Tầm soát chặt chẽ virut BK là việc làm
cần thiết, nhất là trên trẻ em vì thời gian
sống còn lâu dài hơn người lớn. Việc
giảm các thuốc ức chế miễn dịch thường
mang lại kết quả gần khả quan, tuy nhiên
cần theo dõi thải ghép. Các nhà lâm sàng
thận học nhi cần có thêm kinh nghiệm
thực tế và nghiên cứu để có phương án
xử trí thích hợp trong bối cảnh nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almeras C, Foulongne V, Garrigue V,
Szwarc I, Vetromile F, Segondy M, Mourad G.
Does reduction in immunosuppression in
viremic patients prevent BK virus nephropathy
in denovo renal transplant recipients?. A
prospective study. Transplantation. 2008, 85,
pp.1099-1104
2. Bennett W.M, Meyer L, Ridenour J,
Batiuk T.D. Surveillance and modification of
immunosuppression minimizes BK virus
nephropathy. Am J Nephrol. 2010, 32, pp.10-12.
3. Brennan D.C, Agha I, Bohl D.L,
Schnitzler M.A, Hardinger K.L, Lockwood M,
Torrence S, Schuessler R, Roby T,
Gaudreault-Keener M Storch G.A. Incidence
of BK with tacrolimus versus cyclosporine and
impact of preemptive immunosuppression
reduction. Am J Transplant. 2005, 5, pp.582-594.
4. Ginevria et al. Prospective monitoring of
polyomavirus BK replication and impact of
pre-emptive intervention in pediatric kidney
recipients. American Journal of Transplantation.
2007, 7, pp.2727-2735.
5. Hans H. Hirsch et al. Polyomavirus-
associated nephropathy in renal transplantation:
Interdisciplinary analyses and recommendations.
Transplantation. 2005, 79 (10), May 27.
6. Hymes L.C, Warshaw B.L. Polyomavirus
in pediatric renal transplants: Evaluation of
viremic patients with and without BK associated
nephritis. Pediatr Transplant. 2006, 10, pp.920-922.
7. Jodi M. Smith et al. BK virus
nephropathy in pediatric renal transplant
recipients: An analysis of the north American
pediatric renal trials and collaborative studies
(NAPRTCS) Registry. Clin J Am Soc Nephrol.
2007, 2. pp.1037-1042.
8. Philip D. Acott, Hans H. Hirsch. BK virus
infection, replication, and diseases in pediatric
kidney transplantation. Pediatr Nephrol. 2007,
22, pp.1243-1250.
9. Vikas R. Dharnidharka, Husam A.
Abdulnour, Carlos E. Araya. The BK virus in
renal transplant recipients. Review of
pathogenesis, diagnosis and treatment
Pediatr Nephrol. 2011, 26, 1763-1774 DOI
10.1007/s00467-010-1716-6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhiem_virut_bk_o_tre_em_ghep_than_tai_benh_vien_nhi_dong_2.pdf