Tài liệu Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ: Những quan điểm mới trong chẩn đoán và điều trị: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 1
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRONG THAI KỲ:
NHỮNG QUAN ĐIỂM MỚI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Hồng Hoa**
MỞ ĐẦU
Nhiễm trùng tiểu (NTT) là một trong các
nhiễm trùng thường gặp, với 150 triệu người bị
nhiễm mỗi năm trên toàn thế giới(21). NTT có tần
suất bệnh đáng kể trong các trẻ trai, nam giới lớn
tuổi và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Ở người phụ nữ
có thai, tỉ lệ NTT không triệu chứng từ 2% tới
13% (gần giống với tình trạng không có thai), tỉ
lệ viêm bàng quang cấp 1-4% và viêm đài bể
thận cấp 0,5-2%(2,3,4,6,7). Tuy nhiên, NTT không
triệu chứng có nguy cơ cao tiến triển thành viêm
đài bể thận, và NTT có triệu chứng có nguy cơ
cao gây chuyển dạ sinh non và sinh trẻ nhẹ cân.
Hệ niệu khi có thai có những thay đổi đáng
kể ngay sau khi thụ thai và có thể tồn tại vài
tháng sau sinh, trong đó có 1 số sự thay đổi hệ
niệu trở thành yếu tố thuận lợi gây NTT:
Thận tăng kích thước v...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ: Những quan điểm mới trong chẩn đoán và điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 1
NHIỄM TRÙNG TIỂU TRONG THAI KỲ:
NHỮNG QUAN ĐIỂM MỚI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Nguyễn Hồng Hoa**
MỞ ĐẦU
Nhiễm trùng tiểu (NTT) là một trong các
nhiễm trùng thường gặp, với 150 triệu người bị
nhiễm mỗi năm trên toàn thế giới(21). NTT có tần
suất bệnh đáng kể trong các trẻ trai, nam giới lớn
tuổi và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Ở người phụ nữ
có thai, tỉ lệ NTT không triệu chứng từ 2% tới
13% (gần giống với tình trạng không có thai), tỉ
lệ viêm bàng quang cấp 1-4% và viêm đài bể
thận cấp 0,5-2%(2,3,4,6,7). Tuy nhiên, NTT không
triệu chứng có nguy cơ cao tiến triển thành viêm
đài bể thận, và NTT có triệu chứng có nguy cơ
cao gây chuyển dạ sinh non và sinh trẻ nhẹ cân.
Hệ niệu khi có thai có những thay đổi đáng
kể ngay sau khi thụ thai và có thể tồn tại vài
tháng sau sinh, trong đó có 1 số sự thay đổi hệ
niệu trở thành yếu tố thuận lợi gây NTT:
Thận tăng kích thước và trọng lượng trong
thai kỳ. Các đài bể thận, niệu quản dãn rộng,
thường xảy ra ở bên phải do tác động của các
nội tiết tố (như progesterone, endothelin,
relaxin) cùng với sự chèn ép của tử cung, dẫn
tới gia tăng nguy cơ NTT. Ngoài ra,
progesterone còn làm giảm trương lực của
bàng quang, tăng sinh và phì đại các cơ vùng
tam giác cổ bàng quang, dẫn tới dễ ứ đọng
nước tiểu- tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Lưu lượng máu qua thận gia tăng, tăng
nhiều nhất vào cuối 3 tháng đầu và giảm dần
vào cuối thai kỳ nhưng vẫn cao hơn khi không
có thai. Sự gia tăng này 1 phần do tăng cung
lượng tim đồng thời giảm kháng trở mạch máu
hệ niệu. Độ lọc cầu thận gia tăng trên 50% trong
thai kỳ bình thường. Do sự thay đổi độ lọc cầu
thận, và ngưỡng tái hấp thu bicarbonate, glucose
giảm xuống, môi trường nước tiểu thay đổi như
có hiện diện glucose trong nước tiểu, dẫn tới
tăng cơ hội phát triển của vi khuẩn.
Một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ
NTT trong thai kỳ:
Theo một nghiên cứu phân tích hồi cứu lớn
với 8037 phụ nữ từ Bắc Carolina, hai yếu tố có
giá trị tiên đoán cao nhất về NTT trong thai kỳ là
NTT trước khi có thai (OR = 2,5, 95% KTC: 0,6-
9,8 đối với người da trắng và OR = 8,8, KTC 95%:
3,8-20,3 đối với người da đen) và tiền căn NTT
(OR = 2,1, KTC 95%: 1,4-3,2)(17). Một nghiên cứu
khác cũng ghi nhận NTT trước khi có thai là một
yếu tố tiên đoán viêm bể thận cấp xảy ra lúc thai
20 tuần (OR = 5,3, KTC 95%: 2,6-11,0)(18).
Các yếu tố nguy cơ khác của NTT trong thời
kỳ mang thai là tình trạng kinh tế xã hội thấp,
hoạt động tình dục, lớn tuổi, đa thai, dị dạng
đường tiết niệu, tiểu đường và bệnh lý hồng cầu
hình liềm, nhưng các yếu tố này có mối tương
quan với NTT chưa cao và đang còn bàn cãi.
Hậu quả của NTT cho thai kỳ
Nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng
Hậu quả nghiêm trọng duy nhất của NTT
không triệu chứng không được điều trị ở phụ nữ
có thai là gia tăng đáng kể nguy cơ viêm bể thận
cấp ở những tháng cuối của thai kỳ (30-40%) so
với các trường hợp được điều trị (3-4%)(12,20).
Các nguy cơ của NTT không triệu chứng cho
kết cục thai kỳ còn nhiều bàn cãi. Một số nghiên
cứu ghi nhận có mối liên quan giữa NTT không
triệu chứng với sinh trẻ non tháng và sinh trẻ
nhẹ cân nhưng cũng có nhiều nghiên cứu không
ghi nhận mối liên quan này. Một nghiên cứu
tổng kết năm 2007, ghi nhận việc điều trị bằng
kháng sinh có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ
trẻ sơ sinh nhẹ cân nhưng không giảm tỷ lệ sinh
*Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Hồng Hoa ĐT: 0908285186 Email: drhonghoa73@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 2
non(12,20). Nhưng sau đó, các nghiên cứu đều ghi
nhận NTT không triệu chứng, nếu không tiến
triển đến NTT triệu chứng, sẽ không liên quan
đến sinh non(4).
Nếu có Streptococus nhóm B trong nước tiểu
của 1 người phụ nữ mang thai thì được coi là có
tình trạng nhiễm Streptococus nhóm B ở đường
sinh dục. Tình trạng nhiễm Streptococus nhóm B
có nguy cơ cao gây vỡ ối non, sinh non và nhiễm
trùng sơ sinh nặng sớm(19).
Nhiễm trùng đường niệu có triệu chứng
Khoảng 15-20% phụ nữ bị viêm bể thận có
du khuẩn huyết, có thể dẫn tới các biến chứng
như tổn thương thận cấp tính, thiếu máu, tăng
huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng huyết và sốc
nhiễm trùng, tán huyết, giảm tiểu cầu, và hội
chứng suy hô hấp cấp tính, đặc biệt nếu điều trị
muộn(7). Hầu hết các biến chứng dường như là
do các tổn thương mô thận hoặc các mô khác gây
ra bởi nội độc tố của vi khuẩn và phản ứng viêm
hệ thống với tổn thương nội mô.
Có mối quan hệ giữa nhiễm trùng đường
niệu có triệu chứng và nguy cơ sinh non và sinh
nhẹ cân: tần suất sinh non ở phụ nữ bị viêm bể
thận cấp tính cao hơn so với ở phụ nữ không có
biến chứng này. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng
chứng đủ mạnh để xác định được sự liên quan
của NTT đối với sinh non và tình trạng này
thường bắt nguồn từ nhiễm trùng với
Streptococus nhóm B(19).
Chẩn đoán và điều trị các dạng của NTT
NTT không triệu chứng
Cấy nước tiểu là xét nghiệm đáng tin cậy
nhất cho chẩn đoán NTT không triệu chứng.
Theo các khuyến cáo của IDSA (Infectious
Diseases Society of America -Hiệp hội Bệnh
truyền nhiễm Hoa Kỳ), NTT không có triệu
chứng được định nghĩa là sự hiện diện của 1 loại
vi khuẩn với số lượng ≥ 105 khúm vi khuẩn/ ml
nước tiểu trong hai liên mẫu nước tiểu giữa
dòng có rửa sạch bộ phận sinh dục hoặc ≥ 102
khúm trên mỗi ml nước tiểu được lấy từ ống
thông tiểu vào bàng quang.
Khuyến cáo sàng lọc NTT trong thai kỳ được
chấp nhận: cấy nước tiểu 1 lần duy nhất từ tuần
thứ 12 đến tuần thứ 16 của thai kỳ, hoặc vào lần
khám thai đầu tiên (nếu đi khám thai muộn).
Cách cấy 1 lần có tỷ lệ dương tính giả cao nên
một số trung tâm yêu cầu thử lại lần 2 ở các phụ
nữ có cấy nước tiểu dương tính 1 tuần, để tránh
điều trị không cần thiết(19).
Thực hiện cấy nước tiểu lập lại để tầm soát
NTT trong suốt thai kỳ chưa được thống nhất.
Một số nghiên cứu đưa khuyến cáo chỉ lập lại
cấy nước tiểu trong các trường hợp nguy cơ cao
như mắc bệnh đái tháo đường, thiếu máu hồng
cầu lưỡi liềm, khiếm khuyết miễn dịch, rối loạn
hệ tiết niệu hoặc tiền sử nhiễm trùng tái phát
trước khi mang thai. Gần đây 1 số nghiên cứu
cho thấy lặp lại việc cấy nước tiểu trong mỗi 3
tháng thai kỳ giúp tăng tỷ lệ phát hiện NTT
không triệu chứng. Dù vậy, cũng còn cần nhiều
nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để chứng minh
sự cần thiết của tầm soát NTT không triệu chứng
trong từng 3 tháng của thai kỳ(16,14).
Điều trị NTT không triệu chứng trong thai
kỳ là điều trị ngắn hạn thường là 5-7 ngày, sử
dụng kháng sinh đường uống (Bảng 1). Do tình
trạng kháng thuốc ngày càng nhiều, hiện tại việc
điều trị nên dựa trên kết quả kháng sinh đồ-
đánh giá độ nhạy của kháng sinh với vi khuẩn(20).
Trong trường hợp NTT không triệu chứng
do Streptococus nhóm B, điều trị được khuyến
cáo theo hướng dẫn CDC (Centers for Disease
Control and Prevention)(22). Streptococus nhóm B
được xem là 1 tác nhân gây bệnh và điều trị với
kháng sinh như Penicillin V 500 mg uống 2 lần
mỗi ngày trong 5 ngày, nếu có dị ứng PNC thì sử
dụng Cephalexine hay Clindamycine. Nhưng
nếu số lượng vi khuẩn <100000 khúm/ml thì điều
trị không giảm vi khuẩn cũng không ngăn ngừa
bệnh cho trẻ sơ sinh và có thể gây hậu quả xấu
nên sẽ điều trị theo phác đồ của nhiễm
Streptococcus B: vào thời điểm chuyển dạ hoặc vỡ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 3
màng ối, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch
thích hợp để phòng ngừa bệnh Streptococus
nhóm B cho trẻ sơ sinh(19).
Bảng 1: Khuyến cáo điều trị kháng sinh trong NTT
không triệu chứng hoặc viêm bàng quang cấp/ viêm
niệu đạo
NTT không triệu chứng Viêm bàng
quang/ niệu
đạo cấp
Khuyến cáo
đầu tiên
Amoxicillin 500 mg uống mỗi
8 -12 giờ trong 3-7 ngày
Trong 7 ngày
Cephalexin 500 mg mỗi
12/6 giờ trong 3–7 ngày
Trong 7 ngày
Chọn lựa thứ
hai
Amoxicillin/clavulanic acid
500 mg mỗi 12 giờ trong 3-7
ngày
Trong 7 ngày
Nitrofurantoin 100 mg mỗi
12 giờ trong 3-7 ngày
Trong 7 ngày
Cefuroxime 250 mg, mỗi 12
h trong 3–7 ngày
Trong 7 ngày
Cefpodoxime 100 mg mỗi
12 giờ
Chọn lựa thứ
ba
Trimethoprim với
sulfamethoxazole 960 mg
mỗi 12 h trong 5 ngày
Trong 7 ngày
Các phụ nữ mang thai có NTT không triệu
chứng có tới một phần trường hợp bị tái phát
sau điều trị cho nên họ nên được kiểm tra bằng
cách cấy nước tiểu 1-2 tuần sau điều trị và lặp lại
mỗi tháng một lần. Trong trường hợp NTT kéo
dài hoặc tái phát, cần dùng kháng sinh cùng loại
kéo dài hơn hoặc một loại thuốc khác. Các đợt
điều trị tiếp theo được thực hiện cho đến khi số
lượng vi khuẩn giảm xuống mức không đáng
kể(10,16). Nếu NTT tồn tại sau điều trị lặp lại, cũng
như ở phụ nữ có nguy cơ cao (ví dụ như suy
giảm miễn dịch, tiểu đường, thiếu máu hồng cầu
lưỡi liềm, bàng quang thần kinh) hoặc có NTT tái
phát/tồn tại kéo dài trước khi mang thai, nên
xem xét điều trị dự phòng kháng sinh(10). NTT tái
phát có liên quan đến hoạt động tình dục có thể
dùng một liều kháng sinh duy nhất dự phòng (ví
dụ nitrofurantoin 50-100 mg uống hoặc
cephalexin 250-500 mg uống) sau khi giao hợp.
Những trường hợp còn lại có thể được cho
kháng sinh liều thấp (ví dụ nitrofurantoin 50-100
mg vào buổi tối) cho đến khi kết thúc thai kỳ.
Trong nhóm này, việc cấy nước tiểu theo dõi chỉ
được thực hiện vào đầu tam cá nguyệt thứ ba.
Trong trường hợp NTT đáng kể, liều dự phòng
nên được thay thế bằng một đợt kháng sinh
khác, dựa kháng sinh đồ.
Viêm bàng quang / viêm niệu đạo
Chẩn đoán
Chẩn đoán dựa trên cơ sở các triệu chứng
(nước tiểu đục, khó tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu són,
đau vùng bụng hoặc đau vùng trên xương mu)
và có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu
(≥ 102 -103 khúm vi khuẩn/ ml nước tiểu).
Điều trị
Trong hầu hết các trường hợp NTT dưới,
điều trị tương tự như trong NTT không triệu
chứng (bảng 2) và nên được theo kết quả kháng
sinh đồ. Thời gian điều trị tối ưu là không rõ,
nhưng các đợt điều trị kéo dài hơn (5-7 ngày)
thường được gợi ý. Nên cấy nước tiểu 1-2 tuần
sau khi điều trị và sau đó mỗi tháng một lần. Ở
phụ nữ bị viêm bàng quang cấp tái phát, khuyến
cáo sử dụng một liều kháng sinh thấp hàng ngày
trong giai đoạn NTT không có triệu chứng hoặc
trong trường hợp có liên quan tới bệnh lây
truyền qua đường tình dục, xảy ra sau giao hợp
(Ví dụ Nitrofurantoin 50-100 mg, Cephalexin
250-500 mg).
Viêm bể thận cấp tính
Viêm bể thận cấp thường xảy ra vào cuối
thai kỳ, khoảng 80-90% các trường hợp xảy ra
trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba(8).
Biểu hiện lâm sàng là điển hình và bao
gồm đau thắt lưng, sốt trên 380C, ớn lạnh, buồn
nôn, nôn mửa và đau góc sườn sống, trong khi
các triệu chứng tiểu khó ít gặp hơn. Gần 1%
các phụ nữ có thai bị viêm bể thận cấp sẽ có
nhiễm trùng huyết lúc chẩn đoán. Các biến
chứng bao gồm: thiếu máu (23%), nhiễm trùng
huyết (17%), rối loạn chức năng thận thoáng
qua (2%), và suy hô hấp (7%). Số trẻ sanh non
và trẻ nhỏ khi sinh, không tăng so với tỷ lệ dự
kiến ở bệnh viện này. Cấy nước tiểu có > 105
khúm vi khuẩn/ ml nước tiểu(7).
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 4
Điều trị
Bệnh nhân nên được nhập viện điều trị
kháng sinh tĩnh mạch trong vòng 48 giờ (theo
bảng III). Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy
việc điều trị ngoại trú có thể thực hiện trong các
trường hợp bệnh không quá trầm trọng, vd phụ
nữ có thai trước 24 tuần không có biểu hiện sốt
lạnh run, không dấu rối loạn điện giải hay nhiễm
trùng toàn thân. Bệnh nhân nên được điều chỉnh
nước điện giải, truyền dịch và theo dõi nước
nhập- xuất. Đồng thời, nên nuôi ăn cho bệnh
nhân bằng đường tĩnh mạch trong 24 giờ đầu.
Theo dõi các dấu hiệu sinh non vì có nguy cơ
chuyển dạ sinh non để điều trị kịp thời (Bảng 1).
Bảng 2: Khuyến cáo điều trị trong viêm bể thận cấp
Viêm đài bể thận
cấp nhẹ và trung
bình
Ceftriaxone 1 g tĩnh mạch mỗi 24 giờ
Cefepime 1 g tĩnh mạch mỗi 24 giờ
Amoxicillin/clavulanic acid 1,2 g tĩnh
mạch mỗi 12 giờ
Aztreonam 1 g mỗi 8-12 giờ
Viêm đài bệ thận
cấp nặng
Ticarcilline với clavulanic acid 3.1 g mỗi 6
giờ
Piperacilline với tazobactam 3375 g mỗi 6
giờ
Meropenem 0,5 g mỗi 8 giờ
Entapenem 1 g mỗi 24 giờ
Doripenem 1 g mỗi 24 giờ.
Độ an toàn của kháng sinh
Gần như tất cả các thuốc kháng sinh đều đi
qua nhau thai, và một số trong đó có thể gây ra
tác động gây dị tật thai. Các kháng sinh thông
thường được sử dụng trong điều trị NTT trong
thời kỳ mang thai, bao gồm các dẫn xuất của
penicillin và cephalosporin, đặc biệt là những
chất có khả năng liên kết protein thấp (như
cephalexin) thuộc phân loại B theo phân loại của
FDA, không gây dị tật thai.
Các nghiên cứu cho thấy Nitrofurantoin
nhạy với gần 90% các chủng E. coli được phân
lập từ nước tiểu, bao gồm 89% các chủng kháng
β-lactamase phổ rộng (ESBL). Mức kháng thuốc
của Nitrofurantoin với E. Coli ở mức trung bình
(2,3%), thấp hơn đáng kể so với Ciprofloxacin,
Levofloxacin và Trimethoprim
/Sulfamethoxazole (lần lượt là 24,2%, 24% và
29%); vì vậy Nitrofuratoin trở thành thuốc chọn
lựa hàng đầu khi có NTT. Gần đây
Nitrofurantoin/ sulfonamides có một số bằng
chứng có thể gây dị tật thai nhi. Việc chẩn đoán
đúng có NTT (không phải là tạp nhiễm vi khuẩn
như Lactobacilli, Staphylococus spp) và chọn lựa
kháng sinh phù hợp là rất quan trọng khi người
phụ nữ có thai. Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ
nhất, người bác sĩ sản khoa nên cân nhắc và thảo
luận với bệnh nhân nguy cơ dị tật thai nhi và lợi
ích của dùng thuốc. Trong tam cá nguyệt thứ
nhất, không nên sử dụng Nitrofuraintoin/
sulfonamides trong chọn lựa hàng đầu nếu sẵn
có các nhóm thuốc khác. Sau đó, trong tam cá
nguyệt II/III có thể sử dụng
Nitrofuratoin/Sulfonamides nhưng thuốc chống
chỉ định trong nhóm phụ nữ thiếu men G6PD,
bệnh lý thiếu folate(1).
Sử dụng các Fluoroquinolones (nhóm C theo
phân loại FDA) về cơ bản là chống chỉ định
trong suốt thai kỳ, vì rối loạn phát triển sụn của
thai nhi đã được báo cáo ở động vật thực
nghiệm, mặc dù không phải trong các nghiên
cứu con người. Trong 1 số các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng sử dụng Fluoroquinolones trong 3 tháng
đầu của thai kỳ dường như không liên quan đến
tăng nguy cơ dị dạng nặng của thai nhi hay thai
lưu, sinh non hoặc thai nhẹ cân. Rõ ràng là cần
nhiều dữ liệu hơn để xác định độ an toàn của
Fluoroquinolones trong thai kỳ trước khi chúng
có thể được kê đơn thuốc(3). Tuy nhiên, trong
một số trường hợp nhiễm trùng tiểu có biến
chứng nặng, kháng với thuốc nhiều, lợi ích của
sử dụng Fluoroquinolones có thể lớn hơn những
rủi ro.
Gentamicin và các Aminoglycosid khác
thuộc nhóm D, có độc tính tiềm ẩn đến thận
và thần kinh (tổn thương thần kinh số VIII)
đối với bào thai(6). Tetracyclines dẫn đến sự
đổi màu của răng nếu người mẹ sử dụng sau 5
tháng mang thai(15).
Macrolide thuộc nhóm C, gồm các thuốc như
Erythromycin, Clarithromycin và
Roxithromycin. Một số nghiên cứu trước kia cho
thấy có liên quan giữa dị tật tim thai nhi và hẹp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Tổng Quan
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 5
môn vị khi sử dụng Erythromycin và
Clarithromycin, nhưng rất nhiều nghiên cứu gần
đây đã chứng tỏ không có mối liên quan này,
như nghiên cứu của Lin và cs so sánh việc dùng
Erythromycin và Nonerythromycin macrolide
trước khi sinh của các bà mẹ của 4132 trẻ bị
khuyết tật tim bẩm sinh và 735 có chứng hẹp
môn vị và mẹ của 6952 trẻ mà không có bất kỳ dị
tật nào, làm thành nhóm kiểm soát và qua phân
tích hồi qui không tìm thấy mối liên quan giữa
việc tiếp xúc với thuốc và tăng nguy cơ cả hai
loại dị tật bẩm sinh. Dù sao, cũng nên thận trọng
và nhóm kháng sinh này nên được dành riêng
để điều trị các tình trạng nguy hiểm hoặc đe dọa
đến mạng sống, không đáp ứng với liệu pháp
kháng sinh tiêu chuẩn(4,13).
Trong 1 nghiên cứu trẻ em ORACLE II, đánh
giá kết quả lâu dài của 3190 trẻ em sinh ra từ
những phụ nữ đã được điều trị kháng sinh so
với giả dược trong những trường hợp có dọa
sinh non với màng ối còn nguyên. Nghiên cứu
ghi nhận phơi nhiễm với Erythromycin hoặc
Amoxicillin-clavulanate làm tăng đáng kể số trẻ
suy giảm chức năng và bại não so với giả dược
(OR = 1,42, KTC 95%: 0,68-2,98, và OR = 1,22,
KTC 95%: 0,57 - 2,62, tương ứng). Nguy cơ lớn
nhất là khi cả hai thuốc kháng sinh được cho
cùng nhau so với giả dược đôi (OR = 2,91, KTC
95%: 1,50-5,65). Nguyên nhân của rối loạn chức
năng thần kinh này là chưa rõ ràng, nhưng nó có
thể là kết quả của nhiễm trùng chu sinh không
triệu chứng, cũng như là một hậu quả trực tiếp
của kháng sinh lên não bào thai hoặc dòng máu
trong não. Ngoài ra kháng sinh có thể có ảnh
hưởng xấu đến hệ vi khuẩn của đứa trẻ mới
sanh với hậu quả lâu dài. Có một số ý kiến cho
rằng thuốc kháng sinh làm thay đổi dung nạp
miễn dịch bằng cách thay đổi hệ thực vật đường
ruột của thai nhi, góp phần vào sự gia tăng đáng
kể trong tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng, các
bệnh tự miễn, bệnh tự kỷ, ADHD và các bệnh
mãn tính khác(11,13).
Những thách thức trong tương lai
Do tiềm ẩn nguy cơ đối với mẹ và thai nhi
nên việc phát hiện và điều trị nhiễm trùng tiểu
hiệu quả vẫn là vấn đề lâm sàng quan trọng. Tuy
nhiên, các khuyến cáo trong chẩn đoán và điều
trị đang dựa trên một số ít các bằng chứng vì vậy
phải có những nghiên cứu có cỡ mẫu lớn và
phương pháp nghiên cứu tốt, để có thể trả lời các
câu hỏi về tần suất sàng lọc và theo dõi sau điều
trị, phương cách dự phòng, hoặc kháng sinh mới
cũng như phác đồ tối ưu cho điều trị NTT trong
thai kỳ.
Một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là trong
khía cạnh an toàn của thai nhi liên quan đến
điều trị, là sự phát triển nhanh chóng của đề
kháng kháng sinh. Tác nhân chính gây nhiễm
trùng là E.coli nhưng hiện nay hơn một nửa
số chủng E. coli và hơn một phần ba Klebsiella là
ESBL +, dẫn đến sự đề kháng với cephalosporin
thế hệ thứ ba. Nói chung, tình trạng kháng thuốc
đang trở thành một trong những mối đe dọa
ngày càng lớn đối với sức khoẻ cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACOG Committee Opinion, ACOG Committee Opinion,
number 717, 2017. Sulfonamides, Nitrofuratoins and Birth
Defects.
2. Bahadi A, El Kabbaj D, Elfazazi H, et al (2010). Urinary tract
infection in pregnancy. Saudi J Kidney Dis Transpl.; 21:342–4.
3. Bar-Oz B, Moretti ME, Boskovic R et al (2009). The safety of
quinolones – a meta-analysis of pregnancy outcomes. Eur J
Obstet Gynecol Reprod Biol; 143:75–8.
4. Bar-Oz, Weber-Schoendorfer C, Barlin M et al (2012). The
outcomes of pregnancy in women exposed to the new
macrolides in the first trimester. A prospective, multicentre,
observational study. Drug Saf, 35:589–98.
5. Chen YK, Chen SF, Li HC, Lin HC (2010). No increased risk of
adverse pregnancy outcomes in women with urinary tract
infections: a nationwide population-based study. Acta Obstet
Gynecol Scand, 89:882–8.
6. Dashe JS, Gilstrap LC (1999). Antibiotic use in pregnancy. Obstet
Gynecol Clin North Am, 24:617–29.
7. Farkash E, Wientraub AY, Sergienko R et al (2012). Acute
antepartum pyelonephritis in pregnancy: a critical analysis of
risk factors and outcomes. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol,
162:24–7.
8. Farkash E, Wientraub AY, Sergienko R et al (2012). Acute
antepartum pyelonephritis in pregnancy: a critical analysis of
risk factors and outcomes. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol,
162:24–7.
9. Hill JB, Sheffield JS, McIntire DD, Wendel GD Jr (2015). Acute
pyelonephritis in pregnancy. Obstet Gynecol., 105:18–23.
10. Hooton TM (2011). Urinary tract infections and asymptomatic
bacteriuria in pregnancy. UpToDate.com.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 6
11. Kenyon S, Pike K, Jones DR et al (2008). Childhood outcomes
after prescription of antibiotics to pregnant women with
spontaneous preterm labour: 7-year follow-up of the ORACLE II
trial. Lancet, 372:1319–27.
12. Kovavisarach E, Vichaipruck M, Kanjarahareutai S (2009). Risk
factors related to asymptomatic bacteriuria in pregnant women.
J Med Assoc Thai, 92:606–10.
13. Lin KJ, Mitchell AA, Yau WP et al (2013). Safety of macrolides
during pregnancy2. Am J Obstet Gynecol, 208:221.e1–8.
14. Lumbiganon P, Laopaiboon M, Thinkhamrop J (2010). Screening
and treating asymptomatic bacteriuria in pregnancy. Curr Opin
Obstet Gynecol, 22:95–9.
15. Macejko AM, Schaeffer AJ (2007). Asymptomatic bacteriuria and
symptomatic urinary tract infections during pregnancy. Urol
Clin North Am, 34:35–42.
16. Matuszkiewicz-Rowińska J (2015). Urinary tract infections in
pregnancy: old and new unresolved diagnostic and therapeutic
problems,
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4379362/
17. Pastore LM, Savitz DA, Thorp JM, Jr, et al (1999). Predictors of
symptomatic urinary tract infection after 20 weeks’ gestation. J
Perinatol, 19:488–93.
18. Pastore LM, Savitz DA, Thorp JM. (1999). Jr Predictors of urinary
tract infection at the first prenatal visit. Epidemiology, 10:282–7.
19. Schrag SJ, Phil D, Zywicki S et al (2000). Group B streptococcal
disease in the era of intrapartum antibiotic prophylaxis. N Engl J
Med, 342:15–20.
20. Smaill F, Vazquez JC (2007). Antibiotics for asymptomatic
bacteriuria in pregnancy. Cochrane Database Syst Rev,
8:CD000490.
21. Stamm WE, Norrby SR (2001). Urinary tract infections: disease
panorama and challenges. J Infect Dis, 183(Suppl 1):S1–S4.
22. Verani JR, McGee L, Schrag SJ (2010). Prevention of perinatal
group B streptococcal disease revised guidelines from CDC
2010. MMWR, 59:1–31.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhiem_trung_tieu_trong_thai_ky_nhung_quan_diem_moi_trong_cha.pdf