Tài liệu Nhiễm toan ceton trên trẻ em mắc đái tháo đường típ 1 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 51
NHIỄM TOAN CETON TRÊN TRẺ EM MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 1
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Dương Tường Vy*, Hoàng Thị Diễm Thúy**, Trần Thị Mộng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và yếu tố liên quan tử vong trên trẻ
em từ 1-15 tuổi bị nhiễm toan ceton do Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 1 tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/06/2008 đến
30/06/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong 33 trường hợp nhiễm toan ceton được khảo sát, 48,5% có độ tuổi từ 5-10 tuổi, 39,4% bị suy
dinh dưỡng và 15,2% bị thừa cân hoặc béo phì. Yếu tố thúc đẩy thường gặp nhất ở nhóm đã có tiền căn ĐTĐ là
không tuân thủ điều trị (55,5%) và ở nhóm không có tiền căn ĐTĐ là nhiễm trùng (45,8%). Triệu chứng thực
thể thường gặp là thở nhanh (97,0%), mất nước (63,6%), nhịp thở Kussmaul (48,5%...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm toan ceton trên trẻ em mắc đái tháo đường típ 1 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 51
NHIỄM TOAN CETON TRÊN TRẺ EM MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 1
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Dương Tường Vy*, Hoàng Thị Diễm Thúy**, Trần Thị Mộng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và yếu tố liên quan tử vong trên trẻ
em từ 1-15 tuổi bị nhiễm toan ceton do Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 1 tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/06/2008 đến
30/06/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong 33 trường hợp nhiễm toan ceton được khảo sát, 48,5% có độ tuổi từ 5-10 tuổi, 39,4% bị suy
dinh dưỡng và 15,2% bị thừa cân hoặc béo phì. Yếu tố thúc đẩy thường gặp nhất ở nhóm đã có tiền căn ĐTĐ là
không tuân thủ điều trị (55,5%) và ở nhóm không có tiền căn ĐTĐ là nhiễm trùng (45,8%). Triệu chứng thực
thể thường gặp là thở nhanh (97,0%), mất nước (63,6%), nhịp thở Kussmaul (48,5%). Biến chứng thường gặp
nhất là hạ Kali máu (63,6%) và hạ đường huyết (39,4%). Có 33,3% được chẩn đoán ban đầu đúng nhiễm toan
ceton do ĐTĐ tại tuyến trước và 78,8% tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Có 76,7% tuân thủ theo phác đồ điều trị về
mục tiêu phòng ngừa hạ đường huyết và 16,7% tuân thủ về mục tiêu phòng ngừa hạ Kali máu. Mục tiêu dùng
Bicarbonate đúng chỉ định chiếm rất thấp (9,1%). Tỉ lệ tử vong là 6,1%. Tử vong có liên quan đến tình trạng
thừa cân béo phì, sự tăng cao của đường huyết tĩnh mạch lúc chẩn đoán, đường huyết mao mạch sau 24 giờ, áp
lực thẩm thấu máu lúc chẩn đoán và liều insulin tối đa.
Kết luận: Tỉ lệ tử vong do nhiễm toan ceton còn cao, tình trạng thừa cân béo phì, và sự tăng cao của đường
huyết tĩnh mạch lúc chẩn đoán, đường huyết mao mạch sau 24 giờ, áp lực thẩm thấu máu lúc chẩn đoán và liều
insulin tối đa có liên quan đến tử vong.
Từ khóa: đái tháo đường típ 1, nhiễm toan ceton, yếu tố liên quan tử vong.
ABSTRACT
KETOACIDOSIS IN CHILDREN
WITH DIABETES TYPE 1 ADMITTED TO CHILDREN HOSPITAL N02
Duong Tuong Vy, Hoang Thi Diem Thuy, Tran Thi Mong Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 51 - 59
Objectives: To describe the epidemiologic, clinical, laboratory characteristics, treatment and factors related to
the mortality in 1-15 year-old ketoacidosis children admitted to Children Hospital N02 from June 1st, 2008 to June
30th, 2016.
Methods: A retrospective case series study.
Results: In 33 ketoacidosis cases, 48.5% of children were between 5-10 years of age, 39.4% were
malnourished and 15.2% overweight. The most frequent triggering factor in children in whom history of diabetes
type 1 was present was treatment omission (55.5%) and in whom without history of diabetes type 1 was infection
(45.8%). Common signs were tachypnea (97.0%), dehydration (63.6%), Kussmaul breathing (48.5%). Frequent
complications were hypokalemia (63.6%) and hypoglycemia (39.4%). At admission, 33.3% of children were
diagnosed as diabetes ketoacidosis at previous hospitals and 78.8% at Children hospital No2. Prevention of
*Bệnh viện Nhi Đồng 2 **Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS Dương Tường Vy. ĐT: 0985406383 Email: duongvy0313@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 52
hypoglycemia and hypokalemia was conducted respectively in 76.7% and 16.7% of children. Using Bicarbonate
properly accounted 9.1%.
The mortality rate was 6.1%. High mortality was related to overweight condition and high level of glycaemia
at admission, glycaemia after 24 hours of treatment and maximum dose of insulin.
Conclusions: The mortality rate in ketoacidosis children was high; factors related to mortality were
overweight condition and high level of glycaemia at admission, glycaemia after 24 hours of treatment and
maximum dose of insulin.
Key words: Diabetes type 1, ketoacidosis, factors related to mortality.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ĐTĐ típ 1 gây ra nhiều biến chứng cấp
tính, trong đó nhiễm toan ceton là biến chứng
thường gặp, nguy hiểm và là nguyên nhân gây
chết nhiều nhất của bệnh. Tiên lượng của bệnh
nhân nhiễm toan ceton phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó chẩn đoán và điều trị không kịp thời
sẽ làm gia tăng biến chứng và tử vong của bệnh.
Tại Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu nào
ghi nhận tỉ lệ chẩn đoán bệnh muộn cũng như
các yếu tố có liên quan đến tử vong do bệnh lý
này. Vì thế đề tài nghiên cứu này nhằm trả lời
cho câu hỏi “Tỉ lệ chẩn đoán ban đầu đúng
nhiễm toan ceton tại tuyến trước và tại bệnh viện
Nhi Đồng 2 là bao nhiêu và yếu tố nào có liên
quan đến tử vong do nhiễm toan ceton trên bệnh
nhân mắc ĐTĐ típ 1?”
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm dân số học, lâm sàng, cận
lâm sàng và điều trị ban đầu.
Xác định tỉ lệ chẩn đoán ban đầu đúng
nhiễm toan ceton do Đái tháo đường típ 1 ở
tuyến trước và tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đánh giá sự tuân thủ điều trị theo phác đồ
điều trị nhiễm toan ceton do Đái Tháo đường
của bệnh viện Nhi Đồng 2.
Khảo sát các yếu tố liên quan đến tử vong.
Các trường hợp nhiễm toan ceton do đái
tháo đường típ 1 từ 1 tuổi đến 15 tuổi nhập bệnh
viện Nhi Đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 01/06/2008 đến 30/06/2016.
PHƯƠNG PHÁP- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Dân số nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả trẻ em từ 1-15 tuổi mắc Đái tháo
đường típ 1 nhập bệnh viện Nhi Đồng 2 từ
01/06/2008 đến 30/06/2016.
Dân số chọn mẫu
Tất cả trẻ em từ 1-15 tuổi nhập bệnh viện Nhi
Đồng 2 vì nhiễm toan ceton do Đái tháo đường
típ 1 từ 01/06/2008 đến 30/06/2016.
Cỡ mẫu
Lấy trọn.
Tiêu chí chọn bệnh
Tất cả trẻ em từ 1-15 tuổi được chẩn đoán
nhiễm toan ceton tại bệnh viện Nhi Đồng 2 trong
khoảng thời gian từ 01/06/2008 đến 30/06/2016,
tức thỏa các tiêu chuẩn sau:
Tăng đường huyết (đường huyết ≥ 200mg/dl
hay ≥ 11 mmol/L).
pH máu tĩnh mạch < 7,3 hoặc Bicarbonate <
15 mmol/L.
Ceton niệu (+) và ceton máu (+).
Tiêu chí loại trừ
Nhiễm toan ceton trên trẻ mắc Đái tháo
đường típ 2.
Tăng đường huyết cấp sau điều trị corticoid.
Xử lý dữ liệu
Dữ liệu được nhập và xử lý thống kê bằng
phần mềm STATA 12.1 for Windows.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 53
Định nghĩa một số biến số quan trọng
Tổn thương thận cấp: theo thang điểm
pRIFLE, tổn thương thận cấp được xác định
khi GFR giảm >50% so với ngưỡng bình
thường theo tuổi hoặc lượng nước tiểu < 0,5
ml/kg/giờ trong 16 giờ.
Suy thận cấp: theo thang điểm pRIFLE, suy
thận cấp được xác định khi GFR giảm >75% so
với ngưỡng bình thường theo tuổi hoặc lượng
nước tiểu < 0,3 ml/kg/giờ trong 24 giờ hay vô
niệu trong 12 giờ.
Bảng 1: Thang điểm RIFLE(4)
Giai
đoạn
Tiêu chuẩn
creatinine máu
Tiêu chuẩn nước tiểu
R: Risk Giảm GFR > 25% <0,5 ml/kg/giờ trong 8 giờ
I: Injury Giảm GFR > 50% <0,5 ml/kg/giờ trong 16
giờ
F:
Failure
Giảm GFR > 75% <0,3 ml/kg/giờ trong 24
giờ hay vô niệu trong 12
giờ
L: Loss < 35 ml/phút/1,73 m
2
da tồn tại trên 4 tuần
E: End
stage
< 35 ml/phút/1,73 m
2
da tồn tại trên 3 tháng
Ước lượng độ lọc cầu thận bằng Creatinine
với công thức Schwartz:
GFR (ml/phút/m2 da)= hệ số k x Chiều cao
(cm) / Creatinine (mg/dL)
Với hệ số k = 0,55 đối với trẻ >1 tuổi và trẻ gái vị thành
niên và k = 0,7 đối với trẻ trai vị thành niên.
Bảng 2: Độ lọc cầu thận theo tuổi (GFR)(3)
Tuổi GFR (ml/phút/1,73 m
2
da)
Sơ sinh đủ tháng
2 - 8 ngày 39
8 - 28 ngày 47
Trẻ 1 - 6 tháng 77
Trẻ 6 - 12 tháng 103
Trẻ 12 - 19 tháng 127
Trẻ 2 - 12 tuổi 127
Chẩn đoán ban đầu đúng: khi chẩn đoán
nhiễm toan ceton do ĐTĐ típ 1. Chẩn đoán
ban đầu sai khi chẩn đoán ĐTĐ típ 1 nhưng
không chẩn đoán nhiễm toan ceton, hay các
chẩn đoán khác.
Hạ Kali máu: được xác định khi Kali máu <
3,0 mmol/L.
Hạ đường huyết: được xác định khi ĐH <
65 mg/dL. Có chỉ định điều trị khi đường
huyết < 70 mg/dL.
Chỉ có thể đánh giá tuân thủ điều trị trên 30
bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 do có 3 bệnh nhân được chuyển
từ tuyến trước nên không có đủ số liệu. Đánh giá
là tuân thủ điều trị khi:
Thỏa mục tiêu điều trị chung
Tốc độ hạ ĐH đúng: khi mức hạ ĐH < 100
mg/dl/giờ.
Có phòng ngừa biến chứng hạ ĐH: có thêm
dịch truyền có Glucose khi ĐH giảm nhanh >100
mg/dL/giờ hay khi ĐH ở mức < 250 mg/dl.
Có phòng ngừa biến chứng hạ Kali máu: có
truyền Kali sớm, tốt nhất sau 1 giờ truyền dịch,
hoặc ngay khi có nước tiểu và trước hay ngay
khi truyền insulin. Có sử dụng nồng độ ban đầu
từ 20 - 40 mEq/L nếu chưa biết Kali máu.
Thỏa mục tiêu về dịch truyền, truyền insulin,
truyền Glucose, bù Kali, dùng Bicarbonate
Lượng dịch tối đa phải < 2,5 Lít/m2 da/24 giờ.
Bù Kali đúng khi: bắt đầu dịch có Kali sớm,
tốt nhất là sau 1 giờ truyền dịch. Nồng độ ban
đầu là 20-40 mEq/L. Trường hợp Kali rất thấp
ảnh hưởng tới hô hấp, có thể sử dụng nồng độ
40 mEq/L. Lưu ý chống chỉ định của truyền Kali:
chưa có nước tiểu, hoặc Kali máu hiệu chỉnh ≥
5mmol/L.
Thêm Glucose khi ĐH giảm nhanh >100
mg/dl/giờ hoặc khi Glucose máu < 250 mg/dL.
Nồng độ Glucose thêm vào ban đầu từ 5 - 7,5%.
Khi ĐH <70 mg/dL, dùng Glucose 30% liều
2ml/kg tiêm mạch chậm.
Dùng Bicarbonate đúng chỉ định khi pH
máu < 6,9.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, có 30 trẻ bị
nhiễm toan ceton do ĐTĐ típ 1 được đưa vào
khảo sát, trong đó có 3 trẻ phải nhập viện 2 lần vì
nhiễm toan ceton.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 54
Đặc điểm dân số học
Bảng 3: Đặc điểm dân số học (n=33)
Đặc điểm dân số học Tần số Tỷ lệ %
Tuổi
Trung bình 6 (4 - 10)
Từ 1 đến 5 tuổi 9 27,3
Từ 5 đến 10 tuổi 15 45,5
Từ 10 đến 15 tuổi 9 27,3
Giới tính
Nam 15 45,5
Nữ 18 54,5
Tiền căn bản
thân mắc ĐTĐ
Không 24 72,7
Có 9 27,3
Yếu tố thúc đẩy
Tự ngưng chích insulin 5 15,1
Bỏ tái khám 1 3,0
Nhiễm trùng 17 51,5
Không tìm thấy 15 45,5
Trẻ nhiễm toan ceton có tuổi trung vị là 6
tuổi với khoảng tứ vị (4-10) tuổi. Tỉ lệ nam: nữ là
0,83:1. Trên nhóm trẻ không có tiền căn ĐTĐ,
yếu tố thúc đẩy thường gặp nhất là nhiễm trùng
(45,8%). Trên nhóm trẻ đã có tiền căn ĐTĐ, yếu
tố thúc đẩy thường gặp nhất là không tuân thủ
điều trị (55,5%).
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị
và biến chứng
Bảng 4: Triệu chứng thực thể
Tần số Tỷ lệ %
Thở nhanh 32 97,0
Có mất nước 21 63,6
Kiểu thở Kussmaul 16 48,5
Rối loạn tri giác 14 42,4
Mạch nhanh 12 36,4
Sốt ≥ 38,5°C 8 24,2
HA tụt hoặc kẹp 3 9,1
Mạch nhẹ, khó bắt 2 6,1
Phản ứng thành bụng 2 6,1
Thiểu niệu, vô niệu 1 3,0
Triệu chứng thường gặp nhất là thở nhanh
chiếm 97,0%, kế đến là có mất nước chiếm 63,6%.
Xét 3 triệu chứng đặc hiệu của nhiễm toan ceton
máu bao gồm rối loạn tri giác, thở kiểu
Kussmaul và dấu hiệu mất nước, tỉ lệ trẻ xuất
hiện trên 2 triệu chứng kể trên ở nhóm có tiền
căn ĐTĐ là 66,7% và ở nhóm không có tiền căn
mắc ĐTĐ là 41,7%. Sự khác biệt giữa 2 nhóm
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 5: Kết quả điện giải đồ (n = 33)
Kali máu lúc
nhập viện
Kali máu hiệu chỉnh
lúc nhập viện
P
a
Giá trị trung
bình (mEq/L)
3,86 ± 0,57 2,23 ± 0,86 <0,001
Kali máu
trước điều trị
Kali máu sau điều trị
24 giờ
P
a
Giá trị trung
bình (mEq/L)
3,86 ± 0,57 2,98 ± 0,55 <0,001
a: test t
Có 57,6% có ghi nhận Kali máu hiệu chỉnh
trong quá trình điều trị. Giá trị Kali máu hiệu
chỉnh tính theo công thức thấp hơn có ý nghĩa so
với giá trị Kali máu đo được (p < 0,001).
Giá trị Kali máu sau điều trị 24 giờ thấp hơn
có ý nghĩa so với giá trị Kali máu tại thời điểm
nhập viện (p < 0,001).
Bảng 6: Đặc điểm điều trị
Giá trị trung bình
Tổng dịch trong 24 giờ điều trị đầu
(lít/m
2
da) (n=33)
2,54 ± 1,52
ĐH tại thời điểm thêm Glucose
(mg/dL) (n=33)
243,78 ± 1,58
Mức giảm ĐH tại thời điểm thêm
Glucose (mg/dL/giờ) (n=30)
69,27 ± 2,13
Mức giảm ĐH tối đa trong 24 giờ đầu
(mg/dL/giờ) (n=33)
96,97 ± 1,76
Kali máu hiệu chỉnh tại thời điểm
thêm Kali (mEq/L) (n=19)
1,81 ± 0,90
Thời gian thêm kali (giờ) (n=31) 3,21 ± 2,44
Có 45,5% có tổng lượng dịch trong 24 giờ
>2,5 lít/m2 da, trong đó có 2 trường hợp được
chuyển viện. 50% có ĐH>250 mg/dL tại thời
điểm truyền Glucose, trong đó chỉ có 40% có
mức giảm ĐH >100 mg/dL. Đường huyết
trung bình tại thời điểm thêm Glucose là
243,78 ± 1,58 mg/dL. 76,7 % có nồng độ
Glucose thêm vào là 5%. Đường huyết giảm
trên 100 mg/dL/giờ trong 24 giờ đầu điều trị
nhiễm toan ceton chiếm đến 63,6%.
Bảng 7: Các biến chứng (n=33)
Biến chứng Tần suất Tỷ lệ %
Hạ kali máu 21 63,6
Hạ đường huyết 13 39,4
Viêm phổi hít 5 15,0
Sốc bất hồi phục 1 3,0
Suy thận cấp 1 3,0
Phù não 1 3,0
Viêm tụy cấp 1 3,0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 55
Tỉ lệ tử vong là 6,1%. Biến chứng thường gặp
nhất là hạ Kali máu (63,6%), kế đến là là hạ
đường huyết (39,4%).
Tỉ lệ chẩn đoán ban đầu đúng tại tuyến
trước và tại bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng 8: Các chẩn đoán ban đầu tại tuyến trước (n=9)
Chẩn đoán Tần suất Tỷ lệ %
Nhiễm toan ceton/ĐTĐ 3 33,3
Đái tháo đường típ 1 2 22,2
Nhiễm trùng tiêu hóa 2 22,2
Viêm ruột thừa 1 11,1
Viêm phổi 1 11,1
TỔNG CỘNG 9 100,0
Tỉ lệ chẩn đoán đúng nhiễm toan ceton do
ĐTĐ của tuyến trước là 33,3%, bao gồm 1 ca có
sốc nhiễm trùng, 1 ca hôn mê và 1 ca nhiễm toan
ceton không kèm sốc và rối loạn tri giác. Tỉ lệ
chẩn đoán đúng đái tháo đường nhưng không
chẩn đoán được tình trạng nhiễm toan của tuyến
trước là 22,2%.
Bảng 9: Các chẩn đoán ban đầu tại bệnh viện Nhi
Đồng 2 (n=33)
Chẩn đoán Tần suất (n=33) Tỷ lệ %
Nhiễm toan ceton/ĐTĐ 26 78,8
Đái tháo đường 3 9,1
Viêm phổi 1 3,0
Rối loạn hành vi 1 3,0
Sốt siêu vi 1 3,0
Nhiễm trùng tiêu hóa 1 3,0
TỔNG CỘNG 33 100,0
Tỉ lệ chẩn đoán đúng nhiễm toan ceton do
ĐTĐ của khoa tiếp nhận đầu tiên ở bệnh viện
Nhi Đồng 2 là 78,8%. Tỉ lệ chẩn đoán đúng đái
tháo đường nhưng không chẩn đoán được tình
trạng nhiễm toan của khoa đầu tiên tiếp nhận tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 là 22,2%.
Đánh giá tuân thủ theo phác đồ điều trị tại
bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng 10: Đánh giá tuân thủ theo phác đồ điều trị tại
bệnh viện Nhi Đồng 2
Mục tiêu
Số
ca
Số ca
phù hợp
Tỉ lệ %
phù hợp
Tốc độ hạ ĐH đúng
(dưới 100 mg/dl/giờ)
30 10 33,3
Có phòng ngừa hạ ĐH 30 23 76,7
Có phòng ngừa hạ Kali máu 30 5 16,7
Dịch truyền < 2,5 Lít/m
2
da/24 giờ 30 13 43,3
Nồng độ dịch Kali truyền phù hợp 30 18 63,3
Dùng Bicarbonate đúng chỉ định 11 1 9,1
Sự tuân thủ điều trị theo mục tiêu tốc độ hạ
ĐH dưới 100 mg/dL/giờ chiếm tỉ lệ thấp (33,3%).
Sự tuân thủ điều trị trong phòng ngừa biến
chứng hạ ĐH chiếm 76,7%. Biến chứng hạ Kali
máu chiếm 63,6%, trở thành biến chứng do quá
trình điều trị thường gặp nhất. Tổng dịch truyền
trong 24 giờ đầu thỏa mục tiêu <2,5 Lít/m2 da chỉ
đạt dưới 50%. Có 36,7% trường hợp được sử
dụng Bircabonate, tuy nhiên chỉ có 9,1% là sử
dụng đúng chỉ định.
Các yếu tố liên quan tử vong
Bảng 11: Các yếu tố liên quan tử vong
Sống (n=31) Tử vong (n=2) P
Đặc điểm dân số học (n = 33) Tình trạng dinh dưỡng
Không thừa cân, béo phì 28 (90,3) 0
0,02
a
Thừa cân-béo phì 3 (9,7) 2 (100)
Đặc điểm cận lâm sàng (n=33)
Đường huyết TM lúc chẩn đoán (mg/dL) 553,93 ± 1,38 787,95 ± 1,14 <0,001
b
Đường huyết mao mạch sau 24 giờ (mg/dL) 189,88 ± 1,76 403,18 ± 1,16 <0,001
b
Áp lực thẩm thấu máu (mmOsm/L) 308,59 ± 1,05 327,34 ± 1,05 <0,001
b
Đặc điểm điều trị (n=33)
Tổng dịch 24 giờ đầu tiên (Lít/m
2
da) 2,53 ± 1,52 2,42 ± 1,24 0,92
b
Liều insulin tối đa (UI/kg/giờ) 0,1 0,25 0,02
c
a: test Fisher exact, b: test t, c: test Wilcoxon rank-sum
Tỉ lệ tử vong là 6,1%. Cả 2 trường hợp tử
vong do nguyên nhân nhiễm trùng huyết nặng,
sốc nhiễm trùng bất hồi phục.
Nhóm trẻ tử vong có tình trạng thừa cân
béo phì nhiều hơn (p=0,02), đường huyết tĩnh
mạch lúc chẩn đoán cao hơn (p<0,001), áp lực
thẩm thấu máu cao hơn (p<0,001), đường
huyết mao mạch sau 24 giờ điều trị cao hơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 56
(p<0,001), liều insulin tối đa cao hơn so với
nhóm trẻ sống (p=0,02).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số học
Nhóm tuổi thường gặp nhất theo nghiên cứu
của chúng tôi là từ 5 tới 10 tuổi, chiếm 48,5%,
tương tự kết quả của Đoàn Thắng (5) (50%),
Oyarzabal Irigoyen M (10) (40,8%), Trẻ em trong
độ tuổi này chưa có khả năng nhận biết bệnh
cao, ngoài ra còn là lứa tuổi bắt đầu đi học, thời
gian chịu sự quan sát của gia đình thấp hơn nên
dễ bỏ sót những dấu hiệu sức khỏe bất thường. tỉ
lệ nam: nữ là 0,83: 1.Kết quả này tương tự của
Ngô Thị Thu Hương (7) (0,6:1), Đoàn Thắng (5)
(1:1), Nguyễn Thụy Minh Thư (8) (1:1,43),
Onyiriuka AN (9) (1:1,5). Tỉ lệ trẻ nhập viện vì
nhiễm toan ceton chưa có tiền căn mắc ĐTĐ là
72,7%, gấp khoảng 2,5 lần so với trẻ đã có tiền
căn mắc ĐTĐ. Nguyên nhân là vì nhóm trẻ
không có tiền căn mắc ĐTĐ nên người chăm sóc
trẻ chưa có kiến thức về dấu hiệu nặng của bệnh.
Nhiễm trùng là yếu tố thúc đẩy hàng đầu
trong nghiên cứu của chúng tôi, chiếm 51,5%
trường hợp. Kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của Đoàn Thắng(5) (87,5%), Nguyễn Thụy
Minh Thư(8) (60,3%), Jayashree M(6) (37%). Tỉ lệ
không tuân thủ điều trị ở các trường hợp đã có
tiền căn mắc ĐTĐ còn cao (55,5%), tương tự của
tác giả Nguyễn Thụy Minh Thư(8) (2007) (57,5%)
và cao hơn của Alourfi Z(1) (24,0%) (p < 0,001).
Việc không tuân thủ điều trị vẫn là trở ngại lớn
trong kiểm soát biến chứng của bệnh lý ĐTĐ tại
nước ta, là kết quả của nhiều yếu tố phối hợp
như ý thức về bệnh; tiềm lực kinh tế; cách trở địa
lý giữa nơi ở và nơi tái khám; trẻ bước vào giai
đoạn dậy thì gặp khủng hoảng về tâm lý. Không
tìm thấy yếu tố thúc đẩy gặp trong 45,5% trường
hợp, khác với kết quả của Nguyễn Thụy Minh
Thư(8) (13,24%). Việc lưu ý và tìm ra yếu tố thúc
đẩy là quan trọng trong điều trị cũng như phòng
ngừa nhiễm toan ceton tái phát. Xác định yếu tố
thúc đẩy là nhiễm trùng giúp điều trị nhiễm
trùng sớm, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Với
yếu tố thúc đẩy là không tuân thủ điều trị, cần có
kế hoạch giáo dục sức khỏe, quản lý bệnh tốt
hơn sau khi trẻ xuất viện.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị
Theo nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng
thực thể thường gặp nhất là thở nhanh, chiếm
97,0%, cao hơn so với nghiên cứu của Ngô Thị
Thu Hương(7) (22,1%), Jayashree M (6) (60,0%).
Mặc dù các triệu chứng đặc hiệu của nhiễm toan
ceton gồm có rối loạn tri giác, thở kiểu Kussmaul
và dấu hiệu mất nước thường xuất hiện ở giai
đoạn muộn của bệnh, tỉ lệ xuất hiện trên 2 triệu
chứng ở nhóm có tiền căn ĐTĐ và không có tiền
căn ĐTĐ lại không có sự khác biệt. Kết quả này
cho thấy mặc dù đã biết về bệnh lý ĐTĐ nhưng
các trẻ vẫn nhập viện khá muộn, cho thấy kiến
thức về bệnh lý này của người dân còn chưa cao,
sự quan tâm của gia đình với tình trạng sức khỏe
của trẻ mắc ĐTĐ còn kém.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ Kali
máu đo được thấp chỉ chiếm 21,2%, trong khi đó
tỉ lệ Kali máu thấp thật sự sau khi hiệu chỉnh
chiếm tới 90,9%. Chỉ có 30,3% trường hợp có Kali
chưa hiệu chỉnh phản ánh đúng tình trạng Kali
máu. Điều này cho thấy việc điều trị bổ sung
Kali dựa vào Kali máu hiệu chỉnh sẽ chính xác
hơn. Giá trị Kali máu sau điều trị 24 giờ thấp hơn
có ý nghĩa so với giá trị Kali máu tại thời điểm
nhập viện (p < 0,001). Nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy việc bổ sung Kali máu là chưa hiệu quả,
dẫn tới việc Kali máu không được cải thiện mà
còn giảm thấp hơn.
Lượng dịch trung bình trong vòng 24 giờ
đầu tiên kể từ thời gian điều trị tại tuyến trước,
không kể lượng dịch chống sốc là 2,54 ± 1,52
lít/m2 da. Kết quả của chúng tôi thấp hơn có ý
nghĩa so với của tác giả Nguyễn Thụy Minh
Thư(8) (3,49 lít/m2 da/24 giờ). Lượng dịch được
truyền trong 24 giờ đầu tiên (kể cả thời gian điều
trị tại tuyến trước) cao hơn có ý nghĩa so với
lượng dịch theo nhu cầu (p < 0,001). Điều này
cho thấy trên thực tế, bệnh nhân thường nhận
được lượng dịch truyền nhiều hơn nhu cầu đặt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 57
ra, và điều này có thể làm tăng nguy cơ phù não.
Đường huyết trung bình tại thời điểm thêm
Glucose là 243,78 ± 1,58 mg/dL, cao hơn có ý
nghĩa so với kết quả của tác giả Nguyễn Thụy
Minh Thư(8) (179,91mg/dL). Có 50% trường hợp
có ĐH >250 mg/dL tại thời điểm truyền Glucose,
trong đó chỉ có 40% trường hợp có mức giảm
ĐH >100 mg/dL. Điều này cho thấy đa số có thời
điểm thêm Glucose sớm hơn chỉ định. Đường
huyết giảm trên 100 mg/dL/giờ trong quá trình
điều trị nhiễm toan ceton chiếm đến 63,6%, nói
lên việc kiểm soát đường huyết ở giai đoạn này
còn kém. Đường huyết giảm quá nhanh sẽ làm
tăng nguy cơ phù não. Kali máu hiệu chỉnh theo
pH máu phản ánh chính xác hơn lượng Kali
trong máu thật sự. Chỉ có 21,9% sử dụng Kali
phù hợp với nồng độ Kali máu hiệu chỉnh.
Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng tôi
là 6,1%, tương tự kết quả của các tác giả Nguyễn
Thụy Minh Thư(8) (2,9%), Jayashree M(6) (13,2%),
cao hơn so với y văn (0,15 - 0,3%). Cả 2 trường
hợp tử vong do nguyên nhân nhiễm trùng huyết
nặng, sốc nhiễm trùng bất hồi phục. Theo tác giả
Jayashree M(6), nguyên nhân gây tử vong nhiều
nhất là sốc nhiễm trùng chiếm 45,5%, không có
khác biệt với nghiên cứu của chúng tôi (100%),
kế đến là phù não chiếm 22,2%. biến chứng
thường gặp nhất là hạ Kali máu, chiếm 63,6%,
tương tự với nghiên cứu của các tác giả Nguyễn
Thụy Minh Thư(8) (76,5%), Trần Thị Minh
Châm(12) (40%) và y văn, tuy nhiên cao hơn so với
tác giả Jayashree M(6) (41%). Biến chứng phù não
gặp trong 1/33 trường hợp (3%), tương tự như
trong y văn (0,3 - 1%). Trên trẻ này ghi nhận có
lượng dịch truyền trong 24 giờ đầu là 3,48 lít/m2
da; pH ban đầu = 6,92; truyền insulin cùng thời
điểm với truyền dịch; liều insulin tối đa = 0,3
UI/kg/giờ; sử dụng Natri bicarbonate tại thời
điểm pH =6,92 với nồng độ 4,2% tiêm mạch
chậm. Các yếu tố kể trên đã được nhiều nghiên
cứu ghi nhận làm tăng nguy cơ phù não trên trẻ
mắc ĐTĐ típ 1.
Tỉ lệ chẩn đoán ban đầu đúng tại tuyến
trước và tại bệnh viện Nhi Đồng 2
Tỉ lệ chẩn đoán đúng nhiễm toan ceton do
ĐTĐ của tuyến trước còn thấp, chỉ 33,3%. Như
vậy, tỉ lệ chẩn đoán muộn ĐTĐ của tuyến trước
còn rất cao, gần 70%. Theo Sundaram PCB(11),
chẩn đoán ĐTĐ chậm trễ hơn 24 giờ kể từ khi có
biểu hiện đầu tiên làm tăng nguy cơ nhiễm toan
ceton (p < 0,05; OR, 4,26; KTC 95%, 1,54 - 11,79).
Tỉ lệ chẩn đoán đúng nhiễm toan ceton ở tuyến
trước của chúng tôi chưa cải thiện so với kết quả
của tác giả Nguyễn Thụy Minh Thư(8) (22,7%).
Bệnh lý này có thể gặp ở bất kì bệnh nhân đang
điều trị ở tất cả các khoa, bởi vì triệu chứng nhập
viện đa dạng, rất dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh
lý chuyên khoa khác.
Đánh giá tuân thủ theo phác đồ điều trị tại
bệnh viện Nhi Đồng 2
Có phòng ngừa hạ ĐH chiếm tỉ lệ khá cao
(76,7%), tuy nhiên phòng ngừa hạ Kali máu
chiếm tỉ lệ rất thấp (16,7%). Tổng dịch truyền
trong 24 giờ đầu điều trị thỏa mục tiêu <2,5
Lít/m2 da chỉ đạt 43,3%.Theo phác đồ bệnh viện
Nhi Đồng 2, mục tiêu dịch truyền <2,5 Lít/m2
da/24 giờ giúp giới hạn lượng dịch nhập, giảm
thiểu nguy cơ phù não. Sử dụng dịch truyền Kali
phù hợp theo phác đồ chiếm 63,3%. Lựa chọn
dịch truyền có Kali đúng sẽ giúp giảm tỉ lệ hạ
Kali máu. Tỉ lệ sử dụng Bicarbonate đúng chỉ
định của phác đồ rất thấp (9,1%). Theo phác đồ
năm 2013 của hội Nội tiết và Đái tháo đường nhi
khoa Anh Quốc (BSPED), khuyến cáo chỉ sử
dụng bicarbonate khi toan máu rất nặng (pH
<6,9) kèm với tình trạng sốc, suy tuần hoàn.
Bicarbonate lúc này chỉ với mục đích giúp cải
thiện chức năng co bóp cơ tim.
Các yếu tố liên quan tử vong
Chúng tôi nghiên cứu thấy có mối liên quan
giữa tỉ lệ tử vong do nhiễm toan ceton với một số
yếu tố như: dân số học (tình trạng dinh dưỡng có
thừa cân béo phì), cận lâm sàng (ĐH tĩnh mạch
lúc chẩn đoán cao, ĐH mao mạch sau điều trị 24
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 58
giờ cao, áp lực thẩm thấu máu cao), điều trị (liều
insulin tối đa cao).
Tình trạng thừa cân béo phì ở nhóm tử
vong cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sống (p
= 0,02). Mặc dù chưa có nghiên cứu ghi nhận
có mối liên quan giữa trình trạng thừa cân béo
phì và tỉ lệ tử vong ở trẻ em nhiễm toan ceton,
nghiên cứu của tác giả Must A cho thấy tỉ lệ tử
vong do mọi nguyên nhân tăng lên trên nhóm
trẻ thừa cân ở thời thơ ấu. Vì vậy, việc duy trì
cân nặng của trẻ trong giới hạn bình thường là
luôn luôn cần thiết.
Nhóm tử vong có đường huyết tĩnh mạch
lúc chẩn đoán cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
sống (p < 0,001). Nghiên cứu của chúng tôi khác
với kết quả của tác giả Jayashree M (6), tác giả
không ghi nhận có sự khác biệt đường huyết ban
đầu giữa 2 nhóm sống và tử vong. Đường huyết
mao mạch sau 24 giờ điều trị ở nhóm tử vong
cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sống (p < 0,001).
Theo tác giả Jayashree M(6), đường huyết cao kéo
dài sau 12 giờ điều trị có liên quan tới tiên lượng
xấu. Tác giả cho rằng tốc độ đường huyết giảm
không đạt yêu cầu là do bù dịch không đầy đủ,
tưới máu thận kém, hoặc sử dụng insulin không
đầy đủ(6) . Áp lực thẩm thấu máu lúc chẩn đoán
ở nhóm tử vong cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
sống (p < 0,001). Theo tác giả Arieff AI(2), tăng áp
lực thẩm thấu máu là yếu tố tương quan cao
nhất với tiên lượng tử vong trong bệnh cảnh
nhiễm toan ceton có tăng áp lực thẩm thấu máu.
Hầu hết các phác đồ trên thế giới đều khuyến
cáo cần bù dịch đầy đủ trước khi bắt đầu dùng
insulin hay tăng liều insulin(2) . Theo Jayashree
M(6), áp lực thẩm thấu máu lúc chẩn đoán là yếu
tố tiên đoán ý nghĩa nhất cho tử vong (OR, 1,08;
KTC 95%, 1,002 – 1,155; p <0,04). Việc lưu ý tới áp
lực thẩm thấu máu lúc chẩn đoán là cần thiết
trong điều trị nhiễm toan ceton.
Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng
nhiễm trùng huyết nặng ở các trường hợp tử
vong. Theo Jayashree M(6), ở các nước đang phát
triển, luôn phải đặt ra nghi ngờ về nhiễm trùng
trong quá trình điều trị nhiễm toan ceton. Cần
tầm soát kỹ lưỡng các ổ nhiễm trùng bằng thăm
khám lâm sàng, xét nghiệm vi sinh học và kháng
sinh phổ rộng cần sử dụng càng sớm càng tốt
ngay khi chẩn đoán nhiễm trùng được đặt ra
nhằm ngăn chặn diễn tiến nặng.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tử vong do nhiễm toan ceton tại Việt
Nam còn cao. Việc chẩn đoán ban đầu nhiễm
toan sớm và nhận biết các yếu tố như tình trạng
thừa cân béo phì, đường huyết tĩnh mạch lúc
chẩn đoán cao, đường huyết mao mạch cao kéo
dài sau 24 giờ điều trị, áp lực thẩm thấu máu lúc
chẩn đoán cao, sử dụng liều insulin tối đa cao có
thể giúp thầy thuốc có cái nhìn tích cực hơn
trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm toan ceton.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alourfi Z, Homsi H (2015). “Precipitating factors, outcomes,
and recurrence of diabetic ketoacidosis at a university hospital
in Damascus”, Avicenna Journal of Medicine, 5(1), pp.11-15.
2. Arieff AI, Carroll HJ (1974). “Cerebral Edema and Depression
of Sensorium in Nonketotic Hyperosmolar Coma”, Diabetes,
23(6), pp.525-31.
3. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2013), Phác đồ điều trị nhi khoa 2013,
Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.687-693.
4. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2013), Phác đồ điều trị nhi khoa 2013,
Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, 4, tr.684-688.
5. Đoàn Thắng (2012). Đặc điểm các biến chứng cấp ĐTĐ trẻ em
tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2/2009- 2/2012. Luận văn tốt
nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí
Minh, TpHCM.
6. Jayashree M, Singhi S (2004). “Diabetic ketoacidosis: predictors
of outcome in a pediatric intensive care unit of a developing
country”, Pediatr Crit Care Med, 5(5), pp.427-33.
7. Ngô Thị Thu Hương, Nguyễn Phú Đạt (2005). Nhận xét một
vài đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hôn mê nhiễm toan
ceton ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí nghiên
cứu y học, Đại học Y Hà Nội, 39(6).
8. Nguyễn Thụy Minh Thư, Nguyễn Đình Vũ (2007). Mô tả đặc
điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của bệnh
nhân nhiễm toan ceton do tiểu đường tại bệnh viện Nhi Đồng I
và Nhi Đồng II từ 1/1/2001 đến 31/12/2006. Luận văn tốt nghiệp
bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
TpHCM.
9. Onyiriuka AN, Ifebi E (2013). “Ketoacidosis at diagnosis of
type 1 diabetes in children and adolescents: Frequency and
clinical characteristics”. Journal of Diabetes and Metabolic
disorders, Nigeria, 12:47.
10. Oyarzabal Irigoyen M, et al. (2012). “Ketoacidosis at onset of
type 1 diabetes mellitus in pediatric age in Spain and review of
the literature”, Pediatr Endocrinol Rev, 9(3), pp.669-71.
11. Sundaram PCB, Day E, Kirl JMW (2009). “Delayed diagnosis in
type 1 diabetes mellitus”, Arch Dis Childhood, 94, pp.151-2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 59
12. Trần Thị Minh Châm (2004). Đặc điểm bệnh tiểu đường tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/1998 đến tháng 6/2004. Luận
văn thạc sỹ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh,
TpHCM.
Ngày nhận bài báo: 11/01/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhiem_toan_ceton_tren_tre_em_mac_dai_thao_duong_tip_1_tai_be.pdf