Nhiễm siêu vi viêm gan C ở bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Nhiễm siêu vi viêm gan C ở bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 36 NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI CÁC PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Khổng Tường Minh*, Đông Thị Hoài Tâm**, Võ Triều Lý**, Trần Đăng Khoa**, Võ Minh Quang*** TÓM TẮT Mở đầu: Đồng nhiễm HCV-HIV là một tình trạng thường gặp ở bệnh HIV/AIDS, với diễn biến bệnh phức tạp. Điều trị tình trạng nhiễm HCV ở những đối tượng này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đi các biến chứng gan. Xác định tần suất các trường hợp được thải trừ HCV tự nhiên cũng như những yếu tố liên quan đến tình trạng thải trừ sẽ góp phần giúp cho việc xác định thời điểm can thiệp điều trị và nhu cầu điều trị. Nghiên cứu được đặt ra để khảo sát những vấn đề thực tiễn này. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm nhiễm HCV ở bệnh nhân đồng nhiễm HCV-HIV về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng. Xác định tỉ lệ thải trừ HCV tự nhiên và mô tả một số yếu tố liên quan đến sự thải trừ này. Phương phá...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhiễm siêu vi viêm gan C ở bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 36 NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI CÁC PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Khổng Tường Minh*, Đông Thị Hoài Tâm**, Võ Triều Lý**, Trần Đăng Khoa**, Võ Minh Quang*** TÓM TẮT Mở đầu: Đồng nhiễm HCV-HIV là một tình trạng thường gặp ở bệnh HIV/AIDS, với diễn biến bệnh phức tạp. Điều trị tình trạng nhiễm HCV ở những đối tượng này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đi các biến chứng gan. Xác định tần suất các trường hợp được thải trừ HCV tự nhiên cũng như những yếu tố liên quan đến tình trạng thải trừ sẽ góp phần giúp cho việc xác định thời điểm can thiệp điều trị và nhu cầu điều trị. Nghiên cứu được đặt ra để khảo sát những vấn đề thực tiễn này. Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm nhiễm HCV ở bệnh nhân đồng nhiễm HCV-HIV về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng. Xác định tỉ lệ thải trừ HCV tự nhiên và mô tả một số yếu tố liên quan đến sự thải trừ này. Phương pháp: Thiết kế mô tả cắt ngang, tiến cứu và hồi cứu. Tuyển chọn các bệnh nhân nhiễm HIV>15 tuổi điều trị ngoại trú tại 4 phòng khám HIV, có xét nghiệm anti HCV (+) và chưa từng điều trị HCV trước đây. Kết quả: Với 159 bệnh nhân tham gia nghiên cứu: 90% nam giới; 80% lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy; 39% bệnh nhân có giai đoạn lâm sàng 3 và 4; 8% có gan xơ hoá ở mức độ F4 tính theo điểm APRI. Trung vị tải lượng viêm gan C là 6,4.104 (129-2,95.105) với 71,7% >1000 copies/ml. Lúc vào nghiên cứu, tỉ lệ thải trừ HCV tự nhiên là 32,1% (51 ca). Các yếu tố liên quan đến thải trừ HCV tự nhiên trên bệnh nhân đồng nhiễm bao gồm: đồng nhiễm HBV (OR=4,66; KTC 95% 2,0–10,7, p=0,00), nhóm bệnh nhân không tăng AST (OR=2,67; KTC 95% 1,21–5,89; p=0,01). Từ khóa: Đồng nhiễm HCV-HIV, thải trừ HCV tự nhiên, HCV RNA. ABSTRACT CO-INFECTION WITH HEPATITIS C IN HIV/AIDS PATIENTS AT THE OUTCLINICS OF HO CHI MINH CITY Nguyen Khong Tuong Minh, Dong Thi Hoai Tam, Vo Trieu Ly, Tran Dang Khoa, Vo Minh Quang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 36 - 41 Background: Co-infection with Hepatitis C is a common feature observed in HIV/AIDS population, with a rather complicated evolution. Treatment of hepatitis C is very important, in term of reducing hepatitis complications as liver disease mortality or reducing the viral transmission. Defining the prevalence of the natural clearance of hepatitis C and the related factors to this natural clearance will help to determine the necessity and the appropriated time for hepatitis C treatment. The study was conducted to clarify these practical issues. Objectives: To describe the epidemiological, clinical and lab investigations of coinfected HCV-HIV patients. To identify the prevalence and the factors related to the natural clearance of hepatitis C among this population. Methods: A cross sectional descriptive study. Patients are recruited retrospectively and prospectively from HIV/AIDS patients coming to 4 outpatient clinics of Ho Chi Minh City. Participants criteria: adults >15 years old, having the serology anti HCV (+), without previous hepatitis C treatment. Results: 159 HIV patients participated in the study: 90% were male; 80% were drug users; 39% were *Bộ môn Nhiềm, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch **Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược Tp.HCM *** Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Khổng Tường Minh ĐT: 0936010765 Email: tuongminhy06pnt@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 37 clinical stage 3 and 4; 8% had liver fibrosis degree F4 (APRI score).The median load of hepatitis C is 6.4.104 (129–2.9.105) with 71.7% > 1000 copies/ml. At the beginning of our research, the percentage of HCV spontaneous clearance was 32.1% (51 cases) Factors related to the natural elimination of hepatitis C in co- infected patients were: HBV co-infection (OR=4.66, 95% CI 2.0–10.7, p=0.00), normal AST level (OR=2.67; 95% CI 1.21–5.89; p=0.01). Key word: HCV-HIV co-infection, spontaneous clearance of hepatitis C virus, HCV RNA. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tình trạng nhiễm HIV và đồng nhiễm HIV-HCV đang là vấn đề sức khỏe quan trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở vùng châu Á - Thái Bình Dương(6), với 4-5 triệu người trong tổng số 33 triệu người nhiễm HIV vào năm 2008(6). Bệnh lý gan do HCV lại trở thành lý do tử vong quan trọng ở bệnh nhân này: suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Việc điều trị tình trạng nhiễm HCV được đặt ra, giảm biến chứng bệnh gan, cải thiện sống còn cho bệnh nhân và giảm tỉ lệ lây lan của HCV. Việc điều trị HCV ở các đối tượng nhiễm HIV cần được cân nhắc: tình trạng đáp ứng miễn dịch sau ARV, ARV còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan(5). Do đó việc xác định được thời điểm can thiệp điều trị và nhu cầu điều trị sẽ góp phần quan trọng vào vấn đề xử trí cho bệnh nhân. Theo y văn, có khoảng 15-40% các trường hợp có thể đào thải HCV tự nhiên. Sự đào thải HCV tự nhiên này là một điều thuận lợi và tránh cho bệnh nhân việc điều trị lâu dài và phức tạp. Tuy nhiên, ở bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV, tỉ lệ tự thải trừ HCV chưa được biết rõ. Những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này còn những điểm chưa thống nhất. Từ tháng 7/2013, BV Bệnh Nhiệt Đới đã phối hợp với Trung Tâm Kiểm Soát Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) thực hiện một chương trình nghiên cứu theo dõi một đoàn hệ bệnh nhân HIV có hoặc không đồng nhiễm với viêm gan B và viêm gan C, triển khai tại một số phòng khám ngoại trú HIV thuộc TP HCM. Chương trình hỗ trợ các xét nghiệm về tải lượng siêu vi định kỳ cho bệnh nhân. Căn cứ vào những dữ liệu của chương trình này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nhiễm siêu vi Viêm gan C ở bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú TP HCM” với hy vọng rằng việc tìm hiểu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, cũng như tình trạng thải trừ HCV tự nhiên ở những đối tượng này, sẽ giúp cho các bác sĩ lâm sàng thêm được thông tin cho việc quản lý điều trị bệnh nhân đồng nhiễm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu và hồi cứu Địa điểm và thời gian nghiên cứu Phòng khám ngoại trú HIV tại BV Bệnh Nhiệt Đới, quận Bình Tân, quận 4 và huyện Bình Chánh. Bắt đầu tuyển chọn, khám theo dõi bệnh và lấy số liệu: tháng 03/2015, chấm dứt lấy số liệu: tháng 05/2016. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ≥15 tuổi được chẩn đoán nhiễm HIV có xét nghiệm anti HCV (+) và chưa từng điều trị HCV. Tiêu chuẩn loại trừ Không có kết quả HCV RNA. Đã hoặc đang điều trị HCV. Các bước thu thập số liệu Tại phòng khám ngoại trú HIV: tham khảo hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân thoả điều kiện nghiên cứu, ghi nhận các dữ liệu cần cho nghiên cứu đồng thời tham gia theo dõi, điều trị bệnh nhân. Phân tích số liệu với phần mềm IBM SPSS Statistics 20.0, với p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. Biến số sử dụng trong nghiên cứu Biến số nền: tuổi; giới tính; BMI; cơ địa: đồng nhiễm HBV, tiêm chích ma tuý, nghiện rượu, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá mỡ; đường lây nhiễm HIV; GĐLS của bệnh nhiễm HIV; GĐMD Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 38 của bệnh nhiễm HIV; NTCH. Biến số độc lập: tải lượng HIV RNA, HCV RNA, HBV DNA, số lượng tế bào TCD4, đáp ứng điều trị với ARV, các trị số AST, ALT, cholesterol, triglyceride, độ xơ hoá gan (thang điểm APRI, Fibroscan). Biến phụ thuộc: tình trạng thải trừ HCV tự nhiên. KẾT QUẢ Có 159 trường hợp thỏa tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Đặc điểm dân số nghiên cứu Đặc điểm dân số - xã hội Bảng 1.Đặc điểm dân số - xã hội (n=159) Đặc điểm n % Giới Nam 146 91,8 Nhóm tuổi < 30 29 18,2 30 – 39 113 71,1 40 17 10,7 Nơi cư ngụ TP HCM 144 90,6 BMI Gầy 62 39 Trung bình 83 52,2 Thừa cân 12 7,5 Béo phì 2 1,3 Tuổi trung vị: 34 (IQR 31–36) chứng tỏ là nhóm dân số còn trẻ, với thể trạng gầy hoặc trung bình (91,2%). Tình trạng nhiễm HIV và bệnh nền Trung vị TCD4 (IQR): 140 (36–309) và trung vị HIV RNA (IQR): 6,4.104 (129-2,95.105) chứng minh đây là nhóm dân số có tình trạng miễn dịch kém, có tải lượng HIV cao. Bảng 2. Phân bố đường lây nhiễm HIV, giai đoạn lâm sàng và nhiễm trùng cơ hội, số lượng TCD4 và tải lượng HIV RNA (n=159) Đặc điểm n % Đường lây nhiễm HIV TCMT 111 69,8 QHTD 31 19,5 TCMT+QHTD 14 8,8 Không rõ 3 1,9 GĐLS nhiễm HIV I và II 97 61,0 III 41 25,8 IV 21 13,2 Có nhiễm trùng cơ hội 65 40,9 Bệnh liên quan đến Lao 45 69,2 Đặc điểm n % Nấm miệng 15 23,1 Nấm toàn thân 4 6,2 Nhiễm trùng cơ hội khác 8 12,3 Số lượng TCD4 <200 tb/mm 3 90 56,6 200-349 tb/mm 3 44 27,7 350-499 tb/mm 3 14 8,8 500 tb/mm 3 11 6,9 HIV RNA >1000 cps/ml 114 71,7 QHTD: quan hệ tình dục, TCMT: tiêm chích ma túy Bảng 3. Đặc điểm bệnh lý kèm theo: nhiễm HBV và nghiện rượu (n=159) Đặc điểm N % Đồng nhiễm HBV 59 37,1 HBVDNA >10 5 cps/ml 21 35,6 Có uống rượu 101 63,5 Ít nguy cơ 70 69,3 Nguy cơ cao 31 30,7 Tỷ lệ đồng nhiễm không cao nhưng tải lượng HBV cao (trung vị HBV DNA (IQR): 466 (0–6,67.107). Bảng 4. Trị số xét nghiệm sinh hoá ban đầu và mức độ xơ hóa gan tính theo APRI (n=159) Đặc điểm N % AST (U/L) >40 70 44 Nhẹ 55 78,6 Trung bình 9 12,9 Nặng 6 8,5 Trung vị (IQR): 39(29–59) ALT (U/L) >40 66 41,5 Nhẹ 54 81,8 Trung bình 8 12,1 Nặng 4 6,1 Trung vị (IQR): 35 (22-54) Mức độ xơ hóa gan F0-1 134 84,3 F2-3 12 7,5 F4 13 8,2 Đường huyếtTrung vị (IQR):4,13(3,6-4,82)mmol/l Triglycerid Trung vị (IQR):1,47(1,08-2,09)mmol/l CholesterolTrung vị (IQR):3,94(3,26-4,67)mmol/l Dân số nghiên cứu có men gan cao không nhiều, và các trị số sinh hóa trong giới hạn bình thường. Bảng 5. Tỉ lệ tự thải trừ HCV lúc đầu (n = 159) n % HCV RNA (IU/ml) Dương tính 108 67,9 Âm tính 51 32,1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 39 Có 108 ca có HCV RNA (+) mang tải lượng HCV RNA cao trung vị (IQR): 4,47.106 (1,08.106- 1,17.107). Các yếu tố liên quan đến thải trừ HCV tự nhiên Phân tích đơn biến các yếu tố liên quan đến thải trừ HCV tự nhiên Bảng 6. Ảnh hưởng của các đặc điểm dân số nền đối với việc thải trừ HCV tự nhiên (n = 159) Đặc điểm Thải trừ HCV tự nhiên p Có (n=51) Không (n=108) Tuổi 33 34 0,30 a Giới tính Nam 46 (31,5) 100 (68,5) 0,76 b BMI <23 46 (31,7) 99 (68,3) 0,77 b Đường lây nhiễm HIV * TCMT 40 (32,0) 85 (68,0) 0,91 c Mức độ uống rượu Có 33 (32,7) 68 (67,3) 0,83 c Đồng nhiễm HBV Có 32 (54,2) 27 (45,8) 0,00 c Mắc NTCH Có 20 (30,8) 45 (69,2) 0,77 c a: Mann-Whitney Testb: Fisher’s Exact Testc: 2 Tests Bảng 7. Ảnh hưởng của các đặc điểm xét nghiệm sinh hoá, số lượng tế bào TCD4 và mức độ xơ hoá gan đối với việc thải trừ HCV tự nhiên (n = 159) Đặc điểm Thải trừ HCV tự nhiên p Có (n=51) Không (n=108) Đường huyết 7 0 (0,0) 6 (100) 0,18 b Triglycerid >1,7 21 (32,3) 44 (67,7) 0,96 c Cholesterol >5,2 6 (37,5) 10 (62,5) 0,62 c AST >40 15 (21,4) 55 (78,6) 0,01 c ALT >40 17 (25,8) 49 (74,2) 0,15 c TCD4 <350 42 (31,3) 92 (68,7) 0,65 c Mức độ xơ hoá gan F 2-4 6 (24,0) 19 (76,0) 0,35 c b: Fisher’s Exact Testc: 2 Test Bảng 8. Ảnh hưởng của nồng độ siêu vi HBV, HIV đối với việc thải trừ HCV tự nhiên (n = 159) Đặc điểm Thải trừ HCV tự nhiên p Có (n=51) Không (n=108) HBVDNA > 10 5 12 (57,1) 9 (42,9) 0,007 c HIVRNA > 10 3 33 (28,9) 81 (71,1) 0,18 c c: 2 Test Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thải trừ HCV tự nhiên Bảng 9. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến thải trừ HCV tự nhiên: Đặc điểm p OR (KTC 95%) Có đồng nhiễm HBV 0,00 4,66 (2,0-10,7) HBV DNA>10 5 cps/ml 0,43 0,64 (0,21-1,97) AST 40 U/L 0,01 2,67 (1,21-5,89) Chỉ có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự thải trừ HCV RNA: AST thấp và có đồng nhiễm HBV. BÀN LUẬN Giới tính Trong dân số nghiên cứu, nam giới chiếm ưu thế (91,8) (Bảng 1), tương tự với nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai của tác giả V.T.T.Vân năm 2009-2011 (94,6%) (14), nhưng cao hơn so với các nghiên cứu tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới của tác giả P.V.Thọ và cs năm 2011 (74,7%)(8). Sự chênh lệch về tỉ lệ nam giới này có thể có thể liên quan đến đường lây nhiễm HIV: có 78,6% dân số nhiễm HIV liên quan đến đường tiêm chích ma tuý (Bảng 2), là đường lây thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, và cũng chính là đường lây dễ gặp ở bệnh nhân nhiễm HCV, trong khi trong nghiên cứu của tác giả P.V.Thọ và H.V.Hùng, tỉ lệ bệnh nhân liên quan đến tiêm chích ma tuý lần lượt là 40,8% và 44,8%(2,8). Chúng tôi không thấy sự khác biệt về giới tính đối với thải trừ HCV tự nhiên (Bảng 6). Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả của tác giả Busch MP và cs khi nghiên cứu trên những người hiến máu(1), của tác giả Zhang M và cs khi nghiên cứu trên những bệnh nhân bị bệnh máu khó đông(15) và đặc biệt của tác giả Soriano và cs khi nghiên cứu về thải trừ HCV tự nhiên ở những người nhiễm HIV có anti HCV (+)(12). Tuổi Tuổi trung vị của mẫu nghiên cứu là 34 tuổi, tuổi lớn nhất là 50 và tuổi nhỏ nhất là 22 (Bảng 1). Tuổi trung vị này tương tự như mẫu nghiên cứu tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới năm 2011(8), nghiên cứu tại Hà Nội của tác giả N.T.Hoà(7) và của tác giả Soriano và cs(12). Trung vị tuổi không Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 40 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm thải trừ và không thải trừ HCV tự nhiên (Bảng 6). Kết quả này tương tự với nghiên cứu trên dân số Trung Quốc không đồng nhiễm HIV vào năm 2014 của tác giả Fei Kong và cs, nghiên cứu vào năm 2004 của tác giả Piasecki BA và cs về vấn đề thải trừ HCV tự nhiên trên dân số Mỹ và của tác giả Soriano và cs năm 2008(3,9,12). BMI 145 bệnh nhân (91,2%) có thể trạng từ gầy đến trung bình (Bảng 1) do bệnh lý HIV đã tiến đến giai đoạn nặng (39% đã vào giai đoạn lâm sàng III hoặc IV, và 56,6% có TCD4 <200 khi được tuyển vào nghiên cứu (Bảng 2). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm BMI ≥23 với BMI <23 đối với tự thải trừ HCV (Bảng 6). Độ uống rượu Mức độ uống rượu không liên đến thải trừ HCV tự nhiên (32,7% so với 31,0%) (Bảng 6). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Fei Kong và cs(3). Tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội Khoảng 41% bị nhiễm trùng cơ hội và trong số này, các bệnh lý liên quan đến Lao chiếm tỉ lệ đến 69,2%, riêng lao phổi chiếm 57,8% (Bảng 2). Nhiễm nấm (Nấm miệng, nấm toàn thân) và các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác (Herpes môi, Zona, Viêm não do Toxoplasma gondii) chiếm tỉ lệ thấp hơn. Có 6 bệnh nhân mắc từ 2 bệnh nhiễm trùng cơ hội trở lên (chiếm 9,2%). Không có sự liên quan giữa tình trạng mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội và việc thải trừ HCV (Bảng 6). Số lượng tế bào TCD4 và tải lượng HIV RNA 148 bệnh nhân (93,1%) có số lượng TCD4 dưới 500/mm3 và 56,6% bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng với TCD4 < 200/mm3 (Bảng 2). Tải lượng siêu vi HIV RNA khá cao, trên 103 cps/ml với trung vị là 6,4.104 cps/ml. 114 (71,7%) bệnh nhân có tải lượng HIV RNA trên 103 cps/ml (Bảng 2). Có 37 bệnh nhân (23,3%) không phát hiện HIV RNA trong máu. Những bệnh nhân này đã được điều trị theo phác đồ bậc 1 cũ trước khi vào nghiên cứu. Khi phân tích, chúng tôi không thấy có sự liên quan giữa HIV RNA và số lượng tế bào TCD4 với sự đào thải HCV tự nhiên (Bảng 7 và 8) Đồng nhiễm HBV 37,1% bệnh nhân có đồng nhiễm HBV (Bảng3). Khi tiến hành phân tích đơn biến và đa biến, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan giữa đồng nhiễm HBV đối với thải trừ HCV tự nhiên (Bảng 6, Bảng 8 và Bảng 9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, đồng nhiễm HBV làm tăng khả năng thải trừ HCV tự nhiên (54,2%) so với 19% ở nhóm bệnh nhân không nhiễm HBV: OR=4,66; KTC 95% 2,0–10,7, p=0,00). Kết luận về mối liên quan này của chúng tôi tương tự với kết quả của tác giả Fei Kong trên dân số Trung Quốc không nhiễm HIV (OR=5,51; KTC 95% 2,43-12,52; p <0,001)(3), và cũng tương tự kết quả của tác giả Soriano (43% so với 21%; aOR=2,91; KTC 95% 1,94-4,38)(12) và một số nghiên cứu khác(9,13). Mối liên này có thể giải thích do hiện tượng ức chế qua lại sự nhân lên của siêu vi(10,11) hoặc gián tiếp qua trung gian miễn dịch do việc tăng biểu hiện của interferon-γ và TNF-α của các tế bào viêm của cơ thể để đáp ứng lại việc đồng nhiễm thêm 1 loại siêu vi viêm gan(4). Đặc điểm về chuyển hoá Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trị số đường huyết, triglyceride và cholesterol với thải trừ HCV tự nhiên (Bảng 7). Đặc điểm về mức độ tổn thương gan Khi tiến hành phân tích đơn biến và đa biến, chúng tôi nhận thấy ALT và mức độ xơ hoá gan không liên quan đến thải trừ HCV tự nhiên, tuy nhiên lại có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trị số của AST và tự đào thải HCV (Bảng 7 và bảng 9). Nhóm bệnh nhân không tăng AST có tỉ lệ thải trừ HCV cao hơn nhóm có tăng AST (40,4% so với 21,4%; p=0,01; OR=2,67; KTC 95% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Bệnh Nhiễm 41 1,21-5,89). Chúng tôi nghĩ rằng bản chất giảm AST không giúp cho việc thải trừ HCV dễ dàng hơn mà là do ở những bệnh nhân đã tự đào thải HCV, gan giảm đi được một áp lực gây tổn thương, thế nên AST giảm một cách có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân không còn tồn tại HCV RNA trong máu. KẾT LUẬN Qua khảo sát 159 bệnh nhân đồng nhiễm HIV-HCV tại các phòng khám HIV ngoại trú, chúng tôi đã rút ra được những nhận xét như sau: Có 51 bệnh nhân có thải trừ tự nhiên HCV: tỉ lệ này là 32,1%. Các yếu tố liên quan đến thải trừ HCV tự nhiên ở bệnh nhân đồng nhiễm HCV-HIV: Đồng nhiễm HBV làm tăng khả năng thải trừ HCV tự nhiên (54,2% so với 19%; OR=4,66; KTC 95% 2,0-10,7, p=0,00). Nhóm bệnh nhân không tăng AST có tỉ lệ thải trừ HCV cao hơn nhóm có tăng AST (40,4% so với 21,4%; OR=2,67; KTC 95% 1,21-5,89; p=0,01). Với những kết luận trên, chúng tôi nghĩ rằng đối với những trường hợp đồng nhiễm HCV-HBV trên cơ địa HIV cần xem xét khả năng thải trừ VG C tự nhiên trước khi điều trị. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Busch MP, Glynn SA, Stramer SL, Orland J, Murphy EL, et al (2006), "Correlates of hepatitis C virus (HCV) RNA negativity among HCV-seropositive blood donors".Transfusion,46(3), pp. 469-75. 2. Hoàng Vũ Hùng, Trần Viết Tiến (2013), "Nghiên cứu tỷ lệ đồng nhiễm và kiểu gen HCV ở bệnh nhân nhiễm HIV".Tạp chí Y - Dược học Quân sự,38(4), pp. 74-77. 3. Kong Fei, Pan Yu, Chi Xiumei, Wang Xiaomei, Chen Linjiao, et al (2014), "Factors Associated with Spontaneous Clearance of Hepatitis C Virus in Chinese Population".BioMed Research International,2014, pp. 6. 4. Liaw YF, Yeh CT,Tsai SL (2000), "Impact of acute hepatitis B virus superinfection on chronic hepatitis C virus infection".Am J Gastroenterol,95(10), pp. 2978-80. 5. Marine-Barjoan E, Saint-Paul MC, Pradier C, Chaillou S, Anty R, et al (2004), "Impact of antiretroviral treatment on progression of hepatic fibrosis in HIV/hepatitis C virus co- infected patients".Aids,18(16), pp. 2163-70. 6. Matthews G. V, Dore G. J (2008), "HIV and hepatitis C coinfection".J Gastroenterol Hepatol,23(7 Pt 1), pp. 1000-8. 7. Nguyễn Tiến Hoà (2012), "Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, 2008 - 2010", Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. 8. Phan Vĩnh Thọ, Võ Thị Mỹ Dung, Võ Minh Quang, Võ Xuân Huy,Cao Ngọc Nga (2010), "Đồng nhiễm HBV, HCV ở bệnh nhân nhiễm HIV tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới".Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh,14, pp. 467. 9. Piasecki BA, Lewis JD, Reddy KR, Bellamy SL, Porter SB, et al (2004), "Influence of alcohol use, race, and viral coinfections on spontaneous HCV clearance in a US veteran population".Hepatology,40(4), pp. 892-9. 10. Sagnelli E, Coppola N, Scolastico C, Filippini P, Santantonio T, et al (2000), "Virologic and clinical expressions of reciprocal inhibitory effect of hepatitis B, C, and delta viruses in patients with chronic hepatitis".Hepatology,32(5), pp. 1106-10. 11. Saravanan S, Velu V, Nandakumar S, Madhavan V, Shanmugasundaram U, et al (2009), "Hepatitis B virus and hepatitis C virus dual infection among patients with chronic liver disease".J Microbiol Immunol Infect,42(2), pp. 122-8. 12. Soriano V, Mocroft A, Rockstroh J, Ledergerber B, Knysz B, et al (2008), "Spontaneous viral clearance, viral load, and genotype distribution of hepatitis C virus (HCV) in HIV- infected patients with anti-HCV antibodies in Europe".J Infect Dis,198(9), pp. 1337-44. 13. van den Berg CH, Grady BP, Schinkel J, van de Laar T, Molenkamp R, et al (2011), "Female sex and IL28B, a synergism for spontaneous viral clearance in hepatitis C virus (HCV) seroconverters from a community-based cohort".PLoS One,6(11), pp. e27555. 14. Vũ Thị Tường Vân, Đoàn Mai Phương (2011), "Nghiên cứu tình hình đồng nhiễm virus Viêm gan C ở bệnh nhân HIV dương tính tại bệnh viện Bạch Mai (2009-2010)".Y học lâm sàng,62, pp. 34-39. 15. Zhang M, Rosenberg PS, Brown DL, Preiss L, Konkle BA, et al (2006), "Correlates of spontaneous clearance of hepatitis C virus among people with hemophilia".Blood,107(3), pp. 892-7. Ngày nhận bài báo: 29/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhiem_sieu_vi_viem_gan_c_o_benh_nhan_hivaids_tai_cac_phong_k.pdf
Tài liệu liên quan